Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 142 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________






HUỲNH THỊ NHƢ LAM




PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



Hà Nội, 2012







2

MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
6. Cấu trúc lận văn 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 11
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 11
1.1.1. Lý luận chung về hoạt động du lịch 11
1.1.2. Điều kiện để phát triển du lịch 19
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch 27
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 29
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch của Việt Nam trong xu thế hội nhập 30
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch của Đồng bằng Sông Cửu Long 33
1.3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP35
1.3.1. Lý luận chung về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập35
1.3.2. Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 39
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 39
2.1.1. Vị trí địa lý 39
2.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch 39
2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 48

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 52
3
2.2.1. Các hoạt động theo ngành 52
2.2.2. Các hoạt động theo lãnh thổ 63
2.3. CÁC GIẢI PHÁP TỈNH AN GIANG ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH 70
2.3.1. Tuyên truyền, quảng bá 71
2.3.2. Quy hoạch phát triển du lịch 71
2.3.3 Liên kết phát triển du lịch 73
2.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực 73
2.3.5. Mời gọi đầu tƣ 73
2.3.6. Đối ngoại 74
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 74
2.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc 74
2.4.2. Những hạn chế 76
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 78
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 78
3.1.1. Quan điểm phát triển 78
3.1.2. Mục tiêu phát triển 78
3.2. DU LỊCH AN GIANG TRÊN ĐƢỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ80
3.3. THIẾT LẬP MA TRẬN SWOT 82
3.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 85
3.4.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng sản phẩm du lịch 85
3.4.2. Định hƣớng đầu tƣ phát triển du lịch 86
3.4.3. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch 87
3.5. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 89
3.5.1. Cải thiện hệ thống quản lý nhà nƣớc về du lịch 89
3.5.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch 90
3.5.3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch 90

3.5.4. Thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch 91
4
3.5.5. Liên kết vùng, liên kết quốc tế 92
3.5.6. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 93
3.5.7. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tạo các sản phẩm du lịch đặc thù 93
3.5.8. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch 94
3.5.9. Kết hợp giữa ngành du lịch với các ngành khác 95
3.5.10. Phát triển đi đôi với bảo tồn và phát huy các giá trị 96
3.6. Một số kiến nghị 96
3.6.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ƣơng 96
3.6.2. Đối với chính quyền địa phƣơng 97
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC














5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng
UNESCO : Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
UNWTO : Tổ chức du lịch quốc tế
WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới
ODA : Vốn hỗ trợ chính thức
FDI : Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP : Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội
ITDR : Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
DLST : Du lịch sinh thái
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
UBND : Ủy ban nhân dân
TP : Thành phố





















6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
2. Bản đồ các khu, điểm du lịch tỉnh An Giang
3. Bản đồ các điểm du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
1. Bảng 1.1. Lƣợng khách du lịch một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
2. Bảng 2.1. Lƣợng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2006- 2011
3. Bảng 2.2. Cơ sở lƣu trú du lịch của An Giang giai đoạn 2006-2011
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ 1.1. Hiện trạng khách quốc tế đến Việt Nam (1990-2011)
2. Biểu đồ 2.1. Lƣợng khách du lịch một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm
2011
3. Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2011
4. Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh An Giang năm 2011.

5. Biểu đồ 2.4. Nguồn đầu tƣ du lịch An Giang giai đoạn 2006 -2011
6. Biểu đồ 2.5. Lực lƣợng lao động du lịch tỉnh An Giang giai đọan 2006-2011









7

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói rất phát triển trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay. Lợi ích mà nó mang lại là hết sức to lớn. Vì vậy, nhiều quốc gia
trên thế giới xác định du lịch là lĩnh vực mũi nhọn để phát triển kinh tế. Ở Việt
Nam, ngành du lịch tuy còn non trẻ nhƣng đã có những bƣớc phát triển nhanh cả về
số lƣợng và chất lƣợng, đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về
lƣợng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành
Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam, du lịch An Giang trong những năm
gần đây cũng phát triển mạnh mẽ, là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, đã đƣợc
xác định rõ trong Nghi quyết Đại hội Đảng bộ của Tỉnh. An Giang là vùng đất nằm
phía Tây Nam, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có cơ sở hạ tầng phát triển, có gần
100 km đƣờng biên giới với Campuchia, đƣờng thủy thuận lợi, đáp ứng cho nhu cầu
du lịch. Du lịch An Giang với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong
phú đa dạng - nơi có 04 dân tộc sinh sống Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. An Giang
đƣợc nhiều du khách trong và ngoài nƣớc biết đến với dãy Thất sơn hùng vỹ và là
tỉnh có Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là lễ hội đƣợc nâng cấp thành lễ hội
du lịch cấp quốc gia, hàng năm thu hút hàng triệu lƣợt du khách đến tham quan.
Ngày nay, để ngành du lịch phát triển cần phải hội nhập với thế giới. Đối với
Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng, hội nhập là con đƣờng duy nhất để rút
ngắn tụt hậu so với các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới, có điều kiện phát
huy tốt nhất những lợi thế sẳn có của mình và khai thác những tiềm năng trong việc
hợp tác quốc tế. Tuy vậy, xu hƣớng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lƣu

