Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Chọn tạo 4 dòng gà lông màu hướng thịt TP1, TP2, tp3 và TP4 qua 4 thế hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.34 KB, 15 trang )



CHỌN TẠO 4 DÒNG GÀ LÔNG MÀU HƯỚNG THỊT TP1, TP2, TP3 VÀ TP4 QUA 4
THẾ HỆ
Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Hoàng Văn Lộc, Đỗ Thị Sợi,
Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mười, Đào Bích Loan, Trần Thu Hằng,
Phạm Thuỳ Linh, Lê Tiến Dũng
Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
Tóm tắt
Từ nguyên liệu là gà Sasso X44, SA31L và gà LV chúng tôi cho lai để chọn tạo bốn dòng gà thịt lông mầu
năng suất chất lượng, dễ nuôi từ đó tạo con thương phẩm có màu vàng xám cườm cổ, khối lượng cơ thể lúc 63 ngày
tuổi đạt 2,4 – 2,5kg/con. Kết quả chọn tạo qua bốn thế hệ cho thấy: 4 dòng gà hướng thịt bước đầu đã ổn định về
kiểu hình và đã được thị trường chấp nhận. Tỷ lệ nuôi sống: Các dòng gà đều đạt cao qua hai thế hệ: 96,04 - 97,65%
giai đoạn gà con 0 - 8 tuần tuổi; giai đoạn gà dò hậu bị đạt 95,38 - 96,32% đối với gà trống và 97,21 - 97,86 đối với
gà mái. Dòng trống TP4: chọn theo hướng khối lượng cao ở 8 tuần tuổi, đến thế hệ 3 có khối lượng lúc 8 tuần tuổi
tăng 133,18g/con ở con trống và 82,77g/con ở con mái so với thế hệ xuất phát. Có hệ số di truyền về khối lượng cơ
thể lúc 8 tuần tuổi ở thế hệ 2 và thế hệ 3 là tương đối ổn định. Ba dòng mái TP1, TP2, TP3: Chọn lọc theo hướng
năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu: thế hệ 2 có năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi dòng TP3 đạt 183,56 quả (đạt 98,69%
gà Sasso SA31L); dòng TP1 đạt 181,38 quả; dòng TP2 đạt 177,36 quả (cao hơn gà LV 8-10 quả) và cao hơn thế hệ
xuất phát 2,09 – 2,44 quả. Hệ số di truyền về năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu ở 03 dòng là tương đối ổn định tuy
nhiên đang ở mức thấp (0,13 – 0,18).
1. Đặt vấn đề
Trong nhiều năm qua, nước ta đã bỏ ra nguồn ngoại tệ đáng kể để nhập giống. Đến nay,
chúng ta đã có nguồn nguyên liệu đáng kể như: gà LV đã được Bộ NN&PTNT công nhận là
giống ông bà năm 2004, có màu sắc lông đa dạng tuy nhiên năng suất không cao [4], gà Sasso,
ISA, Kabir, trong đó gà Sasso X44 và SA31L được nhập từ Pháp, Sasso X44 có tính ưu việt về
khả năng tăng trọng nhanh, Sasso SA31L năng suất trứng cao đạt 186 quả/mái/68 tuần tuổi [3],
song khả năng thích nghi của chúng kém lại có màu lông nâu sẫm đồng nhất nên không được
người tiêu dùng ưa chuộng.
Để đẩy mạnh chăn nuôi phải có nhiều dòng giống tốt nhưng không phải bỏ nhiều ngoại tệ
để nhập giống cần phải chọn tạo các dòng gà phù hợp nhiều vùng sinh thái khác nhau có chất


lượng cao từ nguồn nguyên liệu sẵn có, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu
chọn tạo 4 dòng gà lông màu hướng thịt TP1, TP2, TP3 và TP4” với mục tiêu chọn tạo bộ
giống gà thịt lông màu năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tập trung gồm 4 dòng:
+ Dòng trống TP4: Lông màu nâu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt 2,2-2,3kg
+ Dòng mái TP1: Lông màu vàng nâu nhạt xám tro cườm cổ, năng suất trứng đạt 175-178
quả/mái/năm.
+ Dòng mái TP2: Lông màu vàng xám tro, cườm cổ, năng suất trứng đạt 170-172
quả/mái/năm.
+ Dòng mái TP3: Lông màu nâu xám tro, cườm cổ, năng suất trứng đạt 179-183


