Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KIM HOÀNG GIANG

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ
THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

HÀ NỘI – 2022

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
Danh mục các từ viết tắt ......................................................................................... ix
Danh mục bảng biểu ................................................................................................ xi
Danh mục hình vẽ ................................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 3
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 4
7. Những luận điểm bảo vệ ...................................................................................... 4


8. Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 4
9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 5
10. Cấu trúc luận án ................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ THEO TIẾP CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG .................................................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 9
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sự phát triển của khoa học quản lý chất lượng ..... 9
1.1.2. Một số công trình về quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học 12
1.1.3. Một số cơng trình về hệ thống quản lý chất lượng giáo dục đại học ...... 14
1.1.4. Một số cơng trình về quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học
đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ......................................................... 16
1.2. Những vấn đề lý luận về chất lƣợng, quản lý chất lƣợng giáo dục ............. 19
ii


1.2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 19
1.2.1.1. Chất lượng ........................................................................................ 19
1.2.1.2. Chất lượng giáo dục ......................................................................... 20
1.2.1.3. Chất lượng hệ thống giáo dục .......................................................... 22
1.2.1.4. Chất lượng cơ sở giáo dục đại học .................................................. 22
1.2.1.5. Đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục ....................................... 23
1.2.2. Quản lý chất lượng trong giáo dục .......................................................... 24
1.2.2.1. Khái quát về quản lý chất lượng ...................................................... 24
1.2.2.2. Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học........................ 26
1.2.3. Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học – công cụ xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng trường đại học Việt Nam.......................................... 29
1.2.3.1. Cơ sở pháp lí của quản lí cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở bộ chuẩn
chất lượng. ..................................................................................................... 29
1.2.3.2. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ..... 35

1.2.3.3. Ý nghĩa của Bộ tiêu chuẩn ................................................................ 35
1.2.3.4. Sử dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng để xây dựng hệ thống đảm bảo
chất lượng trường đại học ............................................................................. 35
1.3. Cấu trúc hệ thống quản lý chất lƣợng tại cơ sở giáo dục đại học đào tạo
ngành kinh tế theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng................................................. 36
1.3.1. Cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế ........................................ 36
1.3.1.1. Giới thiệu chung về các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh
tế .................................................................................................................... 36
1.3.1.2. Những đặc trưng riêng của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo các
ngành kinh tế ................................................................................................. 37
1.3.2. Sơ đồ cơ bản hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành kinh tế ........................................................................................ 40
1.3.3. Nội dung của các phân hệ đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành kinh tế ........................................................................................ 41

iii


1.3.3.1. Phân hệ đảm bảo chất lượng về chiến lược cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành kinh tế .................................................................................... 41
1.3.3.2. Phân hệ đảm bảo chất lượng về hệ thống các cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành kinh tế .................................................................................... 42
1.3.3.3. Phân hệ đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng cơ sở giáo dục
đại học đào tạo ngành kinh tế ....................................................................... 43
1.3.3.4. Phân hệ đảm bảo chất lượng kết quả hoạt động cơ sở giáo dục đại
học đào tạo ngành kinh tế ............................................................................. 44
1.3.3.5. Chu trình cải tiến liên tục PDCA ..................................................... 45
1.3.3.6. Phân hệ hỗ trợ, giám sát, điều hành ................................................ 47
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo
tiếp cận đảm bảo chất lƣợng tại các trƣờng đại học ngành kinh tế................... 48

1.4.1. Yếu tố chủ quan ...................................................................................... 48
1.4.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 50
Kết luận chƣơng 1................................................................................................... 51
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ THEO TIẾP
CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ......................................................................... 53
2.1. Tổng quan các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế ..................... 53
2.1.1. Quy mơ và loại hình đào tạo ................................................................... 53
2.1.2. Một số nhận xét về đặc thù của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành
kinh tế tại Việt Nam .......................................................................................... 53
2.2. Thực trạng hệ thống quản lý chất lƣợng tại các cơ sở giáo dục đại học đào
tạo ngành kinh tế theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng .......................................... 55
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành
kinh tế ................................................................................................................ 55
2.2.1.1. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn chuyên gia
....................................................................................................................... 55
2.2.1.2. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp từ khảo sát điều tra bảng
hỏi .................................................................................................................. 57
iv


2.2.1.3. Nghiên cứu điển hình hệ thống quản lý chất lượng của trường Đại
học Thương mại ............................................................................................. 61
2.2.2. Thực trạng nội dung hệ thống quản lý chất lượng .................................. 63
2.2.2.1. Phân hệ đảm bảo chất lượng chiến lược.......................................... 63
2.2.2.2. Phân hệ đảm bảo chất lượng về hệ thống ........................................ 65
2.2.2.3. Phân hệ đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng ..................... 67
2.2.2.4. Phân hệ đảm bảo chất lượng kết quả hoạt động .............................. 68
2.2.2.5. Phân hệ đảm bảo chất lượng sau tốt nghiệp .................................... 70
2.2.2.6. Phân hệ hỗ trợ, giám sát, điều hành ................................................ 71

2.2.3. Thực trạng vận hành hệ thống quản lý chất lượng .................................. 72
2.2.3.1. Phân hệ đảm bảo chất lượng chiến lược.......................................... 72
2.2.3.2. Phân hệ đảm bảo chất lượng về hệ thống ........................................ 73
2.2.3.3. Phân hệ đảm bảo chất lượng chức năng .......................................... 75
2.2.3.4. Phân hệ đảm bảo chất lượng kết quả hoạt động .............................. 77
2.2.3.5. Phân hệ đảm bảo chất lượng sau tốt nghiệp .................................... 78
2.2.4.6. Phân hệ hỗ trợ, giám sát, điều hành ................................................ 79
2.2.4. Thực trạng cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng ................................... 80
2.2.4.1. Phân hệ đảm bảo chất lượng chiến lược.......................................... 80
2.2.4.2. Phân hệ đảm bảo chất lượng về hệ thống ........................................ 81
2.2.4.3. Phân hệ đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng ..................... 82
2.2.4.4. Phân hệ đảm bảo chất lượng kết quả hoạt động .............................. 84
2.2.4.5. Phân hệ đảm bảo chất lượng sau tốt nghiệp .................................... 85
2.2.4.6. Phân hệ hỗ trợ, giám sát, điều hành ................................................ 86
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lƣợng tại các cơ sở giáo dục đại
học đào tạo ngành kinh tế ...................................................................................... 87
2.3.1. Thành tựu ................................................................................................ 87
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 90
v