mở rộng và tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên
thế giới đã và đang tạo ra những cơ hội to lớn đồng thời cũng là những thách thức
đối với sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng. Làm thế
8
nào để tận dụng hết cơ hội và khắc phục những thách thức là vấn đề mà ngành du
lịch cần phải quan tâm.
Ngành Du lịch An Giang thời gian qua đã hết sức cố gắng, nỗ lực, chủ động
hợp tác, hội nhập, giao lƣu để ngày càng phát triển. Du lịch phát triển đã tác động
tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, khôi phục các làng nghề truyền
thống, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trƣờng và giữ vững an ninh, quốc phòng, mở rộng
giao lƣu với bên ngoài, quảng bá giới thiệu đất nƣớc, con ngƣời An Giang với bạn
bè thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, ngành Du lịch An Giang vẫn
còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và lợi
thế sẳn có. Công tác quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, sản phẩm du lịch còn đơn
điệu, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện có quy mô nhỏ, thị trƣờng hẹp, chất
lƣợng sản phẩm các dịch vụ du lịch còn thấp, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch
còn thiếu và yếu, khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế, chƣa chú trọng đến vấn đề
phát triển du lịch bền vững…Vì vậy, để du lịch An Giang thực sự phát triển, đòi hỏi
phải tìm cách khắc phục một cách có hiệu quả những hạn chế nêu trên, đồng thời
phải khai thác bền vững các thế mạnh vốn có. Vậy đâu là thực trạng? Đâu là định
hƣớng phát triển? Đâu là những giải pháp để du lịch An Giang trở thành ngành kinh
tế quan trọng? Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch
tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập” là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực thực
tiễn cao.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nƣớc, hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề
phát triển du lịch của Việt Nam cũng nhƣ phát triển du lịch của từng địa phƣơng cụ
thể nhƣ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì nghiên cứu

(1991); “Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lƣơng chủ
biên (2000), “Báo cáo Hội nhập kinh tế và sự phát triển của Việt Nam” của nhóm
nghiên cứu dự án do Ủy ban Châu Âu tài trợ (2009); “Du lịch Việt Nam - Hội nhập
9
và phát triển” của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (2007); Luận văn
Thạc sĩ “Xây dựng một số tuyến, điểm du lịch ở khu vực phía Tây Hà Nội trong
tiến trình hội nhập” của Phùng Thị Hằng (2008), Luận án Tiến sĩ “Phát triển du lịch
thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” của Đỗ
Quốc Thông (2004) Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu, bài báo trong nƣớc viết
về những vấn đề: Du lịch Việt Nam đang trên đƣờng hội nhập, của H H trên Tạp chí
Du lịch Việt Nam (2005); Thƣơng hiệu du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Lê Hải Tạp chí du lịch (2004); Phát triển du lịch Việt Nam trong
bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế của Việt Dũng (2012); Việt Nam trong
thế giới toàn cầu hóa của Việt Báo (2007).
Tại An Giang, các công trình nghiên cứu về du lịch nhƣ Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2010 và một số công trình nghiên cứu
khác có liên quan đến phát triển du lịch tỉnh An Giang nhìn chung chƣa đi sâu vào
nghiên cứu một cách có hệ thống và xây dựng phƣơng pháp luận một cách khoa học
về phát triển du lịch tỉnh An Giang, chƣa đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng và
đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh An Giang, đặc biệt là trong xu
thế hội nhập ngày nay. Đề tài “ Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội
nhập” là một đề tài nghiên cứu độc lập, kết quả của đề tài sẽ có những đóng góp tích
cực cho việc phát triển du ịch tỉnh An Giang trong thời gian tới.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển
du lịch trên thế giới và Việt Nam vào địa bàn tỉnh An Giang nhằm đánh giá tiềm
năng phát triển du lịch, kết quả hoạt động du lịch của tỉnh. Phân tích thực trạng phát
triển du lịch, từ đó đề xuất đƣợc những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển du lịch
tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
- Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt
Nam và các tỉnh khu vực ĐBSCL trong xu thế hội nhập vận dụng vào việc phát
triển du lịch tỉnh An Giang
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh An Giang. Tập trung nghiên
cứu và phân tích các điều kiện phát triển cung du lịch trên địa bàn tỉnh, vì An Giang
quan tâm đến việc phát triển du lịch đến, thu hút khách du lịch từ ngoài vào.
- Phân tích thực trạng, kết quả hoạt động du lịch và việc khai thác du lịch
trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch tỉnh An Giang đạt
hiệu quả cao và bền vững.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao. Tuy nhiên luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp
nhằm phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích đánh giá điều kiện phát triển cung
du lịch, kết quả hoạt động du lịch và tìm ra các các giải pháp giúp ngành du lịch An
Giang phát triển.
- Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc giới hạn trên địa bàn tỉnh An Giang. Bên
cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các tuyến, điểm du lịch, cụm du lịch có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Tỉnh. Chú ý tới mối quan hệ với các tỉnh
lân cận và với tiểu vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu sâu về hoạt động du lịch của tỉnh An
Giang giai đoạn 2005- 2010 và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch đến năm
2020.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp rất nhiều phƣơng pháp khác nhau
làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận văn nhƣ:
- Phƣơng pháp thu thập, xử lý tài liệu
- Phƣơng pháp phân tích SWOT
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa
- Phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ
- Phƣơng pháp dự báo
- Phƣơng pháp chuyên gia
Nguồn tài liệu nghiên cứu bao gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên
quan đến phát triển du lịch. Trên cơ sở đó luận văn kế thừa, bổ sung, vận dụng, tổng
hợp các kết quả thu thập, từ đó đƣa ra nhận định chung có liên quan đến việc phát
triển ngành du lịch.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm các nội dung nhƣ sau: Phầm mở đầu; phần nội dung; phần kết
luận; tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung gồm có 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch trong xu thế hội nhập
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập
Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh An
Giang trong xu thế hội nhập







