Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thảo luận hình sự lần 3 CỤM 2: CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.33 KB, 19 trang )

THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 3
CỤM 2: CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜI
__________________
Bài tập 18: A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi). Cuộc sống gia đình khó khăn,
vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập mẹ con chị B. Đêm 29/7,
sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc
dù ngoài trời đang mưa bão. Chị B khóc van xin A mở cửa nhưng A kiên quyết không chịu. Quá tuyệt
vọng, chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát. Lúc này, ông X đi ngang qua thấy vậy
nhảy xuống sông cứu hai mẹ con nhưng chỉ cứu được chị B, cháu C chết do ngạt nước. Trong tình huống
trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?
Trong tình huống trên, A và B là người phạm tội.
- Tội danh mà A đã phạm là Tội bức tử (Điều 130, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội bức tử:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: tính mạng, quyền được sống của mẹ con chị B.
- Đối tượng tác động: Chị B và C (8 tháng tuổi).
- Hành vi: A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập mẹ con chị B. Đêm 29/7, sau khi
đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra
khỏi nhà mặc dù ngoài trời đang mưa bão. Như vậy, A đã có hành vi đối xử tàn ác,

Mặt khách
quan

thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người lệ thuộc mình là mẹ con chị B.
- Hậu quả: chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát và khiến cháu C
tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi đánh đập, đuổi mẹ con chị
B ra khỏi nhà của A là nguyên nhân trực tiếp khiến chị B bế con ra sông tự sát và



Chủ thể
Mặt chủ
quan

khiến cháu C tử vong.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho mẹ con chị B và thấy được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực
hiện.

- Tội danh mà B đã phạm là Tội giết người (Điều 123, BLHS).
Hành vi của B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giết người :
1


Dấu hiệu
- Khách thể: tính mạng, quyền được sống của cháu C.
Khách thể

- Đối tượng tác động: cháu C – con người đang sống (lúc này đã 8 tháng tuổi nên
loại bỏ trường hợp chị B phạm Tội giết con mới đẻ tại Điều 124, BLHS).
- Hành vi: chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát.

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ

quan

- Hậu quả: cháu C tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của chị B bế con ra bờ
sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát là nguyên nhân trực tiếp khiến cháu C tử vong.
B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho cháu C và thấy được hậu quả là cháu C sẽ chết nhưng vẫn mong
muốn thực hiện.

Bài tập 19: A và B yêu nhau nhưng bị cha mẹ B phản đối vì cho rằng không môn đăng hộ đối. Sau nhiều
lần thuyết phục nhưng cha mẹ vẫn không thay đổi ý kiến, thất vọng, A và B bàn nhau cùng tự sát. Họ
chuẩn bị sẵn hai sợi dây thừng rồi cùng nhau đến khúc sông vắng người. A giúp B trói người lại, sau đó
tự trói mình để cùng nhau nhảy xuống sông. Hãy xác định A có phải chịu TNHS hay không trong các
tình huống sau và nếu có thì phạm tội gì?
1. A và B cùng nhảy xuống sông sau khi đã bị trói. Do A tự trói nên dây thừng trói A lỏng ra nên A
không chết.
Tội danh mà A đã phạm là Tội giúp người khác tự sát (Điều 131, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giúp người khác tự sát (Điều 131, BLHS):

Khách thể

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ quan

Dấu hiệu

- Khách thể: tính mang, quyền được sống của B.
- Đối tượng tác động: B – con người đang sống.
- Hành vi: A đã trói tay của B lại để giúp B tự sát. A đã có hành vi tạo điều kiện
về vật chất cho B tự tước đoạt tính mạng của mình.
- Hậu quả: B tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Việc A trói tay B và cả hai cùng
nhảy xuống sông là nguyên nhân trực tiếp khiến B tử vong.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho B và thấy được hậu quả là B sẽ tử vóng nhưng vẫn mong muốn
2


thực hiện.
2. Do bị trói quá chặt, B không thể tự nhảy được nên đã nhờ A đẩy mình xuống sông trước. Kế đến A
cũng nhảy xuống sông. B chết, A được cứu sống.
Tội danh mà A đã phạm là Tội giết người (Điều 123, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giết người:

Khách thể

Mặt khách
quan

Chủ thể

Mặt chủ
quan


Dấu hiệu
- Khách thể: tính mạng, quyền được sống của B.
- Đối tượng tác động: B – con người đang sống.
- Hành vi: A đã có hành vi trói tay B và đẩy B xuống sông.
- Hậu quả: B có hành động tự sát và vì tự sát nên B tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi trói tay và đẩy B xuống
sông của A là việc tạo điều kiện cho B tự sát, và việc B tự sát là nguyên nhân trực
tiếp khiến B tử vong.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Hành vi trói tay B của A là hành vi cố ý, A biết rõ hành vi của mình là ngụy hiểm
đến tính mạng của B, thấy trước được hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả là B tự
sát những A mong muốn việc tự sát đó diễn ra. Ở đây hành vi của A không phải là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B, nên ta không nên xét lỗi của A đối
với cái chết của B.

