! !"# $%&'
'"()* !"# $%&
'+,-./0
'1 ""1 ""&"2345"6$*6$"7)6$8#&5"9:; < "=>?@"ABC)0
''1 ""1 ""&"234D"&EB FG "'H
'IC"1 "*J343C''
FKLMNFKOPQ
'F= !"I3*R "J R$QS
!"
T !'1 ""1 "UVW6 !343C$XC?@FG"Y ! Z)'HH[''
T !''1 ""1 "W\ U*J]C73A !$XC?@ Z)'H'
T !'1 ""1 ""&"234$XC?@"^7W_9 '[
T !'S1 ""1 " "\ <"`&*J]C73A !$XC$9$"A3a&:C:R$*JUC&<""&"234bc "d1 "
e&\ :# "AfH
T !'g1 ""1 "343C$XC"A3a&:Cbh "d1 "e&\ :# "Af'
T !'Q1 ""1 ""& "i5j3a dk34 l ! !"B5$XC"A3a&:C
T !'mn !"& "i5j3a dk34$XC"A3a&:Cg
T !'[6$3o$"UVW6 !"& "i5j !&2 "&3a dk34$XC$9$"A3a&:CQ
T !1 ""1 "*B$]J)$XC$9$"A3a&:C:R$*JUC&<""&"234b "\ <"`&f[
T !'0"& "i5$XC$9$"A3a&:C:R$<""&"234bd1 "e&\ :# "AfS'
T !'H"& "i5$XC$9$"A3a&:CUC&<""&"234bd1 "e&\ :# "AfSS
T !QF=e&T<;)3I ">^U*aU_"CE3n"& "i5$XC !pW\ :7 !' Z)'HH[*J'H
b<"l !$q9$3A !$XC]()5"9fSg
T !mF=e&T<;)3I ">^U*aU_"CE3n"& "i5$XC !pW\ :7 !' Z)'HH[*J'Hb
$q9$3A !$XC]()5"9fSQ
T !'%$3A&8# $XC$9$"A3a&:C:7 !$"8#&:R$<""&"234Sm
T !''%$3A&8# $XC$9$"A3a&:C:7 !$"8#&:R$<""&"234S0
T ![a&:C*ah ""1 " "JD$9$"A:R$*JUC&<"dI"&"234b"AfgH
T !02Wk !U ""7(*J5"Y !8B $XC !pW\ :R$*JUC&<""&"234g'
T !'%$3A39 "!9$XC !pW\ *a$l !9$3a dkr*J3a&<B U !gg
T !'S7 !)& $XC$9$"A3a&:CgQ
!"
;&32B c$"!^7:2 !$XC?@ Z)'HH0U7*R Z)'H'Q
;&32',_"CE3n:7 !$"Z &l$XC?@ Z)'HH0U7*R Z)'H'm
;&32;&32";"B "& "i5j3a dk34$XC$9$"A3a&:CS
;&32';&32";"B $Y$4&]C73A !$XC$9$"A3a&:C:R$<""&"234SH
;&32;&32";"B $Y$4&]C73A !$XC$9$"A3a&:CUC&<""&"234SH
;&32S;&32U7U9 ""& "i5:& !d1 "]C73A !$XC' "q)"AW\ Z)'HH[SS
;&32g;&32";"B )%$3A&8# $XC$9$"A3a&:C:7 !$"8#&:R$<""&"234
S[
;&32Q;&32";"B )%$3A&8# $XC$9$"A3a&:C:7 !$"8#&UC&<""&"234
b"AfgH
;&32m";"B U_"CE3n*a*B$UVW6 !32Wk !U ""7(*J5"Y !8B 3]($XC$9$"A
3a&:Cg
!"
Với tốc độ phát triển của đất nước và của nhân loại thì vấn đề đất đai hiển nhiên
trở thành một vấn đề được quan tâm nhiều trong xã hội. Đất nước càng phát triển kéo
theo sự phát triển của ĐTH, HĐH. Đó sẽ là xu thế tất yếu đối với một nước nông
nghiệp như Việt Nam.
Quá trình ĐTH, HĐH diễn ra như một qui luật tất yếu khách quan, đặc biệt dưới
tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay. Nước ta đang trong quá trình
phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục
tiêu đó quá trình ĐTH, HĐH đã và đang diễn ra hầu hết các địa phương, nhất là các
địa phương ở khu vực nông thôn và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những địa phương
có lợi thế hơn về mặt vị trí địa lý, giao thông, cảng biển. Quá trình ĐTH, HĐH càng
phát triển thì công tác thu hồi đất ngày càng nhiều. Vấn đề thu hồi đất là một vấn đề
khá nhạy cảm, “nó” không những ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà ảnh
hưởng tới nhiều mặt.
Việc thu hồi đất ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới người dân nằm trong diện
bị thu hồi. “Nó” đã có tác động tích cực như thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động nông thôn sẽ giảm dần cả
tương đối lẫn tuyệt đối trong quá trình đó. CNH, HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm
cho người dân và kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ của người
lao động khai thác được tiềm năng của vùng, miền nâng cao đời sống của người dân.
Bên cạnh đó việc thu hồi đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng không tốt tới người
dân. Có một số người dân rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề, không có
việc làm, thu nhập bấp bênh việc xây dựng ồ ạt trong quá trình CNH, HĐH cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái ở địa phương.