2.4. Những yếu tố tác động tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý
chất lƣợng tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế ....................... 92
2.4.1. Yếu tố chủ quan ...................................................................................... 93
2.4.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 95
2.5. Một số kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng
tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế .......................................... 97
2.5.1. Kinh nghiệm tại Châu Âu ....................................................................... 97
2.5.2. Kinh nghiệm tại Mỹ ................................................................................ 99
2.5.3. Kinh nghiệm tại ASEAN ...................................................................... 100

2.5.4. Một số bài học kinh nghiệm .................................................................. 107
Kết luận chƣơng 2................................................................................................. 108
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀO
TẠO NGÀNH KINH TẾ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG .... 110
3.1. Các nguyên tắc đề xuất hệ thống và các giải pháp ..................................... 110
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................... 110
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................. 110
3.1.3. Đảm bảo các nguyên tắc của quản lý chất lượng .................................. 111
3.1.4. Đảm bảo quy luật cung cầu trên thị trường lao động ............................ 113
3.2. Đề xuất hệ thống đảm bảo chất lƣợng đối với các cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành kinh tế ........................................................................................... 113
3.2.1. Cấu trúc hệ thống đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục đại học đào tạo
ngành kinh tế. .................................................................................................. 113
3.2.2. Mô tả hệ thống với phân hệ đặc thù cho các cơ sở giáo dục đại học đào
tạo ngành kinh tế ............................................................................................. 114
3.3. Các giải pháp triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiếp cận đảm
bảo chất lƣợng tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế .............. 117
3.3.1. Nhóm các giải pháp hồn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiếp cận
đảm bảo chất lượng ......................................................................................... 117
vi


Giải pháp 1. Tổ chức thiết kế bổ sung các tiểu hệ thống còn thiếu trong các
phân hệ ........................................................................................................ 117
Giải pháp 2. Tổ chức hồn thiện một số qui trình chưa tốt trong một số phân
hệ ................................................................................................................. 121
3.3.2. Nhóm giải pháp tổ chức vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng ......... 127
Giải pháp 1. Tổ chức bồi dưỡng các kĩ năng thực hiện các cơng việc theo qui
trình cho giảng viên, nhân viên ................................................................... 127

Giải pháp 2. Ban hành qui chế khen thưởng, kỉ luật trong việc vận hành các
qui trình trong hệ thống đảm bảo chất lượng ............................................. 129
3.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức đánh giá và tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất
lượng................................................................................................................ 130
Giải pháp 1. Ban hành qui trình viết báo cáo tự đánh giá ......................... 130
Giải pháp 2. Ban hành qui trình đón đồn đánh giá ngồi ........................ 134
3.3.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ .......................................................................... 135
Giải pháp 1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ Phòng đảm
bảo chất lượng ............................................................................................. 135
Giải pháp 2. Chỉ đạo cung cấp đầy đủ các điều kiện vật chất kĩ thuật phục vụ
xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL........................................................ 137
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp.................................................................... 140
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ............ 142
3.6. Thử nghiệm một số giải pháp đề xuất tại Trƣờng Đại học Thƣơng mại . 145
3.6.1. Mục đích, phương pháp thử nghiệm ..................................................... 145
3.6.2. Quy trình thử nghiệm ............................................................................ 145
3.6.3. Kết quả thử nghiệm ............................................................................... 146
Kết luận chƣơng 3................................................................................................. 149
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 151
1. Kết luận ............................................................................................................. 151
2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 152
vii


2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................... 152
2.2. Với các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế ............................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 154
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 165
Phụ lục 1: Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ...................................... 165
Phụ lục 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác kiểm định chất lƣợng

giáo dục đại học .................................................................................................... 166
Phụ lục 3: Khung câu hỏi phỏng vấn chuyên gia .............................................. 169
Phụ lục 4: Bảng hỏi khảo sát điều tra ................................................................. 171
Phụ lục 5: Kết quả thống kê khảo sát điều tra .................................................. 179
Phụ lục 6: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lƣợng năm 2022 của Trƣờng
Đại học Thƣơng Mại theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng CSGDĐH của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ............................................................................................. 184

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AACSB

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Hiệp hội các trường đào tạo kinh Association
Collegiate
doanh

to
Advance
Schools
of

Business
AUN


Mạng lưới các trường đại học ASEAN University Network
ASEAN

BGDÐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CIMO

Đầu vào – Quản trị – Đầu ra – Bối Input – Management
cảnh
Outcome - Context

CIPO

Đầu vào – Quy trình – Đầu ra – Bối Input – Process – Outcome cảnh
Context

CSGD

Cơ sở giáo dục

CSGDĐH

Cơ sở giáo dục đại học

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng


ĐH

Đại học



ĐHĐTNKT Đại học đào tạo ngành kinh tế
ĐHTM

Đại học Thương mại

ĐTNKT

Đào tạo ngành kinh tế

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

HLC

Hội đồng kiểm định đại học

The


Higher

Learning

Commission
HN

Hà Nội

IQAC

Bộ phận đảm bảo chất lượng nội bộ

IQMS

Hệ thống quản lý chất lượng tích Integrated
Quality
hợp
Management System

KĐCL

Kiểm định chất lượng

PDCA

Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra Plan-Do-Check-Act
- Điều chỉnh

