Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung một số loại dầu thực vật trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất trứng và chất lượng trứng gà ai cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 52 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ
LOẠI DẦU THỰC VẬT TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG VÀ
CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ AI CẬP ”

Hà Nội – 2022
i


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ
LOẠI DẦU THỰC VẬT TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG VÀ
CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ AI CẬP ”

Người thực hiện

:



NGUYỄN ĐỨC THỊNH

Lớp

:

K62CNP

Khóa

:

62

Ngành

:

CHĂN NI – THÚ Y (POHE)

Người hưỡng dẫn

:

TS NGUYỄN CƠNG ỐNH

Khoa

:


CHĂN NI

Hà Nội – 2022
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả được trình bày trong khóa
luận tốt nghiệp hồn tồn do tơi trực tiếp theo dõi, thu nhập với thái độ khách
quan và trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để hồn thành khóa luận này đã
được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh Viên
Nguyễn Đức Thịnh

i


LỜI CẢM ƠN!
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đến
nay tôi đã hồn thành báo cáo tốt nghiệp, nhân dịp này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
Tiến sĩ Nguyễn Công Oánh, Khoa chăn nuôi – Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và hồn thành
khóa học này.
Tồn thể thầy cô giáo Khoa chăn nuôi – Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt những năm học vừa qua.

Bác Nguyễn Văn Đoàn - Chủ trang trại chăn ni tại xã Cẩm Hồng huyện
Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, đã tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và giống
gà tốt nhất để tiến hành thí nghiệm. Ngồi ra, các cơ, chú, anh, chị, em và công
nhân tại trang trại đã giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực tập.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên
Nguyễn Đức Thịnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn! .................................................................................................................. ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục bảng ..............................................................................................................v
Danh mục các từ viêt tắt .............................................................................................. vi
Trích yếu khóa luận .................................................................................................... vii
Phần I. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2. Mục đích – yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài..............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................2
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................3
2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ ...............................................................................3
2.1.1. Nhu cầu về năng lượng của gà đẻ........................................................................4
2.1.2. Nhu cầu protein và axit amin của gà đẻ ..............................................................5
2.1.3. Nhu cầu về khoáng chất của gà đẻ ......................................................................8
2.1.4. Nhu cầu về vitamin ............................................................................................10
2.2. Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản ở gà đẻ trứng .............................................12

2.2.1. Sinh lý sinh sản ở gà đẻ trứng ...........................................................................12
2.2.2. Cơ chế điều hịa q trình phát triển và rụng trứng ...........................................13
2.2.3. Cơ chế điều hịa q trình tạo trứng ..................................................................14
2.2.4. Khả năng sinh sản ở gà đẻ .................................................................................15
2.2.5. Chất lượng trứng gà đẻ ......................................................................................15
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng ..........................................................16
2.3.1. Tuổi thành thục sinh dục ...................................................................................16
2.3.2. Cường độ đẻ trứng .............................................................................................16
2.3.3. Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học ......................................................17
2.3.4. Thời gian nghỉ đẻ ...............................................................................................17
2.3.5. Tính ấp bóng ......................................................................................................18
2.4. Đặc điểm một số dầu thực vật sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gà đẻ trứng.........18
2.4.1. Dầu Đậu nành ....................................................................................................18
iii


2.4.2. Dầu Lanh ...........................................................................................................18
2.4.3. Dầu Sacha inchi .................................................................................................19
2.4.4. Kết quả nghiên cứu về sử dụng một số loại dầu thực vật trong chăn nuôi gà ...19
Phần III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................22
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................22
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................22
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................22
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................................23
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................26
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................27
4.1. Kết quả bổ sung dầu đậu nành, dầu lanh và dầu Sacha inchi trong khẩu phần đến
một số chỉ tiêu sản xuất của gà đẻ Ai Cập ...................................................................27

4.2. Kết quả bổ sung dầu đậu nành, dầu lanh và dầu Sacha inchi trong khẩu phần đến
tỷ lệ đẻ của Ai Cập ......................................................................................................28
4.3. Kết quả bổ sung dầu đậu nành, dầu lanh và dầu Sacha inchi trong khẩu phần đến
khối lượng trứng gà Ai Cập .........................................................................................29
4.4. Kết quả bổ sung dầu đậu nành, dầu lanh và dầu Sacha inchi trong khẩu phần đến đến
chất lượng trứng gà Ai Cập ..........................................................................................30
4.5. Kết quả bổ sung các loại dầu thực vật trong khẩu phần ăn đến thành phần hóa học
của trứng gà .................................................................................................................31
4.6. Kết quả bổ sung các loại dầu thực vật trong khẩu phần ăn đến thành phần axid béo
của trứng gà thí nghiệm ..............................................................................................32
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................34
5.1. Kết luận.................................................................................................................34
5.2. Tồn tại ...................................................................................................................34
5.3. Kiến nghị ..............................................................................................................34
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................35

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Cân bằng lý tưởng axit amin cho gà theo Lysine ........................................ 6

Bảng 3.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 23

Bảng 3.2.


Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở (đối chứng) ........ 23

Bảng 3.3.

Đánh giá chất lượng trứng theo đơn vị Haugh .......................................... 26

Bảng 4.1.

Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Ai cập ăn khẩu phần bổ sung các loại
dầu thực vật (n = 32) .................................................................................. 27

Bảng 4.2.

Tỷ lệ (%) đẻ trứng của gà Ai cập được nuôi bằng khẩu phần bổ sung
các loại dầu thực vật (n = 32) .................................................................... 28

Bảng 4.3.

Khối lượng trứng (g/quả) theo tuần tuổi của gà Ai cập được nuôi bằng
khẩu phần bổ sung các loại dầu thực vật ................................................... 29

Bảng 4.4.

