Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý điều trị tại trạm y tế hai xã triệu sơn, triệu trạch và thị trấn ái tử huyện triệu phong, tỉnh quảng trị năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN LONG

H
P

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH
NHÂNTĂNG HUYẾT ÁP ĐƯỢC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM Y TẾ
HAI XÃ TRIỆU SƠN, TRIỆU TRẠCH VÀ THỊ TRẤN ÁI TỬ HUYỆN
TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2022

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN LONG

TUÂNTHỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH

H


P

NHÂNTĂNG HUYẾT ÁP ĐƯỢC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM Y TẾ
HAI XÃ TRIỆU SƠN, TRIỆU TRẠCH VÀ THỊ TRẤN ÁI TỬ HUYỆN
TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM CÔNG TUẤN

HÀ NỘI, 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phịng Quản lý Đào tạo, các thầy
cơ Trường Đại học Y tế cơng cộng đã có nhiều cơng sức đào tạo, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn đến
TS. Phạm Công Tuấn và giáo viên hỗ trợ là ThS. Nguyễn Thị Hường đã tận tình giúp
đỡ, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Quảng Trị cùng các bạn đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận văn.


H
P

Sau cùng tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bạn trong lớp Thạc sỹ Y tế
Cơng cộng khóa 24 và người thân trong gia đình đã cùng tơi chia sẻ những khó khăn
và dành cho tơi những tình cảm, động viên quý báu trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này./.

Quảng Trị, tháng 7 năm 2022

H

U


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Định nghĩa, phân loại ............................................................................................ 4

H

P

1.2. Điều trị tăng huyết áp tại Trạm y tế xã .................................................................. 5
1.3. Cách đo lường tuân thủ điều trị THA .................................................................... 6
1.4. Hậu quả, biến chứng của tăng huyết áp ................................................................. 8
1.5. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân
thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam ................................................ 9
1.5.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới ...................................... 9
1.5.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam ................................... 10

U

1.6. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị THA .............................................. 12
1.7. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 20

H

1.8. Khung lý thuyết/cây vấn đề: ................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 23
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 23
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 24
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................................... 24
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 25
2.6. Các biến số nghiên cứu ....................................................................................... 25
2.6.1. Biến số độc lập................................................................................................. 25

2.6.2. Biến số phụ thuộc............................................................................................. 25


iii
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 26
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu........................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 27
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 27
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học .................................................................................. 27
3.1.2. Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp ....................................................................... 28
3.1.3. Dịch vụ y tế điều trị THA ngoại trú .................................................................. 30
3.1.4. Sự hỗ trợ của gia đình và xã hội ....................................................................... 31
3.1.5. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu ............... 33
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị THA ........................................................................ 35
3.2.1. Tuân thủ điều trị thuốc ..................................................................................... 35
3.2.2. Tuân thủ thay đổi lối sống ................................................................................ 36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ................................. 39

H
P

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 42
4.1. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị bệnh tăng huyết áp ..................................... 42
4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú ......... 43
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng

U

huyết áp ..................................................................................................................... 48
4.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ trợ

gia đình - xã hội ......................................................................................................... 48
4.3.2. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với đặc điểm bệnh tăng huyết áp .... 49
4.3.3. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với dịch vụ y tế điều trị ngoại trú
THA .......................................................................................................................... 49

H

4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 50
4.5. Sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục sai số .......................................... 51
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 52
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 54
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 62
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại TYT xã huyện
Triệu Phong ............................................................................................................... 62
Phụ lục 2: Biến số nghiên cứu .................................................................................... 74


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Y tế
Cán bộ y tế
Đối tượng nghiên cứu
Huyết áp
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2
Tăng huyết áp
Tn thủ điều trị
Trạm y tế

Tổ chức Y tế thế giới

BYT
CBYT
ĐTNC
HA
HATT
HATTr
SARS-CoV2
THA
TTĐT
TYT
WHO

H
P

H

U


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thang đánh giá tuân thủ điều trị thuốc ......................................................... 7
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học ............................................................................ 27
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ........................ 28
Bảng 3.3. Biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu .................................. 29
Bảng 3.4. Thông tin về dịch vụ y tế điều trị THA....................................................... 30
Bảng 3.5. Thông tin về sự hỗ trợ của gia đình – xã hội............................................... 31

Bảng 3.6. Tỷ lệ đạt kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA ................................... 33
Bảng 3.7. Tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị thuốc ................................................................. 35
Bảng 3.8. Tỷ lệ đạt tuân thủ chế độ ăn uống............................................................... 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ đạt tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập, theo dõi huyết áp ................ 37

H
P

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với đặc điểm nhân khẩu học, hỗ
trợ gia đình - xã hội.................................................................................................... 39
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với đặc điểm bệnh THA ........ 40
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với dịch vụ y tế điều trị THA
ngoại trú .................................................................................................................... 41

U

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với kiến thức về bệnh và chế độ
điều trị THA .............................................................................................................. 41

H


vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Lý do không đo HA và ghi HA thường xuyên ........................................ 38
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các loại tuân thủ điều trị THA ....................................................... 39

H
P


H

U


vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tại các nước đang phát triển, tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân gây tử vong,
tàn tật hàng đầu.Theo kết quả điều tra tại Việt Nam về yếu tố nguy cơ của các bệnh
không lây nhiễm năm 2015, tỷ lệ mắc THA là 30,6%. Thời gian qua, đại dịch Covid
19 xuất hiện khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiểu khó khăn, trong đó có người
bệnh THA. Hiện chưa có nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị (TTĐT) của bệnh
nhân THA tại tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Triệu Phong nói riêng, đặc biệt trong
bối cảnh dịch Covid-19. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu mơ tả thực thực và
phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp ở bệnh
nhân tăng huyết áp được quản lý điều trị tại một số trạm y tế xã tại huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị năm 2022.

