MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã có khá nhiều nỗ lực trong tạo dựng và quảng bá hình ảnh
ra khu vực và thế giới. Những thành tựu của sự nghiệp Đổi mới, Cơng nghiệp
hố, Hiện đại hố đất nước và trong cơng tác đối ngoại đã góp phần làm cho
các nước trên thế giới biết đến Việt Nam như một nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao, chính trị ổn định, với lực lượng lao động trẻ, thông minh sáng tạo.
Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam được biết đến là một điểm đến hấp
dẫn với phong cảnh thiên nhiên kì vĩ, nhiều di sản thiên nhiên - văn hoá,
người dân thân thiện, mến khách, giàu truyền thống văn hóa. Trong những
năm đầu thế kỷ XXI, với khẩu hiệu “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ
mới” và hiện nay là “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã tạo nên sức cuốn hút đối với
khách du lịch nước ngoài.
Những cố gắng này đã đem lại những kết quả đáng khích lệ đối với
ngành du lịch, lượng khách du lịch Quốc tế tăng gần gấp 3 lần kể từ năm 1998
đến nay (từ 1,5 triệu lượt năm 1998 lên 4,3 triệu lượt năm 2008); khách du
lịch nội địa tăng gấp đôi (từ 9,6 triệu lượt năm 1998 lên 20 triệu lượt năm
2008); thu nhập từ du lịch tăng gần 5 lần (từ 12.700 tỉ đồng năm 1998 lên
60.000 tỉ đồng năm 2008).
Hoạt động du lịch cũng đã chứng minh khả năng là “một ngành kinh tế
mũi nhọn” đem lại doanh thu lớn cho nền kinh tế đất nước như trong chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 mà Đảng và Nhà nước
ta đã xác định. Đặc biệt năm 2008, thế giới cũng như Việt Nam trải qua cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm
lượng khách du lịch. Vì vậy việc đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng hoạt
động du lịch đối với mỗi vùng, mỗi địa phương là việc làm cần thiết, quan
trọng góp phần định hướng và có những giải pháp cụ thể cho hoạt động du
lịch phát triển đạt hiệu quả cao, bền vững.
1
Cùng với sự phát triển và định hướng chung của du lịch Quốc gia,
Thái Nguyên - một tỉnh miền núi phía Đơng Bắc nước ta, nằm cách Thủ
đơ Hà Nội 80 km dọc theo quốc lộ 3 - là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
Nói đến Thái Nguyên là nói đến mảnh đất có lịch sử lâu đời, từng là thủ phủ
của Khu tự trị Việt Bắc trong chín năm kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng với
hồ Núi Cốc, với đặc sản chè Tân Cương, lễ hội Lồng Tồng cầu cho mưa thuận
gió hịa, mùa màng tốt tươi và đặc biệt là cuộc sống đậm đà bản sắc văn hóa
của đồng bào dân tộc miền núi Đơng Bắc. Năm 2007, Chính phủ đã quyết
định tổ chức Năm du lịch Quốc gia tại Thái Nguyên với chủ đề “Về với cội
nguồn - Thủ đơ gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” nhân kỉ niệm 60 năm ngày
Bác Hồ và Chính phủ về thăm An Tồn Khu (ATK) chỉ đạo kháng chiến
(20/05/1947- 20/05/2007).
Tuy vậy ngành du lịch của Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng. Tài nguyên du lịch cịn khai thác gần như đơn lẻ. Đóng góp của du
lịch trong GDP còn khiêm tốn, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho kinh doanh
du lịch chưa đồng bộ, chưa có loại hình kinh lữ hành quốc tế. Trong thời kì
nước ta đang hội nhập với thế giới hiện nay, sự phát triển kinh tế của địa
phương đã có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được nâng cao tạo ra tiềm
năng và nhu cầu mới đối với ngành du lịch, thì địi hỏi việc khai thác và phát
triển du lịch của tỉnh cần mang tính chiến lược và hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những nhu cầu cấp bách của thực tiễn trên cơ sở kế thừa
những kết quả nghiên cứu đi trước về vấn đề du lịch, Chúng tôi lựa chọn đề
tài “Phát triển du lịch tỉnh Thái Ngun trong thời kì hội nhập”.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn
2.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận về du lịch, đề tài tập trung
đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Thái
Nguyên trong thời kì hội nhập. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển du lịch theo hướng bền vững, có hiệu quả.
