Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

công tác quản lý thuế gtgt tại chi cục thuế huyện yên thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.43 KB, 91 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
GTGT Giá trị gia tăng
NSNN Ngân sách Nhà nước
NNT Người nộp thuế
NQD Ngoài quốc doanh
UBNN Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐ Hóa đơn
HS Hồ sơ
HSKT Hồ sơ khai thuế
MST Mã số thuế
TK Tờ khai
KK&KTT Kê khai và kế toán thuế
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Để giải quyết tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn này, công
tác quản lý nền kinh tế vĩ mô có sự chỉ đạo của nhà nước là hết sức quan trọng,
trong đó thuế là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước.


Thuế ra đời và tồn tại là một tất yếu khách quan cùng với sự ra đời và
phát triển của nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước,
góp phần huy động nguồn lực cho tài chính nhà nước và điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi
tổ chức, cá nhân. Trong đó thuế GTGT ngày càng chiếm tỉ trọng cao, và là loại
thuế phổ biến hiện nay. Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, điều tiết rộng rãi
hầu hết mọi đối tượng, những người tiêu dùng hàng hóa chịu thuế GTGT. Do
đó thuế GTGT có vai trò rất lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong quá trình thực hiện, luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một số
quy định nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đảm bảo luật thuế GTGT phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc cần điều
chỉnh. Vì vậy, công tác quản lý thuế mặc nhiên trở thành mối quan tâm hàng
đầu của mỗi quốc gia. Những tri thức về thuế và quản lý thuế đang là nhu cầu
thường trực không chỉ đối với các nhà quản lý, các doanh nhân, mà còn cần
phổ cập đến tất cả người dân, những ai đang chịu sự điều chỉnh của các sắc
thuế hiện hành.
Huyện Yên Thành đang trong giai đoạn phát triển, thu hút ngày càng
nhiều dự án đầu tư, mở rộng sản xuất. Với chính sách thu hút đầu tư, phát triển
kinh tế của huyện đã tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát
triển, là một yếu tố góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Thời gian qua
Chi cục thuế huyện Yên Thành đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác thu
thuế trên địa bàn huyện. Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện Yên Thành thì
5
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
trong ba năm qua thực hiện thu ngân sách luôn đạt kết quả cao. Trong đó thu
thuế GTGT chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn thu ngân sách của huyện. Tuy
nhiên tình trạng gian lận trong kê khai, nộp thuế GTGT, ghi giá trên hóa đơn
thấp hơn giá thực tế, bán hàng không ghi hóa đơn còn xảy ra. Vì vậy việc chống
thất thu, gian lận trong việc nộp thuế GTGT là một vấn đề quan trọng. Để khắc
phục được những hạn chế trên thì cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế

GTGT.
Xuất phát từ thực tế và tính cấp thiết của công tác quản lý thuế GTGT
hiện nay, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Công tác quản lý thuế GTGT tại
chi cục thuế huyện Yên Thành”
2. Mục tiêu của đề tài
 Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về thuế GTGT và quy trình quản lý thuế
GTGT
 Đánh giá công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Yên Thành
 Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và góp phần hoàn
thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Yên Thành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích quy trình thực hiện công tác
quản lý thuế GTGT bao gồm công tác quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai thuế,
thực hiện thủ tục miễn giảm thuế, hoàn thuế và công tác thanh tra, kiểm tra
thuế GTGT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: tại Chi cục thuế huyện Yên Thành
Về thời gian: Tìm hiểu công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế
huyện Yên Thành qua ba năm 2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài đã kết hợp sử dụng những
phương pháp sau:
6
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm các thông tin qua sách, báo, trang
web để hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thuế và quản lý thuế
GTGT.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Là phương pháp được sử dụng
xuyên suốt trong quá trình thực tập, đó là đến tại đơn vị để tìm hiểu thực tế,

