Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện eakar và huyện m'đrăk, tỉnh đắc lắc và biện pháp phòng trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN




TRẦN VĂN KHÁNH



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH SÁN DÂY Ở BÒ, DÊ NUÔI TẠI HUYỆN EAKAR VÀ
HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐẮK LẮK VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y






ĐẮK LẮK, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN



TRẦN VĂN KHÁNH




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH SÁN DÂY Ở BÒ, DÊ NUÔI TẠI HUYỆN EAKAR VÀ
HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐẮK LẮK VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60.62.50


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC TÂN
TS. NGUYỄN VĂN DIÊN




ĐẮK LẮK, NĂM 2011

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan luận văn thạc sĩ nông nghiệp “Nghiên cứu một số ñặc
ñiểm dịch tễ học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện EaKar và M’Đrăk, tỉnh
ĐắkLắk và biện pháp phòng trị bệnh” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu trong luận văn là số liệu trung thực.
Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2011
TRẦN VĂN KHÁNH

Học viên cao học khóa 2














ii

LỜI CẢM ƠN


Xin mãi ghi nhớ công lao hướng dẫn, truyền ñạt kiến thức khoa học của
các quý Thầy Cô trong những năm qua.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Nguyên.
Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Tây Nguyên.
Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trường Đại học Tây Nguyên.
Nhân dịp này tôi bày tỏ lòng cảm ơn ñến:
TS. Nguyễn Đức Tân, Viện trưởng Phân viện Thú y Miền Trung, TS.
Nguyễn Văn Diên - Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Tây Nguyên ñã
hướng dẫn, góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Chú Lê Đức Quyết, cô Nguyễn Thị Sâm, anh Nguyễn Văn Thoại, Phân
viện Thú y Miền Trung.
Trạm Thú y huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk.
Trạm Thú y huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk.
Ban Thú y các xã Easô, Xuân Phú, EaKmut, EaĐar, EaPil, CưMta,
EaTrang, Krông Á.
Chân thành cảm ơn:
Các Anh, Chị ñồng nghiệp, các bạn lớp cao học Thú y khóa 1, khóa 2
trường Đại học Tây Nguyên.
Ghi nhớ ơn công lao của Cha Mẹ, Anh, Chị em và các bạn thân thiết ñã
giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới và trong nước 3
1.1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới 3
1.2. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trong nước 4
2. Đặc ñiểm sinh học của sán dây Moniezia 5
2.1. Vị trí của sán dây Moniezia trong hệ thống phân loại ñộng vật học 5
2.2. Đặc ñiểm về hình thái, cấu tạo của sán dây Moniezia 6
2.3. Chu kỳ sinh học của sán dây Moniezia 10
3. Đặc ñiểm dịch tễ học của bệnh sán dây do Moniezia gây ra 13

3.1. Yếu tố thời tiết khí hậu và mùa vụ 13
3.2. Yếu tố tuổi vật chủ cuối cùng 14
3.3. Yếu tố lây truyền bệnh 14
3.4. Sức ñề kháng của trứng sán dây Moniezia 14
4. Tình hình nhiễm sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại 15
4.1. Tình hình nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê, cừu) 15
4.2. Tình hình nhiễm sán dây theo lứa tuổi 17
4.3. Tình hình nhiễm sán dây theo mùa 17
5. Đặc ñiểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây Moniezia 17
5.1. Đặc ñiểm gây bệnh của Moniezia 17
5.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh sán dây Moniezia 18
5.3. Bệnh tích do sán dây Moniezia gây ra 19
5.4. Chẩn ñoán bệnh sán dây Moniezia 20
6. Phòng và trị bệnh sán dây Moniezia ở bò, dê 21
6.1. Điều trị bệnh 21

iv
6.2. Phòng bệnh 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
27
2.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng 27
2.1.2. Thời gian 27
2.1.3. Địa ñiểm nghiên cứu 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.2.1. Nghiên cứu xác ñịnh tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê tại 2 huyện EaKar,
M’Đrăk 27
2.2.2. Nghiên cứu xác ñịnh thành phần loài sán dây ở bò, dê tại tại 2 huyện
EaKar, M’Đrăk 27
2.2.3. Nghiên cứu xác ñịnh ký chủ trung gian của sán dây tại 2 huyện EaKar,

M’Đrăk 27
2.2.4 Nghiên cứu xác ñịnh triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh sán
dây ở bò, dê 28
2.2.5. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở dê 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học theo Nguyễn Như Thanh (2001) 28
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 28
2.3.3. Phương pháp xét nghiệm phân 28
2.3.4. Phương pháp mổ khám thu thập giun sán 30
2.3.5. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu 30
2.3.6. Phương pháp ñịnh loại sán dây 30
2.3.7. Phương pháp thu thập, gây nhiễm nhện ñất 31
2.3.8. Phương pháp ñánh giá hiệu quả ñiều trị bệnh sán dây 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Đặc ñiểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện EaKar, huyện M’Đrăk có
ảnh hưởng ñến dịch tễ bệnh sán dây 36
3.1.1. Đặc ñiểm tự nhiên 36
3.1.2. Kinh tế xã hội 37
v
3.2. Tình hình phát triển ñàn bò, dê của huyện EaKar, M’Đrăk 38
3.2.1. Tình hình phát triển ñàn bò, dê của huyện EaKar 38
3.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò, dê của huyện M’Đrăk 39
3.3. Kết quả ñiều tra tình hình nhiễm sán dây trên bò, dê ở huyện EaKar và
M’Đrăk 39
3.3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê tại huyện EaKar và M’Đrăk 39
3.3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê) tại huyện EaKar và
M’Đrăk 41
3.3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo nhóm tuổi tại huyện EaKar và
M’Đrăk 42