Bài tập 20: Ông K mắc bệnh hiểm nghèo nằm liệt giường gần 1 năm. Ông mong cho cái chết sớm đến
nhưng không biết làm cách nào. Ông đem tâm sự của mình than thở với B là một y tá thường chăm sóc
sức khỏe cho ông. Sau đó ông đề nghị B giúp ông sớm kết thúc sự sống của mình. B đồng ý và thống
nhất cùng với ông K về việc chích cho ông một liều thuốc độc. Sau khi nhất trí, B mang xi-lanh và hai
ống thuốc đến tiêm cho ông K. Sáng hôm sau, ông K chết do bị chích thuốc độc. Hãy xác định hành vi
của B có phải là tội phạm không? Nếu có là tội gì?
Tội danh mà B đã phạm là Tội giết người (Điều 123, BLHS).
Hành vi của B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giết người:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: tính mạng, quyền được sống của K.


- Đối tượng tác động: ông K – con người đang sống.
Mặt khách - Hành vi: B mang xi-lanh và hai ống thuốc đến tiêm một liều thuốc độc cho ông K.
3


Mặc dù là ông đề nghị B giúp ông sớm kết thúc sự sống của mình nhưng pháp luật
Việt Nam không cho phép thực hiện hành vi này. Do vậy, B đã có hành vi giết người,
quan

- Hậu quả: K tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của chị B là nguyên nhân

Chủ thể
Mặt chủ
quan

trực tiếp khiến K tử vong.
B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 21: A là người thường dậy sớm mang cây gậy dài có gắn vợt đi vợt ốc nhồi ở các ao bèo. Một
hôm A đang đi vợt ốc như thế thì phát hiện B là người hàng xóm đang sắp chết đuối dưới ao. Tuy A biết
rõ B là người không biết bơi (lội) nhưng vì trong cuộc sống B thường xuyên mâu thuẫn, cãi nhau với gia
đình A, thậm chí có lần B đã ném cả phân vào bể nước ăn nhà A nên khi thấy B sắp chết đuối A không
thò gậy xuống cứu B. Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A đứng yên trên bờ ao chờ tới khi B chìm xuống hẳn rồi bỏ đi. Theo kết quả giám định pháp y B chết
do bị ngạt nước.
Tội danh mà A đã phạm là Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
(Điều 132, BLHS).

Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội này:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của B mà quy tắc đạo đức
Khách thể

trong cuộc sống và pháp luật đòi hỏi mọi người phải tuân theo.

Mặt khách

- Đối tượng tác động: B – con người đang sống.
- Hành vi: A phát hiện B là người hàng xóm đang sắp chết đuối dưới ao. Tuy A

quan

biết rõ B là người không biết bơi (lội) nhưng vì trong cuộc sống B thường xuyên
mâu thuẫn, cãi nhau với gia đình A nên khi thấy B sắp chết đuối A không thò gậy
xuống cứu B. Như vậy, A đã có hành vi (không hành động) không cứu giúp người
bị nạn trong trường họp nhìn thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiếm
đến tính mạng. Nghĩa là mặc dù người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn
hoặc trong trường hợp khác đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng đã
không thực hiện (không có hành động gì) việc cứu giúp nạn nhân.
- Hậu quả: B tử vong.
4


- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân
trực tiếp khiến B tử vong.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực

Chủ thể


trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Mặt chủ quan

b. Ngay lúc B gần chìm (A vẫn đứng trên bờ ao) thì có anh C (chủ ao) nhảy xuống vớt B lên và B đã
được cứu sống.
Không phạm tội. Vì tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có cấu
thành vật chất nên hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc, nhưng B được cứu sống.

Bài tập 22: Sáng ngày 20/7, N (40 tuổi) đi ra đồng làm ruộng, khi qua chiếc cầu ở giữa đồng thì nghe
thấy tiếng kêu cứu của mấy đứa trẻ chăn trâu báo có người sắp chết đuối, nhìn xuống dưới kênh thì N
phát hiện có một đứa trẻ khoảng 12 tuổi chới với dưới nước như đang sắp chìm. N
liền nhảy xuống kênh để cứu đứa trẻ. Khi N nhảy xuống thì đứa trẻ lập tức bơi nhanh vào bờ rồi chạy ra
phía mấy đứa trẻ chăn trâu đang cười khoái chí vì có người bị mắc lừa chúng. N bực bội quay về nhà
thay đồ và tiếp tục đi làm. Chiều tối hôm đó, khi N đi làm về qua chiếc cầu thì cũng có mấy đứa trẻ kêu
có người chết đuối dưới kênh và nhìn xuống thì N cũng thấy có người đang ngụp lặn như sắp chết
đuối giống lúc sáng. Vì cho rằng lũ trẻ lại lừa mình nên N bỏ về. Khoảng 8 giờ tối, N nghe tin có một
đứa trẻ chết đuối ở dưới kênh. Lúc này, N mới biết việc có người sắp chết đuối ở dưới kênh là có
thật. Hôm sau, đám trẻ chăn trâu khai với công an là đã nhờ ông N cứu nhưng ông N không cứu. Hãy
xác định hành vi của N có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
(Điều 132, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội này:

Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của người khác mà quy tắc
Khách thể


đạo đức trong cuộc sống và pháp luật đòi hỏi mọi người phải tuân theo.

