TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
BÀI TẬP GIỮA KỲ
Mơn học: Hiến pháp nước ngoài
Giảng viên: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
Họ và tên: Nguyễn Phương Nhật Hạ
MSSV: 1953801014049
Lớp: HC44A1
Đề bài: “Thông qua nghiên cứu chế định Nguyên thủ quốc gia trong thế
giới đương đại. Anh/chị hãy đề xuất một vài kiến nghị (có lý giải vì sao) để
đổi mới chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam hiện nay”.
Bài làm
I. Chế định nguyên thủ quốc gia và chế định Chủ tịch nước:
Chế định nguyên thủ quốc gia.
Nguyên thủ quốc gia vốn là một chế định có được từ nhà nước tư sản.
Nhiệm vụ của cuộc Cách mạng tư sản là lật đổ nền cai trị của giai cấp phong
kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản. Dựa trên thuyết tam quyền phân lập do
L.Môngtexkiơ xây dựng vào thế kỉ XVIII ở Pháp, với phương châm: dùng
quyền lực nhà nước để hạn chế quyền lực nhà nước. Theo nguyên tắc phân chia
quyền lực, thì quyền lực Nhà nước tư sản được chia thành ba quyền: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan thực hiện ba quyền đó là Nghị viện, Chính
phủ, Tịa án độc lập với nhau, kiềm chế nhau để không một cơ quan nào nắm
mọi quyền hành.
Khi Cách mạng tư sản thành công, chế độ đại nghị đã được xác lập, về
nguyên tắc Nghị viện đứng đầu nhà nước nhưng giai cấp tư sản đã bảo lưu thiết
chế nhà vua hoặc lập ra những thiết chế tương tự để thực hiện mục đích chính
trị của mình dẫn đến việc hình thành chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến
pháp tư sản. Trong nhà nước tư sản, Nguyên thủ quốc gia, phụ thuộc vào chính
thể, có tên gọi khác nhau như ở những nước chính thể quân chủ Nguyên thủ
quốc gia là Vua, Hoàng đế, Nữ hồng...
Hình thức chính thể Qn chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ quốc
gia (quốc vương, vua, nữ hoàng…) được truyền lại cho người kế vị. Giai cấp tư
sản tiến hành Cách mạng tuy mạnh nhưng chưa thể đè bẹp hoàn toàn thế lực
phong kiến tuy đã lỗi thời nhưng vẫn cịn tồn tại trên cơ sở kính tế - xã hội
chưa thể xóa bỏ.
Hình thức chính thể Cộng hòa gồm Cộng hòa tổng thống, Cộng hòa đại
nghị, Cộng hòa hỗn hợp và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Ở ba mơ hình Cộng hịa
tổng thống, Cộng hịa hỗn hợp, Cộng hòa đại nghị, thường người đứng đầu nhà
nước, Nguyên thủ quốc gia có tên gọi là “Tổng thống”. Chính thể Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa, Ngun thủ quốc gia có nhiều tên gọi khác nhau như: Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước (Liên Xô trước đây, Việt Nam theo Hiến pháp 1980); Chủ
tịch nước (Trung Quốc, Việt Nam, Lào).
Ngun thủ quốc gia trong chính thể Cộng hịa tổng thống thường có vị
trí đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai trị và ảnh hưởng rất to lớn đối với quá
trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước bởi chính các quyết sách của mình.
Trong chính thể cộng hòa tổng thống, vai trò của nguyên thủ quốc gia rất quan
trọng. Tổng thống được nhân dân bầu ra. Tổng thống gắn liền với bộ máy hành
pháp, đứng đầu bộ máy hành pháp và được ví là mắt xích liên hệ giữa lập pháp
và hành pháp, là người trọng tài của Nhà nước. Tổng thống vừa là nguyên thủ
quốc gia, vừa đứng đầu Chính phủ.
Mơ hình Cộng hịa hỗn hợp là sự kết hợp giữa Cộng hòa tổng thống và
Cộng hịa đại nghị (các nước theo mơ hình này là Pháp, Phần Lan, Hàn Quốc,
Nga..). Quyền lực nhà nước được thiết kế vừa độc lập tương đối vừa phối hợp
hài hòa giữa các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp.
