Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng túi ni lông của người nội trợ tại thị trấn bích động, huyện việt yên, tỉnh bắc giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH HẰNG

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG CỦA NGƯỜI
NỘI TRỢ TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH HẰNG

H
P


KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG CỦA NGƯỜI
NỘI TRỢ TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH

HÀ NỘI, 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý và Đào tạo, các
phòng chức năng trường Đại học Y tế Công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi học tập để có thể hồn thành tốt luận văn này.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng tới giảng viên hướng
dẫn đã tận tình hướng dẫn khoa học và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Việt Yên
cùng toàn thể cán bộ viên chức người lao động trong đơn vị đã động viên và tạo mọi

H

P

điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập.

Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình cùng tồn thể anh em, bạn bè
luôn động viên và là nguồn động viên to lớn giúp tơi hồn thành luận văn này!
Hà Nội, tháng 10 năm 2020

H

U


ii
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3

H
P

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Một số thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu ..................................4
1.1.1. Định nghĩa về túi ni lông ...........................................................................4
1.1.2. Phân loại túi ni lơng ..................................................................................4


U

1.1.3. Đặc tính của túi ni lơng .............................................................................4
1.1.4. Tình hình tiêu thụ túi ni lông trên thế giới và Việt Nam ..........................5

H

1.1.6.Xử lý rác thải túi ni lơng ...........................................................................7
1.1.7. Một số chính sách về giảm thiểu chất thải nhựa và túi ni lông ................8
1.2. Kiến thức và thực hành về sử dụng túi ni lông ...........................................9
1.2.1. Kiến thức về sử dụng túi ni lông ...............................................................9
1.2.2. Thực hành về sử dụng túi ni lông...........................................................10
1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng túi ni lông ....................12
1.3. Thông tin về địa bàn nghiên cứu và khung lý thuyết ................................12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................15


iii
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................15
2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................15
2.4. Cỡ mẫu ......................................................................................................15
2.5. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................16
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu .................................................17
2.7. Các biến số nghiên cứu..............................................................................18
2.8. Các khái niệm thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...........................................19
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................20

H

P

2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .....................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................22
3.2. Thực trạng kiến thức về sử dụng túi ni lông của người nội trợ .................25

U

3.3. Thực trạng thực hành sử dụng túi ni lông của người nội trợ .....................29
3.4. Một số yếu tố liên quan với thực hành sử dụng túi ni lông của người nội
trợ ..........................................................................................................................36

H

3.5. Phân tích đa biến .......................................................................................42
Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................44
4.1. Kiến thức về sử dụng túi ni lông ...............................................................44
4.2. Thực hành sử dụng túi ni lông ...................................................................47
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng túi ni lông ......................51
4.4. Hạn chế nghiên cứu ...................................................................................54
KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58


iv
PHỤ LỤC .........................................................................................................61
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn đối tượng hộ gia đình ..........................................61
Phụ lục 2: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu người nội trợ ...............................73

Phụ lục 3: Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành của đối tượng ..............75
nghiên cứu ........................................................................................................75
Phụ lục 4: Bảng biến số nghiên cứu .................................................................80

H
P

H

U


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HDPE

Polyethylene mật độ phân tử cao

HGĐ

Hộ gia đình

LPDE

Polyethylene mật độ phân tử thấp


PVS

Phỏng vấn sâu

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

H
P

H

U


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học...........................................................................22
Bảng 3.2. Quy mơ hộ gia đình và thu nhập bình qn đầu người/tháng ..................23
Bảng 3.3. Thực trạng tiếp cận thông tin về sử dụng túi ni lông ................................24
Bảng 3.4. Kiến thức về nguồn gốc, đặc tính của túi ni lơng ....................................25
Bảng 3.5. Kiến thức về sự phân hủy của túi ni lơng ................................................26
Bảng 3.6. Loại hàng hóa khơng nên sử dụng túi ni lông để chứa đựng trực tiếp .....26


H
P

Bảng 3.7. Nguyên nhân tạo ra nhiều khói bụi khi xử lý túi ni lông đã qua sử dụng ........27
Bảng 3.8. Nguyên nhân sử dụng túi ni lông gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe ...27
Bảng 3.9. Tác hại của việcthải bỏ túi ni lông bừa bãi ...............................................27
Bảng 3.10. Lợi ích của việc giảm sử dụng túi ni lông ..............................................28

U

Bảng 3.11. Kiến thức chung về sử dụng túi ni lông ..................................................28
Bảng 3.12. Số túi ni lông được sử dụng trong ngày..................................................29

H

Bảng 3.13. Tỷ lệ tái sử dụng túi ni lông ....................................................................29
Bảng 3.14. Số lượng túi ni lông sử dụng trong lần đi chợ hoặc siêu thị gần đây nhất
...................................................................................................................................30
Bảng 3.15. Tỷ lệ người nội trợ có phân loại túi ni lông đã qua sử dụng ..................30
Bảng 3.16. Phân loại túi ni lông của người nội trợ ...................................................31
Bảng 3.17. Tỷ lệ người nội trợ mua thêm túi ni lông ...............................................33
Bảng 3.18. Mục đích mua thêm túi ni lơng sử dụng của người nội trợ ....................33
Bảng 3.19. Những biện pháp hạn chế sử dụng túi ni lông ........................................34
Bảng 3.20. Thực trạng môi trường xung quanh hộ gia đình .....................................35
Bảng 3.21. Thực hành chung về sử dụng túi ni lông ................................................36


vii
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thực hành sử dụng túi ni lông ...........36

