Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Skkn 2023) một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc thực hiện chƣơng trình gdpt 2018 ở trƣờng thpt dtnt tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 105 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn
trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018
ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh”
Lĩnh vƣc: Quản lí

TP Vinh, tháng 4 năm 2023


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

“Một số giải pháp phát huy vai trị của tổ chun mơn
trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018
ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh”
Lĩnh vƣc: Quản lí

Tác giả: Vi Thị Thu Hồng

TP Vinh, tháng 4 năm 2023



“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 2
3.1. Khách thể nghiên cứu: ................................................................................... 2
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:. .................................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................... 2
5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài: ........................................................... 3
8. Tính mới và đóng góp của đề tài ...................................................................... 3
8.1. Tính mới của đề tài ........................................................................................ 3
8.2. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 3
NỘI DUNG........................................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................ 4
1. Một số quan điểm về chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018. ......................... 4
1.1. Quan điểm, mục tiêu của chƣơng trình GDPT 2018 ..................................... 4
1.2. Quan điểm xây dựng Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 ........................... 4
1.3. Quan điểm chỉ đạo thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT ..... 5
2. Đặc điểm, vai trị, vị trí của tổ chuyên môn ..................................................... 5
2.1. Đặc điểm của tổ chuyên môn ........................................................................ 5
2.2. Vai trị của tổ chun mơn ............................................................................. 6
2.3. Vị trí của tổ chun mơn ............................................................................... 6
2.4. Chức năng của tổ chuyên môn: ..................................................................... 6

2.5. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: ....................................................................... 6
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................... 9


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

1. Một vài nét khái quát về trƣờng THPT DTNT Tỉnh Nghệ An ......................... 9
2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh ........ 10
2.1. Thực trạng năng lực của tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh.. 10
2.2. Thực trạng quản lí việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động của
tổ chuyên môn .................................................................................................... 12
2.3. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn .................................. 14
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHUN
MƠN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018 Ở
TRƢỜNG THPT DTNT TỈNH .......................................................................... 16
1. Một số giải pháp phát huy vai trị của Tổ chun mơn trong việc thực hiện
chƣơng trình GDPT 2018 ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh. .................................... 16
1.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn cụ thể, chi tiết, khoa học. ..... 16
1.1.1. Mục đích ................................................................................................... 16
1.1.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 16
1.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên mơn. ..................... 16
1.1.2.2. Quy trình xây dựng. ............................................................................... 16
1.2. Tăng cƣờng vai trị quản lí của Tổ trƣởng chun mơn. ............................. 20
1.2.1. Mục đích ................................................................................................... 20
1.2.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 20
1.2.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu chung .................................................................... 20
1.2.2.2. Cách thức thực hiện ............................................................................... 20
1.3. Bồi dƣỡng năng lực giáo viên trong việc tiếp cận và thực hiện chƣơng trình
GDPT mới .......................................................................................................... 22

1.3.1. Mục đích ................................................................................................... 22
1.3.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 22
1.3.2.1. Bồi dƣỡng theo chƣơng trình ETEP của Bộ GD-ĐT ............................ 22
1.3.2.2. Tổ chức các chuyên đề bồi dƣỡng năng lực giáo viên. ......................... 23
1.3.2.3. Liên kết các trƣờng mời chuyên gia tập huấn các chuyên đề mới và khó
của chƣơng trình GDPT 2018............................................................................. 24
1.3.2.4. Phát huy vai tr tiên phong của đội ng giáo viên cốt cán. ................... 26
1.4. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn................................................................ 27
1.4.1. Mục đích: .................................................................................................. 27


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

1.4.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 28
1.4.2.1. Sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề ............................................ 28
1.4.2.3. iên ết sinh hoạt chuyên môn giữa các trƣờng cụm trƣờng. .............. 33
1.5. Tổ chức tốt các tiết thao giảng, dự giờ. ....................................................... 35
1.5.1. Mục đích ................................................................................................... 35
1.5.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 35
1.6. Ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động chun mơn của tổ. ................... 37
1.6.1. Mục đích ................................................................................................... 37
1.6.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 37
1.7.

y dựng môi trƣờng sƣ phạm văn hóa s chia và cống hiến. ................... 39

1.7.1. Mục đích ................................................................................................... 39
1.7.2. Cách thức thực hiện .................................................................................. 40
2. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất. ........................................................ 41

3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ..................... 42
3.1. Mục tiêu đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp hảo sát ............................ 42
3.1.1. Mục tiêu khảo sát ...................................................................................... 42
3.1.2. Đối tƣợng khảo sát.................................................................................... 42
3.1.3. Nội dung khảo sát ..................................................................................... 43
3.1.4. Phƣơng pháp hảo sát và xử lý kết quả khảo sát ...................................... 43
3.2. Kết quả khảo sát .......................................................................................... 44
3.2.1. Về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất .............................................. 44
3.2.2. Về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................................................. 45
Chƣơng 4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI................................................................ 48
1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................. 48
2. Nhận xét từ CBQL, GV và học sinh về hiệu quả của đề tài. ......................... 50
T UẬN ........................................................................................................ 52
1. Kết luận........................................................................................................... 52
2. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 52
3. Đề xuất, kiến nghị ........................................................................................... 53
3.1. Kiến nghị với Sở Giáo dục .......................................................................... 53


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

3.2. Kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trƣờng ................................................... 53
3.3. Đối với giáo viên: ........................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 2


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

TT

TỪ VIẾT TẮT

1

GDPT

Giáo dục phổ thông

2

THPT

Trung học phổ thông

3

DTNT

Dân tộc nội trú

4

TCM


Tổ chuyên môn

5

TTCM

Tổ trƣởng chuyên môn

6

CBQL

Cán bộ quản lí

7

GV

Giáo viên

8

HS

Học sinh

9

PC, NL


Phẩm chất năng lực

10

YCCĐ

Yêu cầu cần đạt

11

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

12

SHCM

Sinh hoạt chuyên môn


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ƣơng Đảng về đổi mới toàn diện và đồng
ộ nền giáo dục từ năm 2022-2023 chƣơng trình GDPT 2018 chính thức đƣợc
triển hai ở ậc THPT đối với lớp 10. Theo lộ trình đến năm học 2024-2025 chƣơng

