Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đơi sống người dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.49 KB, 69 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3
4
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với tốc độ phát triển của đất nước và của nhân loại thì vấn đề đất đai hiển
nhiên trở thành một vấn đề được quan tâm nhiều trong xã hội. Đât nước càng phát
triển kéo theo sự phát triển của ĐTH, HĐH. Đặc biệt sẽ là xu thế tất yếu đồi với một
nước nông nghiệp như Việt Nam.
Quá trình ĐTH, HĐH diễn ra như một qui luật tất yếu khách quan, đặc biệt
dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay. Nước ta cũng đang
trong quá trình phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Với mục tiêu đó quá trình ĐTH, HĐH đã và đang diễn ra hầu hết các
địa phương, nhất là các địa phương ở khu vực nông thôn và đặc biệt phát triển
mạnh mẽ ở những địa phương có lợi thế hơn về mặt vị trí địa lý, giao thông, cảng
biển. Quá trình ĐTH, HĐH càng phát triển thì công tác thu hồi đất phục vụ cho
những diễn biến của các địa phương để phục vụ cho xã hội càng được đẩy mạnh.
Vấn đề thu hồi đất là một vấn đề khá nhạy cảm, “nó” không những ảnh hưởng tới
đời sống của người dân mà ảnh hưởng tới nhiều mặt.
Việc thu hồi đất ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới người dân nằm trong
diện bị thu hồi. “Nó” đã có tác động tích cực như thúc đẩy sự chuyển dịch lao động
từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động nông thôn sẽ giảm
dần cả tương đối lẫn tuyệt đối trong quá trình đó. CNH, HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội
việc làm cho người dân và kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ
của người lao động khai thác được tiềm năng của vùng, miền nâng cao đời sống
của người dân.
Bên cạnh đó việc thu hồi đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng không tốt tới người
dân. Có một số người dân rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề, không có


việc làm, thu nhập bấp bênh việc xây dựng ồ ạt trong quá trình CNH, HĐH cũng
ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái ở địa phương.
Trong tình hình đó cần phải có cái nhìn tổng quát, nắm rõ được những ảnh
hưởng tiêu cực để từ đó có được những giải pháp thích hợp cho sự phát triển ở
5
hiện tại cũng như ở trong tương lai.
Với đề tài: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đơi sống người
dân” là vấn đề tôi lựa chọn để làm đề tài Khóa luận tôt nghiệp của mình.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp đến
đời sống của người dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy mặt
tích cực, hạn chế tác động tiêu cực.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích tính cấp thiết và tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đối
với đời sống của nông dân bị thu hồi đất.
Khảo sát thực trạng về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của
người nông dân ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của việc
thu hồi đất.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình
thu hồi đất đối với nông dân không còn đất canh tác, qua khảo sát thực tiễn ở xã Kỳ
Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để phân
tích những vấn đề đặt ra trong luận văn.
Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng những phương
pháp: Nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu, phương pháp logic tổng hợp, đối chiếu

giữa lý luận và thực tiễn, so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp, thống kê kinh tế,
điều tra thực tế, nghiên cứu tài liệu và kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có để
giải quyết những vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Mẫu điều tra là
60 hộ dân được thực hiên tại khu TĐC xã Kỳ Phương.
6
V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Bài luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn có các chương cơ bản
sau:
Chương 1: Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội và đặc
điểm kinh tế của xã Kỳ Phương.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Tình hình thu hồi đất nông nghiệp ở xã kỳ phương.
Chương 4: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới người dân xã Kỳ
Phương.
Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị.
7
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA XÃ KỲ PHƯƠNG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
(1)
1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Kỳ Phương là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển là xã phía nam
huyện Kỳ Anh. Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp xã Kỳ Liên; Phía Nam giáp
xã Quãng Kim – huyện Quãng Trạch -tỉnh Quãng Bình; Phía Bắc giáp xã Kỳ Lợi, Kỳ
Phương Là xã chịu nhiều ảnh hưởng của gió Nam Lào và mưa bão lũ lụt. Nhân dân
sau khi thu hồi 100% diện tích đất nông nghiệp và di dời gần 1000 hộ lên TĐC, để
phục vụ các dự án. Nên đời sống, việc làm còn nhiều khó khăn. Nhân dân chủ yếu

sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ và làm công ăn lương phục vụ
đời sống hàng ngày.
1.2. Điều kiện tự nhiên
* Tổng diện tích tự nhiên: 3548.33 ha, chia ra:
+ Đất Nông nghiệp: 1940,87 ha, chiếm 54,7% tổng diện tích tự nhiên,
+ Đất phi nông nghiệp: 1425,52 ha, chiếm 40,2% tổng diện tích tự nhiên,
+ Đất chưa sử dụng 181,94 ha, chiếm 5,1 % tổng diện tích tự nhiên.
1.3. Khí hậu thời tiết
Kỳ phương là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô nắng nóng
(gió lào) mùa mưa thường có gió bão kéo theo mưa lớn. Theo số liệu của trạm khí
tượng thủy văn Kỳ Anh thì nhiệt độ trung bình hàng năm ở xã khoảng 25
0
C, tháng
cao nhất 31,7
0
C, tháng thấp nhất là 8
0
C, độ ẩm không khí hàng năm thường 70% trở
lên cụ thể:
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng
mưa bình quân trên 2000 mm, vào mùa này thường có bão kèm theo mưa lớn,
đây cũng là mùa ngập lụt.
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, đây là mùa nắng gay gắt có gió
8
Tây Nam nóng và khô, lượng nước bốc hơi lớn, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 8
lượng mưa chỉ đạt 8 – 12% tổng lượng mưa cả năm. (Phòng Tài nguyên- môi
trường huyện Kỳ Anh)
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kỳ phương là một xã có thành phần kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và

một số hộ buôn bán dịch vụ và làm kinh doanh nhỏ. Trong những năm qua hòa
nhập chung với không khí phát triển của đất nước, xã kỳ phương cũng đã có các
chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển của đất nước và cùng với sự phát triển
của khu kinh tế vũng áng xã kỳ phương đã lần lượt thay da đổi thịt từng ngày.
Cơ cấu kinh tế nó quyết định tới sự phát triển của tổng thể, nó chi phối tới
từng phần, từng bộ phận và từng người dân. Chính vì thế nên Đảng bộ huyện Kỳ
Anh nói chung và xã Kỳ Phương nói riêng luôn chú trọng phát triển các ngành nghề
để tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa phương.
1.2.1.1. Về sự chuyển biến của nông nghiệp
Đất nước ta từ bao đời nay đã có truyền thống phát triển nông nghiệp, song
do đặc tính nông nghiệp ở nước ta còn nhỏ lẻ và phân bố rải rác nên việc phát triển
gặp nhiều khó khăn. Huyện Kỳ Anh cũng như xã kỳ phương cũng có chung đắc tính
đó. Mặc dù có tổng diện tích đất nông nghiệp khá lớn so với các xã khác trong
huyện, xã Kỳ Phương có tổng diện tích nông nghiệp là 2.474,13 ha

trong khi đó xã
Kỳ lợi có tổng diện tích đất nông nghiệp là 1.295,79 ha, xã Kỳ Long có 1.353,92 ha
và xã Kỳ Liên có 936,98 ha

nhưng do đất nông nghiệp phân bố nhỏ lẻ và rải rác
song song bên cạnh đó đất nông nghiệp ở xã Kỳ phương lại cằn cỗi, do tiếp giáp với
biển nên đất phèn chua làm cho mùa màng không mấy thuận lợi. Nên cần có các
chính sách phát triển để chuyển đổi ngành nghề phù hợp để nâng cao đời sống
người dân. Đó cũng một trong nhiều lý do để mọc lên khu kinh tế Vũng Áng. Xã Kỳ
Phương là một trong các xã thuộc diện ảnh hưởng của việc thu hồi đất nhiều nhất
để phục vụ cho việc phát triển khu kinh tế Vũng Áng, từ đó cũng tạo bước đệm để
thay đổi cơ cấu kinh tế tại xã.
9
Dưới đây là biểu đồ hình cột thể hiện sự thay đổi diện tích gieo trồng của năm
2009 so với năm 2013. Theo biểu đồ ta thấy được sự chuyển biến theo xu hướng