Bảng 3.23 . Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành sử dụng túi ni lông......36
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành sử dụng túi ni lông ........37
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thông tin hộ gia đình và thực hành sử dụng túi ni lơng.....38
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa có kiến thức và thực hành sử dụng túi ni lông ........38
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa quan điểm về việc cấm sử dụng túi ni lông và thực
hành sử dụng túi ni lông ............................................................................................40
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa biết về các chính sách triển khai về túi ni lông và

H
P

thực hành sử dụng túi ni lông ....................................................................................40
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin về sử dụng túi ni lông và thực
hành sử dụng túi ni lông ............................................................................................41
Bảng 3.30. Hồi quy Logistic các yếu tố liên quan tới thực hành sử dụng túi ni lông ......42

H

U


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1. Thực trạng về quan điểm cấm sử dụng túi ni lông và các loại túi thay
thế việc sử dụng túi ni lông .......................................................................................24
Biểu đồ 3. 2. Biện pháp xử lý túi ni lông thải bỏ ......................................................32
Biểu đồ 3. 3. Tự đánh giá nhu cầu sử dụng túi ni lông .............................................34

H

P

H

U


ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, sử dụng túi ni lông đang là vấn đề được xã hội đặc biệt
quan tâm trong mục tiêu hướng đến giảm thiểu sử dụng chất thải nhựa. Theo khảo
sát sơ bộ trên địa bàn thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 100% các
cơ sở kinh doanh đều sử dụng túi ni lông trong hoạt động mua sắm, trao đổi hàng
hóa. Nghiên cứu “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến việc sử
dụng túi ni lông của người nội trợ tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang năm 2020” được tiến hành từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2020 tại thị
trấn Bích Động nhằm mơ tả kiến thức, thực hành của người nội trợ về sử dụng túi ni
lông và xác định một số yếu tố liên quan đến việc thực hành sử dụng túi ni lông của

H
P

người nội trợ.

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp định lượng
và định tính. Nghiên cứu định tính được tiến hành sau nghiên cứu định lượng nhằm
phân tích làm rõ và bổ sung thêm kết quả cho nghiên cứu định lượng bao gồm
những yếu tố ảnh hưởng đến thực hành sử dụng túi ni lông, quan điểm trong việc

U


thực hành hạn chế sử dụng túi ni lơng. Sau khi thực hiện phân tích sơ bộ số liệu
định lượng chọn ra các đối tượng có kiến thức, thực hành đạt và khơng đạt cho
nghiên cứu định tính. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng bao gồm 322 đối tượng. Cỡ

H

mẫu nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn sâu 06 đối tượng trong đó 03 đối
tượng có thực hành đạt và 03 đối tượng có thực hành không đạt. Phương pháp thu
thập số liệu dựa trên bộ phiếu phỏng vấn có cấu trúc được thiết kế sẵn và bản hướng
dẫn phỏng vấn sâu người nội trợ. Phương pháp phân tích số liệu sử dụng phần mềm
SPSS16.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 18 - 67
tuổi, tỷ lệ nữ chiếm 99,4%, trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm 52,5%, tỷ lệ
đối tượng có nghề nghiệp là cán bộ viên chức chiếm 32,9%. Tỷ lệ người nội trợ có
kiến thức chung đạt về sử dụng túi ni lơng chiếm 59%. Tỷ lệ người nội trợ có thực
hành đạt về sử dụng túi ni lông thấp chiếm 47,5%. Một số yếu tố liên quan đến việc


x
sử dụng túi ni lơng bao gồm: những người có trình độ học vấn trung cấp trở xuống,
có kiến thức chung khơng đạt và những người chưa từng tìm hiểu thông tin.
Để nâng cao kiến thức, thực hành về sử dụng túi ni lông cần tăng cường
truyền thông, cung cấp kiến thức đúng cho những người nội trợ từ đó làm thay đổi
hành vi sử dụng túi ni lông của người nội trợ. Những người nội trợ cần thường
xuyên tái sử dụng túi ni lông và hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông, chỉ sử dụng
túi ni lông khi thật sự cần thiết. Đối với UBND thị trấn Bích Động cần thống nhất
được quy trình thu gom và xử lý rác thải ni lông cũng như rác thải sinh hoạt trên địa
bàn. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “ Nói khơng với bao bì ni lơng và sản phẩm
nhựa dùng một lần”, nghiêm túc thực hiện cam kết khơng sử dụng bao bì ni lơng,


H
P

thực hiện thu gom, phân loại các sản phẩm ni lông đã qua sử dụng.

H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Túi ni lông được chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1960, được sử dụng
đầu tiên tại các siêu thị ở Mỹ vào năm 1977 và bắt đầu được sử dụng phổ biến tại
các hệ thống bán lẻ trên thế giới thay thế các loại túi giấy vào những năm1980(1).
Túi ni lông được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ do đó q
trình phân hủy diễn ra rất chậm. Đến nay chưa xác định chính xác thời gian phân
hủy của túi ni lơng các nhà khoa học và giới sản xuất đều đồng ý q trình phân hủy
túi ni lơng trong điều kiện tự nhiên có thể mất đến 1000 năm(1).
Trên thế giới mỗi năm sản xuất ra hơn 400 triệu tấn nhựa, trong đó đa số là túi
ni lơng. Mỗi năm có khoảng từ 1 đến 5 nghìn tỷ túi ni lơng được tiêu thụ trên phạm

H
P

vi toàn cầu, tương ứng với việc cứ mỗi phút trôi qua, thế giới tiêu thụ gần 10 triệu
túi ni lông. Nếu việc tiêu thụ các sản phẩm từ nhựa tiếp tục diễn biến như hiện nay,
cũng như công tác quản lý chất thải không được cải thiện, cho tới năm 2050, ước
tính sẽ có khoảng 12 tỷ tấn rác thải nhựa tại các bãi chôn lấp và trong mơi trường tự

nhiên, trong đó đáng chú ý có đến một nửa được thải ra từ các quốc gia châu Á(2).