2
2.2. Nhiệm vụ
- Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch thời kì hội nhập để
vận dụng vào việc nghiên cứu hoạt động du lịch tại Thái Nguyên.
- Đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác các
điểm, cụm, tuyến du lịch ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kì hội nhập
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch của tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng
hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên. Tuy
nhiên du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên vùng nên đề tài cũng được xem
xét trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2008,
giải pháp phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3.1. Trên thế giới
Ngành du lịch trên thế giới xuất hiện cùng với sự phát triển của ngành
thủ công nghiệp, ngành thương mại và những sinh hoạt tôn giáo trên thế giới.
Nhưng những cơng trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch
như TNDL, QHDL, và TCLT chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và nở rộ
cùng với xu hướng kế hoạch hóa, quy hoạch phát triển KT - XH và phát triển
của ngành du lịch từ những năm 30 của thế kỷ XX. [38]
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai, nhất là từ sau năm 1950, số lượng
người đi du lịch trên thế giới ngày càng nhiều, du lịch ngày càng được quan
tâm phát triển và nghiên cứu ở nhiều quốc gia.Vì vậy sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay có nhiều dự án quy hoạch du lịch, nhiều cơng trình nghiên
cứu, tổng kết những lý luận về TCLT du lịch và QHDL được công bố.
3
Chỉ tính đến năm 1978, theo điều tra nghiên cứu của UNWTO trên tồn
thế giới đã có tới 1619 dự án về quy hoạch du lịch; trong đó có điều tra, kiểm
kê, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ở những nước đứng hàng đầu về số lượng khách du lịch và thu nhập du
lịch cũng là những nước có nhiều cơng trình lý luận về QHDL và TNDL như:
các cơng trình nghiên cứu của Pháp về “Cơ hội phát triển du lịch” của Văn
phòng Tổng kiến trúc sư trưởng về du lịch, Pari, 1975. Các nhà khoa học của
Hoa Kỳ có các cơng trình “Tổ chức các vùng du lịch” của Gunn (CI.A), 1972;
Quy hoạch và phát triển du lịch của Kaiser và Helber (L.E), 1978; hay “Du
lịch và sự phát triển sáng tạo” của Lawson (F.) và Baud Bovy (M.), 1977…
Từ năm 1972, Hội đồng Di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được
thành lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc
gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo các di sản thế giới.
Ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, rất hiếm các công trình tổng
quan các vấn đề lý luận và thực tiễn QHDL, mà chủ yếu là các cơng trình
nghiên cứu các lý luận về phân vùng du lịch nghỉ dưỡng, kiểm kê đánh giá tài
nguyên quy hoạch vùng KT - XH như các cơng trình của các nhà địa lý Liên
Xơ: V.X. Tauxkar, 1969, Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá, phục vụ mục đích
quy hoạch du lịch”; L.I.Mukhina, 1973, “Những nguyên tắc và phương pháp
đánh giá kỹ thuật các tổng thể tự nhiên”- Đây là cơng trình có giá trị về mặt
phương pháp luận, là cơ sở khoa học cho các cơng trình đánh giá tài ngun ở
Liên Xơ, Ba Lan và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác. E.A.Kotliarop, 1978,
“Tiến hành đánh giá lãnh thổ, đưa ra những khái niệm về vùng du lịch nhằm
hình thành và phát triển các tổng thể lãnh thổ du lịch”; Pirôgiơnic, 1985, đã
tổng quan những lý luận về địa lý du lịch trên cơ sở đánh giá các thành phần
của hệ thống lãnh thổ du lịch. [38], [39]
Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, Trung Quốc và các nước đang phát triển
coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhằm góp phần đưa Trung Quốc trở
4
thành nước phát triển du lịch có số lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch
đứng đầu thế giới trong tương lai, nhiều cơng trình nghiên cứu lý luận cũng
như thực tiễn về QHDL và TNDL được các nhà khoa học tiến hành. “Phát
triển và quản lý du lịch địa phương”, Ngô Tất Hổ, 2000; “Hệ thống chỉ tiêu
quy hoạch”của Ngô Vi Dân, 1979. [4]