phỏng vấn những người am hiểu, những người trực tiếp cung cấp thông tin, dữ
liệu về vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập.
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu bằng cách viết tay hay
photo lại các chứng từ, quyết định, báo cáo được cung cấp bởi Chi cục Thuế
huyện Yên Thành.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:Trên cơ sở lý thuyết đã học, cùng
những tìm hiểu từ quá trình thực tập tại đơn vị, tiến hành phân tích những số
liệu đã thu thập được, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT tại đơn vị.
5. Nội dung kết cấu của đề tài
Bao gồm 3 phần chính:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Lý luận chung về thuế GTGT và công tác quản lý thuế GTGT
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế huyện
Yên Thành
Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý
thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Yên Thành.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
7
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
1.1Những lý luận cơ bản về thuế GTGT
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng được ban hành lần đầu tiên trên thế giới tại nước
Pháp thông qua Luật thuế GTGT năm 1954. Thuế GTGT tiếng Pháp gọi là
Taxe Sur La Valeur Ajou tée (TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (VAT)
có nguồn gốc từ Doanh thu. Ngày nay thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở

nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, ngày 10 tháng 5 năm
1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực
thi hành kề từ ngày 01-01-1999.
Theo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại thuế gián
thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá
trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước
theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Tóm lại, thuế GTGT được hiểu: Thuế GTGT là loại thuế tính trên giá
trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng. [
1
]
1.1.1.2. Vai trò
[2]
- Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn, tương đối ổn định cho NSNN. Và là
nguồn thu quan trọng của NSNN.
- Thuế GTGT là công cụ quan trọng để NN thực hiện chức năng quản lý vĩ mô
đối với nền kinh tế
1 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH, ngày 03 tháng 06 năm 2008
2 PGS.TS Phan Thị Cúc, Th.S Trần Phước, Th.s Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2008, Giáo trình thuế (lý thuyết,
bài tập và bài giảng, Nhà xuất bản thống kê
8
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
- Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng
HHDV chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đối với hàng xuất khẩu
không những không nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho
hàng xuất khẩu có điều kiện cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu,
có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và
thanh toán qua ngân hàng.
1.1.1.3. Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng
HHDV chịu thuế GTGT. Người sản xuất, cung ứng HHDV có trách nhiệm thu
và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua sản phẩm với giá đã có thuế
GTGT, vì vậy người tiêu dùng chính là người chịu khoản thuế này.
- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh
vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh, nhưng chỉ tính trên phần giá trị
tăng thêm cuả mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn
đúng bằng số thuế ghi trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao.
Thứ nhất: thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của
người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một
khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp HHDV.
Thứ hai: thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân
chia các chu trình kinh tế. Nó được xác định trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng.
Chính vì thế quá trình tổ chức kinh tế và phân chia các chu trình kinh tế có diễn
ra dài hay ngắn thì thuế GTGT cũng không bị ảnh hưởng. Và tổng số thuế ở
các giai đoạn luôn khớp với số tính thuế trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất
kể số giai đoạn nhiều hay ít.
9
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
- Lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, Người tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu
nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Vì vậy, nếu so sánh giữa số
thuế phải trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỉ lệ này
thấp hơn và ngược lại.

- Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia.
1.1.2 Đối tượng nộp thuế
[3]
Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và mọi tổ chức, cá
nhân có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối
tượng nộp thuế GTGT.
1.1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế
[4]
1.1.3.1. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
a. Giá tính thuế
Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải
nộp. Nguyên tắc chung của giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế
GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp
dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa
nhập khẩu. Tùy theo nguồn gốc phát sinh của hàng hóa, dịch vụ trong nước
hay nhập khẩu mà giá tính thuế GTGT được quy định như sau:
- Đối với HHDV do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế
GTGT.
- Đối với HHDV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc
biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH, ngày 03 tháng 06 năm 2008
4 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH, ngày 03 tháng 06 năm 2008
10
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được
xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

- Đối với HHDV dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế
GTGT của HHDV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt
động này.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
+ Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước
tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ
hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT.
+ Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài
loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá
thuê phải trả cho nước ngoài.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá
bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi
trả góp, lãi trả chậm.
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế GTGT.
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình
hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây
dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính
thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy
móc, thiết bị.
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có
thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải
nộp NSNN.
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán HHDV hưởng hoa hồng là tiền hoa
hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
- Đối với HHDV được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã
có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá thanh toán
Giá chưa có thuế GTGT =
1 + Thuế suất của HHDV
11

