Đất Nước
Đề: 9 câu đầu
Lúc sinh thời, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết ra những dòng thơ đầy thổn thức:
“Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình u”
Có lẽ, thơ ca chính là địa hạt của tình yêu, của tình thương, của những rung động chạm khẽ và khắc sâu
vào trái tim, tâm hồn những người đang sống. Viết về tình yêu quê hương, đất nước đã có biết bao nhà
thơ tắm mình trên dịng chảy bao la vơ tận ấy. Nhưng có lẽ phải đến “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềmnhà thơ trữ tình chính luận ấy chúng ta mới được bắt gặp một “đôi mắt mới” trên nền của một “vùng
đất cũ” đã nhiều người vun đắp và cày xới. Ở đây ta bắt gặp một quan niệm khác hẳn về đất nước, một
cái nhìn phá vỡ những tư duy truyền thống, một cái nhìn đầy trân trọng những con người vơ danh trên
hành trình xây dựng kiến tạo đất nước mình. Trong đó, chín dịng thơ đầu của bài thơ đã gây ấn tượng
cho người đọc bởi sự lý giải cho hai tiếng “đất nước” tưởng như xa xăm mà gần gũi, lớn lao, mộc mạc.
Không biết tự bao giờ, đất nước đã nghiêng mình vào thi ca nghệ thuật như một điểm hẹn tâm hồn cho
nhiều văn nghệ sĩ. Ta đã bắt gặp một đất nước chìm trong đau thương mất mát qua thơ Hoàng Cầm, gặp
đất nước đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi, nhưng có lẽ đất nước được cảm nhận đầy đủ
nhất qua thơ Nguyễn Khoa Điềm. “Đất Nước” nằm phần đầu chương năm Trường ca “Mặt đường khát
vọng” được viết năm 1971 và in lần đầu năm 1974. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh thanh niên vùng định
tạm chiếm miền Nam, ý thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, xuống đường đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc. Đất nước gồm có 2 phần, đoạn trích thuộc phần 1 của thi phẩm.
Bằng giọng thơ thật dịu dàng và thật êm của mình, nhà thơ thủ thỉ những dòng thơ đầu tiên như cất
lên trong lòng bấy lâu nay dồn nén:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
Câu thơ chỉ là một lời trần thuật nhưng lại mang cho người đọc một cảm giác thật đặc biệt, dường như
có chút gì đó xưa cũ gợi về trong kí ức cịn mơ hồ. Trước mắt người đọc, hai tiếng “Đất Nước” được cẩn
thận viết hoa khiến lịng người khơng khỏi xao xuyến một nỗi niềm khó tả. Ơi… “Đất Nước”… xưa nay có
ai từng viết hoa hai tiếng thiêng liêng ấy ngoài Nguyễn Khoa Điềm? Ta đã từng biết đến một đất nước
qua giọng thơ êm nhẹ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Thế nhưng “đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm không viết hoa! Cịn Nguyễn Khoa Điềm, ơng viết hoa
hai tiếng “Đất Nước” như một niềm tơn kính, thương u bằng tất cả trái tim. Với nhà thơ, đất nước
không chỉ là đất nước vô tri vô giác, đất nước từ lâu đã mang một linh hồn dân tộc thắm thiết, đậm đà
mà từ đây, ông khẳng định rõ hơn về sinh thể thiêng liêng, ruột thịt này. Chỉ bao nhiêu đó thơi, nhà thơ
đã khiến cho biết bao tâm hồn lay động, để rồi kết lại bằng bai tiếng “đã có rồi” chậm và nhỏ, nhấn
mạnh sức sống lâu đời của đất nước bằng chính sự dịu êm, ngọt ngào. Đất nước đã có tự ngàn xưa, cùng
ta lớn lên, cùng ta trưởng thành, ở bên, yêu thương và che chở cho ta. Đất nước vừa là nơi dung dưỡng,
chở che cho cuộc sống con người, vừa là nơi tạo nên những miền ký ức đẹp đẽ, những khoảng trời đầy
thương nhớ với mỗi chúng ta. Cùng với đại từ phiếm định “ta”, không chỉ rõ ràng, cụ thể một ai, nhà thơ
đã tô đậm lên được ngàn năm văn hiến lâu đời của đất nước, khắc sâu bề dày lịch sử mà đất nước đã đi
qua.
