1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN DIỆU CHI MAI
H
P
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA CÁC
CA BỆNH TIÊU CHẢY CẤP NHẬP VIỆN DO VI RÚT ROTA
Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN, HÀ NỘI
TỪ THÁNG 11/2012 ĐẾN THÁNG 5/2013
U
H
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01
HÀ NỘI, 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN DIỆU CHI MAI
H
P
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA CÁC
CA BỆNH TIÊU CHẢY CẤP NHẬP VIỆN DO VI RÚT ROTA
U
Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN, HÀ NỘI
TỪ THÁNG 11/2012 ĐẾN THÁNG 5/2013
H
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01
PGS.TS. ĐINH THỊ PHƯƠNG HÒA
HÀ NỘI, 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
cô hướng dẫn khoa học là PGS.TS Đinh Thị Phương Hòa đã tận tình đóng góp
nhiều ý kiến q báu trong việc xây dựng ý tưởng đề tài và hướng dẫn, hỗ trợ về
mặt tinh thần và chun mơn trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương,
Khoa Dịch tễ, và đặc biệt là Khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo tuyến đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc, phịng Kế hoạch Tổng hợp và Khoa Nhi
H
P
tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pơn – Hà Nội đã nhiệt tình hợp tác và hỗ trợ
trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ, các bạn học viên lớp cao
học khóa 15 đã động viên và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong q trình
học tập và làm luận văn.
Tơi ln ghi nhớ và biết ơn sâu sắc các thành viên trong gia đình, bạn bè,
U
đồng nghiệp đã ln động viên chia sẻ mọi mặt để tơi vượt qua mọi khó khăn trong
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
H
Học viên
Nguyễn Diệu Chi Mai
4
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1. Tình hình tiêu chảy và tiêu chảy cấp do vi rút Rota trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................................4
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của tiêu chảy cấp do vi rút Rota ....................................11
1.3. Đặc điểm lâm sàng và cơ chế bệnh sinh của vi rút Rota: .................................17
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu: ........................................................19
H
P
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ...................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứu: .........................................................................................19
2.4. Phương pháp chọn mẫu: ...................................................................................19
U
2.5. Cỡ mẫu: ............................................................................................................20
2.6. Phương pháp thu thập số liệu: ..........................................................................20
2.7. Biến số nghiên cứu: biến số nghiên cứu chi tiết trình bày trong phụ lục 2. ............21
H
2.8. Khái niệm, tiêu chuẩn:........................................................................................21
2.9. Phương pháp phân tích số liệu: ...........................................................................22
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ..........................................................................23
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ......................................23
Chương 3: KẾT QUẢ ...............................................................................................25
3.1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota ....25
3.2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota .......30
3.3. So sánh đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và điều trị giữa nhóm tiêu chảy cấp
do vi rút Rota và tiêu chảy cấp không do vi rút Rota .......................................34
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................49
4.1 Các đặc điểm dịch tễ học của các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở bệnh nhi
dưới 2 tuổi bị tiêu chảy cấp đến khám và điều trị ở bệnh viện Xanh Pôn .......49
4.2 Đặc điểm lâm sàng của các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở bệnh nhi dưới
2 tuổi bị tiêu chảy cấp đến khám và điều trị ở bệnh viện Xanh Pôn ................57
5
KẾT LUẬN ...............................................................................................................63
1.
Đặc điểm dịch tễ học của các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota .........................63
2.
Đặc điểm lâm sàng của các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota ............................63
3.
So sánh đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và điều trị giữa nhóm tiêu chảy cấp do
vi rút Rota và tiêu chảy cấp không do vi rút Rota ............................................63
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66
Phụ lục 1: Khung lý thuyết của nghiên cứu ..............................................................72
Phụ lục 2: Biến số nghiên cứu ..................................................................................73
Phụ lục 3: Thông tin về đề tài của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ......................75
Phụ lục 4: Trích lược bộ câu hỏi nghiên cứu của đề tài sử dụng cho luận văn .......79
H
P
Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn sâu ..........................................................................81
Phụ lục 6: Phiếu hồi cứu bệnh án .............................................................................82
Phụ lục 7: Thang điểm Vesikari ................................................................................85
