Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tình trạng trí lực, dinh dưỡng và mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn với trí lực ở học sinh lớp 2 4 trường tiểu học ninh sở, huyện thường tín, hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THU VÂN

H
P

TÌNH TRẠNG TRÍ LỰC, DINH DƯỠNG VÀ MỐI LIÊN
QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN
ĂN VỚI TRÍ LỰC Ở HỌC SINH LỚP 2-4 TRƯỜNG TIỂU
HỌC NINH SỞ, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THU VÂN

TÌNH TRẠNG TRÍ LỰC, DINH DƯỠNG VÀ MỐI LIÊN
QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN
ĂN VỚI TRÍ LỰC Ở HỌC SINH LỚP 2-4 TRƯỜNG TIỂU


HỌC NINH SỞ, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI NĂM 2016

H
P

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS. BS Bùi Thị Nhung

HÀ NỘI, 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới giáo viên
hướng dẫn TS. BS. Bùi Thị Nhung và giáo viên hỗ trợ Ths. Lê Bích Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm q báu, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng đào tao Sau đại học, các
thầy cơ giáo trường Đại học Y tế công cộng, anh/chị lớp Cao học Y tế cơng cộng
khố 19 đã đào tạo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo hội đồng giám sát xác định vấn đề, hội đồng
bảo vệ đề cương, phân tích số liệu, phản biện và hội đồng bảo vệ luận văn đã cho tôi
những ý kiến góp ý để tơi hồn thiện luận văn.


H
P

Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường tiểu học Ninh Sở đã tạo
điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các anh/chị Khoa Dinh
dưỡng học đường – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhóm Thơng tin chiến lược - Tổ chức
Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI 360) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng
đồng (CCRD) đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu.

U

Sau cùng, tơi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bố mẹ, anh chị
em, chồng tôi và các con cùng những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những
khó khăn trong cuộc sống, trong q trình học tập, nghiên cứu để tơi có thêm nỗ lực

H

hồn thành luận văn.

Nếu khơng có sự giúp đỡ từ những cá nhân/tổ chức đã nêu trên đây, tơi chắc
chắn khơng thể hồn thành luận văn này. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn tất cả
thầy cơ, bạn bè, gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt 2 năm học vừa qua.
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2017

.
(Học viên)


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH ...................................................................... vi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
1.1.

Thực trạng tình trạng trí lực ....................................................................... 4

1.2.

Thực trạng tình trạng dinh dưỡng .............................................................. 9

1.3.

Chế độ dinh dưỡng khẩu phần .................................................................14

1.4.

Một số yếu tố liên quan tới trí lực của trẻ ................................................14

1.5.

Khung lý thuyết nghiên cứu .....................................................................24

1.6.

Thông tin về địa điểm nghiên cứu............................................................25


1.7.

Tổng quan về nghiên cứu gốc ..................................................................25

H
P

U

1.7.1.

Tên nghiên cứu .....................................................................................25

1.7.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................25

1.7.3.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................25

1.7.4.

Đối tượng ..............................................................................................25

1.7.5.

Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................26


1.7.6.

Cỡ mẫu ..................................................................................................26

1.7.7.

Phương pháp thu thập số liệu................................................................27

1.7.8.

Xử lý và phân tích số liệu, báo cáo .......................................................29

H

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 31
2.1.

Đối tượng nghiên cứu...............................................................................31

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................31

2.3.

Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................32

2.4.

Cỡ mẫu .....................................................................................................32


2.5.

Phương pháp chọn mẫu ............................................................................32

2.6.

Các biến số nghiên cứu ............................................................................33


iii

2.7.

Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................33

2.8.

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .........................................33

2.9.

Phương pháp phân tích số liệu .................................................................35

2.10.

Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................36

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU ........................................................................... 37
3.1.


Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...............................................37

3.2.

Tình trạng trí lực của đối tượng nghiên cứu ............................................39

3.3.

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ .......................................41

3.4.

Một số yếu tố liên quan tới trí lực của trẻ ................................................44

Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................................. 50

H
P

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 59
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 62
PHỤ LỤC 1. BỘ CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU .................................................... 69
PHỤ LỤC 2. CẤU TRÚC TRẮC NGHIỆM WISC-IV ................................................ 72

U

PHỤ LỤC 3. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU......................................................................... 76
PHỤ LỤC 4. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI VÀ TRÍ LỰC .............................................. 80

PHỤ LỤC 5. KHẨU PHẦN ĂN CỦA HỌC SINH ...................................................... 81

H


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BAZ

Chỉ số Z-Score BMI theo tuổi (BMI for Age Z-Score)

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CFIT

Bộ trắc nghiệm trí tuệ Culture Fair
(Culture Fair IQ Test)

CFUI

Điểm tuân thủ hướng dẫn ăn bổ sung
(Complementary Feeding Utility Index score)

CPTTT

Chậm phát triển trí tuệ

DALY


Số năm sống khỏe mạnh tiềm tàng bị mất đi
(Disability-Adjusted Life Year)

H
P

DHA

Axit Docosahexaenoic, một loại axit béo omega-3

FSIQ

Tổng điểm trí tuệ chuẩn hóa (Full Scale IQ)

Gr

Gram

HAZ

Chỉ số Z-Score chiều cao theo tuổi
(Height for Age Z-Score)

U

IQ

Chỉ số trí tuệ (Inteligent Quotient)


KTC

Khoảng tin cậy

LCPFAs

Axit béo chuỗi dài bão hịa đa

H

(Long-Chain Polystaturated Fatty Acids)

LCPUFAs

Axit béo chuỗi dài khơng bão hịa đa
(Long-Chain Polyunstaturated Fatty Acids)

Mcg
Mg
MUFA

Microgram
Miligram
Axit béo khơng bão hịa đơn
(Mono Unstaturated Fatty Acid)

NCDDKN

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị


OR

Tỷ số chênh (Odds Ratio)

PRI

Chỉ số tư duy tri giác (Perceptual Reasoning Index)

PSI

Chỉ số tốc độ xử lý (Processing Speed Index)


v

PUFA

Axit béo khơng bão hịa đa
(Poly Unstaturated Fatty Acid)