trình GDPT 2018 sẽ đƣợc triển hai đồng bộ cả 3 khối lớp 10, 11,12. Chƣơng trình
giáo dục phổ thơng mới đƣợc xây dựng theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng
lực của học sinh; chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng
lực của ngƣời học. Đó là một sự thay đổi hết sức to lớn đối với cả việc D Y của thầy
c ng nhƣ việc H C của tr đ i h i giáo viên vừa phải tiếp cận nắm vững nội dung
chƣơng trình mới vừa phải thay đổi phƣơng pháp dạy học c ng nhƣ iểm tra đánh giá
theo hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Tổ chun mơn là mắt xích quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng.
Hoạt động của các tổ chuyên môn quyết định trực tiếp đến sự phát triển của nhà
trƣờng c ng nhƣ chất lƣợng dạy và học của thầy và trò. Hoạt động của tổ chuyên
môn ở trƣờng THPT là một yêu cầu bắt buộc và hết sức cần thiết, là một quy định
trong điều lệ trƣờng trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mặt khác, tổ
chun mơn cịn có vai trị quan trọng trong việc góp phần bồi dƣỡng đội ng giáo
viên tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm các tiết dạy, sinh
hoạt chuyên đề thao giảng hội giảng để nâng cao chất lƣợng dạy và học của nhà
trƣờng. Tổ chuyên môn là một bộ phận, một đơn vị trong hệ thống cơ cấu tổ chức của
nhà trƣờng. à nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trƣờng trong đó
trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học. Tổ chun mơn có mối quan hệ cộng
đồng, hợp tác, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ và các tổ chức đoàn thể khác trong
nhà trƣờng nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng chƣơng trình giáo
dục và các hoạt động giáo dục hác hƣớng tới mục tiêu giáo dục. Vì vậy chƣơng trình
giáo dục thành hay ại chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng đƣợc n ng cao hay trì trệ
phụ thuộc một phần rất lớn vào hoạt động của tổ chuyên môn.
Trên thực tế trƣớc chƣơng trình GDPT 2018 nhiều giáo viên c ng nhƣ nhiều
tổ chuyên môn ở các trƣờng THPT v n đang t ra l ng t ng chƣa ắt nhịp ịp sự
thay đổi của chƣơng trình d n đến việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 c n
gặp nhiều hó hăn; các tổ, nhóm chun mơn phần nhiều v n chỉ sinh hoạt hành
chính, truyền đạt mệnh lệnh, sinh hoạt chun mơn chỉ mang tính chất đối phó,
chƣa có chiều s u …Điều đó làm cho các tổ chun mơn hơng phát huy đƣợc vai
trị nịng cốt của mình trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng

c ng nhƣ việc thực hiện chƣơng trình giáo dục mới.
Để chuẩn bị cho việc thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới, trong
những năm vừa qua và đặc biệt là năm học 2022-2023, các tổ chuyên môn của

1


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

trƣờng THPT DTNT Tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động để đi tắt đón đầu, tiếp cận
và thực hiện một cách có hiệu quả chƣơng trình mới.
Từ thực tiễn hoạt động ƣớc đầu khá hiệu quả của các tổ chuyên môn ở
trƣờng THPT DTNT Tỉnh, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát huy
vai trị của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 ở
trường THPT DTNT Tỉnh” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm để trao đổi, học h i
cùng các đồng nghiệp, nhằm hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục và
thực hiện thành cơng chƣơng trình GDPT mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở ph n tích cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp phát
huy vai trò của tổ chuyên mơn trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT mới nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn, tiến tới thực hiện thành cơng
chƣơng trình GDPT 2018.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Các tổ chuyên môn ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn
trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các giải pháp phát huy vai trị của tổ chun mơn trong việc thực hiện
chƣơng trình GDPT 2018 đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc thì chất

lƣợng hoạt động của các tổ chuyên môn sẽ đƣợc n ng lên n ng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ của giáo viên gi p nhà trƣờng thực hiện chƣơng trình
GDPT 2018 thuận lợi và hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào 3 nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về chƣơng trình GDPT 2018 về chức năng vị trí
và vai trị của tổ chun mơn trong trƣờng THPT c ng nhƣ tổng quan về lịch sử
nghiên cứu vấn đề.
- Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trƣờng THPT
DTNT Tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trị của tổ chun mơn trong việc
thực hiện chƣơng trình GDPT 2018.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát huy vai
trò của tổ chuyên mơn trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 trên cơ sở lí
2


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

luận về chƣơng trình GDPT 2018 chức năng vị trí vai trị của tổ chun mơn
trong trƣờng THPT c ng nhƣ thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trƣờng
THPT DTNT Tỉnh.
- Về thời gian: Từ năm học 2021-2-22 đến năm học 2022-2023.
- Về hông gian: Trƣờng THPT DTNT Tỉnh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp thống kê, xử lí số liệu

- Phƣơng pháp ph n tích tổng hợp
- Phƣơng pháp hảo sát thực tiễn
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài:
- Cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất những giải pháp phát huy vai trị của tổ chun
mơn trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh.
- Mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của tổ
chuyên mơn trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018.
- Các giải pháp đƣợc đề xuất đều rất cấp thiết và có tính khả thi cao.
- Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát huy vai trò của tổ chuyên mơn đã
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chun mơn n ng cao trình động
chun mơn nghiệp vụ của GV, từ đó làm cho việc thực hiện chƣơng trình GDPT
mới đƣợc tiến hành một cách linh hoạt, chủ động và hiệu quả hơn.
8. Tính mới và đóng góp của đề tài
8.1. Tính mới của đề tài
- Đ y là đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các tổ chuyên
môn tại trƣờng THPT DTNT Tỉnh Nghệ An.
- Đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của tổ chun
mơn trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 hi chƣơng trình này mới đƣợc
triển khai thực hiện năm đầu tiên ở bậc THPT.
- Các giải pháp đề xuất đƣợc dựa trên chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn
đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng phổ thông và yêu cầu đặc điểm của chƣơng
trình GDPT mới c ng nhƣ điều kiện thực tế của trƣờng THPT DTNT Tỉnh.
8.2. Đóng góp của đề tài
Việc đề xuất một số giải pháp phát huy vai trị của tổ chun mơn trong việc
thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 hơng chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chuyên môn mà cịn góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà
trƣờng nói riêng và thực hiện thành cơng chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới nói
chung. Những giải pháp này có thể áp dụng hiệu quả đối với tất cả các tổ chuyên
môn ở các trƣờng THPT chứ không riêng gì ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh.