Trong tình hình đó cần phải có cái nhìn tổng quát, nắm rõ được những ảnh hưởng
tiêu cực để từ đó có được những giải pháp thích hợp cho sự phát triển ở hiện tại cũng
như ở trong tương lai.
!"
#
Với đề tài: $%&'()*+,-*./%.
012345%674879!: là vấn đề tôi lựa chọn để làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
!
Nghiên cứu tình tình thu hồi đất nông nghiệp tại xã Kỳ Phương để từ đó làm rõ
những ảnh hưởng đến đời sống người dân bị thu hồi đất và đề xuất một số giải pháp
phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thu hồi đất nói
chung và ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng
Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, đền bù, TĐC ở địa phương.
Làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời
sống của người dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích
cực, hạn chế tác động tiêu cực.
"# !
Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để phân tích
những vấn đề đặt ra trong khóa luận.
Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: từ số liệu báo cáo của xã, tỉnh.
+ Số liệu sơ cấp: để làm rõ ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời
sống người dân tôi tiến hành điều tra 60 hộ dân bị thu hồi đất tại các thôn ở xã Kỳ
Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không
lặp với khoảng cách cho trước.
Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
Phương pháp thống kê so sánh.
$"%& !
## %;<=
Tác động thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống người dân
!"
>
xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Các hộ dân nằm trong diện thu hồi, đền bù và giải phóng mặt
bằng ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
#> 5?(<=
!Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Kỳ Phương, huyện
Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
"
Đối với số liệu thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu qua huyện Kỳ Anh và xã Kỳ
Phương trong giai đoạn 2008 – 2013.
Đối với số liệu sơ cấp: Số liệu được điều tra từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2014.
!"
@
'( !
"#
#)*+, !
-'-'#)./
###ABCB<D
0123245 là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa dân số hay
diện tích đô thị trên trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay một khu vực. Nó
cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách
đầu thì nó còn được gọi là đô thị hóa; còn theo cách thứ hai thì nó có tên là tốc độ đô
thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua các mặt
dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,
Tại điều 4 - Luật đất đai 2003 nêu rõ :
262789:1 là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo
quy định của Luật này.
7812;<=>?282@=;AB1262789:1 là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
C1DE?282@=;AB1262789:1 là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
>;<8F31262789:1
Theo Nghị định 197/CP của Chính phủ ban hành ngày 03/12/2004 :
Người bị thu hồi đất là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá
nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài
đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền
với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo
quy định tại Nghị định này.
26=2GH: Khi xác định tình trạng kinh tế của một người hay của một quốc gia,
hai thước đo thường được sử dụng nhiều nhất là thu nhập và tài sản. Thu nhập là số
tiền thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng tất cả các khoản thu nhập là thu
!"
E
nhập quốc dân. Phần lớn thu nhập quốc dân là thuộc về lao động, như tiền công và
lương tháng, hay dưới dạng phúc lợi - phần còn lại là các dạng khác nhau của thu nhập
từ tài sản: Tiền thuê, lãi ròng, lợi nhuận công ty và thu nhập của người sở hữu cá thể -
khoản cuối cùng này chủ yếu bao gồm lợi tức của những người chủ sở hữu và những
doanh nghiệp nhỏ.
Thu nhập từ một nền kinh tế thị trường được phân phối cho những người sở hữu
các yếu tố sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tiền công, lợi nhuận, tiền thuê và tiền lãi.
Tất cả mọi người đều cho rằng, khoảng ba phần tư thu nhập quốc dân là từ lao động,
trong khi phần còn lại được phân phối như một dạng lợi tức vốn nào đó (Nguyễn Chí
Thành-2007)
I893=2B; là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để chỉ những ảnh
hưởng tác động đến đời sống người dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá
trình phát triển dự án, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình nhằm
khôi phục cuộc sống của họ. Tái định cư bao gồm cả việc thực hiện chính sách bồi
thường thiệt hại khi thu hồi đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển
người dân đến nơi ở mới.
Phân loại tái định cư:
1. Về hình thức
Việc tái định cư có dạng di dân vào vùng đô thị hóa. Chuyển dịch nội ngoại
thành, bao gồm từ việc thực hiện chương trình cải tạo đô thị cho tới việc chuyển dịch
theo sở nghuyện của người dân.
Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư
2. Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ:
Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không quy hoạch.
Do việc xây dựng trái phép ở khu vực không có hạ tầng, giá đất rẻ nên nhiều người có
thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện giải tỏa từ các dự án nhận tiền bồi
thường tự lo chỗ ở.
Tái định cư tự giác là việc tái định cư để thực hiện các dự án và người dân tự giác
chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc tạo chỗ ở mới ở các dự án
phát triển nhà.
Cưỡng bức tái định cư: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở cho những
người bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường hợp không kiên quyết
đã gây ra ách tắc cho đấu tư phát triển.
!"
F
Xét về tính chất, tái định cư có hai dạng:
Tái định cư bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung. Nhìn chung
các quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của nhà nước trong việc thu hồi
đất để thực hiện dự án này vì lợi ích quốc gia.
Tái định cư nguyện vọng: thông thường trong các dự án cải tạo đô thị ở quy mô
nhỏ vì lợi ích trực tiếp của những người tham gia thực hiện dự án.