U

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài ngun và Mơi trường mỗi hộ gia
đình Việt Nam thường sử dụng 5-7 túi ni lông/một ngày. Chỉ riêng 2 thành phố lớn
là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra mơi trường khoảng 80 tấn nhựa

H

và túi ni lơng(3). Số lượng bao bì nhựa và túi ni lông sử dụng ngày càng gia tăng ở
Việt Nam dẫn đến lượng thải bỏ tăng dần theo từng năm trong khi tỷ lệ chất thải
bao bì và túi ni lông không được tái sử dụng, phải chôn lấp chiếm khoảng từ 5 - 8%,
tương đương với khoảng 2,5 triệu tấn/năm(4).
Với những ưu điểm về tính tiện dụng, nhẹ, bền chắc, túi ni lông hiện đang
được sử dụng rộng rãi và quá mức cần thiết. Theo một nghiên cứu tại Guwahati Ấn
Độ năm 2017 có tới 86% người dân hiện đang sử dụng túi ni lông trong các hoạt
động mua sắm hàng hóa(5). Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Chu Huyền
Xiêm được thực hiện tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội trung bình
mỗi hộ gia đình sử dụng 9,07 túi/ngày, nhiều nhất là 18 túi và ít nhất là 1 túi(6).
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại khu nhà trọ gần bệnh viện SUM của thành


2
phố Bhubaneswar thuộc bang Odisha ở miền Đông Ấn Độ kết quả có đến 50% phụ
nữ độ tuổi 18-25 ln luôn sử dụng túi ni lông để mua sắm thực phẩm (7).
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra số lượng túi ni lông sử dụng là rất lớn, trong
khi đó chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể nào trong việc sử dụng túi ni lông. Sử
dụng quá mức gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa túi ni lơng vơ cùng khó
phân hủy. Khi đốt túi ni lơng phát sinh nhiều khí độc hại, và khi thải bỏ bừa bãi ra

môi trường gây tắc nghẽn cống rãnh, mất mỹ quan đô thị, là tác nhân lan truyền ô
nhiễm và nguồn bệnh(1). Từ những ảnh hưởng của túi ni lông đến môi trường sẽ
kéo theo ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Chính vì vậy, giảm thiểu sử dụng rác
thải nhựa đặc biệt là túi ni lông đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Giảm sử

H
P

dụng túi ni lông hướng đến giảm thiểu chất thải nhựa, giảm gánh nặng chất thải khó
phân hủy lên mơi trường, tạo mơi trường xanh – sạch – đẹp. Từ đó mơi trường sống
được cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.

Thị trấn Bích Động là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội tại huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang. Là nơi tập trung đông dân cư đa dạng các ngành nghề. Theo khảo

U

sát sơ bộ tại các hầu hết cửa hàng, chợ trên địa bàn đều sử dụng túi ni lơng như một
món đồ cần thiết trong q trình mua bán sản phẩm. Hơn thế, tại thị trấn Bích Động,
huyện Việt Yên chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thực hành của người nội trợ

H

về việc sử dụng túi ni lơng. Chính vì vậy tơi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thực
hành và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng túi ni lông của người nội trợ tại
thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2020” nhằm tìm hiểu về
thực trạng sử dụng túi ni lông của người nội trợ nhằm cung cấp các thông tin về
mức độ sử dụng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng túi ni lơng của nhóm
đối tượng này, từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về việc sử dụng túi ni lông của
người nội trợ và đưa ra những khuyến nghị nhằm làm giảm mức độ sử dụng túi ni

lông hàng ngày của người nội trợ. Hướng tới thực hiện giảm thiểu sử dụng rác thải
nhựa.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành sử dụng túi ni lông của người nội trợ tại thị trấn
Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng túi ni lông của người nội
trợ tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2020.

H
P

H

U


4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1. Định nghĩa về túi ni lông
Túi ni lông (hay túi xốp) là từ thơng dụng được dùng để chỉ loại bao bì nhựa
mỏng có quai xách thường được dùng để chứa đựng hàng hóa. Túi ni lơng được sản
xuất từ nhựa polyethylene là nhựa nhiệt dẻo được sử dụng phổ biến trên thế giới,
được tạo ra từ phản ứng trùng hợp khí ethylene (một sản phẩm từ quá trình cracking
dầu mỏ) nguồn gốc từ dầu mỏ và do đó q trình tự phân hủy của nó diễn ra rất
chậm(1).