Chất lượng trứng của gà Ai cập được nuôi bằng khẩu phần bổ sung các
loại dầu thực vật ......................................................................................... 30

Bảng 4.5.

Thành phần hóa học của trứng gà Ai cập được nuôi bằng khẩu phần bổ
sung các loại dầu thực vật .......................................................................... 32


Bảng 4.6.

Tỷ lệ (%) axid béo của trứng Ai cập được nuôi bằng khẩu phần bổ sung
các loại dầu thực vật .................................................................................. 33

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

TA:

Thức ăn

TB:

Trung bình

SLT:

Sản lượng trứng

TN:

Thí nghiệm

ĐC:

Đối chứng


TTTĂ:

Tiêu tốn thức ăn

SB15:

Lơ thí nghiệm bổ sung 1,5% dầu đậu nành

FO15:

Lơ thí nghiệm bổ sung 1,5% dầu lanh

SI15:

Lơ thí nghiệm bổ sung 1,5% dầu Sacha inchi

LH

Luteinizing Hormone

FSH

Follicle – stimulating hormone

vi


TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN
Tên tác giả: NGUYỄN ĐỨC THỊNH


Mã sinh viên: 620346

Tên đề tài: Ảnh hưởng của việc bổ sung một số loại dầu thực vật trong khẩu phần
ăn đến khả năng sản xuất trứng và chất lượng trứng gà Ai Cập
Ngành: Chăn nuôi
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn bổ sung một số loại dầu thực vật đến
khả năng sản xuất trứng và chất lượng trứng của gà Ai Cập.
Phương pháp nghiên cứu
- Ảnh hưởng của việc bổ sung các loại dầu thực vật trong khẩu phần ăn đến
khả năng sản xuất trứng, chất lượng trứng và thành phần dinh dưỡng của trứng
được thực hiện tại trại chăn nuôi gà thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
Tổng 128 gà đẻ Ai Cập 28 tuần tuổi được phân bố vào 4 lô (32 con/lô được nuôi
trong 8 ô chuồng, mỗi ô nhốt 4 con) nuôi bằng 4 khẩu phần ăn khác nhau trong
thời gian 28 ngày. Lô đối chứng (ĐC) được ni bằng thức ăn cơng nghiệp hồn
chỉnh ; lơ SB15, FO15 và SI15 được ni bằng khẩu phần ĐC có bổ sung thêm
1,5% dầu đậu nành, dầu lanh và dầu sacha inchi, tương ứng. Các chỉ tiêu nghiên
cứu như năng suất sinh trưởng, chất lượng trứng,… được xác định bằng các
phương pháp thường quy, kết hợp với các phương pháp hiện đại.
Kết quả chính thu dược
- Bổ sung 1,5% dầu đậu nành (SB15), dầu lanh (FO15) và dầu sacha inchi
(SI15) không làm ảnh hưởng đến khối lượng gà trong thời gian thí nghiệm.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg/10 trứng) và tỷ lệ đẻ cao nhất ở lô FO15 và
thấp nhất lở lô ĐC (1,37 kg và 93,08% so với 1,30 kg và 87,72%).

vii



- Khẩu phần FO15 cải thiện được khối lượng trứng so với các lô ĐC, SB15
và SI15.
- Các chỉ tiêu chất lượng trứng (chỉ số hinh dạng, chỉ số lòng đỏ, đơn vị
Haugh) không làm ảnh hưởng bởi các khẩu phần.
- Vật chất khô của thịt lườn gà ở lô FO15 cao nhất. Đặc biệt, tỷ lệ lipid và
hàm lượng cholesterol giảm nhiều nhất ở lô SI15, tiếp đến là FO15 và cao nhất là
lô ĐC.
- Bổ sung 1,5 dầu đậu nành, dầu lanh và dầu sacha inchi vào khẩu phần ăn
của gà đẻ trứng đã làm giảm axit béo bão hịa và tăng hàm lượng axit béo khơng
bão hịa trong trứng gà. Đặc biệt là hàm lượng axit béo omega-3 ở lô SI15 và
FO15 cao hơn 5-6 lần so với lơ đối chứng.
Tóm lại, việc bổ sung 1,5% dầu lanh hoặc sacha inchi trong khẩu phần ăn
của gà Ai cập đẻ trứng đã cải thiện chất lượng thịt, giá trị dinh dưỡng.

viii


Phần I.

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn ni gia cầm nói và gà đẻ ở Việt Nam có vai trị quan trọng trong việc
cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, đồng thời tạo cơng ăn việc làm và góp
phần xóa đói giảm nghèo cho người dân. Sản lượng trứng gia cầm sản xuất hàng
năm không ngừng gia tăng, từ hơn 8,8 tỷ quả năm 2015 tăng lên hơn 16 tỷ quả
vào năm 2020 (Tổng cục Thống kê, 2021). Tiêu thụ trứng ở Việt Nam đạt 149
quả/người/năm 2020, thấp so bình quân của thế giới là 210 - 220 quả/người/năm
(Phương Ngọc, 2021). Do đó, tiềm năng thị trường tiêu thụ trứng trong nước vẫn
cịn rất lớn. Trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao giàu các acid amin, acid béo thiết