Phụ lục 8: Kế hoạch nghiên cứu ...............................................................................86
H
U
vi
DANH MỤC BẢNG
Số thứ tự
Tên bảng, biểu
Số
trang
Biểu đồ 3.1
Tỷ lệ nhiễm vi rút Rota trong số các ca TCC điều trị tại bệnh
viện
25
Bảng 3.1
Tỷ lệ nhiễm vi rút Rota trong số các ca bệnh TCC nằm điều
trị tại bệnh viện theo giới tính
25
Bảng 3.2
Tỷ lệ nhiễm vi rút Rota trong số các ca bệnh tiêu chảy cấp
điều trị tại bệnh viện theo nhóm tuổi
26
Biểu đồ 3.2
Tỷ lệ nhiễm vi rút Rota trong số các ca TCC điều trị tại bệnh
viện theo tháng
26
Biểu đồ 3.3
Phân bố các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota theo giới tính
27
Biểu đồ 3.4
Phân bố tiêu chảy cấp do vi rút Rota theo nhóm tuổi
28
Bảng 3.3
Phân bố tiêu chảy cấp do vi rút Rota theo các quận/huyện
28
Biểu đồ 3.5
Phân bố các ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota theo khu vực
trẻ sinh sống (nội thành/ngoại thành)
29
Biểu đồ 3.6
Tỷ lệ trẻ được uống vắc xin phòng vi rút Rota
29
Bảng 3.4
Các triệu chứng lâm sàng của các ca tiêu chảy cấp do vi rút
Rota
30
Bảng 3.5
Đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa của các ca bệnh
tiêu chảy cấp do vi rút Rota
30
Bảng 3.6
Phân loại sốt của các ca bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota
31
Bảng 3.7
Tình trạng mất nước của các ca bệnh tiêu chảy cấp do vi rút
Rota
31
Bảng 3.8
Tính chất phân của các ca bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota
31
Bảng 3.9
Tình trạng mắc bệnh phối hợp của các ca bệnh TCC do vi rút
Rota
32
Bảng 3.10
Mức độ nặng về lâm sàng của các ca tiêu chảy cấp do vi rút
Rota
32
H
P
U
H
vii
Bảng 3.11
Tình trạng lây nhiễm vi rut Rota tại bệnh viện trong các ca
bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota
32
Bảng 3.12
Diễn tiến của các triệu chứng tiêu hóa của các ca tiêu chảy
cấp do vi rút Rota
33
Biểu đồ 3.7
So sánh tỷ lệ mắc theo giới giữa 2 nhóm TCC do vi rút Rota
và TCC không do vi rút Rota
34
Biểu đồ 3.8
So sánh tỷ lệ mắc theo mùa giữa 2 nhóm TCC do vi rút Rota
và nhóm TCC khơng do vi rút Rota
35
Bảng 3.13
So sánh sự phân bố theo nhóm tuổi giữa 2 nhóm TCC do vi
rút Rota và TCC không do vi rút Rota
35
Bảng 3.14
So sánh sự phân bố theo khu vực sống giữa 2 nhóm TCC do
vi rút Rota và TCC không do vi rút Rota
36
Bảng 3.15
So sánh tình trạng uống vắc xin phịng vi rút Rota giữa 2
nhóm TCC do vi rút Rota và TCC khơng do vi rút Rota
36
Bảng 3.16
Lý do chưa được uống vắc xin phịng vi rút Rota
37
Bảng 3.17
So sánh tình trạng lúc sinh giữa 2 nhóm TCC do vi rút Rota
và TCC khơng do vi rút Rota
39
Bảng 3.18
So sánh chế độ nuôi dưỡng giữa nhóm 2 TCC do vi rút Rota
và TCC khơng do vi rút Rota
40
Bảng 3.19
So sánh tình trạng dinh dưỡng khi nhập viện giữa 2 nhóm
TCC do vi rút Rota và TCC không do vi rút Rota
40
Bảng 3.20
So sánh theo đặc điểm gia đình giữa 2 nhóm TCC do vi rút
Rota và TCC không do vi rút Rota
41
Bảng 3.21
So sánh theo tuổi của bà mẹ giữa 2 nhóm TCC do vi rút Rota
và TCC không do vi rút Rota
41
Bảng 3.22
So sánh theo trình độ học vấn của bà mẹ giữa 2 nhóm TCC
do vi rút Rota và TCC khơng do vi rút Rota
42
Bảng 3.23
So sánh các triệu chứng lâm sàng giữa 2 nhóm TCC do vi rút
Rota và TCC khơng do vi rút Rota
42
Bảng 3.24
So sánh đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa giữa 2 nhóm TCC
do vi rút Rota và TCC không do vi rút Rota
43
H
P
U
H
viii
Bảng 3.25
So sánh tình trạng mất nước giữa 2 nhóm giữa 2 nhóm TCC
do vi rút Rota và TCC khơng do vi rút Rota
44
Bảng 3.26
So sánh tình trạng mắc bệnh phối hợp giữa 2 nhóm TCC do
vi rút Rota và TCC khơng do vi rút Rota
44
Bảng 3.27
So sánh tính chất phân giữa 2 nhóm TCC do vi rút Rota và
TCC không do vi rút Rota
45
Bảng 3.28
So sánh mức độ nặng về lâm sàng giữa 2 nhóm TCC do vi rút
Rota và TCC không do vi rút Rota
46
Bảng 3.29
So sánh điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch và bù dịch
đường uống
46
Bảng 3.30
So sánh điều trị tiêu chảy bằng thuốc giữa 2 nhóm TCC do
vi rút Rota và TCC khơng do vi rút Rota
H
P
H
U
47
ix
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng hàng đầu gây bệnh tật và tử
vong cho trẻ em. Vi rút Rota lại là nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy cấp tính
nặng đe dọa tính mạng của trẻ em và chiếm 20-50% các ca tiêu chảy cấp nhập viện
trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, trẻ dưới 2 tuổi chiếm từ 88-97% tổng số trẻ dưới 5
tuổi tiêu chảy cấp do vi rút Rota nhập viện.
Để trả lời những câu hỏi: Hiện nay tỷ lệ tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở trẻ em
dưới 2 tuổi bị tiêu chảy cấp nhập viện tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội là bao
nhiêu? Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của các ca bệnh tiêu chảy cấp nhập viện
do vi rút Rota ở trẻ em dưới 2 tuổi tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội như thế nào?
Sự khác biệt về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng giữa bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota
H
P
và tiêu chảy do các tác nhân khác ở trẻ em dưới 2 tuổi tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà
Nội là như thế nào? chúng tơi tiến hành nghiên cứu « Đặc điểm dịch tễ học và lâm
sàng của các ca bệnh tiêu chảy cấp nhập viện do vi rút Rota ở trẻ dưới 2 tuổi tại
bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội từ tháng 11/2012 đến tháng 5/2013 ».
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (định lượng và định tính, sử dụng số liệu thứ cấp)
U
được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 10/2013. Nghiên cứu sử dụng 273 phiếu
phỏng vấn và kết quả xét nghiệm của đề tài gốc, kết hợp phỏng vấn định tính 10 bà
mẹ và hồi cứu bệnh án tại bệnh viện. Nghiên cứu sử dụng các phân tích thống kê
H
mơ tả và phân tích kiểm định khi bình phương và T-test.