3.3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo ñịa hình huyện M’Đrăk và EaKar44
3.3.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo mùa vụ huyện M’Đrăk và EaKar 45
3.4. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh thành phần loài sán dây ở (bò, dê) 47
3.5. Kết quả xác ñịnh thành phần loài nhện ñất 50
3.6. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây của nhện ñất ở tự nhiên . 51
3.7. Kết quả gây nhiễm thực nghiệm ấu trùng sán dây Moniezia cho nhện ñất
53
3.8. Kết quả mổ khám xác ñịnh triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh
sán dây ở (bò, dê) 55
3.8.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh sán dây ở (bò, dê) 55
3.8.2. Bệnh tích của (bò, dê) nhiễm bệnh sán dây 57
3.9. Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh sán dây ở dê 57
3.10. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở (bò, dê) 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình chăn nuôi bò, dê của huyện EaKar 38
Bảng 1.2. Tình hình chăn nuôi bò , dê của huyện M’Đrăk 39
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây của gia súc (bò, dê) ở huyện EaKar và M’Đrăk
40
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê) tại huyện EaKar và
M’Đrăk 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo nhóm tuổi 43
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở (bò, dê) theo ñịa hình huyện M’Đrăk EaKar
44
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo mùa vụ 46

Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh thành phần loài sán dây ở (bò, dê)
bằng phương pháp nhuộm Carmine 47
Bảng 3.7. Thành phần loài nhện ñất ở huyện EaKar và huyện M’Đrăk 50
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây ở nhện ñất trong tự nhiên 52
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây M. expansa ở nhện ñất qua gây nhiễm
thực nghiệm 54
Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng ở (bò, dê) nhiễm bệnh sán dây 55
Bảng 3.11. Bệnh tích của bò và dê nhiễm bệnh sán dây 57
Bảng 3.12. Hiệu quả tẩy sán dây ở dê bằng một số loại thuốc 58


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Biểu ñồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây của bò, dê ở huyện EaKar và M’Đrăk 40
Biểu ñồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê) tại huyện EaKar và
M’Đrăk 41
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê theo nhóm tuổi 43
Biểu ñồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê theo ñịa hình huyện EaKar và
M‘Đrăk 45
Biểu ñồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò, dê theo mùa vụ 46


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ
Hình 3.1: Sán dây làm tắc ruột non ở dê 48
Hình 3.2. Sán dây ở dê 49
Hình 3.3. Sán dây ở bò 49
Hình 3.4: Ký chủ trung gian của sán dây Moniezia 52
Hình 3.5: Ấu trùng sán dây ở nhện gây nhiễm 52
Hình 3.6. Bò nhiễm sán dây 56





1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi bò là ngành sản xuất thực phẩm rất lớn, tạo ra nguồn thực
phẩm tươi sống, nguyên liệu chế biến thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, ngon và là nguồn thu nhập ñáng kể
ñối với các hộ nông dân.
Dê là một trong những ñộng vật ñược thuần hoá sớm nhất và hiện nay
ñược nuôi phổ biến ở khắp các châu lục. Dê, có tính thích nghi cao với các
ñiều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu hoá của dê rất phát triển, có thể tiêu
hoá nhiều chất xơ. Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ con dê có giá trị
cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn
Protein ñộng vật cho người ở các nước ñang phát triển.
Chăn nuôi bò, dê tận dụng ñược lao ñộng hiện có ở ñịa phương và ñiều
kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái và là ñịnh hướng hợp lý cho phát triển
chăn nuôi của hộ nông dân nghèo. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống ñỡ bệnh
tật tốt, ñầu tư vốn ban ñầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn
nhanh. Những năm gần ñây, lợi nhuận từ nuôi bò, dê khá cao ñã tạo ra triển
vọng phát triển ñàn bò, dê ở huyện EaKar và huyện M’Đrăk, tỉnh ĐắkLắk.
Diện tích ñồng cỏ tự nhiên lớn là ñiều kiện thuận lợi ñể huyện EaKar,
huyện M’Đrăk phát triển chăn nuôi bò, dê. Tuy nhiên, do ñiều kiện kinh tế
còn khó khăn, chăn nuôi bò, dê chưa ñảm bảo kỹ thuật như chuồng nuôi còn
sơ sài, công tác vệ sinh phòng bệnh chưa ñược quan tâm ñúng mức nên bò, dê
phát triển chậm, có triệu chứng gầy còm, lông xù, ỉa chảy, kém ăn, ít vận
ñộng. Theo số liệu của các cán bộ thú y tại ñịa phương cho biết có nhiều sán
dây trong ruột non của bò, dê giết mổ.