H
P

Năm 1965, Cơng ty Celloplast của Thụy Điển đưa ra thiết kế mẫu túi được
xem là nguồn gốc của các loại túi ni lông hiện nay. Đến cuối những năm 1970, túi
ni lông bắt đầu được sử dụng tại các cửa hàng bán lẻ (ở Mỹ) và trở nên phổ biến tại
các hệ thống bán lẻ trên thế giới, thay thế các loại túi giấy vào những năm 1980(8).
1.1.2. Phân loại túi ni lông

U

Túi ni lông được sản xuất từ nhựa HDPE (high density polyethylene
resin),LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density
polyethylen resin)được xem là an tồn, khơng độc(9).

H

HDPE: túi polyethylene tỷ trọng cao hay cịn gọi túi xốp mỏng, khơng dán
nhãn, thường dùng trong các siêu thị, cửa hàng thức ăn nhanh và đại lý sản xuất(9).
LDPE: là những túi dày hơn, có dán nhãn dùng trong cửa hàng bán những sản
phẩm chất lượng cao(9).

1.1.3. Đặc tính của túi ni lơng

Nhờ những đặc tính của nhựa Polyethylene, túi ni lơng có những ưu điểm
khiến chúng được sử dụng ngày càng phổ biến: trong suốt, mềm dẻo, trơ; Chống
thấm nước và hơi nước tốt; Mỏng nhưng có khả năng chịu lực tốt (trên cân nặng);
Chịu được dao động nhiệt độ cao (trong thời gian ngắn).
HDPE thường dùng để sản xuất túi ni lơng có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức

trung bình, độ mềm dẻo kém, độ cứng nhất định, dễ gập nếp, tạo ra tiếng động sột


5
soạt rõ ràng khi cọ xát. Túi HDPE thường là túi đựng rác, túi ni lông đựng hàng
chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ(9).
Túi ni lông làm màng LDPE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi xốp
HDPE. Túi LDPE thường gặp các loại túi PE khổ lớn dùng để đựng hàng hóa có
trọng lượng tương đối thường in quảng cáo sản phẩm, in logo, thương hiệu cho các
doanh nghiệp(9).
1.1.4. Tình hình tiêu thụ túi ni lông trên thế giới và Việt Nam
Theo công bố của Liên hợp quốc, trên thế giới trung bình sử dụng khoảng 500
tỷ túi ni lơng và mỗi phút có 1triệu chai nhựa được sử dụng, trong đó có ít nhất 13
triệu tấn rác thải nhựa và ni lông bị đẩy vào đại dương. Lượng rác thải nhựa và túi

H
P

ni lông chiếm khoảng 10% tổng lượng rác thải do con người tạo ra(10).
Tại Châu Âu, khoảng 100 tỷ túi ni lông được tiêu thụ một năm. Trung bình
một người dân sử dụng 200 túi một năm(11).Tại YeMen, theo một nghiên cứu về
ảnh hưởng của túi ni lông đến môi trường năm 2014 mức tiêu thụ chính là các túi
nhỏ dày khoảng 15 và dùng đóng hàng tiêu dùng với trọng lượng 1000gram(12). Ở

U

New Zealand năm 2018 ước tính 154 túi/người/năm túi nhựa sử dụng một lần cho
việc đi siêu thị, chiếm khoảng 0,01% trọng lượng của tổng lượng chất thải tại các
bãi chơn lấp có tính thuế(13).Tại Jordan khoảng 3 tỷ túi ni lơng được tiêu thụ mỗi


H

năm tính ra trung bình một người sử dụng khoảng 500 túi ni lơng(14).
Tại Singapore ước tính một lần đi siêu thị một gia đình thường sử dụng từ 2-4
túi ni lơng và 820 triệu túi ni lông được sử dụng trong các siêu thị hàng năm(15).
Tại Việt Nam, theo khảo sát của Cục Kiểm sốt ơ nhiễm (TCMT) năm 2011
đối với 263 người sinh sống tại 5 tỉnh thành phố đại diện cho 3 vùng miền cho thấy
gần 50% số hộ sử dụng hơn 8 bao bì ni lơng/ngày; 35,1% số hộ sử dụng trên 10 bao
bì. Tính trung bình 223 bao bì/tháng, tương đương với 1kg bao bì ni lơng/tháng
trong đó đến 98,7% bao bì ni lơng khó phân hủy(16).
1.1.5. Ảnh hưởng của túi ni lông đến môi trường và sức khỏe
1.1.5.1. Ảnh hưởng tới môi trường
Các vấn đề môi trường liên quan đến túi ni lông bắt nguồn từ việc sử dụng quá
mức cần thiết và thải bỏ bừa bãi túi ni lông. Việc thải bỏ bừa bãi túi ni lông gây ra


6
nhiều vấn đề môi trường: Túi ni lôngvương vãi khắp nơi làm xấu cảnh quan, mất
mỹ quan đơthị(1); Tích tụ trên mặt đất hoặc khi bị vùi lấp trong đất, túi ni lơng gây
thối hóa đất do cản trở q trình lưu thơng tự nhiên của nước và khơng khí vào đất,
cản trở sự phát triển của hệ thực vật, dẫn đến xói mịn; làm thay đổi tính chất vật lý
của đất, đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng
đến sinh trưởng cây trồng(1, 8, 9).
Đối với môi trường biển, Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các nước
được đánh giá có lượng chất thải nhựa ra biển cao nhất khoảng 0,28-0,73 triệu
tấn/năm sau Trung Quốc, Indonesia, Philipines(17).Tác hại của rác thải nhựa đối
với hơn 660 loài đã được ghi nhận dưới dạng vướng phải và ăn phải. Các loài chịu