yếu, vitamin và chất khoáng (Lê Thanh Phương & cs., 2014). Tuy nhiên, trứng
thường có nhược điểm là chứa hàm lượng cao cholesterol (trên 200 mg/quả trứng),
nhất là hiện nay thức ăn gà đẻ công nghiệp chứa hàm acid béo no cao dẫn đến
cholesterol xấu trong trứng tăng cao.
Cùng với việc tiêu thụ trứng thường, xu hướng sử dụng thực phẩm chức
năng có giá trị dinh dưỡng cao để phịng được bệnh tật, trứng gà được coi là một
trong những nguồn để tạo ra thực phẩm chức năng đã và đang được quan tâm.
Các loại dầu như dầu hạt lanh, dầu cá hay tảo biển được bổ sung vào thức ăn gà
đẻ để giảm cholesterol xấu và tăng hàm lượng acid béo omega-3 trong lòng đỏ
trứng gà (Kim et al., 2016; Neijat et al., 2016; Elkin et al., 2018). Khi sử dụng
những nguyên liệu trên trong nước sẽ có một số nhược điểm như dầu cá giá thành
đắt đỏ và làm cho trứng có mùi tanh cá (Lê Thanh Phương & cs., 2014), dầu hạt
lanh phải nhập từ nước ngồi, cịn vi tảo giá thành cao do công nghệ sản xuất vi
tảo chưa hồn thiện. Vậy nên, để tìm được nguồn nguyên liệu khác thay thế tạo
ra sản phẩm giàu omega-3, nhưng lại sẵn có ở trong nước và giá thành hợp lý là
bài tốn đặt ra có các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng. Sachi inchi

1


(Plukenetia volubilis L) hay cây đậu núi được công nhận cây dược liệu năm 2019,
được ví là siêu dược liệu và ngày càng trồng nhiều ở nước ta. Hạt Sachi inchi có
hàm lượng protein (25-30%), lipid cao (35-60%), vitamin E, polyphenols,
khoáng… (Wang et al., 2018). Đặc biệt trong dầu sacha inchi chứa hàm lượng
axit omega-3 rất cao (46.8-50.8 %) nó được so sánh với dầu lanh và dầu hạt chia.
Dầu Sachi có thể sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn của động vật để tạo sản
phẩm chăn nuôi giàu omega-3 (Oanh et al., 2022). Tuy nhiên, bổ sung dầu Sacha
inchi vào khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng cịn rất mới ở nước ta. Xuất phát từ lí do
trên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung một số loại
dầu thực vật trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất trứng và chất lượng

trứng gà Ai Cập”.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn bổ sung một số loại dầu thực vật đến
khả năng sản xuất trứng và chất lượng trứng của gà Ai Cập.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi, làm việc và ghi chép số liệu đầy đủ, đản bảo tính khác quan trung
thực.
- Nắm được quy trình chăm sóc ni dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà
qua các giai đoạn.

2


Phần II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ ĐẺ
Ni dưỡng gà mái đẻ nhằm mục đích lấy trứng, càng kéo dài thời gian
khai thác trứng thì càng đem lại lợi nhuận cao. Muốn đạt đực mục tiêu trên người
chăn nuôi phải đáp ứng đầu đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu sản xuất trứng của
gà. Nếu cung cấp thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng; ngược
lại nếu cung cấp thừa các chất dinh dưỡng sẽ làm gà tích lũy mỡ trong cơ thể. Nếu
gà mái mập q sẽ khơng đẻ được, từ đó rút ngắn lại thời gian sản xuất trứng. Vậy
cách nuôi dưỡng khoa học là khi gà mái đẻ tăng dần năng suất thì người chăn ni
cho ăn tăng dần và ngược lại.
Ở các nước chăn nuôi gà công nghiệp tiên tiến người ta chia giai đoạn sản
xuất trứng của gà mái ra làm hai thời kỳ:
+ Kỳ đầu: Giai đoạn bắt đầu đẻ bói, sau đó năng suất trứng tăng dần cho tới
đỉnh cao và duy trì trong một khoảng thời gian (thường từ 20 – 40 tuần tuổi).

+ Kỳ cuối: Giai đoạn năng suất trứng giảm dần cho tới khi loại thải (thường
từ 41- 80 tuần). Thời gian phân bố ở 2 giai đoạn: đầu kỳ đẻ và hậu kỳ đẻ có thể
thay đổi theo các giống khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng và công tác loại thải gà
ở cuối kỳ. Nếu công tác loại thải gà đẻ kém hoặc khơng tiến hành thường xun
thì sự giảm năng suất trứng sẽ chậm lại.
• Xác định nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ
Đây là một việc khá phức tạp vì khơng thể vho gà mái ăn thiếu hoặc ăn dư
thừa được mà cần thiết phải cho ăn vừa đủ. Cho ăn cỡ nào là vừa đủ thì phải phụ
thuộc rất nhiều yếu tố:
+ Tuổi gà mái: Gà mái hậu bị có nhu cầu khác so với gà mái già vì nó vừa
tăng tỷ lệ đẻ vừa tăng khối lượng theo tuổi lớn lên. Gà mái già vừa giảm tỷ lệ đẻ,

3


tăng tích mỡ theo tuổi, vì thế người chăn ni không thể cho ăn cùng loại và cùng
mức thức ăn.
+ Mức ăn được của gà: Gà mái đẻ ăn được nhiều hay ít thức ăn khơng đơn
thuần phụ thuộc khối lượng cơ thể và sức đẻ của nó mà cịn tùy theo nhiệt độ mơi
trường. thường trời nóng gà sẽ ăn ít thức ăn, trời mát gà ăn được nhiều hơn. Muốn
cho năng suất trứng ở mọi lúc đều cao thì người chăn ni cần điều chỉnh nồng
độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn để dù gà mái ăn ít hay nhiều thì tổng lượng
chất hấp thụ vào cơ thể cung đủ cho nhu cầu sản xuất trứng. Đồng thời hạn chế
tối đa sự thay đổi của môi trường.
+ Phương thức nuôi gà mái: Nuôi gà mái trên lồng, gà ít vận động nên tốn
ít năng lượng thức ăn. Trái lại, nuôi dưới nền gà vận động nhiều cần nhiều năng
lượng trong thức ăn hơn. Vì vậy, điều chỉnh lượng thức ăn hoặc nồng độ dinh
dưỡng trong thức ăn thì mới tối ưu hóa được năng suất trứng. Giống gà mái có
năng suất đẻ khác nhau thì cũng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Gà mái đẻ
trứng thương phẩm cần nhu cầu dinh dưỡng khác so với gà mái đẻ trứng giống.