Và rồi hai chữ “mơ hồ” nhạt nhòa dần đi, nhường chỗ cho Đất nước của nhà thơ hiện thân, rõ ràng và
gần gũi, thân thương đến lạ:
“Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Chao ơi, đất nước lại gần gũi và bình dị đến thế. Giọng thơ êm ái như ru ta về một thời thơ ấu “ngày
xửa ngày xưa” với mái nhà tranh bình dị, với bếp lửa ấm áp- nơi có mẹ, có cha, có ơng bà, có tình
thương gia đình khơng gì sánh nổi. Ở đó ta lớn lên trong sự chở che của cha, trong lời ru dịu dàng của
mẹ, trong những câu chuyện cổ xưa thật xưa chẳng rõ ai viết thành và viết năm nào mà chẳng hiểu sao
lại in sâu vào trí óc thuở ngây ngơ, khờ khạo. Dáng hình của đất nước chính là ẩn trong những điều bình
dị và thân thương ấy, len lỏi vào từng chút một cuộc sống của ta từ thuở nằm nôi. Đất nước tựa như
một sinh thể, cùng ta lớn lên, cùng ta trưởng thành. Từ hai tiếng “đất nước” tưởng như có thể nói thành
lời, nhà thơ đã dùng ngịi bút tài hoa của mình vẽ nên những đường nét mộc mạc và cụ thể, cho ta thấy
dáng hình đất nước mến yêu bằng một định nghĩa rất riêng.
Bằng cách gắn liền sự ra đời của sinh linh Đất nước với sự ra đời của miếng trầu bà vẫn thường ăn,
nhà thơ đã cho thấy một tâm hồn thấm nhuần tính dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm đã gợi nhắc về truyền
thống nhuộm rang, ăn trầu của các bà, các mẹ ngày xưa. Hương trầu thơm như phả vào từng con chữ,
đưa ta về một miền ký ức nhỏ đầy ắp yêu thương bên người bà kính yêu. Và miếng trầu têm khéo ấy,
dẫu thật nhỏ bé, lại chở cả một “đất nước” cùng đi.
Cứ thế, thời gian vẫn miệt mài chảy trôi, để rồi ta lớn khôn và đất nước cũng lớn lên cùng với lũy tre
làng xanh thật xanh vẫn hiền hòa đung đưa theo làn gió. Hai tiếng “dân mình” khi được cất lên cùng
“Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” nghe sao mà thân thương quá đỗi bởi lẽ
dân mình cùng chung một dịng máu rồng tiên, cùng một gốc gác, cội nguồn, mang trong mình máu mủ,
ruột thịt. Câu thơ cịn gợi nhớ cho ta về hình ảnh chàng Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre mà đánh đuổi
giặc ngoại xâm. Từ chính bờ tre Việt Nam hiền lành, mộc mạc ấy, sức mạnh của một dân tộc trội lên,
vươn mình khơn lớn như Thánh Gióng khi xưa:
“Một tấc lịng cũng đầy hồn Thánh Gióng”
Vẫn tiếp tục những vần thơ vẽ về đất nước mình, nhà thơ vẫn dịu dàng thủ thỉ những lời dịu êm:
“Tóc mẹ thì búi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
Một lần nữa, hình ảnh mẹ lại hiện lên, gợi lên cảm giác thật ấm áp và thân thương. Câu thơ cất lên như
vẽ ra trước mắt người độc đoạn phim trắng đen ngắn ngủi bên hiên nhà- nơi có mẹ đang ngồi, búi tóc
gọn gang, chỉn chu. Mái tóc mẹ đen huyền, óng ả một màu, từng vịng một được cột cẩn thận, búi lên
đầu thành mái tóc của người mẹ Việt Nam. Những búi tóc ấy có thể khơng có trâm cài đính ngọc lấp
lánh, nhưng có nhiều hơn thế- có tình u, có sự tảo tần, hiền dịu mà mẹ dành cho con, cho gia đình.
