Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 - Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 86 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh cùng phát
triển cho các doanh nghiệp. Mục đích của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận, muốn vậy cần có các chiến lược kinh doanh tối ưu. Các doanh nghiệp
phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào để ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá
thành hợp lý. Làm thế nào để cắt giảm chi phí sản xuất mà vẫn đạt hiệu quả là
một câu hỏi lớn và là sự quan tâm rất lớn từ các nhà quản lý. Để đưa ra các biện
pháp cắt giảm chi phí sản xuất và chiến lược giá sản phẩm thì các nhà quản lý
cần có thông tin về nó. Nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy là từ công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nên trong thời gian thực tâp tại Xí nghiệp X25 – Công
ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ” làm chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của mình. Trong chuyên đề của mình, em trình bày 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy
Thanh Xuân.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh
Xuân
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 - Công ty cơ
khí ô tô xe máy Thanh Xuân.
1
Trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ánh cũng như các cô phòng
tài chính kế toán của xí nghiệp để hoàn thiện tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của mình. Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót. Do vậy, em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp chỉ
bảo của thầy cô để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình, phục
vụ tốt hơn cho công tác kế toán sau này.


2
Chương 1: Tổng quan về Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh
Xuân.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô
tô xe máy ô Thanh Xuân.
Tiền thân của xí nghiệp là một xưởng sửa chữa ô tô xe máy của Bộ nội vụ ra
đời năm 1963, đến năm 1968 được nâng cấp thành xí nghiệp sửa chữa ô tô xe
máy do Bộ Nội vụ bao cấp. Năm 1988 được đổi tên thành nhà máy đại tu ô tô xe
máy số I - Bộ Nội vụ ( nay là Bộ Công an ). Từ khi thành lập, nhà máy nhiều
năm liền hoàn thành kế hoạch, được Nhà nước và Bộ Công an tặng nhiều huân
huy chương và bằng khen.
Để phù hợp với tình hình mới trong cơ chế thị trường, Nhà máy đại tu ô tô
xe máy số I đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập theo
Nghị định 388 của Chính phủ và Quyết định số 300/BNV ngày 9/7/1993. Năm
1999 do tính chất đặc biệt nhà máy đã được chuyển đổi thành Công ty cơ khí ô
tô xe máy Thanh Xuân - Bộ Công an. Công ty có 2 xí nghiệp trực thuộc: X25 và
X30.
Tên xí nghiệp: Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân.
Địa chỉ: Số 105 - đường Nguyễn Tuân - quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội
Điện thoại: 045588780
Fax: 0458583121
Email:
Xí nghiệp X25 có con dấu riêng, có mã số thuế riêng. Hoạt động kinh doanh
chính của xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân là tập trung
3
sửa chữa phục hồi và cải tạo, lắp giáp các loại ô tô trong và ngoài nghành công
an. Đồng thời công ty còn sản xuất các loại biển số ô tô xe máy phục vụ cho
công tác quản lý và an toàn giao thông. Đây cũng là lĩnh vực mới và rất quan
trọng của Xí nghiệp để đáp ứng nhu cầu của nghành Công an và nhu cầu thị
trường.

Là một doanh nghiệp nhà nước trong lực lượng vũ trang, vừa phải đáp ứng
các yêu cầu của nghành vừa phải đảm bảo sản xuất kinh doanh sao cho có lãi, Xí
nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân đã có nhiều cố gắng trong
việc nâng cao chất lượng trong việc sửa chữa ô tô xe máy để không chỉ phục vụ
trong nghành mà còn thu hút khách hàng bên ngoài đến sửa chữa. Xí nghiệp đã
mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại vào sản xuất các sản phẩm
phản quang có chất lượng cao. Sản phẩm của xí nghiệp đã được một số nước
trong khối ASEAN biết tới. Đặc biệt xí nghiệp đã đưa một dây chuyền sản xuất
biển số của mình và cử chuyên gia sang nước CHDCND Lào để sản xuất biển số
cho nước bạn theo yêu cầu của Bộ Nội vụ Lào.
Đến nay xí nghiệp hoạt động trong điều kiện vừa hoạt động sản xuất kinh doanh
vừa thực hiện nhiệm vụ của nghành nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của xí
nghiệp đã phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao đảm bảo lãi kinh
doanh, cùng cả nước hội nhập vào kinh tế quốc tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của các quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường, đặc biệt là sau sự kiện quan
trọng Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Bằng uy tín và chất lượng sản phẩm,
Xí nghiệp đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
4
1.2. Đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp
 Chức năng
Theo giấy phép kinh doanh thì xí nghiệp có chức năng kinh doanh các
nghành nghề sau:
- Thiết kế ô tô, mô tô và các sản phẩm chuyên nghành;
- Sản xuất, lắp giáp, sửa chữa, hoàn cải các phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, đường thuỷ;
- Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm có phủ chất liệu phản
quang phục vụ nghành và xã hội;
- Sản xuất, lắp ráp động cơ, linh kiện, phụ kiện xe ô tô, mô tô các loại;
- Sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất và mỹ thuật công nghiệp cho các phương