Gà mái đẻ trứng có khối lượng lớn cần nhu cầu dinh dưỡng khác so với gà mái đẻ
thuộc giống thịt nhẹ cân.
+ Trong thực tế người ta không tạo ra nhiều loại thức ăn cho gà mái đẻ để
thỏa mãn cho từng trường hợp, chính vì vậy người chăn nuôi cần phải biết thay
đổi số lượng cho ăn cũng như bổ sung thêm vitamin và chất khoáng (chủ yếu là
canxi) tùy theo nhu cầu của gà trong những trường hợp cụ thể.
+ Ngoài việc điều chỉnh dinh dưỡng theo mùa trong năm, muốn cho gà mái
đẻ cho năng suất tối ưu chúng ta cần điều chỉnh mức năng lượng và protein trong
thức ăn của gà mái đẻ theo phương thức chăn nuôi.
2.1.1. Nhu cầu về năng lượng của gà đẻ
Tính tốn về nhu cầu năng lượng cho gà đẻ bằng năng lượng trao đổi (ME).
Giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn gà đẻ được tính tốn bằng hiệu giữa năng
lượng thơ của thức ăn và năng lượng thải qua phân và qua nước tiểu. Nhu cầu về
4


năng lượng trao đổi cho gà thể hiện qua calo (cal), kilocalo (kcal), jun (J), kilojun
(KJ), megajun (MJ).
Gà đẻ nuôi ở trong nhiệt độ ơn hịa thì nhu cầu năng lượng trao đổi trong
thức ăn là 2800 kcal ME/kg, trên 35 tuần tuổi là 2750 kcal ME/kg. Mùa hè trời
nóng nhu cầu năng lượng thu nhận thấp hơn, trời lạnh gà tiêu thụ năng lượng lên
đến 30% so với nuôi trong thời tiết mát (18 - 20℃). Ở nhiệt độ mát, khẩu phần ăn
có mức năng lượng 2900 - 3000 kcal ME/kg là tốt nhất. mùa hè 2700 - 2800 kcal
Me/kg năng lượng trao đổi là thích hợp (Bùi Đức Lũng, 2005).
2.1.2. Nhu cầu protein và axit amin của gà đẻ
- Nhu cầu về protein
Do cấu trúc thành phần protein mỗi loại là đặc thù nên hiệu quả sử dụng
protein thức ăn phụ thuộc rõ rệt vào tỷ lệ hợp lý của các thành phần protein trong
khẩu phần. Vì vậy, cần phải biết nhu cầu protein của từng loại gà đẻ. Gà đẻ có
hướng sản xuất khác nhau thì nhu cầu protein cũng khác nhau.

- Phương pháp tính nhu cầu protein cho gà đẻ trứng
Nhu cầu protein cho gà đẻ trứng bao gồm nhu cầu protein cho duy trì, nhu
cầu protein cho sinh trưởng, nhu cầu protein cho phát triển lòng, nhu cầu protein
cho đẻ trứng. Nhu cầu protein cho gà đẻ trứng được tính như sau:
Protein (g) =

𝟎,𝟎𝟎𝟏𝟔 ×𝐖+𝟎,𝟏𝟖 × ∆𝐖+𝟎,𝟎𝟒 ×(𝟎,𝟎𝟕) × ∆𝐖 ×𝟎,𝟖𝟐+𝟎,𝟏𝟐 × ∆𝐄
𝟎,𝟓𝟓

Trong đó: ∆W: Tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)
W : Khối lượng cơ thể (g)
∆E : Sản lượng trứng hàng ngày (g)
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gà đẻ
+ Lồi, giống, dịng gà đẻ: Mỗi lồi, giống hay dịng gà đẻ có 1 phương
thức di truyền khác nhau. Do đó, chúng có ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất và
kiểu trao đổi chất khác nhau. Những giống gà đẻ khối lượng lớn thì lượng thức ăn
tiêu thụ sẽ cao và nhu cầu về protein cũng lớn hơn gà đẻ có khối lượng nhỏ.
5


+ Sức sản xuất: Gà đẻ có khả năng sinh trưởng càng nhanh, khả năng đẻ
trứng càng cao, khối lượng trứng càng lớn thì nhu cầu protein càng cao.
+ Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tực tiếp đến lượng
thức ăn thu nhận hàng ngày của gà đẻ. Nhiệt độ càng cao, lượng thức ăn thu nhận
càng thấp và ngược lại.
+ Mức năng lượng của khẩu phần là yếu tố quan trọng để đảm bảo gà đẻ
thu nhận đủ năng lượng cho duy trì, phát triển cơ thể và đẻ trứng.
+ Lượng thức ăn thu nhận: được tính bằng số gram protein thơ trong khẩu
phần cho mỗi con gà đẻ trong một ngày đêm được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm
(%) protein thơ. Do đó, lượng thức ăn thu nhận có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu

protein trong khẩu phần ăn của gà đẻ.
- Nhu cầu về axit amin của gà đẻ
Trong khẩu phần có 2 hai loại axit amin đó là axit amin thay thế được và
axitamin không thay thế. Đối với gà đẻ sinh sản có 10 axit amin khơng thay thế
được gồm arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, threonine, methionine,
phenylalanine, tryptophan và valine. Khi tính tốn nhu cầu các axitamin khơng
thay thế, người ta thường chọn lysine làm axit amin làm chuẩn và đưa ra cân bằng
lý tưởng axit amin cho gà đẻ khác nhau tùy theo hướng sản xuất. Để nuôi gà đẻ
đẻ trứng năng suất cao, khẩu phần ăn cần nhiều axit amin có chứa lưu huỳnh.
Bảng 2.1. Cân bằng lý tưởng axit amin cho gà theo Lysine
Axit amin
Lysine
Arginnine
Isoleucine
Leucine
Methionine + Cystine
Phenylalanine+ Tyrosine
Threonine
Tryptophan