quả/mái/năm.
Con thương phẩm có màu vàng xám cườm cổ, khối lượng cơ thể lúc 63 ngày tuổi đạt 2,4 -
2,5kg/con.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Từ các dòng gà Sasso X44, Sasso SA31L, LV2, LV3.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành theo dõi phân tích đánh giá về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, năng suất
sinh sản của từng cá thể của 4 thế hệ để chọn đàn hạt nhân tạo thế hệ sau.
- Cập nhật số liệu để phân tích một số tham số di truyền làm căn cứ chọn lọc
2.3. Phương pháp nghiên cứu
 Sơ đồ công nghệ:
LV2 x SA31L
LV3 x F1(LV2 x SA31L)
F1(LV2 x SA31L)x SA31L
X44 x X44





TH1 tự giao
TH1 tự giao
TH1 tự giao
TH1 tự giao




TH2
Chọn lọc theo định
hướng, cố định
dòng
TH2
Chọn lọc theo định
hướng, cố định dòng
TH2
Chọn lọc theo định
hướng, cố định dòng
TH2
Chọn lọc theo
định hướng, cố
định dòng




TP1
TP2

TP3
TP4

* Các bước chọn lọc cố định dòng:
- Bước 1: Khảo sát đánh giá chọn lọc nguyên liệu
- Bước 2: Tạo thế hệ 1 từ nguyên liệu đã chọn lọc.
- Bước 3: Tự giao tạo thế hệ 2, chọn lọc bằng phương pháp phân tích di truyền đồng dạng
các tính trạng, chọn quần thể ưu tú với kiểu di truyền tương đồng về tính trạng năng suất trứng
cao và màu sắc lông theo định hướng.
- Bước 4: Cố định dòng bằng theo dõi cá thể để tránh cận huyết cho đời sau, áp dụng
phương pháp nhân giống dòng thuần để bảo tồn tính trạng chọn lọc, mỗi dòng xây dựng tối thiểu
20 gia đình cá thể, áp dụng quy luật tuần hoàn luân chuyển trống để tránh cận huyết của H.
Radroso (1975) .
* Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng


Đối với các dòng gà hướng thịt:
- Giai đoạn 0-8 tuần tuổi cho ăn tự do để đánh giá khả năng sinh trưởng
- Giai đoạn hậu bị (9-20) tuần tuổi cho ăn hạn chế để khống chế khối lượng
- Giai đoạn sinh sản cho ăn theo tỷ lệ đẻ
Chế độ dinh dưỡng được áp dụng theo quy trình đối với từng dòng


Bảng 1. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản
Thành phần
dinh dưỡng
0- 3
TT
4 - 8
TT

9 - 13
TT
14 - 19
TT
20 - 23
TT
>23
TT
ME (kcal/kgTĂ)
2900
2750
2700
2700
2750
2750
Protein thô (%)
22,0
18,0
15,5
14,0
16,0
17,5
Can xi (%)
1,0
1,0
1,2
1,3
2,5
3,2
Phospho (%)

0,6
0,5
0,5
0,45
0,6
0,6
Lyzin (%)
1,12
1,1
0,8
0,7
0,8
0,8
Methionin (%)
0,45
0,4
0,35
0,3
0,4
0,4

Các tính trạng chọn lọc
Đối với các dòng gà hướng thịt:
+ Tính trạng về khả năng sinh trưởng :
Đối với dòng trống: chọn lọc tính trạng khối lượng cơ thể tại thời điểm 56 ngày tuổi.là
quan trọng nhất. Tỷ lệ chọn lọc đối với gà trống là 12%, đối với gà mái là 60% (lấy những cá thể
từ cao xuống thấp).
Đối với dòng mái: chọn lọc tính trạng khối lượng cơ thể tại thời điểm 56 ngày tuổi. Tỷ lệ
chọn lọc đối với gà trống là 12% (căn cứ vào năng suất trứng của mẹ và lấy những cá thể X), đối
với gà mái là 60% (căn cứ vào năng suất trứng của mẹ và ổn định về khối lượng) .