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SDD

Suy dinh dưỡng

SEANUTS


Khảo sát dinh dưỡng Đông Nam Á
(South East Asian Nutrition Survey)

SFA

Axit béo bão hòa (Staturated Fatty Acid)

TB

Trung bình

TV

Trung vị

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

H
P

(The United Nations Children's Fund)
VCI

Chỉ số hiểu lời nói (Verbal Comprehension Index)

VNĐ

Việt Nam Đồng (đơn vị tiền tệ Việt Nam)


WAIS

Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho người lớn
(Wechsler Adult Intelligence Scale)

WAZ

U

Chỉ số Z-Score cân nặng theo tuổi
(Weight for Age Z-Score)

WHO
WISC

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

H

Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em
(Wechsler Intelligence Scale for Children)

WMI
WPPSI

Chỉ số trí nhớ làm việc (Working Memory Index)
Thang đo trí tuệ dành cho trẻ mẫu giáo và tiểu học
(Wechsler Preschool and Primary Scale for Intelligence)



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1. Phân loại mức độ trí tuệ theo trắc nghiệm David Wechsler ............................ 5
Hình 1.1. Ví dụ về 01 khn hình tiếp diễn của Raven.................................................... 6
Bảng 1.2. Phân loại mức độ trí tuệ theo trắc nghiệm Raven ............................................ 6
Biểu đồ 1. 1. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi theo các nguyên nhân (WHO, 2004) ......... 11
Bảng 3.1: Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 37
Biểu đồ 3.1: Phân bố nam và nữ trong từng nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu....... 37
Bảng 3.2: Cân nặng và chiều cao của trẻ trong nghiên cứu ........................................... 38
Bảng 3.3: Các chỉ số Z-Score của trẻ trong nghiên cứu ................................................. 38
Bảng 3.4: Đặc điểm các điểm số trí tuệ của trẻ trong nghiên cứu ................................. 39

H
P

Bảng 3.5: Phân loại điểm số trí lực của trẻ ..................................................................... 39
Biểu đồ 3.2: Phân loại trí nhớ làm việc của trẻ ..................................................................... 40
Biểu đồ 3.3: Phân loại tốc độ xử lý của trẻ........................................................................... 40
Bảng 3.6: Tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng nghiên cứu ................................... 41
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì theo BAZ ................................... 41

U

Bảng 3.7: Khẩu phần ăn của đối tượng nghiên cứu........................................................ 42
Bảng 3.8: Khẩu phần ăn của đối tượng nghiên cứu........................................................ 42
Bảng 3.9: Một số đặc điểm về tính cân đối trong khẩu phần ăn của đối tượng ............ 43

H


Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tuổi của trẻ với trí lực ................................................... 44
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với trí lực của trẻ ............... 44
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân béo phì với trí lực của trẻ .............. 45
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa mức đáp ứng năng lượng khẩu phần với trí lực trẻ ..... 45
Bảng 3.14: Tương quan giữa một số chất dinh dưỡng khẩu phần với trí lực trẻ ........... 46
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa HAZ với điểm số tốc độ xử lý của trẻ kiểm soát với các
yếu tố tuổi, giới và chế độ dinh dưỡng trong mơ hình hồi quy Linear .......................... 47
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa WAZ với điểm số trí nhớ làm việc của trẻ kiểm soát với
các yếu tố tuổi, giới và chế độ dinh dưỡng trong mơ hình hồi quy Linear .................... 47
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa khẩu phần ăn với điểm số trí nhớ làm việc của trẻ kiểm
soát với các yếu tố tuổi, giới và tình trạng dinh dưỡng trong mơ hình hồi quy............. 48


vii
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa khẩu phần ăn với điểm số tốc độ xử lý của trẻ kiểm soát
với các yếu tố tuổi, giới và tình trạng dinh dưỡng trong mơ hình hồi quy .................... 49
Hình 4.1. Thành phần cấu trúc trắc nghiệm WISC-IV................................................... 72
Bảng 4.1. Mô tả những tiểu trắc nghiệm chính và phụ trắc nghiệm WISC-IV ............. 73
Bảng 4.2. Bảng chuyển đổi điểm quy chuẩn cho PSI và WMI ..................................... 74
Bảng 4.3: Trung bình điểm trí lực theo các nhóm tuổi của học sinh ............................. 80
Bảng 4.4: Mối liên quan giữa tuổi và trung bình điểm trí lực của học sinh .................. 80
Bảng 4.5: Tỷ lệ học sinh có khẩu phần ăn khơng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến
nghị trong từng thành phần dinh dưỡng .......................................................................... 81

H
P

H

U



viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Các vấn đề về dinh dưỡng đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên thế
giới là có liên quan tới trí lực của trẻ. Tại Việt Nam, học sinh tiểu học chiếm tỷ lệ cao
trong dân số tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu về trí lực, dinh dưỡng được thực
hiện trên nhóm này. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình trạng trí lực, dinh dưỡng, chế độ
dinh dưỡng và mô tả mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn với trí
lực của trẻ tiểu học. Nghiên cứu cắt ngang dựa trên phân tích số liệu thứ cấp thu thập
từ 217 học sinh lớp 2-4 trường tiểu học Ninh Sở huyện Thường Tín, Hà Nội. Trí lực
của trẻ được đo bằng hai chỉ số IQ thành phần bao gồm chỉ số trí nhớ làm việc (WMI)
và chỉ số tốc độ xử lý (PSI) theo thang điểm của thang đo trí lực dành cho trẻ em của

H
P

David Wechsler, chỉnh sửa lần thứ IV (WISC-IV) ứng dụng trong điều kiện của Việt
Nam. Các ngưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2007 áp dụng cho trẻ từ
5-19 tuổi sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Học viên dùng trung
bình của các chỉ số Z-Score cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ) và
BMI theo tuổi (BAZ) để mơ tả tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu. Các

U

kiểm định t-test cho các giá trị trung bình được áp dụng để phân tích mối liên quan
giữa yếu tố tuổi, giới với điểm số trí tuệ (IQ); kiểm định khi bình phương sử dụng để
phân tích mối liên quan giữa các biến phân loại và áp dụng mô hình hồi quy Linear