Tỷ lệ nhiễm vi rút Rota của các trẻ dưới 2 tuổi bị tiêu chảy cấp nằm điều trị
tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội từ tháng 11/2012 đến hết tháng 5/2013 là
35,5%, cao nhất vào tháng 1 và thấp nhất vào tháng 3¸ phân bố ca bệnh ở trẻ nam
cao hơn trẻ nữ, phổ biến trong lứa tuổi từ 6 đến 24 tháng. Triệu chứng phổ biến
thường gặp là tiêu chảy kèm sốt và nôn. Tỷ lệ các ca tiêu chảy nhiễm vi rút Rota do
lây nhiễm tại bệnh viện là 5,5%. Trẻ chưa uống vắc xin phịng vi rút Rota có nguy
cơ mắc bệnh cao gấp 7,18 lần so với những trẻ đã được uống vắc xin này. Các ca
tiêu chảy cấp do vi rút Rota có biểu hiện lâm sàng nặng hơn các ca bệnh tiêu chảy
cấp không do vi rút Rota. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị cần
đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền và hỗ trợ để trẻ em được uống vắc xin phòng
vi rút Rota, cần tuân thủ các khuyến nghị của Bộ Y tế về điều trị tiêu chảy và có các
biện pháp phịng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng hàng đầu gây bệnh tật và tử
vong cho trẻ em. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, tử vong do bệnh tiêu
chảy chiếm 17%, xếp vào hàng thứ 2 trong tổng số các nguyên nhân chính gây tử
vong ở trẻ dưới 5 tuổi [50]. Vi rút Rota lại là nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy
cấp tính nặng đe dọa tính mạng của trẻ em và chiếm 20-50% các ca tiêu chảy cấp
nhập viện trên khắp thế giới [34, 52]. Mỗi năm, vi rút Rota gây ra khoảng 111 triệu
lượt tiêu chảy cấp tính cần chăm sóc và điều trị tại nhà, 25 triệu lượt khám ở bệnh
viện, 2 triệu ca cần điều trị nội trú và 352.000 - 592.000 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
[54]. Có thể nói rằng trong 5 năm đầu đời của hầu hết trẻ em trên thế giới, không
H
P
phân biệt chủng tộc, điều kiện kinh tế xã hội tiên tiến hay lạc hậu, đều bị mắc một
lượt tiêu chảy cấp do vi rút Rota với 1 trong 5 trẻ phải đi khám ở cơ sở y tế, 1 trong
65 trẻ phải nhập viện và 1/293 trẻ bị tử vong. Phần lớn trẻ em tử vong do nhiễm vi
rút Rota xẩy ra ở các nước thu nhập thấp, chiếm tới 82% số ca tử vong [50]. Gánh
nặng bệnh tật do tiêu chảy gây ra bởi vi rút Rota không chỉ ảnh hưởng lớn đối với
U
sức khỏe của trẻ em của các nước đang phát triển mà còn đối với cả trẻ em ở mọi
quốc gia trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, do được điều trị sớm và đúng, tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp nên tỷ lệ tử vong thấp, tuy nhiên tình trạng nơn và tiêu
H
chảy nặng dẫn đến mất nước nặng ở trẻ nhỏ, cần nhập viện đã khiến tiêu chảy cấp
do vi rút Rota trở thành một gánh nặng bệnh tật và chiếm một khoản chi phí đáng kể
đối với gia đình, hệ thống y tế và xã hội [11].
Ở Việt Nam, theo những nghiên cứu trước 1995, vi rút Rota chiếm 12% đến
25% các trường hợp tiêu chảy cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trong bệnh viện, nhưng kết
quả giám sát trong 5 năm từ 1998 đến 2003 của Mạng lưới giám sát vi rút Rota châu
Á tại 6 bệnh viện nhi toàn quốc cho thấy tỷ lệ vi rút nhiễm Rota chiếm 55% trường
hợp tiêu chảy cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi [45]. Năm 2009, kết quả giám sát bệnh
tiêu chảy cấp do vi rút Rota tại 3 bệnh viện của Việt Nam cho tỷ lệ nhiễm vi rút này
là từ 59,57 – 68,43% [10]. Theo các nghiên cứu dịch tễ học tại các bệnh viện ở Việt
Nam trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ tiêu chảy cấp nhập viện do nhiễm vi rút
2
Rota ở nhóm dưới 24 tháng tuổi đều rất cao, chiếm từ 88-97% tổng số trẻ dưới 5
tuổi tiêu chảy cấp do vi rút Rota nhập viện [7, 8, 10, 14]. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh
tiêu chảy cấp do vi rút Rota là một thách thức lớn trong cơng tác chăm sóc và điều
trị trẻ em ở nước ta. Các biện pháp can thiệp phòng bệnh, phát hiện, điều trị sớm
nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm mức độ nặng của bệnh đang được Bộ Y tế khuyến
khích nghiên cứu và thực hiện.
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã tham gia vào giai đoạn 1 của Mạng lưới giám
sát Vi rút Rota châu Á. Kết quả giám sát tại bệnh viện từ 7/1998 đến 6/2000 cho
thấy tỷ lệ nhiễm vi rút Rota ở trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp nhập viện là 47%. Từ
năm 2000 đến nay, chưa có thêm 1 nghiên cứu nào về tiêu chảy cấp do vi rút Rota
H
P
tại bệnh viện Xanh Pôn ở trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi là lứa tuổi bị
ảnh hưởng nhiều nhất.
Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay tỷ lệ tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở trẻ em dưới 2
tuổi bị tiêu chảy cấp nhập viện tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội là bao nhiêu? Đặc
điểm dịch tễ học và lâm sàng của các ca bệnh tiêu chảy cấp nhập viện do vi rút Rota
U
ở trẻ em dưới 2 tuổi tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội như thế nào? Sự khác biệt về
đặc điểm dịch tễ và lâm sàng giữa bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota và tiêu chảy do
các tác nhân khác ở trẻ em dưới 2 tuổi tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội là như thế
H
nào? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu « Đặc điểm dịch
tễ học và lâm sàng của các ca bệnh tiêu chảy cấp nhập viện do vi rút Rota ở trẻ
dưới 2 tuổi tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội từ tháng 11/2012 đến tháng
5/2013 ». Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cần thiết để phục vụ cho
việc xây dựng chiến lược phòng và điểu trị bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở trẻ
em tại các thành phố lớn như Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu được thực hiện dựa vào đề tài “Đánh giá hiệu quả của vắc xin
phòng vi rút Rota đơn giá tại Hà Nội, Việt Nam” do Viện Vệ sinh Dịch tễ trung
ương tiến hành tại Khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Khoa Nhi - Bệnh
viện Bạch Mai từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở
trẻ dưới 2 tuổi điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội từ tháng 11/2012
đến tháng 5/2013.
2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở trẻ
dưới 2 tuổi điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội từ tháng 11/2012 đến
tháng 5/2013.
3. So sánh đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và điều trị của các ca bệnh tiêu chảy
cấp do vi rút Rota với các ca bệnh tiêu chảy cấp không do vi rút Rota ở trẻ
H
P
dưới 2 tuổi điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội từ tháng 11/2012 đến
tháng 5/2013.
H
U
4
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Tình hình tiêu chảy và tiêu chảy cấp do vi rút Rota trên thế giới và
Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài từ 3
lần trở lên, phân lỏng và nhiều nước hơn bình thường [49]. Tiêu chảy là một bệnh
thường gặp và là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Tác nhân gây
tiêu chảy khá đa dạng, nhiều nghiên cứu mô tả 26 các loại tác nhân khác nhau như
vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
H
P
Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bệnh cấp tính do vi rút Rota gây nên, thường
gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nơn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến
trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Bệnh có mã trong ICD-10 là
A08.0 (Rotaviral enteritis). Bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota thuộc nhóm B trong
Luật Phịng chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam [17].