Gà sinh trưởng (%)
1,00
1,05
0,72
1,25
0,75
1,21
0,63
0,18


Gà đẻ trứng (%)
1,00
1,08
0,78
1,14
0,86
1,25
0,69
0,24
6


- Bổ sung một số axit amin cần thiết cho gà đẻ trứng
Đối với gà nhu cầu về protein thức chất là nhu cầu về axit amin. Khi thiếu
bất kỳ axit amin khơng thay thế nào trong thức ăn thì q trình tổng hợp protein
bị rối loạn, thậm chí làm phá hủy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hậu quả làm
giảm khả năng sinh trưởng cũng như sức sản xuất của gà đẻ. Vì vậy, cần cung cấp
đầy đủ các axit amin không thay thế theo đúng nhu cầu của từng giống gà đẻ. Việc
bổ sung các axit amin thiết yếu cho gà là một việc cần thiết. Cơ sở để bổ sung có
hiệu quả axit amin là phải xây dựng được tiêu chuẩn ăn chính xác, phải nắm được
chính xác hàm lượng axit amin trong thức ăn nguyên liệu và các yếu tố có ảnh
hưởng tới việc sử dụng axit amin của vật nuôi. Tuy nhiên, nhu cầu tối ưu về các
axit amin của gà ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Sự lợi dụng axit amin
bổ sung có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng năng lượng, protein tổng số trong
khẩu phần, tỷ lệ các axit amin không thay thế và các axit amin thay thế, mức bổ
sung và tương tác giữa các axit amin.
Sự bổ sung các axit amin không thay thế được cho gà đẻ sinh sản là sự bổ
sung tác động gián tiếp lên các quá trình đẻ và năng suất trứng gà đẻ.
Methionine có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cơ thể gà đẻ, đến chức
năng của gan và tuyến tụy. Cysteine và methionine còn tham gia vào q trình tạo

lơng (Bùi Đức Lũng, 2005). Nếu thiếu methionine làm mất tính thèm ăn, thối
hoa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ, gan, làm giảm quá trình phân hủy các chất thải ra
trong quá trình trao đổi chất, hạn chế tổng hợp axit nucleic và hemoglobin.
Tryptophan cũng là một axit amin khơng thay thế có vai trị quan trọng
trong việc duy trì sức sống của gà đẻ trưởng thành, nếu thiếu tryptophan trong
khẩu phần ăn dẫn tới phá hủy tính năng sinh dục, kém ăn, giảm tăng trọng, ngồi
ra cịn biểu hiện thiếu máu, rụng lông, mỡ bao quanh thành mạch quản.
Agrinine là axit amin quan trọng tham gia trong việc khử độc các sản phẩm
cuối cùng của quá trình trao đổi nitơ. Agrinine cũng là hợp phần chủ chốt của các
protein quan trọng đối với chức năng sinh sản như các protamin.
7


Như vậy, axit amin là thành phần không thể thiếu đối với vật ni nói chung
và gà đẻ đẻ trứng nói riêng. Chúng là những nguyên liệu cơ bản xây dựng nên
protein - chất hữu cơ quan trọng nhất trong các tế bào sống. Nếu thiếu bất kỳ axit
amin không thay thế nào dẫn tới những tác động tiêu cực, gà trưởng hành sút cân,
giảm tỷ lệ đẻ trứng đột ngột, nếu kéo dài dẫn tới rối loạn trao đổi chất, thậm chí
gà đẻ sẽ chết. Do vậy, việc xác định nhu cầu axit amin của từng loại gà đẻ với
từng giai đoạn khác nhau là điều quan trọng.
2.1.3. Nhu cầu về khoáng chất của gà đẻ
Các chất khoáng giữ một vai trò quan trọng đối với gà đẻ và đặc biệt là gà
đẻ đẻ trứng.
Các chất khoáng chia thành 2 nhóm chính: khống đa lượng và khống vi
lượng. Những chất khống có số lượng lớn tính theo g/kg hoặc % là khoáng đa
lượng (Ca, P, Na, C1, K, S, Mn). Những chất khống có lượng nhỏ được tính bằng
mg/kg hay ppm gọi là khoáng vi lượng.
- Canxi và photpho (Ca, P)
Tham gia cấu trúc bộ xương gà đẻ, tham gia vào hình thành vỏ trứng, có mặt
trong huyết thanh. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu Ca và P sẽ làm gà còi cọc, gà đẻ

trưởng thành bị bệnh về xương, gà đẻ đẻ trứng vỏ lụa hoặc khơng có vỏ.
Tuy nhiên, nhu cầu về canxi và photpho tùy thuộc vào mỗi loài gà đẻ khác
nhau, hướng sản xuất, lứa tuổi và sức sản xuất. Nếu thừa Ca và P chúng phải thải
ra ngoài, khiến thận phải làm việc với tần suất lớn, do đó làm hoại tử, thối hóa
thậm chí gây chết gà.
Gà đang thời kỳ đẻ phải đạt tỷ lệ đẻ từ 5- 10% mới được sử dụng mức canxi
và photpho của gà đẻ đẻ trứng. Tỷ lệ Ca:P thích hợp trong khẩu phần là 2:1; trong
giai đoạn đẻ trứng cần cung cấp từ 2,5 – 4% Ca; 0,45% P dễ tiêu (Nguyễn Thị
Mai & cs., 2009).
Khi gà đẻ nhiều, ăn nhiều thức ăn thì lượng canxi vào cơ thể cũng tăng
nhưng có thể khơng đủ cho nhu cầu. Vì vậy, việc tăng hàm lượng canxi trong thức
8