H


để khống chế các yếu tố nhiễu. Những kết quả nổi bật từ nghiên cứu, có 15,2% trẻ
trong nghiên cứu có điểm số WMI ở mức kém và chậm phát triển, 37,8% có điểm số
PSI kém và chậm phát triển. Có 57,6% đối tượng nghiên cứu có năng lượng khẩu
phần không đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BAZ,
có 8,3% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 19,3% trẻ thừa cân béo phì. Có mối liên
quan giữa các chỉ số HAZ, WAZ, tuổi của trẻ và năng lượng khẩu phần, lipid, canxi,
vitamin B1 và vitamin A, MUFA, chất bột đường với điểm số WMI và PSI của trẻ.
Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong can thiệp tăng cường trí lực, phịng chống
suy dinh dưỡng, thừa cân/béo phì như bổ sung chất có lợi cho trí tuệ vào thực phẩm,
chú trọng tính cân đối trong khẩu phần ăn và ứng dụng vào nghiên cứu trong tương
lai về các yếu tố có thể liên quan tới trí lực nhưng chưa được tìm hiểu ở đề tài luận
văn (học vấn của bố mẹ, i-ốt, LCPFAs...).


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1948) đã cho thấy sức
khỏe thể chất và tâm thần là hai vấn đề song song cần được quan tâm. Về sức khỏe
tâm thần, 14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu do rối loạn tâm thần. Theo thống kê của
WHO tại khu vực Đông Nam Á (2012) ước tính số năm sống khỏe mạnh tiềm tàng
bị mất đi (DALY) do các vấn đề rối loạn tâm thần và hành vi chiếm gần 6,4% tổng
số DALY do tất cả các nguyên nhân [71]. Tại Việt Nam năm 2015, Cục Quản lý Khám
chữa bệnh ước tính khoảng 15% dân số (tương đương 13 triệu người) mắc các bệnh lý
rối loạn tâm thần [4], bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa [21]. Chậm phát
triển trí tuệ (CPTTT) đóng góp vào gánh nặng bệnh tật chung trong nhóm rối loạn tâm

H
P


thần và hành vi với tỷ lệ khoảng 1-3% dân số [70]. CPTTT có thể làm giảm cơ hội học
tập và việc làm, ảnh hưởng tới kinh tế gia đình [11] và phần lớn các trường hợp được
phát hiện ở lứa tuổi học đường.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra một số yếu tố có liên quan tới trí lực của
trẻ như di truyền, tình trạng dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng của trẻ hoặc do các yếu tố

U

môi trường, kinh tế xã hội [39, 41, 48, 51, 58, 64]. Tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu
về trí lực của trẻ học đường có xem xét mối liên quan giữa trí lực của trẻ với các yếu tố
về chế độ dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng, là những vấn đề liên quan tới sức khỏe

H

thể chất của trẻ cũng như đang là gánh nặng mà trẻ lứa tuổi học đường phải đối mặt. Gần
đây nhất, thơng qua phân tích số liệu trên 1893 học sinh tiểu học (6-11 tuổi) tại Việt
Nam, nhóm nghiên cứu của Lê Nguyễn Bảo Khanh (2016) đưa ra kết quả tỷ lệ trẻ có chỉ
số đo trí lực (IQ) đo bằng trắc nghiệm Raven ở mức từ trung bình thấp trở xuống là khá
cao (chiếm 43,3%) và chiều cao theo tuổi của trẻ có liên quan mật thiết với điểm IQ [10].
Về dinh dưỡng ở Việt Nam hiện nay, gánh nặng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ học
đường còn tồn tại bên cạnh xu hướng gia tăng của tình trạng thừa cân và béo phì [31].
Trẻ ở lứa tuổi tiểu học thường có tỷ lệ cao ở vào tình trạng chiều cao thấp so với tuổi,
thiếu vi chất dinh dưỡng và nhiễm giun [20]. Trẻ em có chế độ ăn uống không hợp lý
dễ dẫn tới rối loạn tâm lý, lo lắng hay khó khăn trong việc tiếp thu, trẻ khó có khả
năng phát triển bình thường và thích nghi với các tình huống và các vấn đề tâm lý


2
thường nghiêm trọng hơn khi trẻ bị béo phì. Những điều này có thể gây ra tác động

kép tới trẻ: dinh dưỡng khơng hợp lý, trí lực phát triển khơng đủ [31].
Trường tiểu học Ninh Sở huyện Thường Tín có 5 khối lớp với 19 lớp. Tổng số
học sinh của trường năm học 2016-2017 là 731 học sinh. Số lượng học sinh tương
đối đồng đều ở khối lớp 1-4; riêng khối 5 có số học sinh ít nhất với 104 học sinh chia
vào 3 lớp. Trường thực hiện nhiều hoạt động vệ sinh học đường và theo dõi sức khỏe
học sinh. Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện cho những nghiên cứu
về dinh dưỡng, trí lực tại nhà trường.
Chủ đề nghiên cứu về dinh dưỡng, trí lực phù hợp với Chiến lược dinh dưỡng
giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 cũng như Đề án 641- nâng cao tầm vóc người

H
P

Việt Nam [7, 18, 19]. Chủ đề cũng phù hợp với các nỗ lực cải thiện dinh dưỡng và trí
tuệ cho học sinh Việt Nam trong những năm gần đây [6, 13, 17]. Nhằm mơ tả tình
trạng trí lực, dinh dưỡng đồng thời xác định xem liệu có mối liên quan giữa tình trạng
dinh dưỡng, chế độ ăn với trí lực của trẻ tại trường tiểu học Ninh Sở hay không, học
viên đã thực hiện đề tài luận văn “Tình trạng trí lực, dinh dưỡng và mối liên quan

U

giữa tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn với trí lực ở học sinh lớp 2-4 trường
tiểu học Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2016”.

H


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1. Mơ tả tình trạng trí lực của học sinh lớp 2 – 4 trường tiểu học Ninh Sở, huyện

Thường Tín năm 2016.
1.2. Mơ tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của học sinh lớp 2 – 4 trường tiểu
học Ninh Sở, huyện Thường Tín năm 2016
1.3. Mơ tả mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn với trí lực của
học sinh lớp 2 – 4 trường tiểu học Ninh Sở, huyện Thường Tín năm 2016

H
P

H

U


4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng tình trạng trí lực
1.1.1.