tiện vận tải;
- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị phương tiện phục vụ cho hoạt động
sản xuất của công ty;
- Kinh doanh mua bán xe ô tô, mô tô và các phương tiện vận tải.
Tuy giấy phép kinh doanh là như vậy nhưng xí nghiệp tập trung vào 3 hoạt động:
sửa chữa ô tô, lắp giáp ô tô, sản xuất biển số
 Nhiệm vụ:
Xí nghiệp có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động
sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác có liên quan. Tự tạo nguồn vốn, quản
lý và khai thác, sử dụng một cácho có hiệu quả, thực hiện các nghĩa vụ với nhà
nước. Tuân thủ pháp luật, chính sách và các chế độ quản lý kinh tế đối với doanh
nghiệp nhà nước nói riêng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung. Nâng
5
cao khối lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ nghành và nhu cầu thị trường.
Luôn luôn đào tạo cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho xí
nghiệp. Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
 Về sản phẩm:
Sản phẩm chính của xí nghiệp là dịch vụ sửa chữa ô tô xe máy, lắp giáp xe
và sản xuất biển số ô tô xe máy.
Biển số là sản phẩm độc quyền sản xuất theo yêu cầu nhiệm vụ chung của Bộ
công an, công an các tỉnh trong cả nước. Chính vì vậy sản phẩm của xí nghiệp
mang tính đặc thù riêng ngoài việc sản xuất biển đạt yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ,
sản phẩm còn phải đảm bảo yêu cầu về công tác bảo mật chống làm giả góp phần
vào công tác quản lý mô tô, xe máy của Bộ công an.
 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân với tính chất làm
một xí nghiệp vừa sửa chữa ô tô xe máy vừa sản xuất biển số, lắp ráp xe nên mỗi
lĩnh vực gồm nhiều bước và nhiều quy trình khác nhau. Với đặc điểm này xí
nghiệp tổ chức thành 3 phân xưởng chính, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm

vụ khác nhau. Phân xưởng I và phân xưởng II có mối quan hệ hữu cơ với nhau
trong quá trình sửa chữa, lắp giáp các loại ô tô xe máy.
- Phân xưởng I: chuyên sửa chữa, phục hồi và cải tạo các loại ô tô
- Phân xưởng II: chuyên lắp ráp các loại ô tô
- Phân xưởng III: chuyên sản xuất các loại biển số ô tô, xe máy
6
Do đặc thù lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty nên hình thành 3 quy
trình công nghệ.
SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA Ô TÔ
Xe cần sửa
Kiểm tra
kỹ thuật
Tổ sửa chữa máy,
gầm, điện
Tổ sửa chữa thân xe
KCS
Xuất xưởng
7
SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP GIÁP Ô TÔ
Lắp giáp các phụ
tùng thành ô tô
KCS
Xuất xưởng
8
Các phụ tùng ô tô
SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIỂN SỐ

Biển số được sản xuất theo quy trình công nghệ và thiết bị của ISRAEN đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Nguyên vật liệu chính là nhôm hợp kim dẻo và giấy phản quang.
Nguyên vật liệu