H
P


ảnh hưởng bao gồm từ lời nhỏ nhất như động vật phiêu sinh đến loài lớn nhất như
cá voi gồm cả những loài cá là thức ăn phổ biến của con người(18).
Các hóa chất độc hại có trong nước biển (bao gồm PCBs và DDTs) có thể
được các mảnh chất thải nhựa hấp phụ với nồng độ (trong nhựa) cao hơn nồng độ
có trong nước biển đến 1 triệu lần. Khi sinh vật biển ăn phải gây ra ảnh hưởng xấu

U

về sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong(19).
1.1.5.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Do ảnh hưởng từ túi ni lông đến môi trường đất và nước bị ô nhiễm sẽ ảnh

H

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người vì trong rác thải nhựa, túi ni
lơng cịn có các kim loại nặng phụ gia tạo màu và các chất hóa học độc hại.Việc tự
ý đốt chất thải sinh hoạt (trong đó có chất thải nhựa, túi ni lơng) tại nhà rất nguy
hiểm. Túi ni lông đốt cùng chất thải sinh hoạt trong điều kiện hở, khơng kiểm sốt ở
nhiệt độ thấp sẽ tạo ra khói đen kèm các chất gây ô nhiễm độc hại như các chất hữu
cơ dễ bay hơi (VOCs), semi-VOC, bụi lơ lửng, bụi kim loại nặng, các hydro-carbon
đa vịng (PAHs), furans và dioxins và có khả năng phát tán hàng ngàn km, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiếp xúc. Tiếp xúc trực tiếp, các chất ô
nhiễm làm tăng nguy cơ bị các bệnh về hô hấp, tim mạch, thần kinh, gan, thận ảnh
hưởng đến cơ quan sinh sản và phát triển. Chất ô nhiễm độc hại tồn lưu lâu trong
mơi trường, có xu hướng tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn và qua đó ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe sinh vật và con người(8).



7
Q trình sản xuất/ tái chế túi ni lơng có thể sử dụng phụ gia, mực in, chất hóa
dẻo, kim loại nặng, phẩm màu(9, 20). Không nên khi sử dụng túi ni lông để trực
tiếp thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm dạng lỏng, nóng, thực phẩm lên men
các chất độc này có thể thơi nhiễm vào thức ăn gây nguy hiểm cho người sử
dụng(9).
1.1.6.Xử lý rác thải túi ni lông
Hiện nay vấn đề xử lý rác thải túi ni lông đang là một câu hỏi lớn được đặt ra
và chưa có giải pháp chung có hiệu quả để giải quyết vấn đề này.
1.1.6.1.Tái sử dụng
Tại Việt Nam theo đề án tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm do sử dụng túi ni

H
P

lơng khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 mục tiêu đến năm 2020 thu gom
và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lơng khó phân hủy phát sinh trong
sinh hoạt(21). Tái sử dụng là bước tiến của tái chế, giúp giảm áp lực lên hoạt động
tái chế chất thải. Làm giảm nguồn năng lượng cần thiết trong sản xuất nhựa từ đó
làm giảm ảnh hưởng tác động đến mơi trường(22).

U

1.1.6.2. Tái chế

Túi ni lơng là vật liệu có thể tái chế lạituy nhiên thường bị thải bỏ ngay sau khi
sử dụng. Tỷ lệ tái chế túi ni lông thấp do ni lơng được làm từ nhiều loại nhựa khác

H


nhau có đặc tính riêng biệt. Hoạt động tái chế túi ni lơng thành nhựa khơng mang lại
nhiều hiệu quả vì mỗi túi ni lơng có khối lượng rất nhỏ, phải cần rất nhiều túi ni
lơng mới được một ít ngun liệu nhựa(23). Lĩnh vực tái chế chất thải nhựa ở Việt
Nam chưa phát triển, một số nhà máy tái chế nhựa có quy mơ trung bình đặt rải rác
ở một vài địa phương, hầu hết các cơ sở cịn lại đều có quy mô nhỏ, công nghệ thô
sơ, lạc hậu chủ yếu tập trung tại các làng nghề nên hiệu quả thấp, giá thành rẻ, chất
lường không cao(20).
1.1.6.3. Đốt
Một bộ phận không nhỏ những gia đình nơng thơn ở Việt Nam đang dùng
cách đốt các túi ni lông đã qua sử dụng do hoạt động thu gom, xử lý rác thải vẫn
theo hướng tự xử lý tại mỗi hộ gia đình (HGĐ). Theo kết quả nghiên cứu tại


8
Rajshahi Division tại Bangladesh khi đốt túi ni lông tạo ra các khí hydrogen cyanide
và những khí độc khác gây ơ nhiễm khơng khí(23).
1.1.6.4. Chơn lấp
Túi ni lơng rất khó phân hủy nên cách xử lýchôn lấp không phải là một giải
pháp hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay giải pháp chôn lấp đang được sử dụng phổ biến
tại nhiều quốc gia trên thế giới. Là phương pháp đơn giản do đặc điểm là lưu giữ
chất thải trong một bãi và phủ đất lên. Chất thải rắn được chôn lấp nhờ quá trình
phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh
dưỡng như, nitơ, axit hữu cơ,các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4(24).
1.1.7. Một số chính sách về giảm thiểu chất thải nhựa và túi ni lông

H
P

Thấy được vấn đề nghiêm trọng của việc sử dụng quá mức túi ni lông đối với
môi trường và sức khỏe nhiều quốc gia trên thế giới từlâu đã có chính sách nhằm

kiểm sốt việc sử dụng túi ni lơng.