Khái niệm trí lực

Trí lực hay năng lực trí tuệ (trí thơng minh) là một dạng tổng thể của nhiều đơn
vị chức năng trí tuệ, song khơng phải đơn thuần là tổng số các khả năng mà là kết quả
của sự phối hợp các khả năng đó [46].
1.1.2.

Đánh giá tình trạng trí lực

Trí tuệ được đo bằng chỉ số trí tuệ - IQ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có
sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thơng minh thường có nhiều

kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân). Hiện nay trên thế giới có 3 loại trắc

H
P

nghiệm IQ chính là: (i) các bài trắc nghiệm IQ tổng quát bao gồm kiến thức, trí nhớ,
ngơn ngữ (nổi lên có các trắc nghiệm trí tuệ của David Wechsler, Standford-Binet
V); (ii) các bài trắc nghiệm cơng bằng giữa các nền văn hóa (như là trắc nghiệm
khn hình tiếp diễn của Raven, trắc nghiệm Culture Fair); và (iii) là các bài trắc
nghiệm dùng cho những người có IQ cao trên 130 (Trắc nghiệm High Range IQ) [3].
1.1.2.1.

U

Trắc nghiệm trí tuệ của David Wechsler

David Wechsler (1896-1981) đã xây dựng và phát triển một số bộ trắc nghiệm
đo lường trí tuệ dành cho các đối tượng khác nhau như thang đo trí tuệ Wechsler dành

H

cho người lớn từ 16 tuổi trở lên (Wechsler Adult Intelligence Scale – WAIS); thang
đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em từ 5-15 tuổi (Wechsler Intelligence Scale for
Children – WISC) – từ các phiên bản chỉnh sửa sau đó là dùng cho trẻ từ 6-16 tuổi;
và thang đo trí tuệ Wechsler cho trẻ mẫu giáo và tiểu học từ 4-7 tuổi (Wechsler
Preschool and Primary Scale for Intelligence - WPPSI). Những bộ trắc nghiệm trí tuệ
này được chỉnh sửa và cập nhật qua các phiên bản sau này, trở thành cơng cụ đo lường
trí tuệ phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cách đo lường chỉ số trí tuệ IQ của
David Wechsler khắc phục những nhược điểm của một số cách tính IQ trước đó vì
đã dựa vào giá trị trung bình và độ lệch chuẩn theo nhóm xã hội mà cá nhân nằm

trong đó [23].
Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em - ấn bản lần thứ 4 (WISC-IV) đã được
thích ứng tại Việt Nam để đánh giá trí lực của trẻ lứa tuổi 6-16 [23]. Đây là công cụ


5
thực nghiệm cá nhân được thiết kế nhằm đánh giá khả năng nhận thức và quá trình giải
quyết vấn đề của trẻ từ 6 tuổi tới 16 tuổi 11 tháng. WISC-IV được xây dựng trên cơ sở
cập nhật WISC-III bao gồm 15 tiểu trắc nghiệm trong đó 10 tiểu trắc nghiệm được giữ
lại từ WISC-III và 5 tiểu trắc nghiệm mới. Các tiểu trắc nghiệm này chia vào 4 thang
đo thành phần là chỉ số trí nhớ làm việc (WMI), chỉ số hiểu lời nói (VCI), chỉ số tư duy
tri giác (PRI) và chỉ số tốc độ xử lý (PSI). 4 thành phần này sau đó được hiệu chỉnh để
tính ra chỉ số trí tuệ tổng hợp (Full Scale Intelligence Quotient – FSIQ).
Chỉ số trí tuệ tổng hợp cho ta thấy được khả năng nhận thức toàn diện của trẻ.
Bốn điểm của các thành phần cho ta thấy được khả năng của trẻ trong từng lĩnh vực
của hoạt động nhận thức. Phân loại mức độ trí tuệ theo trắc nghiệm của David

H
P

Wechsler được trình bày trong bảng 1.1. Thang đo này cũng có thể dùng để đánh giá
mức độ trí tuệ của trẻ trong từng cấu phần của trắc nghiệm.

Bảng 1.1. Phân loại mức độ trí tuệ theo trắc nghiệm David Wechsler [73]
Mức điểm
≥130

Phân loại

Rất thơng minh


U

120-129

Thơng minh

110-119

Trên trung bình

90-109

Trung bình

80-89
70-79
≤69
1.1.2.2.

H

Trung bình thấp
Kém

Chậm phát triển

Trắc nghiệm khn hình tiếp diễn của Raven

Bộ trắc nghiệm khn hình tiếp diễn của Raven là trắc nghiệm phi ngôn ngữ do

J.C. Raven xây dựng, được cơng bố năm 1936. Trắc nghiệm trí tuệ này được dùng
cho cả trẻ em và người lớn từ 6-65 tuổi. Trắc nghiệm gồm các khn hình tiếp diễn
trong 5 bộ ký hiệu A, B, C, D, E với 12 khn hình có độ khó tăng dần trong mỗi bộ
(Tổng 60 khn hình). Mỗi khn hình có các hình vẽ chưa đầy đủ để cá nhân tìm
hiểu và ghép vào hình có mối liên hệ với khn hình [59, 60].
Ngun tắc cấu tạo các khn hình trong trắc nghiệm Raven [59, 60]
-

Nhóm A: dựa theo tính trọn vẹn, liên tục của cấu trúc, bổ sung phần còn thiếu


6

-

Nhóm B: dựa theo sự so sánh giống nhau giữa các cặp hình để địi hỏi phân
biệt dần dần các yếu tố để tìm ra sự giống nhau (tương tự) giữa các cặp hình

-

Nhóm C: dựa theo sự thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc, chứa đựng những
thay đổi của các hình phù hợp với ng.tắc phát triển, rất phong phú & được
phân phối theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng

-

Nhóm D: dựa vào sự đổi chỗ của các hình, sự đổi chỗ cũng xảy ra theo chiều
ngang hoặc chiều dọc

-


Nhóm E: dựa theo sự phân tích, chia tách các hình tồn thể thành các bộ
phận. Đây là nhóm phức tạp nhất địi hỏi tư duy phân tích và tổng hợp.