H
P

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp nghiên
cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng
huyết áp và có tên trong danh sách quản lý tại các trạm y tế xã thuộc huyện Triệu
Phong, lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi và có thời gian điều trị tại trạm y tế (TYT) trên 6
tháng. Kết quả tính cỡ mẫu có 207 bệnh nhân THA được lựa chọn. Bệnh nhân được

U

phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi có cấu trúc đã soạn sẵn. Bộ câu hỏi định lượng

được thiết kế dựa vào nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Số liệu được thu thập khi
bệnh nhân THA đến TYT lĩnh thuốc hàng tháng. Các thông tin được làm sạch, nhập

H

liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị chung đạt
34,8%, trong đó tuân thủ thuốc đạt 86,0%, tuân thủ thay đổi lối sống chỉ đạt 39,6%. Có
39,1% người bệnh uống rượu/bia thường xuyên, 11,1% có thay đổi chế độ ăn uống và
19,8% sử dụng lượng rượu bia tăng lên kể từ khi có dịch Covid 19. Có 33,3% người
bệnh không được CBYT hướng dẫn chế độ khám bệnh định kỳ, 45,9% bệnh nhân
khơng có ai nhắc nhở tn thủ điều trị. 49,3% không luyện tập thường xuyên, 35,3%
tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy HA được kiểm soát.Một số yếu tố liên quan đến tuân
thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp: Đối tượng nghiên cứu sống với gia đình, gia
đình có tiền sử mắc THA và hài lịng với thái độ của CBYT có xu hướng tn thủ điều
trị chung cao hơn so với nhóm đối tượng nghiên cứu sống một mình, trong gia đình
khơng có người mắc bệnh THA, khơng hài lịng với thái độ của cán bộ y tế.


viii
Cần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn của nhân viên y tế và tăng cường công
tác truyền thông, giáo dục kiến thức về hiệu quả của luyện tập thể thao trong điều trị
bệnh, tác hại của rượu bia đối với bệnh và không tự ý dừng thuốc khi cảm thấy HA
được kiểm sốt. Bản thân người bệnh khơng tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy huyết áp
được kiểm soát, hạn chế sử dụng rượu/ bia, thường xuyên luyện tập thể dục thể
thao.Người nhà bệnh nhân cần quan tâm, nhắc nhở người bệnh tuân thủ điều trị, hạn
chế uống rượu bia, thường xuyên luyện tập thể theo, uống thuốc đúng yêu cầu.

H
P


H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính phổ biến và là một trong những nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu trên tồn cầu. Ước tính năm 2021, trên thế giới có tới 1,28 tỉ
người mắc tăng huyết áp (4). Khi dân số già hóa, lối sống tĩnh tại hơn và tăng cân
nặng, tỉ lệ tăng huyết áp được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng đến khoảng 1,5 tỷ vào năm
2025 (5). Tại Việt Nam, theo điều tra của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2015 tại 8
tỉnh thành có đến 47,3% người từ 25 tuổi trở lên mắc THA (6). Nếu các biện pháp
quản lý và dự phịng khơng phù hợp thì dự kiến tới năm 2025 cả nước sẽ có khoảng 25
triệu người mắc tăng huyết áp (7). Trong thời gian qua chính phủ và Bộ Y tế đã ban
hành nhiểu chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động phịng chống bệnh
khơng lây nhiễm như Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng

H
P

chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim
mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không
lây nhiễm khác cho giai đoạn 2015 – 2025 với mục tiêu chung là khống chế tốc độ gia
tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong
sớm do mắc các bệnh khơng lây nhiễm. Ưu tiên phịng, chống ung thư, tim mạch, đái

U


tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn, cùng với việc phát hiện các
yếu tố nguy cơ để điều trị tại tuyến y tế xã, phường (8), Quyết định số 2559/QĐ-BYT
ngày 20/4/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị,

H

quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế
xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020 (9).

Bệnh nhân THA phải điều trị suốt đời. Nếu người bệnh THA khơng tn thủ
điều trị (TTĐT) sẽ có thể bị tàn phế hoặc tử vong. Việc TTĐT giúp huyết áp được
kiểm sốt tốt sẽ phịng được những biến chứng của bệnh, kéo dài tuổi thọ, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người bệnh (10).
Nhiểu nghiên cứu trước đây cho thấy việc tuân thủ điều THA còn chưa cao.
Nghiên cứu Nandini Natarajan tại Canađa cho thấy có 77% bệnh nhân có tuân thủ
dùng thuốc điều trị THA (11). Năm 2016, tại Trung Quốc, tác giả Lo SH cũng tiến
hành nghiên cứu cho thấy có 55,9% đối tượng nghiên cứu không tuân thủ uống thuốc
THA (12). Nghiên cứu của Đỗ Thị Hiến năm 2020 cũng cho thấy: 0,67% đối tượng
nghiên cứu tuân thủ cao, 22,6% bệnh nhân tuân thủ trung bình và 77,66% tuân thủ


2
thấp (13). Tại An Giang theo tác giả Ngô Vương Hồng Giang chỉ có 15,2% ĐTNC
tn thủ điều trị THA (14).
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Triệu Phong trong 6 tháng đầu năm
2021, Trung tâm đang quản lý tại 18 trạm y tế với 2454 bệnh nhân tăng huyết áp (15).
Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân THA là cao nhất trong các bệnh nội khoa thường gặp tại
Trạm Y tế chiếm 19,6 % tổng số lượt khám bệnh nội khoa của các Trạm Y tế (15).
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc quản lý và điều trị các bệnh nhân THA ở các
trạm y tế thuộc huyện Triệu Phong đang gặp nhiểu khó khăn trong bối cảnh dịch

Covid -19. Những người mang bệnh nền trong đó chiếm số lượng lớn nhất là người
bệnh THA cũng được coi là nhóm dễ tổn thương nhất bởi Covid-19.
Đại dịch COVID-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, tác

H
P

động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Tại
Việt Nam, tình hình dịch bệnh cũng rất phức tạp theo các giai đoạn khác nhau. Theo
thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến ngày 30/03/2022, Việt Nam có 9.472.254 ca
nhiễm COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số

U

ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình
qn cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm) (16).