giảm rất rõ rệt của các loại cây nông nghiệp chủ đạo của xã.
ĐVT: m
2
Biểu đồ 1.1. Thể hiện diện tích gieo trồng của xã năm 2009 so với năm 2013
Nguồn: Xã Kỳ Phương
1.2.1.2. Về sự chuyển biến của lâm nghiệp
Cũng do ảnh hưởng của việc thu hồi đất để phục vụ cho các công trình ở KKT
Vũng Áng nên đất lâm nghiệp ở xã có xu hướng giảm mạnh. Trong 5 xã bị ảnh
hưởng của dự án formosa chỉ có 2 xã có đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng, nhưng xã kỳ
liên cũng chỉ có 25,53 ha, còn xã Kỳ Phương có tới 179,36 ha trong tổng diện tích
đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng là 204,89 ha chiếm tới 87,5%. Nên hiển nhiên đất lâm
nghiệp cũng như cây lâm nghiệp sẽ có xu hướng giảm. Nhưng năm 2012 xã có hoạt
động phong trào trồng cây xã trồng được 15856 cây nhưng tới năm 2013 chỉ trồng
được có 1000 cây. Trong năm 2012 tổng diện tích rừng thu hoạch được 48 ha với
năng suất 30 tấn/ha tổng thu hoạch là 1440 tấn bạch đàn, tràm các loại nhưng
năm 2013 tổng diện tích rừng thu hoạch được 28 ha với năng suất 18 tấn/ha tổng
thu hoạch là 504 tấn bạch đàn, tràm các loại điều đó cho thấy công tác quan tâm
tới sự phát triển về lâm nghiệp trong năm 2013 còn hạn chế.
1.2.1.3. Về sự chuyển biến của chăn nuôi thú y
Do đất bị thu hồi của xã khá lớn nên chăn nuôi cũng có chiều hướng giảm.
Nguyên nhân là do giảm các đồng cỏ chăn nuôi, nhân dân bị thu hồi gần như 100%
đất nông nghiệp nên giảm trâu bò cày kéo để chuyển sang một số ngành ngề kinh
doanh khác.
Bên cạnh đó thì gia cầm có xu hướng tăng khá mạnh là do thực hiện nghị
quyết 26 nhân dân được hỗ trợ lãi suất vốn sản xuất. UBNN xã giao cho hội nông
dân phối hợp với ngân hàng cho các hộ có trang trại vay vốn phát triển chăn nuôi.
ĐVT: Con
10
Biểu đồ 1.2. thể hiện sự thay đổi trong chăn nuôi của xã năm 2009 so với năm
2013

Nguồn: Xã Kỳ Phương
1.2.1.4. Về sự chuyển biến của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, vận
tải
Nhưng bên chiều hướng đó thì lại có sự phát triển của các ngành nghề khác.
Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng đáp ứng nhu cầu
tiêu dung của người dân, xây dựng cơ bản cho nhân dân và tạo việc làm cho người
lao động góp phần làm tăng thu nhập. Toàn xã năm 2009 có 51 xe ô tô các loại, 5
máy xúc và có 525 hộ kinh doanh tiểu thủ công và vật liệu xây dựng buôn bán nhỏ.
Trong khi đó năm 2013 toàn xã có 7 doanh nghiệp, 4 HTX, có 152 xe ô tô các loại,
có 485 hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp và vật liệu xây dựng buôn bán nhỏ
khác.(nguồn báo cáo của xã Kỳ Phương)
1.3. Thực trạng công trình, hạ tầng
Có 1019 hộ đều là nhà cấp 4 trở lên, trong đó nhà 678 tầng chiếm trên 40%,
không có nhà tranh tre. Trụ sở UBND xã là nhà 3 tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi
làm việc.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn xã Kỳ Phương đã được xây
dựng đồng bộ từng mặt. Toàn xã có 38.3 km đường giao thông , trong đó có 29,3 km
tuyến đường giao thông nội bộ nhựa đạt tiêu chuẩn cấp đường đô thị, km đường
bê tông nhựa liên thôn ( cấp IV đồng bằng) và 1,7 km đường bê tông liên thôn;
Hệ thống điện lưới: Hiện nay toàn xã có 7 trạm biến áp, tổng công suất
1.140KVA cung cấp điện cho 100% số hộ được dùng điện ổn định
Hiện nay xã có hệ thông cấp nước sạch cung cấp cho nhân dân 3 thôn TĐC còn
lại chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan hợp vệ sinh.
Có 1 nhà bưu điện. Mạng thông tin di động, hệ thống điện thoại cố định VNPT,
cáp quang, có 1điểm Internet trên địa bàn xã đã đưa vào hoạt động một cách ổn
định đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, trao đổi và làm việc trên địa bàn cho toàn thể tổ
chức, bà con nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn phục vụ tốt nhu cầu phát
triển kinh tế và xã hội. Cụm truyền thanh hoạt động tại ủy ban nhân dân xã.(nguồn
11
xã Kỳ Phương)