3


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Một số quan điểm về chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018.
1.1. Quan điểm, mục tiêu của chương trình GDPT 2018
Theo ông Nguyễn u n Thành Vụ trƣởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ
GD&ĐT) thì quan điểm mục tiêu của chƣơng trình GDPT 2018 là:
“- Quan điểm: Theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất. Các năng lực
phẩm chất này đều đƣợc cụ thể hóa ằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học cấp
học.
Sự đổi mới tồn diện và đồng ộ từ chƣơng trình sách giáo hoa phƣơng pháp
dạy học và iểm tra đánh giá.
- Chỉ đạo theo hƣớng tăng quyền tự chủ cho địa phƣơng cơ sở giáo dục và giáo
viên.
- Mục tiêu: Gi p học sinh làm chủ iến thức phổ thông iết vận dụng hiệu quả
iến thức ĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời có định hƣớng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp iết x y dựng và phát triển hài hồ các mối quan hệ xã hội có cá tính
nh n cách và đời sống t m hồn phong ph nhờ đó có đƣợc cuộc sống có ý nghĩa và
đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nƣớc và nh n loại.”
( />1.2. Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018
“Chƣơng trình giáo dục phổ thông là văn ản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ
thông quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh nội dung
giáo dục phƣơng pháp giáo dục và phƣơng pháp đánh giá ết quả giáo dục làm căn cứ
quản lí chất lƣợng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam ết của Nhà nƣớc nhằm ảo
đảm chất lƣợng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thơng.

Chƣơng trình giáo dục phổ thông đƣợc x y dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng
Nhà nƣớc về đổi mới căn ản toàn diện giáo dục và đào tạo; ế thừa và phát triển
những ƣu điểm của các chƣơng trình giáo dục phổ thơng đã có của Việt Nam. Đồng
thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về hoa học giáo dục và inh nghiệm x y dựng
chƣơng trình theo mơ hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới.
Chƣơng trình gắn với nhu cầu phát triển của đất nƣớc những tiến ộ của thời đại
về hoa học - công nghệ và xã hội. Đồng thời phù hợp với đặc điểm con ngƣời văn
hoá Việt Nam các giá trị truyền thống của d n tộc và những giá trị chung của nh n loại
4


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

c ng nhƣ các sáng iến và định hƣớng phát triển chung của UNESCO về giáo dục.
Cùng với đó tạo cơ hội ình đẳng về quyền đƣợc ảo vệ chăm sóc học tập và phát
triển quyền đƣợc lắng nghe tôn trọng và đƣợc tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho
một xã hội nh n văn phát triển ền vững và phồn vinh.
Chƣơng trình giáo dục phổ thông ảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực
ngƣời học thông qua nội dung giáo dục với những iến thức ĩ năng cơ ản thiết thực
hiện đại; hài hồ đức trí thể mĩ; ch trọng thực hành vận dụng iến thức ĩ năng đã
học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Chƣơng trình tích hợp cao ở các lớp
học dƣới ph n hoá dần ở các lớp học trên. Thông qua các phƣơng pháp hình thức tổ
chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh các phƣơng pháp
đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phƣơng pháp giáo dục để đạt đƣợc mục tiêu
đó.” (Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình GDPT)
1.3. Quan điểm chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT
“Đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị quyết 88 và

Nghị quyết 51 của Quốc hội là vấn đề đặc biệt quan trọng có tác động rất lớn đối
với cả thế hệ học sinh và sự phát triển của đất nƣớc đ i h i có thời gian mới thấy
hết đƣợc hiệu quả. Vì vậy, quá trình triển khai thực hiện phải đặc biệt coi trọng
nhận thức đ ng và đầy đủ về nội dung phƣơng pháp dạy học và các yêu cầu về
điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục của chƣơng trình mới.”
( />2. Đặc điểm, vai trị, vị trí của tổ chun mơn
2.1. Đặc điểm của tổ chun môn
Thông tƣ số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trƣởng Bộ
GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trƣờng trung học quy định ở Điều 16:
“Cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức
thành tổ chun mơn theo mơn học, nhóm mơn học hoặc nhóm các hoạt động ở
từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chun mơn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó
chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới
thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”
Nhƣ vậy theo qui định của Điều lệ có thể hiểu: Tổ chuyên môn là một bộ
phận của nhà trƣờng, gồm một nhóm giáo viên (từ 3 ngƣời trở lên) cùng giảng dạy
về một mơn học hay một nhóm mơn học hay một nhóm viên chức làm cơng tác thƣ
viện, thiết bị giáo dục, tƣ vấn học đƣờng…đƣợc tổ chức lại để cùng nhau thực

5


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

hiện các nhiệm vụ theo qui định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trƣờng. Mỗi
TCM có tổ trƣởng và từ 1-2 tổ phó do hiệu trƣởng bổ nhiệm vào đầu năm học.
2.2. Vai trò của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở gắn bó với ngƣời giáo viên giảng dạy. Ở đ y
diễn ra mọi hoạt động có liên quan đến toàn bộ hoạt động nghề nghiệp của ngƣời

giáo viên. Tổ chun mơn c ng là nơi ngƣời giáo viên có thể chia s mọi t m tƣ
nguyện vọng c ng nhƣ những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp đời sống vật
chất và tinh thần của mình. Hoạt động của tổ chun mơn trong nhà trƣờng có vai
trị quyết định cho sự phát triển của nhà trƣờng nói riêng và sự phát triển giáo dục
nói chung. Có thể nói hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trƣờng là nhân tố
quyết định trực tiếp đến chất lƣợng dạy học.
2.3. Vị trí của tổ chun mơn
Theo Điều lệ trƣờng trung học cơ sở trƣờng trung học phổ thông và trƣờng
phổ thơng có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT
ngày 02.4.2007 của Bộ GD&ĐT cơ cấu tổ chức của trƣờng THCS, THPT và
trƣờng phổ thơng có nhiều cấp học gồm có:
a) Hội đồng trƣờng đối với trƣờng cơng lập, Hội đồng quản trị đối với
trƣờng tƣ thục, Hội đồng thi đua và hen thƣởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tƣ
vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn ph ng và các ộ phận khác (nếu có);
b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam Cơng đồn Đồn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản
lý của trƣờng THCS THPT. Trong trƣờng, các tổ, nhóm chun mơn có mối quan
hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức
Đảng đoàn thể trong nhà trƣờng nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của nhà
trƣờng chƣơng trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác
hƣớng tới mục tiêu giáo dục.
2.4. Chức năng của tổ chuyên môn:
- Giúp Hiệu trƣởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan
đến dạy và học;
- Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.Tổ chuyên môn
là đầu mối để Hiệu trƣởng quản lý nhiều mặt nhƣng chủ yếu v n là hoạt động
chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trƣờng.
2.5. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:


