Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

BT THẢO LUẬN HÌNH SỰ CỤM 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.3 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

BÀI THẢO LUẬN MƠN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN
CHUNG
Giảng viên: PHẠM THỊ YẾN
Nhóm 3
Danh sách sinh viên
Nguyễn Khánh An
Bùi Thị Cẩm Anh
Lê Thị Minh Anh
Lương Vũ Hoàng Anh
Trịnh Minh Anh
Nguyễn Thị Giang
Phạm Đoan Giao
Đinh Thị Việt Hà
Nguyễn Thu Hà
Nguyễn Phương Nhật Hạ
Lê Nguyễn Ngọc Hân
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Trương Ngọc Mai Hân
Trần Thúy Hằng

MSSV
1953801014001
1953801014003
1953801014004
1953801014005
1953801014012
1953801014045
1953801014046


1953801014047
1953801014048
1953801014049
1953801014052
1953801014053
1953801014055
1953801014059


I.

PHẦN NHẬN ĐỊNH:

Câu 1: Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật
hình sự.
SAI. Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội
phạm, cho nên không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong
các trường hợp này, luật hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội
độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu TNHS như bình thường. Ví dụ: Điều
133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.
Biểu lộ ý định phạm tội: lời nói và hành động
Câu 2: Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức
độ TNHS.
ĐÚNG. Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của phạm
tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2015.
Câu 3: Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì khơng có giai đoạn phạm tội
chưa đạt.
SAI. Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội

phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn
của người phạm tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà
hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết
tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội
chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm có
CTTP hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe
dọa chỉ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện
hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt.
Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2015
Lỗi cố ý: CTTP vật chất và hình thức


Câu 4: Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành
tội phạm.
ĐÚNG. Nếu chưa thực hiện hết hành vi trong CTTP hình thức => tội phạm chưa
đạt hoặc chuẩn bị phạm tội
Nếu thực hiện hết các hành vi trong CTTP hình thức=> tội phạm hồn thành
Câu 5: Tội phạm có cấu thành vật chất được coi là hồn thành khi người phạm tội
đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm
SAI. Vì tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành từ thời
điểm có hậu quả xảy ra . Nếu thực hiện các hành vi tp mà chưa có hậu quả thì ko
phải là CTTP vật chất.

Câu 6: Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hồn thành.
ĐÚNG. Vì tội phạm kết thúc dùng để chỉ thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đã
thực sự chấm dứt cịn tội phạm hồn thành là để chỉ một trong các giai đoạn thực
hiện tội phạm, là giai đoạn cuối cùng. Thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm

tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc khơng trùng nhau.
Câu 7: Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hồn thành?
ĐÚNG. VÍ DỤ: Trường hợp phạm tội kéo dài.
Câu 8: Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự
chấm dứt trên thực tế.
SAI.Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu
hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Câu 9: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là
phạm tội.
ĐÚNG.Theo Điều 16 BLHS thì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình
khơng thực hiện tội phạm được đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản. Khơng phải
mọi trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì khơng bị coi là tội
phạm. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình
sự về tội định phạm nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của
một tội phạm khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.


Ví dụ: Một người mua súng trái phép nhằm giết người, sau đó tự giác khơng thực
hiện tội phạm. Người đó khơng phải chịu trách nhiệm về tội giết người nhưng phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng.
Câu 10: Nếu người phạm tội chấm dứt thực hiện tội phạm một cách tự nguyện và
dứt khốt thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
SAI. Căn cứ theo Điều 16 BLHS 2015:
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến
cùng, tuy khơng có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về
tội định phạm; nếu hành vi thực tế là thực hiện đủ yếu tố cấu thành của một tội
khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”
Thiếu điều kiện thứ hai: trong giai đoạn phạm tội chưa đạt
Câu 11: Mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực hiện một tội

phạm là đồng phạm.
SAI. Vì nếu trong cấu thành tội phạm quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định
tội , thì những người đồng phạm của tội đó phải có cùng động cơ phạm tội. Trong
trường hợp này, nếu họ cố ý cùng thực hiện một hành vi phạm tội nhưng khơng có
cùng động cơ phạm tội, thì cũng khơng được coi là đồng phạm.Phải đủ điều kiện
về chủ thể.
Câu 12: Mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý thực hiện một tội phạm
là đồng phạm.
SAI. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở
lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Mọi trường hợp có từ 2 người bất kì trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm là
đồng phạm.