Sán dây là loài ký sinh trong ñường tiêu hóa chúng, chiếm ñoạt dinh
dưỡng, gây tổn thương cơ học, thải chất bài tiết làm rối loạn tiêu hóa ảnh
2
hưởng ñến sức sản xuất của vật nuôi, giảm phẩm chất thịt, sữa, tạo ñiều kiện
cho các bệnh khác xảy ra.
Để góp phần nâng cao năng suất cho ñàn bò, dê nuôi tại huyện EaKar,
huyện M’Đrăk nói riêng và tỉnh ĐắkLắk nói chung, giảm thiểu thiệt hại do
bệnh sán dây gây ra trên bò, dê thì việc nghiên cứu các ñặc ñiểm dịch tễ học
và xây dựng các biện pháp phòng trị bệnh là việc cần thiết. Chính vì vậy
chúng tôi ñặt vấn ñề nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ
học bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại huyện EaKar và M’Đrăk, tỉnh ĐắkLắk
và biện pháp phòng trị bệnh”
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ các yếu tố dịch tễ của bệnh sán
dây ở bò, dê ở hai huyện EaKar và M’Đrăk nói riêng và của tỉnh ĐắkLắk nói
chung, ñồng thời giúp người chăn nuôi biết cách phòng trị bệnh sán dây cho
bò, dê nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện chương trình xóa
ñói giảm nghèo ở ñịa phương. Ngoài ra, ñề tài góp phần bồi dưỡng kiến thức
cho cán bộ thú y cơ sở trong việc phòng chống bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác ñịnh ñược một số ñặc ñiểm dịch tễ bệnh sán dây ở bò, dê nuôi tại
huyện EaKar và huyện M’Đrăk bao gồm: tỷ lệ nhiễm, cường ñộ nhiễm, triệu
chứng lâm sàng, bệnh tích lâm sàng của bệnh, thành phần loài sán dây, ký chủ
trung gian Oribatidae sp.
- Đề xuất ñược biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới và
trong nước
1.1. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trên thế giới
Trên thế giới ñã có 1 số công trình nghiên về sán dây gia súc nhai lại,
các tác giả tập trung vào nghiên cứu như dịch tễ học, phân loại, vòng ñời, biện
pháp phòng trị.
Skjabin (1925) ñã mô tả tỉ mỉ về các ñặc ñiểm của 42 loài giun sán trên
thế giới và ñã chỉ ra những loài gây tác hại nhiều cần tập trung phòng ngừa.
Drozdz J. và Malcrewski A. (1971) [36] cho biết trong họ
Anoplocephalidae Cholodkowski (1902) có giống Moniezia Blanchard (1891)
gây bệnh cho gia súc nhai lại (bò, dê, cừu). Giống Moniezia có hai loài: M.
expansa (Rudolphi, 1810) và M. benedeni (Moniez, 1879) phân bố rộng khắp
các vùng. Ngoài ra họ Avittelinidae Spassky(1950) có loài Avittelina
centripunctata (Rivolta, 1870) ký sinh ở ký chủ cuối cùng là bò, trâu, dê, cừu
và các loài nhai lại khác.
Soulsby E. J. L (1982) [62] ñã xác nhận loài sán dây phổ biến ở dê, cừu
và một số thú nhai lại khác là M. expansa, M. benedeni, A. centripunctata.
Borges và cộng sự (2001) [31] cho biết vùng SaoPaulo của Brazin
nhiễm một loài sán dây là Monieza expansa với tỷ lệ là 4,76%. Achi và cộng
sự (2003) [29] ñã ñiều tra tình hình nhiễm giun sán ở bò tại các lò mổ ở vùng
Savannah của Pháp và xác ñịnh loại sán lá thường gặp nhất là sán dây với tỷ
lệ nhiễm là 31%.
Nwosu và cộng sự (1996) [53] cho biết tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại
Nigeria là 31%. Ở Ethiopia, kết quả ñiều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng
ñường ruột ở dê cho thấy tỷ lệ nhiễm sán dây Moniezia expansa là 32,2% và
4
số lượng trứng/gam phân là 545,2 trứng (Etana Debel, 2002 [37]).
Ở cừu, tỷ lệ nhiễm sán dây theo ñiều tra của Eeroanska và cộng sự
(2005) [38] tại Slovakia là 19,2%. Cũng trên ñối tượng cừu, kết quả ñiều tra
của Munib và cộng sự (2004) [46] cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm và