Tại tỉnh Quảng Trị trong ngày 30/3/2022 cũng ghi nhận 1.590 ca mắc mới

H

COVID-19 (16). Nhằm đánh giá sự tuân thủ điều trị THA theo khuyến cáo của Bộ Y
tế, thu thập các thơng tin để góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị
cho các bệnh nhân THA, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 như hiện nay học
viên tiến hành nghiên cứu đề tài“Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh
nhân tăng huyết áp được quản lý điều trị tại trạm y tế hai xã Triệu Sơn, Triệu Trạch
và thị trấn Ái Tử huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị năm 2022”.



3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang được
điều trị tại Trạm Y tế hai xã Triệu Sơn, Triệu Trạch và thị trấn Ái Tử huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng
huyết áp đang được điều trị tại Trạm Y tế hai xã Triệu Sơn, Triệu Trạch và thị trấn Ái
Tử huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị năm 2022.

H
P

H

U


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa, phân loại
1.1.1. Định nghĩa
Định nghĩa huyết áp: Theo Bộ Y tế huyết áp là số đo về lực tác động của máu
lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được
bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch (17). Tăng huyết áp: Theo
Tổ chức y tế thế giới, một người trưởng thành 18 tuổi trở lên gọi là tăng huyết áp khi
huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg (18).
Tuân thủ điều trị THA: Dựa trên định nghĩa của Hayner và Rand có sử đổi (19)
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Tuân thủ điều trị là trong phạm vi hành vi của một
người dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống đúng với những khyến


H
P

cáo phù hợp của Bộ Y tế.

Bối cảnh dịch Covid 19 là hoàn cảnh xã hội đang được cơng bố có dịch covid
và đang được thực hiện các biện pháp phòng ngừa kiểm soát dịch Covid -19.
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp

Theo Bộ Y tế chẩn đoán THA dựa vào chỉ số huyết áp đo được

U

Bảng 1.1 Phân loại tăng huyết áp theo phác đồ của Hội Tim mạch Việt Nam (20)
Phân độ HA

HATT (mmHg)

HA tối ưu

< 120



< 80

120 – 129

và/hoặc


80 - 84

130 – 139

và/hoặc

85 - 89

140 – 159

và/hoặc

90 - 99

160 – 179

và/hoặc

100 - 109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn


≥ 140

và/hoặc

< 90

HA bình thường*
Bình thường cao**
THA độ 1 (nhẹ)
THA độ 2 (trung
bình)

H

HATTr (mmgHg)

độc
Nếu HA khơng cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương
cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT.
** Tiền tăng huyết áp: khi HATT > 120 -139 mmHg và HATTr > 80- 89 mHg.


5
Những người khơng trong tình trạng có bệnh cấp tính , khơng dùng các loại thuốc
hạ áp thì được áp dụng các tiêu chuẩn trên.
1.2. Điều trị tăng huyết áp tại Trạm y tế xã
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh tăng huyết áp là bệnh mạn tính, cần phải
được theo dõi, điều trị đúng, đủ hàng ngày và trong thời gian dài (21).
Mục tiêu điều trị THA (20):
Chọn phương thức điều trị có chứng cứ giảm tối đa nguy cơ lâu dài toàn bộ về

bệnh suất và tử suất tim mạch, tử vong chung.
Xác định ngưỡng HA ban đầu cần điều trị và đích HA cần đạt theo cá nhân hóa:
dựa vào độ THA, bệnh phối hợp và nhóm tuổi.
Điều trị kiểm sốt cùng lúc tất cả các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm và các

H
P

bệnh đồng mắc theo các khuyến các hiện hành.

Xác định các yếu tố càn trở sự tuân thủ điều trị.

Về tuân thủ điều trị của người bệnh cũng như để đánh giá sự tuân thủ điều trị
của người bệnh bao gồm các phương pháp sau đây:
* Điều trị tăng huyết áp sử dụng thuốc

U

Tùy theo mức độ huyết áp và nguyên nhân của tăng huyết áp, người bệnh sử
dụng thuốc để giúp hạ huyết áp (21).

Một số nhóm thuốc hạ HA thường được dùng là: nhóm lợi tiểu, chẹn kênh

H

canxi, ức chế men chuyển, chẹn beta giao cảm, chẹn alpha giao cảm, tác động lên hệ
giao cảm trung ương.

Để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan, ngoại trừ các tình huống cấp cứu
thì khơng nên hạ HA q nhanh.