ix


Internal Quality Assurance
Cell


QA

Đảm bảo chất lượng

Quality Assurance

QLCL

Quản lý chất lượng

Quality management

SV

Sinh viên

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TQM

Quản lý chất lượng tổng thể

TT


Thơng tư

Total Quality Management

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lịch sử phát triển của khoa học Quản lý chất lượng ............................... 10
Bảng 1.2: Quan điểm lý thuyết quản lý chất lượng .................................................. 10
Bảng 1.3: Danh mục mã ngành kinh tế giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học .. 36
Bảng 2.1: Số lượng sinh viên một số CSGDĐH ĐTNKT ....................................... 53
Bảng 2.2: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn.............................................. 56
Bảng 2.3: Mẫu khảo sát điều tra ............................................................................... 60
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng năm 2022 của Trường Đại
học Thương Mại theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGDĐH của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ...................................................................................................................... 62
Bảng 2.5: So sánh Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Việt Nam với các Bộ
tiêu chuẩn của nước ngoài ...................................................................................... 104
Bảng 3.1: Mẫu khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất .. 142
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của giải pháp về quy trình tuyển sinh
của các CSGDĐH ĐTNKT .................................................................................... 142
Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của giải pháp về quy trình tuyển sinh
của các CSGDĐH ĐTNKT .................................................................................... 144
Bảng 3.4: Đặc điểm đối tượng tham gia thử nghiệm ............................................. 145
Bảng 3.5: Thực trạng quy trình tuyển sinh của trường Đại học Thương mại trước
thử nghiệm .............................................................................................................. 146
Bảng 3.6: Thực trạng quy trình tuyển sinh của trường Đại học Thương mại sau thử
nghiệm .................................................................................................................... 148


xi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mơ hình CIMO ......................................................................................... 22
Hình 1.2: Mơ hình CIPO .......................................................................................... 23
Hình 1.3: Hệ thống phân cấp các khái niệm chất lượng .......................................... 26
Hình 1.4: Chu trình bảo đảm chất lượng .................................................................. 32
Hình 1.5: Cấu trúc hệ thống ĐBCL của CSGDĐH ĐTNKT theo Thông tư số
12/2017/TT-BGDĐT ................................................................................................ 40
Hình 1.6: Quy trình PDCA cải tiến chất lượng liên tục ........................................... 47
Hình 2.1: Quy mơ mẫu khảo sát điều tra .................................................................. 60
Hình 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng phân hệ ĐBCL chiến lược của các CSGDĐH
ĐTNKT ..................................................................................................................... 64
Hình 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng phân hệ ĐBCL hệ thống của các CSGDĐH
ĐTNKT ..................................................................................................................... 65
Hình 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng phân hệ ĐBCL chức năng của các CSGDĐH
ĐTNKT ..................................................................................................................... 67
Hình 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng phân hệ ĐBCL kết quả hoạt động của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 69
Hình 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng phân hệ ĐBCL sau tốt nghiệp của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 70
Hình 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng phân hệ hỗ trợ, giám sát, điều hành của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 71
Hình 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng vận hành phân hệ ĐBCL chiến lược của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 73
Hình 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng vận hành phân hệ ĐBCL hệ thống của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 74
Hình 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng vận hành phân hệ ĐBCL chức năng của các

CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 75
Hình 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng vận hành phân hệ ĐBCL kết quả hoạt động
của các CSGDĐH ĐTNKT ...................................................................................... 77
Hình 2.12: Kết quả khảo sát thực trạng vận hành phân hệ ĐBCL sau tốt nghiệp của
các CSGDĐH ĐTNKT ............................................................................................. 78
Hình 2.13: Kết quả khảo sát thực trạng vận hành phân hệ hỗ trợ, giám sát và điều
hành của các CSGDĐH ĐTNKT ............................................................................. 79
Hình 2.14: Kết quả khảo sát thực trạng cải tiến phân hệ ĐBCL chiến lược của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 81
xii


Hình 2.15: Kết quả khảo sát thực trạng cải tiến phân hệ ĐBCL hệ thống của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 82
Hình 2.16: Kết quả khảo sát thực trạng cải tiến phân hệ ĐBCL chức năng của các
CSGDĐH ĐTNKT ................................................................................................... 83
Hình 2.17: Kết quả khảo sát thực trạng cải tiến phân hệ ĐBCL kết quả hoạt động
của các CSGDĐH ĐTNKT ...................................................................................... 85
Hình 2.18: Kết quả khảo sát thực trạng cải tiến phân hệ ĐBCL sau tốt nghiệp của
các CSGDĐH ĐTNKT ............................................................................................. 86
Hình 2.19: Kết quả khảo sát thực trạng cải tiến phân hệ hỗ trợ, giám sát và điều
hành của các CSGDĐH ĐTNKT ............................................................................. 87
Hình 2.20: Mơ hình quản lý chất lượng EFQM 2012 .............................................. 98
Hình 2.21: Hệ thống quá trình quản lý chất lượng giáo dục theo mơ hình EQUIS . 99
Hình 2.22: Mơ hình ĐBCL và định chuẩn đối sánh quốc tế ............................... 101
Hình 2.23: Hệ thống chất lượng dạy và học ........................................................... 101
Hình 2.24: Hệ thống quản lý chất lượng dạy và học .............................................. 102
Hình 2.25: Hệ thống ĐBCL hoạt động nghiên cứu và đóng góp cộng đồng ......... 102
Hình 2.26: Hệ thống ĐBCL nội bộ ........................................................................ 103
Hình 3.1: Cấu trúc hệ thống ĐBCL đề xuất đối với các CSGDĐH ĐTNKT ........ 114


xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài được lựa chọn trên cơ sở những lý do chính sau:
Xuất phát từ các yêu cầu hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý chất
lượng ở Việt Nam.
Vấn đề quản lý và hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng tại các CSGDĐH ĐTNKT đã được quan tâm tại các nước phát triển từ
rất lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, vấn đề này mới chỉ được đầu tư, chú
trọng trong một vài năm trở lại đây. Vì vậy giữa nhiều hướng tiếp cận lý thuyết về
hệ thống quản lý chất lượng đã có sẵn trên thế giới, lý thuyết nào sẽ phù hợp để xây
dựng khung lý luận cho hoạt động xây dựng, và phát triển hệ thống quản lý tại các
CSGDĐH ĐTNKT, hay phải xây dựng một hướng tiếp cận mới phù hợp hơn với
đặc điểm tại Việt Nam? Đây là một câu hỏi hóc búa đối với các nhà quản lý giáo
dục cũng như ban lãnh đạo của các trường đại học hiện tại. Một số vấn đề lý luận
cần được làm rõ hiện nay như:
Cách định nghĩa một số thuật ngữ liên quan như: chất lượng, quản lý chất
lượng, hệ thống quản lý chất lượng, tự đánh giá, xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng và mối liên hệ giữa các khái niệm này cụ thể tại trường ĐHĐTNKT. Hay sự
khác biệt giữa Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Việt Nam với các Bộ tiêu
chuẩn của nước ngoài, bối cảnh quốc tế đối với giáo dục ĐHĐTNKT.
Bên cạnh đó là một số nội dung như cấu trúc hệ thống Quản lý chất lượng
trên cơ sở bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và những yếu tố tác động tới việc xây
dựng Bộ tiêu chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng cho các CSGDĐH ĐTNKT.
Đây đều là những vấn đề chưa được phân tích kỹ, làm rõ cũng như có những kết
luận chính thức trước đó.
Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) là một phương thức quản lý tiên tiến đã vận

dụng thành công trong nhiều lĩnh vực và đã thành công trong cả lĩnh vực quản
lý các trường đại học trong và ngoài nước. Quản lý chất lượng đã được vận dụng
thành cơng trong nhiều lãnh vực bởi vì quản lý chất lượng một mặt làm cho chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác
nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý.
Trong giáo dục, hệ thống quản lý chất lượng áp dụng trong các CSGD, các
trường đại học mang lại những thành cơng. Đó là:
 Thay đổi hồn tồn phong cách làm việc: làm việc theo quy trình hướng
tới khách hàng quan trọng nhất là người học.
 ĐBCL là quản lý theo quy trình, do vậy nguời quản lý có thể theo dõi
được tồn bộ các cơng việc đang diễn ra, để cải tiến, tối ưu hóa.
1


 Tất cả các lĩnh vực cần quản lý đều được văn bản hóa, cơng khai hóa, quy
trình hóa, tạo thuận lợi trong giao dịch.
 Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân đuợc phân định rõ ràng,
tạo sự đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo.
 Quảng bá hình ảnh, thuơng hiệu nhà truờng, củng cố niềm tin của xã hội,
tạo thuận lợi hội nhập.
 Nhu cầu không ngừng nâng cao chất lượng, thỏa mãn nhu cầu người học.
Xuất phát thực tế từ những tồn tại của hệ thống ĐBCL tại các CSGDĐH
ĐTNKT giai đoạn vừa qua.
Hệ thống Quản lý chất lượng trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều
thành quả đáng ghi nhận, nhưng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng Việt Nam đã có một hệ
thống và cơ chế ĐBCL đủ mạnh để làm tròn vai trò chất xúc tác quan trọng trong
việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam. Trong khoảng
5 năm trở lại đây, ngành giáo dục Việt Nam phải đứng trước sự gia tăng chóng mặt
về số lượng các trường đại học cũng như các ngành học trên phạm vi cả nước. Bên
cạnh đó, do sự phát triển của các nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực kinh tế như

ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế tốn, marketing,… đã làm số lượng sinh viên
đăng kí vào các trường ngành kinh tế ngày càng gia tăng. Sức ép kết quả đào tạo
đầu ra phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội cùng ngày càng cao và thiết thực đối
với các trường ngành kinh tế. Những điều này đã khiến quy mô và thách thức về
chất lượng của các trường đại học tăng lên đáng kể cả về chiều rộng và chiều sâu, từ
đó thúc đẩy nhu cầu xây dựng và sử dụng hệ thống quản lý giáo dục tại các trường
đại học, đặc biệt là các trường ngành kinh tế nhằm ĐBCL giáo dục, hoạt động.
Theo nhận định, hiện nay hệ thống quản lý chất lượng tại Việt Nam nói
chung và các CSGDĐH có đào tạo ngành kinh tế nói riêng đang bị vướng ở một số
vấn đề khiến sự phát triển có thể bị chững lại, ví dụ như: hệ thống ĐBCL ở cấp
quốc gia chưa hoàn chỉnh; việc thực hiện ĐBCL bên trong cịn mang tính đối phó
với u cầu của bên ngồi chứ chưa phải là một nhu cầu từ bên trong với mục đích
tự cải thiện; vai trị của các hiệp hội nghề nghiệp trong việc kiểm định chương trình
đào tạo vẫn hồn tồn vắng bóng; hệ thống thơng tin phục vụ q trình đánh giá cịn
yếu và thiếu, và tính minh bạch của thơng tin cịn thấp,…
Với mục đích là góp phần xây dựng hệ thống lý luận và giải pháp thực tiễn
cho việc quản lý, tiếp tục nâng cao chất lượng CSGDĐH ĐTNKT, tác giả chọn đề
tài luận án “Quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh
tế theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”chính là tập trung giải quyết cơng tác ĐBCL
giáo dục để có thể thực sự phát huy tác dụng, nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam
nói chung và các CSGDĐH ĐTNKT đến ngang tầm khu vực và vươn dần đến
chuẩn mực quốc tế.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất
lượng tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận án phát triển cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn về quản lý chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tại các

CSGDĐH ĐTNKT theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; từ đó dề xuất các giải pháp
nhằm góp phần đổi mới phương thức quản lý trường đại học yếu tố quyết định chất
lượng giáo dục đại học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng theo tiếp cận ĐBCL tại
các CSGDĐH ĐTNKT
 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý chất lượng tại các CSGDĐH
ĐTNKT
 Đề xuất các giải pháp xây dựng và triển khai hệ thống Quản lý chất lượng
tại các CSGDĐH ĐTNKT

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là các CSGDĐH ĐTNKT tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào quản lý chất lượng các
CSGDĐH ĐTNKT tại Việt Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Phương thức quản lý các CSGDĐH ĐTNKT trong bối cảnh đổi mới giáo
dục đang đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì?
4.2. Có thể nghiên cứu và áp dụng quản lý chất lượng theo tiếp cận ĐBCL
với đặc trưng của các CSGDĐH ĐTNKT nhằm xây dựng cơ chế quản lý mới để
giải quyết những vấn đề đó khơng?