cường ñộ nhiễm giữa các loài sán dây trên ñàn cừu ở Pakistan: tỷ lệ nhiễm M.
expansa là 71,3% trong khi ñó M. benedeni là 2,17% và số lượng trứng/gam
phân tương ứng là 388,85 và 11,8 trứng.
1.2. Tình hình nghiên cứu sán dây ký sinh ở bò, dê trong nước
Theo Phan Địch Lân và cộng sự (1975) [16], bệnh sán dây là một trong
những nguyên nhân gây chết ở dê với tỷ lệ khá cao (40%) vì vậy việc khống
chế bệnh sán dây cần ñược quan tâm.
Nguyễn Thế Hùng và Nguyễn Quang Sức (1994) [2] cho biết, dê vùng
Sơn Tây chỉ nhiễm một loại sán dây thuộc giống Moniezia. Tỷ lệ nhiễm ở
giống dê Bách Thảo là 28,5%, và dê cỏ là 50,66%.
Theo kết quả ñiều tra của Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1975) [16],
ñàn dê của trại X (Nam Hà) nhiễm 5 loại giun sán (sán lá gan, sán lá dạ cỏ,
sán dây, giun xoăn và giun tóc). Trong ñó, ñáng chú ý là tình trạng nhiễm sán
dây: dê ñực giống nhiễm 40%, dê cái hậu bị nhiễm 66,6%, dê dưới 1 năm tuổi
nhiễm 80%, cường ñộ nhiễm từ 5-14 sán dây/dê.
Điều tra trên ñàn dê của Ba Sao (Ninh Bình), Đào Hữu Thanh và Lê Sinh
Ngoạn (1980) [20] thấy dê nhiễm giun sán với tỷ lệ cao, trong ñó nhiễm sán dây
Moniezia ñến 88%.
Nguyễn Thế Hùng (1994) [2] ñã ñiều tra thấy, dê tại trung tâm nghiên
cứu dê, thỏ Sơn Tây và nông trường Đồng Mô nhiễm 4 loại giun sán (sán lá
gan, sán lá dạ cỏ, giun xoăn dạ mũi khế và sán dây). Dê nhiễm sán dây
Moniezia với tỷ lệ tương ñối cao (50,66%).
Qua xét nghiệm 666 mẫu phân và mổ khám 27 dê thuộc 3 giống (Bách
Thảo, Ấn Độ và dê cỏ) ở một số cơ sở nuôi dê, Nguyễn Thế Hùng (1996) [3] cho
5
biết, dê nhiễm hai loài sán dây là M. expansa và M. benedeni. Tỷ lệ nhiễm cao
nhất là ở dê cỏ (51%), sau ñó ñến dê Bách Thảo (28%) và dê Ấn Độ (13%). Dê 4
- 7 tháng tuổi nhiễm nặng nhất (43,7%), thấp nhất là dê trên 12 tháng tuổi (8%).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1997) [9] cho thấy
tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê nuôi tại Bắc Thái chung cho mọi lứa tuổi là 20,4%,

trong ñó dê nhiễm sán dây tăng dần từ 5 ñến 8 tháng tuổi, sau ñó giảm dần.
Mổ khám 748 dê trưởng thành ở một số tình miền núi phiá Bắc Việt
Nam (Thái Nguyên, Bắc Kim, Tuyên Quang, Cao Bằng), Nguyễn Thị Kim
Lan (2000) [14] thấy tỷ lệ nhiễm sán dây M. expansa là 3,1% (cường ñộ
nhiễm từ 1 - 10 sán/dê), M. benedeni là 2% (cường ñộ nhiễm 1 - 3 sán/dê).
Tác giả cũng xét nghiệm phân dê các lứa tuổi nuôi tại 4 tỉnh trên, kết quả thấy
tỷ lệ nhiễm Moniezia sp biến ñộng từ 10 - 19,55%. Trong ñó dê ñịa phương
nuôi tại tỉnh Thái Nguyên nhiễm nhiều nhất, rồi ñến Bắc Kim, Cao Bằng, thấp
nhất là ở Tuyên Quang.
Nhiều tác giả khác, khi ñề cập về thành phần sán dây ký sinh ở loài
nhai lại cũng ñều có ý kiến thống nhất với các tác giả trên (Nguyễn Thị Kỳ,
1994 [7]; Nguyễn Thị Lê và cs, 1996 [19]; Johannes Kaufmann, 1996 [41];
Urquhart G.M. và cs, 1996 [63]; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [6]).
Đào Hữu Thanh và Lê Sinh Ngoạn (1980) [20], Phan Địch Lân và
Phạm Sỹ Lăng (1975) [16], Nguyễn Thế Hùng (1996) [3], Nguyễn Thị Kim
Lan (1997) [8] cũng xác nhận hai loài sán dây thuộc giống Moniezia ký sinh ở
dê và các loại thú nhai lại khác. Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [13] cho biết,
loài M. expansa phổ biến hơn so với loài M. benedeni (hệ số thường gặp loài
M. expansa là 100, trong khi ñó loài M. benedeni là 75).
2. Đặc ñiểm sinh học của sán dây Moniezia
2.1. Vị trí của sán dây Moniezia trong hệ thống phân loại ñộng vật học
Trong hệ thống phân loại ñộng vật học, theo Phan Thế Việt và cộng sự
(1977) [27], sán dây Moniezia có vị trí như sau:
6
Lớp sán dây Cestoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Eucestoda Southwell, 1930
Bộ Cycclophyllidea Beneden in Braun, 1900
Phân bộ Anoplocephalata Skrjabin, 1933
Họ Anoploceohalidae Cholodkowski, 1902
Phân họ Anoplocephalinae Blanchard, 1891