KẾT LUẬN CHƯƠNG I:
Xã Kỳ Phương là một xã có diện tích đất rộng lớn. Đồng thời có diện tích đất bị
thu hồi lớn nhất trong 5 xã nằm trong khu vực của dự án Formosa. Là một xã có
nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Tuy vậy nền kinh tế đó có xu hướng giảm bởi có
sự tác động của việc thu hồi đất. Theo đó cơ sở hạ tầng và đời sống người dân cũng
có sự thay đổi lớn.
12
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa dân số hay
diện tích đô thị trên trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay một khu vực.
Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính
theo cách đầu thì nó còn được gọi là đô thị hóa; còn theo cách thứ hai thì nó có tên
là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua các
mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,
Tại điều 4 - Luật đất đai 2003 nêu rõ :
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý
theo quy định của Luật này.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm
mới.
Người bị thu hồi đất
Theo Nghị định 197/CP của Chính phủ ban hành ngày 03/12/2004 :
Người bị thu hồi đất là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình,
cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước

ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài
sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí
tái định cư theo quy định tại Nghị định này.
Thu nhập: Khi xác định tình trạng kinh tế của một người hay của một quốc
gia, hai thước đo thường được sử dụng nhiều nhất là thu nhập và tài sản. Thu nhập
là số tiền thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng tất cả các khoản
13
thu nhập là thu nhập quốc dân. Phần lớn thu nhập quốc dân là thuộc về lao động,
như tiền công và lương tháng, hay dưới dạng phúc lợi - phần còn lại là các dạng
khác nhau của thu nhập từ tài sản: Tiền thuê, lãi ròng, lợi nhuận công ty và thu
nhập của người sở hữu cá thể - khoản cuối cùng này chủ yếu bao gồm lợi tức của
những người chủ sở hữu và những doanh nghiệp nhỏ.
Thu nhập từ một nền kinh tế thị trường được phân phối cho những người sở
hữu các yếu tố sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tiền công, lợi nhuận, tiền thuê và
tiền lãi. Tất cả mọi người đều cho rằng, khoảng ba phần tư thu nhập quốc dân là từ
lao động, trong khi phần còn lại được phân phối như một dạng lợi tức vốn nào đó
(Nguyễn Chí Thành-2007)
Tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để chỉ những ảnh
hưởng tác động đến đời sống người dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong
quá trình phát triển dự án, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình
nhằm khôi phục cuộc sống của họ. Tái định cư bao gồm cả việc thực hiện chính sách
bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di
chuyển người dân đến nơi ở mới.
Phân loại tái định cư:
1. Về hình thức
Việc tái định cư có dạng di dân vào vùng đô thị hóa. Chuyển dịch nội ngoại
thành, bao gồm từ việc thực hiện chương trình cải tạo đô thị cho tới việc chuyển
dịch theo sở nghuyện của người dân.
Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư

2. Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ:
Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không quy
hoạch. Do việc xây dựng trái phép ở khu vực không có hạ tầng, giá đất rẻ nên nhiều
người có thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện giải tỏa từ các dự án
nhận tiền bồi thường tự lo chỗ ở.
Tái định cư tự giác là việc tái định cư để thực hiện các dự án và người dân tự
giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc tạo chỗ ở mới ở các
dự án phát triển nhà.
Cưỡng bức tái định cư: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở cho
những người bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường hợp không
kiên quyết đã gây ra ách tắc cho đấu tư phát triển.
14
Xét về tính chất, tái định cư có hai dạng:
Tái định cư bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung. Nhìn chung
các quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của nhà nước trong việc thu hồi
đất để thực hiện dự án này vì lợi ích quốc gia.
Tái định cư nguyện vọng: thông thường trong các dự án cải tạo đô thị ở quy
mô nhỏ vì lợi ích trực tiếp của những người tham gia thực hiện dự án.
2.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, TÁI ĐỊNH CƯ CHO NGƯỜI BỊ THU HỒI
ĐẤT
2.2.1. Chính sách bồi thường, tái định cư cho người thu hồi đất ở nước
ta hiện nay
Tại điều 42 - Luật đất đai 2003 quy định :
1. Nhà nước thu hồi của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định thì được bồi thường.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có
cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng
giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện

các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho
người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải được quy
hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển
bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường
bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu
vực đô thị; bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị
quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn giá trị đất được bồi thường thì người thu hồi
đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Bên cạnh đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho người thuộc diện bị thu hồi đất theo
luật đất đai 2013 có một số điểm mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất như sau:
Thứ nhất: Về các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
15
trong Luật Đất đai năm 2003 được quy định tại 3 điều (Điều 41, 42 và 43) và trên
thực tế không thể thể chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực
hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi
đất, bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc
phục hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và
nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà
nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó quy định
cụ thể các nguyên tắc bồi thường vế đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về
tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và
người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. Cụ thể:
“ Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng

tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
2.2.2. Chính sách thu hồi đất, tái định cư cho người thu hồi đất ở Huyện Kỳ
Anh
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hà Tĩnh ban hành tại Quyết định số
07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh như sau:
1. Bổ sung khoản 2, Điều 2 về đối tượng áp dụng như sau:
“2. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi
thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Văn bản này.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (hoặc Tổ chức làm công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư) các cấp (sau đây gọi là Hội đồng bồi thường); Hội đồng
thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (hoặc Tổ thẩm định phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) cấp tỉnh và cấp huyện (sau đây gọi là Hội đồng thẩm
16
định)”.
2. Sửa đổi khoản 1, Điều 5 về giá đất, diện tích để tính bồi thường và chi phí
đầu tư vào đất còn lại như sau:
“1. Giá đất để tính bồi thường và việc tính chi phí đầu tư vào đất còn lại được
thực hiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Trường hợp diện tích đất bị thu hồi có được do đấu giá quyền sử dụng đất,
thì giá đất để tính bồi thường là giá đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu
hồi đất nhân với hệ số chênh lệch giữa giá đất trúng đấu giá chia cho giá đất được
UBND tỉnh quy định tại thời điểm đấu giá. Hệ số chênh lệch tối đa được tính là 1,5;
trường hợp hệ số chênh lệch lớn hơn mức 1,5 thì áp dụng mức 1,5.
b) Trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất, người sử dụng
đất không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất thì cơ quan làm nhiệm vụ
bồi thường căn cứ vào hiện trạng thực tế về san lấp mặt bằng, tôn tạo đất được
giao, được thuê, thời gian còn lại chưa được sử dụng đất và giá đất để tính chi phí