PX III
Dập phôi
biển
Sơn phản
quang và xử
lý kỹ thuật
KCS
9
Kho thành phẩm
Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như quy định riêng của bộ công an chủng loại
giấy phải đảm bảo độ bền, phát sáng, chống làm giả.
10
1.2.3. Nguồn lực của xí nghiệp
 Nguồn vốn kinh doanh:
Ngày thành lập, số vốn ban đầu của xí nghiệp còn nhỏ. Trong quá trình
kinh doanh xí nghiệp đã luôn tìm và thực thi các biện pháp nhằm phát triển
nguồn vốn của mình. Xí nghiệp đã luôn ý thức việc bảo toàn phát triển vốn,
tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng hay thất thoát.
Tính đến cuối năm 2007:
Nguồn vốn của xí nghiệp là: 69 276 884 301 đ
Các quỹ:
+ Quỹ đầu tư phát triển: 6 3796 410 678 đ
+ Quỹ dự phòng tài chính: 2 917 968 714 đ
+ Quỹ khen thưởng và phúc lợi: 204 956 141 đ
 Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Có thể nói xí nghiệp X25 có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối
hoàn chỉnh đáp ứng được khá tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Trụ sở của xí nghiệp tại quận Thanh Xuân – Hà Nội nằm trong nội thành thủ đô,
thuận lợi cho việc sản xuất, giao dịch và tiêu thụ sản phẩm. Xí nghiệp có 3 phân
xưởng sản xuất, hai dãy nhà làm việc 3 tầng khang trang cho nhân viên và một

nhà ăn rộng rãi. Tổng diện tích mặt bằng là 15 000 m2. Xí nghiệp đã trang bị đầy
đủ các phương tiện sản xuất kinh doanh cũng như trang thiết bị văn phòng đảm
bảo cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tất cả các phòng ban
đều có máy tính nối mạng, điện thoại, máy in, máy fax…
Theo biên bản kiểm kê tài sản cố định ngày 31 tháng 10 năm 2006 thì tổng giá trị
tài sản cố định là: nguyên giá là: 29 763 504 079 đ, giá trị đã khấu hao là:
11
11 946 614 294 đ, giá trị còn lại là: 17 816 889 781 đ.
 Nguồn nhân lực:
Xí nghiệp đang dần dần kiện toàn bộ máy lao động cho phù hợp với
tình mới, đủ điều kiện hoàn thành các nhiệm vụ do ban lãnh đạo xí nghiệp giao.
Xí nghiệp luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
tất cả cán bộ công nhân viên.
Tính đến cuối năm 2007 xí nghiệp có 360 lao động.
Cơ cấu lao động theo trình độ:
Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ ( % )
Trình độ đại học và trên đại học 42 11,67
Trình độ cao đẳng và trung cấp 58 16,11
Công nhân kỹ thuật 226 62,77
Lao động phổ thông 34 9,45
Tổng 360
Biểu 1.1: Cơ cấu lao động theo trình độ
1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong một số năm gần
đây
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng doanh thu 71.491.101.802 41.118.100.576 59.576.988.080
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
0 0 0

3
Doanh thu thuần về
bán hang và cung cấp
dịch vụ
71.491.101.802 41.118.100.576 59.576.988.080
4 Giá vốn hàng bán 59.205.955.438 31.540.871.121 51.246.279.679
5 Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp
12.285.146.364 9.577.229.455 8.330.708.401
12
dịch vụ
6
Doanh thu hoạt động
tài chính
250.688.246 38.963.886 202.647.098
7 Chi phí tài chính 706.260.859 1.128.738.936 0
8 Chi phí bán hang 0 1.302.059.888 1.701.660.723
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
1.242.443.213 3.380.056.284 2.422.952.017
10
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
3.393.051.059 4.070.567.635 4.191.923.570
11 Thu nhập khác 1.600.000 72.044.000 0
12 Chi phí khác 0 0 0
13 Lợi nhuận khác 1.600.000 72.044.000 0
14
Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế
7.195.679.479 4.142.611.635 4.191.923.570
15
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện
hành
1.559.482.038 1.141.927.426 892.221.951
16
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
17
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
5.536.197.441 3.000.684.209 3.229.701.619
Biểu 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy xí nghiệp đã đạt được những kết quả đáng
kể. Mặc dù doanh thu năm 2007 giảm so với năm 2005 nhưng tăng hơn nhiều so
với năm 2006
Cụ thể doanh thu năm 2007 tăng 18.458.887.504 đ so với năm 2006. Lợi nhuận
sau thuế năm 2007 là 3.299.701.619 đ đóng góp cho nhà nước 5.532.317.315đ.
So với năm 2006 lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 229.017.410 đ hay tăng
7,63%.
13
Để thấy rõ hơn tình hình tài chính của xí nghiệp X25, ta xem xét một số chỉ tiêu
tài chính của xí nghiệp qua 2 năm 2006 và 2007. Đó là các chỉ tiêu: Huy động
vốn, mức độ độc lập tài chính và khả năng thanh toán
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006
1. Huy động vốn
- Tổng nguồn vốn 69.276.884.301 59.536.460.413