12




CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.1. Lý luận chung về hoạt động du lịch
1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch
Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ
biến của mỗi quốc gia trên thế giới, là một nhu cầu không thể thiếu ảnh hƣởng đến
đời sống văn hóa xã hội của con ngƣời. Hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành
từ rất lâu và đƣợc phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, tuy nhiên do tiếp cận dƣới
nhiều góc độ khác nhau với sự khác nhau về ngôn ngữ nên cho đến nay nhận thức
về du lịch vẫn chƣa thống nhất. Theo Giáo sƣ, Tiến sỹ Berneker - một chuyên gia
hàng đầu về du lich trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Chính vì thế, có thể thấy nhận thức về du lịch có rất nhiều sự biến đổi, thông
qua một số khái niệm tiêu biểu nhƣ sau:
Theo Ausher thì du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân, còn viện sĩ
Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa
của con ngƣời. Trong các từ điển tiếng Việt, du lịch đƣợc giải thích là đi chơi cho
biết xứ ngƣời [18].
Năm 1930, Glusman, ngƣời Thụy Sĩ lƣu ý rằng du lịch là sự khắc phục về
mặt không gian của con ngƣời hƣớng tới một điểm nhất định nhƣng không phải là
nơi ở thƣờng xuyên của họ [18].
Dƣới con mắt của Guer Freuler du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một
hiện tƣợng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trƣởng về nhu cầu khôi phục sức
13
khỏe và sự đổi thay của môi trƣờng xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển
tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên [18].
Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tƣợng di chuyển của cƣ dân mà phải là tất

cả những gì có liên quan đến sự di chuyển của cƣ dân mà phải là tất cả những gì có
liên quan đến sự di chuyển đó nên Kaspar đƣa ra định nghĩa: Du lịch là toàn bộ
những quan hệ và hiện tƣợng xảy ra trong quá trình di chuyển và lƣu trú của con
ngƣời tại nơi không phải là nơi ở thƣờng xuyên hoặc nơi làm việc của họ. Chúng ta
cũng thấy ý tƣởng này trong quan điểm của Hunziker và Kraff: Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ và hiện tƣợng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lƣu trú tạm thời của
các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thƣờng xuyên của họ
[18].
Hai học giả Hoa Kỳ, Matheison và Wall gắn kết cả hai cách nhìn nhận về du
lịch từ phía ngƣời đi du lịch và ngƣời kinh doanh du lịch. Hai ông viết: Du lịch là sự
di chuyển tạm thời của ngƣời dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt
động xảy ra trong quá trình lƣu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng
những nhu cầu của họ [18].
Qua các định nghĩa trên có thể hình dung đƣợc sự biến đổi trong nhận thức
về nội dung thuật ngữ du lịch. Một số chỉ cho rằng du lịch là một hiện tƣợng xã hội,
số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế.
Từ các cách định nghĩa của các tác giả đã nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng,
du lịch là một khái niệm không còn xa lạ trong thế giới hiện đại, nhƣng khái niệm
du lịch chỉ mang tính tƣơng đối. Do đó, nếu cố gắng đƣa ra một định nghĩa chung
nhất sẽ rất khó hiểu. Có thể sử dụng hai khái niệm sau đây về du lịch để có thể bao
quát và định hƣớng chung
“Du lịch là hoạt động của con ngƣời đến và ở tại những nơi ngoài môi
trƣờng hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định với mục đích giải trí, công
vụ hay những mục đích khác” (WTO - World Tourism Oraginization).
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
14
trí, nghĩ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Luật Du lịch Việt Nam năm
2005, Điều 4, Chƣơng I)
Khách du lịch