Cùng với cha, mẹ tạo nên tổ ấm thân thương gọi là nhà, là gia đình, là chốn về mỗi khi bước chân đã
mỏi. Cha mẹ thương và sống với nhau khơng chỉ bằng tình u mà cịn vì ân nghĩa sâu nặng, gắn kết bền
chặt. Cũng như gừng bao năm vẫn nguyên vị cay, thậm chí “gừng càng già càng cay”, hay như muối bao
năm vị vẫn mặn mà như xưa. Tình cảm thắm thiết ấy đã đi sâu vào xa dao, như một lời răn dạy về đọa
vợ chồng, dạy con người ta sống có tình nghĩa. Đó là lối sống trọn nghĩa, trọn tình, thủy chung đã trở
thành một truyền thống thiêng liêng được lưu truyền qua bao đời:
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy cịn cay
Đơi ta nghĩa nặng tình dày
Dẫu có xa nhau cũng ba vạn sàu ngàn ngày mới xa”
Và sự sinh thành, phát triển của Đất nước song hành cùng với sự lưu truyền và phát triển của truyền
thống đặt tên cho con:
“Cái kèo cái cột thành tên”
Từ những điều thân thuộc và đời thường, những cái tên âu yếm ấy đã ra đời bằng cái “kèo”, cái “cột”.
Tên dẫu thật lạ nhưng mang truyền thống đặt tên cho con không đẹp để bảo vệ con, mong cho con một
đời bình an. Khơng những vậy, “cái kèo cái cột” còn là những từ chứng kiến sự phát triển giàu mạnh
thêm của ngơn ngữ nước mình- tiếng nói mà cả dân tộc ta tự hào là trong sáng và giàu đẹp, tiếng nói mà
tồn thể dân tộc Việt Nam ta đã “quyết đem hết tinh thần và lực lượng, của cải và tính mạng” để bảo vệ
và giữ gìn. Cùng với đó, hình ảnh cái kèo, cái cột còn gợi lên cảm giác thật gần gũi và thân thuộc, dường
như trong tâm trí chợt hiện lên một mái nhà tranh đơn sơ nhưng lại rất đầm ấm, tuy giản dị nhưng lại có
chứa niềm vui và tiếng cười lan tỏa khắp khơng gian.
Bên cạnh đó, đất nước còn hiện lên qua cuộc sống lao động sinh hoạt:
“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
Câu thơ như nét vẽ giản dị họa lên truyền thống lúa nước cũng như đức tính cần cù, chịu khó, một
nắng hai sương của toàn dân tộc. Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến hình ảnh đồng lúa bát ngát, mênh
mơng, nơi thẳng cánh cị bay. Nhắc đến bơng lúa trổ đòng đòng, thơm thật ngọt mùi hương lúa chin là
nhắc đến những giọt mồ hôi mặn đã rơi xuống để đổi lấy tinh túy của đất trời. Những hạt ngọc trời ấy đã
được làm ra từ đôi tay chai sạn vì nắng, vì gió, vì đồng áng của những người nông dân Việt Nam chất
phác, thật thà. Cách sử dụng từ ngữ “một nắng hai sương” cùng hình ảnh “xay, giã, giần, sàng” cùng
nhịp điệu lan tỏa gợi sự suy ngẫm, liên tưởng đến nhịp điệu gạo rơi trên sân, trong tiếng chày, trong
máy xay với cuộc sống lao động vất vả. Câu thơ không chỉ dừng lại ở việc nêu lên truyền thống dân tộc
mà còn là lời răn dạy nhớ đến công lao của những người nông dân. Từ đó nhắc nhở ta biết yêu, biết quý
hạt gạo bởi mỗi hạt chứa đựng cả lịch sử và truyền thống dân tộc.
Vậy là:
“Đất Nước có từ ngày đó…”
Đất nước đã khởi nguồn từ đó, nghe như thanh âm từ những ngày xa xôi vọng về. Hai tiếng “ngày đó”
cùng dấu “…” câu thơ như được ngân dài hơn, tha thiết và sâu lắng hơn. Dường như mỗi khi đất nước
được cất thành lời người đọc đều nhỏ giọng hơn, nhẹ nhàng hơn để cho thanh âm như nhỏ dần, nhạt
dần, hịa vào trong khơng gian và dịng thời gian vẫn miệt mài chảy trơi.
Khép lại chín câu thơ đầu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã hoàn thiện xong bức họa đất nước bằng cách
vẽ của riêng mình. Đất nước trong ông đã hiện lên ngay trước mắt người đọc bằng cả thị giác và cảm xúc
bồi hồi, khó tả đang trào dâng.