6


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trƣờng THCS, THPT
ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo
dục và đào tạo:
“Điều 16. Tổ chuyên môn
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ hƣớng d n xây dựng và quản
lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chƣơng trình
mơn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trƣờng;
b) Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá xếp loại
các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
c) Đề xuất hen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên”
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ch ng tơi đã tổng hợp, tìm hiểu
các cơng trình nghiên cứu, những bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu là các
giải pháp phát huy vai trò của tổ chuyên mơn trong việc thực hiện chƣơng trình
giáo dục phổ thơng 2018. Các cơng trình nghiên cứu, các bài viết chúng tôi thu
thập đƣợc chủ yếu đề cập đến các vấn đề sau:
- Vai trị của tổ chun mơn trong các trƣờng THPT: nhƣ điều lệ trƣờng học,
các bài báo của Bộ giáo dục Đào tạo…chủ yếu đề cập đến vai trị, chức năng
nhiệm vụ của tổ chun mơn.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn: nhƣ Bài tham luận của nhà
giáo Lê Thị Thúy Oanh- sở GD- ĐT Vĩnh Ph c đã đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn nhƣng mới dừng lại ở một số giải pháp cụ
thể chƣa hệ thống chƣa đi s u vào từng giải pháp và đặc biệt chƣa đề cập đến vấn
đề vận dụng vào bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

- Quản lí hoạt động của tổ chun mơn nhƣ S n “Quản lí hoạt động của tổ
chun mơn ở các trƣờng thpt huyện Văn âm, tỉnh Hƣng Yên trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay” của Ths Bùi Thị Ngọc; SKKN : “Một số giải pháp quản lí
để nâng cao vai trị của tổ chun mơn trong cơng tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng
THPT Bình uyên trong giai đoạn hiện nay”…các cơng trình nghiên cứu này chủ
yếu tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp để quản lí hoạt động của tổ chuyên
môn một cách hiệu quả, giúp CBQL là Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng điều hành,
quản lí các tổ chun mơn.
- Vai trị của tổ trƣởng, tổ phó chun mơn trong quản lí dạy học nhƣ SKKN
“N ng cao vai tr của TTCM trong quản lý hoạt động tổ chun mơn ở trƣờng
THCS”…đi s u ph n tích vai tr của tổ trƣởng chuyên môn và đề xuất một số giải
pháp phát huy vai trò của TTCM trong quản lí điều hành hoạt động tổ chun mơn.
- Bài áo “Vai trị tổ chun mơn trong bồi dƣỡng giáo viên triển khai
Chƣơng trình mới” của Ban quản lí chƣơng trình ETEP đã đề cập đến vai trị của
7


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

tổ chuyên môn trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT mới nhƣng mới chỉ dừng
lại ở vai trò bồi dƣỡng giáo viên trong việc triển hai Chƣơng trình GDPT 2018.
- Một số đề tài SKKN và một số ài áo đi s u vào vấn đề đổi mới sinh hoạt
tổ chuyên môn nhƣ đề tài “ Đổi mới phƣơng pháp sinh hoạt tổ chuyên môn” hay
bài viết trên trang web của Phịng GD- ĐT huyện Ba Vì, Hà Nội: “ Đổi mới sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”…
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu, các bài viết trƣớc đ y về đề tài tổ
chuyên môn hoặc đang chỉ dừng lại ở việc phân tích vai trị của tổ chun mơn,
hoặc vai trị và giải pháp phát huy vai trị quản lí của tổ trƣởng chun mơn… Một
số ài áo đã đề cập đến vai trị của tổ chun mơn trong chƣơng trình GDPT 2018

nhƣng hoặc chỉ nêu hái qt chung chung chƣa có tính hệ thống, hoặc đi s u vào
một vai trò cụ thể…
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, chúng tơi khẳng định đề tài “Một số
giải pháp phát huy vai trị của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương trình
GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh” là một đề tài nghiên cứu mới, đƣợc
thực hiện trên cơ sở kế thừa các cơ sở lí luận đƣợc đề cập đến trong các văn ản
chỉ đạo của Ngành Giáo dục và thực tiễn hoạt động của các tổ chuyên môn tại
trƣờng THPT DTNT Tỉnh Nghệ An. Các giải pháp đề xuất đƣợc dựa trên chức
năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng phổ thông
và yêu cầu đặc điểm của chƣơng trình GDPT mới c ng nhƣ điều kiện thực tế của
trƣờng THPT DTNT Tỉnh.

8


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Một vài nét khái quát về trƣờng THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
Trƣờng THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Nghệ An đƣợc thành lập vào ngày 15/10/
1984 l c đó mang tên “Trƣờng phổ thông trung học dân tộc vùng cao Nghệ Tĩnh”
theo quyết định số 134/ QĐ-UB . Trải qua 39 năm x y dựng và trƣởng thành, chất
lƣợng giáo dục của trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao, trở thành địa chỉ tin yêu của
của phụ huynh học sinh, khẳng định đƣợc vị thế trong ngành giáo dục của tỉnh nhà.
Và với những thành tích đạt đƣợc c ng nhƣ những đóng góp cho sự phát triển giáo
dục tỉnh nhà nói chung, giáo dục miền núi nói riêng, từ năm học 2019-2020, nhà
trƣờng đƣợc chọn thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về Triển khai thí điểm xây
dựng các trƣờng trung học trọng điểm chất lƣợng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2019-2023.