Câu 13: Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa đến
hậu quả chung của tội phạm.
SAI. Chỉ hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp đưa đến hậu quả
chung của tội phạm.(Khi các đồng phạm đều là người trực tiếp thực hiện hành vi


được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm- đồng phạm giản
đơn-...).

Câu 14: Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt
buộc của đồng phạm.
SAI. Nếu là đồng phạm không có thơng mưu trước thì sẽ khơng bàn bạc thảo luận
về việc thực hiện tội phạm.( Có thể có thơng mưu trước hoặc khơng có thơng mưu
trước).
Câu 15: “Cùng mục đích” là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
SAI. Mục đích phạm tội của mỗi đồng phạm có thể khác nhau, đồng phạm khơng
buộc phải có dấu hiệu “cùng mục đích”.( Nhưng những người tham gia thực hiện

tội phạm khơng có chung mục đích thì khơng phải là đồng phạm).
Câu 16: Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm
buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
SAI. Vì trong các vụ án đồng phạm, dấu hiệu của chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi bắt
buộc đối với người thực hành. Những người đồng phạm khác khơng bắt buộc phải
có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt (như người giúp sức, người tổ chức, người xúi
giục khơng buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt này).
Câu 17: Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
SAI. Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 về Tội Phạm: “ Người thực
hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”. Cho nên trực tiếp thực hiện tội phạm
là:
- Tự mình thực hiện hành vi khách quan
- Thực hiện tội phạm thông qua việc tác động đến người khác để họ thực hiện hành
vi khách quan, khi người thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp:
+ Khơng có năng lực TNHS hoặc chưa đạt tuổi chịu TNHS
+ Khơng có lỗi hoặc là lỗi vơ ý
+ Được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức tinh thần


Câu 18: Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn cứ
vào hành vi của người thực hành.
ĐÚNG. Vì người thực hành giữ vai trị trung tâm trong vụ án liên quan đến việc
định tội danh, giai đoạn thực hiện tội phạm, đánh giá tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Vì người thực hành là người thực hiện hành vi khách quan, dừng lại giai đoạn nào
thì những người khác kia( người giúp sức, tổ chức, xúi giục) cũng dừng lại ở giai
đoạn đó
Câu 19: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hồn thành
là đồng phạm.
ĐÚNG.Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người giúp sức là người

tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Giúp sức để kết
thúc tội phạm tức là được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điệu kiện
để hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 khoản 3 BLHS 2015.
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện
tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của
người thực hành.”
SAI. Đồng phạm phải có hứa hẹn trước, cịn ko hứa hẹn trước thì là TP độc lập


Câu 20: Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước khi người
thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
SAI. Đồng phạm phải có hứa hẹn trước, cịn ko hứa hẹn trước thì là TP độc lập
Câu 21: Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.
SAI. Đồng phạm phức tạp chưa chắc là phạm tội có tổ chức
Tổ chức phải có vai trị phân cơng,phân hóa vai trị phân cơng nhiệm vụ, lên kế
hoạch rõ ràng...
Phức tạp trong vụ án có rất nhiều tình tiết phức tạp ví dụ như là năng lực chịu
TNHS,...

Câu 22: Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi
tội phạm do người thực hành thực hiện trên thực tế.
SAI. Mặc dù các đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm,
nhưng trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định trách nhiệm
hình sự cho mỗi người đồng phạm phải dựa trên cơ sở hành vi của mỗi người.
Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của
người đồng phạm khác.Vì khi một người đồng phạm thực hiện hành vi vượt ra
ngoài ý định phạm tội chung thì giữa họ khơng tồn tại mối quan hệ “ cố ý cùng
tham gia thực hiện”, không được biết về hành vi vượt quá và cũng không mong
muốn hành vi vượt quá xảy ra.