##>AG/BH)%.7A %.HI)
#$#$%$#$&'()*+",)-."+/012
3
Tại điều 42 - Luật đất đai 2003 quy định :
1. Nhà nước thu hồi của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo quy định thì được bồi thường.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có
cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá
trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các
dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người bị thu
hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải được quy hoạch chung cho
nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn
nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường
bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực
đô thị; bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử
dụng đất bị thu hồi lớn hơn giá trị đất được bồi thường thì người thu hồi đất được bồi
thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Bên cạnh đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho người thuộc diện bị thu hồi đất theo
luật đất đai 2013 có một số điểm mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất như sau:
Thứ nhất: Về các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trong Luật Đất đai năm 2003 được quy định tại 3 điều (Điều 41, 42 và 43) và trên thực
tế không thể thể chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện
!"
J
thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi
thường về đất, hỗ trợ và tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc phục hạn
chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc
bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất
thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó quy định cụ thể các nguyên
tắc bồi thường vế đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất
khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ
vào đó thống nhất thực hiện. Cụ thể:
“ Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng
với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo
giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm
quyết định thu hồi đất.
1.1.2.2. Chính sách thu hồi đất, tái định cư cho người thu
hồi đất ở Huyện Kỳ Anh
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hà Tĩnh ban hành tại Quyết định số
07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh như sau:
1. Bổ sung khoản 2, Điều 2 về đối tượng áp dụng như sau:
“2. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi
thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Văn bản này.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (hoặc Tổ chức làm công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư) các cấp (sau đây gọi là Hội đồng bồi thường); Hội đồng thẩm định
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (hoặc Tổ thẩm định phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư) cấp tỉnh và cấp huyện (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định)”.
2. Sửa đổi khoản 1, Điều 5 về giá đất, diện tích để tính bồi thường và chi phí đầu
tư vào đất còn lại như sau:
“1. Giá đất để tính bồi thường và việc tính chi phí đầu tư vào đất còn lại được
!"
K
thực hiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Trường hợp diện tích đất bị thu hồi có được do đấu giá quyền sử dụng đất, thì
giá đất để tính bồi thường là giá đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất
nhân với hệ số chênh lệch giữa giá đất trúng đấu giá chia cho giá đất được UBND tỉnh
quy định tại thời điểm đấu giá. Hệ số chênh lệch tối đa được tính là 1,5; trường hợp hệ
số chênh lệch lớn hơn mức 1,5 thì áp dụng mức 1,5.
b) Trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất, người sử dụng đất
không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất thì cơ quan làm nhiệm vụ bồi
thường căn cứ vào hiện trạng thực tế về san lấp mặt bằng, tôn tạo đất được giao, được
thuê, thời gian còn lại chưa được sử dụng đất và giá đất để tính chi phí đầu tư còn lại
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó:
- Về chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được tính tối đa không quá 70%
khối lượng thực tế san lấp, tôn tạo;
- Đối với đất nông nghiệp chi phí đầu tư còn lại vào đất được tính tối đa không
quá 30% giá trị đất nông nghiệp cùng loại, cùng vị trí được bồi thường trên địa bàn”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 14 về bồi thường nhà, công trình xây dựng
trên đất như sau:
“4. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:
Được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật
tương đương do các Bộ chuyên ngành ban hành; giá trị công trình xây dựng mới chủ
đầu tư phải lập và trình cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành thẩm định trước khi
trình duyệt kinh phí bồi thường; phần vật tư, thiết bị của công trình bị tháo dỡ mà còn
sử dụng được thì thu hồi giao cho chủ đầu tư công trình quản lý sử dụng; Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm đề xuất cơ quan có thẩm quyền thành lập
Hội đồng xác định giá trị còn lại của phần vật tư, thiết bị của công trình bị tháo dỡ và
trừ vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của chủ đầu tư công trình.
Trong trường hợp công trình hạ tầng thuộc dự án phải di chuyển mà chưa được
xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì cơ quan
có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư công trình đề xuất UBND tỉnh xác
!"
L
định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các công trình có thiết bị, vật tư, phụ tùng phụ trợ trong dây chuyền hệ thống
công nghệ khi tháo dỡ, lắp đặt địa điểm mới thì chi phí bồi thường áp dụng bao gồm:
chi phí tháo lắp, vận chuyển, hao hụt, bảo quản, bảo dưỡng và chi phí lắp đặt mới tại
thời điểm, mọi trách nhiệm quản lý sử dụng thuộc chủ sở hữu tài sản. Đơn giá áp dụng
theo đơn giá xây dựng và lắp đặt hiện hành do UBND tỉnh quy định”.