Mặt khách

- Đối tượng tác động: đứa trẻ – con người đang sống.
- Hành vi: khi N đi làm về qua chiếc cầu thì cũng có mấy đứa trẻ kêu có người chết

quan

đuối dưới kênh và nhìn xuống thì N cũng thấy có người đang ngụp lặn như sắp chết
đuối giống lúc sáng. Vì cho rằng lũ trẻ lại lừa mình nên N bỏ về. Hôm sau, đám trẻ
chăn trâu khai với công an là đã nhờ ông N cứu nhưng ông N không cứu. Như vậy,
N đã có hành vi (không hành động) không cứu giúp người bị nạn trong trường họp
5


nhìn thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiếm đến tính mạng. Nghĩa là mặc
dù người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn hoặc trong trường hợp khác
đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng đã không thực hiện (không có
hành động gì) việc cứu giúp nạn nhân.
- Hậu quả: B tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của N là nguyên nhân

Chủ thể
Mặt chủ
quan

trực tiếp khiến đứa trẻ tử vong.
N thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).

N thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 23: M (39 tuổi) là tổ trưởng quản lý điện ở địa phương với nhiệm vụ trông giữ, đóng cắt điện và
thu tiền điện của người sử dụng. Gần đây, ông C là người sử dụng điện thường xuyên cố tình không nộp
tiền điện. Sau nhiều lần nhắc nhở mà vẫn không thu được tiền điện của ông C, M đã thông báo cắt điện.
Thấy bị mất điện, ông C cầm một thanh sắt cùng với em trai là Đ trên tay có một thanh gỗ chạy ra xông
vào đánh vào người M. Lúc đó, M sẵn có trong tay một cây kiếm (M mang theo người dùng để phát cành
cây bảo vệ đường dây điện) chống cự lại. C và Đ bỏ chạy. M đuổi theo chém nhiều nhát từ phía sau lưng
của C. Hãy xác định tội danh trong vụ án này với các tình huống như sau:
1. Thương tích gây ra cho C có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 27%;
Tội danh mà M đã phạm là Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, BLHS).
Hành vi của M đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý gây thương tích:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của C.
- Đối tượng tác động: C.
- Hành vi: Khi bị C và Đ tấn công thì lúc đó, M sẵn có trong tay một cây kiếm (M
mang theo người dùng để phát cành cây bảo vệ đường dây điện) chống cự lại. C

Mặt khách
quan

và Đ bỏ chạy. M đuổi theo chém nhiều nhát từ phía sau lưng của C. Như vậy, M
đã có hành vi cố ý gây thương tích cho C.
- Hậu quả: C bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 27%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của M là nguyên nhân

Chủ thể


trực tiếp gây ra thiệt hại thể chất cho C.
M thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự).
6


Mặt chủ quan

M thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

2. Thương tích gây ra cho M có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 8%, thương tích gây ra cho C có tỷ lệ tổn
thương cơ thể là 51%.
- Đối với thương tích gây ra cho M có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 8% và cũng không thuộc một trong các
trường hợp gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% tại các điểm từ a đến k, Khoản 1, Điều
134, BLHS nên không đủ điều kiện để cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, BLHS) là từ 11%
trở lên.
- Tội danh mà M đã phạm là Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, BLHS).
Hành vi của M đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý gây thương tích:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của C.
- Đối tượng tác động: C.
- Hành vi: Khi bị C và Đ tấn công thì lúc đó, M sẵn có trong tay một cây kiếm (M
mang theo người dùng để phát cành cây bảo vệ đường dây điện) chống cự lại. C

Mặt khách
quan


và Đ bỏ chạy. M đuổi theo chém nhiều nhát từ phía sau lưng của C. Như vậy, M
đã có hành vi cố ý gây thương tích cho C.
- Hậu quả: C bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 51%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của M là nguyên nhân

Chủ thể
Mặt chủ quan

trực tiếp gây ra thiệt hại thể chất cho C.
M thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự).
M thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 24: T là kẻ sống lang thang. Ngày 01/7, T đã cho kẹo để rủ một cháu bé 3 tuổi đi theo và đưa
cháu vào TP.HCM. Để có thể xin tiền được nhiều, T đã dùng tay đánh vào đầu cháu bé cho đến khi chảy
máu rồi đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện Chợ Rẫy xác định cháu bị chấn thương sọ não. Sau khi
bệnh viện băng bó và cấp thuốc cho cháu, T đã bế cháu ra khỏi bệnh viện rồi đưa đi ăn xin trên các phố.
Ngày 19/7, T lại bẻ gẫy chân trái của cháu và đưa vào bệnh viện Nhi đồng I bó bột rồi tiếp tục dẫn cháu
đi ăn xin. Ngày 13/8, T lại bẻ gãy tay cháu, đồng thời rạch mặt nhiều nơi, cắt môi trên của cháu và đưa
vào bệnh viện Nhi đồng II bó bột, sau đó lại tiếp tục đưa cháu đi ăn xin. Đến ngày 15/8, thấy cháu bé bị
T đánh đập rất dã man trên đường phố, nhiều người dân đã báo công an bắt giữ.

7


Qua giám định kết luận: “Cháu bé bị gãy kín các xương đoạn 1/3 dưới xương cánh tay phải và trái, bị
di chứng lệch trục chi phải, vỡ đầu trên xương chày trái, di chứng cứng gối trái, mặt bị dị dạng. Tỷ lệ
tổn thương cơ thể mà cháu bé phải gánh chịu là 55%”. Hãy xác định T phạm tội gì? Tại sao?
- Tội danh mà T đã phạm là Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153, BLHS).