3.2. Ở Việt Nam
Từ năm 1989, đặc biệt từ năm 1990 (Năm du lịch Việt Nam) đến nay đã
có một số đề tài khoa học, dự án nghiên cứu về địa lý du lịch, đặc biệt là cơ sở
lý luận và phương pháp luận có thể kể đến như “Sơ đồ phát triển và phân bố
ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1986- 2000”, 1986; “Khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, 1986; “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt
Nam”, 1991; “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam” do tổ chức du
lịch Thế giới - OMT thực hiện, 1992; Chương trình biển KT03, đề tài KT - 03
- 18: “Đánh giá tài nguyên ven biển Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch”,
1993; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 2010”, 1995; “Quy hoạch tổng thể phát triển VDLBB”, 2001; “Quy hoạch
tổng thể phát triển vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển
vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển vùng
Đông Bắc”, 1995; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền
núi phía Bắc”, 2006. [4]
Ngồi ra có nhiều cơng nghiên cứu có giá trị khác như: Đề tài “TCLT
du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự thực hiện, 1991; Luận án
PTS, Đặng Duy Lợi, 1992, “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên
huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây phục vụ mục đích du lịch”; Luận án PTS Trần Đức
Thanh, 1995,“Cơ sở khoa học cho việc xây dựng bản đồ phục vụ mục đích du
lịch cấp tỉnh ở Việt Nam - lấy ví dụ tỉnh Ninh Bình”; “Địa lý du lịch” do
Nguyễn Minh Tuệ chủ trì, 1994; “TCLT du lịch” của Lê Thông, Nguyễn
Minh Tuệ, 1999. [4]. Nhiều địa phương cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể
cho phát triển du lịch dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của Tổng cục du lịch như
5
Thái Ngun, Hải Phịng, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, TP.Hồ Chí Minh…có sự tham gia
của các nhà khoa học uy tín trong và ngồi nước.
3.3. Ở Thái Ngun
Tại Thái Ngun đã có một số cơng trình nghiên cứu về du lịch như:
“Quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên điều chỉnh, bổ sung đến năm
2010, định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020”,
(2006) do Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên chủ trì; “Đề án phát triển
du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015” (2009). [8], [22]
“Phát triển du lịch Thái Nguyên trong thời kì hội nhập” là đề tài đầu
tiên nghiên cứu tổng thể tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch Thái Nguyên
trong thời kì nước ta đang hội nhập khu vực và quốc tế. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần tạo nên bức tranh vừa tổng quan vừa chi tiết về hoạt
động du lịch Thái Nguyên cũng như lợi thế so sánh phát triển du lịch với các tỉnh
trong tiểu vùng du lịch Đơng Bắc nói riêng và VDLBB nói chung.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống - lãnh thổ
Đây là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong du lịch
do tính chất tổng thể của đối tượng nghiên cứu. Theo quan điểm này, khi
nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với
các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn.
Du lịch Thái Nguyên được coi là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng của hệ
thống du lịch có quy mơ lớn hơn là tiểu vùng du lịch Đông Bắc, vùng du lịch
Bắc Bộ cũng như hệ thống du lịch của cả nước, nên chúng có mối liên hệ gắn
bó chặt chẽ với nhau. Mặt khác, Thái Nguyên cũng là một lãnh thổ du lịch với
những mối quan hệ qua lại với các hệ thống khác và vận động theo quy luật của
toàn hệ thống.
6
4.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem là một hệ thống có đặc điểm tổng hợp
hơn bất kì địa hệ nào, là một hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự
nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với
nhau một cách hồn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du
lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ
nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt KT - XH và môi trường.