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật phải là cái độc đáo, vì vậy nó địi hỏi người sáng tác phải có phong cách
nổi bật, tức là nét gì đó rất riêng”. Quả thực, Nguyễn Khoa Điềm đã thành công trong việc phô diễn tài
năng và phong cách văn chương của mình. Ơng đã sử dụng thể thơ tự do để tạo ra những nét vẽ độc
đáo cho đoạn thơ.Giọng thơ trữ tình chính luận và sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng
cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, nhân hóa… tất cả đã khắc họa rõ nét cho định nghĩa đất nước.
Thơ ca là thứ nghệ thuật của tâm hồn: “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành
bất tử”. Vượt qua thời gian, qua những thăng trầm của lịch sử, thơ neo đậu lại tâm hồn con người, sống
mãi với cuộc đời, với giá trị vĩnh cửu mà nó đã dâng tặng. Và “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một
bài thơ như thế. Bài thơ đã ngân lên một khúc dạo du dương, dịu dàng, khắc sâu vào từng trái tim, tâm
hồn, gợi lên một niềm yêu thương, tự hào khó tả về mảnh đất quê hương mà trong đó chín câu thơ đầu
là sự lý giải cho đất nước thân thương, gần gũi. Đọc “Đất nước” người đọc không chỉ hình dung được
một đất nước gần gũi và dịu hiền mà ta cảm thấy một tấm lòng yêu nước dịu dàng, tinh tế cùng với tài
hoa cầm bút của người nghệ sĩ đã viết nên bài thơ, từ đó ta càng thêm yêu, thêm quý mảnh đất quê
hương nơi ta thuộc từng đường đi lối về, từng hàng cây ngọn cỏ.
Đất Nước
Đề : “Trong anh và em hôm nay….đất nước muôn đời”
Lúc sinh thời, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết ra những dòng thơ đầy thổn
thức: “Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ơ cửa
Mở tới tình u”
Có lẽ, thơ ca chính là địa hạt của tình yêu, của tình thương, của những rung động chạm khẽ và khắc sâu
vào trái tim, tâm hồn những người đang sống. Viết về tình yêu quê hương, đất nước đã có biết bao nhà
thơ tắm mình trên dịng chảy bao la vơ tận ấy. Nhưng có lẽ phải đến “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềmnhà thơ trữ tình chính luận ấy chúng ta mới được bắt gặp một “đôi mắt mới” trên nền của một “vùng
đất cũ” đã nhiều người vun đắp và cày xới. Ở đây ta bắt gặp một quan niệm khác hẳn về đất nước, một
cái nhìn phá vỡ những tư duy truyền thống, một cái nhìn đầy trân trọng những con người vơ danh trên
hành trình xây dựng kiến tạo đất nước mình. Trong đó , đoạn trích “trong anh và em hơm nay…đất
nước mn đời” đã gây ấn tượng cho người đọc bởi những suy nghĩ mới mẻ về đất nước
thiêng liêng, gần gũi.
Không biết tự bao giờ, đất nước đã nghiêng mình vào thi ca nghệ thuật như một điểm hẹn tâm hồn cho
nhiều văn nghệ sĩ. Ta đã bắt gặp một đất nước chìm trong đau thương mất mát qua thơ Hồng Cầm, gặp
đất nước đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi, nhưng có lẽ đất nước được cảm nhận đầy đủ
nhất qua thơ Nguyễn Khoa Điềm. “Đất Nước” nằm phần đầu chương năm Trường ca “Mặt đường khát
vọng” được viết năm 1971 và in lần đầu năm 1974. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh thanh niên vùng định
tạm chiếm miền Nam, ý thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, xuống đường đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc. Đất nước gồm có 2 phần, đoạn trích thuộc phần 1 của thi phẩm.
Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hóa dân tộc
hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối
quan hệ riêng chung. Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:
“Trong anh và em hơm nay
Đều có một phần đất nước”
Giọng thơ tâm tình với lối xưng hơ “anh”, “em” tha thiết. Thì ra đất nước có trong mỗi cá nhân, đất
nước kết tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong em”, trong mỗi chúng ta. Đất nước không ở đâu
xa lạ mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống mỗi con người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của
cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần
và vật chất của dân tộc. Ý thơ này tương đồng với ý thơ trong bài thơ Q hương của Giang Nam:
“Xưa u q hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị địn roi
Nay u q hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Quê hương là tất cả những gì gắn bó, ruột rà với con người. Đó là người ta yêu tha thiết.