U
1.1.2. Tình hình tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh và tử
H
vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong
do tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ từ 0-2 tuổi. Trung bình, trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3
đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8-9 đợt mỗi năm.[50] Theo đánh giá
gánh nặng bệnh tật năm 2004, tiêu chảy chiếm 17% các nguyên nhân tử vong ở trẻ
em dưới 5 tuổi và là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong ở lứa tuổi này đặc
biệt là các nước đang phát triển [54]. Trên thế giới ước tính có 712.000 trường hợp
tử vong do tiêu chảy và chiếm 9,9% trong tổng số 6,9 triệu trường hợp tử vong ở trẻ
em dưới 5 tuổi [30].
Trong những thập kỷ qua rất nhiều tác giả đã tiến hành những nghiên cứu và
công bố kết quả về tử vong do tiêu chảy. Kosek và cộng sự đã phân tích 60 nghiên
cứu về tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy được công bố trong những năm 1990-2000
5
đã đưa ra kết luận rằng tử vong do tiêu chảy chiếm 21% các trường hợp tử vong ở
trẻ dưới 5 tuổi và gây ra 2,5 triệu trẻ tử vong mỗi năm. Tuy nhiên một nghiên cứu
khác do Murray và cộng sự tiến hành năm 2000 đã đưa ra con số 1,4 triệu tử vong
do tiêu chảy mỗi năm, chiếm 13% tất cả các trường hợp tử vong. Tất cả các con số
này đều cho thấy rằng tiêu chảy vẫn là một trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu
ở trẻ em mặc dù tỷ lệ này đã giảm đáng kể từ những năm năm mươi cho đến nay
[44, 52, 57].
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy bao gồm vi khuẩn, vi rút và ký sinh
trùng. Với các kỹ thuật mới hiện nay, khoảng trên 75% các trường hợp đến khám tại
cơ sở y tế và 50% các trường hợp nhẹ tại cộng đồng có thể xác định được căn
H
P
nguyên gây bệnh. Bên cạnh một số các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nhưng ít gặp
và khó chẩn đốn như Norovirus, Adenovirus, Aeromonas hydrophila, Plesiomonas
shigelloides, Vibrio parahaemolyticus, Yersinia enterocolitica, Giardia lamblia,
Entamoeba histolytica, Isospora belli và một số các tác nhân gây bệnh quan trọng
khác có tính chất địa phương và gây dịch như phẩy khuẩn tả (V.cholera), thương
U
hàn (Samonella), các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp phổ biến ở trẻ em tất cả các
nước phát triển như virút Rota, Escherichia coli, Shigella, Campylobacter và
Cyptosporidium. Trong các nguyên nhân nói trên virút Rota là nguyên nhân phổ
H
biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên khắp thế giới, ở cả các nước phát triển
và đang phát triển [43, 57].
Tiêu chảy hiện nay cùng với nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn là hai nguyên nhân
gây mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em tại Việt Nam cũng như nhiều nước đang
phát triển khác. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2005, bệnh tiêu chảy có nguồn gốc
nhiễm khuẩn là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bệnh tật và
tử vong ở Việt Nam. Ở nước ta, tiêu chảy được đưa vào trong số 26 bệnh báo cáo
thường xuyên. Số ca bệnh tiêu chảy trong năm 2012 ở 28 tỉnh miền Bắc là 433.000,
chỉ đứng thứ 2 sau số ca có triệu chứng cúm (870.000)[32]. Số ca tử vong ước tính
(năm 2005) là 9600-124000 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do tiêu chảy. Trong năm
2005, ước tính chi phí điều trị trực tiếp cho những trường hợp tiêu chảy lên đến 3,1
6
triệu đơ la Mỹ, 685.000 đơ la cho chi phí trực tiếp khác và 1,5 triệu đô la dành cho
chi phí gián tiếp [39]. Trong số trẻ dưới 5 tuổi, 15% sẽ phải nhập viện do tiêu chảy
và 50% cần tới phịng khám. [53]
1.1.3. Tình hình tiêu chảy cấp do vi rút Rota trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Trên thế giới
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá gánh nặng bệnh tật do vi rút
Rota gây nên. Một bài báo phân tích 27 nghiên cứu của 20 nước được công bố từ
năm 1990 đến 2000 ước tính tỷ lệ mắc tiêu chảy khoảng 3,8 lượt một trẻ một năm
đối với trẻ dưới 11 tháng và khoảng 2,1 lượt một trẻ một năm đối với trẻ 1-4 tuổi.
Trong số đó mỗi năm vi rút Rota gây ra 111 triệu lượt viêm dạ dày ruột cấp cần
H
P
điều trị tại nhà, 25 triệu lượt đến thăm khám tại cơ sở y tế, 2 triệu lượt nhập viện và
khoảng 440.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong (dao động từ 352.000 – 592.000). Cho đến
khi trẻ được 5 tuổi hầu như mọi trẻ sẽ mắc có 1 lần viêm ruột dạ dày do vi rút Rota,
và 1/5 sẽ phải đi khám tại cơ sở y tế, 1/65 sẽ nhập viện và 1/293 sẽ tử vong (Biểu đồ
1.1). Trẻ em tại các nước nghèo chiếm 82% trong tổng số tử vong này [54]. Tuy
U
nhiên, con số này trong những năm 2000 – 2004 đã tăng lên 527.000 trẻ tử vong
(dao động từ 475.000–580.000) chiếm 29% tất cả các trường hợp tử vong ở trẻ dưới
5 tuổi [52].
1:293
1:65
1:5
1:1
H
440.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong
2 triệu lượt nhập viện
25 triệu lượt đến khám tại cơ sở y tế
111 triệu lượt cần điều trị tại nhà
Biểu đồ 1.1. Gánh nặng bệnh tật do vi rút Rota
(Nguồn: Umesh D. Parashar, 2003)
7
Trong số 10 nước có số trẻ tử vong cao nhất, có 6 nước thuộc Châu Á. Do vậy
giảm gánh nặng bệnh tật tại Châu Á là mục tiêu hàng đầu để có thể làm giảm gánh
nặng chung do bệnh này trên tồn cầu bởi vì Châu Á tập trung đơng dân cư và
những nước đơng dân có tình trạng kinh tế xã hội thấp. Khoảng >55% tất cả các
trường hợp tử vong do vi rút Rota xảy ra tại khu vực Châu Á (Biểu đồ 1.2) [27].