Để mang lại hiệu quả tổ chức, kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt trong
từng đơn vị lãnh thổ và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố trong
cùng một lãnh thổ cũng như mối quan hệ mở với các lãnh thổ khác.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Thái Nguyên là vùng đất có nền văn hóa lâu đời trải dài theo chiều dài
lịch sử của dân tộc. Đến nay Thái Nguyên vẫn giữ được những nét đặc sắc,
độc đáo về tự nhiên, văn hóa và đậm đà bản sắc dân tộc của một tỉnh miền núi
Đông Bắc. Sử dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh để tìm hiểu nguồn gốc phát
sinh, diễn biến quá trình và kết quả khai thác của các hoạt động du lịch diễn ra trên
địa bàn tỉnh. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, kế thừa có chọn lọc và phát huy
những thành quả đạt được để có kế hoạch phát triển du lịch lâu bền và hợp lý hơn.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Du lịch hiện nay đang trở thành một ngành kinh tế đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo
nguồn tài nguyên, mơi trường sinh thái bền vững. Từ đó có những kế hoạch và
biện pháp phù hợp để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch cũng như làm
tốt công tác bảo tồn và tôn tạo. Phát triển du lịch Thái Nguyên cần phải gắn
với việc bảo vệ môi trường trong sạch, có những biện pháp kịp thời ngăn chặn
những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch đến mơi trường tự nhiên,
văn hóa và xã hội của tỉnh.
Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED), cũng như
khoản 21 (Điều 2, Chương I) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì Phát triển
7
du lịch bền vững được quan niệm là: “Sự phát triển du lịch đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai
trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. [16]
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, và xử lí số liệu, tài liệu
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lý các tài liệu trong
phòng, dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ
thực tế. Sau đó xử lý chúng để có được những kết luận cần thiết. Các tư liệu
có thể là các cơng trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, các báo cáo, kinh
doanh, báo cáo tổng kết…Phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian, tiền
bạc mà vẫn có được một tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Số liệu thống kê là một dạng tài liệu cần thiết trong quá trình thu thập
tài liệu. Các bảng biểu với những số liệu tương đối cũng như tuyệt đối chính
là nguồn tài liệu nói lên thực trạng hoạt động cũng như phát triển của đối
tượng. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ các nguồn: Tổng cục
thống kê, Cục thống kê Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở VH- TT&
DL tỉnh Thái Nguyên…
4.2.2. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang
tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phương pháp thu thập,
xử lí số liệu trong phịng. Các hoạt đơng chính khi tiến hành phương pháp này
bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh…tại các điểm nghiên
cứu; gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan quản lí tài nguyên, các cơ quan quản lí
chuyên ngành của địa phương….
4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Để kết quả nghiên cứu được thể hiện một cách trực quan, đề tài đã áp
dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp các
chỉ tiêu định lượng, định tính. Đây là phương pháp quan trọng xác định sự
phân bố, mức độ tập trung theo lãnh thổ của các đối tượng (điểm, tuyến, cụm
8
du lịch) nghiên cứu trong không gian, đồng thời thể hiện mối liên hệ với các
khu vực lân cận của địa bàn nghiên cứu. Bản đồ được thành lập bằng việc sử
dụng kỹ thuật GIS với phần mềm MapInfo 9.0.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia góp phần quan trọng trong việc định hướng
đưa ra kết luận, các kiến nghị và lựa chọn các phương án phát triển với những
thơng tin lượng hóa chính xác. Với việc có cơ hội trao đổi ý kiến với các lãnh
đạo các cấp địa phương nghiên cứu, các ngành- lĩnh vực có liên quan, tác giả
đã vận dụng vào đề tài nghiên cứu. Từ đó đề tài góp phần đánh giá và phân
tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch cũng như mạnh dạn đề xuất các
giải pháp cho việc phát triển du lịch của tỉnh Thái Ngun.
4. Những đóng góp chính của đề tài
- Đúc kết và xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Kiểm kê toàn diện tiềm năng du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá bức tranh tổng thể hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên ở góc
độ Địa lý học. Từ đó làm sáng tỏ những lợi thế so sánh cũng như những hạn chế
liên quan đến việc phát triển du lịch Thái Nguyên trong thời kì hội nhập.
- Đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên
bền vững, có hiệu quả và hội nhập Quốc tế đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung
chính của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong thời kì
hội nhập
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong thời kì
hội nhập
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái
Nguyên trong thời kì hội nhập.