+ Tính trạng về khả năng sinh sản:
Đối với dòng trống: theo dõi cá thể về năng suất trứng từ 24 - 38 tuần, năng suất trứng
chọn lọc bình ổn.
Đối với dòng mái: theo dõi cá thể về năng suất trứng từ 24-38 tuần, áp dụng phương pháp
chọn lọc cá thể kết hợp với năng suất gia đình, các cá thể được chọn lọc đưa vào đàn hạt nhân
tạo thế hệ sau .
Các chỉ tiêu theo dõi
Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/con/giai đoạn, tỷ lệ nuôi sống, tuổi
thành thục, năng suất trứng cá thể/38 tuần tuổi và 68 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 trứng
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Dòng trống TP4
3.1.1. Đặc điểm ngoại hình
Qua 4 thế hệ theo dõi cho thấy gà TP4 có đặc điểm ngoại hình ổn định:
- Lúc 01 ngày tuổi: gà có lông màu vàng nhạt đồng nhất
- Lúc trưởng thành: gà mái có màu nâu nhạt đồng nhất; gà trống có lông màu nâu cánh
gián đồng nhất
3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ ở các thời điểm chọn lọc
Tỷ lệ nuôi sống của dòng TP4 qua các thế hệ được thể hiện qua bảng 2 cho thấy đạt tương


đối cao ở các giai đoạn từ 95,38 - 97,21%.
Giai đoạn gà con 0 8 tuần tuổi cho ăn tự do để đánh giá khả năng sinh trưởng tạo điều kiện
để chọn lọc khối lượng lúc 8 tuần tuổi nên lượng thức ăn tiêu thụ/con cao: 4334,75 - 4346,4g.


3.1.3. Kết quả chọn lọc về tính trạng khối lượng cơ thể
Gà TP4 chọn theo hướng khối lượng cao, kết quả chọn lọc khối lượng cơ thế lúc 8 tuần
tuổi cho thấy ly sai chọn lọc con trống qua các thế hệ 298,3 – 381,34g; con mái là 100,1-
123,48g. Đàn được chọn lọc có hệ số biến dị thấp 3,4 – 6,80% so với đàn quần thể (10,35 –
13,08%). Cường độ chọn lọc qua các thế hệ đối với con trống là 1,51 – 1,70 và đối với con mái

là 0,58 – 0,76.
Hiệu quả chọn chọn lọc ở thế hệ 1 và thế hệ 2 đạt 44,11 và 37,87g/con đối với trống; 34,77
và 28,19g/con đối với mái tuy nhiên đến thế hệ 3 hiệu quả chọn lọc đã giảm (chỉ đạt 21,2 và
9,81g/con) và có xu hướng dần ổn định. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi thế hệ 3 tăng hơn so
với thế hệ xuất phát: 103,18g đối với con trống và 72,77g/con đối với con mái.
Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi thế hệ 2 là 0,30 đối với con trống và
0,31 đối với con mái; thế hệ 3 tương ứng là 0,35 và 0,37 (phù hợp với kết quả của các tác giả
Backer và Berg (1960); Dev và cs (1969) cho biết hệ số di truyền của khối lượng cơ thể lúc 8
tuần tuổi là 0,3 – 0,4) [5]
3.1.4. Tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của gà TP4
Bảng 4. Tuổi đẻ, khối lượng trứng, khối lượng gà và khả năng sinh sản
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
X
(g)
CV (%)
X
(g)
CV (%)
X
(g)
CV (%)
X
(g)
CV (%)
Tuổi đẻ

- T.lệ đẻ đạt 5 %
Ngày
178
181
179
182
- T.lệ đẻ đạt 50%
ngày
194
191
192
191
Khối lượng gà (n = 30 con)
- T.lệ đẻ đạt 5 %
g
2742,67
7,67
2785,33
9,12
2768,67
8,54
2775,33
7,98
- T.lệ đẻ đạt 50%
g
2910,00
8,41
2903,67
9,54
2945,33

8,98
2958,67
9,12
Khối lượng trứng (n = 100 quả)
- T.lệ đẻ đạt 5 %
g
50,09
6,95
50,42
6,54
50,98
6,78
50,85
6,45
- T.lệ đẻ đạt 50%
g
54,82
7,34
55,18
6,12
55,65
6,42
55,58
6,71
Khả năng sinh sản
- NS trứng/mái/38 t.tuổi
quả
59,54
58,68
59,15

58,81
- NS trứng/mái/68 t.tuổi
quả
167,16
166,41
167,05
-
- Tỷ lệ phôi
%
95,82
95,51
95,22
95,56
- TL nở gà L1/t.trứng ấp
%
79,36
80,03
80,35
79,29

Gà TP4 có tuổi đẻ, khối lượng cơ thể lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% và 50% qua các thế hệ là tương
đương nhau.