Khái niệm về khách du lịch hay du khách đƣợc xuất hiện lần đầu tiên tại
Pháp vào cuối thế kỷ thứ XVIII. Tuy nhiên cho tới nay tùy theo hoàn cảnh thực tế
của mỗi nƣớc khác nhau lại có định nghĩa khác nhau về khách du lịch.
Theo định nghĩa của WTO, khách du lịch là những ngƣời đi khỏi nơi cƣ trú
của mình từ 24 giờ trở lên và không theo đuổi mục đích kinh tế, Khoảng cách tối
thiểu từ nhà đến điểm đến tùy theo quan niệm của từng nƣớc [12].
Theo Điều 4, Chƣơng I Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 “Khách du lịch là
ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi khác”
Qua nghiên cứu khái niệm khách du lịch của các nƣớc khác nhau, có thể
nhận thấy rằng cách hiểu khái niệm khách du lịch của các nƣớc có một điểm chung
đó là: Khách du lịch là những ngƣời rời khỏi nơi cƣ trù thƣờng xuyên của mình đến
một nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, kinh doanh, hội
nghị hoặc thăm ngƣời thân, không vì mục đích làm công và nhận thù lao từ nơi đến
Khách du lịch đƣợc chia làm 2 loại nhƣ sau: khách du lịch quốc tế và khách
du lịch nội địa.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Điều 34 Chƣơng V “Khách du lịch
bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế: Khách du lịch nội địa là
công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm
vi lãnh thổ Việt Nam; Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam
định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc
ngoài cƣ trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch”
Theo Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc ngày 4-3-1993 đã công nhận những
thuật ngữ về du lịch nhƣ sau:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm: Khách du lịch quốc
tế đến (Inbound tourist) gồm những ngƣời từ nƣớc ngoài đến du lịch một quốc gia.
15
Và khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài (Outbound tourist) gồm những ngƣời đang
sống trong một quốc gia đi du lịch nƣớc ngoài.
- Khách du lịch trong nƣớc (Internal tourist): Gồm những ngƣời là công dân

một quốc gia và những ngƣời nƣớc ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi
du lịch trong nƣớc
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Gồm khách du lịch trong nƣớc và
khách du lịch quốc tế đến
Tài nguyên du lịch
* Khái niệm
Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự
nhiên, văn hóa- lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục
hồi và phát triển thể lực tinh thần của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của
họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tƣơng lai, trong khả năng kinh tế kỹ
thuật cho phép, chúng đƣợc dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ
du lịch và nghỉ ngơi”.
Nguyễn Minh Tuệ cũng cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và
văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể
lực, trí tuệ của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên
này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du
lịch” [27].
Khoản 4 (Điều 4, Chƣơng 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 qui định:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn
hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể
đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Nhƣ vậy, tài nguyên du lịch đƣợc xem là tiền đề phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp
dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
16
Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào
nhiều điều kiện kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng đƣợc mở
rộng. Do vậy, tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch đã, đang khai thác
và chƣa đƣợc khai thác.