Một số nguyên tắc lựa chọn thuốc HA: người bệnh đã quen dùng với thuốc điều
trị THA cũ, tác dụng không mong muốn, khoảng tiền mà người bệnh phải chi trả để sử
dụng thuốc…
* Điều trị tăng huyểt áp bằng biện pháp thay đổi lối sống
Theo chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế (21), trường hợp tăng huyết áp
giai đoạn 1 mà chưa có biến chứng, khơng có các tổn thương đến cơ quan đích, người
bệnh được khuyến cáo khởi đầu việc điều trịkhởi đầu việc điều trị bằng cách tích cực
thay đổi lối sống (có chế độ ăn uống hợp lý, tích cực giảm cân, hạn chế sử dụng
bia/rượu, không hút thuốc lá…) trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc, các nghiên cứu


6
cũng cho thấy sự đáp ứng chuẩn sau 4 – 6 tháng đầu thực hiện. Trường hợp biện pháp
thay đổi lối sống không đáp ứng lúc này mới kết hợp với việc dùng thuốc.
1.3. Cách đo lường tuân thủ điều trị THA
Tuân thủ điều trị có thể được đánh giá bằng hai phương pháp: Phương pháp đo
lường trực tiếp và phương pháp đo lường gián tiếp.
Phương pháp đo lường trực tiếp: Như định lượng nồng độ thuốc trong máu và
nước tiểu, dùng chất đánh dấu thuốc, quan sát bệnh nhân trực tiếp dùng thuốc. Những
phương pháp này giúp đo lường chính xác sự tn thủ trong dùng thuốc nhưng lại
khơng khả thi khi áp dụng thực tế trên số lượng bệnh nhân lớn hoặc điều trị ngoại trú
tại nhà, nhất là trong thời gian dài.
Phương pháp đo lường gián tiếp: Phương pháp thường được dùng như đếm viên

H
P

thuốc, dùng dụng cụ theo dõi việc mở các lọ thuốc điện tử như Medication Events
Monitorig System. Tuy nhiên một phương pháp áp dụng phổ biến hơn là bệnh nhân tự

tường thuật hoặc ghi lại nhật ký dùng thuốc. Tuy vậy, phương pháp bệnh nhân tự khai
báo thông qua phỏng vấn và ghi nhật ký dùng thuốc có thể làm cho kết quả cao hơn
thực tế.

U

Qua tham khảo nhiểu nghiên cứu đã thực hiện trước đây như nghiên cứu của
Đặng Thị Thu Huyền tại Hải Dương (2018) (1), nghiên cứu của Đỗ Duy Tân ở Hịa
Bình (2019) (2), nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Hạnh (2020) ở Hải Phòng (3) cho

H

thấy bệnh nhân được xem là tuân thủ điều trị khi đồng thời đạt 2 tiêu chí là: tuân thủ
điều trị thuốc lâu dài, liên tục theo hương dẫn của nhân nhân y tế và tuân thủ thay đổi
lối sống (có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu,
thuốc lá, thường xuyên tập thể dục). Vì vậy nên trong nghiên cứu này học viên đánh
giá tuân thủ điều trị tăng huyết áp gồm 2 yếu tố là tuân thủ dùng thuốc và thay đổi lối
sống.
1.3.1. Đo lường tuân thủ điều trị thuốc
Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng phương pháp tự khai báo, sử dụng bộ
câu hỏi phỏng vấn của Morisky (MAQ – Medication adherence questionnare – Moríky
8) là một thang đo được áp dụng rộng rãi hơn cả rất nhiểu nghiên cứu tuân thủ điều trị
các bệnh mãn tính, đặc biệt là tăng huyết áp. Thang đo gồm 8 mục để đo lường tuân
thủ điều trị thuốc hạ huyết áp. Bao gồm 8 cầu hỏi về hành vi uống thuốc của người
bệnh được đưa ra để người bệnh tự trả lời. Nguyên tắc của biện pháp này là người


7
bệnh được coi như là tuân thủ thuốc khi không quên uống thuốc, không quên mang
quên mang thuốc đi xa nhà, khơng khó khăn khi nhớ uống thuốc, khơng cảm thấy

phiền tối vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ huyết áp, không tự ý ngừng thuốc do
tác dụng phụ của thuốc hoặc khi huyết áp được kiểm soát (22).
Bảng 1.1. Thang đánh giá tuân thủ điều trị thuốc
STT Các mục của thang đánh giá tuân thủ điều trị thuốc huyết áp
Từ lúc bắt đầu điều trị thuốc huyết áp, Ơng/bà có qn tái khám lần nào khơng?
Từ lúc bắt đầu điều trị, có khi nào Ơng/Bà qn uống thuốc huyết áp khơng?
Trong hai tuần qua Ơng/Bà có qn uống thuốc hut áp khơng?
Khi cảm thấy khó chịu do uống thuốc, Ơng/Bà có tự ý ngừng thuốc huyết áp

H
P

khơng?

Khi Ơng/Bà đi xa nhà, có khi nào quên mang thuốc theo khơng?
Ngày hơm qua Ơng/Bà có qn uống thuốc huyết áp không?

Khi thấy kết quả xét nghiệm máu đã được kiểm sốt, Ơng/Bà có bao giờ tự
ngừng uống thuốc huyết áp khơng?

U

Ơng/Bà có khi nào cảm thấy phiền tối vì ngày nào cũng phải uống thuốc huyết
áp không?

Trong các câu hỏi trên, câu trả lời Có được 0 điểm, câu trả lời 0 được 1 điểm.

H

Những người bệnh được coi là tuân thủ điều trị khi trả lời được ≥ 6 câu (tương

đương ≥ 6 điểm).