Vẻ đẹp đất nước còn được phát hiện qua mối quan hệ giữa đất nước và con người:
“Khi hai đứa cầm tay
Đất nước chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn”
Hai câu thơ với cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xi hay lời ăn
tiếng nói thơng thường. Khẳng định về một chân lý “cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu thương
thân thiết, của tình đồn kết dân tộc. “Khi hai đứa cầm tay” tình yêu trong anh và em làm cho đất nước
bỗng “hài hòa nồng thắm” và khi hai ta hòa vào mọi người, cái riêng hòa vào cái chung cộng đồng thì
“đất nước vẹn trịn to lớn”. Bằng việc kết hợp sử dụng các tính từ “hài hịa”, “nồng thắm” đi liền nhau
cùng kiểu câu đối xứng nhà thơ muốn gửi bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hịa giữa tình
u đơi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng. Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm
cịn có một tầng nghĩa thứ hai. Những hình ảnh “hai đứa cầm tay”, “cầm tay mọi người”, “hài hòa nồng
thắm”, “vẹn tròn to lớn” gợi ra suy nghĩ: có tinh thần đồn kết dân tộc sẽ có một đất nước thống nhất
vẹn tồn. Như vậy, cá nhân khơng thể tách rời cộng đồng. Đó là tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết
tồn dân được mở rộng, được nhân đơi thành một vịng Việt Nam rộng lớn và vĩnh cửu khơng gì có thể
phá vỡ nổi.
Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất nước ở tương lai:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Có thể nói, ba dịng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi
sáng của đất nước. Thế hệ sau sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi. Trong hoàn cảnh cuộc kháng
chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu thơ trên là một khát vọng: đất nước sẽ hịa bình, sẽ
tươi đẹp và cịn nhiều hơn thế nữa. Đây là cách nói ẩn dụ: “mai này” khi đất nước khơng cịn giặc ngoại
xâm, khơng cịn chiến tranh, thế hệ sau sẽ “gánh vác phần người đi trước để lại”. “Tháng ngày mơ
mộng” là tương lai tươi đẹp và hạnh phúc, là những ngày thanh bình và phát triển của đất nước. Nói về
tương lai đất nước, nhà thơ đã gợi ra trách nhiệm của thế hệ hơm nay: phải thức tỉnh, phải đồn kết để
đánh đuổi quân xâm lược. Nhà thơ tin rằng mai đây hòa bình, con cháu có điều kiện học hỏi, mang kiến
thức về phục vụ đất nước, biến ước mong của người đi trước thành hiện thực.
Từ suy nghĩ đó, nhà thơ lên tiếng kêu gọi ý thức , bổn phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất
nước:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”
Đọc bốn câu thơ trên khơng khó nhận ra cảm xúc của nhà thơ đã trở thành cao trào, giọng thơ trở nên
ngọt ngào, say đắm. “Em ơi em” là lời gọi thân tình, tha thiết. Điệp từ “phải biết” nhắn nhủ “đất nước là
máu xương của mình”. Sử dụng hình ảnh gợi cảm, tác giả khẳng định đất nước là một phần cơ thể, tạo
nên sự sống. Khơng chỉ vậy, hình ảnh thơ cịn gợi ra một liên tưởng khác : đất nước là máu xương của tổ
tiên, của bao thế hệ ông cha, của dân tộc ngàn đời giành lại từ tay kẻ thù xâm lược. Nhà thơ khẳng định
“đất nước là máu xương, là sinh mệnh, là sự sống của con người”. vì thế ta cần phải biết “gắn bó và san
sẻ”, “phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở”. Điệp từ “phải biết” vừa là mệnh lệnh kêu gọi vừa là lời
thúc giục từ trái tim. Từ “ hóa thân” chính là sự tự nguyện cống hiến trọn vẹn tinh thần và cơng sức, tuổi
trẻ của mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài “Đất Nước”. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ
của mình về đất nước bằng một giọng thơ trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi
người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Đất nước
bất tử chính nhở ở tinh thần của những con người tràn đầy nhiệt huyết tuổi thanh xuân, biết sống có
trách nhiệm với thời đại và có khát vọng về tương lai trường tồn của đất nước.