* Đặc điểm tài nguyên du lịch
- Tính bất biến về mặt lãnh thổ của tài nguyên du lịch tạo nên lực hút cơ sở
hạ tầng, dòng du lịch tập trung đến loại tài nguyên đó và là thế mạnh đặc trƣng của
từng địa phƣơng. Đối với sản phẩm đƣợc tạo ra từ loại tài nguyên du lịch này thì du
khách phải đến tận nơi để tận hƣởng và thƣởng thức.
- Tính thời vụ: Việc khai thác các loại tài nguyên du lịch phụ thuộc chủ yếu
vào khí hậu và yếu tố tập quán của từng địa phƣơng, chính vì vậy thời gian và thời
điểm khai thác không giống nhau và thƣờng xuyên thay đổi trong năm.
- Tính phong phú và đa dạng: Nhờ vào đặc điểm này của tài nguyên du lịch
đã tạo nên sự phong phú các sản phẩm du lịch, gia tăng sự hấp dẫn, thu hút khách
du lịch.
- Tính dể khai thác: Đa số tài nguyên du lịch thƣờng là do tự nhiên ban tặng
hoặc do con ngƣời trong quá trình lao động, sản xuất tạo nên. Vì vậy để khai thác và
sử dụng các loại tài nguyên này vào việc phát triển du lịch chỉ cần đầu tƣ tƣơng đối
là có thể trùng tu, tôn tạo, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
- Khả năng sử dụng nhiều lần: Tài nguyên du lịch có khả năng tái tạo và sử
dụng nhiều lần nếu tuân thủ theo các quy định tự nhiên, sử dụng hợp lý và áp dụng
những biện pháp bảo vệ chung
* Phân loại tài nguyên du lịch
Việc phân loại tài nguyên du lịch là vấn đề hết sức cần thiết, giúp việc khai
thác hợp lý, hiệu quả và mang tính bền vững. Vì vậy, hiện nay trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam có rất nhiều cách phân loại khác nhau
- UNWTO năm 19977 - Tổ chức du lịch thế giới đã phân loại tài nguyên du
lịch thành 3 loại, 9 nhóm: loại cung cấp tiềm tàng (gồm 3 nhóm: văn hóa kinh điển,
tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện đại (gồm 3 nhóm: đƣờng sá, thiết
17
bị, hình tƣợng tổng thể); loại tài nguyên kỹ thuật (gồm 3 nhóm: hoạt động du lịch,
cách thức, tiềm lực khu vực)
- Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một số tác giả
nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam đã phân tài nguyên du lịch thành 2 nhóm

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc, sinh vật
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội,
các đối tƣợng gắn với dân tộc học, các đối tƣợng văn hóa thể thao và hoạt động
nhận thức khác [26].
Sản phẩm du lịch
* Khái niệm sản phẩm du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, hợp thành bởi nhiều bộ phận kinh
doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách trong chuyến du lịch.
Do đó, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách; đƣợc tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng
các nguồn lực là: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng, hay
một quốc gia nào đó [7].
Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005, Điểm 10, Điều 4 “Sản phẩm du lịch
là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến
đi du lịch”
Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch
Trong đó tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn. Còn dịch vụ du lịch, xét dƣới góc độ là quá trình tiêu dùng
của khách du lịch, có thể tổng hợp theo các nhóm nhƣ: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ
lƣu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí…
* Đăc tính của sản phẩm du lịch
- Tính tổng hợp: thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà các cơ sở kinh
doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu hƣởng thụ của khách du lịch. Sản
phẩm du lịch bao gồm các sản phẩm lao động vật chất và các sản phẩm lao động phi
vât chất
18
- Tính không dự trữ: thể hiện ở chỗ sau khi du khách mua sản phẩm, cơ sở
kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng dịch vụ đó cho du khách trong thời gian
nhất định.
- Tính không thể dịch chuyển đƣợc: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch song

song với việc sản xuất ra chúng. Chính vì vậy, du khách chỉ có thể sử dụng ở nơi
sản xuất ra sản phẩm du lịch, không thể đem đến nơi khác tiêu thụ.
- Tính dể dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh
hƣởng bởi nhiều yếu tố, nếu thiếu một điều kiện nào cũng sẽ ảnh hƣởng đến toàn bộ
quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hƣởng đến việc thực hiện giá trị của sản
phẩm du lịch.
- Tính thời vụ du lịch: Lƣợng cung sản phẩm du lịch tƣơng đối ổn định trong
khi đó lƣợng cầu thƣờng xuyên thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm tài nguyên du lịch
của địa phƣơng, vì vây việc tiêu thụ sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
Các loại hình du lịch
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế, Du lịch nội địa
- Căn cứ theo vị trí địa lí: Du lịch nông thôn; Du lịch thành thị; Du lịch biển;
Du lịch miền núi
- Căn cứ theo hình thức tổ chức: Du lịch cá nhân; Du lịch theo đoàn
- Căn cứ theo phƣơng thức hợp đồng: Du lịch trọn gói; Du lịch từng phần
- Căn cứ theo phƣơng tiện vận chuyển: Du lịch đƣờng bộ; Du lịch đƣờng
thủy
- Căn cứ vào mục đích chuyến đi: Theo mục đích chung - Du lịch tham quan,
Du lịch giải trí, Du lịch nghỉ dƣỡng; Theo mục đích riêng - Du lịch thể thao, Du lịch
tôn giáo, Du lịch thăm hỏi; Theo trách nhiệm- Du lịch MICE
- Căn cứ theo môi trƣờng tài nguyên: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du
lịch sông nƣớc
1.1.1.2. Chức năng của du lịch
Có thể sắp xếp chức năng du lịch thành 4 nhóm Chức năng xã hội; chức năng
kinh tế; chức năng sinh thái; chức năng chính trị.
19
Chức năng xã hội
Du lịch là ngành thu hút số lƣợng lớn lao động, giải quyết công ăn việc làm
cho ngƣời dân địa phƣơng tạo cơ hội cho họ đƣợc sinh sống và làm việc ngay trên
địa bàn mình với mức thu nhập cao. Chính vì vậy, chức năng xã hội của du lịch thể