Hình 1.1. Ví dụ về 01 khn hình tiếp diễn của Raven

H
P

U

H

Tương tự trắc nghiệm của David Wechsler, trắc nghiệm Raven cũng có thang
đo chia trí tuệ ra các mức tương ứng.

Bảng 1.2. Phân loại mức độ trí tuệ theo trắc nghiệm Raven [62]
IQ
≥120

Thơng minh

110-119

Trên trung bình

90-109

Trung bình


80-89

Trung bình thấp

<80
1.1.2.3.

Phân loại

Thấp/kém
Trắc nghiệm IQ dành cho người có trí lực cao

Trắc nghiệm IQ dành cho người có trí lực cao được thiết kế với mục đích tìm


7
kiếm thiên tài với chỉ số IQ vượt quá giới hạn đo của các trắc nghiệm IQ cơ bản. Bài
trắc nghiệm gồm các câu hỏi khó. Trắc nghiệm khơng có giới hạn về thời gian. Về
cấu trúc, trắc nghiệm này khác với các trắc nghiệm IQ cơ bản ở việc khơng có các
đáp án gợi ý trả lời, người thực hiện trắc nghiệm sẽ tự điền đáp án vào chỗ trống của
trắc nghiệm IQ [73].
1.1.3.

Ảnh hưởng của trí lực thấp

Bài viết của hai tác giả Đỗ Hạnh Nga và Cao Thị Xuân Mỹ (2010) dựa trên việc
phân tích số liệu từ trẻ và phụ huynh trẻ có các rối loạn về phát triển trí lực tại thành
phố Hồ Chí Minh đã phần nào cho thấy những ảnh hưởng của việc trí lực thấp ở trẻ
[11]. Trẻ CPTTT bị giảm cơ hội học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ CPTTT


H
P

được tham gia học hòa nhập là rất thấp (8,6% trẻ học ở trường tiểu học trong khi
46,7% trẻ học ở trường chuyên biệt). Trẻ được ghi nhận có những khó khăn trong
giao tiếp và những sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ trẻ chỉ có thể giao tiếp ở mức độ đơn
giản và khơng thể giao tiếp bình thường chiếm tới 86,3% đối tượng nghiên cứu. Việc
phải giúp đỡ con trong những sinh hoạt hàng ngày cũng là rất thường thấy trong các

U

phụ huynh của trẻ. Trong tổng số 102 phụ huynh có trả lời về việc trợ giúp con trong
sinh hoạt, 32,4% phụ huynh cho rằng con họ cần giúp đỡ một phần, 39% phụ huynh
nhận xét con họ cần được giúp đỡ khi gặp tình huống và 19,6% trẻ trong nghiên cứu

H

luôn luôn cần được giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày [11]. Đa số phụ huynh lo lắng
rằng sẽ khơng có đủ người để chăm sóc trẻ cũng như chăm sóc trẻ trong tương lai khi
mà họ đã già đi bởi vấn đề việc làm và kết hơn của trẻ cũng sẽ là rất khó khăn.
1.1.4.

Các nghiên cứu về trí lực ở học sinh trên thế giới và Việt Nam

1.1.4.1.

Thực trạng trí lực học sinh trên thế giới

Có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng trí lực trên thế giới trên các đối tượng
khác nhau. Để nghiên cứu về các vấn đề dinh dưỡng và trí lực trên học sinh tiểu học,

tác giả Ijarotimi (2007) đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 402 trẻ (10-15 tuổi)
được lựa chọn ngẫu nhiên từ 12 trường tiểu học làng Akure, Ondo State, Nigieria. Để
đánh giá IQ của trẻ tham gia nghiên cứu, tác giả sử dụng trắc nghiệm Raven gồm 60
câu và thực hiện trong khoảng 60 phút. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đối
tượng có chỉ số IQ ở các mức độ lần lượt là: IQ cao (5%); trên trung bình (11,2%);


8
11,4% ở mức trung bình; 8,2% đối tượng có IQ dưới và có tới 64,2% đối tượng chậm
phát triển [55].
Năm 2008, tác giả Alicia Pineda-Lucatero và cộng sự thông qua nghiên cứu cắt
ngang phân tích xác định tỷ lệ thiếu iốt và mối liên quan tới IQ - được đo bằng trắc
nghiệm khn hình tiếp diễn của Raven - thực hiện trên 303 học sinh tiểu học từ 19
trường tiểu học ở Colima, Mexico đã tìm ra rằng tỷ lệ IQ từ trung bình trở lên tương
đối thấp [56]. Sau khi quy đổi, tỷ lệ IQ thấp là 48,5% đối tượng nghiên cứu; tỷ lệ IQ
dưới trung bình cũng khá cao (chiếm 24,2% đối tượng) trong khi tỷ lệ IQ mức trung
bình chỉ là 18,8% đối tượng [56].
Nghiên cứu về chức năng nhận thức và các thành quả giáo dục bằng trắc nghiệm

H
P

trí thơng minh phi ngơn ngữ chỉnh sửa lần 3 (TONI-3) trên 250 học sinh (7-12 tuổi)
vùng sâu vùng xa tại Pahang, Malaysia, tác giả Al-Mekhlafi (2011) đã đưa ra kết quả
67,6% đối tượng nghiên cứu có IQ<70 và khoảng 72,6% các đối tượng đó có thành
tựu học tập được đánh giá thông qua điểm thi của các môn học kém [34].
Thêm những công bố mới hơn trong những năm gần đây, vào năm 2015, thông

U


qua nghiên cứu cắt ngang đánh giá IQ trong 405 trẻ từ 10-12 tuổi tại huyện Mysore,
Ấn Độ và xác định mối liên quan với nồng độ florua trong nước uống, tác giả Shibu
Thomas Sebastian và cộng sự đưa ra trung bình IQ của các đối tượng là từ 80,49 –