Năng suất trứng chọn theo hướng bình ổn nên gà TP4 có năng suất trứng/mái, tỷ lệ phôi và
tỷ lệ ấp nở qua các thế hệ là tương đương.


3.2. Dòng mái TP3
3.2.1. Đặc điểm ngoại hình

Qua 4 thế hệ theo dõi cho thấy gà TP3 có đặc điểm ngoại hình dần ổn định:
- Lúc 01 ngày tuổi: Gà có 2 màu lông chính: màu nâu vàng nhạt và màu vàng xám có đốm
đen trên đầu và có 2 sọc đen trên lưng.
- Lúc trưởng thành: Gà mái lông màu nâu nhạt có cườm cổ là chủ yếu (80-85% qua các thế
hệ), còn lại là màu vàng nâu chấm hoa mơ, màu đất sét, màu nâu. Gà trống có lông màu nâu, búp
cánh và đuôi có màu đen.
3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống và lượng thức ăn tiêu thụ ở các giai đoạn
Giai đoạn 1-8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt cao 97,02 - 97,42%; giai đoạn dò và hậu bị đạt
96,00 - 97,86%.
Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi: 4312,6 - 4342,2g/con qua các thế hệ.
Giai đoạn 9-24 tuần tuổi cho ăn hạn chế
Bảng 5. Tỷ lệ nuôi nuôi sống và lượng thức ăn tiêu thụ ở các giai đoạn
Giai
đoạn
Chỉ tiêu
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
Trống
Mái
Trống
Mái
Trống
Mái
Trống
Mái
1-8
tuần
tuổi

Số lượng (con)
2322
2356
1520
1498
TL nuôi sống (%)
97,42
97,02
97,11
97,06
Thức ăn /con (g)
4342,2
4312,6
4313,26
4324,54
9-24
tuần
tuổi
Số lượng (con)
135
747
139
755
91
438
90
428
TL nuôi sống (%)
96,00
97,86

96,40
96,70
96,70
96,80
96,73
96,67
Thức ăn /con (g)
10367
10033
10367
9750
10066
9750
10066
9750

3.2.3. Kết quả chọn lọc khối lượng cơ thể của gà TP3 lúc 08 tuần tuổi
Là dòng mái nên chỉ tiêu chọn lọc về khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi không quan tâm
nhiều. Con trống chọn  X và từ thế hệ 1 chọn lọc dựa vào năng suất trứng của mẹ với ly sai
chọn lọc qua các thế hệ 225,9 - 288,16g. Con mái chọn theo hướng khối lượng bình ổn.
3.2.4. Năng suất trứng 3 tháng đẻ và kết quả chọn lọc
Bảng 6. Kết quả chọn lọc năng suất trứng/mái/3 tháng đẻ
Chỉ tiêu
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
Đàn quần
thể
Số lượng (con)

215
209
213
229
Sản lượng trứng TB (quả)
53,23
53,77
54,92
55,5
CV (%)
22,12
25,56
26,96
26,20
Đàn chọn
Số lượng (con)
110
102
101
117
Sản lượng trứng TB (quả)
61,90
62,33
65,08
64,72
CV (%)
10,23
12,35
11,56
9,93



Ly sai chọn lọc (quả)
8,70
8,56
10,16
9,22
Cường độ chọn lọc
0,74
0,62
0,66
0,68

Hệ số di truyền (h
2
)