Năm học 2022-2023 tồn trƣờng có 72 CBGV trong đó có 48 GV trực tiếp
đứng lớp, chia thành 5 tổ chun mơn, bao gồm Tổ Tốn- Tin, Tổ Khoa học Tự
nhiên, Tổ Văn Tổ Ngoại ngữ, Tổ Khoa học xã hội.
- Về chất lƣợng đội ng : Tính đến thời điểm này, đội ng giáo viên nhà
trƣờng đủ số lƣợng giáo viên các môn học (48 Gv), 100% giáo viên có trình độ đào
tạo đạt chuẩn và trên chuẩn có 33/47 Gv có trình độ thạc sỹ/ đang học thạc sỹ (
trong đó có 1 tiến sỹ). 38 Gv đạt giáo viên gi i cấp tỉnh , 7/8 (95,5%) giáo viên
tiếng Anh đạt trình độ bậc 5 (C1); 1/8 Gv đạt trình độ bậc 4 ( B2 quốc tế); 100%
giáo viên tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao. 100% giáo viên xếp
loại khá, gi i về chuyên môn ; 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Trên 90% đạt mức khá trở lên. Trong đội ng gv nhà trƣờng, nhiều ngƣời có tay
nghề vững vàng, là cốt cán trong mạng lƣới chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào
tạo. Đội ng cán ộ giáo viên nhà trƣờng là một tập thể đoàn ết, nhiệt tình, có
trách nhiệm, u nghề, gắn bó với nhà trƣờng, mong muốn nhà trƣờng phát triển,
chất lƣợng chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo
dục. Đặc biệt đội ng này đƣợc d n dắt bởi tập thể cấp ủy lãnh đạo tr năng
động, nhiệt huyết dám nghĩ dám làm và có tầm nhìn chiến lƣợc, vừa là động lực
vừa tạo sức ép để đội ng giáo viên tích cực đổi mới trƣớc hết là tự thay đổi bản
thân phù hợp với bối cảnh mới.
- Về chất lƣợng học sinh: Đƣợc sự đồng ý của UBND Tỉnh và Sở GD_ĐT
Nghệ An, thông qua việc tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào 10, trong những năm gần
đ y chất lƣợng đầu vào của nhà trƣờng đã đƣợc cải thiện. Tỉ lệ học sinh gi i tồn
diện, học sinh có học lực khá và học sinh có hạnh kiểm khá/tốt đạt cao và ổn định.
Ngồi ra, cơng tác bồi dƣỡng m i nhọn đƣợc quan t m đ ng mức, có kết quả
9


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”


tƣơng đối ổn định đặc biệt trong năm học 2021-2022 trƣờng vinh dự đƣợc xếp
thứ 5 trên bảng xếp hạng điểm TB thi TNTHPT của toàn tỉnh.
- Về điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở vật chất cơ ản đáp ứng đƣợc yêu cầu tối
thiểu trong việc dạy và học trong giai đoạn hiện nay với 19 phịng học, 2 phịng
học thơng minh, 2 phịng tiếng, 2 phịng tin, 2 phịng thực hành thí nghiệm, 5
phịng tổ chuyên môn... Hệ thống s n chơi ãi tập tuy diện tích khơng rộng nhƣng
há đầy đủ dụng cụ học tập phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất của học sinh.
Hiện nay sau hi đƣợc Sở GD_ĐT công nhận Trƣờng đạt chuẩn Quốc gia ở mức
3 trƣờng đang từng ƣớc hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu đổi mới
trong giáo dục.
Mặc dù còn có nhiều hạn chế đặc biệt là về cơ sở vật chất nhƣng đây là
những cơ sở hết sức thuận lợi để nhà trƣờng thực hiện một cách có hiệu quả
chƣơng trình GDPT 2018.
2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh
Nghệ An.
Để đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạt động của các tổ chuyên
môn ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh ch ng tơi đã tiến hành khảo sát trên 2 nhóm
khách thể là 9 cán bộ quản lý bao gồm Hiệu trƣởng, Hiệu phó và các tổ trƣởng
chun mơn và 40 giáo viên thuộc 5 tổ chuyên môn của nhà trƣờng với phƣơng
pháp khảo sát bằng bảng h i. (Phụ lục 1. Phiếu khảo sát tình hình hoạt động của tổ
chun mơn ở trường THPT DTNT Tỉnh).
Kết quả khảo sát nhƣ sau:
2.1. Thực trạng năng lực của tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng THPT DTNT
Tỉnh
Bảng 1. Kết quả khảo sát về năng lực TTCM ở trường THPT DTNT Tỉnh

TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1


23

Đối
tƣợng

Mức độ đánh giá (%)
Yếu

TB

Khá

Tốt

Năng lực trình độ chun mơn CBQL
nghiệp vụ sƣ phạm, thực tiễn giảng
GV
dạy và kiến thức về môn học

0

0

44,4

55,6

0

0


30

70

Năng lực lập kế hoạch hoạt động CBQL

0

0

44,4

55,6

10


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

nhƣ

ế hoạch giáo dục tổ chuyên

môn; kế hoạch chuyên đề, kế hoạch

GV

35


65

Năng lực tổ chức hoạt động chuyên CBQL

44,4

55,6

môn

42,5

57,5

66,7

33,3

70

30

TĐG

4

GV

Năng lực kiểm tra đánh giá chuyên CBQL

5

6

môn

GV

Năng lực tƣ vấn chuyên môn cho CBQL

11,1

55,6

33,3

lãnh đạo nhà trƣờng

7,5

42,5

51

22,2

77,8

22,5


77,5

GV

Khả năng tập hợp GV trong tổ,biết CBQL
lắng nghe, tạo sự đoàn ết gƣơng
7

m u, công bằng, khéo léo trong

GV

ứng xử
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: đa số CBQ GV đều đánh giá năng lực của TTCM ở
mức độ “ há” và “Tốt”. Trong đó đƣợc đánh giá cao nhất là “Năng lực trình độ
chun mơn và nghiệp vụ sƣ phạm, thực tiễn giảng dạy và kiến thức về môn học”
(55,6% CBQ đánh giá ở mức Tốt, và 70% GV đánh giá mức Tốt); đánh giá thấp
nhất là “Năng lực tƣ vấn chuyên môn cho lãnh đạo nhà trƣờng” ( đa số ý kiến đánh
giá ở mức khá, v n có 11,1% CBQL và 7,5% GV đánh giá mức trung bình). Điều
này thể hiện rằng đội ng TTCM ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh là những ngƣời gi i
về chuyên môn gƣơng m u trong công việc và luôn biết lắng nghe các ý kiến đóng
góp của đồng nghiệp. Tuy nhiên, một số năng lực đƣợc đánh giá hông cao nhƣ
“Năng lực tƣ vấn chuyên môn cho lãnh đạo nhà trƣờng” (11 1% CBQ và 7 5%
GV đánh giá mức “Trung ình”; 55 6% CBQ và 42 5% GV đánh giá ở mức
Khá); “Năng lực kiểm tra đánh giá chuyên môn” (66 7% CBQ và 70% GV đánh
giá mức “ há”). Điều này cho thấy, Ban giám hiệu nhà trƣờng đặc biệt là Hiệu
trƣởng trƣờng THPT Dân tộc nội trú Tỉnh cần có biện pháp hữu hiệu hơn để nâng
cao năng lực cho đội ng TTCM.