Câu 23: Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều coi
là hành vi giúp sức trong đồng phạm.
SAI. Vì theo khoản 2 Điều 20 BLHS quy định: “ Người giúp sức là người tạo
những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện mọi tội phạm”. Người
giúp sức là người tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm
chứ khơng tham gia trực tiếp chứ nó khơng đóng vai trị quyết định trong tội
phạm .Vì vậy, điều kiện của hành vi giúp sức là phải được tiến hành trước khi tội
phạm kết thúc. Vậy chứa chấp tài sản mà người phạm tội đã thực hiện hành vi đã
có rồi nên đây khơng phải là hành vi giúp sức.
Có hứa hẹn trước thì là đồng phạm, cịn ko có hứa hẹn trước thì khơng phải là đồng
phạm mà là cấu thành tội phạm độc lập.


Câu 24: Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết
loại trừ trách nhiệm hình sự.
ĐÚNG. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự
phải chịu trách nhiệm hình phạt.
Những tình tiết có ý nghĩa làm mất đi một trong các tính chất nêu trên là tình tiết
loại trừ trách nhiệm hình sự.

Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi bao gồm:
- Phịng vệ chính đáng
- Tình thế cấp thiết
- Những tình tiết khác
Hành vi bị quy định là tội phạm khi hành vi đó hội đủ các yếu tố cấu thành tội
phạm, nhưng hành vi đó do có những tình tiết đặc biệt làm mất đi tính nguy hiểm
thậm chí trở thành những hành vi có ích cho xã hội, được nhà nước và xã hội
khuyến khích thực hiện.
Câu 25: Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.
ĐÚNG. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự
phải chịu trách nhiệm hình phạt.
Bốn đặc điểm của tội phạm:
Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính có lỗi
Tính trái pháp luật
Tính chịu hình phạt
Những tình tiết có ý nghĩa làm mất đi một trong các tính chất nêu trên là tình tiết
loại trừ trách nhiệm hình sự.
Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết làm cho người thực hiện hành vi tuy gây ra
những thiệt hại nhất định nhưng khơng có lỗi. Là các tình tiết:
- Sự kiện bất ngờ
- Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự


- Chưa đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Tình trạng cưỡng bức
Câu 26: Tình trạng khơng có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình
sự.
ĐÚNG. Vì Tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi bao gồm tình tiêt loại
trừ tính nguy hiểm cho xh của hành vi và tình tiết loại trừ có tính lỗi, Tình trạng

khơng có năng lực TNHS thuộc tình tiết loại trừ tính có lỗi được quy định tại Điều
20 BLHS 2015.
Câu 27: Trong phịng vệ chính đáng, chỉ có người bị tấn cơng mới có quyền phịng
vệ.
SAI. BẤT KÌ AI CŨNG CĨ THỂ PHỊNG VỆ
Câu 28: Hành vi tấn cơng của người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự dù
nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng khơng làm phát sinh quyền phịng vệ.
SAI. Khơng có năng lực trách nhiệm hình sự KHƠNG PHẢI LÀ ĐIỀU KIỆN
CỦA PHỊNG VỆ CHÍNH ĐÁNG.
Câu 29: Phạm tội do phịng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá
giới hạn phịng vệ chính đáng.
SAI. Vì theo Khỏan 2 Điều 15 BLHS “Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là
hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết...”, có nghĩa: trước hết phải bảo đảm
hội tụ ba điều kiện để phát sinh quyền phịng vệ chính đáng, sau đó “chống trả rõ
ràng q mức cần thiết” thì mới phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ chính
đáng. Còn phạ tội do phòng vệ quá muộn là dạng tội phạm thực hiện khi chưa phát
sinh quyền phòng vệ chứ không phải phạm tội do vượt quá giới hạn phịng vệ
chính đáng.
Cơ sở phát sinh quyền phịng vệ: hv đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.
Ko thể được coi là vượt quá( do quá sớm hoặc quá muộn: ko phát sinh quyền
phòng vệ )
Câu 30: Hành vi của con người khơng thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp
thiết.
SAI. Trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm có thể là do con người, do súc vật,
do các sức mạnh tự nhiên hoặc do những nguyên nhân khác gây ra. Bộ luật Hình


sự Việt Nam không quy định cụ thể nguồn phát sinh nguy hiểm. Nguồn nguy hiểm
trong tình thế cấp thiết là tất cả những gì làm phát sinh gây thiệt hại hoặc đe doạ
gây thiệt hại cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ.