Tại Châu Âu nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm sử dụng túi ni lông như: Italy
(2011), Thụy Sĩ (2012); một số quốc gia tính thuế sử dụng túi ni lơng: Belgium

U

(2003), Bulgaria (2011), một số quốc gia tính phí sử dụng túi ni lông: Anh (2015),
Luxembourg (2009)...(25). Tại Đan Mạch, Luật thuế túi ni lông được ban hành năm
1993. Luật quy định các nhà sản xuất túi ni lông phải trả thuế dựa trên khối lượng

H

túi. Luật thuế này đã giúp giảm 60% lượng túi sử dụng(8).
Tại một số nước Châu Phi: một số nước ban hành lệnh cấm sử dụng túi nhựa
như: Cameroon (2014), Eritrea (2002); Mauritania (2013): cấm sử dụng, sản xuất và
nhập khẩu túi nhựa; Nigeria (2014). Một số quốc gia bàn hành thuế sử dụng túi nhựa:
Botswana (2007), Uganda (2007)(25).
Tại Châu Á lệnh cấm sử dụng túi ni lông có hiệu lực tại một số quốc gia
Bangladesh (2002), Ấn Độ cấm sử dụng từ năm 1999 và sản xuất năm 2002.
Malaysia: thuế sử dụng túi nhựa năm 2011, Thái Lan (2009), Myanmar cấm sản
xuất túi nhựa năm 2011, Philippines lệnh cấm có hiệu lực tại một số thành phố(25).
Tại Việt Nam, túi ni lơng hiện được miễn phí khi mua hàng tại các chợ, siêu
thị và hệ thống bán lẻ. Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thơng qua ngày
15/11/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 xác định túi ni lông thuộc diện đối


9
tượng chịu thuế(26). Mức thuế đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế là
40.000đồng/kg (theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của

UBTVQH về biểu thuế bảo vệ môi trường(27).
1.2. Kiến thức và thực hành về sử dụng túi ni lông
1.2.1. Kiến thức về sử dụng túi ni lông
Trên thế giới và Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu liên quan đến kiến thức về
sử dụng túi ni lông của người dân. Các số liệu về mức độ sử dụng túi ni lơng đều là
ước tính chưa có nhưng con số chính xác về số lượng túi ni lơng được sử dụng.
Kiến thức về sử dụng túi ni lông bao gồm những hiểu biết cơ bản về các vấn
đề liên quan đến túi ni lông như: nguồn gốc, đặc tính, sự phân hủy, cách sử dụng túi

H
P

ni lơng và các giải pháp xử lý túi ni lông đã qua sử dụng.

Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Hạnh năm 2013 nhận thức chung
của người dân sửu dụng túi ni lông là gây ô nhiễm môi trường cụ thể 72% cho rằng
sử dụng túi ni lông rất ô nhiễm và 25% là ô nhiễm. 80% cho rằng tác hại túi ni lơng
bao gồm khó phân hủy, ơ nhiễm mơi trường khi đốt sẽ thải ra khí độc ảnh hưởng

U

đến sức khỏe, gây tắc nghẽn ống cống (28).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi năm 2014 tiến hành tại quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ 78,2% người dân không biết túi ni lơng có thành phần

H

chính là dầu mỏ. Tuy nhiên khi được hỏi về khả năng phân hủy thì có 88,2% người
dân đồng ý quan điểm túi ni lơng khó phân hủy. Phần lớn người dân cho rằng tác

hại rõ ràng nhất của túi ni lông là mất mỹ quan môi trường sống. Kiến thức về tác
hại của túi ni lông rõ ràng nhất là làm mất vẻ mỹ quan của môi trường sống (29).
Theo khảo sát của Lê Văn Khoa năm 2011 82% người dân cho rằng túi ni lơng có
ảnh hưởng đến mơi trường(30).
Trong nghiên cứu của Chu Huyền Xiêm tỷ lệ phụ nữ trả lời đúng đặc tính túi
ni lơng có nguồn gốc từ dầu mỏ chiếm 27,1%. Tỷ lệ đối tượng trả lời đúng cao nhất
với đặc tính khó phân hủy chiếm 92,9%. Tuy nhiên chỉ có 58,6% đối tượng trả lời
đúng đặc tính thời gian phân hủy hàng trăm năm. Và có tới 46,7% đối tượng nhầm
lẫn cho rằng túi ni lông không thể tái chế được. Sử dụng túi ni lông là có hại gây ơ
nhiễm mơi trường có 92,4% người trả lời đúng. Tuy nhiên vẫn còn 7,6% số người


10
cho rằng sử dụng túi ni lông không gây ra tác hại gì. 67,1% tác hại túi ni lơng trong
đựng thức ăn chín thực phẩm tươi sống có thể bị nhiễm chất hoá học. Kiến thức đạt
về sử dụng túi ni lông chiếm 56,7%(6).
Nghiên cứu về sử dụng túi ni lông và mối nguy đến sức khỏe tại thành phố
Mangalore Ấn Độ năm 2013 có 86,4% người biết ít nhất một nguy cơ sức khỏe từ
túi ni lông, 81,9% biết đặc tính túi ni lơng khó phân hủy. 23,1% biết trong nhựa có
chứa chất gây ung thư. 55,2% người sử dụng túi ni lơng vì sự sẵn có, thuận tiện,
44,4% do độ bền của túi ni lông và 16,8% do túi ni lông gọn nhẹ(31).
1.2.2. Thực hành về sử dụng túi ni lông
Thực hành sử dụng túi ni lông bao gồm những hoạt động liên quan đến xử lý

H
P

túi ni lông sau khi sử dụng, mức độ sử dụng túi ni lông, biện pháp để giảm thiểu sử
dụng túi ni lơng, quan sát mơi trường xung quanh hộ gia đình.