4. Sửa đổi Điều 23 về Hỗ trợ di chuyển (chỉ áp dụng cho những hộ chấp hành di
dời đúng tiến độ được duyệt) như sau:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở
đi nơi khác mà chấp hành việc di dời đúng tiến độ được duyệt thì được hỗ trợ kinh phí
để di chuyển.
a) Mức hỗ trợ di chuyển cho hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể như sau:
- Di chuyển trong phạm vi không quá 1 Km: 2.600.000 đồng/hộ
- Di chuyển trong phạm vi từ trên 1 Km - 5 Km: 4.000.000 đồng/hộ
- Di chuyển trong phạm vi trên 5 Km - 10 Km: 6.000.000 đồng/hộ
- Di chuyển trong phạm vi trên 10 Km - 15 Km: 8.500.000 đồng/hộ
- Di chuyển trên 15 Km: 12.000.000 đồng/hộ
b) Tổ chức đang sử dụng đất hợp pháp, cơ sở tôn giáo, đền chùa miếu mạo, nhà
thờ tự được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt, mức hỗ trợ căn cứ vào
khối lượng, cung độ, giá cước vận chuyển và tính chất của từng loại thiết bị, Hội đồng
bồi thường xây dựng và trình phê duyệt trong phương án bồi thường.
2. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở mà không còn chỗ ở khác thì trong
thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được hỗ trợ tiền thuê nhà ở
tạm hoặc làm lán trại tạm:
a) Mức hỗ trợ: Khu vực nông thôn 800.000 đồng/hộ/tháng; khu vực đô thị
1.200.000 đồng/hộ/tháng.
b) Thời gian được hỗ trợ tính theo thực tế (tùy yêu cầu tiến độ dự án và yêu cầu
về công tác bàn giao mặt bằng), nhưng tối đa không quá 06 tháng. Trường hợp do yêu
cầu phải bàn giao mặt bằng trước kế hoạch di dời thì thời gian được hỗ trợ tối đa
không quá 12 tháng.
!"
M
3. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở, việc di chuyển được hộ gia đình, cá
nhân tự nguyện thực hiện trước ngày được Hội đồng bồi thường thông báo di dời 15
ngày thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định còn được thưởng tiến độ, mức thưởng
5.000.000 đ/hộ”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d, khoản 1 và khoản 4, Điều 25 về hỗ trợ ổn
định đời sống và ổn định sản xuất như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây:
c) Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều lần mà diện tích
mỗi lần thu hồi chưa đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản
1 Điều 25 Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND thì được cộng dồn diện tích thu hồi của
các lần lại để dự án tại thời điểm xem xét hỗ trợ và chỉ được hỗ trợ một lần; Trường
hợp thu hồi đất để thực hiện nhiều dự án đầu tư, nếu cùng một thời điểm thì diện tích
được tính hỗ trợ là tổng diện tích thu hồi của các dự án và dự án có diện tích thu hồi
lớn nhất phải lập phương án hỗ trợ. Thời gian cộng dồn các dự án được tính bắt đầu kể
từ ngày 01/7/2004.
d) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu đang sinh sống tại địa phương tại thời điểm thu
hồi đất quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 25 Quyết định số 07/2010/QĐ-
UBND được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung
bình ở địa phương tại thời điểm hỗ trợ.
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2, Điều 14, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
“4. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn
định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp,
các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công, thương
nghiệp. Mức hỗ trợ tính theo diện tích đất nông nghiệp được bồi thường 4.000 đ/m
2
.”.
6. Sửa đổi khoản 2, bổ sung khoản 3, Điều 26 về hỗ trợ đối với đất nông nghiệp
trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở như sau:
!"
#N
“2. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính
phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp
tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường
theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% giá đất ở trung bình của khu vực
có đất thu hồi theo quy định trong bảng giá đất của UBND tỉnh; diện tích được hỗ trợ
không quá 05 (năm) lần hạn mức giao đất ở tại địa phương theo quy định hiện hành
của UBND tỉnh và không vượt quá tổng diện tích thửa đất được bồi thường.
Giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi để tính hỗ trợ theo khoản này
được tính theo nguyên tắc trung bình cộng các mức giá đất ở trong từng xã, phường,
thị trấn. Hàng năm UBND huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào giá đất của địa phương
đề xuất giá đất ở trung bình để trình UBND tỉnh phê duyệt ngay sau khi có quyết định
ban hành giá đất mới.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất mà phần diện tích đất thu hồi
đã được tính hỗ trợ tại khoản 1 thì diện tích còn lại không được tính hỗ trợ theo quy
định tại khoản 2 của Điều này”.
7. Sửa đổi khoản 1, Điều 27 về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của Bản quy định kèm
theo Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND) đủ điều kiện được bồi thường mà không có
đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo quy định còn được hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền như sau:
a) Đối với đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đồng
muối:
- Đối với các xã thuộc thành phố Hà Tĩnh: Mức hỗ trợ bằng 3,5 lần giá trị đất
nông nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;
- Đối với các xã thuộc thị xã Hồng Lĩnh: Mức hỗ trợ bằng 2,7 lần giá trị đất nông
nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;
- Đối với các xã thuộc huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên tiếp giáp với ranh
!"
##
giới các phường thuộc thành phố Hà Tĩnh: Mức hỗ trợ bằng 2,7 lần giá trị đất nông
nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;
- Các khu vực còn lại: Mức hỗ trợ bằng 1,8 lần giá trị đất nông nghiệp bị thu hồi
và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;
Trường hợp các hộ bị thu hồi hết (100%) đất nông nghiệp mà phải di chuyển chỗ
ở, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề được tính tối đa đến 05 lần giá đất nông nghiệp, nhưng
tối đa không vượt quá 130.000.000 đ/hộ.
b) Đối với đất lâm nghiệp:
Mức hỗ trợ bằng 1,5 lần giá trị đất lâm nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức
giao đất tại địa phương.