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Giá tính thuế đối với HHDV bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu
thêm mà cơ sở kinh doanh (CSKD) được hưởng.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính
thuế.
b. Thuế suất
Luật thuế gía trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định mức thuế
suất là 0%, 5%, 10%
- Thuế suất 0%: Áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
+ Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
+ Hoạt động vận tải quốc tế.
+ HHDV không chịu thuế GTGT quy định tại điều 5, Luật thuế GTGT khi xuất
khẩu.
- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
+ Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích
thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
+ Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
+ Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản
phẩm nông nghiệp;
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy
định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT;
+ Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới
đánh cá;
12
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ

+ Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm
quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT.
+ Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
+ Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản
phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông
sơ chế; giấy in báo;
+ Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm
máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập
liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ
sâu;
+ Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản
phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh;
+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ,
bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho
giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
+ Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản
xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
+ Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của
Luật thuế GTGT.
+ Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
- Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế suất 0%
và 5% như đã nêu trên.
1.1.3.2. Phương pháp tính thuế GTGT
Thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong
hai phương pháp : khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
a. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT:
13
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với CSKD thực hiện đầy đủ

chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,
hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT đầu
ra
-
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra ghi
trên hóa đơn GTGT, hay là bằng giá tính thuế của HHDV chịu thuế bán ra
(x) thuế suất thuế GTGT của HHDV
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi
trên HĐ GTGT mua HHDV, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập
khẩu và đáp ứng điều kiện HĐ đầu vào được khấu trừ
14
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
b. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá
quý, ngoại tệ.
Số thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của HHDV chịu thuế
x
Thuế suất thuế GTGT của
HHDV

Trong đó:
GTGT của HHDV chịu thuế được xác định bằng giá thanh toán của
HHDV bán ra trừ giá thanh toán của HHDV mua vào tương ứng.
1.1.4 Kê khai, nộp thuế
[5]
1.1.4.1. Kê khai thuế
Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ kê khai
thuế cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp
không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai
và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ,
đúng mẫu tờ kê khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê
khai.
Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ
khai GTGT tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu
với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá.
Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến
hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế
GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định
đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được
5 Bộ tài chính, 2010, Hướng dẫn kê khai nộp thuế, quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính
trong doanh nghiệp, nhà xuất bản tài chính (trang 13)
15
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất
của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
1.1.4.2. Nộp thuế
Thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước
theo thông báo nộp thuế cuả cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được

ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo.
- Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng
lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng
nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
- Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thí được khấu trừ vào
kỳ tính thuế tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố
định, có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được
hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.
- Thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam .
1.1.5 Hoàn thuế
[6]
Việc hoàn thuế GTGT đã nộp được quy định như sau:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số
thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà
chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì
được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên
6 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH, ngày 03 tháng 06 năm 2008
16
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh
nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có

số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được
khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.1.6 Các chính sách thuế GTGT mới năm 2013
Dưới đây là các chính sách thuế mới áp dụng từ ngày 01/07/2013, theo công
văn 8355/BTC-TCT và Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Nghị định 92/2013/NĐ-CP:
+ Khai thuế GTGT theo tháng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có doanh thu năm
2012 trên 20 tỷ hoặc doanh nghiệp thành lập hoạt động chưa đủ 12 tháng trong năm
2012 hoặc doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2013.
+ Khai thuế GTGT theo quý:
Các doanh nghiệp hoạt động đủ 12 tháng doanh thu năm 2012 dưới 20 tỷ.
Các doanh nghiệp chưa đủ 12 tháng thì hoạt động đủ 12 tháng, sau đó năm
dương lịch kế tiếp sẽ khai thuế GTGT theo quý nếu doanh thu năm trước liền kề
dưới 20 tỷ.
+ Thuế suất áp dụng:
Áp dụng thuế suất GTGT 5% đối với các hợp đồng bán,cho thuê, cho mua
nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở từ ngày 01/07/2013.
Thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/07/2013 đến hết
ngày 30/06/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ
hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/ m2.
1.2Công tác quản lý thuế GTGT
1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế GTGT
17
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Công tác quản lý thuế GTGT được thực hiện theo quy định của Luật quản
lý thuế của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2006.
Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ở

các quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy công tác quản lý thuế
GTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước
đó. Ngay cả công tác quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác
nhau cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của mỗi bộ phận, mỗi cấp.
Công tác quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục
đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp
phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.
1.2.2 Quy trình quản lý thuế GTGT
1.2.2.1. Quy trình Đăng ký thuế
Quy trình đăng ký thuế được ban hành cùng với Quyết định số 443/QĐ-
TCT ngày 29/ 04/2009, của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành
quy trình quản lý đăng ký thuế.
Mục đích của quy trình:
- Thực hiện các quy định về Đăng ký thuế của Luật Quản lý thuế và các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
- Cải tiến thủ tục quản lý thuế, chuẩn hoá công tác quản lý thuế nhằm
nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế.
Quy trình đăng ký thuế thông qua 5 bước được thể hiện qua sơ đồ
1.1:
18
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Bước 1
Hướng dẫn lập và nộp hồ sơ Thuế
Bước 2
Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục HS đăng ký thuế
Bước 3
Nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế
Bước4
Trả kết quả đăng ký thuế cho NNT

Bước 5
Nhận kết quả cấp mã số doanh nghiệp từ sở KHĐT
Sơ đồ 1.1: Quy trình đăng ký thuế
Quy trình đăng ký thuế trên áp dụng chung cho các trường hợp:
- Quy trình đăng ký thuế áp dụng đối với trường hợp NNT nộp hồ sơ đề nghị cấp
mã số thuế, mã số doanh nghiệp.
- Quy trình đăng ký thuế đối với trường hợp thay đổi thông tin, phục hồi mã số thuế.
- Quy trình đăng ký thuế đối với trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, mã
số doanh nghiệp
1.2.2.2. Quy trình khai thuế, nộp thuế
Quy trình này được ban hành cùng với quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày
21/12/2011, của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình
quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.
Mục đích: Quy trình Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế nhằm
đảm bảo theo dõi, quản lý người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế
về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng
quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Nội dung quy trình như sơ đồ 1.2:
19
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Quy trình quản lý khai thuế,
nộp thuế và kế toán thuế
Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế
1.2.2.3. Quy trình miễn, giảm thuế
Quy trình này được ban hành cùng với quyết định số 14444/ QĐ-TCT
ngày 24/10/2011, của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy
trình miễn thuế, giảm thuế.
Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường

hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật
về thuế.
Các trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế:
• Miễn hoặc giảm thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, nộp thuế theo
phương pháp khoán có tạm nghỉ kinh doanh.
• Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân: Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên
tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân
kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán có tạm nghỉ
kinh doanh và Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA.
• Miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế nhà,
đất (hoặc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), thuế sử dụng đất nông nghiệp cho
20
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Chế độ báo cáoQuy trình kế toán
thuế
Quy trình quản lý
khai thuế
Báo cáo
tình hình
thực hiện
công tác
KK&KTT
Báo cáo
thu
NSNN
Kế toán
theo dõi
thu nộp
thuế của
NNT

Kế toán
thu Ngân
sách
Nước
Xử lý vi
phạm về
nộp HS
khai
thuế
Xử lý
hồ sơ
khai
thuế
Quản lý
tình trạng
kê khai
thuế của
NNT
Bước 1
Tiếp nhận HS miễn, giảm thuế
Bước 2
Giải quyết HS miễn, giảm thuế
Bước 3
Thẩm định quyết định miễn, giảm thuế
Bước 4
Quyết định miễn, giảm thuế
Bước 5
Giải quyết các trường hợp miễn, giảm thuế thuộc thẩm quyền quyết định
của Bộ Tài chính ( Tổng Cục Thuế)
Bươc 6