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật phải là cái độc đáo, vì vậy nó địi hỏi người sáng tác phải có
phong cách nổi bật, tức là nét gì đó rất riêng”. Quả thực, Nguyễn Khoa Điềm đã thành công trong
việc phô diễn tài năng và phong cách văn chương của mình. Ơng đã sử dụng thể thơ tự do để tạo
ra những nét vẽ độc đáo cho đoạn thơ.Giọng thơ trữ tình chính luận và sự kết hợp giữa cảm xúc
nồng nàn và suy tư sâu lắng cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, nhân hóa… tất cả đã khắc
họa rõ nét cho định nghĩa đất nước.
Thơ ca là thứ nghệ thuật của tâm hồn: “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở
thành bất tử”. Vượt qua thời gian, qua những thăng trầm của lịch sử, thơ neo đậu lại tâm hồn con
người, sống mãi với cuộc đời, với giá trị vĩnh cửu mà nó đã dâng tặng. Và “Đất Nước” của
Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ như thế. Bài thơ đã ngân lên một khúc dạo du dương, dịu
dàng, khắc sâu vào từng trái tim, tâm hồn, gợi lên một niềm yêu thương, tự hào khó tả về mảnh
đất q hương mà trong đó chín câu thơ đầu là sự lý giải cho đất nước thân thương, gần gũi. Đọc
“Đất nước” người đọc khơng chỉ hình dung được một đất nước gần gũi và dịu hiền mà ta cảm
thấy một tấm lòng yêu nước dịu dàng, tinh tế cùng với tài hoa cầm bút của người nghệ sĩ đã viết
nên bài thơ, từ đó ta càng thêm yêu, thêm quý mảnh đất quê hương nơi ta thuộc từng đường đi
lối về, từng hàng cây ngọn cỏ
Đề : “Những người vợ nhớ chồng… núi sông ta”
Lúc sinh thời, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết ra những dòng thơ đầy thổn thức:
“Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ơ cửa
Mở tới tình u”
Có lẽ, thơ ca chính là địa hạt của tình u, của tình thương, của những rung động chạm khẽ và khắc sâu
vào trái tim, tâm hồn những người đang sống. Viết về tình u q hương, đất nước đã có biết bao nhà
thơ tắm mình trên dịng chảy bao la vơ tận ấy. Nhưng có lẽ phải đến “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềmnhà thơ trữ tình chính luận ấy chúng ta mới được bắt gặp một “đôi mắt mới” trên nền của một “vùng
đất cũ” đã nhiều người vun đắp và cày xới. Ở đây ta bắt gặp một quan niệm khác hẳn về đất nước, một
cái nhìn phá vỡ những tư duy truyền thống, một cái nhìn đầy trân trọng những con người vơ danh trên
hành trình xây dựng kiến tạo đất nước mình. Trong đó , đoạn trích “những người vợ nhớ chồng…
núi sông ta” đã gây ấn tượng cho người đọc bởi công lao to lớn của nhân dân và niềm tự hào,
tự tôn dân tộc.
Không biết tự bao giờ, đất nước đã nghiêng mình vào thi ca nghệ thuật như một điểm hẹn tâm hồn cho
nhiều văn nghệ sĩ. Ta đã bắt gặp một đất nước chìm trong đau thương mất mát qua thơ Hồng Cầm, gặp
đất nước đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi, nhưng có lẽ đất nước được cảm nhận đầy đủ
nhất qua thơ Nguyễn Khoa Điềm. “Đất Nước” nằm phần đầu chương năm Trường ca “Mặt đường khát
vọng” được viết năm 1971 và in lần đầu năm 1974. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh thanh niên vùng định
tạm chiếm miền Nam, ý thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, xuống đường đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc. Đất nước gồm có 2 phần, đoạn trích thuộc phần 1 của thi phẩm.
Trong bài thơ Đất Nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc khi phát hiện ra
những biểu hiện đầy mới mẻ của khái niệm “đất nước”. Trước hết, đó chính là những phát hiện mới mẻ
về phương diện không gian địa lí của đất nước:
“Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho những núi Vọng Phu
…
Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm”
Nguyễn Khoa Điềm khơng lý giải về đất nước bằng những thuật ngữ mang tính khái quát trừu tượng,
nhà thơ đã lựa chọn một hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh và nhịp điệu gợi nhiều liên tưởng bất ngờ.