5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng hiệu quả của một CSGD được quyết định bởi phương thức quản
lý. Trong những năm qua tại các CSGDĐH nói chung, các CSGDĐH đào tạo các
ngành kinh tế nói riêng, cơ chế quản lý hiện hữu đang giúp vận hành quá trình đào
tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của các trường đại học và dạt được
những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói

chung, hội nhập quốc tế sâu rộng của giáo dục đại học nói riêng phương thức quản
lý này bộc lộ nhiều hạn chế.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là các nhà
trường chưa tìm được phương thức quản lý phù hợp. Nếu nghiên cứu phương thức
quản lý chất lượng, vận dụng các nguyên tắc của bậc ĐBCL với những đặc trưng cơ
3


bản của các CSGDĐH ĐTNKT có thể xây dựng được hệ thống ĐBCL và đề xuất
các giải pháp tổ chức vận hành hệ thống này thì có thể xác lập cơ chế quản lý mới
hướng dẫn và kiểm sốt tồn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và
phục vụ cộng đồng của nhà trường đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh mới..

6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ lý luận về quản lý chất lượng theo tiếp
cận ĐBCL tại các CSGDĐH ĐTNKT hiện nay.
6.2. Giới hạn nghiên cứu
Về mặt không gian: đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu tại một số trường, trên địa
bàn cả nước, thuộc các trường Đại học có đào tạo ngành kinh tế, với số lượng sinh
viên ngành này chiếm trên 50% tổng số sinh viên cả trường.
Về mặt thời gian: đề tài được thực hiện từ 2015 đến nay
 Nghiên cứu thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại các CSGDĐH có
đào tạo ngành kinh tế trên địa bản cả nước

7. Những luận điểm bảo vệ
* Quản lý chất lượng theo tiếp cận ĐBCL là một phương thức quản lý mới
đã thành công trong nhiều lĩnh vực, và hồn tồn có thể vận dụng vào quản lý các
trường đại học.
* Để quản lý chất lượng theo tiếp cận ĐBCL một CSGDĐH cần xây dựng

một hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường. Công cụ để xây dựng hệ thống này có
thể là bộ chuẩn chất lượng CSGDĐH với một vài điều chỉnh cho phù hợp với những
đặc trưng của các trường dại học có đào tạo các ngành kinh tế.
* Các giải pháp xây dựng và triển khai hệ thống ĐBCL tại các CSGDĐH
ĐTNKT đề xuất trong luận án hoàn toàn phù hợp và khả thi với định hướng đổi mới
giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận
 Góp phần tổng kết và hệ thống hố cơ sở lý luận về quản lý chất lượng tại
các trường đại học, đặc biệt ở các CSGDĐH có đào tạo ngành kinh tế. Cụ thể đã
làm sáng tỏ một số khái niệm: “Chất lượng”; “Quản lý chất lượng”; “Hệ thống đảm
bảo chất lượng”.
8.2. Về mặt thực tiễn
 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng theo tiếp cận ĐBCL hiện nay tại
các trường ĐHĐTNKT dựa trên các dữ liệu có tính chính xác cao, góp phần cung
4


cấp những bằng chứng chân thật nhất phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp khắc
phục.
 Phản ánh trung thực thực trạng hệ thống ĐBCL giáo dục đại học có đào
tạo ngành kinh tế.

9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng các tiếp cận ĐBCL; đây là cách tiếp cận chính để nghiên
cứu hoạt động quản lý chất lượng tại các CSGDĐH ĐTNKT. Bên cạnh đó, luận án
cũng sử dụng cách tiếp cận hệ thống và quá trình; tiếp cận phức hợp bao gồm các
cách tiếp cận truyền thống (sử dụng các chức năng quản lý) và các cách tiếp cận

khác để làm rõ thực trạng hoạt động này tại các CSGDĐH ĐTNKT.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và khái qt hóa các tài liệu liên quan đến văn bản quy
phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn và tài liệu có liên quan đến quản lý chất
lượng giáo dục nhằm xác định nội hàm của các khái niệm cơ bản, xây dựng những
nguyên tắc và phương hướng nghiên cứu, đồng thời hình thành các giả thuyết, suy
luận khoa học, từ đó xây dựng khung lý luận của đề tài nghiên cứu.
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp tổng hợp và phân tích lý luận, tài liệu: tác giả tiến hành thu
thập, xử lý và phân tích các cơng trình nghiên cứu và dữ liệu thứ cấp từ các nguồn
sau: (1) các cơng trình nghiên cứu, văn bản pháp luật, hướng dẫn liên quan đến quản
lý chất lượng tại các trường đại học nói chung và các CSGDĐH ĐTNKT nói riêng;
2 các văn bản, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến quản lý chất
lượng tại các trường đại học, trong đó có các trường đào tạo ngành kinh tế; (3) niên
giám thống kê về Giáo dục đại học từ các nguồn đáng tin cậy như website chính
thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu Giáo dục quốc tế, Tổng cục
Thống kê,...; và 4 các báo cáo đánh giá và tự đánh giá của các CSGDĐH ĐTNKT
trên cả nước.
 Phương pháp nghiên cứu điển hình là phương pháp tìm hiểu, khám phá
một trường hợp với nhiều đặc điểm phức tạp dựa trên sự hiểu biết một cách tồn
diện về trường hợp đó trong bối cảnh tự nhiên mà nó đang hoạt động hoặc diễn ra.
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực giáo dục, xã hội, luật
và y dược. Kết quả nghiên cứu điển hình cho phép nhà nghiên cứu trả lời được câu
hỏi tại sao sự kiện/ vấn đề này lại xảy ra như vậy, từ đó giúp họ xác định được các
vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và giải đáp. Phương pháp này phù hợp để
áp dụng trong nghiên cứu đề tài về hệ thống quản lý chất lượng tại các CSGDĐH
5