Báo cáo, lưu trữ HS miễn, giảm thuế
người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, bị lỗ
không có khả năng nộp thuế.
• Miễn, giảm thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên theo
quy định tại Điều 9 Luật Thuế tài nguyên.
• Miễn, giảm tiền sử dụng đất.
• Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Nội dung Quy trình như sơ đồ 1.3:
Sơ đồ 1.3. Quy trình miễn, giảm thuế
Trong đó tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế cụ thể như sau:
+ Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế
được giảm thì việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện
đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế.
+ Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy
định của pháp luật về thuế thì việc nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy
định như sau:
21
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
- Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ được nộp tại cơ quan hải quan có
thẩm quyền giải quyết.
- Đối với các loại thuế khác thì hồ sơ được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực
tiếp.
+ Việc tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau:
- Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý
thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời
gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp bằng đường bưu chính, công
chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ
quan quản lý thuế;

- Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì
việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế do cơ quan
quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
- Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời
hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải
thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
1.2.2.4. Quy trình kiểm tra thuế
Quy trình này được ban hành cùng với quyết định số 528/QĐ-TCT ngày
29/5/2008, của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra
thuế.
Quy trình này áp dụng cho cán bộ kiểm tra thuế thuộc Cục thuế, Chi cục
Thuế trong việc thực hiện kiểm tra hồ sơ khai các loại thuế và hồ sơ khai các
khoản thu phải nộp NSNN theo từng lần phát sinh, theo tháng, quý và năm.
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế như sơ đồ 1.4:
22
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Bước 1
Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế
Bước 2
Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra HS khai thuế
Bước 3
Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế
Bước 4
Kiểm tra hồ sơ thuế
Bước 5
Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế
Bước 1
Lập chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ
Bước 2
Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ

Bước 3
Báo cáo kết quả thực hiện
Sơ đồ 1.4. Quy trình kiểm tra thuế
- Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế (NNT)
+ Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT
+ Lập biên bản kiểm tra
+ Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của NNT
1.2.2.5. Quy trình quản lý thu nợ thuế
Quy trình này được ban hành cùng với quyết định số 1395/QĐ-TCT, ngày
14/10/ 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình
quản lý nợ thuế.
Nội dung quy trình như sơ đồ 1.5:
Sơ đồ 1.5. Quy trình quản lý thu nợ thuế
Cụ thể như sau:
23
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Lập chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ
Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ
Báo cáo kết quả thực hiện
- Lập chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện quản lý thu nợ
+ Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ
+ Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm
+ Thực hiện chương trình, chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm
- Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ
+ Phân công công chức quản lý và lập sổ theo dõi nợ
+ Các biện pháp xử lý nợ thuế
+ Quản lý nợ và xử lý thu nợ
+ Thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo pháp luật
+Lưu hồ sơ
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ thuế

+Lập báo cáo
+Tổng hợp báo cáo
+Định giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng quý và năm
1.2.2.6. Quy trình cưỡng chế nợ thuế
Đựơc ban hành cùng với quyết định số 490/QD-TCT ngày 8/ 5/2009, của
Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ
thuế.
Quy trình này chỉ áp dụng đối với các trường hợp là người nộp thuế còn
nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.
Nội dung của quy trình gồm 4 bước như sơ đồ 1.6:
24
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ
Bước
1
Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế
Bước
2
Thu thập xác minh và kiểm tra thông tin
Bước
3
Tổ chức thực hiện cưỡng chế
Bước
4
Theo dõi tình hình thực hiện cưỡng chế nợ thuế
Sơ đồ 1.6. Quy trình cưỡng chế nợ thuế
1.2.2.7. Quy trình hoàn thuế
Quy trình này được ban hành cùng với quyết định số 905/QD-TCT ngày
01/07/2011, của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
Quy trình này được áp dụng giải quyết đối với các loại thuế và thu ngân
sách nhà nước theo quy định tại Điều 57 Luật Quản lý thuế:

- Hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt.
- Hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá
nhân.
- Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân theo quy định của
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
- Hoàn phí xăng dầu theo quy định của pháp luật về phí xăng dầu.
- Hoàn các loại thuế, khoản thu khác thuộc NSNN nộp thừa.
Quy trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế bao gồm các bước công việc cụ thể
sau đây:
25
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Thơ

×