Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ảnh hưởng của hai quy trình đông lạnh nhật bản và đức tới hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống tại moncada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.31 KB, 8 trang )



ẢNH HƯỞNG CỦA HAI QUY TRÌNH ĐÔNG LẠNH NHẬT BẢN VÀ ĐỨC TỚI HOẠT
LỰC TINH TRÙNG SAU GIẢI ĐÔNG CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
TẠI MONCADA
Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông,
1
Nguyễn Văn Thanh, Lê Bá Quế,
Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Nguyễn Thị Thu Hoà
Trung tâm Giống Gia súc lớn Trung ương
1
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Tóm tắt
120 mẫu tinh dịch có hoạt lực tinh trùng (A) trước đông lạnh đủ tiêu chuẩn sản xuất tinh bò đông lạh dạng
cọng rạ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (A≥70%) được chia làm 2 mức: mức 1 với từ 70% ≤ A ≤
74,05% và mức 2 với A> 74,05% được pha loãng với môi trường Tris-raffinose-frctose-lactose-citric, glycerol
6,5%, lòng đỏ trứng gà 20% và cùng tiến hành đông lạnh theo quy trình của Đức và của Nhật Bản.
Kết quả cho thấy, hoạt lực tinh trùng sau giải đông khi pha loãng tinh dịch với môi trường tự pha chế và
đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản bình quân đạt 41,18%, cao hơn so với quy trình đông lạnh của
Đức, bình quân chỉ đạt 37,98% (p<0,05).
Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh có mối tương quan chặt chẽ với hoạt lực tinh trùng sau giải đông trong
cả hai quy trình đông lạnh của Nhật Bản, r=0,75 và của Đức, r=0,70.
1. Đặt vấn đề
Tinh dịch bò khai thác đem sử dụng ngay hoặc bảo tồn dưới dạng tinh lỏng chỉ được một
thời gian ngắn. Cùng với sự phát triển của ngành sinh học tế bào đã cho chúng ta hiểu sâu hơn về
tế bào tinh trùng nói chung và tinh trùng bò nói riêng, đặc biệt đối với việc bảo quản được tinh
trùng sống tiềm sinh ở nhiệt độ -196
0
C. Cộng với sự hỗ trợ của những máy móc, thiết bị hiện đại,
chúng ta đã sản xuất được tinh bò đông lạnh dạng viên và tinh đông lạnh dạng cọng rạ.
Việt Nam, từ đầu những năm 1970, được sự giúp đỡ của CuBa đã xây dựng được Trung


tâm sản xuất tinh đông viên. Năm (1995-1998), được sự tài trợ của dự án WB, CR 2561 của
Ngân hàng thế giới và ngân sách nhà nước đã đầu tư trang thiết bị sản xuất tinh đông lạnh dạng
cọng rạ với những thiết bị hiện đại, dây truyền tiên tiến nhập của hãng Minitub của Đức và áp
dụng quy trình đông lạnh của Đức với môi trường pha loãng tinh dịch phải nhập từ Đức. Năm
(2001-2005), được sự giúp đỡ của Dự án JICA - Nhật Bản, đã nâng cấp và trang bị bổ sung một
số máy móc, thiết bị và công nghệ trong việc sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ trong đó có
quy trình đông lạnh của Nhật Bản với môi trường tự pha chế tại chỗ.
Để đánh giá năng suất, chất lượng tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ, có nhiều chỉ tiêu, song
hoạt lực tinh trùng sau giải đông là quan tronh nhất. Từ trước đến nay, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, phản ánh kết quả so sánh giữa hai quy trình đông lạnh của Nhật bản
và của Đức khi pha loãng tinh dịch với môi trường tự pha chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của hai quy trình đông lạnh Nhật Bản và Đức tới hoạt lực
tinh trùng sau giải đông của bò đực giống tại Moncada” nhằm mục tiêu so sánh được hai quy
trình đông lạnh của Nhật Bản và Đức khi pha loãng với môi trường tự pha chế từ đó xác định