H
P
U
Biểu đồ 1.2. Phân bố các trường hợp tử vong do vi rút Rota theo khu vực
H
(Nguồn: Joseph S. Bresee, 2005)
Ở châu Á, theo kết quả của Mạng lưới giám sát vi rút Rota châu Á (Asian Vi
rút Rota Surveilance Network) trên 36 thành phố ở 9 nước châu Á trong năm đầu
tiên (2001) cho thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp do vi rút Rota phổ biến và tăng hơn
trước: Việt Nam 59%, Malaysia 57%, Myanmar 53%, Indonesia 52%, Thái Lan và
Trung Quốc 44%, Hồng Kông 28% [43]. Nhiều nghiên cứu khác ở châu Á cũng cho
thấy vi rút Rota được phát hiện ở 20% phân trẻ tiêu chảy ở Bangladesh, 40 nghiên
cứu từ năm 1976 đến 1997 trên 13.000 trẻ dưới 12 tuổi điều trị nội trú tại Ấn Độ
cho thấy tỷ lệ mắc là 18%. Ở Philippin theo dõi trong 25 tháng từ 1988 đến 1990
trên 236 trẻ em dưới 12 tuổi điều trị nội trú vì tiêu chảy tỷ lệ mắc là 69%. Tại Hàn
Quốc, qua 11 nghiên cứu tại bệnh viện từ năm 1979 đến 1999 cho thấy tỷ lệ mắc ở
trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi là 46% [11].
8
Nhiều nghiên cứu khác ở Mỹ La Tinh cho thấy tỷ lệ mắc từ 34% (Argentina),
50% đến 60% (Costarica), ở Trung Á: Pakistan (20%) đến 69% (Bahrain). Ở Châu
Phi trên 43 nghiên cứu ở nhiều nước từ năm 1975 đến 1992 cho thấy vi rút Rota tìm
thấy trung bình 24% (13 đến 55%) ở trẻ tiêu chảy nhập viện và 23% (7 đến 40%) ở
bệnh nhi ngoại trú. 81% những trường hợp nhập viện đều ở trẻ dưới 1 tuổi và 38%
là trẻ em dưới 6 tháng [11].
Tương tự như các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp do vi rút Rota
ở trẻ em các nước công nghiệp tiên tiến cũng cao: Anh (43%), Phần Lan (54%), Mỹ
(6,5%), Australia (50%). Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc tiêu chảy do Rotavirus
ở các nước đã và đang phát triển [26].
H
P
Nước phát triển
Nước đang phát triển
U
H
Biểu đồ 1.3. Nguyên nhân gây tiêu chảy nặng ở trẻ em các nước phát triển và
đang phát triển
(Nguồn: Kapikian AZ, Hoshino Y, Chanock RM. 2001)
Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi gây
ảnh hưởng đáng kể tới gánh nặng kinh tế và y tế đối với gia đình, hệ thống y tế và
xã hội. Tiêu chảy cấp tính gây ảnh hưởng cả về chi phí y tế trực tiếp như khám
bệnh, thuốc men, chăm sóc, xét nghiệm, viện phí. Những chi phí gián tiếp như cha
9
mẹ phải nghỉ việc trông con ảnh hưởng tới thu nhập, chưa kể tới những lo lắng sợ
hãi khi trẻ bị tiêu chảy nặng ảnh hưởng tới tinh thần cha mẹ. Nhiều nghiên cứu tại
nhiều nước về gánh nặng kinh tế của tiêu chảy cấp do vi rút Rota cho thấy tình trạng
thu nhập ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ tử vong [11].
Những nước có thu nhập thấp, tỷ lệ tử vong cao, thì tiêu chảy cấp tính là gánh
nặng về cả tử vong và kinh tế. Những nước thu nhập cao tỷ lệ tử vong thấp nhưng
lại là gánh nặng về kinh tế. Ở Mỹ, tiêu chảy cấp tính do vi rút Rota gây tử vong rất
thấp (20 đến 40 trẻ/năm) nhưng với 2,7 triệu trẻ 6 tháng đến 5 tuổi mắc tiêu chảy đã
cần đến 500.000 lượt khám bệnh và 50.000 nhập viện mỗi năm đòi hỏi 264 triệu
USD cho chi phí y tế, 66% cho nhập viện và 1 tỷ USD cho bảo hiểm xã hội[11].
H
P
Các nước khác như Australia hàng năm chi 15-18 triệu USD, Hồng Kông 9,6
triệu USD, Agentina 9 triệu USD. Do nguy cơ lây chéo trong bệnh viện nên ở Mỹ
khoảng 16.000 đến 19.000 trường hợp nhập viện hàng năm vì lây nhiễm chéo, chưa
kể tới thời gian kéo dài nằm viện [11].
1.1.3.2 Tại Việt Nam
U
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về vi rút Rota mới được bắt đầu từ năm 1980 và
đã khẳng định vi rút Rota là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Kết
H
quả trong một số nghiên cứu cho thấy rằng có đến hơn một nửa số trẻ nhập viện do
viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota. Hàng năm, số trẻ chết do vi rút Rota
chiếm từ 4-8% trong tổng số tử vong trẻ dưới 5 tuổi [39].
Mặc dù Việt Nam khơng phải là một trong 10 nước có số trẻ tử vong do vi rút
Rota cao nhất, nhưng cũng là một trong những nước có số tử vong cao tại Châu Á,
khoảng gần 3.000 trẻ mỗi năm [27].