Câu 31: Hành vi phòng vệ được coi là trong giới hạn cần thiết nếu thiệt hại gây ra
cho người tấn công nhỏ hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Dấu hiệu đặc biệt của phịng vệ chính đáng. Chứng minh là cần thiết thì nó là
phịng vệ chính đáng còn nếu ko chứng minh được dù nhỏ hoặc lớn thì cũng phạm
tội vượt quá.Cần thiết là phải căn cứ vào tình huống.
SAI. Phịng vệ trong giới hạn cần thiết nghĩa là người phịng vệ có thể tự đánh giá
điều kiện khách quan, chủ quan để định biện pháp mức độ chống trả mà người đó
cho là “cần thiết” nhằm ngăn chặn hành vi tấn công. Sự “cần thiết” trong hành vi
phịng vệ khơng địi hỏi tương xứng cơng cụ, phương tiện, tương đồng mức độ
thiệt hại mà hành vi tấn công gây ra. Thực tiễn vẫn chấp nhận hành vi phòng vệ
trong giới hạn “cần thiết” nếu thiệt hại hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại
do người tấn cơng gây ra nếu có đủ chứng minh điều kiện hồn cảnh cụ thể, biện
pháp, mức độ phịng vệ cần thiết để ngăn chặn tấn công.
Câu 32: Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc
phục tình trạng nguy hiểm.
ĐÚNG. Vì: Theo khoản 1 Điều 23 về Tình thế cấp thiết: “Tình thế cấp thiết là tình
thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình,
của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà khơng cịn
cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.
Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt
buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Nếu thiệt hại gây ra lớn hơn hoặc bằng
thiệt hại được khắc phục thì mục đích của tình thế cấp thiết khơng đạt được nên
vẫn phải chịu TNHS.
Câu 33: Mọi trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội đều khơng
phải chịu TNHS.
SAI. Vì: Theo khoản 2 Điều 24 về Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội:
“Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì
người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Khi đã lựa chọn biện pháp sử dụng vũ lực đối với người bị bắt giữ thì khơng thể
cứ gây ra thiệt hại ở mức độ nào cũng được, mà thiệt hại gây ra cho người bị bắt



giữ phải ở mức độ cần thiết. Cần thiết ở đây là mức độ vừa phải, có giới hạn đủ để
làm dừng sự phản kháng của đối tượng, đủ để bắt giữ và khống chế đối tượng.
Câu 34: Mọi hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đều không phải là tội
phạm.
SAI. Quy định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Rủi ro trong nghiên cứu,
thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới”:
“Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình,
quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phịng ngừa thì khơng phải là tội phạm.
Người nào khơng áp dụng đúng quy trình, quy phạm, khơng áp dụng đầy đủ biện
pháp phịng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Theo đó ta có thể xác định không phải bất cứ hành vi nào gây thiệt hại trong khi
thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ đều không phải là tội phạm. Các trường hợp rủi ro được loại trừ TNHS phải
thỏa mãn các điều kiện sau:
• Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, mơi trường,…
mà do việc nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ
mới gây ra.
• Cá nhân, nhóm người nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ mới tuy đã tuân thủ đúng quy trình trong áp dụng, thực hiện đầy đủ
các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhưng thiệt hại vẫn cứ xảy ra;
Nếu người nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ mới không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bắt buộc, khơng thực hiện đúng,
đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro và thiệt hại đã xảy ra thì phải chịu TNHS theo
quy định của pháp luật.
Câu 35: Trong mọi trường hợp người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc
của cấp trên mà gây thiệt hại thì khơng phải chịu TNHS.