ĐTNKT bởi nó giúp nhà nghiên cứu trả lời được câu hỏi “tại sao”, “như thế nào”
một cách linh hoạt hơn so với các nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, nhà nghiên
cứu có thể cùng lúc sử dụng nhiều nguồn thông tin, dữ liệu khác nhau, bao gồm dữ
liệu lịch sử, phỏng vấn,... để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Không những thế, khi
nghiên cứu sâu vào một trường hợp điển hình, kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra được
những giải pháp mang tính thực tiễn cao đối với chủ đề được nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra, khảo sát: với mục đích tìm hiểu thực trạng, nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát thông qua việc xây dựng các phiếu điều tra
gửi tới các đối tượng liên quan nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài. Qua phương pháp này, tác giả tiến hành thu thập ý kiến đánh
giá của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo
tại cơ quan quản lý nhà nước và tại các CSGDĐH ĐTNKT.
Nhằm phù hợp với từng nhóm đối tượng điều tra, tác giả tiến hành xây dựng
các bảng hỏi khác nhau dành cho 03 đối tượng cụ thể là đơn vị quản lý nhà nước
trong lĩnh vực GD&ĐT; sinh viên và giảng viên thuộc các trường đại học có đào tạo
ngành kinh tế. Do các nhóm đối tượng này có những đặc điểm khác nhau nên việc
thiết kế các bảng hỏi khác nhau để thu thập dữ liệu là hoàn toàn cần thiết nhằm thu
thập được dữ liệu phản ánh tổng thể, khách quan thực trạng xây dựng và hoàn thiện
và triển khai hệ thống quản lý giáo dục tại các trường đại học có đào tạo ngành kinh
tế hiện nay.
Các bảng hỏi trước khi đưa vào điều tra chính thức đã được tiến hành điều tra
thử nghiệm. Căn cứ vào kết quả này, tác giả rút ra những hạn chế và điều chỉnh lại
phù hợp hơn. Về cách thức phân phát bảng hỏi điều tra, bảng hỏi được phân phát
đến các cơ quan được liệt kê ở trên. Kết quả thu thập về được xem xét và loại bỏ
những bảng hỏi khơng đạt u cầu nghiên cứu, sau đó, dữ liệu bảng hỏi được nhập
SPSS. Các dữ liệu của điều tra bảng hỏi trong quá trình nghiên cứu được xử lý và
phân tích bằng phần mềm SPSS và excel.
 Phương pháp chuyên gia: tác giả tiến hành phỏng vấn, phỏng vấn sâu, và
trưng cầu ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục có trình độ cao về tính
khả thi của hệ thống quản lý chất lượng mới tại một số trường ĐHĐTNKT nhằm có

một cách nhìn tổng qt, khách quan về các vấn đề xoay quanh nội dung nghiên cứu
của đề tài.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, là cuộc nói chuyện đã được lên kế
hoạch từ trước thơng qua hình thức hỏi đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người
được phỏng vấn, hay còn gọi là người cung cấp thông tin. Đây là phương pháp khai
thác ý kiến đánh giá của những người có trình độ cao hoặc nhiều năm kinh nghiệm
về một vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề
đó. Mặc dù thơng tin thu được từ phương pháp phỏng vấn chuyên gia mang tính chủ
6


quan, địi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ nhất định và đơi khi đối tượng
phỏng vấn khó tiếp cận, nhưng thông tin thu được từ phương pháp này rất phong
phú, đa dạng và có chất lượng cao. Hơn nữa, phương pháp này khơng chỉ hữu ích
cho nhà nghiên cứu trong q trình nghiên cứu mà cịn cả trong quá trình đánh giá
kết quả, đề xuất giả thuyết hay lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Chính vì thế, đối
với đề tài nghiên cứu về hệ thống quản lý chất lượng tại các CSGDĐH ĐTNKT,
đây là phương pháp phù hợp để có được các thơng tin mang tính hàn lâm cao.
 Phương pháp thảo luận, chuyên đề, hội thảo: tác giả tiến hành tổ chức các
buổi thảo luận chuyên đề, tổ chức các buổi hội thảo có quy mơ nhỏ nhằm thu thập
thêm những đánh giá và cã quan điểm khác nhau về các khía cạnh, nội dung mà đề
tài nghiên cứu.
 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: tác giả tiến hành thực nghiệm
một số giải pháp đề xuất tại Trường Đại học Thương Mại để khẳng định tính khả thi
của việc áp dụng các tiêu chuẩn, nội dung mới vào đổi mới hoạt động tổ chức, quản
lý của các trường đại học có đào tạo ngành kinh tế tại Việt Nam hiện nay. Tác giả tổ
chức tham vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia và thông qua cả hệ thống phiếu hỏi.
Thành phần tham gia gồm các nhà quản lý và các cán bộ nhân viên chịu trách nhiệm
tuyển sinh của Trường Đại học Thương Mại.
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm rút ra kinh nghiệm cho việc

quản lý các CSGDĐH ĐTNKT tại Việt Nam, tác giả tiến hành phân tích việc tổ
chức, quản lý, triển khai hệ thống quản lý giáo dục tại một số nước phát triển và
đang phát triển trên thế giới về thực tiễn quản lý chất lượng tại các CSGDĐH
ĐTNKT tại quốc gia này.
Nhóm phƣơng pháp hỗ trợ
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê tốn học để phân tích định lượng và
định tính của các kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính trong Exel và SPSS để xử
lý, tính tốn và phân tích các số liệu thu thập được. Một số phương pháp được tác
giả sử dụng lồng ghép trong suốt q trình nghiên cứu và phân tích là phương pháp
dự báo, phương pháp so sánh.

10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được tổ
chức thành 3 chương, gồm:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại
học đào tạo ngành kinh tế theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
 Chương 2: Cơ sở thực tiễn của Quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục
đại học đào tạo ngành kinh tế theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

7


 Chương 3: Các giải pháp xây dựng và triển khai hệ thống Quản lý chất
lượng tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành kinh tế theo tiếp cận
đảm bảo chất lượng.