Diện tích đất bị thu hồi được hỗ trợ là diện tích đất đã được nhà nước giao cho
các hộ gia đình cá nhân bao gồm: đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các
loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật hoặc có trong phương án giao đất,
chuyển đổi ruộng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp các hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp mà có mức hỗ trợ theo quy định trên lớn hơn hoặc bằng
giá trị đất ở, nhà ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì tùy điều kiện cụ
thể Hội đồng bồi thường xây dựng phương án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt theo quy định”.
8. Sửa đổi khoản 1, khoản 4, khoản 5, bổ sung khoản 7, Điều 28 về hỗ trợ khác
như sau:
“1. Ngoài việc hỗ trợ theo quy định, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và điều
kiện cụ thể của từng dự án, Hội đồng bồi thường xem xét đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh
quyết định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất
cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định”.
“4. Hộ gia đình đang hưởng chế độ thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có
công với cách mạng phải di chuyển chỗ ở hoặc thu hồi trên 30% diện tích đất nông
nghiệp được giao; ngoài các khoản hỗ trợ quy định, được hỗ trợ thêm như sau:
a) Hộ có 02 thân nhân liệt sỹ, hộ nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống),
hộ có ít nhất một thương binh hạng 1/4, bệnh binh hạng 1/4 thì được hỗ trợ 3.000.000
!"
#>
đ/hộ;
b) Hộ có một thân nhân liệt sỹ, có ít nhất một thương binh hạng 2/4, bệnh binh
hạng 2/4, hộ hưởng chế độ chất độc da cam thì được hỗ trợ 2.500.000 đ/hộ;
c) Hộ có thương binh hạng 3/4 hoặc 4/4, bệnh binh hạng 3/4 hoặc 4/4, hộ gia
đình có công với cách mạng, hộ gia đình neo đơn, già cả, đau ốm lâu dài, hộ gia đình
nghèo được chính quyền địa phương xác nhận, được hỗ trợ 2.000.000 đ/hộ.
5. Hộ gia đình sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản có mặt
nước bị thu hồi nhưng không được bồi thường; hộ ngư nghiệp, hộ trực tiếp sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp mà phải chuyển đổi nghề nghiệp do di chuyển chỗ ở thì
được hỗ trợ như sau: Hỗ trợ thiệt hại đối với những máy móc, thiết bị, công cụ, dụng
cụ có thể di chuyển nhưng không sử dụng được ở nơi tái định cư như: tàu, thuyền,
lưới, ngư cụ đánh bắt, lồng, bè nuôi trồng thủy hải sản, đáy, đăng, nò… đặt cố định tại
cửa sông cửa lạch, phương tiện vận tải đường sông, máy cày, máy xay xát, che ép mía,
dụng cụ chế biến hải sản… mức hỗ trợ tối đa bằng 70% giá trị mới bình quân cùng
loại trên địa bàn. Số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ… được hỗ trợ theo số lượng
thực tế hộ đang sử dụng.
9. Sửa đổi Điều 33 về lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:
“9.1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một nội dung của
dự án đầu tư do Nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư;
trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì UBND cấp huyện nơi có đất có trách
nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB giúp Nhà đầu tư lập phương án tổng thể về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngay sau khi có phương án thu hồi đất. Cụ thể, Chủ
dự án tiến hành khảo sát khu vực dự án, tổ chức cắm mốc giải phóng mặt bằng, lập
phương án tổng thể về bồi thường theo các nội dung chính sau:
- Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi được xác định trên cơ sở bản đồ địa chính,
hồ sơ địa chính đã được xây dựng, nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính
đã biến động trên 40% thì Chủ đầu tư tiến hành đo đạc (hoặc trích đo) bản đồ địa
chính khu vực dự án;
!"
#@
- Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;
- Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);
- Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi được phê duyệt
cùng dự án đầu tư, Chủ đầu tư phải gửi một bộ (bản sao có chứng thực) về UBND cấp
huyện nơi có đất bị thu hồi để tiến hành thủ tục thông báo thu hồi đất theo quy định.
9.2. Lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tiến hành
ngay sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận. Nội dung các công việc
như sau:
a) Trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được xét duyệt
hoặc được chấp thuận, Hội đồng bồi thường phải hoàn thành việc kê khai, kiểm kê và
xác định nguồn gốc đất đai.
b) Trong thời gian không quá 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kê khai, kiểm
kê và xác định nguồn gốc đất đai, phải hoàn thành việc lập phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ
lệ phần trăm chất lượng còn lại của loại tài sản bị thiệt hại;
- Các căn cứ có tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: giá đất tính bồi thường,
giá tài sản, cây cối… tính bồi thường; số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số
người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư;
- Việc di dời các công trình của Nhà nước, tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng
dân cư…;
- Việc di dời mồ mả.
c) Sau khi hoàn thành việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hội
đồng bồi thường tiến hành lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
được thực hiện như sau:
!"