Giống Moniezia Blanchard, 1891
Loài Moniezia expansa (Rudolphi, 1810) Blanchard, 1891
Loài Moniezia benedeni (Moniez, 1879) Blanchard, 1891
2.2. Đặc ñiểm về hình thái, cấu tạo của sán dây Moniezia
Sán dây Moniezia có hình dải băng màu trắng, cơ thể dài, dẹp chia thành
ba phần: ñầu (phần ñầu có các giác bám), cổ (là những ñốt sán nối tiếp sau ñầu,
có khả năng sinh ra các ñốt thân, cơ quan sinh sản ở các ñốt cổ chưa hình thành
rõ), thân (gồm những ñốt sau cổ, có hình dạng và cấu tạo khác nhau).
Thân sán dây lại gồm ba loại ñốt: những ñốt chưa thành thục về sinh
dục (ở gần cổ), cơ quan sinh dục chưa phát triển ñầy ñủ, chỉ thấy cơ quan sinh
dục ñực. Những ñốt thành thục về sinh dục (ở giữa thân), cơ quan sinh dục
trong nhũng ñốt sán này ñã phát triển ñầy ñủ, có ñủ cả cơ quan sinh dục ñực
và cái, có hệ bài tiết, cấu tạo mỗi ñốt tương tự như mỗi cơ thể sán lá, nhưng
khác sán lá là không có hệ tiêu hóa. Những ñốt già (ở cuối ñốt sán), bên trong
ñốt sán chứa ñầy tử cung với vô số trứng sán dây. Ở những ñốt già, cơ quan
sinh dục ñực bị thoái hóa. Những ñốt già thường xuyên ñược rời khỏi cơ thể
sán và theo phân ra ngoài.
Sán dây Moniezia ñược bao bọc bằng lớp da cơ gồm các lớp: cuticun,
màng bazan và lớp dưới cuticun, tiếp theo là lớp cơ. Ở lớp cuticun bên ngoài
có nhiều lỗ thoát nhỏ, lớp cơ gồm nhiều bó cơ vòng và cơ dọc. Bên trong lớp
cơ là các khí quan của sán.
7
Sán dây Moniezia cũng giống các sán dây khác ở ñặc ñiểm không có hệ
tiêu hóa, sán lấy thức ăn bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt cơ thể.
Hệ thần kinh của sán gồm các hạch phân bố ở ñầu, nối với hai dây thần
kinh chạy qua các ñốt sán về cuối thân.
Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp tiêu giảm. Hô hấp theo kiểu yếm khí.
Hệ bài tiết gồm 2 ống chính từ ñầu sán ñi về cuối thân và thông với lỗ
bài tiết.
Ngoài ra, ở mỗi ñốt sán còn có những ống ngang nối liền với 2 ống chính.

Hệ sinh dục có trong mỗi ñốt sán. Cơ quan sinh dục ñực gồm nhiều tinh
hoàn, mỗi tinh hoàn ñược nối với ống dẫn tinh riêng, các ống này ñổ vào ống
dẫn tinh chung và thông với túi sinh sản. Phần cuối của ống dẫn tinh trong túi
sinh sản là dương vật thông với bên ngoài qua lỗ sinh dục ñực. Cơ quan sinh
dục cái gồm Ootype (ngã tư sinh dục). Ootype thông với tử cung, buồng
trứng, tuyến noãn hoàng, tuyến Mehlis, âm ñạo. Phần cuối của âm ñạo là lỗ
sinh dục cái thông với bên ngoài và ở cạnh lỗ sinh dục ñực.
Sán dây Moniezia thuộc bộ Cyclophyllidea nên có ñặc ñiểm: tử cung
phân nhánh, không có lỗ thông với bên ngoài. Tuyến noãn hoàng tập trung, có
hình khối. Trứng nằm trong tử cung. Sán dây Moniezia không ñẻ trứng mà
ñốt sán già sẽ tách khỏi thân và theo phân ra ngoài.
2.2.1. Moniezia expansa
Hình dải băng màu trắng, có ñầu, cổ và thân. Sán có chiều dài 1 - 5m, ñốt
thân rộng nhất có thể ñạt tới 1,6cm. Đầu hơi tròn, có 4 giác bám hình bầu ñực
và cái. Bộ phận sinh dục ñực gồm nhiều tinh hoàn 300 - 400 cái, hình cầu
nhỏ ở giữa ñốt sán. Mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh riêng, hợp thành ống chung
thông với túi dương vật hình lê và với lỗ sinh sản cái. Bộ phận sinh dục cái
kép, gồm buồng trứng phân thùy hình quạt, tuyến dinh dưỡng, tử cung và âm
ñạo có lỗ thông ra cạnh bên ñốt sán. Phần sau mỗi ñốt sán có các tuyến giữa
ñốt hình hoa thị xếp thành hàng ngang. Đốt sán già có tử cung hình túi chứa
8
ñầy trứng sán. Trứng sán hình ba cạnh hoặc bốn cạnh hơi tròn, trong có ấu
trùng 6 móc. Ấu trùng 6 móc ñược bao bọc trong cơ quan hình lê, kích thước
trứng 0,050 - 0,060mm.



2.2.2. Moniezia benedeni
Cơ thể sán dây dài 2 - 4 m, ñốt sán rộng hơn một chút so với M.
expansa,có 4 giác bám tròn, sâu. Nhìn chung hình thái của sán dây M.

benedeni tương ñối giống M. expansa. Có một ñiểm quan trọng ñể phân biệt
hai loài là sự sắp xếp của tuyến giữa ñốt. Ở loài này, tuyến giữa ñốt có dạng
vạch, nằm tập trung ở giữa ñốt sán. Trứng sán với kích thước 0,063 -
0,086mm.