2. Mức độ độc lập tài chính
- Hệ số tài trợ
- Hệ số tự tài trợ TSCĐ đã và đang đầu tư
0,595
2,136
0,637
2,057
3. Khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của TS
ngắn hạn
- Vốn hoạt động thuần
2,269
1,699
0,594
0,356
19.849.663.779
2,756
1,757
0,096
0,055
17.852.897.011
Biểu 1.3: Một số chỉ tiêu tài chính
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
Xí nghiệp X25 – công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân là một đơn vị
hạch toán kinh doanh độc lập, bộ máy quản lý được tổ chức thành các phòng
ban, phân xưởng thực hiện các chức năng quản lý nhất định bao gồm:
 Ban giám đốc

- Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn
bộ bộ máy quản lý, phụ trách chung.
- Một phó giám đốc: Phụ trách về kỹ thuật sửa chữa, lắp giáp ô tô .
14
- Một phó giám đốc: Phụ trách về sản xuất biển phản quang
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám
đốc về phần việc được phân công.
 Các phòng ban
- Phòng hành chính tổng hợp: có nhiệm vụ sắp xếp bố trí bộ máy tổ chức trong xí
nghiệp, xây dựng kế hoạch tuyển dụng đào tạo và sử dụng nhân sự trong xí
nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng đáp ứng kịp thời yêu
cầu của Ban giám đốc và các phòng ban khác. Giúp ban giám đốc thực hiện các
nhiệm vụ về xây dựng chế độ chính sách, bảo vệ an ninh, đối nội, đối ngoại.
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật – KCS: Có nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch sản xuất đã được thông qua; nghiên cứu chế thử sản phẩm mới; cải tiến
và áp dụng các phương pháp công nghệ mới vào sản xuất kiểm tra và đánh giá
chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng
sửa chữa máy móc thiết bị.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện triển khai tổ chức hoạt động kinh
doanh trong nước và xuất khẩu, tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức hoạt động
lưu trữ cho bán hang. Mặt khác phòng kinh doanh còn căn cứ kế hoạch sản xuất
kinh doanh để triển khai cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất được liên tục và
ổn định. Chuẩn bị các văn kiện để ký kết hợp đồng, thăm dò ý kiến của khách
hang.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế,
thống kê tài chính, thống kê kinh tế trong xí nghiệp, giúp cho lãnh đạo công ty tổ
chức công tác thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế để ra quyết
định quản lý tối ưu.
15
 Các phân xưởng:

- Phân xưởng I: Sửa chữa ô tô
- Phân xưởng II: Lắp giáp ô tô
- Phân xưởng III: Sản xuất biển số
SƠ ĐỒ 3: BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP
16
1.4. Đặc điểm kế toán tại xí nghiệp
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân có 2 xí nghiệp là X25 và X30
nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán kiểu phân
tán. Toàn bộ bộ máy kế toán được phân cấp thành kế toán trung tâm tại công ty
và kế toán trực thuộc gồm 2 xí nghiệp. Kế toán trung tâm và kế toán đơn vị trực
thuộc đều có sổ sách và bộ máy nhân sự tương ứng để thực hiện chức năng
nhiệm vụ của kế toán phân cấp. Xí nghiệp X25 được hạch toán độc lập như một
đơn vị kinh tế. Xí nghiệp phải mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng công
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đôc
Phòng
hành
chính
tổng
hợp
Phòng
kế
hoạch -
kỹ thuật
- KCS
Phòng
tài
chính -