hiện rất rõ ràng ở chỗ, du lịch tạo ra công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Theo thống kê của UNWTO, lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện
nay chiếm hơn 10,7% tổng lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ngành du lịch
tạo ra thêm 15.000 - 20.000 chỗ làm việc trực tiếp trong khách sạn, nhà hàng và các
cơ sở dịch vụ du lịch.
Chức năng du lịch còn đƣợc thể hiện ở việc giữ gìn, phục hồi sức khỏe và
tăng cƣờng sức sống của ngƣời dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch còn có
tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cƣờng khả năng lao động của
con ngƣời. Các công trình nghiên cứu sinh học Crivosev, Dorin (1981) đã khẳng
định rằng nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu nên bệnh tật của dân cƣ đƣợc
giảm trung bình 30%, bệnh đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%,
bệnh đƣờng tiêu hóa giàm 20%.
Hoạt động du lịch còn giúp con ngƣời tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần
đoàn kết quốc tế, hình thành các phẩm chất tốt đẹp nhƣ lòng yêu lao động, tình
bạn…thể hiện thông qua việc tiếp xúc với các thành tựu văn hóa phong phú và lâu
đời, các di tích lịch sử, các thắng cảnh của quê hƣơng đất nƣớc.
Chức năng kinh tế
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy sự phát triển du lịch sẽ kích
thích các ngành kinh tế khác phát triển nhƣ thƣơng mại, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thong vận tải…
Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nƣớc trên thế
giới, đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế các
nƣớc. Theo thống kê của UNWTO, thu nhập du lịch chiếm trên 10% GDP của thế
giới. Hơn nữa thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là “thu nhập kép”, khi phát triển
một cơ sở dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các hoạt động kinh tế
20
khác.Theo “The Economics of leisure and tourism” (John Tribe) cứ mỗi USD tiêu
dùng của du khách sẽ tạo ra khoảng 2 - 3 USD thu nhập gia tăng [12].
Ở một khía cạnh gián tiếp, du lịch còn tác động đến kinh tế của một quốc gia
thông qua việc phục hồi sức khỏe, khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở

rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kin tế rõ rệt [27].
Chức năng sinh thái
Chức năng sinh thái thể hiện ở chỗ tạo môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh
thái, giúp con ngƣời sống hòa mình với thiên nhiên. Góp phần vào việc giáo dục
ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ khách du lịch hiểu và nâng cao nhận thức về công
tác bảo vệ mội trƣờng, bảo vệ tự nhiên, đảm bảo việc sử dụng tài nguyên du lịch
một cách hợp lý.
Chức năng chính trị
Đƣợc thể hiện nhƣ một nhân tố cũng cố hòa bình, ổn định chính trị, đẩy
mạnh mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế
làm cho con ngƣời ở các nƣớc khác nhau, khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại
gần nhau, tạo sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.2. Điều kiện để phát triển du lịch
Du lịch chỉ có thể phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi
nhất định. Một địa phƣơng, một vùng, một quốc gia muốn phát triển du lịch đòi hỏi
bắt buộc phải đáp ứng đƣợc một số điều kiện nhất định.
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Khi đề cặp đến vị trí địa lý phải kể đến vị trí địa lý cả về mặt lãnh thổ và vị
trí địa lý về mặt kinh tế - chính trị, khi phân tích đánh giá hoạt động du lịch, chúng
ta cần đặt nó vào khung cảnh đặc trƣng riêng của từng vùng, từng quốc gia, khu vực
và quốc tế.
Theo August Losch, đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của
điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách
từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.
21
Vị trí địa lý là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Ý nghĩa
của vị trí đối với sự phát triển du lịch thể hiện qua sự ảnh hƣởng của nó đến đặc
điểm một vài thành phần của môi trƣờng địa lý - khí hậu, mạng lƣới thủy văn, thực
vật là tiền đề cho sự phát triển các loại hình du lịch khác nhau; nhiều khi chính do vị
trí thuận lợi mà quyết định hƣớng các luồng du lịch tới một nƣớc hay một vùng nào