đầu tư còn lại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó:
- Về chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được tính tối đa không quá
70% khối lượng thực tế san lấp, tôn tạo;
- Đối với đất nông nghiệp chi phí đầu tư còn lại vào đất được tính tối đa không
quá 30% giá trị đất nông nghiệp cùng loại, cùng vị trí được bồi thường trên địa
bàn”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 14 về bồi thường nhà, công trình xây dựng
trên đất như sau:
“4. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:
Được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ
thuật tương đương do các Bộ chuyên ngành ban hành; giá trị công trình xây dựng
mới chủ đầu tư phải lập và trình cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành thẩm định
trước khi trình duyệt kinh phí bồi thường; phần vật tư, thiết bị của công trình bị
tháo dỡ mà còn sử dụng được thì thu hồi giao cho chủ đầu tư công trình quản lý sử
17
dụng; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm đề xuất cơ quan có
thẩm quyền thành lập Hội đồng xác định giá trị còn lại của phần vật tư, thiết bị của
công trình bị tháo dỡ và trừ vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của chủ
đầu tư công trình.
Trong trường hợp công trình hạ tầng thuộc dự án phải di chuyển mà chưa
được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì
cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư công trình đề xuất UBND
tỉnh xác định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các công trình có thiết bị, vật tư, phụ tùng phụ trợ trong dây chuyền hệ thống
công nghệ khi tháo dỡ, lắp đặt địa điểm mới thì chi phí bồi thường áp dụng bao
gồm: chi phí tháo lắp, vận chuyển, hao hụt, bảo quản, bảo dưỡng và chi phí lắp đặt
mới tại thời điểm, mọi trách nhiệm quản lý sử dụng thuộc chủ sở hữu tài sản. Đơn
giá áp dụng theo đơn giá xây dựng và lắp đặt hiện hành do UBND tỉnh quy định”.
4. Sửa đổi Điều 23 về Hỗ trợ di chuyển (chỉ áp dụng cho những hộ chấp hành
di dời đúng tiến độ được duyệt) như sau:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, phải di chuyển chỗ
ở đi nơi khác mà chấp hành việc di dời đúng tiến độ được duyệt thì được hỗ trợ
kinh phí để di chuyển.
a) Mức hỗ trợ di chuyển cho hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể như
sau:
- Di chuyển trong phạm vi không quá 1 Km: 2.600.000 đồng/hộ
- Di chuyển trong phạm vi từ trên 1 Km - 5 Km: 4.000.000 đồng/hộ
- Di chuyển trong phạm vi trên 5 Km - 10 Km: 6.000.000 đồng/hộ
- Di chuyển trong phạm vi trên 10 Km - 15 Km: 8.500.000 đồng/hộ
- Di chuyển trên 15 Km: 12.000.000 đồng/hộ
b) Tổ chức đang sử dụng đất hợp pháp, cơ sở tôn giáo, đền chùa miếu mạo,
nhà thờ tự được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt, mức hỗ trợ căn cứ
vào khối lượng, cung độ, giá cước vận chuyển và tính chất của từng loại thiết bị, Hội
đồng bồi thường xây dựng và trình phê duyệt trong phương án bồi thường.
18
2. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở mà không còn chỗ ở khác thì
trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được hỗ trợ tiền
thuê nhà ở tạm hoặc làm lán trại tạm:
a) Mức hỗ trợ: Khu vực nông thôn 800.000 đồng/hộ/tháng; khu vực đô thị
1.200.000 đồng/hộ/tháng.
b) Thời gian được hỗ trợ tính theo thực tế (tùy yêu cầu tiến độ dự án và yêu
cầu về công tác bàn giao mặt bằng), nhưng tối đa không quá 06 tháng. Trường hợp
do yêu cầu phải bàn giao mặt bằng trước kế hoạch di dời thì thời gian được hỗ trợ
tối đa không quá 12 tháng.
3. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở, việc di chuyển được hộ gia đình,
cá nhân tự nguyện thực hiện trước ngày được Hội đồng bồi thường thông báo di
dời 15 ngày thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định còn được thưởng tiến độ, mức
thưởng 5.000.000 đ/hộ”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d, khoản 1 và khoản 4, Điều 25 về hỗ trợ ổn
định đời sống và ổn định sản xuất như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau
đây:
c) Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều lần mà diện
tích mỗi lần thu hồi chưa đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm b,
khoản 1 Điều 25 Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND thì được cộng dồn diện tích thu
hồi của các lần lại để dự án tại thời điểm xem xét hỗ trợ và chỉ được hỗ trợ một lần;
Trường hợp thu hồi đất để thực hiện nhiều dự án đầu tư, nếu cùng một thời điểm
thì diện tích được tính hỗ trợ là tổng diện tích thu hồi của các dự án và dự án có
diện tích thu hồi lớn nhất phải lập phương án hỗ trợ. Thời gian cộng dồn các dự án
được tính bắt đầu kể từ ngày 01/7/2004.
d) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu đang sinh sống tại địa phương tại thời điểm
thu hồi đất quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 25 Quyết định số
07/2010/QĐ-UBND được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo trong 01 tháng
19
theo thời giá trung bình ở địa phương tại thời điểm hỗ trợ.
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 14, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
“4. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ
ổn định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông
nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công,
thương nghiệp. Mức hỗ trợ tính theo diện tích đất nông nghiệp được bồi thường 4.000
đ/m
2
.”.
6. Sửa đổi khoản 2, bổ sung khoản 3, Điều 26 về hỗ trợ đối với đất nông nghiệp
trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở như sau:
“2. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành

chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất
nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc
được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% giá đất ở
trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong bảng giá đất của UBND
tỉnh; diện tích được hỗ trợ không quá 05 (năm) lần hạn mức giao đất ở tại địa
phương theo quy định hiện hành của UBND tỉnh và không vượt quá tổng diện tích
thửa đất được bồi thường.
Giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi để tính hỗ trợ theo khoản
này được tính theo nguyên tắc trung bình cộng các mức giá đất ở trong từng xã,
phường, thị trấn. Hàng năm UBND huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào giá đất của
địa phương đề xuất giá đất ở trung bình để trình UBND tỉnh phê duyệt ngay sau khi
có quyết định ban hành giá đất mới.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất mà phần diện tích đất thu
hồi đã được tính hỗ trợ tại khoản 1 thì diện tích còn lại không được tính hỗ trợ theo
quy định tại khoản 2 của Điều này”.
7. Sửa đổi khoản 1, Điều 27 về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
20
như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của Bản quy định
kèm theo Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND) đủ điều kiện được bồi thường mà
không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo quy định
còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền như sau:
a) Đối với đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng
năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác, đất nuôi trồng thủy
sản, đồng muối:
- Đối với các xã thuộc thành phố Hà Tĩnh: Mức hỗ trợ bằng 3,5 lần giá trị đất
nông nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;
- Đối với các xã thuộc thị xã Hồng Lĩnh: Mức hỗ trợ bằng 2,7 lần giá trị đất
nông nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;

- Đối với các xã thuộc huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên tiếp giáp với ranh
giới các phường thuộc thành phố Hà Tĩnh: Mức hỗ trợ bằng 2,7 lần giá trị đất nông
nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;
- Các khu vực còn lại: Mức hỗ trợ bằng 1,8 lần giá trị đất nông nghiệp bị thu
hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương;
Trường hợp các hộ bị thu hồi hết (100%) đất nông nghiệp mà phải di chuyển
chỗ ở, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề được tính tối đa đến 05 lần giá đất nông nghiệp,
nhưng tối đa không vượt quá 130.000.000 đ/hộ.
b) Đối với đất lâm nghiệp:
Mức hỗ trợ bằng 1,5 lần giá trị đất lâm nghiệp bị thu hồi và không quá hạn
mức giao đất tại địa phương.
Diện tích đất bị thu hồi được hỗ trợ là diện tích đất đã được nhà nước giao cho
các hộ gia đình cá nhân bao gồm: đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật hoặc có trong phương án giao
đất, chuyển đổi ruộng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
21
Trường hợp các hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà có mức hỗ trợ theo quy định trên lớn hơn
hoặc bằng giá trị đất ở, nhà ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì tùy
điều kiện cụ thể Hội đồng bồi thường xây dựng phương án trình cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định”.
8. Sửa đổi khoản 1, khoản 4, khoản 5, bổ sung khoản 7, Điều 28 về hỗ trợ khác
như sau:
“1. Ngoài việc hỗ trợ theo quy định, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và điều
kiện cụ thể của từng dự án, Hội đồng bồi thường xem xét đề xuất Chủ tịch UBND
tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo có chỗ ở, ổn định đời sống và sản
xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định”.
“4. Hộ gia đình đang hưởng chế độ thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có
công với cách mạng phải di chuyển chỗ ở hoặc thu hồi trên 30% diện tích đất nông