H

88,6 điểm ở 3 vùng nghiên cứu. Chia theo từng vùng, phân bố điểm IQ ở mức trung
bình thấp và ranh giới thấp-cực thấp luôn ở mức cao với cả 3 vùng (thấp nhất là 54,1%
ở Belavadi; 63% ở Naganahally và thậm chí cao tới 73,3% ở Nerale, nơi có nồng độ
flouride trong nước cao nhất) [64].
Tác giả Chao Li và cộng sự (2016) đưa ra kết quả từ phân tích số liệu nghiên
cứu thuần tập thực hiện năm 2013 trên 1744 trẻ em miền Tây Trung Quốc có độ tuổi
trung bình khoảng 8,78 tuổi cho thấy trung bình điểm IQ tổng thể theo trắc nghiệm
WISC-IV là khoảng 89,48 điểm (độ lệch chuẩn-SD: 13,39 điểm) với các điểm trung
bình thành phần VCI, WMI, PRI và PSI lần lượt là 87,83 (SD: 15,90); 91,04 (SD:
12,34); 93,12 (SD: 13,88) và 95,68 (SD: 13,34) điểm [52].
Trong bài báo công bố năm 2016 của tác giả Amita Jacob và cộng sự [49],
nghiên cứu bệnh chứng đã được thực hiện trên 114 trẻ em (1-6 tuổi) ở Tamil Nadu,


9
Ấn Độ nhằm mục đích xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và trí tuệ.
Tác giả sử dụng thang đo trí tuệ Vineland Maturity thích ứng với xã hội Ấn Độ để
đánh giá trí tuệ của trẻ em tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy khoảng 1/10 đối
tượng nghiên cứu (9,6%) có điểm IQ<90.
Nhóm nghiên cứu của tác giả Sandjaja (2013) đã đánh giá trí lực của trẻ em tiểu
học (6-11) tuổi tại 4 nước khu vực Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
15% đối tượng nghiên cứu có trí lực ở mức thấp/kém (IQ<80) [62].
1.1.4.2.


Thực trạng trí lực ở học sinh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về trí lực của trẻ em đã được thực hiện.
Nhóm nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tiến hành phân tích số liệu thu

H
P

thập được từ khảo sát dinh dưỡng Đông Nam Á năm 2011 (SEANUTS) trên 1893 trẻ
em tiểu học (6-11 tuổi) nhằm xác định mối liên quan giữa khẩu phần dinh dưỡng và
IQ ở trẻ. Chỉ số IQ được đo bằng trắc nghiệm khn hình tiếp diễn của Raven. Kết
quả cơng bố trên tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm (2016) cho thấy tỷ lệ đối tượng
tham gia nghiên cứu có chỉ số IQ kém và chậm phát triển là 25,7% [10].

U

Một kết quả nghiên cứu khác về trí lực của tác giả Trần Hữu Bích và cộng sự
công bố năm 2014 là nghiên cứu thuần tập lịch sử dựa trên nghiên cứu gốc được tiến
hành từ năm 2004. Điểm đánh giá trí tuệ IQ của trẻ 9-12 tuổi được đo ở thời điểm

H

làm nghiên cứu bằng trắc nghiệm Culture Fair (Culture Fair Intelligence Test - CFIT)
và quy đổi ra điểm IQ. Kết quả cho thấy, điểm IQ trung bình của các đối tượng nghiên
cứu là 96 điểm (SD: 11,04 điểm). Đánh giá IQ theo thang điểm Wechsler thì có 59,3%
trẻ ở mức độ trung bình, 24% ở mức độ trung bình thấp, 3,4% trẻ có IQ ở mức độ
kém và 2,3% trẻ chậm phát triển trí tuệ [1].
1.2. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng
1.2.1.


Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình trạng tích
lũy mỡ q mức hoặc khơng bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức
ảnh hưởng tới sức khỏe [72].
Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) định nghĩa suy dinh dưỡng là tình trạng
cơ thể khơng được năng lượng và chất đạm thích hợp cho sự phát triển hoặc cơ thể


10
không thể sử dụng đầy đủ thực phẩm ăn vào [66].
Các chỉ tiêu để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ là các chỉ số Z-Score cân
nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ), BMI theo tuổi (BAZ) và giới. Các
chỉ số Z-Score này được tính như sau [30]
𝑦 𝐿(𝑡)
[
]
− 1 𝑦 − 𝑀(𝑡)
𝑀(𝑡)
𝑍 − 𝑆𝑐𝑜𝑟𝑒 =
=
𝑆(𝑡)𝐿(𝑡)
𝑆𝐷(𝑡)
Với
y: giá trị đo được là cân nặng hoặc chiều cao

H
P

t: tuổi hoặc chiều cao/chiều dài của trẻ


Các giá trị tương ứng S, M, L hoặc SD theo t tra bảng quần thể tham khảo [30]
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên chỉ số Z-Score theo chuẩn tăng trưởng
của WHO (2007) cho trẻ 5-19 tuổi [30]

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo WAZ

U

WAZ

Đánh giá

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

<-2 SD

H

-2 SD ≤ Z-Score ≤ 2 SD

Trẻ bình thường

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo HAZ
HAZ

Đánh giá

Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp cịi


<-2 SD

-2 SD ≤ Z-Score ≤ 2 SD

Trẻ bình thường

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BAZ
Đánh giá

BAZ
<-2 SD

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

-2 SD ≤ Z-Score ≤ 1 SD

Trẻ bình thường

>1 SD

Trẻ thừa cân

>2 SD

Trẻ béo phì


11

1.2.2.


Hậu quả của suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì

Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng trong cộng đồng. Tuy
nhiên, những đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ sơ sinh và trẻ em bị ảnh hưởng nhiều
nhất. Theo WHO (2004), 54% các ca tử vong trẻ dưới 5 tuổi có liên quan tới suy dinh
dưỡng (SDD) [36].

18%
25%

54% số ca tử
vong có
nguyên nhân
liên quan tới
SDD

H
P

23%

10%

4%

Nhiễm khuẩn hô hấp

Tiêu chảy


15%

Sốt rét

U

5%

Sởi

HIV

Tử vong chu sinh

Khác

Biểu đồ 1. 1. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi theo các nguyên nhân (WHO, 2004) [36]
Theo Viện Dinh dưỡng, trẻ bị SDD có thể có những biểu hiện chậm phát triển

H

thể lực và trí tuệ. Khi trưởng thành, SDD sẽ ảnh hưởng tới khả năng lao động, và gia
tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy suy
dinh dưỡng ở giai đoạn sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi
thời kỳ của đời người. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.
Phụ nữ đã từng bị SDD trong thời kỳ còn là trẻ em nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành
niên đến khi lớn lên trở thành bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Bà mẹ bị SDD thường dễ đẻ
con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp. Những trẻ này lại dễ bị SDD (nhẹ cân hoặc thấp
còi) ngay trong năm đầu sau sinh và có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ bình
thường và khó có khả năng phát triển bình thường [27].