8


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG

TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH KINH
TẾ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sự phát triển của khoa học quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một phương thức quản lý chiến lược nhằm gắn kết
nhận thức về chất lượng cho tất cả thành viên tổ chức, xâm nhập, lan tỏa trong tất cả
các quy trình tổ chức [103]. Việc sử dụng hệ thống kiểm tra để đảm bảo sự phù hợp
với các yêu cầu cụ thể đã xuất hiện từ thời Trung Cổ. Tuy nhiên, khi các tổ chức và
sản lượng sản xuất ngày càng phát triển hơn về quy mô từ cách mạng công nghiệp,
nhu cầu “quản lý chất lượng” ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Đầu thập niên 1920, lịch sử khoa học Quản lý chất lượng bắt đầu cùng với sự
phát triển của lý thuyết xác xuất thống kê, lần đầu tiên được áp dụng để kiểm định
chất lượng sản phẩm. Trong thập niên 1920, nhà nghiên cứu Shewhart phát triển
ứng dụng các phương pháp thống kê toán học vào quản lý chất lượng với các biểu
đồ kiểm sốt hiện đại đầu tiên. Nghiên cứu của ơng đã chứng minh rằng sự biến đổi
trong quá trình sản xuất dẫn đến biến động trong sản phẩm. Vì vậy, loại trừ các biến
đổi trong quá trình sẽ dẫn đến một tiêu chuẩn tốt của sản phẩm cuối cùng.
Trong thập niên 40 của thế kỷ 20, khoa học quản lý chất lượng tiếp tục phát
triển mạnh dưới các nghiên cứu của những nhà lý luận hàng đầu về TQM người Mĩ
như W. Edwards Deming, Joseph Juran, Philip B. Crosby. Trọng tâm được mở rộng
từ chất lượng sản phẩm sang chất lượng của tất cả các vấn đề trong phạm vi một tổ
chức được coi như sự khởi đầu của TQM. Dựa trên nhũng nghiên cứu này, các nhà
lãnh đạo công nghiệp Nhật Bản bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của quản lý
chất lượng và đã mời các nhà nghiên cứu hàng đầu về chất lượng tham gia tiếp tục
phát triển, nghiên cứu các trường hợp cụ thể để đạt được mục tiêu đặt ra trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trong suốt những năm 1950 và 60, người Nhật không
chỉ tiếp thu những lời dạy của những bậc thầy về chất lượng phương Tây này, mà
cịn hình thành những khái niệm bền vững. Ban đầu được phát triển và áp dụng bởi
ngành công nghiệp Nhật Bản, “Kaizen” là một nguyên tắc cốt lõi về quản lý chất
lượng nói chung, và đặc biệt trong các phương pháp của TQM và “sản xuất tinh

gọn”.
Trong những năm 1970, thành công của Nhật Bản trong QLCL, đặc biệt trong
lĩnh vực ô tô và điện tử, các sản phẩm của Nhật Bản bắt đầu vượt qua thị phần Mỹ
với các sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn. Trong bối cảnh đó, các
tập đồn Mỹ đã tham gia phong trào chất lượng, mở rộng về lý thuyết và phương
pháp. Với cuốn sách Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Control), Armand
9


V. Feigenbaum đã đóng góp cho nền tảng khái niệm và ứng dụng thực tế về quản lý
chất lượng, góp phần đưa khoa học Quản lý chất lượng được biết đến một cách phổ
biến; trong đó, ơng đưa ra định nghĩa nổi tiếng: “Quản lý chất lượng là một hệ
thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về phát triển chất lượng, duy trì chất
lượng và cải tiến chất lượng của nhiều tổ nhóm trong một tổ chức để có thể tiếp thị,
áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng một cách tinh tế nhất” [84]. Vào cuối những năm 70 và 1980,
Philip B. Crosby nổi lên như một nhà lãnh đạo chất lượng, với các khái niệm then
chốt như “Chất lượng là thứ cho không Quality is Free ” và “Không mắc lỗi (Zero
Defects ”.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cải thiện chất lượng sử dụng ngày nay
bao gồm cải tiến sản phẩm, quy trình hoặc/ và con người. Trong đó có hệ thống ISO
- Hướng dẫn sử dụng để cải thiện quy trình và xác định khả năng xử lý được giới
thiệu từ năm 1947. Bên cạnh đó cịn có phương pháp Six Sigma - kết hợp các
phương pháp đã được thiết lập như kiểm sốt quy trình thống kê, thiết kế thí nghiệm
và phân tích hiệu ứng và phân tích hiệu ứng (FMEA) trong khuôn khổ chung, là một
phương pháp được phát triển bởi Motorola vào năm 1986. Ngồi ra, cịn có Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia Mỹ Malcolm Baldrige (MBNQA) là một mơ hình xuất
sắc trong kinh doanh xuất phát từ các nguyên tắc TQ, MBNQA đã được Quốc hội
xây dựng năm 1987 để nâng cao nhận thức và áp dụng các nguyên tắc QLCL
Bảng 1.1: Lịch sử phát triển của khoa học Quản lý chất lượng

Trước 1900

Chất lượng là một chỉ tiêu không thể thiếu trong nghề thủ công

1900-1920

Quản lý chất lượng bởi người quản lý

1920-1940

Quản lý chất lượng dựa trên kiểm tra

1940-1960

Quản lý quy trình thống kê

1960-1980

Đảm bảo chất lượng / quản lý chất lượng toàn diện (bộ phận chất
lượng)

1980-1990

Quản lý chất lượng tồn diện

1990-nay

TQM, văn hóa cải tiến liên tục, quản lý chất lượng toàn bộ tổ chức
Nguồn: [119]
Bảng 1.2: Quan điểm lý thuyết quản lý chất lượng

 Liên quan đến nhà cung cấp và khách hàng

Quản lý chất
lƣợng tồn diện

 Nhằm mục đích cải tiến liên tục
 Quan tâm đến sản phẩm và quy trình
10


 Có trách nhiệm với tất cả cơng nhân
 Phân phối thơng qua làm việc nhóm
 Sử dụng hệ thống quản lý q trình thống kê
 Nhấn mạnh vào cơng tác phịng chống
Đảm bảo chất
lƣợng