0,18
0,16
Dòng TP3 chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao, với tỷ lệ chọn lọc lấy thay đàn cho thế
hệ sau 48,8-51,16% đàn chọn lọc có hệ số biến dị thấp hơn rất nhiều so với đàn quần thể; ly sai
chọn lọc qua các thế hệ là 8,56-10,16 quả và cường độ chọn lọc đạt 0,62 – 0,74.
Hệ số di truyền về năng suất trứng 3 tháng đẻ ở thế hệ 2 là 0,18 và thế hệ 3 là 0,16; phù
hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Pencheva (1974) xác định hệ số di
truyền của sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu là 0,22; Nikolov và cộng sự (1976) xác định ở hai
dòng gà là 0,19 và 0,27; Ayoub và cộng sự (1975) là 0,47; Syvasamy và cộng sự (1976) là 0,14
(dẫn theo Nguyễn Văn Đức và cs, 2006)[5].
3.2.5. Khả năng sinh sản của gà TP3
Tuổi đẻ 5% của gà TP3 lúc 165-169 ngày và 50% lúc 180-183 ngày.

Năng suất trứng/mái được nâng cao qua các thế hệ chọn tạo. Hiệu quả chọn lọc thế hệ 1 và
thế hệ 2 đạt 1,24 và 1,06 quả tuy nhiên đến thế hệ 3 qua theo dõi đến 48 tuần tuổi chúng tôi nhận
thấy năng suất trứng/mái dần ổn định và chỉ cao hơn thế hệ 2 là 0,4 quả. Năng suất trứng/mái/68
tuần tuổi ở thế hệ 2 đạt 183,56 quả (cao hơn thế hệ xuất phát là 2,32 quả và đạt 98,69% so với gà
Sasso SA31L.
Bảng 7. Khả năng sinh sản
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
X

(g)
CV
(%)
X

(g)
CV
(%)
X

(g)
CV
(%)
X


(g)
CV
(%)
Tuổi đẻ
- T.lệ đẻ đạt 5 %
ngày
168
165
169
170
- T.lệ đẻ đạt 50%
ngày
180
181
183
182
Khối lượng trứng (n = 100 quả)
- T.lệ đẻ đạt 5 %
g
49,35
9,60
49,03
8,56
49,45
7,56
49,36
6,55
- T.lệ đẻ đạt 50%
g
54,66

8,49
54,38
6,89
54,19
6,65
54,23
6,18
Khả năng sinh sản
- NS trứng/mái/38 t.tuổi
quả
66,91
67,67
68,71
68,99
- NS trứng/mái/68 t.tuổi
quả
181,24
182,48
183,56
-
- Tỷ lệ phôi
%
96,32
96,55
96,21
96,75
- TL nở gà L1/t.trứng ấp
%
83,86
83,55

83,26
83,42

3.3. Dòng mái TP1
3.3.1. Đặc điểm ngoại hình
- Lúc 01 ngày tuổi: Gà có 2 màu lông chính: màu nâu vàng nhạt có đốm đen trên đầu và có


2 sọc đen trên lưng và màu nâu xám có đốm đen trên đầu và có 2 sọc đen trên lưng.
- Lúc trưởng thành: Gà mái lông màu vàng nâu chấm hoa mơ giống gà LV là chủ yếu (75-
80% qua các thế hệ), còn lại là màu đất sét, màu nâu. Gà trống có lông màu nâu nhạt, búp cánh
và đuôi có màu đen.
3.3.2. Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ ở các thời điểm chọn lọc
Bảng 8. Tỷ lệ nuôi nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn
Giai
đoạn
Chỉ tiêu
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
Trống
Mái
Trống
Mái
Trống
Mái
Trống
Mái
1-8

tuần
tuổi
Số lượng (con)
2724
2570
1546
1645
TL nuôi sống (%)
97,65
97,28
97,09
97,20
Thức ăn /con (g)
4324,9
4319,5
4312,8
4207,40
9-24
tuần
tuổi
Số lượng (con)
161
821
155
752
91
454
100
486
TL nuôi sống (%)

96,27
97,81
95,48
96,68
96,70
96,26
97,00
97,12
Thức ăn /con (g)
10066
9751
10066
9751
10066
9751
10066
9750