10
H
P
Biểu đồ 1.4: Phân bố trường hợp tử vong do vi rút Rota tại các nước châu Á
(Nguồn: Joseph S. Bresee, 2005)
Việt Nam là một trong những nước tham gia Mạng lưới giám sát vi rút Rota
châu Á được thiết lập năm 1999 nhằm đưa ra con số chính xác về gánh nặng bệnh
U
tật do vi rút Rota gây nên. Từ những năm 1998-2003, đã có 5.768 trẻ em nhập viện
do tiêu chảy tại 6 bệnh viện của 4 tỉnh/thành phố lớn Hà Nội, Hải Phịng, Khánh
Hồ và thành phố Hồ Chí Minh được theo dõi trong mạng lưới giám sát. Kết quả
H
giám sát cho thấy 56% trường hợp nhập viện do nhiễm vi rút Rota, gấp đôi tỷ lệ
21% đã được báo cáo từ một nghiên cứu trước đó được tiến hành tại Việt Nam từ
1981-1984 [28]. Kết quả giám sát trong 2 năm đầu đã cho những con số ngoài dự
kiến với tỷ lệ vi rút Rota được phát hiện là 56% cao hơn rất nhiều so với các nước
đang phát triển có mức thu nhập thấp. Ước tính vi rút Rota gây ra 2.700 – 5.400 tử
vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam mỗi năm tương đương tỷ lệ tử vong do bệnh
này là 3,6/1.000 trẻ sơ sinh đẻ ra sống, chiếm 4,3% - 8,5% tử vong chung ở lứa tuổi
này. Gần 2/3 số trẻ nhập viện là trẻ trai (trẻ trai 64%, trẻ gái 36%). Tỷ lệ này cũng
tương tự như tỷ lệ nhập viện do tiêu chảy chung giữa trẻ trai và trẻ gái. Kết quả của
nghiên cứu này còn cho thấy mùa cao điểm ở miền Bắc là 5 tháng liên tiếp của mùa
đông và mùa xuân trong khi miền Nam không có mùa rõ rệt mà vi rút Rota xuất
hiện quanh năm [45].
11
Kết quả giám sát trong 3 năm tiếp theo cho thấy tỷ lệ nhập viện nhiễm vi rút
Rota vẫn ở mức tương đương, khoảng 55%. Tuy nhiên, số trẻ tử vong dưới 5 tuổi
tử vong do vi rút Rota ước tính cao hơn 2 năm trước, 5.300 - 6.800 trẻ tương đương
3,5 - 4,9 tử vong/1000 trẻ chiếm 8% - 11% tử vong chung ở lứa tuổi này. Tỷ lệ tử
vong do vi rút Rota ở trẻ dưới 5 tuổi là 1/200 đến 1/285, trẻ dưới 3 tháng tỷ lệ mắc
lại thấp, 70% trẻ nhập viện ở lứa tuổi 6 - 24 tháng, 50% trẻ nhiễm ở dưới 12 tháng
tuổi. Yếu tố mùa khơng rõ rệt ở phía Nam, trong khi các tỉnh phía Bắc vẫn có xu
hướng tăng cao vào mùa đơng xn [44].
Các kết quả giám sát cịn cho thấy mỗi năm ước tính khoảng 820.000 lượt
khám bệnh, 122.000 - 140.000 trường hợp nhập viện và trung bình 4.300 trẻ tử
H
P
vong mỗi năm do vi rút Rota gây ra tổn thất đáng kể cho Việt Nam. Các chi phí từ
phía gia đình bệnh nhân cho tiêu chảy do Rota ước tính lên tới 5.285 triệu USD
trong đó 3,1 triệu USD cho chi phí y tế trực tiếp, 685.000 USD cho chi phí trực tiếp
khơng y tế và 1,5 triệu USD cho chi phí gián tiếp. Ngồi ra chính phủ phải chi trả
khoảng 5,3 triệu USD mỗi năm cho việc điều trị [25]. Như vậy không chỉ ở các
U
nước phát triển mà ngay cả Việt Nam, chi phí điều trị hàng năm cho các trường hợp
tiêu chảy cấp do vi rút Rota là rất lớn.
H
Đặc điểm dịch tễ học của tiêu chảy cấp do vi rút Rota
1.2.
1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota là vi rút Rota được Ruth
Bishop phát hiện trong phân những trẻ bị tiêu chảy tại Úc từ năm 1973 và sau đó vi
rút này được đặt tên là vi rút Rota vì khi quan sát qua kính hiển vi điện tử người ta
nhận thấy vi rút có hình bánh xe (Rota tiếng Latin là bánh xe). Tên này chính thức
được Uỷ ban Quốc tế về Phân loại Vi rút cơng nhận 4 năm sau đó. Năm 1976 các
vi rút tương tự được phát hiện ở một vài loài động vật khác cũng gây tiêu chảy cấp
cả ở trên người. Sau đó các típ huyết thanh của vi rút Rota được phát hiện năm
1980.
12
Vi rút Rota là một loại vi rút khơng có vỏ bọc được xếp vào giống Reovirus
thuộc họ Reoviridae. Vi rút dạng hình khối cầu 20 mặt, đường kính trung bình 6570 nm. Acid nucleic là ARN hai sợi, nằm ở trung tâm hạt vi rút, đường kính 38 nm
và được bao bọc bởi hai sợi capsid. Capsid gồm 3 lớp: lớp ngoài, lớp trong và lớp
lõi. 60 cái gai dài 120 A0 trên bề mặt nhẵn nhụi của lớp ngồi. Các capsome của lớp
ngồi tạo nên hình vịng. Do vậy, các vi rút này mới có tên Rota (Rota = bánh xe).
Vi rút được phân làm 7 nhóm A, B, C, D, E, F, G theo tính kháng nguyên và 2 phân
nhóm phụ I và II dựa trên protein VP6. Cả 7 nhóm này đều gây bệnh trên động vật.
Nhóm A là phổ biến nhất chiếm hơn 90% các trường hợp tiêu chảy do Rota trên
toàn thế giới nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C
H
P
thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Trên thế giới,
ghi nhận chủ yếu là 4 chủng G1P8, G3P8, G4P8, G2P4; ở Việt Nam, chủng G1P8
chiếm đa số [17, 38].
Vi rút Rota có thể sống nhiều ngày trong môi trường tự nhiên và hàng tháng
trong phân ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên vi rút này bị bất hoạt nhanh chóng trong
U
mơi trường EDTA (ethylendiamintetracetic acid). Chúng dễ bị bất hoạt ở pH nhỏ
hơn 3 và lớn hơn 10, nhưng có sức đề kháng tốt với với clo và ete [17].
1.2.2. Đường lây truyền và nguồn bệnh
H
Vi rút Rota chủ yếu lây truyền qua đường phân - miệng, phổ biến nhất là từ
người sang người hoặc qua tay, các bề mặt hoặc đồ vật nhiễm bẩn. Tuy nhiên vi rút
Rota cũng có thể lây truyền qua thức ăn hoặc nước uống nhiễm bẩn và cũng có một
tỷ lệ nhỏ có thể lây qua đường hơ hấp thơng qua các hạt khí dung mang mầm bệnh.