11



“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

2.2. Thực trạng quản lí việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động
của tổ chuyên môn
Bảng 2. Kết quả khảo sát về việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động
của TCM
Mức độ đánh giá (%)
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1

2

3

4

5

6

7

8

Đối
tƣợng


Tƣơng
Không
Rất
đối
Thƣờng
thƣờng
thƣờng
thƣờng xuyên
xuyên
xuyên
xuyên

Quán triệt nguyên tắc xây CBQL
dựng kế hoạch giáo dục tổ
GV
chuyên môn

0

0

22,2

77,8

0

0


25

75

Hƣớng d n m u kế hoạch, các CBQL
yêu cầu về nội dung, hình
GV
thức của kế hoạch giáo dục

0

0

44,4

55,6

20

80

ác định mục tiêu chƣơng CBQL
trình hoạt động của tổ, nhóm
GV
chun mơn

0

0


66,7

33,3

0

0

30

70

Đảm bảo tiến trình xây dựng CBQL
ké hoạt động của tổ chuyên
mon định kì : học kỳ, tháng, GV
tuần

0

0

66,7

33,3

0

0

27,5


72,5

Xây dựng KHGD tổ chuyên CBQL
môn sơ ộ
GV
(lấy ý kiến của GV)

0

22,2

44,5

33,3

0

15

37,5

47,5

Lập KHGD tổ chuyên mơn CBQL
chính thức
GV

0


0

22,2

77,8

0

0

22,5

77,5

CBQL

0

0

22,5

77,8

GV

0

0


17,5

82,5

0

11,1

55,6

33,3

0

7,5

42,5

50

Phê duyệt KHGD chính thức
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch CBQL
hoạt động TCM đảm bảo theo
GV
tiến độ định ì năm tháng

12


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương

trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

tuần…

9

Kiểm tra đôn đốc điều CBQL
chỉnh sơ ết, tổng kết và rút
kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện kế hoạch hoạt động GV
TCM

0

22,2

55,6

22,2

0

10

47,5

42,5

Kết quả ở bảng 2 cho thấy: hầu hết nội dung quản lí xây dựng và thực hiện kế
hoạch hoạt động của TCM đƣợc CBQ GV đánh giá “Thƣờng xuyên” và “Rất

thƣờng xuyên” trong đó nội dung đƣợc đánh giá “Rất thƣờng xuyên” cao nhất là
“Quán triệt nguyên tắc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM” với 77,8% CBQL và
75 0% GV đánh giá ở mức Rất thƣờng xuyên . Điều đó cho thấy, việc quán triệt
nguyên tắc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM đã đƣợc các tổ chuyên môn quan
tâm và triển khai ngay từ đầu năm học; thể hiện vai trò, trách nhiệm của những
ngƣời làm cơng tác quản lí trong việc định hƣớng xây dựng kế hoạch giáo dục.
Một nội dung khác đƣợc CBQ GV đánh giá cao ở mức độ “Rất thƣờng xuyên” là
“ ập kế hoạch hoạt động TCM chính thức” với 77,8% CBQL và 77,5% GV đồng
ý ; “Phê duyệt kế hoạch hoạt động TCM” với 77,8% CBQL và 82,5% GV đồng ý.
Nhƣ vậy, việc lập kế hoạch hoạt động TCM một cách cụ thể luôn đƣợc nhà trƣờng
và các tổ chuyên môn quan tâm, phê duyệt trƣớc khi thực hiện kế hoạch theo tuần,
tháng và theo từng chủ điểm của năm học.Tuy nhiên, v n còn 22,2% CBQL và
15,0% GV đánh giá việc “ y dựng kế hoạch hoạt động TCM sơ ộ (lấy ý kiến
thành viên TCM)” chỉ ở mức “Tƣơng đối thƣờng xuyên”. Điều đó cho thấy, việc
lấy ý kiến của thành viên TCM trƣớc khi xây dựng kế hoạch hoạt động v n chƣa
đƣợc TTCM xem trọng, xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM có phần dựa vào ý
kiến chủ quan của cá nhân TTCM. Và nội dung “ iểm tra đôn đốc điều chỉnh sơ
kết, tổng kết và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động
TCM” v n đang đƣợc đánh giá ở mức thấp, khi chỉ có 22,2% CBQL và 42,5% GV
đánh giá ở mức “Rất thƣờng xuyên”. Điều đó chứng t việc triển khai hoạt động
chun mơn của các tổ bộ môn là rất tốt nhƣng sau các hoạt động thƣờng ít có việc
sơ ết, tổng kết để điều chỉnh, rút kinh nghiệm. Do đó Ban Giám hiệu nhà trƣờng
c ng nhƣ các tổ trƣởng chuyên môn cần thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc điều
chỉnh kế hoạch, đặc biệt cần phải có động thái rà sốt, tổng kết từ đó có những
biện pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên
môn.