kế toán
Phòng
kinh
doanh
Phân xưởng I Phân xưởng II Phân xưởng III
17
tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế
toán lên công ty. Xí nghiệp được giao quyền quản lý vốn kinh doanh, được hình
thành bộ máy quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp.
Toàn bộ công tác kế toán của xí nghiệp được thực hiện tại phòng tài chính kế
toán.
SƠ ĐỒ 4: BỘ MÁY KẾ TOÁN
Lao động kế toán
Phòng tài chính kế toán có 7 người trong đó có 1 kế toán trưởng kiêm
trưởng phòng, 5 kế toán viên và 1 thủ quỹ được phân công trách nhiệm, quyền
hạn rõ ràng. Tất cả các nhân viên kế toán đều có trình độ cao đẳng trở lên,
thường xuyên được học tập bồi dưỡng nghiệp vụ.
Phân công lao đông kế toán
 Nguyên tắc chung:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
vật tư
Kế toán
tiền mặt,
tiền gửi
và thanh
toán
Kế toán
tiền

lương,
BHXH và
TSCĐ
Kế toán
tập hợp
chi phí và
tính giá
thành
18
Để đảm bảo công tác kế toán tài chính trong xí nghiệp được thực hiện
có hiệu quả phục vụ công tác kinh doanh, công tác quản trị hệ thống thì mỗi cán
bộ phòng tài chính kế toán của xí nghiệp cần quán triệt nguyên tắc sau:
- Thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ được phân công
- Chịu trách nhiệm phần việc được giao trước phòng, xí nghiệp, công ty và nhà
nước khi để xảy ra các sai phạm trong quá trình thực hiện công tác kế toán và tài
chính.
- Báo cáo kịp thời các phần hành công việc được giao theo quy định của nhà
nước và yêu cầu quản trị của công ty
- Nghiêm túc thực hiện nội quy, quy chế của công ty.
 Phân công công tác:
1/ Đ/c Nguyễn Thị An: Trưởng phòng
Chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra chứng từ từ khâu hạch toán đến khâu tổng
hợp; hướng dẫn mở sổ sách theo dõi riêng biệt từng tài khoản, từng đối tượng.
2/ Đ/c Phạm Thị Kim Oanh:
Làm nhiệm vụ thanh toán các tài khoản nội bộ cũng như bên ngoài của xí nghiệp
X25, mở sổ theo dõi riêng các tài khoản thanh toán riêng của công ty. Kê khai
thuế hàng tháng nộp đúng thời gian quy định.
3/ Đ/c Sái Thị Thuý:
Theo dõi và hạch toán vật tư nhập kho và xuất dung cho sản xuất của kho A
( kho phụ tùng ) phục vụ cho việc sửa chữa, lắp giáp ô tô xe máy.

4/ Đ/c Phạm Thị Trang Nhung:
Theo dõi và hạch toán vật tư nhập kho và xuất dùng của kho B phục vụ cho sản
xuất biển số.
19
5/ Đ/c Phạm Việt Anh:
Theo dõi ngân hàng các khoản thu tiền bằng séc, UNC của khách hàng và các
khoản chi tiêu bằng tiền gửi ngân hàng; làm kế toán tổng hợp theo dõi và tổng
hợp số liệu của công ty và xí nghiệp X25.
6/ Đ/c Đặng Hữu San:
Theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, đòi nợ, đi ngân hàng nộp chứng từ;
đồng thời làm các công việc khác khi phòng phân công.
7/ Đ/c Bùi Thị Minh Hồng: Thủ quỹ
Theo dõi và quản lý việc thu, chi tiền mặt.
1.4.2. Chính sách kế toán chung mà xí nghiệp đang áp dụng
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.
- Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là : Việt nam đồng.
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Hạch toán theo tỷ giá thực tế - tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố.
- Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định: Giá mua thực tế hoặc giá đánh
giá.
- Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, tỷ lệ khấu hao tài sản cố
định: áp dụng theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
20
- Trích lập và hoàn nhập dự phòng theo NĐ 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996
và thông tư hướng dẫn số 64/BTC ngày 15 tháng 09 năm 1997 và theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam.