Yếu tố truyền bệnh là phân của bệnh nhân hoặc người lành mang vi rút Rota.
Phân sẽ làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Ngồi ra, có thể gây ơ
nhiễm thực phẩm và các vật dụng khác. Vi rút theo thức ăn, bàn tay bẩn vào miệng
hoặc vi rút tồn tại nhiều ngày ở đồ vật, đồ chơi lây vào trẻ em qua đường miệng..
Sau khi nhiễm vi rút Rota bệnh nhân thường trải qua giai đoạn ủ bệnh từ 1-3
ngày sẽ có các dấu hiệu của bệnh. Vi rút được đào thải qua phân từ khi có triệu
13
chứng đầu tiên cho đến khi hết hoàn toàn các triệu chứng bệnh. Lượng vi rút thải ra
trong phân tối đa trong 4 ngày đầu sau khi có triệu chứng bệnh nhưng vẫn có thể
phát hiện vi rút 7 ngày sau khi có triệu chứng tiêu chảy. Thời kỳ lây truyền có thể
kéo dài tới 3 tuần, tuy nhiên nguy cơ nhất là trong khoảng 7-8 ngày kể từ lúc bệnh
bắt đầu. Phân thường có dịch nhầy nhưng ít khi tìm thấy bạch cầu và chỉ khoảng
15% trường hợp có hồng cầu trong phân. Phân của người bệnh có thể chứa hơn 10
nghìn tỷ phần tử Rota trong 1 gram, trong khi chỉ cần khoảng 10-100 phần tử là có
thể đủ để lây truyền sang người khác. Do vậy nếu khơng có biện pháp xử lý phân
bệnh nhân hợp vệ sinh, bệnh sẽ lây lan rất nhanh chóng và khi đã có dịch xảy ra thì
rất khó dập tắt ngay.
H
P
1.2.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch:
Phần lớn những trẻ sau khi nhiễm vi rút Rota đều hình thành hệ miễn dịch tại
chỗ và hình thành hệ thống có thể phịng hoặc giảm nhẹ triệu chứng của các đợt
nhiễm vi rút Rota sau đó. Một nghiên cứu trên 200 trẻ dưới 2 tuổi tại Mexico cho
thấy khả năng lây nhiễm vi rút Rota các lần tiếp theo sau khi trẻ đã từng bị lây
U
nhiễm giảm dần. Mức độ nặng của các triệu chứng cũng giảm dần ở các lần nhiễm
tiếp theo và sau 2 lần lây nhiễm khơng có trẻ nào có biểu hiện triệu chứng ở mức độ
trung bình và nặng [36]. Triệu chứng bệnh nặng nhất thường gặp ở độ tuổi 3 đến 24
H
tháng, sau đó mức độ nặng của bệnh giảm dần trong những năm tiếp theo trùng hợp
với những thời điểm trẻ bắt đầu cai sữa mẹ, kháng thể từ cơ thể mẹ giảm và có thể
có những thay đổi trong ruột như thiếu các cơ quan cảm thụ đối với vi rút tại các tế
bào ruột. Một nghiên cứu khác tại Guinea-Bissau, Tây Phi theo dõi 200 trẻ từ lúc
mới sinh đến khi trẻ 2 tuổi cho thấy nhiễm Rota trong những tháng đầu ít có biểu
hiện triệu chứng và sau đó phổ biến nhất ở độ tuổi 9 – 11 tháng. Đối với trẻ được 18
- 24 tháng khi nhiễm vi rút Rota thường không có triệu chứng tiêu chảy. Ở trẻ dưới
2 tuổi, tỷ lệ nhiễm vi rút Rota khoảng 74%. Trong khoảng 3 tháng đầu 17% trẻ bị
nhiễm vi rút Rota lần đầu có triệu chứng tiêu chảy trong khi tỷ lệ này ở độ tuổi 9 11 tháng là 60%. Từ sau 18 tháng, hầu hết tất cả các trường hợp nhiễm vi rút Rota
là khơng có triệu chứng. Nghiên cứu cịn cho thấy quá trình nhiễm vi rút Rota tự
14
nhiên có tác dụng bảo vệ cho các lần tái nhiễm, đây chính là cơ sở cho việc phát
triển vắc xin sống phòng các bệnh do vi rút Rota, dùng đường uống. Trẻ em có thể
bị nhiễm vi rút Rota nhiều lần trong những năm đầu đời. Các triệu chứng của bệnh
viêm dạ dày ruột do vi rút Rota thường xuất hiện khi trẻ bị nhiễm vi rút Rota lần
đầu, tương tự như vậy các triệu chứng nặng cũng thường chỉ xuất hiện khi trẻ nhiễm
vi rút lần đầu. Nhiễm vi rút Rota tự nhiên có tác dụng bảo vệ cho cơ thể khỏi các
bệnh viêm dạ dày ruột ở những lần nhiễm lần sau. Tác dụng bảo vệ phòng tiêu chảy
cấp do vi rút Rota được chứng minh là tăng lên tới 77% sau lần đầu nhiễm vi rút
Rota, và 83% và 92% sau lần nhiễm thứ 2 và 3. Tương tự như vậy, tác dụng bảo vệ
phòng các triệu chứng viêm dạ dày ruột thể vừa và nặng được chứng minh là tăng
H
P
lên tới 87% sau lần nhiễm vi rút Rota đầu tiên và tới 100% sau 2 lần nhiễm. Mặc dù
có một vài báo cáo cho thấy tác dụng bảo vệ của những lần nhiễm vi rút Rota là
khơng tồn vẹn và chỉ kéo dài 6 tháng nhưng cũng đều khẳng định sức đề kháng đối
với bệnh nặng vẫn được duy trì trong suốt thời thơ ấu của trẻ [35].
1.2.4. Các nghiên cứu về dịch tễ học tiêu chảy cấp do vi rút Rota:
U
Vi rút Rota chiếm khoảng 20% các trường hợp tiêu chảy và 50% các trường
hợp trẻ tiêu chảy nặng nhập viện. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh
xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển, hàng năm có
H
khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy đã
có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về dịch tễ học của tiêu chảy cấp do vi rút Rota.