Thang đo Morisky đã được nhiểu nước trên thế giới sử dụng để đánh giá tuân
thủ điều trị đối với bệnh nhân THA. Thang đo này cũng đã được chuẩn hóa và áp dụng
trong một số nghiên cứu tại Việt Nam để đánh giá tuân thủ điều trị THA. Một số
nghiên cứu có thể kể đến như nghiên cứu của Đặng Thị Thu Huyền năm 2018 về tuân
thủ điều trị của bệnh nhân THA tại Hải Dương năm 2018 (1). Nghiên cứu của Trần
Công Trưởng năm 2018 đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA điều trị ngoại
trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 (23).
Nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Hạnh về thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh
THA điều trị ngoại trú tai Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng năm 2020 (3). Nghiên cứu
của Đỗ Thị Hiến năm 2020 về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến


8
việc tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108
(13).
1.3.2. Đo lường tuân thủ điều trị thay đổi lối sống
Học viên dựa vào những nghiên cứu trước đây của Đặng Thị Thu Huyền (1) và
Đỗ Duy Tân (2) để đánh giá tuân thủ thay đổi lối sống của đối tượng nghiên cứu, việc
tuân thủ được đo lường bằng các câu hỏi (D1, D3, D4, D5, D8, D10, D13). Đối tượng
nghiên cứu được chia thanh 2 mức độ không tuân thủ và tuân thủ, ĐTNC được xem là
tuân thủ thay đổi lối sống khi trả lời được ≥ 5 câu hỏi (tương đương ≥5 điểm), ĐTNC
được xem là không tuân thủ khi trả lời < 5 câu hỏi (chi tiết tại phụ lục 1). Các câu hỏi
phỏng vấn xoay quanh các nội dung về chế độ tập thể thao, việc theo dõi huyết áp,
thay đổi chế độ ăn, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu/ bia.

H
P


1.4. Hậu quả, biến chứng của tăng huyết áp

Những biến chứng của bệnh tăng huyết áp có thể để lại các di chứng nguy hiểm
(suy thận, suy tim, tai biến mạch máu não) hoặc gây tử vong, làm chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội (24).
- Đối với não: Tăng huyết áp có thể gay ra tai biến mạch máu não (thiếu máu

U

não, nhũn não, xuất huyết não (25).

- Đối với tim mạch: Tăng huyết áp có thể gây to tim, suy tim. Lớp trong cùng
của thành mạch máu bị nứt do áp lực cao của dòng máu, làm cho bạch cầu và mỡ máu

H

chui qua chỗ rạn nứt rơi xuống thành mạch máu, khiến thành mạch bị dày lên và hẹp
đi, tính đàn hồi bị mất dần, làm số lượng oxy nuôi tim bị giảm. Hậu quả là sẽ xuất hiện
tình đau thắt ngực, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, có thể gây tử vong cho người bệnh
(25).

- Đối với thận: Tăng huyết áp gây hư hỏng các màng mạch máu của tế bào thận,
dẫn đến hẹp động mạch thận, cuối cùng làm suy thận (25).
- Đối với mắt: Mạch máu của võng mạc sẽ bị hỏng do tăng huyết áp, thành
động mạch cứng và dầy lên làm cho động mạch bị hẹp lại. Tăng huyết áp cịn có thể
gây phù thị giác, xuất huyết võng mạc, gây giảm thị lực thậm chí làm cho người bệnh
bị mù lòa (25).


9

1.5. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố ảnh hưởng đến
tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới
Trên thế giới có nhiểu nghiên cứu cho thấy, tuân thủ điều trị thấp là một trong
những nguyên nhân khiến tỷ lệ kiểm sốt huyết áp khơng cao. Theo nghiên cứu của tác
giả Krzesinski J và cộng sự tại Brussels Bỉ năm 2011 cho thấy duy trì tương tác giữa
người bệnh và thầy thuốc là một điều kiện có tính chất quyết định, bệnh nhân cần biết
rõ những nguy cơ khi bị THA và những tác dụng phụ của thuốc mà bệnh nhân có thể
gặp khi dùng, thơng tin về chi phí điều trị cũng ảnh hưởng đến việc tn thủ điều trị.
Ngồi ra, những bệnh nhân có lối sống tích cực, có ít các nguy cơ gây hại cho sức
khỏe cũng có thể hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt (26). Theo nghiên cứu của tác

H
P

giả Osamor Pauline và Owumi Bernard năm 2011 tại Tây Nam Nigeria về các yếu tố
liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh nhân THA cho thấy có 51% người bệnh tuân thủ
điều trị cao với những yếu tố tuân thủ điều trị cao là: đi khám bệnh thường xuyên, có
được sự hỗ trợ xã hội của người thân trong gia đình hoặc từ bạn bè trong việc nhắc
người bệnh về việc uống thuốc (27).

U

Một nghiên cứu cắt ngang tại Cộng hòa Ireland của tác giả Janas M Harrington
và cộng sự năm 2013 trên 2047 nam giới và phụ nữ từ cho thấy có sự khác biệt về
huyết áp tâm thu là 7,5 mmHg và 5,1 mmHg ở nam và nữ giữa hai nhóm tuân thủ chế

H

độ ăn kiêng và không ăn kiêng. Cần triển khai một chế độ ăn uống lành mạnh cho

cộng đồng sẽ có tác dụng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng trong việc kiểm soát huyết
áp (28).Theo kết quả nghiên cứu của Nandini Natarajan tại Canađa về việc tuân thủ
dùng thuốc hạ huyết áp và một số yếu tố liên quan năm 2013, nghiên cứu cắt ngang
được thực hiện trên 527 bệnh nhân, sử dụng thang đo Morisky, kết quả nghiên cứu cho
thấy có 77% bệnh nhân có tuân thủ dùng thuốc điều trị THA. Một số yếu tố như người
bệnh thường xuyên tập thể dục, có chế độ ăn hợp lý, giảm muối có ý nghĩa độc lập
trong việc đánh giá tuân thủ điều trị THA (11).
Nghiên cứu của Lo SH và cộng sự về việc tuân thủ dùng thuốc hạ áp ở người
lớn tuổi bị bệnh THA được chọn từ 195 người cao tuổi trong 12 trung tâm cộng đồng
ở một nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc năm 2016. Trong nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp tự khai báo dựa trên thang điểm Morisky, kết quả nghiên cứu cho thấy
55,9% đối tượng nghiên cứu được hỏi đã thừa nhận không tuân thủ uống thuốc THA ở