ăn hoặc cho ăn thêm ở ngoài (trộn thêm vào thức ăn) là rất cần thiết để luôn luôn
giữ cân bằng về chất.
- Natri, Kali, Clo (Na, K, CI)
Là các chất điện giải, khi cơ thể mất nước sẽ mất chất điện giải, cân bằng
áp suất thẩm thấu giữa trong và ngồi tế bào bị rối loạn con vật có thể chết. NaCl
cần thiết cho việc hình thành HCl trong dạ dày và có tác dụng hoạt hóa pepsinogen
thành pepsin để tiêu hóa protein. Na và K cũng là thành phần hệ đệm của cơ thể
giữ cho cân bằng axit-bazơ trong dịch cơ thể.
Mức NaCl tối thiểu cho gà trong thức ăn là 0,2%; trung bình là 0,4%. Gà
đẻ trứng giới hạn cho phép không quá 0,8%. Nếu thừa NaC1 sẽ gây độc và gà đẻ
rất mẫn cảm với thừa Na và C1. Bình thường trong khẩu phần ăn của gà đẻ hàm
lượng NaCl là 0,3 – 0,5%.
-

Sắt và đồng (Fe và Cu)
Trong cơ thể sắt hoạt động là Fer, 60 – 73% nằm ở hồng cầu; 3 – 5% tham


gia cấu tạo myoglobin trong cơ; 0,1% tham gia cấu tạo enzyme; sắt dự trữ chiếm
20% và dự trữ ở dạng không bền vững trong gan, lách, tủy xương và niêm mạc
ruột. Nhu cầu Fe của các loài gà đẻ từ 20 – 100 mg/kg thức ăn.
Cu giữ vai trò sinh lý quan trọng, tham gia cấu tạo máu. Tham gia thúc đẩy
tạo huyết, làm cho hồng cầu non mau trưởng thành. Nó cịn tham gia sinh tổng
hợp catalase, peroxydase, ức chế hoạt động của phosphatase kiềm, amylase,
lipase, pepsin; tăng oxy hóa vitamin C, thúc đẩy tế bào sử dụng vitamin K, E, hoạt
hóa insulin và kích thích hoạt động của hormone tuyến n. Cu tham gia hình
thành lơng và sắc tố của lơng, do đó nếu thiếu sẽ mất màu lông. Nhu cầu Cu từ
3,5 – 8,0 mg/kg thức ăn.
-

Kẽm và mangan (Zn và Mn)

Zn phân bố khắp nơi trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều chức năng trao đổi chất.
Thiếu kẽm làm giảm tính thèm ăn, gây tổn thương da, vỏ trứng khơng bình
thường, gà con nở ra bị dị dạng, xương dài ngắn lại, giảm đẻ trứng và giảm tỉ lệ
9


ấp nở. Tùy theo giai đoạn của gà đẻ mà nhu cầu về Zn trong thức ăn hỗn hợp khác
nhau, dao động từ 55 - 100mg.
Mn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, tạo máu, sinh tổng hợp axit
nucleic, protein, cholesterol và kháng thể. Khi lượng canxi và photpho tăng lên
thì nhu cầu Mn cũng tăng lên. Nhu cầu Mn của các loại gà đẻ từ 55 - 10mg/kg
thức ăn hỗn hợp.
Nói tóm lại, khi tiến hành định lượng thức ăn người chăn nuôi phải luôn
luôn chú ý kiểm tra mức độ cung cấp chất dinh dưỡng chính quan trọng nhất là
năng lượng, protein, canxi và một số nguyên tố vi lượng khác nhằm đáp ứng đầy

đủ dinh dưỡng cho gà đẻ.
2.1.4. Nhu cầu về vitamin
Vai trò của vitamin trong cơ thể là một chất xúc tác, chỉ với một lượng nhỏ
có thể làm chuyển hóa trong cơ thể đạt tốc độ phản ứng nhanh, hiệu quả sử dụng
cao. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên
cần thiết phải bổ sung theo thức ăn và nước uống. Vitamin cần thiết cho mọi lứa
tuổi của gà đẻ.
- Vitamin A: có vai trị làm tăng khả năng sinh trưởng ở gà đẻ non và tăng tỷ
lệ đẻ trứng ở gà đẻ sinh sản. Đặc biệt, vitamin A có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển phôi của gà đẻ. Khi thiếu vitamin A phôi sẽ ngừng phát triển, tỷ lệ phôi chết
tăng cao, gà đẻ giảm năng suất trứng, nếu tăng lượng vitamin A trong khẩu phần
sẽ làm tăng lượng vitamin A trong trứng.
- Vitamin D: ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, điều hịa chuyển hóa Ca và P
trong cơ thể, cần thiết cho q trình cốt hóa (tạo xương). Nếu thiếu thì gà đẻ non
bị cịi xương, gà đẻ trưởng thành bị mềm xương, xốp xương (loãng xương), gà đẻ
đẻ trứng mỏng vỏ, tăng tỷ lệ dập vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều.
Khi thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trước khi ảnh hưởng đến
tỷ lệ đẻ trứng của gà đẻ sinh sản (Asaduzzaman et al., 2005). Tuy nhiên, khẩu