được quy trình đông lạnh phù hợp nhất, góp phần không ngừng nâng cao số lượng, chất lượng
tinh bò đông lạnh thương hiệu VINALICA.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
120 liều tinh dạng cọng rạ của bò đực giống sản xuất tại Trạm nghiên cứu và sản xuất
tinh đông lạnh Moncada.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh – Bà Vì – Hà Nội).
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2009 đến 6/2010.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh (A-%);
- Đánh giá hoạt lực tinh trùng sau giải đông (A

sgđ
-%) theo quy trình đông lạnh của Đức
và của Nhật Bản;
- Đánh giá tương quan giữa hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh với hoạt lực tinh trùng
sau giải đông theo 2 phương pháp đông lạnh của Đức và của Nhật Bản.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Lấy mẫu nghiên cứu
Tinh dịch bò đực giống sau khi khai thác chuyển vào phòng thí nghiệm được đánh giá
các chỉ tiêu như V, A, C, K, pH, tỷ lệ sống chết…, đặc biệt là hoạt lực tinh trùng trước đông
lạnh của những mẫu tinh dịch đạt tiêu chuẩn 10 TCN 531-2002 (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2003) được pha loãng với môi trường tự pha chế có: Tris-raffinose-fuctose-lactose-citric,
glycerol 6,5%, lòng đỏ trứng gà 20% và nạp vào cọng rạ loại 0,25ml.
Mỗi lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn lấy ngẫu nhiên 10 cọng rạ đã nạp tinh, chia đều làm
2 lô để tiến hành đông lạnh theo hai quy trình đông lạnh khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành
trên 30 lần của mỗi giống bò: Holstein Friesian, Brahman, Drougmaster, Red Angus.
2.3.2. Thí nghiệm đông lạnh tinh bò dạng cọng rạ
- 120 mẫu tinh tươi có hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất (ĐTC), nhưng
có tỷ lệ khác nhau cùng được chia đều cho cả 2 thí nghiệm nhằm đảm bảo tính đồng đều của thí
nghiệm.
- Thí nghiệm 1. Đông lạnh được áp dụng theo Quy trình đông lạnh của Nhật Bản: Giảm
nhiệt độ từ 4
0
C xuống -6
0
C với tốc độ giảm 3
0
C/phút với thời gian 3,3 phút, từ -6
0
C xuống -70
0

C với
tốc độ giảm 8
0
C/phút trong thời gian 8 phút, từ -70
0
C xuống -165
0
C với tốc độ giảm 24
0
C/phút trong
thời gian 3,96 phút, sau đó đưa cọng rạ vào nitơ lỏng nhiệt độ -196
0
C. Tổng thời gian hết 15,26 phút
một đợt đông lạnh (Xem sơ đồ 1).


- Thí nghiệm 2. Đông lạnh được áp dụng theo Quy trình đông lạnh của Đức: Giảm nhiệt độ
từ 4
0
C xuống -120
0
C với tốc độ giảm 8
0
C/phút trong thời gian 15,5 phút, để tại nhiệt độ -120
0
C trong
vòng 5 phút rồi chuyển luôn vào nitơ lỏng nhiệt độ -196
0
C. Tổng thời gian hết 20,5 phút một đợt
đông lạnh (Xem sơ đồ 1).

-70
-6
0
+4
NhiÖt ®é (
0
C)
-120
-196
2
4
6
8 10
13
14
Thêi gian (phót)
-165
1
3
5 7
9
11 12
16
18 2015 17
19
21
Quy trình
đông lạnh
của Nhật Bản
Quy trình

đông lạnh
của Đức
Giảm
8
0
C/phút
Để 5 phút
ở -120
0
C
Giảm
3
0
C/phút
Giảm
8
0
C/phút
Giảm
24
0
C/phút
Sơ đồ bố trí thí nghiệm đông lạnh

2.3.3. Phương pháp xác định hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh (A-%)
Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh (A-%): lấy 0,1 ml tinh tươi + 0,9 ml môi trường A rồi
nhỏ lên lam kính, đậy la men lên, sau đó đưa lên quan sát trên kính hiển vi phản pha có kết nối
với màn hình và được tính bằng % theo phương pháp CASA.
2.3.4. Phương pháp xác hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ-%)
Tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ sau khi đông lạnh 24h theo 2 quy trình đông lạnh nêu

trên, lấy cọng rạ giải đông ở nước ấm nhiệt độ 37
0
C, thời gian 30 giây để đánh giá hoạt lực tinh
trùng sau giải đông (A
sgđ
-%) của lô thí nghiệm đó bằng kính hiển vi phản pha có kết nối với màn
hình và được tính bằng % theo phương pháp CASA.
2.3.5. Phương pháp xác định tương quan giữa hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh với hoạt
lực tinh trùng sau giải đông được tính theo công thức:
2
1
2
1
1
)()(
))((
yyxx
yyxx
r
i
n
i
n
n
ii
XY