SAI . Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi gây
thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong
lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã
thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh


vẫn u cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.”
Theo Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định thì các hành vi phạm tội phá
hoại hịa bình, gây chiến tranh xâm lược; phạm tội chống loài người; tội phạm
chiến tranh trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp
trên thì dù người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của
người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra
mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn u cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì
trong mọi trường hợp vẫn phải chịu TNHS.
“Để được loại trừ trách nhiệm hình sự cần phải đảm bảo 03 yếu tố sau:
• Chỉ những người trong lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội, công an) mới là
đối tượng được hưởng chế định này.
• Mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên phải là mệnh lệnh nhằm thực hiện các
nhiệm vụ quốc phịng, an ninh.
• Người thực hiện hành vi phải đã báo cáo người ra lệnh về nguy cơ gây thiệt hại
nếu chấp hành nhưng người ra lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó.
Đối với trường hợp phá hoại hịa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống lồi người
và tội phạm chiến tranh thì người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp
trên không được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Nếu người thi hành mệnh lệnh được loại trừ trách nhiệm hình sự thì thiệt hại gây ra
sẽ do người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi gây thiệt hại

của người thi hành mệnh lệnh cấu thành một tội trong Bộ luật Hình sự.”
II.

PHẦN BÀI TẬP:

Bài tập 1:
Vũ Đức Dũng và Đỗ Văn Thắng bàn bạc với nhau về việc đến nhà ơng Hương ở
xóm bên ăn trộm xe máy. Khi đi, cả hai chuẩn bị một đèn pin, một chùm chìa khóa
vạn năng. Khi cả hai đến cách nhà ơng Hương khoảng 30 mét thì bị tổ dân phòng
kiểm tra và phát hiện bắt giữ. Thắng và Dũng khai nhận toàn bộ ý định trộm cắp xe
máy của nhà ông Hương như đã nêu trên.


Hãy xác định Dũng và Thắng thực hiện hành vi nêu trên ở giai đoạn nào? Chúng
có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng?
(Biết rằng trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS).
Trả lời:
- Dũng và Thắng thực hiện hành vi nêu trên ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
- Theo khoản 1 Điều 173 BLHS: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị
giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

Xét trong trường hợp của Dũng và Thắng, vì hành vi của họ mới chỉ dừng ở giai
đoạn chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản do vậy chưa thể xác định đươc hậu quả
của hành vi, tài sản trộm cắp có giá trị là bao nhiêu, nên chưa thể xác định được họ
phạm tội theo khoản 1 Điều 173 BLHS.

Bài tập 2:
Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng lưu manh chun nghiệp. Biết nhà ơng
Bằng có nhiều tiền do trúng xổ số, bọn chúng bàn cách lấy trộm. Theo kế hoạch
Hiếu và Ngọc đã tẩm thuốc độc vào thức ăn giết chêt hai con chó của ơng Bằng.
Tối hơm đó, Trường, Hiếu, Ngọc mang theo dụng cụ đến phục kích ở sau vườn nhà
ơng Bằng. Vì nhà đơng người nên chúng rút lui. Tối hôm sau, theo hẹn Trường,
Hiếu đến điểm phục kích cịn Ngọc thì khơng đến. Khơng thấy Ngọc đến, Hiếu đã
đến nhà Khiêm rủ Khiêm tham gia.


Đến nửa đêm khi gia đình ơng Bằng ngủ say. Hiếu đứng ngoài canh gác, Trường
và Khiêm vào cạy tủ. Nghe tiếng động ông Bằng thức dậy. Bị lộ, cả bọn bỏ chạy,
sau đó bị dân phịng bắt được.
1.Trong vụ án trên có đồng phạm khơng? Nếu có hãy xác định vai trò của mỗi
người trong đồng phạm.
2. Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?
3. Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?
4. Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?
5. Ngọc có được coi là tự ý nủa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?
Nếu:
a. Ngọc khơng đến vì lo sợ bị phát hiện;
b. Ngọc khơng đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện
6. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức khơng? Tại sao?
Trả lời:
Câu 1: Trong vụ án trên có đồng phạm khơng? Nếu có hãy xác định vai trò của

mỗi người trong đồng phạm.
Hiếu, Ngọc, Trường và Khiêm là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản trên.
- Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015: “Đồng phạm là trường hợp
có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”
- Đồng phạm địi hỏi 2 dấu hiệu:
+ Có từ hai người trở lên: Trong tình huống trên, Trường, Hiếu, Ngọc bàn nhau
trộm cắp tiền của nhà ông Bằng và Khiêm cũng đồng ý tham gia khi được Hiếu rủ.
Tức là ở đây họ đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
trộm cắp tài sản nhà ông Bằng là thiệt hại về tàn sản của ơng Bằng. Đề bài khơng
đề cập gì thêm, tức là Trường, Hiếu, Ngọc, Khiêm có khả năng điều khiển được
hành vi của mình. Vì vậy, họ đều có năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Cùng thực hiện tội phạm một cách cố ý (vai trò của mỗi người trong đồng
phạm):
• Trường và Khiêm: người thực hành (trực tiếp cạy tủ lấy tiền)