- Chế độ chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính: áp
dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006.
1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
 Về chế độ chứng từ:
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán mà xí nghiệp đang áp dụng gồm
có 5 chỉ tiêu: lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ và tài sản cố
định. VD: Chứng từ tiền tệ bao gồm
1) Phiếu thu
2) Phiếu chi
3) Giấy đề nghị tạm ứng
4) Giấy thanh toán tạm ứng
5) Biên lai thu tiền
6) Biên bản kiểm kê quỹ
7) Bảng kê chi tiền
8) Giấy báo nợ, giấy báo có
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của xí nghiệp
đều được lập chứng từ kế toán theo mẫu in sẵn hoặc xí nghiệp tự lập. Chứng từ
kế toán có đủ số liên, nội dung chính xác và có đầy đủ chữ ký và con dấu. Sau
khi được kiểm tra, chứng từ được ghi sổ kế toán và lưu trữ.
21
 Về hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản của xí nghiệp được thiết kế theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. Các tài khoản cấp 2
được thiết kế phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xi nghiệp.
Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng các tài
khoản sau:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm biển số
TK 621.2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sửa chữa xe
TK 622.4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lắp giáp xe

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 622.1: Chi phí nhân công trực tiếp làm biển số
TK 622.2: Chi phí nhân công trực tiếp sửa chữa xe
TK 622.4: Chi phí nhân công trực tiếp lắp giáp xe
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 627.1: Chi phí sản xuất chung làm biển số
TK 627.2: Chi phí sản xuất chung sửa chữa xe
TK 627.4: Chi phí sản xuất chung lắp giáp xe
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 154.1: Chi phí sản xuất biển số dở dang
TK 154.2: Chi phí sửa chữa xe dở dang
TK 154.4: Chi phí lắp giáp xe dở dang.
 Về hệ thống sổ sách kế toán
Xí nghiệp đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.
22
SƠ ĐỒ 5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Ghi chú: Đối chiếu, kiểm tra
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Hệ thống sổ kế toán của xí nghiệp bao gồm sổ tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp: Bảng kê chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ cái
Sổ kế toán chi tiết gồm:
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Thẻ kho
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ Sổ thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng kê
chứng từ ghi
sổ
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Chứng từ kế toán
23
- Sổ tài sản cố định
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tài nơi sử dụng
- Thẻ tài sản cố định
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
- Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được hoàn lại
- Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Hiện công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Acess, các bước cần thực
hiện để sử dụng được phần mềm kế toán này như sau:
- Bước 1 (chuẩn bị): Thu thập, kiểm tra các chứng từ kế toán (các dữ liệu đầu
vào)
- Bước 2: Nhập các dữ liệu vào máy và khai báo yêu cầu thông tin đầu ra.
- Bước 3: Máy vi tính sẽ tự động xử lý thông tin đầu vào và đưa ra các thông tin
đầu ra bao gồm: sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp, các loại báo cáo.
 Về hệ thống báo cáo tài chính
Xí nghiệp sử dụng cả 4 báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước: Bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền, thuyết minh
báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính này được lập theo quý.
24
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại Xí nghiệp X25 – Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân.
2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp X25.
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất.
Mục tiêu của xí nghiệp là đạt được mức lợi nhuận tối đa, do đó để đạt
được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ
phù hợp luôn đóng vai trò quan trọng. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch
toán chi phí, xí nghiệp đã phân chia chi phí sản xuất theo khoản mục. Cách phân
loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối
tượng. Cụ thể bao gồm các khoản mục chi phí sau:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính.
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ.
+ Chi phí nhiên liệu.
 Chi phí nhân công trực
Chi phí này bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát
sinh của lao động trực tiếp ở ba phân xưởng.
 Chi phí sản xuất chung:
Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí vật
liệu và nhân công trực tiếp ). Chi phí sản xuất chung bao gồm:
25

×