Trong đó:
- r
xy
là hệ số tương quan giữa X và Y
- X là hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh
- Y là hoạt lực tinh trùng sau giải đông
-
x
là giá trị trung bình về hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh


-
y
là giá trị trung bình về hoạt lực tinh trùng sau giải đông
- x
i
là giá trị hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh của lần thí nghiệm thứ i
- y
i
là giá trị hoạt lực tinh trùng sau giải đông của lần thí nghiệm thứ i
- i là giá trị từ 1 đến n của lần thí nghiệm
-

n
1
là tổng của các giá trị từ 1 đến n.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý trên phần mềm Minitab 14.0.

- Các tham số thống kê được tính toán gồm: dung lượng mẫu (n), số trung bình (Mean), sai
số chuẩn (SE), hệ số tương quan (r).
- So sánh sự sai khác theo phương pháp Tukey’s.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh
Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh (A-%) là tỷ lệ phần trăm tinh trùng sống và có khả
năng hoạt động tiến thẳng trong tinh dịch hay là mức độ hoạt động tiến thẳng, nhanh hay chậm,
nhiều hay ít của quần thể tinh trùng trong tinh dịch. Hoạt lực tinh trùng phụ thuộc vào sức hoạt
động của từng cá thể tinh trùng và quần thể tinh trùng sống trong tinh dịch trong một điều kiện
nhất định. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tiêu chuẩn 10 TCN
531–2002, chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh phải ≥70% mới được đưa vào pha chế sản
xuất tinh đông lạnh. Kết quả nghiên cứu trên 120 mẫu tinh dịch bò được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh ở những lần khai thác đạt tiêu chuẩn
Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh (A-%)
n
Mean ± SE
70≤ A≤74,05
69
72,04± 0,11
A > 74,05
51
76,69± 0,16
A ≥ 70
120
74,05 ± 0,17

Qua bảng 1 cho thấy, trong những lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, hoạt lực tinh trùng
trước đông lạnh bình quân của 120 mẫu nghiên cứu là 74,05 %. Trong đó có 69 mẫu nghiên cứu
có hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh 70%≤ A≤74,05% bình quân đạt 72,04% và 51 mẫu nghiên
cứu có hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh A >74,05%, bình quân đạt 76,69%.



Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh (A-%)
72.04
76.69
74.05
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
70 ≤ A ≤ 74,05 A > 74,05 A ≥70
(%)

Biểu đồ 1. Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh
3.2. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông
Tinh cọng rạ sản xuất được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu -196
0
C, khi sử dụng cần phải
giải đông. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (A
sgđ
-%) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Chất
lượng tinh tươi, môi trường pha loãng, sức kháng đông của tinh trùng, kỹ thuật sản xuất tinh, kỹ
thuật giải đông đặc biệt là quy trình đông lạnh. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông có ảnh hưởng
rất lớn trong kết quả thụ thai khi truyền tinh nhân tạo trên đàn bò cái, nếu hoạt lực tinh trùng sau

giải đông cao thì tỷ lệ thụ thai cao và ngược lại. Nghiên cứu đông lạnh 120 mẫu tinh cọng rạ và
được chia thành 2 mức: mức 1 là những mẫu có hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh 70%≤
A≤74,05% và mức 2 là những mẫu có hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh >74,05% tất cả đều
pha chế theo môi trường tự pha chế, được tiến hành đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Đức
và quy trình đông lạnh của Nhật Bản, kết quả đánh giá hoạt lực tinh trùng sau giải đông thu được
trình bày ở bảng 2:
Bảng 2. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tất cả những lần đông lạnh và hoạt lực tinh trùng
sau giải đông đạt tiêu chuẩn
Chỉ tiêu

Quy trình
Hoạt lực tinh trùng trước
đông lạnh (A-%)
A
sgđ
tất cả những lần đông lạnh
(%)
A
sgđ
đạt tiêu chuẩn (%)
n
Mean ±SE
n
Mean ±SE
Đông lạnh theo quy
trình của Đức
70≤ A≤74,05
69
36,07
a