Trong mơ hình Cộng hịa đại nghị Ngun thủ quốc gia tham gia phần
nào vào lập pháp, tư pháp và hành pháp tượng trưng. Đa phần ở các nước,
quyền hành pháp được trao cho Thủ tướng - người đứng đầu Chính phủ như
Đức, Áo, Italia. Trong chính thể Cộng hịa đại nghị, về nguyên tắc nghị viện là
cơ quan nắm quyền lực nhà nước cũng đồng thời là người “thay mặt nhà
nước”, “đứng đầu nhà nước”, tức “nguyên thủ quốc gia”. Vai trị của Tổng
thống bị hạn chế do chính Nghị viện bầu ra. Nguyên thủ quốc gia chỉ thực hiện
động tác chính thức hóa các quyết định đã rồi hoặc theo yêu cầu của các cơ
quan lập pháp và nhất là hành pháp. Nguyên thủ quốc gia trở thành nhân vật
tượng trưng cho sự vĩnh hằng và hiện thân của tồn dân tộc. Vị trí này được
minh họa bằng câu ngạn ngữ: “Nhà vua trị vì nhưng khơng cai trị.”
Vị trí tượng trưng này cịn được thể hiện ở Điều 1 của Hiến pháp Nhật
Bản: “Hoàng đế là biểu tượng hiện thân của Quốc gia, là biểu tượng thống
nhát của toàn thể nhân dân Nhật Bản, đại diện cho ý chí của đồn thể nhân
dân giữ quyền tự quyết của đất nước.”
Tuy nhiên, Nguyên thủ quốc gia của các nước này rất cần thiết để duy trì
sự ổn định chính trị cho xã hội tư bản, làm chỗ dựa về mặt tinh thần cho bộ
máy nhà nước cả lập pháp, lẫn hành pháp. Sự hiện diện của nguyên thủ quốc
gia ở các nước có nhiều vẻ khác nhau nhưng cũng đóng một vai trị nhất định
trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân
tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa hiệp giai
cấp ở các nước tư bản.
Chế định Chủ tịch nước.
Ở Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế
độ tập quyền, mọi quyền lực nhà nước thống nhất vào cơ quan đại diện quyền
lực nhà nước cao nhất của nhân dân. Chức năng Nguyên thủ quốc gia thống
nhất với chức năng của Quốc hội. Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước Xã hội
chủ nghĩa cũng rất đa dạng về hình thức: Đồn Chủ tịch Xơ viết tối cao, Hội
đồng nhà nước (Ba Lan, Bungari, Cuba, Rumani), Hội đồng Chủ tịch nước
(Hungari), Đoàn Chủ tịch Quốc hội Anban...
Việt Nam là quốc gia thuộc chính thể Cộng hịa xã hội chủ nghĩa.
Nguyên thủ quốc gia của Việt Nam là Chủ tịch nước. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ,
quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định tại chương VII Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, được quy định cụ thể tại Điều
86 Hiến pháp năm 2013: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay
mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Chủ tịch nước
Việt Nam đứng đầu nhà nước nhưng khác với Quốc hội, Chủ tịch nước chỉ thay
mặt nhà nước, có thẩm quyền quyết định riêng liên quan đến vai trò cơ quan
thay mặt nhà nước.
II. Vị trí pháp lý của Chủ tịch nước.
Chế định Chủ tịch nước giữ một vai trị quan trọng và có sự khác nhau
qua các bản Hiến pháp Việt Nam. Chế định Chủ tịch nước ở Hiến pháp 1946,
Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1992 với tư cách là một cá nhân. Nhưng đến
Hiến pháp 1980, với quan điểm làm chủ tập thể, người đứng đầu bộ máy nhà
nước Nguyên thủ quốc gia, với cơ quan thường thực của Quốc hội thay mặt
Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội giữa hai kỳ họp, đã được sát
nhập vào một cơ quan, được gọi là Hội đồng Nhà nước. Trong từng hiến pháp
có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc căn bản của tổ chức bộ máy nhà
nước xã hội chủ nghĩa nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng.
Tuy Hiến pháp 1946 khơng quy định định nghĩa về chế định Chủ tịch
nước nhưng từ các quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền thì ta có thể
thấy Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu Nhà nước, vừa đứng đầu Chính phủ.