#E
- Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở
UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi để người bị thu
hồi đất và những người khác có liên quan tham gia ý kiến;
- Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của UBND cấp xã, đại
diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;
- Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là 20 ngày, kể từ ngày
đưa ra niêm yết.
d) Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến về
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và nộp cho cơ quan thẩm định”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 về cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng như sau:
“Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện Quyết định thu hồi đất đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bàn giao đất đã có Quyết định thu hồi thì
thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất
đai khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của
Chính phủ;
b) Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại khoản
4, Điều 31, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP mà người có đất bị thu hồi không bàn giao
đất cho Hội đồng bồi thường;
c) Sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng,
UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục
nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã thu hồi cho Nhà
nước;
d) Có quyết định cưỡng chế của UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật đã có hiệu lực thi hành;
đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế; trường hợp người bị
cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Hội đồng bồi thường phối hợp với
!"
#F
UBND cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở UBND cấp xã nơi
có đất thu hồi.
Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc
ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà người bị cưỡng chế không bàn giao
đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy
định của pháp luật”.
Điều 2. Bổ sung thêm một số nội dung chưa quy định tại Quyết định số
07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh, như sau:
1. Xử lý đối với một số trường hợp bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản như sau:
1.1. Diện tích đất nằm trong chỉ giới hành lang giao thông:
a) Trường hợp đất nằm trong chỉ giới hành lang giao thông đủ điều kiện cấp giấy
CNQSD đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy CNQSD đất thì được
bồi thường theo quy định hiện hành;
b) Trường hợp đất nằm trong chỉ giới hành lang giao thông đủ điều kiện cấp giấy
CNQSD đất nhưng chưa được cấp giấy CNQSD đất thì chính quyền địa phương xã,
phường, thị trấn căn cứ hồ sơ địa chính và thực trạng quản lý, sử dụng để xem xét từng
trường hợp cụ thể và lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ theo quy định;
c) Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng phần đất nằm
trong chỉ giới hành lang giao thông chưa được cấp giấy CNQSD đất thì chính quyền
địa phương xã, phường, thị trấn căn cứ hồ sơ chuyển nhượng và thực trạng thửa đất để
xác định đối tượng và đề xuất lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
1.2. Các tổ chức, hộ gia đình có đất đai, tài sản, công trình xây dựng không nằm
trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án nhưng do việc triển khai dự án mà bị ảnh
hưởng đến khả năng sử dụng thì được hỗ trợ như sau:
a) Đối với đất vườn, đất sản xuất nông nghiệp, đồng muối, nuôi trồng thủy sản
mà bị ảnh hưởng trong quá trình thi công công trình, nhưng sau khi thi công vẫn sản
xuất được thì được hỗ trợ bằng giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch đối với diện tích
đất bị ảnh hưởng (giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch được tính theo năng suất
trung bình trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng, vật nuôi chính tại địa phương
theo giá trung bình của nông sản cùng loại tại thời điểm thu hồi đất).
!"
#J
Trường hợp nếu diện tích bị ảnh hưởng không tiếp tục sản xuất được thì Hội
đồng bồi thường đề nghị xem xét thu hồi đất và được bồi thường theo quy định.
b) Đối với các công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần kề công trình thi
công tùy vào mức độ hạn chế sử dụng của công trình (tỷ lệ %) bị hư hỏng, xuống cấp
của công trình, Hội đồng bồi thường đề xuất từng trường hợp cụ thể để cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xem xét mức hỗ trợ theo quy định.
1.3. Hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân, người lao động thuộc các nông,
lâm trường trước đây (nay đã giải thể) và đã được các nông, lâm trường giao đất làm
nhà ở và giao khoán diện tích đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp,
làm muối, nuôi trồng thủy sản…, khi bị Nhà nước thu hồi đất thì UBND huyện, thành
phố, thị xã căn cứ các chính sách đất đai qua các thời kỳ để lập phương án xử lý về
quyền sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi lập phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư.
1.4. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất đai, tài sản trong hành lang công trình lưới
điện cao áp:
a) Đối với đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng
trong hành lang an toàn lưới điện thuộc diện nhà nước không thu hồi đất mà bị hạn chế
khả năng sử dụng đất thì được bồi thường, hỗ trợ một lần. Mức bồi thường, hỗ trợ
bằng 80% mức bồi thường thu hồi đất đó tính trên diện tích đất nằm trong hành lang.
Trường hợp đất không đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật về
đất đai thì được hỗ trợ bằng 50% của giá trị được hỗ trợ theo quy định hiện hành.
b) Đối với nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân có
một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện được xây dựng
trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, trước ngày thông
báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì
được bồi thường, hỗ trợ bằng 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt
tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện, theo đơn giá UBND tỉnh ban
hành tại thời điểm tính bồi thường, hỗ trợ.
c) Đối với cây lâu năm, cây rừng có trước khi thông báo thực hiện dự án công
trình điện cao áp và trong hành lang an toàn lưới điện hoặc ngoài hành lang có nguy cơ
!"
#K
vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định mà phải chặt bỏ không được trồng mới
hoặc chặt tỉa cây thì được bồi thường một lần; mức bồi thường tính theo số cây phải
chặt bỏ, chặt tỉa nhân với đơn giá bồi thường do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm bồi
thường.
##@$%&')*+
Đối với người nông dân thì việc chuyển đổi ngành nghề là một việc làm tương
đối khó. Khi đất nông nghiệp bị thu hồi thì đời sống người dân có nhiều thay đổi lớn.