Gà TP1 có khả năng thích nghi tốt thể hiện ở tỷ lệ nuôi sống cao qua các giai đoạn và đã
được thị trường toàn quốc chấp nhận.
Đàn gà được cho ăn tự do đến 8 tuần tuổi để chọn lọc gà trống. Giai đoạn 9-24 tuần tuổi cho ăn
hạn chế để khống chế khối lượng với lượng thức ăn theo định lượng như nhau qua các thế hệ.
3.3.3. Kết quả chọn lọc khối lượng cơ thế gà TP1 lúc 8 tuần tuổi
Là dòng mái nên chỉ tiêu chọn lọc về khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi không quan tâm
nhiều. Con trống chọn  X và chọn lọc kết hợp năng suất trứng của mẹ. Con mái chọn theo
hướng khối lượng bình ổn với tỷ lệ chọn lọc gà trống 12,07 - 12,27% và gà mái 60,79 - 61,92%.
3.3.4. Kết quả chọn lọc năng suất trứng 3 tháng đẻ
Dòng TP1 chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao, kết quả chọn lọc năng suất trứng lúc 3
tháng đẻ cho thấy: với tỷ lệ chọn lọc lấy thay đàn cho thế hệ sau 47,94 -51,20% đàn chọn lọc có
hệ số biến dị thấp hơn rất nhiều so với đàn quần thể; có ly sai chọn lọc là 8,75-12,62 quả và

cường độ chọn lọc đạt 0,62 - 0,71 qua các thế hệ.
Hệ số di truyền về năng suất trứng lúc 3 tháng tuổi ở thế hệ 2 và thế hệ 3 là tương đối ổn
định tuy nhiên đang ở mức thấp.
Bảng 9. Kết quả chọn lọc năng suất trứng 3 tháng đẻ
Chỉ tiêu
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
Đàn quần
thể
Số lượng (con)
209
199
194
219
Sản lượng trứng TB (quả)
52,06
52,57
54,03
56,24
CV (%)
24,93
27,04
32,08
29,58


Đàn chọn
Số lượng (con)

107
101
93
119
Sản lượng trứng TB (quả)
60,89
60,72
66,66
66,87
CV (%)
10,73
16,74
9,84
7,86
Ly sai chọn lọc (quả)
8,83
8,75
12,62
10,63
Cường độ chọn lọc
0,68
0,62
0,71
0,64

Hệ số di truyền


0,14
0,13

3.3.5. Tuổi thành thục sinh dục, khả năng sinh sản của gà TP1
Bảng 10. Tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
X
(g)
CV
(%)
X

(g)
CV
(%)
X

(g)
CV
(%)
X

(g)
CV
(%)
Tuổi đẻ
- T.lệ đẻ đạt 5 %

ngày
172
171
173
167
- T.lệ đẻ đạt 50%
ngày
183
185
188
178
Khối lượng trứng (n = 100 quả)
- T.lệ đẻ đạt 5 %
g
49,16
7,44
48,75
7,12
49,16
6,85
48,98
7,12
- T.lệ đẻ đạt 50%
g
54,14
8,70
53,86
6,56
53,98
6,48

53,56
6,23
Khả năng sinh sản
- NS trứng/mái/38
t.tuổi
quả
65,51
66,17
67,36
69,41
- NS trứng/mái/68
t.tuổi
quả
178,94
180,17
181,38
-
- Tỷ lệ phôi
%
96,52
96,45
96,83
96,28
- TL nở gà
L1/t.trứng ấp
%
84,12
83,98
84,15
83,42


Tuổi đẻ 5% của gà TP1 ở 3 thế hệ đầu lúc 171 - 173 ngày và 50% lúc 183 - 188 ngày; thế
hệ 3 gà có tỷ lệ đẻ đạt 5% và 50% đều sớm hơn. Theo Foster và cs (1980) thì sản lượng trứng ở
gà hướng thịt được đóng góp bởi hai yếu tố chính là tuổi thành thục sinh dục và tỷ lệ đẻ trứng
(dẫn theo Nguyễn Văn Đức và cs, 2006), nên tính đến 38 tuần tuổi, năng suất trứng/mái thế hệ 3
đạt cao hơn hẳn cao hơn thế hệ 2 là 2,05 quả.
Hiệu quả chọn lọc thế hệ 1 và thế hệ 2 đạt 1,24 và 1,06 quả; thế hệ 3 qua theo dõi đến 48
tuần tuổi chúng tôi nhận thấy năng suất trứng/mái dần ổn định và chỉ cao hơn thế hệ 2 là 0,36
quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi tính trên tổng đàn quần thể đã được nâng cao hơn, thế hệ 2
cao hơn thế hệ xuất phát 2,44 quả/mái (cao hơn trung bình bố mẹ (LV2 [2] và SA31L [3]) là
2,95%.
3.4. Dòng TP2
3.4.1. Đặc điểm ngoại hình