Hành vi của T đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153,
BLHS):
Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được sống chung với cha mẹ, được hưởng sự trông nom, chăm sóc
Khách thể

của cha mẹ.

Mặt khách

- Đối tượng tác động: cháu bé 3 tuổi (người dưới 16 tuổi).
- Hành vi: T cho kẹo để rủ một cháu bé 3 tuổi đi theo và đưa cháu vào TP.HCM nhằm

quan
Chủ thể

Mặt chủ
quan

chiếm đoạt bé, buộc bé phải đi ăn xin.
T thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
- Lỗi: T thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. T nhận thức được hành vi của mình là
xâm phạm đến quyền lợi chính đáng và gây nguy hiểm cho cháu bé đồng thời T thấy
được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
- Mục đích: T chiếm đoạt cháu bé 3 tuổi với mục đích kiếm tiền.

- Tội danh mà T đã phạm là Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, BLHS).
Hành vi của T đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, BLHS):


Khách thể
Mặt khách
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của cháu bé.
- Đối tượng tác động: cháu bé 3 tuổi.
- Hành vi: Để có thể xin tiền được nhiều, T đã dùng tay đánh vào đầu cháu bé cho đến
khi chảy máu rồi đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện Chợ Rẫy xác định cháu bị
chấn thương sọ não. Sau khi bệnh viện băng bó và cấp thuốc cho cháu, T đã bế cháu
ra khỏi bệnh viện rồi đưa đi ăn xin trên các phố. Ngày 19/7, T lại bẻ gẫy chân trái của
cháu và đưa vào bệnh viện Nhi đồng I bó bột rồi tiếp tục dẫn cháu đi ăn xin. Ngày
13/8, T lại bẻ gãy tay cháu, đồng thời rạch mặt nhiều nơi, cắt môi trên của cháu và đưa
vào bệnh viện Nhi đồng II bó bột, sau đó lại tiếp tục đưa cháu đi ăn xin. Đến ngày
15/8, thấy cháu bé bị T đánh đập rất dã man trên đường phố.
- Hậu quả: Cháu bé bị gãy kín các xương đoạn 1/3 dưới xương cánh tay phải và trái,
bị di chứng lệch trục chi phải, vỡ đầu trên xương chày trái, di chứng cứng gối trái, mặt
8


bị dị dạng. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà cháu bé phải gánh chịu là 55%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Việc T dùng vũ lực đánh vào đầu
cháu bé và bẻ gãy chân, tay đồng thời rạch mặt nhiều nơi của cháu bé là nguyên nhân

Chủ thể
Mặt chủ
quan

trực tiếp dẫn đến cháu bé bị thương với tỷ lệ thương tật là 55%.
T thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực trách

nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Lỗi: T thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. T nhận thức được hành vi của mình là
xâm phạm đến quyền lợi chính đáng và gây nguy hiểm cho cháu bé đồng thời T thấy
được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Bài tập 25: Do bị ông X - Phó công an xã lập biên bản về các hành vi đánh nhau, gây rối trật tự công
cộng nên A nuôi lòng thù hận, đến nhà ông X để hành hung. Khi đến nơi, A xông vào đánh và đạp làm
ông X bật ngửa xuống nền nhà và chết do chấn thương sọ não. Hãy xác định hành vi của A có phạm tội
hay không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội cố ý gây thương tích tình tiết tăng nặng dẫn đến chết người (hỗn hợp lỗi)
Tội danh mà A đã phạm là Tội giúp người khác tự sát (Điều 131, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giúp người khác tự sát (Điều 131, BLHS):

Khách thể

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: tính mang, quyền được sống của B.
- Đối tượng tác động: B – con người đang sống.
- Hành vi: A đã trói tay của B lại để giúp B tự sát. A đã có hành vi tạo điều kiện về
vật chất cho B tự tước đoạt tính mạng của mình.
- Hậu quả: B tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Việc A trói tay B và cả hai cùng
nhảy xuống sông là nguyên nhân trực tiếp khiến B tử vong.

A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho B và thấy được hậu quả là B sẽ tử vóng nhưng vẫn mong muốn thực
hiện.

Bài tập 26: Do có mâu thuẫn từ trước, A đang điều khiển xe máy chở B thì bị một số thanh niên chặn xe,
dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu. A và B bỏ chạy về nhà lấy một cái ná cao su rồi đến chỗ bị đánh lúc
nãy tìm đám thanh niên để trả thù. Lúc này, thấy X đang điều khiển chạy ngược chiều, A hô to: “Dừng
9


xe lại” rồi A và B cùng chạy ra chặn xe với mục đích là nếu đúng người trong đám thanh niên kia thì
đánh. X không dừng xe mà kéo ga bỏ chạy. Thấy vậy, A dùng ná cao su bắn trúng vào đầu X. Còn B,
trước đó đã nhặt một viên gạch (loại gạch xây 4 lỗ), khi xe của X chạy đến thì B dùng viên gạch ném
trúng vào ngực X làm X loạng choạng gục xuống. Sau đó, X được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh
viện nhưng do vết thương nặng nên X đã chết. Tại bản kết luận pháp y, kết luận nguyên nhân tử vong
của X là trụy tim mạch cấp do vỡ tim. Ngoài ra còn có vết thương đỉnh trán phải với tỷ lệ tổn thương cơ
thể là 12%. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội cố ý gây thương tích tình tiết tăng nặng dẫn đến chết người (hỗn
hợp lỗi) (Điều 134, BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội này:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của của X.
- Đối tượng tác động: X.
- Hành vi: A dùng ná cao su bắn trúng vào đầu X. Còn B, trước đó đã nhặt một

viên gạch (loại gạch xây 4 lỗ), khi xe của X chạy đến thì B dùng viên gạch ném
trúng vào ngực X làm X loạng choạng gục xuống. Sau đó, X được mọi người đưa