Đối với người nông dân, đất nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu, là nơi tạp nên thu
nhập “xương sống” của từng hộ gia đình. Nhưng khi bị thu hồi họ sẽ bị mất nguồn thu
từ cây con trong nông nghiệp từ đó kéo theo sự thay đổi về nguồn thu nhập, họ có thế
phải chuyển đổi ngành nghề kéo theo sự thay đổi về việc làm, thu nhập và cơ cấu thu
nhập. Đây cũng là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất khi đất nông nghiệp của người dân
bị thu hồi. Bên cạnh đó việc thu hồi đất sẽ kéo theo sự đảo lộn trong cuộc sống, sinh
hoạt của người dân. Tất nhiên khi có chính sách thu hồi đất nông nghiệp của người dân
sẽ có cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực.
450'6
Trước hết việc thu hồi đất nông nghiệp tạo điều kiện cho khu công nghiệp, khu
đô thị được hình thành từ đó tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông
và các dịch vụ thương mại tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho địa
phương, làm cải thiện điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt của người dân. Đồng
thời,việc thu hồi đất sẽ làm cho cơ cấu ngành cũng thay đổi theo hướng tích cực (tỷ
trọng ngành nông nghiệp giảm dần) phù hợp với định hướng phát triển của đất nước
trong công cuộc CNH-HĐH.
Việc thu hồi đất nông nghiệp song song với nó sẽ có chính sách hỗ trợ và bồi
thường về thiệt hại tài sản cho người dân. Khi có khoản tiền từ đền bù người dân sẽ có
vốn để đầu tư vào các ngành nghề tăng thu nhập của từng hộ gia đình. Với số tiền từ
đền bù sẽ tạo điều kiện cho đời sống sinh hoạt của người dân được cải thiện hơn.
4506$
Đối với người nông dân thì hoạt động nông nghiệp là nghề chủ yếu của họ. Từ
các cây trồng, vật nuôi tạo nguồn thu nhập chủ yếu để trang trải cho cuộc sống hằng
!"
#L
ngày. Nhưng khi bị thu hồi đất nông nghiệp có thể họ phải chuyển sang ngành nghề
khác từ đó kéo theo sự thay đổi về thu nhập. Bên cạnh đó việc phát triển các khu đô thị
nơi tái định cư sẽ là cơ sở để họ tìm kiếm việc làm, nhưng đa phần những người nông
dân không thể đáp ứng được những trình độ mà thị trường nơi đó mong muôn từ đó sẽ
làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
Khi nhận được số tiền khá lớn từ việc hỗ trợ và bồi thường thiệt hại về tài sản, do
người dân chưa có trình độ học vấn không cao nên chưa có kế hoạch sử dụng tiền đền
bù hợp lý, cũng vì trình độ dân trí thấp và quen với tập quán sinh hoạt từ sản xuất nông
nghiệp nên khi bị mất đất thì người dân khó tìm được việc làm thích hợp hơn. Từ đó
việc làm và thu nhập sẽ là một bài toán khó cho xã hội. Chưa kể đến một số hộ gia
đình đã sử dụng số tiền từ đền bù cho các tệ nạn xã hội.
Việc giải tỏa mặt bằng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giao thông, môi trường và cả
tới giáo dục. Trong khi giải tỏa sẽ làm cho môi trường nơi đó ô nhiễm trầm trọng, môi
trường không khí và môi trường nước sẽ bị nhiễm các bụi bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe
của người dân, bên cạnh đó tại các công trình thi công người dân còn phải chịu đựng
các tiếng ồn từ xe cộ và các phương tiện thi công.
-'J'#)K
#>#OO)*+P(P ?P<BQRCST23U
?
Tính đến cuối tháng 12-2007, cả nước có 183 khu công nghiệp được thành lập
với tổng diện tích đất tự nhiên gần 44 nghìn ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố của cả
nước. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt tổng doanh thu hơn 22 tỷ USD,
kim ngạch xuất khẩu đạt gần 11 tỷ USD, chiếm 22% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp (bình quân 1 ha đất công
nghiệp đã cho thuê thu hút 72 lao động), nộp ngân sách năm 2007 khoảng 1,1 tỷ USD,
đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung.
Tuy nhiên, để phục vụ các khu công nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu
hồi, trong 5 năm từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy là gần 370
nghìn ha. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi được thu hồi đất
!"
#M
nhiều nhất. Điều đó tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ
nông dân. Số liệu cho thấy, trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động
nông dân mất việc. Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn
giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có
việc làm hoặc có việc nhưng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu
nhập sụt giảm so với trước đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn. (78.9
!:6*).;<
Theo số liệu điều tra của BNN&PTNT năm 2010 tại 16 tỉnh trọng điểm về thu
hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư
chiếm 11%.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4%
tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều
vùng khác là dưới 0,5%. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn nhất là Tiền
Giang (20,308 ha), Đồng Nai (19,752 ha), Bình Dương (16,627 ha), Quảng Nam
(11,812 ha), Cà Mau (13,242 ha), Hà Nội (7,776 ha), Hà Tĩnh (6,391 ha), Vĩnh Phúc
(5,573 ha).