13



“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

2.3. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn
Bảng 3. Kết quả khảo sát về thực trạng chỉ đạo hoạt động TCM
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1

2

3

4

5

6

Đối
tƣợng

Mức độ đánh giá (%)
Yếu

TB

Khá

Tốt


Phổ biến và thống nhất với GV CBQL 0
về KHGD TCM
GV
0

0

22,2

77,3

0

25

75

Chỉ đạo tổ chức hoạt động dạy CBQL 0
học, quản lí phân cơng chun
GV
0
mơn trong tổ bộ môn

0

44,4

55,6


0

20

80

Chỉ đạo thực hiện quy chế CBQL 0
chuyên môn: xây dựng, thực
GV
0
hiện kế hoạch cá nhân, kế hoạch
dạy học, dự giờ

0

66,7

33,3

0

30

70

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt TCM CBQL 0
theo hƣớng nghiên cứu bài học,
GV
0
chuyên đề, chủ đề, sinh hoạt

chuyên môn qua Internet

0

66,7

33,3

0

52,5

47,5

Chỉ đạo công tác bồi dƣỡng, tự CBQL 0
bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp
GV
0
vụ cho GV

11,1

55,6

33,3

7,5

42,5


50

Chỉ đạo thực hiện tăng cƣờng CBQL 0
ứng dụng công nghệ thông tin
GV
0
vào công tác quản lí và giảng
dạy

0

66,7

33,3

0

52,5

47,5

Chỉ đạo sơ ết, tổng kết đánh CBQL 0
giá hoạt động TCM
GV
0

22,2

55,6


22,2

10

42,5

47,5

Kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy: thực trạng chỉ đạo hoạt động TCM ở
trƣờng THPT DTNT Tỉnh đƣợc đánh giá phổ biến ở mức độ “ há” tỉ lệ đánh giá
mức “Tốt” không cao. Nội dung đƣợc đánh giá cao nhất là “Phổ biến và thống nhất
với GV về kế hoạch hoạt động TCM” với 77 3% CBQ và 75 0% GV đánh giá
“Tốt”. Bên cạnh đó Tổ trƣởng các tổ chuyên môn thực hiện khá hiệu quả công tác
chỉ đạo các hoạt động dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, chỉ đạo công tác
14


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV. TTCM các tổ đã quan
tâm chỉ đạo đổi mới sinh hoạt TCM tăng cƣờng ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào
cơng tác quản lí và giảng dạy. Điều này chứng t nhà trƣờng nói chung và các tổ
chun mơn nói riêng đã ch trọng đến việc n ng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ cho giáo viên c ng nhƣ thay đổi cách quản lý để tiếp cận dần chƣơng trình
GDPT 2018. Tuy nhiên nội dung này v n chƣa là một hoạt động thƣờng xuyên vì
đa phần các ý kiến đánh giá chỉ đánh giá ở mức độ “ há” (66 7% CBQ và 52 5%
GV). Điều này đ i h i nhà trƣờng cần phải có những giải pháp quyết liệt hơn để
các tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lƣợng sinh
hoạt chuyên môn, phát huy vai trị của tổ chun mơn trong việc thực hiện chƣơng

trình GDPT 2018.
Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy rằng hoạt động của các tổ chuyên môn ở
trƣờng THPT DTNT Tỉnh là khá hiệu quả đã có sự đổi mới, có chiều sâu, phát
huy đƣợc vai trị của tổ trƣởng chun mơn và tính dân chủ trong trƣờng học. Việc
chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm tiếp cận chƣơng trình GDPT 2018 đã đƣợc
nhà trƣờng và các tổ chuyên môn chú trọng nhƣng chƣa thực sự thƣờng xuyên và
chƣa đồng đều giữa các tổ. Vì vậy để phát huy hơn nữa vai trị của Tổ chun mơn
trong việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 nhà trƣờng nói chung và các tổ
chun mơn nói riêng cần có nhiều giải pháp quyết liệt đồng bộ hơn nữa.

15


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA TỔ CHUN
MƠN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018 Ở
TRƢỜNG THPT DTNT TỈNH
1. Một số giải pháp phát huy vai trị của Tổ chun mơn trong việc thực hiện
chƣơng trình GDPT 2018 ở trƣờng THPT DTNT Tỉnh.
1.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên mơn cụ thể, chi tiết, khoa học.
1.1.1. Mục đích
Kế hoạch giáo dục tổ chun mơn rất quan trọng có tính định hƣớng và là
trụ cột cho mọi hoạt động của tổ chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ năm học.
Thông qua kế hoạch này sẽ thấy đƣợc tầm nhìn, sứ mệnh; sự đa dạng về hoạt động
giáo dục trong các tổ chuyên môn.
Xây dựng ế hoạch giáo dục tổ chuyên mơn phát huy đƣợc tính chủ động
linh hoạt ảo đảm thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thơng hiệu quả phù hợp
với điều iện thực hiện mỗi cơ sở giáo dục. Mặt hác làm tốt h u x y dựng ế

hoạch thì trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học hạn chế
đƣợc sự ất ổn hạn chế đến mức thấp nhất việc điều chỉnh ế hoạch…
1.1.2. Cách thức thực hiện
1.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn.
- Bám sát các văn ản hƣớng d n nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT của Sở
GD&ĐT c ng nhƣ của trƣờng.
- Bám sát thơng tƣ 5512 và chƣơng trình tổng thể.
- Q trình xây dựng ế hoạch giáo dục tổ chun mơn ngồi vai tr của tổ
trƣởng chun mơn, giáo viên đóng vai tr quan trọng. Đó là lực lƣợng trực tiếp
tham gia vào các hoạt động chuyên môn và c ng là ngƣời trực tiếp thực hiện ế
hoạch giáo dục. Ngoài ra giáo viên c n phối hợp với các lực lƣợng giáo dục để
thực hiện hiệu quả ế hoạch giáo dục đã an hành. Chính vì thế phát huy vai tr
của giáo viên cần đƣợc quan t m coi trọng để thầy cô mạnh dạn chủ động đề xuất
các ý tƣởng giải pháp tham gia x y dựng đóng góp phản hồi để hoàn thiện ế
hoạch đảm ảo sự đồng thuận cao hi thực thi. Bên cạnh đó huy động lực lƣợng
giáo viên tham gia x y dựng ế hoạch sẽ đảm ảo đƣợc nguyên tắc tập trung d n
chủ phát huy đƣợc trí tuệ tập thể tạo sự đồn ết và n ng cao tinh thần trách
nhiệm của đội ng trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ.
1.1.2.2. Quy trình xây dựng.
Việc xây dựng ế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn gắn liền với nhiều nhiệm
vụ liên quan đến cả ế hoạch chung của nhà trƣờng các tổ chuyên môn khác và
16