10


phần thừa vitamin D cũng sẽ làm giảm tỷ lệ ấp nở của trung gà đẻ. Nếu trong khẩu
phần ăn của đàn gà đẻ sinh sản có nhiều Mn sẽ làm giảm nhu cầu vitamin D.
- Vitamin nhóm B và C
+ Biotin: Biotin có trong thành phần coenzyme cho các phản ứng chuyển
CO, từ chất này đến chất khác trong chuyển hóa carbohydrate, lipit và protein.
Khi thiếu biotin đối với gà đẻ sinh sản thì chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở giảm rõ
rệt.
+ Choline: Choline có tác dụng ngăn ngừa hội chứng gan nhiễm mỡ, tham

gia vào truyền xung động thần kinh. Khi thiếu choline gà đẻ thường bị hội chúng
gan nhiễm mỡ và giảm sinh trưởng.
+ Axit pantothenic (vitamin B): Vitamin B có trong thành phần của Acetyl coenzym A cần cho sự chuyển hóa carbohydrate, lipit và protein. Thiếu vitamin
B, dẫn đến giảm năng suất ở gà đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm và chết phôi. Nguồn cung cấp
vitamin này là tấm gạo, nấm men, bột cỏ (Vũ Duy Giảng & cs., 1997).
+ Riboflavin (vitamin B): Riboflavin có trong thành phần coenzyme flavin
mononucleotide và flavin adenine dinucleotide trong chuyển hóa năng lượng.
Thiếu vitamin B, dẫn đến giảm khả năng đẻ trứng và giảm tỷ lệ ấp nở trúng. Nếu
thiếu trầm trọng phơi có thể chết ngay ở những ngày đầu của quá trình ấp, con
mới nở bị liệt chân.
+ Thiamin (vitamin B1): Vitamin B1 có trong thành phần của coenzyme cho
q trình chuyển hóa carbohydrate. Tham gia vào hoạt động của chức năng thần
kinh ngoại biên, duy trì tính thèm ăn. Khi thiếu vitamin B1, trong thức ăn, trứng
của gà đẻ sinh sản sẽ có tỷ lệ chết phơi tăng cao vào cuối thời kì ấp.
+ Vitamin B6: Vitamin B6 có trong thành phần của coenzyme pyridoxyl
phosphate cho sự chuyển hóa protein. Nó cần thiết đối với gà đẻ sinh sản, nếu
thiếu trong khẩu phần gà mái bị giảm sức đẻ trứng và tỷ lệ nở của trứng.
+ Vitamin B12 (Cobalamin): Vitamin B12 là thành phần của coenzyme
cobamide trong sự hình thành màu đỏ và duy trì sự phát triển bình thường của mơ
11


thần kinh. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, phôi chết tăng lên nhiều nhất
từ 16 – 18 ngày ấp.
+ Vitamin C (axit ascorbic): Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng
trong những trường hợp gà đẻ bị bệnh hoặc trạng thái stress thì nên cung cấp
Vitamin C qua thức ăn và nước uống cho gà đẻ với liều lượng 100 - 150 mg/kg
TA. Việc bổ sung có hiệu quả rõ rệt trong điều kiện stress, đặc biệt là stress nóng
âm trong mùa hè ở nước ta. Khả năng tổng hợp vitamin C của gà đẻ kém hiệu quả
trong giai đoạn còn non hay đã già. Bổ sung vitamin C trong giai đoạn gà con làm

cho xương chắc khỏe, còn đối với gà mái đẻ ở giai đoạn cuối có tác dụng làm tăng
chất lượng vỏ trứng và làm giảm tỷ lệ trứng bị dập vỡ. Bổ sung Vitamin C với
lượng 2000 – 3000 ppm trong thức ăn vào giai đoạn cuối kỳ đẻ trúng đã có tác
dụng làm tăng độ dày của vỏ trứng, giảm tỷ lệ trứng bị dập vỡ, tăng khối lượng
trứng, tăng Ca huyết tương và hàm lượng khoáng tổng số của xương (Vũ Duy
Giảng & cs., 1997).
2.2. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở GÀ ĐẺ TRỨNG
2.2.1. Sinh lý sinh sản ở gà đẻ trứng
Sự hình thành của tuyển sinh dục cái xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát
triển phôi: phôi gà vào ngày thứ 3, ở vịt và ngỗng ngày thứ 4 - 5. Thời kỳ phân
biệt bộ sinh dục ở phôi gà được nhận thấy vào ngày ấp thứ 6 - 9. Tới ngày ấp thứ
9, ở buồng trứng đã thể hiện sự không đối xứng buồng trứng bên phải ngừng phát
triển và thoái hoá dần. Buồng trứng trái tiếp tục phát triển, phân ra thành lớp vỏ
và lớp tuỷ. Ở vỏ xảy ra quá trình sinh sản của các tế bào sinh dục đầu tiên - nỗn
bào. Vào ngày thứ 9, ở phơi gà đếm được 28 nghìn, ngày thứ 17 - 680 nghìn, đến
cuối kỳ ấp số lượng chúng giảm cịn 480 nghìn tế bào sinh dục. Đến ngày ấp thứ
12, ống dẫn trứng được phân thành loa kèn, phần tiết lòng trắng và tử cung.
Gà đẻ trứng thối hóa buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng và
ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm hộ gắn liền với tử cung và cũng
nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo 3 chức năng: chứa phân, chứa nước
12


tiểu và cơ quan sinh dục. Khi giao phối, gai giao phối của con trống áp sát vào lỗ
huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ.
Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gà đẻ. Gà
một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1-2mm, khối lượng khoảng 0,03g. Thời
kỳ gà đẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g chúa nhiều
tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyển sinh dục xảy ra vào đầu của sự
phát triển phơi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc chức năng của