Được thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt cho Nhà nước; giữ quyền tổng
chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục
quân, hải quân, khôgn quân; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị;
thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các
nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao
của các nước; tuyên chiến hay đình chiến; chọn Thủ tướng trong Nghị viện để
đưa ra Nghị viện biểu quyết; bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân
viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ; có quyền (trong thời hạn 10 ngày)
yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật đã được biểu quyết thông qua. Chủ
tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào trừ tội phản quốc (Chương VI
và điều 3 chương III). Chủ tịch nước do Nghị viện nhân dân bầu chọn trong
Nghị viện với thời hạn là năm năm. Với cương vị là người đứng đầu cơ quan
hành pháp - cơ quan trực tiếp thực hiện pháp luật thì việc Hiến pháp quy định
quyền này cho Chủ tịch nước thực sự là một tư tưởng mềm dẻo về sự phân
công quyền lực. Tuy nhiên việc quy định này chỉ phù hợp trong điều kiện lúc
đó.
Ở Hiến pháp 1959 Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà
nước và không đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nước được tổ
chức riêng thành một chế định độc lập (trong chương V gồm 10 Điều). Chủ
tịch nước thay mặt đất nước thực hiện các chức năng về đối nội, đối ngoại;
tham gia vào các hoạt động của Nhà nước về các mặt lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc
hội (4 năm) và khác với ở Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm
trước Quốc hội. Chủ tịch nước là khâu phối hợp giữa Quốc hội và Hội đồng
Chính phủ nhưng vẫn nghiêng về phía chính phủ như: bổ nhiệm, bãi nhiệm,
miễn nhiệm Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng
Chính phủ; khi cần thiết có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội
đồng Chính phủ. Đây là những điểm kế thừa vị trí của Chủ tịch nước đối với
Chính phủ ở Hiến pháp trước. Việc quy định và ghi nhận chế định Chủ tịch
nước, Hiến pháp 1959 thực sự là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình
hiến pháp xã hội chủ nghĩa, thể hiện được bản chất nhà nước ta là nhà nước của
nhân dân lao động, do dân lao động và vì nhân dân, quyền lực thuộc về nhân
dân.
Hiến pháp 1980, chế định Chủ tịch nước được thay thế bằng chế độ Chủ
tịch tập thể theo mơ hình Hội đồng Nhà nước. Với quan điểm tập thể làm chủ,
Hiến pháp 1980 đã nhập hai chức năng Nguyên thủ quốc gia và cơ quan thường
trực của Quốc hội làm một.
Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, chế định Chủ tịch nước tiếp thu
những ưu điểm của mơ hình Chủ tịch nước của hiến pháp 1946 và 1959, vừa
giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch
nước trong việc thực hiện các chức năng Nguyên thủ quốc gia trong thể chế hội
đồng nhà nước. Hiến pháp 2013 đã có sự phân biệt giữa Ủy ban thường vụ
Quốc hội với chế định Nguyên thủ quốc gia từ đó tách chế định Hội đồng nhà
nước của Hiến pháp 1980 thành hai chế định độc lập: Ủy ban thường vụ Quốc
hội và Chủ tịch nước. Chủ tịch nước với vai trò to lớn vừa là nhân vật chính trị,
vừa mang nhiều thuộc tính của cơ quan quản lý nhà nước.
Nguyên thủ quốc gia của Nhà nước ta theo quy định của Hiến pháp 2013
được gọi là Chủ tịch nước. Vị trí pháp lý của Chủ tịch nước được Hiến pháp
định nghĩa: “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Với tư cách là
một trong những thiết chế cao nhất trong toàn bộ máy Nhà nước, vị trí của Chủ
tịch nước phải được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất - là
Hiến pháp. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới
bầu Chủ tịch nước mới.
Theo quy định của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước có vị trí, chức năng
tượng trưng cho Nhà nước, như của các nước theo chế độ đại nghị của nhà
nước tư bản.
III. Thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Thẩm quyền của Chủ tịch nước là một trong những yếu tố cơ bản nhất
thể hiện vị trí pháp lý của Chủ tịch nước trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
Chế định Nguyên thủ quốc gia của Nhà nước ta, về nguyên tắc, cũng giống như
thiết chế người đứng đầu nhà nước của nhiều nước. Với tư cách là nguyên thủ
quốc gia, Chủ tịch nước có quyền quyết định những cơng việc thay mặt đất
nước về đối nội, đối ngoại. Và Chủ tịch nước có nhiệm vụ quyền hạn liên quan
đến lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1992 có phần
hẹp hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946. Chủ tịch
nước của Hiến pháp năm 1946 không những chỉ đơn thuần là Nguyên thủ quốc
gia mà còn là người đứng đầu bộ máy hành pháp, có quyền phủ quyết các văn
bản luật của Nghị viện nhân dân (Điều 31 Hiến pháp 1946). Quyền hạn và
trách nhiệm của Chủ tịch nước của Hiến pháp năm 2013 cũng có nhiều điểm
khác so với Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp 2013 Chủ tịch nước có quyền
tham dự các phiên họp của Chính phủ khi cần thiết, Hiến pháp 1959 Chủ tịch
nước có quyền chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Nhà nước. Hiến pháp 2013
cụ thể hơn và rộng hơn về nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước trong hiến pháp 1980. Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm miễn nhiệm và
cách chức Phó Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tồ án nhân dân
tối cao, Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hơn
nữa, Chủ tịch nước cịn có thẩm quyền ban bố các lệnh, các văn bản pháp luật
do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.
III. Một số đề xuất về chế định Chủ tịch nước ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam đang từng bước đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam ln có quan hệ quốc tế tốt với các nước bạn với tinh thần “Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hịa bình, độc lập và phát triển.” Vì vậy mà vai trò của Chủ tịch nước càng
quan trọng trong đối nội và đối ngoại. Trong những năm qua, kết quả mà Chủ
tịch nước mang lại cho đất nước có một đóng góp rất tích cực. Đặc biệt là các
cuộc đàm phán gia nhập WTO, cuộc họp cao cấp APEC tổ chức tại Việt Nam
năm 2006…
Ngoài ra, để hoàn thiện vị trí của Chủ tịch nước trong cơ chế quyền lực
nhà nước đang tiếp tục đổi mới hiện nay, em có một số yêu cầu của chế định
Chủ tịch nước trong thời kỳ đổi mới như sau:
+ Cần nghiên cứu tăng cường vị trí của Chủ tịch nước như: giao cho
Chủ tịch nước quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại luật; quyền quyết định việc
tuyên bố tình trang chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược; quyết định tổng động
viên (những quyền này hiện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội). Mở rộng phạm
vi tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế và các thỏa thuận quốc tế nhân
danh Nhà nước Việt Nam không chỉ “người đứng đầu Nhà nước khác” như
Hiến pháp hiện hành. Chỉ những điều ước quốc tế có quan hệ trực tếp tới chủ
quyền, an ninh quốc gia, lãnh thổ, vị thế, chính sách của Nhà nước khi tham gia
các tổ chức quốc tế quan trọng… mới cần phải để Quốc hội phê chuẩn.
+ Hiến pháp quy định cho Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết thì có
quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, chưa hợp lý lắm. Vì theo Ngun
thủ quốc gia của nhiều nước trên thế giới, nguyên thủ quốc là vẫn được coi là
người đứng đầu hành pháp. Thể hiện mối quan hệ giữa Nguyên thủ quốc gia và
Chính phủ. Vậy, cần thể hiện nội dung này theo hướng Chủ tịch nước chỉ tham
dự phiên họp Chính phủ trong các trường hợp thật cần thiết và khi đó Chủ tịch
nước sẽ là người chủ tọa phiên họp.
IV. Kết luận.
Việt Nam ta đang trong thời kì đổi mới, đời sống dân sinh được phát
triển, các dịch vụ mở rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng khoa học
công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, xu thế tồn cầu hóa… Đồng thời, nhân dân
ta đang phấn đấu xây dựng Nhà Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
của dân, do dân, vì dân với một hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, pháp luật
đó được mọi cá nhân và tổ chức tuân thủ nghiêm túc nhằm mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Điều này cũng đặt ra một vấn đề quan
trọng trong chế định Chủ tịch nước trong bối cảnh đất nước đang thực hiện
những đổi mới sâu sắc, tồn diện, trong tình hình thế giới có nhiều biến động
cả về chính trị và kinh tế.
Vì vậy, cần phát huy hơn nữa chức năng của Chủ tịch nước trong vấn đề
đối nội và đối ngoại và cần nghiên cứu tồn diện, rút kinh nghiệm để cụ thể hóa
dần các quy định của Hiến pháp. Góp phần làm cho Chế định Chủ tịch nước
ngày càng được hoàn thiện, phát huy vai trị, vị trí của Chủ tịch nước trong bối
cảnh đất nước và thế giới hiện nay.