Theo khảo sát của Lê Văn Khoa 28% người khảo sát trả lời vứt ngay túi ni
lông không sử dụng lại và 72% có để lại túi ni lơng sạch để sử dụng. Về tỷ lệ đồng ý
tham gia vào chương trình giảm thiểu túi ni lơng là 80,6% tuy nhiên 72,3% trong số

U

này cho biết nếu nhà nước bắt buộc thì mới thực hiện, 8,3% để bảo vệ mơi trường.
Kết quả khảo sát còn cho thấy 30% người dân đồng ý trả tiền cho việc sử dụng túi
ni lông, 15,33% chọn mang theo túi khi đi chợ/siêu thị, 0,33% có ý kiến khác cho

H

rằng việc thu phí sử dụng túi ni lơng là bất hợp lý và có đến 54,34% chọn phương
án chuyển qua đi chợ/siêu thị khác có túi ni lơng miễn phí(30).
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Hạnh năm 2013 về thay thế thói
quen xã hội trong việc sử dụng túi ni lông bằng túi vải tại khu phố 7, phường 15,
quần Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 63% người dân sử dụng túi ni lơng
và chỉ có 27% sử dụng các loại túi vải, hộp xốp(28).
97% người dân trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi sử dụng túi ni lông
nhiều nhất là ở chợ. 83% người dân sử dụng túi ni lông để đựng thực phẩm tươi
sống, 8% đựng các vật dụng trong nhà và chỉ có 1% người dân sử dụng đựng rác
thải. Về thói quen tái sử dụng túi ni lơng 54,5% người dân có thói quen tái sử dụng
túi ni lông do muốn tiết kiệm chi tiêu, tận dụng túi cũ để đựng đồ vật khác trong gia
đình hoặc đựng rác thải. Và những người khơng có thói quen tái sử dụng túi ni lông


11
cho rằng khi mua mới hàng hóa thì túi ni lơng đã được cung cấp sẵn vì vậy khơng
cần thiết phải tái sử dụng túi ni lông. Kết quả nghiên cứu này cho thấy 71,8% người
dân khơng có thói quen mang giỏ đựng hàng hóa khi đi mua sắm(29).

Biện pháp xử lý rác thải ni lông chủ yếu qua hệ thống thu gom rác chiếm
94,5%. Bên cạnh đó vẫn cịn lại 5,5% người dân xử lý bằng cách chôn lấp(29).
Theo Chu Huyền Xiêm đánh giá thực hành đạt về sử dụng túi ni lông dựa trên
mức độ tiêu thụ túi ni lông không đạt khi sử dụng ≥ 1,5 túi/người/ngày. Kết quả
nghiên cứu cịn cho thấy có 71% phụ nữ sử dụng lại túi ni lông theo mức độ thường
xuyên và 8,1% HGĐ không tái sử dụng túi ni lông. 99,5% số người giữ lại túi ni
lông để tái sử dụng là dành cho mục đích đựng rác. 5,6% phụ nữ có thu gom túi ni

H
P

lơng bán đồng nát để tái chế, tỷ lệ thấp do giá túi ni lông quá rẻ khiến người bán
đồng nát không muốn thu mua. Chỉ có 26,2% phụ nữ thường xuyên mang làn/vật
chứa đựng khi đi mua hàng còn tới 69% phụ nữ đi tay khơng. 87,6% hộ gia đình
phải mua thêm túi ni lơng về sử dụng. Chỉ có 1,9% phụ nữ nhận xét mức độ tiêu thụ
túi ni lơng của HGĐ mình là nhiều hơn nhu cầu còn lại hầu hết cho rằng ít hơn hoặc

U

đủ theo nhu cầu(6).

Nghiên cứu tại thành phố Mangalore Ấn Độ 20% người sử dụng túi ni lông tái
sử dụng lại sau khi dùng, 78,8% người vứt bỏ vào thùng rác, 1,2% người sử dụng

H

bỏ túi ni lơng ra mơi trường. Và có đến 19,2% người sử dụng muốn nhiều túi ni
lông hơn tại các cửa hàng. 85% người đã biết đến luật cấm sử dụng túi ni lơng và
trong số này 77,9% ủng hộ chính sách cấm này. 22,1% người không tuân thủ lệnh
cấm lý do nếu không sử dụng túi ni lông gây sự bất tiện trong q trình chứa đựng

hàng hóa mua sắm (31).

Tại Guwahati 38% người sử dụng túi ni lơng có sử dụng túi thay thế khác, cịn
lại 62% người dân ít quan tâm đến việc sử dụng thay thế túi khác cho túi ni lông(5).
Nghiên cứu tại thành phố Bhubaneswar thuộc bang Odisha ở miền Đông Ấn
Độ thứ tự những nguyên nhân sử dụng túi ni lông trong mua sắm thức ăn bao gồm:
tiện dụng để sử dụng là nguyên nhân hàng đầu, sau đó đến sử dụng mà khơng biết
ảnh hưởng, không mang theo túi khi đi mua đồ ăn, túi ni lơng có thể tái chế và cuối
cùng là giá rẻ và được miễn phí(7).