• Hiếu và Ngọc: người giúp sức (theo kế hoạch hai người sẽ tẩm thuốc độc vào
thức ăn giết chết hai con chó nhà ơng Bằng; khi thực hiện vụ trộm Hiếu cịn đứng
ngồi canh gác)
Câu 2: Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại
nào?
Đây là hình thức đồng phạm có thơng mưu trước.
-Đồng phạm có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó giữa những
người đồng phạm đã có sự thoả thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện.
-Xét tình huống trên, Trường, Hiếu, Ngọc đã bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất với
nhau cùng thực hiện hoạt động: trộm cắp tài sản của nhà ông Bằng. Thêm vào đó
thì Hiếu và Ngọc có kế hoạch tẩm thuốc độc vào thức ăn giết chết hai con chó nhà
ông Bằng, mặc dù cả hai không trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng
vẫn thể hiện mục đích muốn góp phần thực hiện tội phạm. Việc chuẩn bị công cụ,
lựa chọn phương thức phạm tội là có sự thơng mưu trước.

Câu 3: Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại
nào?
Đây là hình thức đồng phạm phức tạp.
-Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người
là người thực hành còn lại những người khác với vai trò là người tổ chức hoặc
người xúi giục hoặc người giúp sức.
-Xét tình huống trên, ta thấy người thực hành trực tiếp trộm cắp tài sản là Trường
và Khiêm. Bên cạnh đó, cịn có sự giúp sức của Hiếu và Ngọc trong quá trình thực
hiện. Vậy đây là hình thức đồng phạm phức tạp.
Câu 4: Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?
Trong tình huống,những người trên phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Căn
cứ theo Điều 15 BLHS 2015 về phạm tội chưa đạt: “Phạm tội chưa đạt là cố ý
thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân
ngồi ý muốn của người phạm tội.” Cụ thể là những người trên đã lên kế hoạch
trộm tiền của ơng Bằng, đã giết chó của ông Bằng, mang dụng cụ đến phục kích tại
nhà ông, nửa đêm lẻn vào cạy tủ, đây đều là những hành động cố ý thực hiện tội
phạm, và tội phạm này chưa thực hiện được đến cùng vì lý do khách quan là ông


Bằng thức dậy nên cả nhóm bỏ chạy, yếu tố khách quan này nằm ngoài ý muốn của
những người trên.
Câu 5: Ngọc có được coi là tự ý nủa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại
sao? Nếu:
a. Ngọc không đến vì lo sợ bị phát hiện;
b. Ngọc khơng đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện.
a. Trường hợp Ngọc khơng đến vì lo sợ bị phát hiện thì được xem là tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội. Căn cứ theo Điều 16 BLHS và NQ 02/HĐTP 1986
thì: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm
đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản”. Theo như NQ 02 thì điều kiện cơ bản để
được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người phạm tội tự mình

khơng thực hiện tội phạm nữa dù khơng có gì ngăn cản. Trong tình huống Ngọc
khơng đến vì lo sợ bị phát hiện, đó là lý do chủ quan xuất phát từ Ngọc, không
phải do khách quan nên Ngọc được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Tuy nhiên ở NQ 01/HĐTP 1989 hướng dẫn về tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội
trong trường hợp có đồng phạm thì mặc dù tư ý nửa chừng chấm dứt phạm tội
những không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn chặn kẻ thực hiện tội
phạm, thì tội phạm vẫn có thể được thực hiện, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra.
Trong trường hợp trên thì Ngọc vẫn phải chiu trách nhiệm hình sự theo Điều 16
BLHS: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm
hình sự về tội định phạm, nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành
của một tội khác. Thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”
b. Trường hợp Ngọc khơng đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện thì khơng
được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bởi vì điều kiện cơ bản để
coi là tự ý nửa chừng tội phạm là người phạm tội tự mình khơng thực hiện tội
phạm dù khơng có gì ngăn cản (Điều 16 BLHS 2015, NQ 02/1986), Ngọc khơng
đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu là lý do xuất phát từ khách quan, không phải do lý
do chủ quan là Ngọc tự ý khơng đến. Trường hợp này có lý do khách quan ngăn
cản Ngọc thực hiện tội phạm nên không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt
phạm tội. Vì vậy Ngọc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 16 BLHS
và NQ 01/1989.
Câu 6: Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức khơng? Tại sao?
Trường hợp phạm tội trong tình huống trên là trường hợp phạm tội có tổ chức. Căn
cứ theo Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng


phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”. Bên
cạnh đó, ở NQ 02/HĐTP 1988 có đề cập đến các vấn đề về phạm tội có tổ chức.
Đó là phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự thống nhất
ý chí của những người cùng thực hiện tội phạm và phải có sự bàn bạc, phân cơng
trước khi thực hiện tội phạm, và có sựu câu kết chặt chẽ giữa những người cùng

thực hiện tội phạm. Trong tình huống trên đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để cấu
thành phạm tội có tổ chức. Thứ nhất, có nhiều hơn 2 người cùng cố ý thực hiện tội
phạm và đều có thống nhất ý chí là cướp tiền của ông Bằng. Thứ hai, những người
này đã có sự phân cơng, bàn bạc lên kế hoạch thực hiện tội phạm, đó là Hiếu và
Ngọc đã tẩm thuốc giết chó nhà ơng Bằng, mang dụng cụ đến phục kích sau vườn,
ngồi ra trong khi thực hiện tội phạm cũng có sự phân cơng như Hiếu đứng ngồi
canh gác, Trường và Khiêm cạy tủ.

Bài tập 3:
A và anh X là người có mâu thuẫn trong kinh doanh nên A nảy sinh ý định giết anh
X. Để thực hiện ý định A đã chỉ đạo cho B là đàn em của mình lên kế hoạch giết
anh X. B đã thuê hai đối tượng giêt người thuê là C và D thực hiện việc giết người
và B đã cung cấp đầy đủ thơng tin và lịch trình sinh hoạt của anh X cho C và D.
Khi thực hiện, C chở D đến trước con hẻm nhà anh X, D một mình đi vào nhà anh
X, khi D bấm chuông nhà anh X thì có anh Y là là anh ruột của anh X ra mở cửa.
Do nhầm lẫn anh X với anh Y nên D đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực và
bụng của anh Y, sau đó chạy ra đầu hẻm lên xe cho C chở chạy thoát. Anh Y được
đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương với tỷ lệ thương tật 60%.
Anh (chị) hãy xác định:
1.Hành vi giết người của C và D thuộc loại sai lầm nào?Loại sai lầm đó có ảnh
hưởng như thế nào đối với trách nhiệm hình sự?
2.Hành vi giết người của C và D thuộc giai đoạn nào? Tại sao?
3.A và B có đồng phạm với C và D trong vụ việc giết người nêu trên không? Nếu
có thì vai trị của từng người như thế nào?
Trả lời:
Câu 1:Hành vi giết người của C và D thuộc loại sai lầm nào?Loại sai lầm đó có
ảnh hưởng như thế nào đối với trách nhiệm hình sự?