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Du lịch
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội và hoạt động du lịch
đang phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở
nhiều nước trên thế giới
Song khái niệm "du lịch" được hiểu rất khác nhau theo các cách tiếp
cận và quan điểm riêng. Theo định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ), "Du lịch
là sự kết hợp tương tác của bốn nhóm nhân tố trong q trình phục vụ du
khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và
chính quyền nơi đón khách du lịch". [37]
Du khách
Nhà cung ứng
dịch vụ
Dân cư sở tại
Chính quyền địa
phương nơi đón
khách du lịch
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa 4 nhóm nhân tố của du lịch [10]
Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch của I.I. Pirôgiơnic (1985) được sử dụng phổ
biến, D
" u lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự
di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi,
1
0
chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức- văn hóa
hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.."[37]
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) tại Khoản 1, Điều 4, Chương I, "Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư
trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". [16]
1.1.1.2. Khách du lịch
Luật du lịch Việt Nam (2005) tại Khoản 2, Điều 4, Chương I quy định
"Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến". [16] Khách du lịch
bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
"Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam". [16]
"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch". [16]
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề để phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có
sức hấp dẫn với khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
"Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch".
(Khoản 4, Điều 4, Chương I, [16])
Tài nguyên du lịch được chia thành hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1
1
"Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác
hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch". [37]
"Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra hay nó là đối tượng và
hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Tài nguyên nhân văn có những đặc
điểm khác biệt so với tài nguyên tự nhiên. Những đặc tính cơ bản của tài
nguyên du lịch nhân văn: [37]
- Mang tính phổ biến
- Mang tính tập trung dễ tiếp cận
- Có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ, giải trí
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): "Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ
cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch". (Khoản 10,
Điều 4, Chương I, [16])
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất
trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch. [37]
Sản phẩm du lịch được cấu thành từ những bộ phận sau:
- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống
- Dịch vụ vui chơi giải trí
- Dịch vụ mua sắm
- Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung
Sản phẩm du lịch có bốn đặc điểm chính:
- Tính chất vơ hình
- Việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra cùng một không gian và thời gian
- Thành phần tham gia có sự hiện diện của khách du lịch
- Khả năng tự tiêu hao
1
2
1.1.1.5. Chương trình du lịch - Tour du lịch
* Luật du lịch Việt Nam (2005) đưa ra khái niệm: C
" hương trình du lịch
là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi
của du khách từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi". (Khoản 13, Điều 4,
Chương I,[16])
Nội dung của chương trình du lịch bao gồm:
- Tổng quỹ thời gian: n ngày và n - 1 đêm
- Lộ trình
- Kế hoạch chi tiết cho từng ngày
- Phương án vận chuyển, ăn uống, lưu trú cùng các hoạt động tham
quan vui chơi giải trí.
* Tour du lịch là một thuật ngữ lấy nguyên gốc danh từ "tour" trong
tiếng Anh, có nghĩa "chuyến đi du lịch". Tour du lịch là sản phẩm du lịch được
định giá theo một lộ trình có sự đặt trước về thời gian, địa điểm và những dịch vụ
liên quan. Như vậy, khái niệm tour du lịch gần nghĩa nhất với khái niệm chương
trình du lịch. Tour du lịch cần được phân biệt rõ với tuyến du lịch. Tour du lịch
là chương trình du lịch (về mặt sản phẩm có quy định giá bán, lịch trình chuyến
đi).
1.1.1.6. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc
tiêu chí đưa ra. [37]
- Dựa theo mục đích chuyến đi, du lịch được chia thành: du lịch tham
quan; du lịch nghỉ ngơi, giải trí; du lịch khám phá; du lịch thể thao; du lịch
văn hóa; du lịch tơn giáo; du lịch hội nghị; du lịch mạo hiểm; du lịch thăm
thân; du lịch công vụ...
- Dựa theo lãnh thổ hoạt động, du lịch được chia thành: du lịch quốc tế và
du lịch nội địa...
- Ngồi ra cịn có các cách phân loại khác như:
1
3
+ Dựa theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm du lịch miền biển,
du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê...
+ Dựa theo phương tiện giao thông bao gồm du lịch bằng xe đạp, du
lịch bằng xe máy, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng tàu
thủy, du lịch máy bay...