Trong cảm nhận của nhà thơ đất nước chúng ta có từ rất lâu đời, gắn với những truyền thuyết cổ tích xa
xưa, với thuần phong mỹ tục của dân tộc và tiến trình phát triển của con người Việt Nam. Đất nước gắn
với không gian vô vùng, vơ tận. Để giúp người đọc hình dung rõ hơn về dáng hình đất nước nhà thơ đã
đưa vào thi phẩm hàng loạt địa danh. Hình ảnh “núi Vọng Phu” là địa danh giống với người vợ chờ
chồng xuất hiện ở Đồng Đăng, Lạng Sơn và nhiều vùng đất khác trên đất nước , gợi ra liên tưởng tới
những hoàn cảnh khác nhau của con người Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Do vị trí chiến lược quan
trọng bậc nhất ở Đông Nam Á bởi vậy từ khi dựng nước nhân dân ta thường xuyên phải đối mặt với bao
cuộc chiến tranh xâm lược, núi Vọng Phu xuất hiện rải rác khắp dải đất hình chữ S chính là dấu tích ghi
nhận một đất nước đầy vất vả và gian lao với viết bao người vợ mòn mỏi chờ chồng hóa đá. Nó đã trở
thành biểu tượng của tâm hồn Việt và cũng là truyền thống văn hóa của dân tộc, nghĩa tình thủy chung
son sắt trong tình yêu.
Bên cạnh hình ảnh núi Vọng Phu là hịn Trống Mái, từ dáng hình của hai tảng đá giống hình Trống Mái
nằm trên ngọn núi ven biển Sầm Sơn, Thanh Hóa nên tên hịn Trống Mái đã trở thành biểu tượng của
tình cảm đơi lứa bền vững. Đất nước này là của những con người ln quấn qt, gắn bó bên nhau, đất
nước của nghĩa tình thủy chung. Hình ảnh hòn Trống Mái còn biểu tượng cho khát vọng của cả dân tộc
về cuộc sống êm đềm, bình yên, hạnh phúc.
Hành trình khám phá đất nước của người đọc tiếp tục với những hình ảnh thân quen “trăm ao đầm”,
“gót ngựa Thánh Gióng”… hình ảnh này gợi nhắc ta nhớ đến câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng. Kết
thúc câu chuyện, đất nước ta thốt khỏi xâm lăng, Thánh Gióng bay về trời những dấu tích để lại, “trăm
ao đầm” vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Lược bỏ sắc màu huyền thoại của câu chuyện thì “trăm ao đầm”
chính là nơi ghi nhận tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần quyết tâm tranh đấu chống giặc
ngoại xâm của nhân dân. Sau những hình ảnh thân thương ấy ta cảm nhận được tình u nước nồng
nàn, lịng tự hào dân tộc của tác giả.
Qua đoạn thơ người đọc còn được trở về với mảnh đất linh thiêng của dân tộc. Đó là nơi “99 con voi
góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”. Hình ảnh thơ gợi ta nhớ đến câu chuyện truyền thuyết cổ xưa.
Theo truyền thuyết, vùng đất tổ nơi có đền thơ vua Hùng chính là đàn voi 99 con quây quần chầu đất tổ.
Nhưng đó còn là biểu tượng của nhân dân mọi miền Tổ quốc đang hướng về đất nước, hướng về cội
nguồn dân tộc.
Hình ảnh đất nước được tạo dựng cịn nhờ tinh thần hiếu học:
“Người học trị nghèo góp cho đất nước mình Núi Bút, non Nghiên”
Núi Bút, non Nghiên là núi có hình cây bút và nghiên mực ở Quảng Ngãi. Những địa danh này không chỉ
gợi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam mà còn là biểu tượng của những
khát khao cháy bỏng trong những tâm hồn Việt. Không chỉ đơn giản là khao khát cơm ăn áo mặc mà trên
tất cả là ai cũng được học hành, chỉ có con đường học tập dân tộc ta mới có thể vươn tới những chân
trời mới.