Hành vi giết người của C và D thuộc loại sai lầm về đối tượng: là sai lầm về chủ

thể về đối tượng tác động khi thực hiện tội phạm. Trong trường hợp trên, do nhầm
lẫn anh X với anh Y nên D đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực và bụng của anh
Y.
Trong trường hợp sai lầm về đối tượng, người phạm tội khơng có sai lầm về khách
thể dự định xâm phạm mà tác động vào một đối tượng khác với đối tượng dự định
tác động. Do đó, sai lầm về đối tượng khơng ảnh hưởng gì đến trách nhiệm hình
sự của người phạm tơi.
Câu 2: Hành vi giết người của C và D thuộc giai đoạn nào? Tại sao?
Hành vi giết người của C và D thuộc giai đoạn Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là
việc người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để
gây ra hậu quả, song vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả đó khơng xảy ra.
Đối với trường hợp trên, D đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực và bụng của Y
nghĩa là đã thực hiện hết các hành vi được cho là cần thiết để giết người, nhưng do
được đi cấp cứu kịp thời nên không chết mà chỉ bị thường với tỉ lệ thương tật 60%.
Câu 3: A và B có đồng phạm với C và D trong vụ việc giết người nêu trên khơng?
Nếu có thì vai trò của từng người như thế nào?
A và B là đồng phạm với C và D trong vụ việc giết người nêu trên theo khoản 1
điều 17 BLHS 2015
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.”
Đây là Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự bàn bạc, phân cơng vai
trị cụ thể đối với từng người khi tham gia thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó có
một hoặc một số người tham gia có vai trị là người thực hành, còn những người
khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức.
Vai trò của từng người trong vụ việc nêu trên:
1. A “ đã chỉ đạo cho B đàn em của mình lên kế hoạch giết anh X” trong trường
hợp này anh A giữ vai trò tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực
hiện tội phạm.
2. B “lên kế hoạch,thuê đối tượng giết người, đã cug cấp thơng tin và lịch trình
sinh hoạt cho C và D” , còn C “chở D” thì vai trị của B và C trong trường hợp này



là người giúp sức Là người tạo điều những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm.
3. D “dùng dao đâm Y” lúc này D đống vai trò là người thực hành Là người trực
tiếp thực hiện tội phạm,trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm
như: Trực tiếp dung sung bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận
lối hộ,...
Bài tập 4:
Vì mâu thuẫn cá nhân, A lên kế hoạch giết B sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của
B. Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, A quyết định ra tay. B trên đường trở
về nhà sau khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22h thì A canh sẵn ở vị trí lựa chọn
và bắn vào B. Do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên B không trúng đạn.
Sau phát bắn khơng thành đó, A mang súng về khơng muốn giết B nữa.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết
người khơng?
2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người khơng? (biết rằng hành vi
giết người được quy định tại Điều 123 BLHS).
3. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép khơng? (biết
rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304
BLHS).
Trả lời:
Câu 1: Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
giết người không?
Hành vi của A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vì việc A
khơng muốn giết B chỉ xảy ra sau khi A đã thưc hiện hết các hành vi của tội giết
người.
Câu 2: A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người khơng? (biết rằng
hành vi giết người được quy định tại Điều 123 BLHS).

A phải chịu trách nhiệm hình sự vì tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã
hoàn thành theo Điều 18 BLHS.


Câu 3: A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép khơng?
(biết rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304
BLHS).
A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép.

Bài tập 5:
A là bạn của B đến nhà B chơi, những B vừa mới qua nhà hàng xóm chơi cờ nên
A không gặp được B. Thấy nhà không khoa và có chiếc xe gắn máy để ngồi sân,
A liền lấy chiếc xe máy đem về nhà cất. Nhà B phát hiện mất xe, tìm kiếm khắp
nơi. A sợ bị phát hiện nên ngày hôm sau lén đem trả lại chổ cũ nhân lúc gia đinh B
đi vắng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phải là trường hợp tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội không?
Trả lời:
Theo Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định: “ Tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội là tự ý mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có gì
ngăn cản.”
Hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu sau của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội. Bởi các lý do sau:
- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm của A xảy ra khi tội phạm ở giai
đoạn chưa đạt chưa hoàn thanh. Theo đó A đã ăn cắp chiếc xe máy, A có điều kiện
để tiếp tục che dấu hanh vi của mình nhưng A đã đem trả lại chiếc xe. Trong
trường hợp này A biết hanh vi của mình chưa gây ra hậu quả mà mình mong muốn.
- Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm của A là tự nguyện và dứt khoát.
Điều này được thể hiện như sau: Việc A dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm là
hồn tồn do động lực bên trong chứ khơng phải do trở ngại khách quan chi phối

(tại thời điểm đó khơng có gì ngăn cản A và A vẫn có thể thực hiện tiếp được tội
phạm nhưng A đã dừng lại không thực hiện tiếp). Việc tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội này của A là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội ( bằng
chứng là sau đó A đã đem trả lại chiếc xe cho B).



×