Do khơng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở các nước đã và
đang phát triển [26], nói cách khác, tiêu chảy cấp do vi rút Rota là mối quan tâm lo
ngại của rất nhiều quốc gia trên thế giới nên các nước trên 5 châu lục đều tiến hành
các nghiên cứu về dịch tễ học của tiêu chảy cấp do vi rút Rota. Một nghiên cứu tổng
hợp tài liệu cho thấy từ 1990 đến 2011 đã có 242 nghiên cứu trên khắp thế giới về
tử vong do tiêu chảy cấp do vi rút Rota ở trẻ dưới 5 tuổi [30].
Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức y tế thế giới
(WHO) và các đối tác đã thiết lập Mạng lưới giám sát vi rút Rota châu Á từ năm
1998. Trong giai đoạn đầu của mạng lưới, 9 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thu thập
15
số liệu dịch tễ về tiêu chảy cấp do vi rút Rota theo khung thiết kế của WHO. Giain
đoạn 2 có 14 quốc gia tham gia với 37 điểm giám sát.
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi đều mắc ít nhất một lần
tiêu chảy cấp do vi rút Rota trong khi người lớn hiếm khi mắc vi rút này. Trẻ càng
nhỏ càng có nguy cơ nhiễm bệnh, thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Đối với các
vùng ôn đới, người ta thấy rằng vi rút Rota lưu hành cao điểm trong mùa đông tại
Mỹ, và cao điểm vào mùa thu hoặc mùa xuân ở những vùng khác. Ở các vùng nhiệt
đới, tính chất mùa khó phân biệt hơn và thường khơng có mùa rõ rệt. Tại hầu hết
các nước này trên thế giới vi rút xuất hiện tất cả các mùa trong năm [56].
Tại Việt Nam, mãi đến năm 1980 mới có nghiên cứu và xác định vi rút Rota là
H
P
nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Việt Nam đã tham gia vào Mạng
lưới giám sát vi rút Rota châu Á từ năm 1998 với điểm giám sát là 6 bệnh viện lớn
trong giai đoạn một. Từ đó đến nay, số liệu về dịch tễ học của tiêu chảy cấp do vi
rút Rota vẫn thường xuyên được cập nhật thông qua các điểm giám sát này
[7,8,9,10,14,15,16]. Theo các số liệu nghiên cứu dịch tễ học tại các bệnh viện ở Việt
U
Nam trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ tiêu chảy cấp nhập viện do vi rút Rota ở
nhóm tuổi dưới 24 tháng tuổi chiếm từ 88-97% trên tổng số trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu
chảy cấp nhập viện có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Rota [7, 8, 10, 14].
H
Kết quả cũng cho thấy ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài
tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh
năm, nhiều nhất là vào tháng ba và tháng chín. Có khoảng 56% số trẻ nhập viện do
viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota và số trẻ tử vong do nhiễm vi rút Rota
chiếm từ 4 - 8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong do mọi nguyên nhân [11].
Ngồi ra cũng có các nghiên cứu được thực hiện với quy mô nhỏ hơn, nhưng chủ
yếu là tại các bệnh viện, rất ít nghiên cứu có số liệu về tỷ lệ nhiễm vi rút Rota tại
cộng đồng. [1, 3, 5, 6, 18, 21, 23] Hẩu hết các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
đều cho thấy số trẻ nam mắc tiêu chảy cấp do vi rút Rota nhiều hơn trẻ nữ.
16
1.2.5. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tiêu chảy cấp do vi rút Rota:
Các yếu tố nguy cơ của tiêu chảy cấp do vi rút Rota được xác định thông qua
các nghiên cứu bệnh chứng. Một nghiên cứu tổng hợp tài liệu đã xác định những
yếu tố nguy cơ của tiêu chảy cấp do vi rút Rota cho thấy các yếu tố xã hội như giới
tính là nam, điều kiện kinh tế, bà mẹ dưới 20 tuổi, mẹ hút thuốc khơng liên quan có
ý nghĩa thống kê với việc nhập viện. Sống trong điều kiện tập thể hoặc tiếp xúc với
người bị bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa là những yếu tố nguy cơ nhiễm vi rút
Rota đối với trẻ dưới 16 tuổi ở Anh. Ở châu Âu, trẻ dưới 5 tuổi đi mẫu giáo có tỷ lệ
mắc tiêu chảy cấp do vi rút Rota cao hơn [38].
Nghiên cứu ở nhiều nước đang phát triển cho thấy không bú mẹ là một yếu tố
H
P
nguy cơ. Một nghiên cứu ở 928 trẻ dưới 5 tuổi ở Bangladesh cho thấy không bú mẹ
là yếu tố nguy cơ của tử vong do tiêu chảy cấp vì vi rút Rota. [60] Một số nghiên
cứu ở các nước đang phát triển cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, điều này
không rõ lắm ở các nước phát triển như châu Âu. Một nghiên cứu nhỏ ở Anh cho
thấy bú bình (có hoặc khơng cùng bú mẹ) có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ tiêu
U
chảy cấp do vi rút Rota. Những nghiên cứu trên cho thấy bú mẹ hoàn toàn là yếu tố
bảo vệ chống lại vi rút Rota [38].
H
Ở Mỹ người ta đã tìm ra mối liên quan có ý nghĩa giữa viêm dạ dày ruột nhập
viện do vi rút Rota và nhẹ cân khi sinh (OR= 2, 95% CI: 1.2 – 3,5). Một nghiên cứu
được thực hiện ở khoa chăm sóc tăng cường sơ sinh ở Mỹ cho thấy trẻ sơ sinh
dương tính với vi rút Rota đi ngồi phân lỏng nhiều hơn, phân nhầy mũi nhiều hơn
trẻ sơ sinh âm tính với vi rút Rota. Trẻ đẻ non cũng bị phân máu nhầy nhiều hơn
(p= 0,001) chướng bụng hơn (p= 0,03) và giãn ruột hơn (p= 0,016) so với trẻ đủ
tháng [34].
Một nghiên cứu bệnh chứng khác tại 3 bệnh viện ở Mỹ cũng cho kết quả các
yếu tố nguy cơ của tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bú mẹ ở trẻ dưới 6 tháng (OR=
5,1; 95% CI: 1,2 – 13,2), nhẹ cân khi sinh (<2500 g) (OR= 2,8; 95% CI: 1,6 – 5,0),
trẻ đi nhà trẻ, đặc biệt là đối với trẻ bằng hoặc trên 24 tháng tuổi (OR= 3,0; 95% CI:
1,8 – 5,3). Một yếu tố khác liên quan đến trẻ dưới 2 tuổi nhập viện do vi rút Rota là