10
mức độ nào đó (12). Kết quả nghiến cứu cũng chỉ ra tuổi già, phải sống một mình và
nhận thức của người bệnh liên quan đến kiểm soát việc điều trị có liên quan độc lập
đến tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc tăng lên (12).
Năm 2016, tác giả Martin Schulz và cộng sự tiến hành nghiên cứu thuần tập hồi
cứu trên 255.500 bệnh nhân về việc tuân thủ và kiên trì dùng thuốc theo các nhóm
thuốc hạ huyết áp khác nhau tại Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy 56,3% bệnh nhân
khơng tn thủ điều trị, trong đó tỷ lệ khơng kiên trì và khơng tn thủ cao nhất đối
với thuốc lợi tiểu và thấp nhất đối với thuốc chẹn beta (29).
Nghiên cứu của tác giả Pankaj Gupta và cộng sự trên 1348 bệnh nhân tăng
huyết áp ở Anh và Séc năm 2017 cho thấy tỷ lệ tuân thủ giữa các quốc gia khác nhau
là khác nhau, tỷ lệ không tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở Anh và Séc lần lượt là

H
P


41,6% và 31,5% (30).

Năm 2018, một nghiên cứu cắt ngang của tác giả Bartosz Uchmanowicz và
cộng sự tại Ba Lan trên 150 bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đại học Lâm sàng
ở Wroclaw, Ba Lan cho thấy các biến về độ tuổi, trình độ học vấn và việc sống chung
với gia đình có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích tỷ lệ tuân thủ. Các nhân viên y tế

U

nên quan tâm nhiểu hơn đến những bệnh nhân THA lớn tuổi có trình độ học vấn thấp
và thiếu sự hỗ trợ của xã hội(31). Một nghiên cứu của tác giả Lian Wu năm 2019 về
những yếu tố quyết định việc tuân thủ điều trị THA tại Trung Quốc sử dụng thang đo

H

TASHP thang đo ngày được thiết kế theo điều kiện thực tế của bệnh nhân tăng huyết
áp tại Trung Quốc, thang đo có 25 câu hỏi liên quan đến việc tuân thủ điều trị và lối
sống của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 27,46% đối tượng nghiên cứu
tuân thủ điều trị hạ áp và đa số bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 72,5%) chưa có hành vi tuân
thủ điều trị hợp lý. Các yếu có liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân là giới
tính, nơi cư trú, thời gian khám bệnh (32).
1.5.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam
Theo tác giả Nguyễn Minh Đức và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện Quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chỉ có 25% bệnh nhân tuân thủ điều trị (33). Kết
quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Giang Kim Bảo năm 2016 trên 263 bệnh
nhân THA tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Khê, Phú Thọ cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị
thuốc thường xuyên là 47,1%. Nam giới tuân thủ điều trị thuốc thấp hơn nữ giới (34).


11

Theo tác giả Vũ Ngọc Lâm nghiên cứu về thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến quản lý bệnh nhân tăng huyêt áp tại tỉnh Ninh Bình năm 2017, nghiên cứu sử dụng
thang đo Donald, kết quả nghiên cứu cho thấy tuân thủ điều trị thuốc của đối tượng
nghiên cứu là 78,6%. Các yếu tố liên quan đến tn thủ điều trị gồm: giới tính, thường
xun nhận thơng tin tư vấn, đo huyết áp thường xuyên. Các yếu tố khơng liên quan
đến tn thủ điều trị gồm: trình độ học vấn, tiền sử gia đình, tình trạng sống, điều kiện
kinh tế (35). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Đức Điệp về
thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân THA
năm 2018 tại Bệnh viện ng Bí, tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu cũng sử dụng thang đo
Donald cho thấy tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc đạt 83%, kiến thức là yếu tố có liên quan
đến tuân thủ điều trị (36).

H
P

Nghiên cứu của Đặng Thị Thu Huyền năm 2018 về tuân thủ điều trị của bệnh
nhân THA tại Hải Dương, nghiên cứu sử dụng thang đo Morisky cho thấy tỷ lệ tuân
thủ chung đạt 39,9% (1). Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lâm
Thị Hạnh về thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh THA điều trị ngoại trú tai Bệnh
viện Kiến An, Hải Phòng năm 2020 cho kết quả tỷ lệ tuân thủ là 56,6% (3).

U

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Hồng Thu và cộng sự về sự tuân thủ chế độ điều trị
ở người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh năm
2018 – 2019. Thiết kế mô tả cắt ngang trên 325 người bệnh. Kết quả cho thấy 82,1%

H

người bệnh tăng huyết áp có tái khám để điều trị bằng thuốc, đối tượng tuân thủ không

hút thuốc lá và không dùng rượu/bia lần lượt là 84,9% và 94,4%. Tuy nhiên, 33,5%
người bệnh chưa tham gia hoạt động thể lực và chưa tiết chế muối trong chế độ ăn. Sự
tuân thủ chế độ điều trị thuốc có liên quan đến kiến thức, thái độ của đối tượng về
phòng bệnh và thời gian mắc bệnh. Người bệnh thay đổi lối sống có nguy cơ gây bệnh
liên quan giới nữ, đặc điểm nghề nghiệp năng động và thái độ phòng bệnh tốt. Sự tuân
thủ lối sống của người bệnh có thể cải thiện bằng tư vấn sức khỏe liên tục và nhắc nhở
từ nhân viên y tế (37).
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hiến năm 2020 về kiến thức, thực hành và một số
yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại Bệnh viện Trung
ương quân đội 108, nghiên cứu được thực hiện trên 300 bệnh nhân, sử dụng thang đo
Morisky, kết quả cho thấy: 0,67% đối tượng nghiên cứu tuân thủ cao, 22,6% bệnh