Thừa cân béo phì thường do chế độ ăn không hợp lý với nhiều chất béo, chất
ngọt và quá nhiều so với nhu cầu cơ thể; ít hoạt động thể lực; và một số yếu tố như
di truyền, kinh tế xã hội. Thừa cân, béo phì là bệnh lý độc lập nhưng là yếu tố nguy


12
cơ của nhiều bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư [26].
1.2.3.

Thực trạng dinh dưỡng ở học sinh trên thế giới và Việt Nam

1.2.3.1.

Thực trạng tình trạng dinh dưỡng ở học sinh trên thế giới

Trẻ em tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối ưu các tiềm năng
di truyền liên quan tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đây là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh
dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, là giai đoạn có sự biến đổi
nhanh cả về thể chất và tâm lý nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương khi bị
thiếu hụt về dinh dưỡng [7]. Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em lứa
tuổi tiền học đường và học đường vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo WHO, suy dinh dưỡng là một nguyên nhân

H
P

chính cho gánh nặng bệnh tật toàn cầu, hơn 1/3 số trẻ tử vong trên toàn thế giới là do
dinh dưỡng kém [15].

Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trẻ em học đường vẫn còn

khá cao, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo. Trong nghiên cứu trên học
sinh tiểu học ở vùng núi Nepal để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến BMI và IQ của

U

trẻ, tác giả Chhabi Ranabhat (2016) đã tìm ra tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (BAZ<2SD) trong nhóm đối tượng nghiên cứu là khoảng 9,3% [58].

Trong một nghiên cứu khác, tác giả Ijarotimi OS, Ijadunola KT (2007) đã đo và

H

xác định các chỉ số Z-Score tương ứng của 402 trẻ từ 10-15 tuổi tại 12 trường tiểu
học ở làng Akure Nigeria [55]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao các trẻ suy dinh
dưỡng ở các chỉ tiêu. Cụ thể, ở chỉ số cân nặng trên chiều cao của trẻ, có 40% trẻ hơi
cịm cịi, 9,7% cịm cịi mức độ vừa và 0,5% còm còi nghiêm trọng. Với chỉ số chiều
cao theo tuổi, 35,1% đối tượng thấp còi nhẹ, 13,4% thấp cịi vừa; 1,5% thấp cịi nặng.
Cơng bố từ kết quả nghiên cứu SEANUTS (2013) được thực hiện tại 4 nước khu
vực Đơng Nam Á – trong đó có Việt Nam, tỷ lệ chung cho trẻ em nhẹ cân và thấp còi ở
4 nước lần lượt là 21% và 19% [62]. Bên cạnh đó, gánh nặng kép về dinh dưỡng tại các
nước đang phát triển là bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng thì mơ hình bệnh tật đang chuyển
dịch đối mặt với thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính khơng lây. Cũng trong nghiên
cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ béo phì nặng tại các nước Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan và Malaysia tương ứng lần lượt là 0,5%; 1,1%; 3,4% và 4,6%.


13
Không chỉ ở những nước đang phát triển, những năm gần đây, thừa cân béo phì
có xu hướng gia tăng nhanh trên toàn thế giới. Năm 2010, kết quả phân tích từ 450
điều tra cắt ngang về tình trạng thừa cân, béo phì trẻ em của 144 nước trên thế giới
cho thấy: Có 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì (trong đó 35 triệu trẻ em

ở các nước đang phát triển và 8 triệu trẻ em ở các nước phát triển) [28]
1.2.3.2.

Thực trạng tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam

Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trên đối tượng học sinh tiểu học chưa
có nhiều. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương (2009), trên đối tượng học sinh từ 68 tuổi tại trường tiểu học Xuân Phương, huyện Từ Liêm cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng
trong các đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau giữa các thể suy dinh dưỡng và giữa

H
P

các lứa tuổi. Chiếm cao nhất là suy dinh dưỡng thể gầy còm với 14% đối tượng nghiên
cứu, sau đó tới suy dinh dưỡng nhẹ cân (4,3%) và thấp cịi (1,7%) [9].
Tình hình thừa cân, béo phì của trẻ 5 – 19 tuổi cũng đang gia tăng. Theo kết quả
của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 – 2010: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 5 – 19
tuổi trên tồn quốc là 11,7%, trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em thành phố

U

Hà Nội là 19,8%, trẻ em nông thôn là 9,3% và trẻ em các thành phố trực thuộc trung
ương là 31,9% [32]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương được trình bày ở trên cũng
đã chỉ ra tỷ lệ thừa cân béo phì trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 8,1% ở nam và

H

1,2% ở nữ [9]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Xuân Ngọc về thực trạng và hiệu quả
can thiệp thừa cân, béo phì của mơ hình truyền thơng giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em
từ 6 – 14 tuổi tại Hà Nội năm 2006 cho thấy, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng là 9,1%, tỷ lệ
thừa cân là 10,7% và béo phì là 3,0% [12].

Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh năm 2013 trên 9236 học sinh tại 60 trường
tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh tiểu học thừa cân là
28,1%, tỷ lệ học sinh tiểu học béo phì là 11,2%. Theo khu vực sinh sống của học sinh,
Tỷ lệ học sinh béo phì ở khu vực nội thành là 17,0% và ở ngoại thành là 5,4% [8].
Tại Thường Tín, theo báo cáo kết quả khám sức khỏe học sinh năm học 20152016, có 402 trẻ thấp cịi trong số 20098 học sinh tiểu học được khám (chiếm tỷ lệ
2%); số học sinh béo phì là 217 (chiếm 1,1%). Trong 714 học sinh của trường Ninh
Sở, tỷ lệ học sinh thấp còi là 0,6% và tỷ lệ học sinh béo phì là 1,4% [22].