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

tất cả các GV ộ môn nên đ i h i quá trình xây dựng phải xem xét cân nhắc nhiều
yếu tố có sự liên hệ ngƣợc bàn luận xen kẽ chứ không thể theo một quy trình
tuyến tính. Để xây dựng đƣợc một ế hoạch giáo dục tổ chuyên môn khoa học cụ

thể chi tiết đ ng quy định có thể thực hiện theo quy trình sau.
Bước 1: Phân tích đặc điểm tình hình
Để xây dựng ế hoạch dạy học và ế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
của tổ chuyên môn (theo cấu trúc hƣớng d n tại các phụ lục 1 và phụ lục 2 của
công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH), cần phải đánh giá đầy đủ:
- Tình hình HS: Tổ chun mơn cần thống kê số lớp học tổng số HS của mỗi
hối lớp.
- Tình hình GV: Số GV, trình độ đào tạo của các GV trong tổ theo các cấp từ
cao đẳng đại học trên đại học và mức đạt chuẩn nghề nghiệp GV theo các mức:
Tốt Khá, Đạt Chƣa đạt theo Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018
ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thơng.
- Tình hình thiết ị dạy học của môn học do tổ chuyên môn phụ trách (cụ thể
theo phụ lục 1 của công văn 5512), trong đó đánh giá cụ thể thiết ị dạy học nào
còn sử dụng đƣợc; sử dụng đƣợc để dạy học các bài, chủ đề nào trong chƣơng trình
mơn học. Cần lƣu ý phƣơng tiện trang thiết ị dạy học của bài học nhằm đảm ảo
YCCĐ. Cùng với việc so sánh đối chiếu với ết quả phân tích tình hình, đối chiếu
với Thơng tƣ của Bộ GD&ĐT về “Danh mục thiết ị dạy học tối thiểu” để xem xét
các thiết ị hiện có có đảm ảo yêu cầu sử dụng đầy đủ hay chƣa để đề xuất sửa
chữa sắm mới thiết ế thêm).
- Phịng học ộ mơn/phịng thí nghiệm/ph ng đa năng/s n chơi bãi tập. Đối với
các phòng hoặc địa điểm có thể sử dụng để tổ chức dạy học tổ chun mơn có thể lập
danh sách dƣới dạng ảng theo tên phòng, số lƣợng phạm vi và nội dung sử dụng và
những ghi chú về đặc điểm tình trạng để có định hƣớng sử dụng phù hợp.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo
dục của tổ chuyên môn
Trên cơ sở tình hình năm học đã phân tích, tổ chuyên môn tiến hành xây dựng
ế hoạch dạy học và ế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cho các hối lớp.
Các nhiệm vụ chính trong xây dựng các loại ế hoạch này bao gồm: (1) Phân phối
chƣơng trình, (2) ế hoạch iểm tra, đánh giá; (3) ế hoạch các nội dung khác
(nếu có) và (4) ế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

* Xây dựng phân phối chƣơng trình các hối lớp
CTGDPT tổng thể quy định thời lƣợng thực học trong một năm học số uổi
học số tiết học tối đa trong một uổi thời gian mỗi tiết học. Dựa trên cơ sở đó
17


“Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chun mơn trong việc thực hiện chương
trình GDPT 2018 ở trường THPT DTNT Tỉnh”

CTGDPT quy định những nội dung và YCCĐ phải thực hiện. Chính vì vậy việc
dạy học đảm ảo các yêu cầu cần đạt trong ối cảnh thời gian nhất định (có hạn)
đ i h i phải có sự cân đối sắp xếp thời lƣợng cho các nội dung một cách phù hợp
để sử dụng hiệu quả thời gian cho phép. Đ y chính là nhiệm vụ của xây dựng phân
phối chƣơng trình. Tổ chun mơn có thể thực hiện theo cách thức gợi ý sau:
- Xác định mạch nôi dung: căn cứ vào phần nội dung khái quát và nội dung cụ
thể cho từng hối lớp (thể hiện qua các YCCĐ của từng chủ đề) để xác định các
mạch nội dung dạy học. Khi xác định đƣợc mạch nội dung, GV có thể xác định
đƣợc các chủ đề cho một hối lớp trong một năm học và thời lƣợng tổ chức hoạt
động dạy học của các chủ đề đó làm cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo.
- Xác đinh thời lƣơng mỗi nội dung day học: Dựa vào phần Thời lƣợng thực
thiện chƣơng trình, dựa YCCĐ thời lƣợng cho mỗi chủ đề mỗi nội dung GV tính
đƣợc tổng số tiết dành cho mỗi nội dung DH.
- Xác định thời lƣơng (số tiết) sử dung để giảng dạy các bài hoc cụ thể: Trên
cơ sở số tiết dành cho các mạch nội dung chính đã xác định tổ chuyên môn nghiên
cứu các YCCĐ của từng bài học tham hảo SGK mà địa phƣơng lựa chọn để xác
định và phân ổ số tiết phù hợp cho các bài học cụ thể. Số tiết của mỗi bài học phụ
thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng nhất là số lƣợng YCCĐ và mức độ cần đạt
trong mỗi yêu cầu (thể hiện qua động từ diễn đạt mức độ nhận thức).
* Xây dựng ế hoạch iểm tra, đánh giá.
Tổ chuyên môn căn cứ trên cơ sở số tiết dành cho đánh giá định kì đƣợc quy

định trong CTGDPT mơn học và nghiên cứu các quy định về iểm tra, đánh giá
hiện hành để xác định các bài iểm tra, đánh giá với các nội dung cụ thể bao gồm:
- Thời gian làm bài cụ thể cho từng bài (số phút), thời điểm (tuần thứ tháng,
năm thực hiện bài iểm tra, đánh giá). Thời điểm đánh giá cần dựa trên ế hoạch
chung của nhà trƣờng để có sự thống nhất và phù hợp giữa các môn học và hoạt
động giáo dục.
- YCCĐ (mức độ cần đạt đến thời điểm iểm tra, đánh giá theo phân phối
chƣơng trình) và hình thức bài iểm tra, đánh giá.
* Xây dựng ế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)
Nếu có các nhiệm vụ dạy học khác đƣợc tiến hành trong năm học chẳng hạn
nhƣ ế hoạch ồi dƣỡng học sinh gi i ế hoạch sinh hoạt chuyên môn... tổ chuyên
môn c ng cần xây dựng ế hoạch cho các nội dung này. Khơng có khn m u cho
việc trình bày các loại ế hoạch này, tuy nhiên ế hoạch nên thể hiện đƣợc nội
dung, số tiết YCCĐ thiết ị hỗ trợ và địa điểm để tổ chức cụ thể.
* Xây dựng ế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
18


×