± 0,24
20
40,05
a
± 0,03
A>74,05
51
40,60
b
± 0,14
46
41,02
b
± 0,09
A ≥ 70
120
37,98
c
± 0,19
66
40,73
c
± 0,07
Đông lạnh theo quy
trình của Nhật Bản
70≤ A≤74,05
69
40,13
b
0,09

58
40,58
bc
± 0,06
A>74,05
51
42,62
d
± 0,16
49
42,87
d
± 0,17
A ≥ 70
120
41,18
e
± 0,11
107
41,63
e
± 0,09
Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 2 cho thấy, ở 120 mẫu nghiên cứu được tiến hành đông lạnh theo hai quy trình
khác nhau cho kết quả hoàn toàn khác nhau. Kết quả đông lạnh theo quy trình của Nhật Bản ở
120 mẫu nghiên cứu bình quân hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 41,18% cao hơn hẳn so với


quy trình đông lạnh của Đức cũng ở 120 mẫu nghiên cứu ở trên cho kết quả hoạt lực tinh trùng

sau giải đông chỉ đạt bình quân 37,98% (p<0,05).
Đánh giá hoạt lực tinh trùng sau giải đông của những lần đông lạnh có hoạt lực tinh trùng
trước đông lạnh 70%≤ A≤74,05% theo hai quy trình đông lạnh của Nhật Bản và quy trình đông
lạnh của Đức kết quả trình bày tại bảng 2 cho thấy, hoạt lực tinh trùng sau giải đông của 69 lần
đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản đạt bình quân 40,13% cao hơn so với đông
lạnh theo quy trình của Đức hoạt lực tinh trùng sau giải đông chỉ đạt 36,07% (p<0,05).
Cũng tại bảng 2, với 51 mẫu tinh dịch thu được có hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh
>74,05% được pha chế, nạp vào cong rạ và tiến hành đông lạnh theo quy trình đông lạnh của
Nhật Bản và quy trình đông lạnh của Đức cho kết quả, hoạt lực tinh trùng sau giải đông bình
quân đạt 42,62% khi đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản cao hơn so với đông lạnh
theo quy trình đông lạnh của Đức bình quân chỉ đạt 40,06% (p<0,05).
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tiêu chuẩn 10TCN531-
2002 (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hoạt lực tinh trùng sau giải đông đối với tinh bò đông lạnh
dạng cọng rạ phải A
sgđ
≥ 40% mới được đưa vào sử dụng phối giống trên đàn bò cái. Kết quả
đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản ở 120 mẫu nghiên cứu có 107 mẫu đạt tiêu
chuẩn với hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt tiêu chuẩn bình quân đạt 41,63% cao hơn nhiều
so với quy trình đông lạnh của Đức cũng với 120 mẫu nghiên cứu trên chỉ có 66 lần đông lạnh
cho kết quả hoạt lực đạt tiêu chuẩn bình quân đạt 40,73% (p<0,05).
Kết quả trình bày tại bảng 2 cũng cho thấy, hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt tiêu
chuẩn và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của những lần hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh 70%≤ A≤74,05%
và A>74,05% khi đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản đều cao hơn so với quy trình
đông lạnh của Đức (p<0,05), tỷ lệ đạt tiêu chuẩn thấp nhất ở mức 70%≤ A≤74,05% khi đông
lạnh theo quy trình đông lạnh của Đức chỉ đạt 28,99% và cao nhất ở mức A>74,05% khi đông
lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản đạt tới 96,08%.
Kết quả nghiên cứu đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản khi pha loãng tinh
dịch bằng môi trường tự pha chế trên bò đực giống Brahman được tác giả Phạm Văn Tiềm và cs
(2009) công bố bình quân hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 40,54% và trên bò đực giống
Holstein Friesian sinh ra tại Việt Nam của tác giả Phùng Thế Hải (2010) cho biết, hoạt lực tinh

trùng sau giải đông bình quân đạt 40,44%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tác giả Phạm Văn Tiềm và cs (2009)
và Phùng Thế Hải (2010) khi đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản và khi đông lạnh
theo quy trình đông lạnh của Đức cho kết quả thấp hơn nhiều so với tác giả Phạm Văn Tiềm và
cs (2009) và Phùng Thế Hải (2010).
Với kết quả thu được ở bảng 2 chúng tôi nhận thấy: dù ở mức hoạt lực tinh trùng trước
đông lạnh cao hay thấp khi pha chế theo môi trường tự pha chế được đông lạnh theo quy trình
đông lạnh của Nhật Bản đều cao hơn so với đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Đức, sự sai
khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nguyên nhân theo chúng tôi có thể ở môi trường tự pha
chế thích hợp hơn với quy trình đông lạnh của Nhật Bản.