nghiệp được giao; ngoài các khoản hỗ trợ quy định, được hỗ trợ thêm như sau:
a) Hộ có 02 thân nhân liệt sỹ, hộ nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng (còn
sống), hộ có ít nhất một thương binh hạng 1/4, bệnh binh hạng 1/4 thì được hỗ trợ
3.000.000 đ/hộ;
b) Hộ có một thân nhân liệt sỹ, có ít nhất một thương binh hạng 2/4, bệnh
binh hạng 2/4, hộ hưởng chế độ chất độc da cam thì được hỗ trợ 2.500.000 đ/hộ;
c) Hộ có thương binh hạng 3/4 hoặc 4/4, bệnh binh hạng 3/4 hoặc 4/4, hộ gia
đình có công với cách mạng, hộ gia đình neo đơn, già cả, đau ốm lâu dài, hộ gia đình
nghèo được chính quyền địa phương xác nhận, được hỗ trợ 2.000.000 đ/hộ.
5. Hộ gia đình sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản có
mặt nước bị thu hồi nhưng không được bồi thường; hộ ngư nghiệp, hộ trực tiếp sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà phải chuyển đổi nghề nghiệp do di chuyển chỗ
ở thì được hỗ trợ như sau: Hỗ trợ thiệt hại đối với những máy móc, thiết bị, công cụ,
dụng cụ có thể di chuyển nhưng không sử dụng được ở nơi tái định cư như: tàu,
22
thuyền, lưới, ngư cụ đánh bắt, lồng, bè nuôi trồng thủy hải sản, đáy, đăng, nò… đặt
cố định tại cửa sông cửa lạch, phương tiện vận tải đường sông, máy cày, máy xay
xát, che ép mía, dụng cụ chế biến hải sản… mức hỗ trợ tối đa bằng 70% giá trị mới
bình quân cùng loại trên địa bàn. Số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ… được hỗ trợ
theo số lượng thực tế hộ đang sử dụng.
9. Sửa đổi Điều 33 về lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:
“9.1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một nội dung
của dự án đầu tư do Nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án
đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì UBND cấp huyện
nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB giúp Nhà
đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngay sau khi có
phương án thu hồi đất. Cụ thể, Chủ dự án tiến hành khảo sát khu vực dự án, tổ chức
cắm mốc giải phóng mặt bằng, lập phương án tổng thể về bồi thường theo các nội

dung chính sau:
- Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi được xác định trên cơ sở bản đồ địa
chính, hồ sơ địa chính đã được xây dựng, nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ
địa chính đã biến động trên 40% thì Chủ đầu tư tiến hành đo đạc (hoặc trích đo)
bản đồ địa chính khu vực dự án;
- Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;
- Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);
- Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi được phê duyệt
cùng dự án đầu tư, Chủ đầu tư phải gửi một bộ (bản sao có chứng thực) về UBND
cấp huyện nơi có đất bị thu hồi để tiến hành thủ tục thông báo thu hồi đất theo quy
định.
9.2. Lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tiến hành
23
ngay sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận. Nội dung các công việc
như sau:
a) Trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được xét duyệt
hoặc được chấp thuận, Hội đồng bồi thường phải hoàn thành việc kê khai, kiểm kê
và xác định nguồn gốc đất đai.
b) Trong thời gian không quá 35 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kê khai,
kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai, phải hoàn thành việc lập phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
gồm:
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ
lệ phần trăm chất lượng còn lại của loại tài sản bị thiệt hại;
- Các căn cứ có tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: giá đất tính bồi
thường, giá tài sản, cây cối… tính bồi thường; số nhân khẩu, số lao động trong độ
tuổi, số người được hưởng trợ cấp xã hội;

- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư;
- Việc di dời các công trình của Nhà nước, tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng
dân cư…;
- Việc di dời mồ mả.
c) Sau khi hoàn thành việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
Hội đồng bồi thường tiến hành lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư được thực hiện như sau:
- Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở
UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi để người bị
thu hồi đất và những người khác có liên quan tham gia ý kiến;
- Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của UBND cấp xã,
đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;
- Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là 20 ngày, kể từ
24
ngày đưa ra niêm yết.
d) Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến về
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì hoàn chỉnh phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và nộp cho cơ quan thẩm định”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 về cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng như sau:
“Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện Quyết định thu hồi đất đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bàn giao đất đã có Quyết định thu hồi thì
thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật
Đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009
của Chính phủ;
b) Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại
khoản 4, Điều 31, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP mà người có đất bị thu hồi không

bàn giao đất cho Hội đồng bồi thường;
c) Sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động
thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã
thu hồi cho Nhà nước;
d) Có quyết định cưỡng chế của UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật đã có hiệu lực thi hành;
đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế; trường hợp người
bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Hội đồng bồi thường phối hợp
với UBND cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở UBND cấp xã
nơi có đất thu hồi.
Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc
ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà người bị cưỡng chế không bàn
giao đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo
25

×