Mặt khách
quan

đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng do vết thương nặng nên X đã chết.
- Hậu quả: X tử vong vì trụy tim mạch cấp do vỡ tim và ra còn có vết thương
đỉnh trán phải với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A và B là nguyên
nhân trực tiếp khiến B bị tổn hại sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với hậu quả chết người

Chủ thể
Mặt chủ quan

thì hành vi của A và B chỉ là nguyên nhân gián tiếp.
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A và B thuộc trường hợp hỗn hợp lỗi. A và B chỉ cố ý làm X bị thương chứ không
cố ý giết X mà chỉ vô ý với hậu quả chết người.

Bài tập 27: A chở vợ là B (đang mang thai 2 tháng) đi công việc về. Đến một hẻm nhỏ thì A bị T và
H chặn lại gây sự do hai bên có mâu thuẫn trước đó. T và H cầm nón bảo hiểm đập vào đầu A làm A ngã
gục ngay bờ tường cạnh lối vào của một dãy nhà trọ. Thấy chồng bị đánh nhiều, B lao đến đỡ đòn
cho chồng. T và H dùng nón bảo hiểm đánh luôn B. Thấy vậy, A hét lên: “Chạy!” và chạy vào trong một
phòng trọ. A nhìn lại thấy vợ mình không chạy kịp mà đang bị T và H đấm đá. Xót vợ, A lấy con dao lao
10


từ phòng trọ ra đâm vào lưng H. Kết quả, H chết trên đường đi cấp cứu do vết dao đâm trúng phổi

trái. T chạy thoát. Chị B được đưa đi cấp cứu nhưng đã bị sẩy thai do bị T và H đánh (tỷ lệ tổn thương
cơ thể 27%). Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Trong trường hợp này A, T và H phạm tội.
- Tội danh mà A đã phạm là Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125,
BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội này:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: tính mang, quyền được sống của H.
- Đối tượng tác động: H – con người đang sống.
- Hành vi: A lấy con dao lao từ phòng trọ ra đâm vào lưng H. A đáp ứng đủ các
điều kiện giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh:
+ A đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do thấy vợ mình là B –
đang mang thai bị T và H đấm đá.

Mặt khách
quan

+ Có hành vi trái pháp luật từ T và H.
+ Hành vi trái pháp luật này nhằm vào vợ của A là B.
+ Hậu quả làm H tự vong.
- Hậu quả: H tử vong do vết dao đâm trúng phổi trái.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân

Chủ thể
Mặt chủ quan

trực tiếp khiến H tử vong.

A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

- Tội danh mà T và H đã phạm là Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, BLHS).
Hành vi của T và H đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý gây thương tích:

Khách thể
Mặt khách
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: tính mang, quyền được sống của B.
- Đối tượng tác động: B – con người đang sống.
- Hành vi: T và H đã có hành vi lao vào đấm đá chị B .Như vậy, T và H đã có
hành vi cố ý gây thương tích cho chị B.
- Hậu quả: chị B bị tổn thương cơ thể 27%, đủ yếu tố cấu thành Tội cố ý gây
thương tích (trên 11%).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của T và H là nguyên
11


Chủ thể
Mặt chủ quan

nhân trực tiếp khiến B bị tổn thương cơ thể.
T và H thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
T và H thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.


Bài tập 28: A (20 tuổi) là sinh viên đại học quen với B (15 tuổi) là học sinh lớp 9. Trong quá trình yêu
nhau, A đã quan hệ tình dục với B và làm cho B có thai khi B mới 15 tuổi 6 tháng. Sự việc trên bị ông C
là cha của B phát hiện và C yêu cầu A phải cưới B, nếu A không đồng ý thì sẽ tố cáo. A đã nói lại yêu
cầu của C với cha mẹ mình là ông D và bà E và hai người đã đồng ý. Sau đó, C, D, E đã tổ chức đám
cưới cho A và B. Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145, BLHS) và
có tình tiết định khung tăng nặng là làm nạn nhân có thai tại Điểm d, Khoản 2, Điều 145.
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm này:
Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm phạm
Khách thể

Mặt khách
quan
Chủ thể
Mặt chủ
quan

đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của B.
- Đối tượng tác động: B (15 tuổi, đáp ứng được điều kiện về đối tượng tác động
của tội này là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
- Hành vi: A đã quan hệ tình dục với B và làm cho B có thai khi B mới 15 tuổi 6
tháng.
A (20 tuổi) thoả mãn được điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường.
Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp vì A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm hại đến
B và thấy trước hậu quả nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Bài tập 29: A (nam, 17 tuổi) và B yêu nhau. A có quan hệ tình dục khiến B có thai. Gia đình B khiếu nại
A về sự việc trên. Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không, nếu phạm tội thì là tội gì trong các tình
huống sau:

a. B 12 tuổi;
Tội danh mà A đã phạm là Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142, BLHS) và có tình tiết định
khung tăng nặng là làm nạn nhân có thai tại Điểm b, Khoản 2, Điều 142.
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm này:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm phạm
đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của B.
- Đối tượng tác động: B (13 tuổi, đáp ứng được điều kiện về đối tượng tác động
12