+ Dựa theo lứa tuổi của du khách bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch
thanh niên, du lịch trung niên, du lịch cao tuổi...
+ Dựa theo độ dài chuyến đi bao gồm du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày...
1.1.2. Chức năng của du lịch
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc gìn giữ, phục
hồi sức khỏe cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có hạn chế
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các cơng trình
nghiên cứu về sinh học khẳng định, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lý,
bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hơ hấp giảm 40%, bệnh
thần kinh giảm 30%. [37]
1.1.2.2. Chức năng kinh tế
Với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, du lịch góp phần vào việc phục hồi sức
khỏe, tái sản xuất sức lao động, từ đó có thể tăng năng suất lao động. Ngành
du lịch mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạo ra thu nhập cho xã hội
từ hoạt động du lịch. [37]
1.1.2.3. Chức năng sinh thái
Thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái.
Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục môi
trường thiên nhiên xung quanh. [37]
Việc tham quan các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên có ý
nghĩa với du khách. Nó tạo điều kiện cho du khách hiểu biết về tự nhiên và
hình thành thói quen bảo vệ mơi trường.
1
4
Du lịch và mơi trường có quan hệ mật thiết với nhau, du lịch góp phần
bảo vệ mơi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển du lịch.
1.1.2.4. Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du khách thể hiện ở vai trị của nó như một nhân tố
cùng cố hịa bình, thúc đẩy giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân
tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở những khu vực khác nhau trên thế
giới hiểu biết và xích lại gần nhau, tạo tình hữu nghị giữa các dân tộc. [37]
1.1.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì khơng thể tổ chức và quản lí có hiệu
quả hoạt động này nếu khơng xem xét khía cạnh khơng gian (lãnh thổ) của nó.
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian
của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử
dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng
và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (KT - XH, môi trường) cao nhất.
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, mang
tính chất lịch sử. Có ba hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch chủ yếu: hệ thống
lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. Trong đó vùng
du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng. [34]
1.1.3.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu
tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau như nhóm người du lịch; các tổng thể
tự nhiên, văn hóa - lịch sử, các cơng trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân
viên và bộ phận tổ chức quản lí.
Trên quan điểm hệ thống, hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi
nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau,
1
5
bao gồm các phân hệ như khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa,
các cơng trình kỹ thuật, cán bộ phục vụ và điều khiển.
1
6
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M. Buchvarov, 1975) [37]
4
I
2
1
3
II
5
Chú giải:
I - Môi trường với các điều kiện phát sinh (nhu cầu du lịch)
II - Hệ thống lãnh thổ du lịch
1- Hệ thống giao thông vận tải
2- Phân hệ khách du lịch
3- Phân hệ cán bộ phục vụ
4- Phân hệ tài nguyên du lịch
5- Phân hệ cơng trình kỹ thuật
Luồng khách du lịch
Các mối liên hệ bên trong hệ thống
Các mối liên hệ với hệ thống khác
Các mối liên hệ thông tin giữa I và II
1.1.3.2. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch
Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các
xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ
kinh tế, sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ (E. A. Kotliarov,1978). Mục tiêu cuối cùng
của nó nhằm tổ chức tối ưu hoạt động du lịch trên cơ sở sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên (tự nhiên, KT - XH, văn hóa - lịch sử). [34]
1
7
1.1.3..3. Vùng du lịch
Cho đến nay có nhiều quan niệm về vùng du lịch, tuy nhiên quan niệm
của I.I. Pirôgiơnic (1985) có tính chất đầy đủ và hợp lý hơn cả. Theo ông,
vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội, một tập hợp các hệ thống lãnh
thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ
tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có
chung chun mơn hóa và các điều kiện KT - XH để phát triển du lịch. Hệ
thống phân vị vùng du lịch được chia thành 5 cấp.