Hình: Hình thái Moniezia benedeni

Nguồn:




Hình: Hình thái Moniezia expansa
Nguồn:

9
Một số hình ảnh sán dây: hình thái cấu tạo

Hình: Moniezia sp.
Nguồn:

Hình: Hình thái Moniezia
Nguồn:

Hình: Hình thái cấu tạo Moniezia
Nguồn:

10

Hình số: Moniezia expansa tìm thấy trong phân dê

Nguồn:


Hình: Trứng sán dây Moniezia
Nguồn:
/>

2.3. Chu kỳ sinh học của sán dây Moniezia
Bệnh sán dây do ba loài sán dây trưởng thành gây nên, trong ñó có hai
loài thuộc giống Moniezia là Moniezia expansa và Moniezia benedeni, một
loài thuộc giống Avitellina là Avitellina centripunctata.
Moniezia expansa và Moniezia benedeni là hai loài sán dây ký sinh ở
ruột non của gia súc nhai lại (dê, cừu, trâu, bò, hươu và những dã thú nhai lại
khác). Gia súc nhai lại là vật chủ cuối cùng của sán, giúp sán hoàn thành vòng
ñời và ký sinh ở giai ñoạn thành thục. Để hoàn thành vòng ñời, sán dây
Moniezia cần vật chủ trung gian là nhiều loài nhện ñất thuộc họ Oribatidae
11
như: Galumna cunarginata, G. obvius, G. nigara, G. virgniensis, Oribatula
minuta, Peloribates curtipilus, Protoschelobates segettii, Scheloribates
taevigatus, S. latipes (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [15]).
Vòng ñời của sán dây Moniezia diễn ra như sau:
Đốt sán theo phân ra ngoài, giải phóng trứng. Nhện ñất ăn phải trứng sẽ
phát triển thành Cysticercoid, mất 120 - 180 ngày (Trịnh Văn Thịnh, Phạm
Văn Khuê, 1982) [26]. Khi bò, dê ăn cỏ có lẫn nhện ñất có chứa ấu trùng sán
dây sau 37 - 50 ngày phát triển thành trưởng thành ký sinh ở ruột non. Sán
dây trưởng thành có thể sống trong ruột bò, dê từ 2 - 7 tháng.
Nhiều tài liệu cho biết có 28 loài nhện ñất thuộc họ Oribatidae, nhưng
phổ biến là hai loài: Scheloribates laevigatus và S. latipes là ký chủ trung gian
của sán dây Moniezia. Thời gian nhện ñất phát triển thành trưởng thành tương
ñối ngắn, thời gian sống lại dài (14 - 19 tháng), vì vậy, ấu trùng gây bệnh

cũng tồn tại lâu trong thiên nhiên.
Nhện ñất có ñặc ñiểm là ưa sống trên ñất bỏ hoang, số lượng rất lớn, mỗi
mét vuông có từ vài nghìn ñến hàng chục nghìn con. Nếu ñồng cỏ ñược cải tạo
luôn thì số lượng nhện ñất giảm, nhện ñất sống ở môi trường có nhiệt ñộ, ñộ
ẩm nhất ñịnh nếu quá lạnh hoặc quá nóng thì nhện ñất di chuyển, khi nóng
(30
0
C, ánh sáng mạnh) và khô, chúng từ thân cây, cỏ bò xuống rễ, có khi xuống
sâu 4 - 5cm, khi trời mưa, ñất ẩm ướt và không có ánh nắng mặt trời chúng bò
lên thân cây, cỏ. Thường chúng hoạt ñộng vào sáng sớm, buổi chiều và tối,
giữa trưa, ánh sáng mạnh ít thấy nhện ñất. Nhện ñất Oribatidae có kích thước
nhỏ, thân phủ lớp kinh cứng, màu nâu ñỏ
Ký chủ cuối cùng là dê, cừu, bò… ăn cỏ, cây có lẫn nhện ñất, vào ñường
tiêu hóa, nhện ñất ñược tiêu hoá nhờ enzym trong ñường tiêu hoá gia súc nhai
lại, giải phóng ra ấu trùng. Ấu trùng bám vào niêm mạc ruột non, lấy dinh dưỡng
và phát triển thành sán dây trưởng thành. Thời gian từ lúc súc vật nuốt phải nhện
12
ñất mang ấu trùng gây bệnh, ñến khi phát triển thành sán dây trưởng thành dài
ngắn tùy theo loài sán: M. expansa là 37 - 40 ngày, M. benedi là 50 ngày.
Theo Drozdz J. và Malcrewski A (1971) [36], Trịnh Văn Thịnh (1978)
[25] thì sau 24 - 48 giờ từ khi trứng sán dây Moniezia ñược nhện ñất nuốt, ñã
thấy ấu trùng trong xoang cơ thể nhện. Thời gian ấu trùng phát triển trong cơ
thể nhện ñất khoảng 120 - 180 ngày, thời gian Moniezia phát triển thành
trưởng thành ở cơ thể loài nhai lại khoảng 1 tháng. Sán dây trưởng thành sống
trong cơ thể ký chủ khoảng 75 ngày, có trường hợp kéo dài ñến 5-6 tháng.