Mặt khách
quan
Chủ thể
Mặt chủ
quan

của tội này là người13 tuổi).
- Hành vi: A đã quan hệ tình dục với B và làm cho B có thai. Như vậy, A đã có
hành vi giao cấu với người 13 tuổi theo Điểm b, Khoản 1, Điều 142, BLHS.
A (17 tuổi) thoả mãn được điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường.
A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

b. B 15 tuổi;
Không phạm tội. Do chủ thể tội giao cấu với người từ 13 đến 16 phải từ 18 tuổi trở lên nhưng A chỉ
mới 16 tuổi. Vì vậy, không đáp ứng đủ điều kiện cấu thành Tội phạm tại Điều 145, BLHS.
c. 17 tuổi.

Không phạm tội. Do A và B giao cấu thuận tình.
Bài tập 30: A (công dân Việt Nam) có quen biết với B (công dân Trung Quốc) do A thường sang Trung
Quốc mua vải của B. Sau đó, B sang Việt Nam nhờ A tìm người giúp việc tại tiệm cắt tóc của mình ở cửa
khẩu và nếu khách có nhu cầu thì bán dâm. A nhận lời giúp. B thỏa thuận nếu A tìm được phụ nữ Việt
Nam trẻ đẹp khoảng 16 đến 17 tuổi thì A sẽ được trả công 10 triệu đồng một người.
Tối ngày 01/8, A đã rủ hai cháu X (15 tuổi) và Y (16 tuổi 3 tháng) nói là đi làm thuê ở thị xã, tiền công
mỗi ngày được 150.000 đồng nên cả hai đều đồng ý. Sáng hôm sau, A cho xe ôm chở X và Y đi lên cửa
khẩu, rồi sang Trung Quốc qua đường rừng đến nhà của B. A được trả công 20 triệu đồng. Sau đó, B đã
tổ chức cho X và Y hành nghề mại dâm. Đến ngày 01/9, X và Y đã trốn về Việt Nam và tố cáo hành vi
phạm tội của A và B. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?
- Đối với cháu X (15 tuổi):
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151, BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua bán người dưới 16 tuổi:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống
Khách thể

chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

Mặt khách

- Đối tượng tác động: X (15 tuổi) – người dưới 16 tuổi.
- Hành vi: A đã rủ cháu X (15 tuổi) nói là đi làm thuê ở thị xã, tiền công mỗi ngày

quan

được 150.000 đồng nên cả hai đều đồng ý. Sáng hôm sau, A cho xe ôm chở X và
Y đi lên cửa khẩu, rồi sang Trung Quốc qua đường rừng đến nhà của B. A được
trả công 20 triệu đồng. Sau đó, B đã tổ chức cho X và Y hành nghề mại dâm. Như

13


vậy, A đã có hành vi chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận lại tiền (10 triệu
đồng/người) (điểm a, Khoản 1, Điều 151, BLHS)và B đã có hành vi tiếp nhận

Chủ thể
Mặt chủ quan

người dưới 16 tuổi để cưỡng bức lao động (điểm b, Khoản 1, Điều 151, BLHS).
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

- Đối với cháu Y (16 tuổi 3 tháng):
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội mua bán người (Điều 150, BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua bán người:

Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quan hệ về quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm
Khách thể

của Y.
- Đối tượng tác động: Y
- Hành vi: A đã rủ cháu Y (16 tuổi 3 tháng) nói là đi làm thuê ở thị xã, tiền công
mỗi ngày được 150.000 đồng nên cả hai đều đồng ý. Sáng hôm sau, A cho xe ôm

Mặt khách
quan


chở X và Y đi lên cửa khẩu, rồi sang Trung Quốc qua đường rừng đến nhà của B.
A được trả công 20 triệu đồng. Sau đó, B đã tổ chức cho X và Y hành nghề mại
dâm. Như vậy, A đã có hành vi chuyển giao người để nhận lại tiền (10 triệu
đồng/người) (điểm a, Khoản 1, Điều 150, BLHS)và B đã có hành vi tiếp nhận

Chủ thể
Mặt chủ quan

người để cưỡng bức lao động (điểm b, Khoản 1, Điều 150, BLHS).
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 31: A muốn nhận một đứa trẻ để nuôi. A được B giới thiệu chị C đang gặp khó khăn nên muốn
cho một đứa con 3 tháng tuổi. A và B đến nhà gặp chị C để xin cháu bé làm con nuôi nhưng chị C đổi ý
không cho con. Một tuần sau A quay lại nhà chị C nhằm thỏa thuận nhận cháu bé làm con nuôi với chi
phí bồi dưỡng là 10 triệu đồng nhưng chị C không có nhà mà chỉ có con gái lớn của chị C – cháu X (10
tuổi) đang ở nhà trông em. A đã cho X tiền đi mua kẹo. Khi X ra khỏi nhà, A đã bế cháu bé đi. Vụ việc
sau đó bị phát hiện. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi:
Dấu hiệu
14