3.3. Tương quan giữa hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh với hoạt lực tinh trùng sau giải
đông
Mối tương quan giữa hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh với hoạt lực tinh trùng sau giải
đông là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá được sử ảnh hưởng chất lượng tinh trùng
trước đông lạnh đến chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ được thể hiện thông qua hoạt lực
tinh trùng sau giải đông. Kết quả nghiên cứu được biểu diễn tại biểu đồ 2 (A: theo quy trình đông
lạnh của Nhật Bản) và (B: theo quy trình đông lạnh của Đức).
Asgd (%)
A (%)
45.042.540.037.535.0
80
78
76
74
72
70
68
S 1.81437

R-Sq 56.7%
R-Sq(adj) 56.4%
Fitted Line Plot
A = 32,11 + 1,017 A sgd
Asgd (%)
A (%)
464442403836343230
80
78
76
74
72
70
S 1.98214
R-Sq 48.4%
R-Sq(adj) 47.9%
Fitted Line Plot
A = 53,31 + 0,5444 Asgd

A B
Biểu đồ 2. Tương quan giữa hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh với hoạt lực tinh trùng sau giải đông
theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản (A) và của Đức (B)

Hệ số tương quan giữa hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh với hoạt lực tinh trùng sau giải
đông theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản là r = 0,75, trong khi đó hệ số tương quan giữa hoạt
lực tinh trùng trước đông lạnh với hoạt lực tinh trùng sau giải đông theo quy trình đông lạnh của
Đức là r = 0,70.
Qua biểu đồ 2 (A, B) cho thấy hệ số tương quan giữa hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh
với hoạt lực tinh trùng sau giải đông theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản cao hơn so với quy
trình đông lạnh của Đức có ý nghĩa thống kê với mức sai khác rõ rệt (P<0,05). Song, cả hai quy

trình đều có mối tương quan chặt chẽ (r=0,70-0,75), chứng tỏ hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh
càng cao thì hoạt lực tinh trùng sau giải đông càng cao.
Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn để áp dụng vào sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng
rạ. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tìm các giải pháp về chăn nuôi, khai thác tinh thích hợp để nâng
cao hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh nhằm bảo đảm được chất lượng sảm phẩm tinh đông lạnh
dạng cọng rạ thương hiệu VINALICA có hoạt lực tinh trùng sau giải đông ngày càng cao để tỷ lệ
phối giống có chửa một cao hơn.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh của bò đực giống nuôi tại Moncada đạt tiêu chuẩn
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân ở những lần đạt tiêu chuẩn đạt 74,05%.


- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông khi pha loãng tinh dịch với môi trường tự pha chế và
đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản bình quân đạt 41,18% tốt hơn so với khi đông
lạnh theo quy trình đông lạnh của Đức bình quân đạt 37,98%.
- Hoạt lực tinh trùng trước đông lạnh có mối tương quan chặt chẽ với hoạt lực tinh trùng
sau giải đông trong cả quy trình đông lạnh của Nhật Bản, r=0,75 và của Đức, r=0,70.
4.2. Đề nghị
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu đông lạnh theo quy trình đông lạnh của Nhật Bản và của Đức
khi pha loãng tinh dịch với một số môi trường pha loãng tinh dịch khác.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003). Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, tập V, tiêu chuẩn chăn nuôi thú y,
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 192 - 194.
2. Phùng Thế Hải (2010). Nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông
lạnh của bò đực giống Holstein Friesian sinh tại Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ Nông nghiệp, Trường Đại
Học Nông nghiệp Hà Nội.
3. Phạm Văn Tiềm, Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phùng Thế Hải và Võ Thị Xuân Hoa (2009). “Khả năng sản
xuất tinh của bò đực giống Brahman nuôi tại Moncada”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi , Số 21,
tr. 7-13.


×