Sán dây trưởng thành
ñược tìm thấy trong ruột
non của vật chủ
Ấu trùng cảm nhiễm trong các vật

chủ trung gian
Trứng sán dây ñược thải
qua phân của vật chủ
Tr
ứng sán dây ñ
ư
ợc các vật
chủ ăn phải
C
ác v
ật chủ chính bị nhiễm
bệnh khi ăn phải vật chủ trung
gian bị nhiễm ấu trùng sán dây
Hình: Vòng ñời sán dây Moniezia
Nguồn: />
Vòng ñời của sán dây Moniezia expansa
13

3. Đặc ñiểm dịch tễ học của bệnh sán dây do Moniezia gây ra
Sự phát sinh và phát triển của bệnh sán dây do Moniezia gây ra phụ
thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tuổi súc vật nhai lại và sức ñề
kháng của mầm bệnh ở ngoài tự nhiên.
3.1. Yếu tố thời tiết khí hậu và mùa vụ
Điều kiện khí hậu ôn hòa, thời tiết ẩm ướt là ñiều kiện thuận lợi cho sự
tồn tại và phát triển của các loài nhện ñất họ Oribatidae. Điều kiện nhiệt ñộ từ
30
0
C trở lên, ánh sáng mạnh, thời tiết khô hanh là ñiều kiện bất lợi cho hoạt
ñộng của nhện ñất - vật chủ trung gian của sán dây Moniezia.
Thời tiết khí hậu quyết ñịnh tính ñặc trưng của các yếu tố mùa vụ. Mùa

xuân và mùa hè là các mùa ấm, ẩm ướt, mưa nhiều, nên vào mùa xuân và mùa
hè, nhện ñất có ñiều kiện sống, phát triển nhanh về số lượng. Đồng thời, vào
những mùa này, nhện ñất trưởng thành cũng có ñiều kiện thuận lợi ñể di
chuyển từ dưới ñất lên thân cây, cỏ. Súc vật nhai lại chăn thả vào những thời
ñiểm này dễ cảm nhiễm sán dây Moniezia do ăn cỏ cây có lẫn nhện ñất mang
Cysticercoid.
Nguyễn Thế Hùng (1994) [2] xác nhận quy luật mùa vụ khi ñiều tra tình
hình nhiễm giun sán ở ñàn dê của trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây và nông
trường Đồng Mô: tỷ lệ nhiễm ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân.
Nghiên cứu tỷ lệ và cường ñộ nhiễm sán dây Moniezia ở ñàn dê ñịa
phương của tỉnh Bắc Thái (cũ), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1998) [10] thấy,
tỷ lệ nhiễm Moniezia ở dê trong vụ Đông - Xuân là 12,3 - 15,4%; trong khi tỷ
lệ nhiễm trong vụ Hè - Thu là 20,8 - 28,8%, cường ñộ nhiễm trong vụ Hè -
Thu cũng nặng hơn vụ Đông - Xuân.



14
3.2. Yếu tố tuổi vật chủ cuối cùng
Bệnh do Moniezia gây ra thấy nhiều ở ñộng vật nhai lại còn non. Theo
Hetherington L (1995) [40] thì, bệnh do Moniezia gây ra ở dê là bệnh ký sinh
trùng nặng và gây tác hại lớn nhất ñối với dê non, ở dê trưởng thành ít mắc
bệnh hơn.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [25] cho biết, ở bò, bệnh do Moniezia ít thấy
lưu hành, chỉ thấy ở bê 3 - 4 tháng tuổi, hiếm thấy ở bê từ 8 tháng tuổi trở lên.
3.3. Yếu tố lây truyền bệnh
Nhện ñất Oribatidae - vật chủ trung gian chính là yếu tố làm lây truyền
bệnh từ súc vật bệnh sang súc vật khỏe. Tình hình nhiễm sán dây Moniezia
hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố và khả năng sinh sống của nhện ñất trên
ñồng cỏ, bãi chăn. Nhện ñất phân bố rộng khắp các vùng, chúng ñặc biệt thích

hợp với những khu vực ñồi, bãi bỏ hoang lâu ngày không canh tác. Ngoài khả
năng sinh sản lớn thì thời gian mà ấu trùng phát triển thành nhện trưởng thành
tương ñối ngắn, ñó là nguyên nhân làm cho số lượng nhện ñất tăng lên rất
nhanh. Phạm Văn Khuê và cs (1996) [6] cho biết, ở nhiệt ñộ 20
0
C, ẩm ñộ
100%, thời gian hoàn thành vòng ñời của nhện ñất là 47 - 109 ngày. Nhện
trưởng thành sống thời gian dài ở ngoài tự nhiên (14 - 19 tháng). Điều kiện
thuận lợi cho nhện ñất hoạt ñộng là nhiệt ñộ 18 - 25
0
C, ñộ ẩm cao và ánh sáng
yếu. Những vật chủ trung gian này hay sống trên ñồng cỏ ở những bụi cây.
Mỗi mét vuông ñồng cỏ có 6100 - 15,200 con nhện ñất nếu ñồng cỏ ñược cải
tạo thì số lượng vật chủ trung gian giảm. Nhện ñất hay hoạt ñộng vào sáng
sớm hay chiều tối, ban ngày thường chui xuống ñất.
3.4. Sức ñề kháng của trứng sán dây Moniezia
Khi trứng sán dây ở trong nước hoặc ở chuồng gia súc ẩm ướt, trong 10 -
15 ngày có 30 - 40% số trứng bị chết, sau 40 - 50 ngày có 93 - 99% chết. Ở nơi
khô ráo, trong 6 giờ có tới 30 - 35% số trứng chết. Đốt sán ở nơi khô ráo thì
15
trứng trong ñốt bị chết 50% trong 10 ngày ñêm và chết hết sau 60 ngày. Ở
trong phân khô tự nhiên, sau 10 ngày có ñến 98% số trứng sán bị chết. Nguyễn
Thị Kim Lan (2008) [15].
4. Tình hình nhiễm sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại
4.1. Tình hình nhiễm sán dây theo loài gia súc (bò, dê, cừu)
Theo kết quả ñiều tra của Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1975) [16],
ñàn dê của trại X (Nam Hà) nhiễm 5 loại giun sán (sán lá gan, sán lá dạ cỏ,
sán dây, giun xoăn và giun tóc). Trong ñó, ñáng chú ý là tình trạng nhiễm sán
dây: dê ñực giống nhiễm 40%, dê cái hậu bị nhiễm 66,6%, dê dưới 1 năm tuổi
nhiễm 80%, cường ñộ nhiễm từ 5 - 14 sán dây/dê.