đó [20].
1.1.2.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Một quốc gia
nếu có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mà không có tài nguyên du lịch thì
không thể nào phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Khoản 1, Điều 13, Chƣơng II, Luật Du lịch của Việt Nam định nghĩa
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích
du lịch”
Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng
nhƣ các điều kiện văn hóa, kinh tế- xã hội và cũng thƣờng đƣợc phân bố gần các tài
nguyên du lịch nhân văn. Sự phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên chỉ mang tính
tƣơng đối. Thực tế khi tìm hiểu và nghiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các
thể tổng hợp tự nhiên có các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, các di sản
thiên nhiên thế giới, các điểm tham quan tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các
hiện tƣợng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể đƣợc khai thác và sử
dụng vào đời sống và sản xuất của con ngƣời nhƣ địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh
vật, có sức hấp dẫn cho sự phát triển du lịch
* Địa chất, điạ hình
Các quá trình kiến tạo địa chất lâu dài (các quá trình nội sinh) đã tạo nên địa
hình trên bề mặt của Trái Đất cũng nhƣ các hoạt động địa chất, địa mạo.
22
Khi nói tới những đặc điểm giá trị địa chất với tƣ cách là tài nguyên du lịch
thực chất là đề cập đến lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất, các vận
động địa chất qua các thời kỳ lịch sử phát triển của Trái Đất, các hoạt động địa chấn
(động đất, núi lửa, sự lún, tạo sơn…). Sự hình thành cấu tạo, sự phân bố của các lớp
đất đá, của các loại tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.
Đối với hoạt động du lịch, tài nguyên địa chất tại các điểm du lịch dựa vào tự

nhiên cần nghiên cứu tìm tòi và khai thác là: lịch sử phát triển địa chất, các quá
trình địa chất, các vận động địa chất thƣờng xảy ra, cấu tạo, phân bố các lớp đất đá,
chất lƣợng, trữ lƣợng, sự phân bố của các mỏ nƣớc khoáng.
Hình dạng bề mặt đất ảnh hƣởng đến du lịch với sự hấp dẫn của danh thắng
tự nhiên, cũng nhƣ khả năng xây dựng các cơ sở du lịch thuộc các loại hình khác
nhau [20].
* Khi hậu
Là một tài nguyên sớm đƣợc khai thác để quy hoạch phát triển du lịch. Từ
cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều dự án quy hoạch phát
triển du lịch trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, ở những nơi có khí hậu trong lành,
mát mẻ nhƣ: Dovos, Crans- Montana, Lesyin ở Thụy Sĩ,…ở Đức, Shimla,
Dazilung, Neinitan ở Ấn Độ, núi Thái Sơn ở Trung Quốc; Sapa, Đà Lạt, Bạch Mã,
Ba Vì, Mẫu Sơn, Bà Nà, Tam Đảo ở Việt Nam. Các điều kiện của tài nguyên khí
hậu khai thác phục vụ cho các mục đích phát triển du lịch khá đa dạng nhƣ: tài
nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con ngƣời, tài nguyên khí hậu phục vụ cho
việc chữa bệnh, an dƣỡng; tài nguyên khí hậu phục vụ cho các hoạt động thể thao
mùa đông; tài nguyên khí hậu thích hợp cho hoạt động du lịch tắm, lặn biển, thể
thao biển,…
Đối với hoạt động du lịch đặc điểm khí hậu sinh học có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Các chỉ tiêu khí hậu đƣợc quan tâm nhất là nhiệt độ không khí và độ ẩm
không khí. Ngoài ra, các chỉ tiêu sinh học khác đƣợc chú ý là yếu tố gió, áp suất khí
quyển, ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, cần lƣu ý tới những hiện tƣợng thời tiết đặc
biệt chi phối tới các kế hoạch du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện
23
khí hậu khác nhau. Để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con ngƣời
các nhà nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu khí hậu sinh học [9].
* Thủy văn
Tài nguyên nƣớc phục vụ du lịch bao gồm nƣớc trên mặt, nƣớc dƣới đất và
nƣớc khoáng
Nƣớc mặt: sông, hồ, thác nƣớc, các vùng ngập nƣớc ngọt, các vùng nƣớc