#>>OO)*+&48
Công tác thu hồi đất có tác động toàn diện tới đời sống người dân. Nhà nước thu
hồi đất của người dân với nhiều lý do và mục đích khác nhau. Công tác thu hồi đất ở
huyện Kỳ Anh cũng có nhiều lý do và mục đích khác nhau. Huyện Kỳ Anh hiện có tới
148 dự án với tổng số vốn dầu tư hơn 10 tỉ USD, trong đó dẫn đầu là dự án khu liên
hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Pormosa (Đài Loan), với
số vốn đầu tư giai đoạn I là 7,8 tỉ USD. Để phục vụ cho các dự án này, tỉnh Hà Tĩnh đã
phải thu hồi hơn 3.000 hécta đất, riêng dự án Pormosa đã lấy đi 2.500 hécta.
Có tới 4.250 hộ dân thuộc 5 xã của huyện Kỳ Anh bị thu hồi đất sản xuất, 2.700
hộ với 20.152 nhân khẩu phải di dời. Có 7.526 lao động trong độ tuổi cần bố trí việc
làm, đã có 700 lao động được đào tạo nghề nhưng vẫn chưa bố trí được việc làm.
!"
>N
"#
")L
M$"MNOP*Q"#
J'-'R !'
>##VCW<
%$#$#$#$4-'-=>
Kỳ Phương là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển nằm ở phía nam
huyện Kỳ Anh. Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp xã Kỳ Liên; Phía Nam giáp
xã Quãng Kim – huyện Quãng Trạch -tỉnh Quãng Bình; Phía Bắc giáp xã Kỳ Lợi. Kỳ
Phương là xã chịu nhiều ảnh hưởng của gió Nam Lào và mưa bão lũ lụt. Nhân dân sau
khi thu hồi 100% diện tích đất nông nghiệp và di dời gần 1000 hộ lên TĐC, để phục
vụ các dự án. Nên đời sống, việc làm còn nhiều khó khăn. Nhân dân chủ yếu sống
bằng nghề buôn bán, kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ và làm công ăn lương phục vụ đời
sống hàng ngày.
%$#$#$%$?'@"A
Kỳ phương là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô nắng nóng
(gió lào) mùa mưa thường có gió bão kéo theo mưa lớn. Theo số liệu của trạm khí tượng
thủy văn Kỳ Anh thì nhiệt độ trung bình hàng năm ở xã khoảng 25
0
C, tháng cao nhất
31,7
0
C, tháng thấp nhất là 8
0
C, độ ẩm không khí hàng năm thường 70% trở lên cụ thể:
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa
bình quân trên 2000 mm, vào mùa này thường có bão kèm theo mưa lớn, đây cũng
là mùa ngập lụt.
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, đây là mùa nắng gay gắt có gió
Tây Nam nóng và khô, lượng nước bốc hơi lớn, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 8
lượng mưa chỉ đạt 8 – 12% tổng lượng mưa cả năm. (B7:3C!
"32?DE)
!"
>#
%$#$#$F$-G:/
S=>J'-'T=22T=2UVWX=>9:1958BY5Z[*\2;]=>=^_J``a
2b18c6 de;E=>f25g ]B:6fhg
' i=>W8j=1kB21l=28c= m'`n-oan -``o``
# +, >EKE7#@ L#7@E
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 956,54 31,45
1.2 Đất lâm nghiệp 1.514,28 49,78
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 3,31 0,11
> +, @F@7EJ ##7J@
2.1. Đất ở 33,42 1,10
2.2. Đất chuyên dùng 170,88 5,62
2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,47 0,02
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 31,65 1,04
2.5. Đất sông suối mặt nước 117,04 3,85
@ +%/X0P >#E7>F K7NE
3.1. Đất bằng chưa sử dụng 146,68 4,82
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 67,57 2,22
E AB9<HOD1
4.1. Diện tích bình quân trên nhân khẩu 0,58
4.2. Diện tích bình quân trên hộ 1,90
+B:3:!"
Tổng diện tích tự nhiên của xã Kỳ phương là khá lớn, lớn nhất trong các xã
nằm trong khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp. Cụ thể xã Kỳ Phương có 3.041,84
ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp có 2.474,13 ha, chiếm 81,34%
tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Nhưng trong đất nông nghiệp chỉ có 956,54 ha là
đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 31,45% trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã,
có đến 1.514,28 ha là đất lâm nghiệp, chiếm 49,78% trong tổng đất tự nhiên của xã
và đất nuôi trồng thủy sản chỉ có 3,31 ha, chiếm 0,11% trong tổng diện tích tự
nhiên của xã. Như vậy đất nông nghiệp của xã Kỳ Phương là khá lớn song cơ cấu
đất chưa được đồng đều, cụ thể là đất lâm nghiệp chiếm cơ cấu khá lớn trong khi
đất nuôi trồng thủy sản lại quá ít so với tổng diện tích.
Bên cạnh đất nông nghiệp thì xã Kỳ Phương có 353,46 ha đất phi nông
nghiệp, chiếm 11,63% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Trong đó có
33,42ha là đất ở, chiếm 1,10%, đất chuyên dùng 170,88 ha, chiếm 5,62%, đất tôn
giáo tín ngưỡng 0,47ha, chiếm 0,02%, đất nghĩa trang, nghĩa địa 31,65 ha, chiếm
!"
>>