Điều tra trên ñàn dê của Ba Sao (Ninh Bình), Đào Hữu Thanh và Lê Sinh
Ngoạn (1980) [20] thấy, dê nhiễm giun sán với tỷ lệ cao, trong ñó nhiễm sán dây
Moniezia ñến 88%.
Theo Rao J. R. và Deorani V. P. S. (1988) [56] cho biết, xét nghiệm
phân trâu, bò, dê ở huyện Port Blair (Ấn Độ), thấy bò nhiễm sán dây
Moniezia là 2,1%, dê là 3%.
Bilquees (1988) [32] kiểm tra ký sinh trùng ngẫu nhiên 4 năm 1 lần
trên 3.613 súc vật nhai lại, gồm 503 cừu và 3.110 dê ở Karanchi, kết quả phát
hiện ñược nhiều loài giun, sán, trong ñó có sán dây Moniezia sp.
Krishna L.và cs (1989) [43] xét nghiệm các mẫu phân của bò, trâu, dê,
cừu ở thung lũng Kangra - Ấn Độ, kết quả là trong số 1.194 bò, dê có 1017
con nhiễm từ một ñến nhiều loại ký sinh trùng (85%). Riêng tỷ lệ nhiễm sán
dây Moniezia thì bò nhiễm 1%, trâu 0,7%, không thấy dê và cừu nhiễm.
Alvarado R. Và cs (1990) [30] thu thập mẫu phân dê của 5 trại nuôi dê
ở những khu vực khác nhau của Costarich, người ta ñã tìm thấy trứng của 5
loài giun tròn và rất nhiều ñốt sán dây Moniezia, mặc dù chưa thấy triệu
chứng ỉa chảy, nhưng số dê gầy yếu rất nhiều.
16
Khi nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán của dê và cừu ở huyện
Filiano, tỉnh Potenza (Ý), kiểm tra phân của 20 ñàn dê, cừu thì cả 20 ñàn ñều
nhiễm ký sinh trùng ñường ruột, trong ñó có 11 ñàn nhiễm sán dây Moniezia
với cường ñộ nhiễm từ nhẹ tới nặng Quesada A và cs (1990) [55].
Nguyễn Thế Hùng (1994) [2] ñã ñiều tra thấy, tại trung tâm nghiên cứu
dê, thỏ Sơn Tây và nông trường Đồng Mô nhiễm 4 loại giun sán (sán lá gan,
sán lá dạ cỏ, giun xoăn dạ mũi khế và sán dây), dê nhiễm sán dây Moniezia
với tỷ lệ tương ñối cao (50,66%).
Qua xét nghiệm 666 mẫu phân và mổ khám 27 dê thuộc 3 giống (Bách
Thảo, Ấn Độ và dê cỏ) ở một số cơ sở nuôi dê, Nguyễn Thế Hùng (1996) [3] cho
biết, dê nhiễm hai loài sán dây M. expansa và M. benedeni. Tỷ lệ nhiễm cao nhất
là ở dê cỏ (51%), sau ñó ñến dê Bách Thảo (28%) và dê Ấn Độ (13%). Dê 4 - 7

tháng tuổi nhiễm nặng nhất (43,7%), thấp nhất là dê trên 12 tháng tuổi (8%).
Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [14] mổ khám 748 dê trưởng thành ở một
số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Thái Nguyên, Bắc Kim, Tuyên Quang,
Cao Bằng) thấy, tỷ lệ nhiễm sán dây M. expansa là 3,1% (cường ñộ nhiễm từ
1-10 sán/dê) và M. benedeni là 2% (cường ñộ nhiễm 1-3 sán/dê). Tác giả
cũng xét nghiệm phân dê các lứa tuổi nuôi tại 4 tỉnh trên, kết quả thấy tỷ lệ
nhiễm Moniezia sp. biến ñộng từ 10 - 19,55%. Trong ñó dê ñịa phương nuôi
tại tỉnh Thái Nguyên nhiễm nhiều nhất, rồi ñến Bắc Kim, Cao Bằng, thấp nhất
là ở Tuyên Quang.
Ở cừu, tỷ lệ nhiễm sán dây theo ñiều tra của Eeroanska và cộng sự
(2005) [38] tại Slovakia là 19,2%. Cũng trên ñối tượng cừu kết quả ñiều tra của
Munib và cộng sự (2006) cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm và cường ñộ
nhiễm giữa các loài sán dây trên ñàn cừu ở Pakistan: tỷ lệ nhiễm Moniezia
expansa là 71,3% trong khi ñó Moniezia benedeni là 2,17% và số lượng
trứng/gam phân tương ứng là 388,85 và 11,8 trứng.

×