 Chứng nhận bên ngồi
 Ủy quyền tham gia
 Kiểm toán hệ thống chất lượng
 Phân tích nguyên nhân và hiệu ứng
 Quan tâm về vấn đề kiểm tra sản phẩm
 Có trách nhiệm với người giám sát

Kiểm sốt chất
lƣợng

 Tiêu chí chất lượng hạn chế
 Một số tiêu chí tự kiểm tra
 Hệ thống giấy tờ

 Đăng bài đánh giá sản xuất
 Tái làm việc

Kiểm tra

 Sự từ chối
 Kiểm soát lực lượng lao động
 Giới hạn các sản phẩm vật lý
Nguồn: [75]

Hiện nay, các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng thường được phân
thành ba giai đoạn chính, bao gồm: i kiểm tra chất lượng, ii đảm bảo chất lượng
và iii cải tiến liên lục. Nếu như kiểm tra chất lượng chủ yếu tập trung phát hiện và
loại bỏ toàn bộ hay từng phần sản phẩm cuối cùng không đạt các chuẩn mực chất
lượng, thì đảm bảo chất lượng tập trung phịng ngừa sự xuất hiện những sản phẩm
chất lượng thấp, còn cải tiến liên tục chú trọng vào việc thường xuyên nâng cao chất
lượng thông qua việc tất cả thành viên trong tổ chức đều thấm nhuần các giá trị văn
hóa chất lượng cao và nâng cao vai trò tối đa của người trực tiếp làm ra sản phẩm
[119].
Trong giáo dục đại học, tính cấp thiết của quản lý chất lượng nhằm nâng cao
hiệu quả đào tạo, đối đầu cạnh tranh, ngăn chặn chi phí thừa, đảm bảo trách nhiệm
giải trình và định hướng dịch vụ. Mặt khác, động lực đằng sau sự thay đổi và nâng
cao chất lượng trong giáo dục đại học có thể do sự bắt buộc của Chính phủ, khi ban
quản trị trường học bị áp lực phải chịu trách nhiệm trước công chúng tài trợ cho
giáo dục đại học. Đa phần, các yếu tố chính của cải cách của chính phủ là tăng hiệu
11


quả (khả năng thực hiện), hiệu suất (khả năng hoàn thành các mục tiêu chính trị), và
trách nhiệm (khả năng hợp pháp hóa kết quả) của khu vực cơng. u cầu về hiệu

quả, hiệu suất và trách nhiệm đã buộc các trường đại học áp dụng các cấu trúc, hệ
thống, cơ chế và mơ hình nhằm mục đích nâng cao các mục tiêu đó. Bên cạnh đó,
theo Goedegebuure và Van Vught [86], sức ép chi tiêu công tăng trong bối cảnh hệ
thống giáo dục đại học ngày càng phát triển đòi hỏi các trường đại học cần chứng
minh kết quả đầu ra hay đóng góp đối với xã hội. Ngồi ra, hội nhập khu vực và thế
giới thúc đẩy các dòng lưu chuyển sinh viên, giáo viên và nhà nghiên cứu giữa các
nước, dẫn đến yêu cầu ngày càng cao về trình độ, tiêu chuẩn và tín chỉ trong các hệ
thống giáo dục đại học và do đó, cần phải chú ý nhiều hơn đến các hệ thống đánh
giá chất lượng. Đồng thời, những thay đổi từ môi trường (tái cấu trúc nền kinh tế,
vai trò thay đổi của nhà nước, chuyển đổi nhân khẩu học, công nghệ mới và tồn
cầu hóa ngày càng tăng cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu truy cập, chất
lượng, chi phí và hiệu quả của giáo dục tại các trường cao đẳng và đại học.
Mặc dù cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý chất lượng
giáo dục trên thế giới, nhưng việc áp dụng và triển khai nó trong các tổ chức và các
nước vẫn chứa đựng nhiều vấn đề bất cập. Các quan niệm của các học giả cũng
khơng hồn tồn giống nhau, thậm chí có điểm trái ngược nhau. Vì vậy chủ đề này
vẫn đang là chủ đề còn khá nhiều điểm cần được khai thác và làm rõ hiện nay.
1.1.2. Một số cơng trình về quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học
Dưới sự gia tăng nhu cầu của nền kinh tế tri thức và chính bởi vậy các nhà
giáo dục, chất lượng giáo dục, đặc biệt là vấn đề quản lý giáo dục tại các đại học
được các nhà quản lý, nghiên cứu và cả xã hội quan tâm. Nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước đưa ra nhiều cách hiểu cùng các cách tiếp cận khác nhau đến việc quản
lý chất lượng trong giáo dục đại học.
Tác giả Mukhopadahyay [112], trong cuốn sách “Quản lý chất lượng toàn
diện trong giáo dục” Total Quality Management in Education), tác giả đề cập đến
chất lượng trong giáo dục, áp dụng các nguyên tắc, triết lý, khách hàng, đánh giá
của nhà trường, phát triển nhân lực, lãnh đạo, thực hiện TQM,... Việc xây dựng mơ
hình và kinh nghiệm của ơng về thiết lập CSGD trong bối cảnh văn hóa cụ thể, một
kế hoạch chiến lược khả thi cho việc áp dụng TQM.
Tác giả Nguyễn Văn Khơi [34] với nghiên cứu “Chương trình giáo dục” đã

giới thiệu những lý thuyết cơ bản về phát triển chương trình giáo dục và quản lý
giáo dục tại các trường đại học, bao gồm: một khố khái niệm, quan điểm, cách tiếp
cận, các phương pháp quản lý, chương trình đào tạo và một số tiêu chuẩn, tiêu chí
đánh giá chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hệ thống lý thuyết của tác giả trình bày
cịn khá vắn tắt, chưa tập trung đi sâu vào các nội dung chính của quản lý giáo dục
đại học.
12


×