buồng trứng.
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế
bào trúng phải trải qua 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Trước khi bắt đầu
đẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 trứng, mỗi tế bào có một nỗn hồng.
Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày lòng
đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm protein,
photpholipit, mỡ trung hịa, các khống chất và vitamin. Đặc biệt lịng đỏ được
tích lũy mạnh vào ngày 9 - 4 ngày trước khi trứng rụng. Việc tăng quá trình sinh
trưởng của tế bào trứng là do foliculin được tiết chế ở buồng trứng khi gà mái
thành thục sinh dục.
Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa
kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi
chiều (16h) thì sự rụng trứng được thực hiện vào buổi sáng hôm sau. Trúng được
giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của
gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện ni dưỡng, chăm
sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gà đẻ. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ
khơng khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng.
2.2.2. Cơ chế điều hịa q trình phát triển và rụng trứng
Các homone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự sinh
trưởng và chín của trứng. Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng rụng vừa
13


có tác dụng kích thích hoạt động của ống dẫn trứng hoặc vừa ảnh hưởng lên tuyên
yên ức chế tiết FSH và LH. Như vậy, tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm
ngừng rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (chưa đẻ).
Gà mái mới đẻ thường cho trứng hai lòng đỏ là do FSH và LH hoạt động
mạnh, kích thích một lúc 2 tế bào trứng chín và rụng. LH chi tiết vào buổi tối, từ
lúc bắt đầu tiết đến khi trứng rụng khoảng 6 - 8 giờ. Vì vậy, việc chiếu sáng bổ

sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ 3 - 4 giờ. Việc
chiếu sáng bổ sung 3 - 4 giờ buổi tối thực chất là để gà ổn định và tập trung vào
khoảng 8 - 11 giờ sáng. Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng 15 - 18
giờ/ngày thì gà sẽ đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng.
Như vậy, điều hòa sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh - thể dịch ở tuyến yên
và buồng trứng phụ trách. Ngồi ra, cịn có cả thần kinh cấp cao và vỏ bán cầu đại
não tham gia phụ trách quá trình này.
2.2.3. Cơ chế điều hịa q trình tạo trứng
Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gà là các
hormone hướng sinh dục từ tuyến n, tiếp đó FSH kích thích nang trứng sinh
trưởng phát triển, LH kích thích trứng chín và rụng. Cuối cùng nang trứng tiết
oestrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng. Để điều hịa
q trình chín và rụng, tuyến yên tiết oxytoxin tăng cường co bóp cơ trơn ống dẫn
trứng và tử cung, tiết prolactin ức chế hormone FSH và LH. Sau khi trứng rụng,
bao nỗn co lại tiết progesteron duy trì hình thành trứng ở ống dẫn trứng và trạng
thái hoạt động của nó. Vì vậy, để điều chỉnh nhịp nhàng chức năng của bộ máy
sinh sản phải nhờ mối liên hệ khăng khít giữ tuyến yên và vùng dưới đồi.
Khả năng đẻ trứng của gà đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi đẻ,
trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và ngoại cảnh. Trong các
yếu tố môi trường thì ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển chức năng
sinh dục của gà đẻ. Vì vậy, hiện nay người chăn nuôi đã biết dùng ánh sáng nhân
tạo để bổ sung cho gà đẻ sớm. Tuy nhiên, việc đẻ sớm có bất lợi vì gà chưa đạt
14


khối lượng cơ thể, trứng đẻ ra bé, chu kì để sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm dẫn
đến năng suất kém.
Trong chăn nuôi gà đẻ đẻ trứng phải hạn chế thức ăn, ánh sáng để kéo dài
tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép. Gà hướng trứng khi đạt khối
lượng khoảng 1260g đối với gà mái, 1450g đối với gà trống ở 133 ngày tuổi. Gà

đẻ trứng giống như ISA, AA phải nuôi trong điều kiện thức ăn hạn chế đến
140 ngày tuổi, khối lượng sống đạt 2150g đối với gà mái, 2500g đối với gà trống
sau đó mới cho ăn thúc đẻ.
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng cho gà hậu bị sẽ nâng cao sức
đẻ trứng của gà đẻ khối lượng trứng to, thời gian để kéo dài. Đối với gà Leghom
có thể để được 270 quả/mái/năm, gà Araucana có thể đẻ 240 quả/mái/năm.
2.2.4. Khả năng sinh sản ở gà đẻ
Sản lượng trứng thể hiện khả năng sinh sản ở gà đẻ. Sản lượng trứng là số
trứng đẻ ra từ một gà đẻ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
đẻ trứng (trứng/năm/gà). Sản lượng trứng cá thể phải theo dõi thông qua đánh số
gà đẻ và sử dụng ổ đẻ cá thể. Sản lượng trứng theo nhóm, chính là sản lượng trứng
bằng tổng số trứng thu được trong thời gian nhất định chia cho tổng số lượng gà
đẻ trứng trong thời gian đó. Hiện tồn tại nhiều cách tính sản lượng trứng khác
nhau, đó là tính trên số mái đầu kỳ, tính trên số mái cuối kỳ hay tính trên số mái
bình qn có mặt. Mỗi cách tính đưa ra những sai số nhất định so với sản lượng
trung thực tế của gà đẻ trứng. Sản lượng trứng năm cũng có nhiều cách xác định
khác nhau. Năm đẻ trứng sinh học tính từ khi gà đẻ trứng đẻ quả trứng đầu tiên
đến ngày đó của năm tiếp theo.
2.2.5. Chất lượng trứng gà đẻ
Chất lượng trứng gà đẻ thể hiện ở nhiều chỉ tiêu: phẩm chất bên ngoài và
phẩm chất bên trong. Các chỉ tiêu bên ngoài của trứng đó là chỉ số hình dạng, màu
sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng. Chỉ số bên trong là tỷ lệ các thành
phần cấu tạo trắng, chỉ số lòng trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng, độ đậm của lòng
15


×