ven biển
Các điểm nƣớc khoáng, suối nƣớc nóng: các điểm nƣớc khoáng, suối nƣớc
nóng là tài nguyên thiên nhiên quý để triển khai các loại hình du lịch, nghỉ dƣỡng,
tắm khoáng, chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nƣớc khoáng đƣợc phát
hiện từ thời kỳ La Mã cổ đại.
* Sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên
lục địa và dƣới nƣớc vốn có sẵn trong tự nhiên và do con ngƣời thuần dƣỡng, chăm
sóc, lai tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên
phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng nhƣ: bảo tồn các nguồn
gen, che phủ cho mặt đất, hạn chế hiện tƣợng xói mòn, xâm thực, rửa trôi, lở đất,
trƣợt đất, lũ quét, lở trƣợt băng tuyết ở các miền núi, hạn chế đƣợc hiện tƣợng xâm
thực, tác dụng tiêu cực của sóng thần, các vùng ven biển. Thảm thực vật còn cung
cấp chất mùn cho thổ nhƣỡng, đƣợc coi là máy điều hòa tự nhiên, lọc không khí,
làm cho không khí thêm trong lành, mát mẻ.
Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dƣợc liệu cho việc phát
triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dƣỡng nhƣ (tắm thuốc của ngƣời Dao Đỏ ở
Sapa- Lào Cai); cung cấp nguồn thực phẩm cho du khách. Vì vậy tài nguyên sinh
vật có ý nghĩa cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ: du lịch chữa bệnh,
nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, đi bộ, leo núi, lặn biển, tham quan, nghiên cứu), cùng
với tài nguyên nƣớc và địa hình góp phần phát triển du lịch sông nƣớc, miệt vƣờn.
24
Tài nguyên sinh vật luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại
tƣơng hỗ giữa các loài và với các thành phần tự nhiên khác trên cùng một không
gian địa lý
Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo Điều 13, Chƣơng II, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa “Tài nguyên du
lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di
tích lịch sử, các mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con

ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợcsử dụng phục vụ
mục đích du lịch”
Tài nguyên nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con ngƣời sáng
tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và
có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trƣờng mới
đƣợc gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Các giá trị nhân văn đƣợc khai thác đối với
tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích văn hóa - lịch sử, lễ hội, các đối
tƣợng dân tộc học và các giá trị nhân văn khác. Tài nguyên nhân văn gồm có tài
nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
* Tài nguyên nhân văn vật thể
Bao gồm các di sản văn hóa thế giới vật thể; Các di tích lịch sử văn hóa,
danh thắng cấp Quốc gia và địa phƣơng; Các cổ vật và bảo vật quốc gia; Các công
trình đƣơng đại
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể thực chất là những di sản văn hóa, hấp
dẫn du khách có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại
hiệu quả về kinh tế- xã hội và môi trƣờng.
Ở Việt Nam, theo luật di sản văn hóa năm 2001 “Di sản văn hóa là những
công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa
điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học”. Di sản văn hóa đƣợc phân chia thành
di tích văn hóa - khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và các danh lam
thắng cảnh [9].
* Tài nguyên nhân văn phi vật thể
25
Gồm di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại
- Lễ hội: là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời
gian lao động vất vả. Lễ hội là dịp để mọi ngƣời thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những
ngƣời có công với địa phƣơng và với đất nƣớc, có liên quan đến những nghi lễ, tôn
giáo, tín ngƣỡng, ôn lại những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hƣớng
về một sự kiện lịch sử- văn hóa, kinh tế trọng đại của địa phƣơng, của đất nƣớc
hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết

cộng đồng.
Lễ hội là tài nguyên nhân văn quí giá, là quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Lễ
hội góp phần cùng với các tài nguyên nhân văn khác tạo ra những giá trị văn hóa đa
dạng, phong phú, đặc sắc của mỗi vùng đất, mỗi quốc gia.
Nhà nghiên cứu M.Bachie cho rằng: “Thực chất lễ hội là cuộc sống đƣợc tái
hiện dƣới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của
cộng đồng dân cƣ, tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội nếu nhƣ nó
không đƣợc thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tƣ tƣởng của
các biểu tƣợng, vƣợt lên trên thế của những phƣơng tiện và điều kiện tất yếu. Đó là
thế giới và cuộc sống thứ thoát li tạm thời, thực tại, hữu hiệu, đạt tới hiện thực, lý
tƣởng mà ở đó mọi thứ phát triển đẹp đẽ, lung linh siêu việt và cao cả”
GS.Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích
tụ vô số những lớp phong tục tín ngƣỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch
sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá
tinh thần của ngƣời Việt. Chúng đã sống, đang sống và với đặc trƣng của mình,
chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.”
Lễ hội bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Thời gian diễn ra lễ hội
thƣờng khá nhau Nói chung, xuất hiện vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển
tiếp giữa các mùa. Ở một chừng mực nhất định, lễ hội cũng tạo ra tính mùa của du
lịch [12].

×