- Lúc 01 ngày tuổi: Gà có màu lông màu nâu xám có đốm đen trên đầu và có 2 sọc đen trên
lưng là chính.
- Lúc trưởng thành: Gà mái lông màu vàng nâu chấm hoa mơ giống gà LV là chính (90-
95% qua các thế hệ), còn lại là màu đất sét, màu nâu nhạt. Gà trống có lông màu nâu nhạt, búp
cánh và đuôi có màu đen.
3.4.2. Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ ở các giai đoạn
Gà TP2 có khả năng thích nghi tốt tương đương gà LV thể hiện qua tỷ lệ nuôi sống đạt cao
qua các giai đoạn và đặc biệt đã phát triển rất tốt ở thị trường miền Trung và miền Nam.
Đàn gà được cho ăn tự do đến 8 tuần tuổi để chọn lọc gà trống nên lượng thức ăn tiêu thụ giai
đoạn 0-8 tuần tuổi cao (4200,21 – 4307,7g/con).
Bảng 11. Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ ở các giai đoạn
Giai
đoạn
Chỉ tiêu
Thế hệ XP

Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
Trống
Mái
Trống
Mái
Trống
Mái
Trống
Mái
1-8
tuần
tuổi
Số lượng (con)
2334
2554
1456
1505
TL nuôi sống (%)
96,96
97,53
97,46
97,28
Thức ăn /con (g)
4307,7
4290,23
4304,65
4200,21
9-24

tuần
tuổi
Số lượng (con)
136
706
154
754
88
429
90
445
TL nuôi sống (%)
96,32
96,31
96,10
96,68
96,59
97,20
97,78
97,30
Thức ăn /con (g)
10066
9750
10066
9750
10066
9750
10066
9750


3.4.3. Kết quả chọn lọc khối lượng cơ thế gà TP2 lúc 8 tuần tuổi
Là dòng mái nên chỉ tiêu chọn lọc về khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi không quan tâm
nhiều. Con trống chọn  X và ở thế hệ 1 chọn lọc kết hợp năng suất trứng của mẹ. Con mái chọn
theo hướng khối lượng bình ổn. Tỷ lệ chọn lọc gà trống 12 - 12,36% và gà mái 60,81 - 62,48%
3.4.4. Kết quả chọn lọc năng suất trứng 3 tháng đẻ
Bảng 12. Kết quả chọn lọc năng suất trứng 3 tháng đẻ
Chỉ tiêu
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
Đàn quần
thể
Số lượng (con)
200
215
205
229
Sản lượng trứng TB (quả)
50,54
50,88
51,04
51,94
CV (%)
24,54
25,45
30,19
29,45
Đàn chọn
Số lượng (con)

103
104
92
120
Sản lượng trứng TB (quả)
58,24
58,82
62,85
60,95
CV (%)
5,03
10,52
14,18
10,47
Ly sai chọn lọc (quả)
7,71
7,94
11,81
9,01


Cường độ chọn lọc
0,62
0,61
0,71
0,64

Hệ số di truyền



0,16
0,17

Dòng TP2 chọn lọc theo hướng năng suất trứng, kết quả chọn lọc năng suất trứng lúc 3
tháng đẻ cho thấy: với tỷ lệ chọn lọc lấy thay đàn cho thế hệ sau 44,88 -52,40% đàn chọn lọc có hệ
số biến dị thấp hơn rất nhiều so với đàn quần thể; có ly sai chọn lọc 7,71 – 11,81 quả và cường
độ chọn lọc đạt 0,61 - 0,71 ở các thế hệ.
Hệ số di truyền về năng suất trứng lúc 3 tháng tuổi là 0,16 ở thế hệ 2 và 0,17 ở thế hệ 3


3.4.5. Tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của gà TP2
Bảng 13. Tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Thế hệ XP
Thế hệ 1
Thế hệ 2
Thế hệ 3
X