14
1.3. Chế độ dinh dưỡng khẩu phần
1.3.1.

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là mức tiêu thụ năng lượng và các thành phần
dinh dưỡng mà, trên cơ sở kiến thức khoa học hiện nay, được coi là đầy đủ để duy trì
sức khỏe và sự sống của mọi cá thể bình thường trong một quần thể dân cư [29].
1.3.2.

Tính cân đối trong khẩu phần ăn

Tính cân đối của khẩu phần bao gồm: Cân đối giữa 3 chất cung cấp năng lượng
trong khẩu phần (tỉ lệ năng lượng được cung cấp từ chất đạm -protein, chất béo-lipid,
chất bột đường-glucid so với tổng năng lượng khẩu phần). Năng lượng cung cấp từ
protein so với tổng số năng lượng của khẩu phần cần đạt khoảng từ 13-20%; năng

H
P


lượng cung cấp từ lipid so với tổng số năng lượng của khẩu phần cần đạt từ 20-30%
và năng lượng cung cấp từ glucid so với tổng số năng lượng của khẩu phần cần đạt
từ 50-67%; Cân đối về chất đạm - Protein (tỷ lệ Protein động vật so với tổng Protein
khẩu phần cần đạt từ 50%); Cân đối về chất béo - lipid (tỉ lệ Lipid thực vật so với
tổng Lipid khẩu phần cần đạt từ 30%); Cân đối về vi chất (tỷ số canxi/phốt pho) trong

U

khẩu phần ăn cần đạt là 1:1 và tối thiểu là 0,8:1.

Theo kết quả của Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á
(SEANUTS) thực hiện trên hơn 2.800 trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi tại Việt Nam thì có

H

tới 50% trẻ em Việt Nam có bữa ăn khơng đáp ứng đủ nhu cầu về 1 số vi chất dinh
dưỡng như vitamin A, vitamin B1, vitamin C và Sắt [62]
1.4. Một số yếu tố liên quan tới trí lực của trẻ
Nhiều nghiên cứu tại nước ngoài đã chỉ ra một số yếu tố về nhân khẩu học, di
truyền và dinh dưỡng (tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn) có mối liên quan tới
tình trạng trí lực, khả năng nhận thức [39, 44, 51, 62]. Ở Việt Nam, có rất ít các nghiên
cứu liên quan đến các vấn đề này [10].
1.4.1.

Yếu tố di truyền

Trong nhiều tài liệu, trí thơng minh của trẻ được các nhà khoa học khẳng định
là được di truyền từ mẹ trẻ. Từ những năm 2002, công bố của Daniza M. Ivanovic và
cộng sự [47] thông qua nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng
-– cả quá khứ và hiện tại – với thành tích học tập của 98 học sinh được đo bằng chỉ



15
số IQ đã cho thấy IQ của mẹ có liên quan chặt chẽ tới IQ của con. Trong nghiên cứu
của Daniza, IQ được đánh giá bằng thang đo trí tuệ Wechsler cho người lớn, bản
chỉnh sửa (WAIS-R) cho cả trẻ và bố mẹ của trẻ. Năm 2008, Caroline Signore và
cộng sự cũng tìm ra được kết quả tương tự - nhận thức của mẹ có liên quan tới IQ của
trẻ, được đo bằng thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ trước tuổi đi học - trong
nghiên cứu thuần tập tiến cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ choline trong máu
mẹ và máu dây rốn với IQ của trẻ em 5 tuổi được thực hiện trên 404 cặp mẹ con [65].
1.4.2.

Yếu tố nhân khẩu học của trẻ

Tuổi: Tuổi của trẻ được đề cập trong các tài liệu như là một yếu tố có liên quan
tới tình trạng trí lực của trẻ tiểu học. Trong nghiên cứu trên đối tượng trẻ tiểu học tại

H
P

Nigeria, nhà nghiên cứu Ijarotimi OS, Ijadunola KT (2007) nhận thấy có sự khác biệt
đáng kể về chỉ số IQ cũng như tình trạng dinh dưỡng giữa các nhóm tuổi của các em
học sinh [55]. Trong nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng
với trí lực của học sinh tiểu học tại Việt Nam, tác giả Lê Nguyễn Bảo Khanh (2016)
cũng đưa ra kết luận trí lực có sự liên quan thuận với tuổi của trẻ có ý nghĩa thống kê

U

với hệ số tương quan coefficient là 0,2535 (p<0,001) [10].


Giới: Nghiên cứu cắt ngang của Goldberg S thực hiện năm 2013 trên 235.663
nam và 169.259 nữ Israel đã cho thấy có sự khác biệt về IQ giữa 2 nhóm đối tượng

H

nam và nữ bị thừa cân. Chỉ số IQ thấp có mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi tình
trạng thừa cân tăng lên, tỷ số chênh thể hiện mối liên quan này ở các đối tượng nam
là 1,44 với 95% khoảng tin cậy: 1,36-1,52; và ở đối tượng nữ là 1,61 với 95% khoảng
tin cậy: 1,51-1,73 [61]. Nghiên cứu của tác giả Ijarotimi OS, Ijadunola KT cũng tìm
ra sự khác biệt đáng kể về chỉ số IQ trong các nhóm tuổi của trẻ [55]. Còn trong
nghiên cứu của tác giả Chao Li (2016) trên 1744 trẻ từ 7-10 tuổi tại Trung Quốc, sau
khi đánh giá IQ của trẻ thông qua trắc nghiệm WISC - IV thì đưa ra kết quả trung
bình tổng điểm IQ (FSIQ) đã hiệu chỉnh của trẻ nam cao hơn so với trẻ nữ khoảng
0,97 điểm, 95% khoảng tin cậy: -2,22 - 0,28). Ở các điểm IQ thành phần, trẻ nữ đạt
trung bình điểm trí nhớ làm việc (WMI) và tốc độ xử lý (PSI) cao hơn với lần lượt là
1,32 điểm (95% khoảng tin cậy: 0,14-2,51) và 3,10 điểm (95% khoảng tin cậy: 1,824,38) so với trẻ trai. Trung bình chỉ số hiểu lời nói (VCI) và tư duy tri giác (PRI) của


×