Bên cạnh hình ảnh núi Bút, non Nghiên ở Quãng Ngãi, nhà thơ hào hứng đưa chúng ta tới một hành
trình khám phá mới, đó là thắng cảnh Hạ Long và những dịng sơng xanh thẳm:
‘Con cóc, con gà q hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ơng Đốc, Ơng Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Vẻ đẹp diệu kì của những thắng cảnh mà mẹ thiên nhiên ban tặng được giải thích bằng những gì bình
thường, giản dị, thân thuộc nhất, gắn bó với mỗi con người. Như vậy, đất nước hiện lên trong cảm nhận
thật đẹp, gần gũi, thân thương. Cùng với những hình ảnh thấm đẫm màu sắc dân gian ở hai miền Bắc và
Trung, tác giả đã hồn thiện khơng gian đất nước bằng những địa danh nổi tiến ở Nam Bộ như “Ông
Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. Những địa danh ấy chính là tên của những người có cơng với dân, với
nước được nhân dân nhớ đến và tôn vinh. Nghệ thuật liệt kê cùng với phép điệp được sử dụng vừa tạo
giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát cho lời thơ vừa tạo niềm tự hào của tác giả về nhân dâ, Tổ quốc.
Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm ngọt ngào. Từ cụ thể thơ được nâng lên tầm khái
quát, tính chính luận hài hịa với chất trữ tình đằm thắm:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gị bãi
…
Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta”
Ruộng đồng gị bãi là hình ảnh của q hương, đất nước. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản,
tên ruộng đồng, gò bãi… bất cứ ở đâu trên đất Việt Nam đều mang theo “một dáng hình, một ao ước,
một lối sống ơng cha”. Hình tượng đất nước cũng là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ của ơng cha, tổ
tiên ta. “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” là một câu thơ rất hay, ca ngợi tâm hồn và nền văn hóa
Việt Nam. Chữ “một” được điệp lại 3 lần, chữ “ta” được láy 2 lần, kết hợp với từ “ôi” cảm thán đã tạo
nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm. Vừa đĩnh đạc, vừa hào hung, vừa thiết
tha, lắng đọng, vẻ đẹp nhân văn chan hòa trên những dịng thơ tráng lệ.
Đoạn thơ đã tái dựng thành cơng hình ảnh một đất nước Việt Nam thống nhất, tồn vẹn, tác giả khơng
chỉ khẳng định cơng lao và đóng góp to lớn của nhân dân với đất nước mà còn khơi gợi trong ta niềm tự
hào dân tộc, lòng biết ơn với nhân dân. Đoạn thơ ý thức trong ta ý thức trách nhiệm, dựng xây và bảo vệ
đất nước.
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật phải là cái độc đáo, vì vậy nó địi hỏi người sáng tác phải có
phong cách nổi bật, tức là nét gì đó rất riêng”. Quả thực, Nguyễn Khoa Điềm đã thành công trong
việc phô diễn tài năng và phong cách văn chương của mình. Ơng đã sử dụng thể thơ tự do để tạo
ra những nét vẽ độc đáo cho đoạn thơ.Giọng thơ trữ tình chính luận và sự kết hợp giữa cảm xúc
nồng nàn và suy tư sâu lắng cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, nhân hóa… tất cả đã khắc
họa rõ nét cho định nghĩa đất nước.
Thơ ca là thứ nghệ thuật của tâm hồn: “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời
trở thành bất tử”. Vượt qua thời gian, qua những thăng trầm của lịch sử, thơ neo đậu lại tâm
hồn con người, sống mãi với cuộc đời, với giá trị vĩnh cửu mà nó đã dâng tặng. Và “Đất Nước”
của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ như thế. Bài thơ đã ngân lên một khúc dạo du dương,
dịu dàng, khắc sâu vào từng trái tim, tâm hồn, gợi lên một niềm yêu thương, tự hào khó tả về
mảnh đất q hương mà trong đó chín câu thơ đầu là sự lý giải cho đất nước thân thương, gần
gũi. Đọc “Đất nước” người đọc khơng chỉ hình dung được một đất nước gần gũi và dịu hiền mà
ta cảm thấy một tấm lòng yêu nước dịu dàng, tinh tế cùng với tài hoa cầm bút của người nghệ
sĩ đã viết nên bài thơ, từ đó ta càng thêm yêu, thêm quý mảnh đất quê hương nơi ta thuộc từng
đường đi lối về, từng hàng cây ngọn cỏ