(g)
CV
(%)
X

(g)
CV
(%)
X


(g)
CV
(%)
X

(g)
CV
(%)
Tuổi đẻ
- T.lệ đẻ đạt 5 %
ngày
155
158
162
157
- T.lệ đẻ đạt 50%
ngày
184
182
185
180
Khối lượng trứng (n = 100 quả)
- T.lệ đẻ đạt 5 %
g
48,46
9,93
48,04
8,59
48,66

7,12
48,55
7,87
- T.lệ đẻ đạt 50%
g
53,66
9,23
53,37
6,68
53,88
6,58
53,64
6,68
Khả năng sinh sản
- NS trứng/mái/38 t.tuổi
quả
64,36
65,23
66,92
68,11
- NS trứng/mái/68 t.tuổi
quả
175,27
176,35
177,36
-
- Tỷ lệ phôi
%
95,91
96,74

96,53
97,05
- TL nở gà L1/t.trứng ấp
%
84,75
84,12
84,28
83,22

Gà TP2 có tuổi thành thục sinh dục sớm tương đương với gà LV [2].
Qua các thế hệ chọn tạo, năng suất trứng/mái đã được nâng cao. Đến thế hệ 3, tuổi đẻ 5%
tương đương thế hệ XP và thế hệ 1 nhưng năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi thế hệ 3 cao hơn thế
hệ xuất phát 3,75 quả
Năng suất trứng/mái được nâng cao qua các thế hệ. Hiệu quả chọn lọc thế hệ 1 và thế hệ 2
đạt 1,08 và 1,02 quả; thế hệ 3 có năng suất trứng/mái/48 tuần tuổi chỉ cao hơn thế hệ 2 ở cùng
thời điểm 0,42 quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ở thế hệ 2 cao hơn thế hệ xuất phát 2,09
quả/mái (cao hơn gà LV3: 8-10 quả) [2].
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Qua bốn thế hệ chọn lọc, 4 dòng gà hướng thịt bước đầu đã ổn định về kiểu hình và đã
được thị trường chấp nhận.
- Tỷ lệ nuôi sống: Các dòng gà đều đạt cao qua hai thế hệ: 96,04 - 97,65% giai đoạn gà con
0 - 8 tuần tuổi; giai đoạn gà dò hậu bị đạt 95,38 - 96,32% đối với gà trống và 97,21 - 97,86 đối
với gà mái.
- Kết quả chọn lọc:
+ Dòng trống TP4: chọn theo hướng khối lượng cao ở 8 tuần tuổi, đến thế hệ 3 có khối
lượng lúc 8 tuần tuổi tăng 133,18g/con ở con trống và 82,77g/con ở con mái so với thế hệ xuất
phát. Có hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi ở thế hệ 2 và thế hệ 3 là tương đối
ổn định.
+ Ba dòng mái TP1, TP2, TP3: Chọn lọc theo hướng năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu: thế

hệ 2 có năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi dòng TP3 đạt 183,56 quả (đạt 98,69% gà Sasso


SA31L); dòng TP1 đạt 181,38 quả; dòng TP2 đạt 177,36 quả (cao hơn gà LV 8-10 quả) và cao
hơn thế hệ xuất phát 2,09 – 2,44 quả. Hệ số di truyền về năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu ở 03
dòng là tương đối ổn định tuy nhiên đang ở mức thấp (0,13 – 0,18).
4.2. Đề nghị
Kính đề nghị Hội đồng khoa học cho phép sản xuất thử 4 dòng gà TP4, TP3, TP2 và TP1.
Tài liệu tham khảo
1. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi (2004). Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà
Sasso (X44) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa
học - công nghệ, phần Chăn nuôi gà, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2004, tr: 118-128,
2. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc và cs (2004). Kết quả chọn tạo 3 dòng gà LV1, LV2
và LV3, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học-công nghệ, phần Chăn nuôi gà, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà nội, 2004, tr: 51-76,
3. Management guide grand parent stock Sasso Approved by INRA Sys AFF Sasso
4. Management guide parent stock Chinese Luong Phuong
5. Nguyễn Văn Đức, Trần Long, Giang Hồng Tuyến (2006), Cơ sở di truyền và thống kê ứng dụng trong
công tác giống gia cầm, Nhà xuất bản nông nghiệp.
6. Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995). Di truyền số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, Tr. 9 - 16, 193.

×