12
1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng túi ni lơng
Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về thực hành và các yếu tố liên
quan đến hành vi sử dụng túi ni lông.
Kết quả nghiên cứu của Chu Huyền Xiêm đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa
nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập bình quân đầu người và kiến
thức với thực hành sử dụng túi ni lông của phụ nữ nội trợ trong HGĐ tại phường
Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Về nhóm yếu tố cá nhân bao gồm: nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
thu nhập bình quân đầu người cụ thể: Những đối tượng thuộc nhóm tuổi trên 40 có
thực hành sử dụng túi ni lơng ở mức đạt nhiều gấp 2,232 lần những đối tượng dưới

H
P

40 tuổi (OR=2,232, 95%, CI:1,191-4,185).

Nhóm phụ nữ có trình độ học vấn dưới trung học phổ thơng (THPT) có tỷ lệ
thực hành đạt cao gấp 2,432 lần tỷ lệ thực hành đạt của nhóm phụ nữ có trình độ

học vấn THPT trở lên (OR=2,432, 95%CI: 1,287-4,563).

Phụ nữ có nghề nghiệp là cán bộ hoặc cơng nhân có tỷ lệ thực hành đạt là

U

19,4% thấp hơn 1,933 lần tỷ lệ thực hành đạt của phụ nữ có nghề nghiệp
khác(OR=1,933, 95% CI:1,024-3,694).

Tuy nhiên, theo nghiên cứu tại thành phố Guwahati trung bình một gia đình có

H

khoảng 10 thành viên sử dụng 4-5 túi trong khi một gia đình có 3 thành viên sử
dụng 10-15 túi. Điều này cho thấy quy mô hộ gia đình khơng liên quan đến mức độ
sử dụng túi ni lông(5).

Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Kiều Ngân tại thành phố Đà Nẵng cho
thấy mức phát thải rác ni lơng có liên quan đến các chỉ tiêu như mức thu nhập bình
quân đầu người, trình độ học vấn và quy mơ hộ gia đình. Mức thu nhập, trình độ
học vấn càng cao thì mức phát thải rác càng tăng . Hộ gia đình có quy mơ càng lớn
thì lượng phát thải càng nhiều(32)
Về kiến thức sử dụng túi ni lơng nhóm phụ nữ có kiến thức đạt về sử dụng túi
ni lơng có thực hành đạt thấp hơn 2,391 lần tỷ lệ thực hành đạt của nhóm phụ nữ có
kiến thức khơng đạt về sử dụng túi ni lông (OR=2,391, 95% CI:1,271-4,499)(6).
1.3. Thông tin về địa bàn nghiên cứu và khung lý thuyết


13
Huyện Việt Yên là một huyện trung du thuộc phía Tây tỉnh Bắc Giang, nằm

ven sơng Cầu. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Thị trấn Bích Động là trung tâm văn hóa chính trị xã hội của huyện Việt n
với diện tích tự nhiên khoảng 5.469km2. Phía đơng giáp xã Hồng Thái, Nghĩa
Trung, phía tây và nam giáp xã Bích Sơn, phía bắc giáp xã Minh Đức. Về hành
chính, thị trấn có 3 khu phố và 3 thơn. Dân số tính đến tháng 12 năm 2019 là
khoảng 8079 người với 1975 HGĐ sinh sống.
Năm 2019 nền kinh tế tại thị trấn Bích Động liên tục tăng trưởng ở mức cao
13,6 %/năm, cơ sở hạ tầng được xây dựng tăng cường, kinh tế, văn hóa, xã hội đều
phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
Trên địa bàn thị trấn Bích Động có 02 chợ lớn và rất nhiều khu vực họp chợ

H
P

tạm. Hầu hết người nội trợ đều có thói quen đi chợ hàng ngày và 100% các cửa
hàng đều sử dụng túi ni lông để chứa đựng thực phẩm. Tuy chưa có con số thống kê
cụ thể về số lượng túi ni lông sử dụng nhưng theo quan sát tại các bãi tập kết rác thì
số lượng túi ni lơng sử dụng là rất lớn. Thị trấn Bích Động là khu vực trung tâm văn
hóa, chính trị thành phần dân cư chủ yếu là công chức, viên chức, các chương trình

U

phát động về phịng chống rác thải nhựa trong đó bao gồm giảm thiểu sử dụng túi ni
lơng được triển khai hầu hết tại các cơ quan, đơn vị nhưng thực tế cho thấy hiệu quả
hoạt động này còn thấp.

H

Khung lý thuyết

Khung lý thuyết của vấn đề được xây dựng dựa trên đặc điểm thực tế tại địa

bàn nghiên cứu bao gồm: những đặc điểm vềyếu tố môi trường – xã hội, những
chính sách, hoạt động sử dụng túi ni lơng trên địa bàn thị trấn Bích Động, huyện
Việt Yên, cũng như một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành sử dụng túi ni lông
như: nghiên cứu của Chu Huyền Xiêm thực hiện tại phường phương Liên, quận
Đống Đa, Hà Nội năm, nhận thức về hành vi sử dụng túi nilon của người dân tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ….và một số nghiên cứu khác trong phần tổng
quan tài liệu.


×