- Khách thể: xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống
Khách thể

chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

- Đối tượng tác động: đứa bé con chị C (3 tháng tuổi – dưới 16 tuổi).
- Hành vi: A quay lại nhà chị C nhằm thỏa thuận nhận cháu bé làm con nuôi với

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ quan

chi phí bồi dưỡng là 10 triệu đồng nhưng chị C không có nhà mà chỉ có con gái
lớn của chị C – cháu X (10 tuổi) đang ở nhà trông em. A đã cho X tiền đi mua
kẹo. Khi X ra khỏi nhà, A đã bế cháu bé đi. Như vậy A đã có hành vi chiếm giữ
người dưới 16 tuổi.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 32: Ngày 03/7, Công an TP Hồ Chí Minh nhận được tin trình báo về việc một nhóm người đã
bắt giữ anh X (làm nghề lái xe taxi) để siết nợ. Tại cơ quan công an, A và B khai nhận, sau khi tìm thấy
anh X tại đường, các đối tượng đã ép anh X lên xe, đưa về nhà A. Sau đó, A gọi điện cho gia đình anh X
đe dọa, yêu cầu giao nộp 20 triệu đồng. Nguyên nhân sự việc xuất phát từ việc anh X vay của A 20 triệu
đồng đã đến hạn mà không chịu thanh toán còn có hành vi trốn tránh chủ nợ. A và B bắt anh X là để ép
anh X phải trả nợ. Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169, BLHS).
Hành vi của A và Bđã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Ngoài ra còn
Khách thể


xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm
của công dân.
- Đối tượng tác động: tài sản của anh X và anh X.
- Hành vi: sau khi tìm thấy anh X tại đường, các đối tượng đã ép anh X lên xe,
đưa về nhà A. Sau đó, A gọi điện cho gia đình anh X đe dọa, yêu cầu giao nộp 20

Mặt khách
quan

triệu đồng. Nguyên nhân sự việc xuất phát từ việc anh X vay của A 20 triệu đồng
đã đến hạn mà không chịu thanh toán còn có hành vi trốn tránh chủ nợ. A và B
bắt anh X là để ép anh X phải trả nợ. Như vậy, A và B đã có hành vi bắt giữ
người khác làm con tin và gây áp lực đòi người bị hại giao tài sản để đổi lấy

Chủ thể

người bị bắt giữ.
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng
15


Mặt chủ quan

lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 33: H (nam, 25 tuổi) chạy xe trên đường ĐTH, Quận X thì gặp M (nam, 14 tuổi) đi xe đạp cùng
chiều, H bắt chuyện làm quen và xin số điện thoại. Sau đó 1 tuần H gọi điện và hẹn M đi chơi, ăn uống.
Buổi tối M đến chỗ ở của H chơi. Tại đây H đã dụ dỗ M cho quan hệ tình dục và được M đồng ý. Hành
vi của H sau đó bị phát hiện.Trong trường hợp này H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại

sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm này:

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm phạm
Khách thể

Mặt khách
quan
Chủ thể
Mặt chủ
quan

đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của M.
- Đối tượng tác động: M (14 tuổi, đáp ứng được điều kiện về đối tượng tác động
của tội này là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
- Hành vi: Tại đây H đã dụ dỗ M cho quan hệ tình dục và được M đồng ý. Như
vậy, H đã có hành vi giao cấy với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
H (25 tuổi) thoả mãn được điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường.
H thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

Bài tập 34: X thực hiện vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại khu phố K. Sau đó, A và B là tổ viên bảo vệ
dân phố được cử đến để giải quyết trật tự. Thay vì xử lý vụ việc đúng quyền hạn, thì A và B đã đưa X về
Văn phòng khu phố K mà không báo cơ quan có thẩm quyền biết. Tiếp đó, A và B đã đánh X chấn
thương, 1 tiếng đồng hồ sau thấy X bất tỉnh, A gọi người nhà của X lên đưa đi bệnh viện. Gia đình X làm
đơn tố cáo và hành vi của A và B. Hãy xác định tội danh của A và B nếu:
1. X bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%.
A và B phạm vào Tội bắt, giữ người trái pháp luật (Điều 157, BLHS) và Tội cố ý gây tổn hại sức khoẻ
của người khác (Điều 134, BLHS)

- Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội bắt, giữ người trái pháp luật:

Khách thể
Mặt khách

Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quyền tự do thân thể X được pháp luật bảo vệ.
- Đối tượng tác động: X.
- Hành vi: X thực hiện vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại khu phố K. Sau đó, A và
16


B là tổ viên bảo vệ dân phố được cử đến để giải quyết trật tự. Tuy nhiên, thay vì
quan

Chủ thể
Mặt chủ quan

xử lý vụ việc đúng quyền hạn, thì A và B đã đưa X về Văn phòng khu phố K mà
không báo cơ quan có thẩm quyền biết. Như vậy, A và B đã có hành bắt và giữ
người trái pháp luật.
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

- Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý gây tổn hại sức khoẻ của người
khác:

Khách thể


Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của X.
- Đối tượng tác động: X.
- Hành vi: A và B đã đánh X chấn thương, 1 tiếng đồng hồ sau thấy X bất tỉnh, A
gọi người nhà của X lên đưa đi bệnh viện. Như vậy, A và B đã có hành vi cố ý

Mặt khách
quan

gây tổn hại sức khoẻ của X.
- Hậu quả: X bị thương tích với tỷ lệ tổn thương là 15% (trên 11%).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A và B là nguyên