12
nhân tuân thủ trung bình và 77,66% tuân thủ thấp (13). Các yếu tố liên quan đến tuân
thủ điều trị là giới tính, tuổi, trình độ học vấn.
Nghiên cứu của Ngơ Vương Hồng Giang và cộng sự về thực trạng tuân thủ
điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, Trung tâm
Y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2020 cho thấy về tuân thủ điều trị có 32
người chiếm tỷ lệ 15,2%, trong đó tuân thủ tái khám định kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất
98,6%, kế đến là theo dõi huyết áp tại nhà 65,7%, tuân thủ sử dụng thuốc đạt 49,5%,
thấp nhất là tuân thủ thay đổi lối sống đạt 40,5%. Về các yếu tố liên quan với TTĐT
của bệnh nhân THA, giới tính, trình độ học vấn, thời gian chờ khám của người bệnh
với p < 0,05 được xem là ba yếu tố có liên quan đến tuân thủ điều trị (14).
Nghiên cứu đánh giá mức độ tuân thủ điề u tri ̣ bằng thuốc của 387 người bệnh

H
P

đang điề u tri ̣ ngoa ̣i trú tăng huyết áp tại Phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn,

Thành phố Hồ Chí Minh của tác giảTrần Đức Sĩ và cộng sự năm 2021 cho thấy lý do
không dùng thuốc tăng huyết áp theo đúng chỉ định là quên dùng thuốc hàng ngày
(39,28%). Các yế u tố liên quan có ý nghiã thố ng kê gồ m tuổ i bê ̣nh nhân (p<0,01),
nhóm bệnh nhân có HA đạt mục tiêu điều trị thì tn thủ dùng thuốc cao hơn so với

U

nhóm chưa đạt mục tiêu điều trị (p=0,03). Bên cạnh đó, bệnh nhân được chẩn đốn
tăng huyết áp càng lâu thì điềm tuân thủ dùng thuốc càng cao (p<0,01) (38).
1.6. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị THA

H

Trên thị trường hiện nay có rất nhiểu loại thuốc điều trị THA, tuy nhiên tỷ lệ
người bệnh tuân thủ điều trị tăng huyết áp còn ở mức thấp. Qua tổng hợp các nghiên
cứu trước đây đã xác đinh được việc tuân thủ điều trị THA do một số yếu tố sau:
1.6.1. Yếu tố gia đình và xã hội:

Trong những năm gần đây, đã có nhiểu sự quan tâm hơn của các hiệp hội, tổ
chức về phòng chống tăng huyết áp như chương trình mục tiêu quốc gia về phịng
chống THA, Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam, câu lạc bộ người cao tuổi, …
người bệnh cũng có thể tham gia tìm hiểu những thơng tin về bệnh, cách điều trị qua
tivi, mạng xã hội, sách, báo, bên cạnh đó sự hỗ trợ của gia đình đóng vai trị quan
trọng giúp nâng cao sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Theo nghiên cứu của tác giả
Đào Thị Nguyên Hương và cộng sự, từ những nguồn cung câp thông tin qua sóng phát
thanh, truyền hình, sách, báo, tài liệu … sự quan tâm nhắc nhở của người thân trong
gia đình, sự quan tâm của những tổ chức xã hội đã giúp phần nào cải thiện được việc


13

tuân thủ của bệnh nhân tăng lên đáng kể (39). Theo tác giẩ Trần Công Trưởng sự giúp
đỡ, quan tâm của người thân sẽ giúp cho bệnh nhân THA tuân thủ tốt hơn, người bệnh
cũng tìm hiểu thêm thơng tin về bệnh và cách điều trịqua sách, báo, vi ti (23). Việc
bệnh nhân sống một mình, khơng có tiến sử gia đình mắc bệnh THA là những yếu tố
ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị THA theo tác giả Đặng Thị Thu Huyền (1).
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hằng Thi, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc
tuân thủ điều trị là khi người bệnh được hướng dẫn, giải thích rõ ràng về tình trạng
mắc bệnh, chế độ điều trị, tác hại của việc không tuân thủ điều trị, mức độ hài lòng của
người bệnh (40). Theo tác giả Đặng Thị Thu Huyền việc khơng hài lịng với thái độ
của nhân viên y tế, thời gian chờ để được khám lâu là những yếu tố có liên quan đến
việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA (1).

H
P

1.6.2. Yếu tố dịch vụ:

Mối quan hệ giữa cán bộ y tế và bệnh nhân: tinh thần thái đô của cán bộ y tế
đóng vai trị khơng nhỏ trong tn thủ điều trị của người bệnh, cán bộ y tế với thái độ
niềm nở, nhã nhặn trong giao tiếp, tận tình hướng dẫn, khi người bệnh đến tái khám
người bệnh được cán bộ y tế tư vấn đầy đủ về bệnh và được nhắc nhở tuân thủ điều trị

U

giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, an tâm cho những lần điều trị tiếp theo.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bích Hạnh năm 2013 cho thấy có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê p< 0,05 người bệnh được cán bộ y tế giải thích về điều trị bệnh tuân

H


thủ cao gấp 3,46 lần so với nhóm khơng được giải thích (41).
Điều kiện tiếp cận dịch vụ: Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, thoáng mát đầy
đủ tiện nghi, tạo cảm giác cho người bệnh khi đến điều trị góp phần tạo được sự tin
tưởng của người bệnh, bên cạnh đó thủ tục hành chính và thời gian của mỗi đợt khám
bệnh nhanh hay lâu cũng góp phần quyết định sự tuân thủ điều trị của người bệnh.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh (2013) cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê với p<0,001, những bệnh nhân có thời gian khám bệnh nhanh tuân thủ điều trị tốt
cao hơn 2,81 lần so với những người có thời gian khám bệnh lâu hơn (41).
1.6.3. Yếu tố cá nhân người bệnh THA:
Tuổi, giới tính của bệnh nhân có ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người
bệnh, ở những người bệnh lớn tuổi có mức độ quan tâm và tuân thủ tốt hơn ở người
bệnh trẻ tuổi, giới tính nữ có mức độ tn thủ tốt hơn giới tính nam: Theo nghiên cứu
của Phạm Hồi Nam tại Bắc Ninh năm 2016 việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA


14
chịu tác động của các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác và giới tính. Điển hình như
việc qn uống thuốc dễ xảy ra đối với người bệnh lớn tuổi. Việc khơng tn thủ điều
trị cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ như điều kiện kinh tế hạn chế, trình độ
học vấn thấp (42).Theo tác giả Đặng Thị Thu Huyền bệnh nhân có giới tính là nam,
thời gian mắc bệnh > 5 năm, thời gian điều trị trên 6 tháng, bị các biến chứng THA là
các yếu tố liên quan khiến bệnh nhân THA không tuân thủ điều trị (1). Nghiên cứu của
tác giả Trần Thị Loan trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện C
tỉnh Thái Nguyênnăm 2012 cho thấy có mối liên quan giữa giới tính với tn thủ điều
trị, nữ giới có xu hướng tuân thủ điều trị gấp 2,16 lần so với nam giới (43).
Học vấn và điều kiện kinh tế: Người bệnh có thu nhập cao thường không phải
nghĩ nhiểu về kinh tế và chú trọng hơn đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân, người

H
P


bệnh có trình độ học vấn cao thì khả năng hiểu biết và nhận thức về bệnh tốt hơn, đây
là những yếu tố quan trọng, nền tảng giúp cho người bệnh tuân thủ điều trị đạt tỷ lệ
cao. Nghiên cứu của tác giả Ninh Văn Đơng tại Hồn Kiếm, Hà Nội năm 2010 cho
thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu với tuân thủ điều
trị, những bệnh nhân có học vấn từ cao đẳng trở lên tuân thủ điều trị cao hơn 15,4 lần

U

những người có học vấn dưới THPT (44).

Thời gian điều trị của bệnh nhân: Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hằng Thi
người bệnh mắc THA mãn tính với những triệu chứng khơng rõ rệt có tỷ lệ tuân thủ

H

thấp hơn bệnh nhân mắc bệnh cấp tính, ngồi ra, các yếu tố như phác đồ điều trị bệnh
phức tạp, thời gian điều trị, các tác dụng phụ của thuốc là các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân không
tuân thủ điều trị là triệu chứng bệnh không rõ ràng, thời gian điều trị kéo dài, liên tục
(40).

Kiến thức về bệnh tốt sẽ giúp bệnh nhân nhận thức và tuân thủ điều trị tốt hơn.
Một số nghiên cứu khác cho thấy khi tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng lên khi
người bệnh THA có sự nhận thức tốt về tác hại khi không được điều trị và lợi ích của
việc tuân thủ điều trị (45). Theo nghiên cứu của Đỗ Công Tâm và Nguyễn Minh Đức
cho thấy việc bỏ điều trị THA do một số quan niệm sai lầm và kiến thức kém của
người bệnh. Ngược lại, một số yếu tố như thuốc điều trị THA ít tác dụng phụ, việc chi
trả tiền thuốc hợp lý cũng khiến người bệnh yên tâm điều trị hơn (33, 46). Nghiên cứu



15
của Jankowska –Polanska và cộng sự cũng chỉ ra rằng một trong các yếu tố quan trọng
quyết định bệnh nhân THA tuân thủ tốt điều trị là do kiến thức về huyết áp (47).
Yếu tố liên quan đến bệnh: Nghiên cứu của Đặng Thị Hằng Thi về tuân thủ điều
trị của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại khoa nội bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm
2012 cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính có triệu chứng khơng rõ rệt có xu
hướng tn thủ điều trị kém hơn bệnh nhân mắc bệnh cấp tính, một số yếu tố ảnh
hưởng đến việc tuân thủ điều trị là khi người bệnh được hướng dẫn, giải thích rõ ràng
về tình trạng mắc bệnh, chế độ điều trị, tác hại của việc khơng tn thủ điều trị, mức
độ hài lịng của người bệnh(40).
1.6.4. Tác động của đại dịch Covid 19 đối với bệnh nhân tăng huyết áp:
Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh

H
P

viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus
này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán
hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (48).

Sự bùng phát gần đây của bệnh do COVID-19 gây ra là cuộc khủng hoảng toàn
cầu tồi tệ nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai (49). Tính đến ngày 27/2/2022, tổng số

U

ca mắc bệnh viêm đường hơ hấp cấp COVID-19 trên tồn cầu đã lên tới 435.759.121
ca, trong đó có 5.968.124 người tử vong. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID19 đảo chiểu. Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiểu nước đang chủ động thích ứng tốt với làn

H


sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch. Số ca mắc bệnh bắt
đầu giảm trên phạm vi tồn cầu, những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu
Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới vẫn cao ở nhiểu nước thuộc châu lục này.
Song ngày càng nhiểu nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phịng dịch nghiêm
ngặt. Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 168.000 ca/ngày), trong khi
Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 800 ca. Đại dịch sau
2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng
ghi nhận trên 365 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là
trên 63 triệu ca và trên 75.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 27/2, thế giới
có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh
thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh (50).
Tại châu Mỹ, Cuba đánh dấu ngày thứ 3 liên tiếp khơng có ca tử vong, giữ tổng
số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này ở mức 8.494 ca. Cuba cũng ghi nhận thêm


×