Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải thực phẩm trong hộ gia đình tại thị trấn chờ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.18 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------

NGUYỄN THỊ TỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI THỰC
PHẨM TRONG HỘ GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRẤN CHỜ,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH”

Hà Nội – 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI THỰC
PHẨM TRONG HỘ GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRẤN CHỜ,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH”

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ TỚI


Mã sinh viên

: 621915

Lớp

: K62KHMTA

Khóa

: 62

Ngành

: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

Địa điểm thực tập

: Thị trấn Chờ, Huyện Yên Phong

Hà Nội – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này hồn
tồn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thơng

tin trong khóa luận tốt nghiệp này đều được ghi rõ nguồn gốc và trích dẫn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Sinh viên

Nguyễn Thị Tới

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình thực tập tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi
đã nhận được sự giúp của các tập thể, cá nhân trong và ngồi học viện.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên và
Môi Trường và Học Viện Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã truyền
cho tôi những kiến thức quý báu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc,
người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình tực tập để hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND thị trấn Chờ, đã cung cấp số liệu, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình
độ nghiên cứu của bản thân cịn nhiều hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn đọc để khóa luận này được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Sinh viên

Nguyễn Thị Tới

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Một số khái niệm chung và thành phần chất thải thực phẩm ............................... 3
1.1.1. Một số khái niệm chung .................................................................................... 3
1.1.2. Thành phần của chất thải thực phẩm................................................................. 3
1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải thực phẩm............................................................. 5
1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 5
1.2.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................... 8

1.3. Ảnh hưởng của sự phát sinh chất thải thực phẩm đến kinh tế, môi
trường và xã hội .............................................................................................. 10
1.3.1. Tác động đến kinh tế ....................................................................................... 10
1.3.2. Tác động đến môi trường ................................................................................ 11
1.3.3. Tác động đến xã hội ........................................................................................ 15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng phát sinh chất thải rắn từ CTTP ở hộ
gia đình ........................................................................................................... 16
1.4.1. Số nhân khẩu trong gia đình............................................................................ 16
1.4.2. Thói quen hằng ngày ....................................................................................... 17
1.4.3. Một số nhân tố khác ........................................................................................ 18
1.5. Các chính sách giảm thiểu lượng chất thải thực phẩm của một số quốc
gia trên thế giới ............................................................................................... 18

iii


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 23
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 23
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp............................................................. 23
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình bằng bảng hỏi ....................................... 23
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần chất thải thực phẩm
phát sinh .......................................................................................................... 24
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................... 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 27

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 29
3.2. Một số đặc điểm của đối tượng được phỏng vấn ............................................... 30
3.3. Hiện trạng phát sinh và phân loại chất thải thực phẩm trong các hộ gia
đình ................................................................................................................. 33
3.3.1. Thành phần chất thải thực phẩm ..................................................................... 33
3.3.2. Khối lượng chất thải thực phẩm phát sinh trong hộ gia đình.......................... 35
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh chất thải thực phẩm ở thị trấn Chờ .......... 37
3.4.1. Thói quen mua sắm và nguồn cung cấp thực phẩm của các hộ gia
đình ................................................................................................................. 37
3.4.2. Thói quen chế biến thức ăn tại các hộ gia đình ............................................... 42
3.4.3. Thức ăn thừa và tuổi của người nội trợ chính trong gia đình ......................... 43
3.4.4. Thức ăn thừa và thu nhập của các hộ gia đình ................................................ 45
3.4.5. Thức ăn thừa và số nhân khẩu của hộ gia đình ............................................... 46
3.5. Hiện trạng quản lý chất thải thực phẩm ............................................................. 47
3.5.1. Thói quen xử lý thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn tại các hộ gia đình .................. 47
3.5.2. Dụng cụ đựng chất thải thực phẩm ................................................................. 48

iv


3.5.3. Hiện trạng công tác thu gom chất thải thực phẩm .......................................... 49
3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu và quản lý lượng thức ăn
thừa trong các hộ gia đình tại thị trấn Chờ ..................................................... 50
3.6.1. Giải pháp giảm thiểu lượng CTTP .................................................................. 50
3.6.2. Giải pháp quản lý lượng CTTP ....................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 58