* Điểm du lịch: Là cấp phân vị thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt
lãnh thổ, điểm du lịch có quy mơ nhỏ, sự chênh lệch về diện tích giữa các
điểm du lịch tương đối lớn. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên
nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc KT - XH) hay một loại cơng trình
riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Điểm du lịch có
thể phân thành 2 loại: Điểm du lịch tài nguyên và điểm du lịch chức năng. [34]
Theo Khoản 8, Điều 4, Chương I - Luật du lịch Việt Nam (2005), "Điểm
du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch". [16] Thời gian lưu lại của khách du lịch ở điểm du lịch tương
đối ngắn (không quá 1 - 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch (trừ các
điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan). Các điểm du
lịch cịn có thể phân thành 4 nhóm: điểm du lịch tự nhiên, điểm du lịch văn
hóa, điểm du lịch đơ thị và điểm đầu mối giao thông. [29]
* Tuyến du lịch: Các tuyến du lịch được coi là một sản phẩm du lịch đặc
biệt. "Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không". (Khoản 9, Điều 4, Chương I- [16]) Tuyến du
lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch
khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch với
nhau trên lãnh thổ. Cơ sở cho việc xác định tuyến là điểm du lịch và hệ thống
giao thông. (tham khảo phụ lục 1)
Các tuyến du lịch có thể được chia thành:
1
8
- Về mặt lãnh thổ trên thế giới:
+ Tuyến du lịch nội địa: Nối các điểm, khu du lịch trong một nước
+ Tuyến du lịch quốc tế: Nối các điểm, khu du lịch giữa 2 hay nhiều
nước với nhau.
- Về mặt lãnh thổ trong một quốc gia:
+ Tuyến du lịch nội vùng: Nối các điểm, khu du lịch trong nội vùng du
lịch với nhau.
+ Tuyến du lịch liên vùng: Nối các điểm, khu du lịch giữa các vùng du
lịch với nhau.
- Đối với lãnh thổ cấp tỉnh:
+ Du lịch nội tỉnh
+ Du lịch ngoại tỉnh (ra tỉnh khác).
* Cụm du lịch: Là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với tập hợp các
điểm du lịch trên một lãnh thổ, trong đó, hạt nhân của nó là một hoặc một vài
điểm du lịch có giá trị thu hút khách cao.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch
1.1.4.1. Vị trí địa lý
Trong q trình phát triển du lịch, vị trí địa lý được coi là một nguồn lực
quan trọng. Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh
thổ có giới hạn và tọa độ địa lý), vị trí về KT - XH và chính trị. Đồng thời vị
trí địa lý có ý nghĩa về mặt giao thơng, giao lưu trao đổi.
Đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí là
điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du
lịch các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý,
cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế (nếu có).
1.1.4.2. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự
nhiên bao quanh chúng ta. Mơi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự
phát triển nghỉ ngơi được khai thác phục vụ du lịch. Các thành phần của tự
1
9
nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và
tài ngun sinh vật.
* Địa hình
Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là sản phẩm của các
quá trình địa chất lâu dài. Đối với hoạt động du lịch, bề mặt địa hình là nơi
diễn ra các hoạt động của du khách, là nơi xây dựng các cơng trình phục vụ du
khách (cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng...). Đặc điểm địa hình góp
phần quy định các loại hình du lịch. Quan trọng nhất là yếu tố hình thái địa
hình và các kiểu hình địa hình đặc biệt, kết hợp với các di tích tự nhiên có sức
hấp dẫn du khách. Đồng thời địa hình phối hợp với các yếu tố tự nhiên khác
như khí hậu, thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.
- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng. Khách
du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng
có nhiều đồi núi, và họ thường tránh những nơi bằng phẳng, tẻ nhạt.
+ Trong các loại địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du
lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các
nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch...Trong tài nguyên du lịch miền
núi, cùng với địa hình, khí hậu và động - thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng
hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày.
- Ngồi các dạng địa hình chính, các kiểu địa hình đặc biệt có giá trị rất
lớn cho tổ chức du lịch như kiểu địa hình Karst và kiểu địa hình bờ bãi biển. [37]
+ Kiểu địa hình Karst là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thơng
của nước trong các đá dễ hòa tan, ở Việt Nam. Một trong các kiểu Karst được
quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karst. Những cảnh quan thiên
nhiên và văn hóa của hang động Karst rất hấp dẫn khách du lịch. Đây chính là
một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi dễ
dàng. Ngồi hang động Karst, các kiểu địa hình karst ngập nước cũng có giá
trị lớn đối với du lịch.
2
0