Chủ thể
Mặt chủ quan

nhân trực tiếp khiến X bị thương.
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

2. X bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%.
Như câu 1.
Bài tập 35: A kết hôn với X, có hai con chung. Một thời gian sau, X bỏ đi mà không làm thủ tục ly hôn
với A. X đến địa phương khác mua nhà, sống như vợ chồng với Y.2 năm sau khi X mất, A cùng hai con
đến nhà nơi X và Y sinh sống về bắt Y phải giao nhà. Y xin được chia một phần nhưng mẹ con A không
đồng ý. Y gửi đơn ra tòa, trong thời gian chờ tòa xét xử thì Avà hai con là B và C huy động hàng chục
người kéo tới và đuổi Y ra đường. Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án trên.
Tội danh mà A và hai con là B và C cùng với hàng chục người khác đã phạm là Tội xâm phạm chỗ ở
của người khác (cụ thể là Điểm b, Khoản 1, Điều 158, BLHS).

Hành vi của A và hai con đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội này:
17


Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của Y.
- Đối tượng tác động: Chỗ ở của Y.
- Hành vi: A và hai con là B và C huy động hàng chục người kéo tới và đuổi Y ra
đường. Như vậy, A và hai con đã có hành vi đuổi Y ra khỏi chỗ ở của Y trái pháp

Mặt khách
quan

luật.
- Hậu quả: làm cho Y bị mất chỗ ở, ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình
thường của Y.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi đuổi Y ra khỏi chỗ ở Y

Chủ thể

của A và hai con là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Y bị mất chỗ ở.
A và hai con là B và C cùng hàng chục người khác (có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi luật định) thoả mãn chủ thể của tội này – chủ thể thường.
Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, A và hai con (B và C) cùng những người khác

Mặt chủ

nhận thức rõ hành vi xâm phạm chỗ ở của Y là trái pháp luật, thấy trước được


quan

hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra, thể hiện ở chỗ A và hai
con đã huy động hàng chục người kéo tới và đuổi Y ra đường.

Bài tập 36: B bị bố mẹ ép lên xe để anh A chở đến UBND phường X đăng ký kết hôn. Sau khi A và B đã
đăng ký kết hôn, bố mẹ B đồng ý cho A về ở luôn trong nhà mình cho tiện sinh hoạt. Vì không đồng ý với
cuộc hôn nhân nên A và B thường xuyên mâu thuẫn, A đã nhiều lần đánh đập B. Trong một lần cãi vã, A
dùng dao lam rạch lên người B rồi đổ cồn lên đốt làm cho B bị nhiều vết bỏng ở vùng lưng và vùng hông
đã nhiễm trùng với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 20%. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội
không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội hành hạ vợ (Điều 185, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm này:

Khách thể
Mặt khách
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ về sức khoẻ của B.
- Đối tượng tác động: B.
- Hành vi: Vì không đồng ý với cuộc hôn nhân nên A và B thường xuyên mâu
thuẫn, A đã nhiều lần đánh đập B. Trong một lần cãi vã, A dùng dao lam rạch lên
người B rồi đổ cồn lên đốt. Do vậy, A đã có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể
của vợ mình là chị B.
- Hậu quả: B bị nhiều vết bỏng ở vùng lưng và vùng hông đã nhiễm trùng với tỷ lệ
tổn thương cơ thể là 20%.
18



- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân
Chủ thể
Mặt chủ
quan

trực tiếp khiến B bị thương.
A thoả mãn được điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường.
A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 37: A (21 tuổi) và B (17 tuổi) là anh em cùng cha khác mẹ. Bà Y là mẹ ruột của B thấy những
biểu hiện khác thường của con gái nên đưa B đi đến bệnh viện khám bệnh thì phát hiện B có thai được
gần 4 tháng. Bà Y tra hỏi B thì B khai nhận rằng do có tình cảm với A nên cả hai đã có quan hệ tình dục
từ 2 năm nay và cả 2 đều hoàn toàn tự nguyện. Bà Y hỏi A thì A cũng thừa nhận hành vi của mình và
khai nhận lần đầu tiên quan hệ là ngày B đã đủ 15 tuổi. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có
phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Chỉ có hành vi của A mới phạm tội, còn B không phạm tội.
Tội danh mà A đã phạm là Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145, BLHS) và có 2 tình tiết định khung tăng nặng là làm nạn nhân có
thai (Điểm d, Khoản 2, Điều 145) – B đã có thai gần 4 tháng và có tính chất loạn luân (Điểm c, Khoản 2,
Điều 145) – vì A và B là anh em cùng cha khác mẹ.
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm này:
Dấu hiệu
- Khách thể:
Khách thể

- Đối tượng tác động: B (lần đầu tiên quan hệ là lúc 15 tuổi, đáp ứng đối tượng

Mặt khách


tác động của tội này là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
- Hành vi: A có hành vi giao cấu với B (lần đầu tiên quan hệ là lúc 15 tuổi), hành

quan
Chủ thể

vi này có sự tự nguyện, không ép buộc từ phía B.
A (21 tuổi) thoả mãn được điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường.
Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp vì A nhận thức rõ hành vi của mình là xâm hại đế

Mặt chủ quan

danh dự, nhân phẩm và sẽ phát triển bình thường của B, nhưng vẫn mong muốn
thực hiện.

19



×