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại thức ăn theo thành phần thực phẩm ............................................ 5
Bảng 1.2. Nguyên nhân gây ra thất thoát thực phẩm trong chuỗi cung ứng............... 6
Bảng 1.3: Tỷ lệ các loại thực phẩm lãng phí ở Mỹ ..................................................... 7
Bảng 2.1: Phân loại thức ăn theo thành phần thực phẩm .......................................... 26
Bảng 3.1: Đặc điểm các hộ gia đình được phỏng vấn .............................................. 30
Bảng 3.2: Đặc điểm phát sinh CTTP của các hộ gia đình trên địa bàn .................... 35
thị trấn Chờ................................................................................................................ 35
Bảng 3.3: Diễn biến khối lượng CTTP phát sinh theo ngày ở các thôn của thị
trấn Chờ ........................................................................................................ 36
Bảng 3.4: Mức độ thường xuyên nấu thức ăn đủ dùng cho 1 bữa ............................ 43
Bảng 3.5: Lượng thức ăn thừa và độ tuổi của người nội trợ trong gia đình ............. 44
Bảng 3.6: Thu nhập và khối lượng thức ăn thừa của các hộ gia đình tại thị trấn Chờ46
Bảng 3.7: Số nhân khẩu và khối lượng thức ăn thừa của các hộ gia đình tại thị
trấn Chờ. ....................................................................................................... 47

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Lãng phí thực phẩm qua các quá trình của các loại thực phẩm .................. 4
Hình 1.2: Tác động tới kinh tế của các loại thực phẩm bị lãng phí .......................... 11
Hình 1.3: Sự phát thải khí nhà kính của 20 Quốc gia và lãng phí thực phẩm .......... 12
Hình 1.4: Tỷ lệ phát thải khí CO2 của các loại thức ăn ............................................ 13
Hình 1.5: Tổng lượng nước sạch tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp ở một số
quốc gia và lãng phí thực phẩm ................................................................................ 14
Hình 1.6: Tỷ lệ về lượng nước mất đi của các loại thức ăn ...................................... 14
Hình 3.1: Vị trí địa lý của thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh ..................... 27

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế thị trấn Chờ 6 tháng đầu năm 2022 .................................. 29
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ số người được phỏng vấn là nội trợ chính ........................... 31
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện số thành viên trong các hộ được phỏng vấn .................. 32
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của các hộ được phỏng vấn ....................... 32
Hình 3.6: Khối lượng CTTP theo 17 loại thức ăn trong các hộ gia đình tại thị
trấn Chờ .................................................................................................................... 33
Hình 3.7: Một số loại CTTP ở các hộ gia đình tại thị trấn Chờ ................................ 34
Hình 3.8: Tần suất đi chợ của các hộ gia đình .......................................................... 38
Hình 3.9: Các hoạt động thường làm trước khi đi chợ của các hộ gia đình ............. 39
Hình 3.10: Nguồn cung cấp thực phẩm của các hộ gia đình .................................... 41
Hình 3.11: Thói quen chế biến thức ăn của các hộ gia đình ..................................... 42
Hình 3.12: Người nội trợ chính trong gia đình ......................................................... 44
Hình 3.13: Thói quen xử lý thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn ......................................... 48
Hình 3.14: Dụng cụ đựng chất thải thực phẩm ......................................................... 49
Hình 3.15: Tỷ lệ rác của các hộ gia đình được thu gom ........................................... 50

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTP

Chất thải thực phẩm

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

RTSH


Rác thải sinh hoạt

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đơ la Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng

WFP

Chương trình Lương thực thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

WRAP

Chương trình hành động về rác thải và nguồn tài nguyên của Anh

WRI

Viện tài nguyên thế giới


viii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nghiên cứu này nhằm xác định thành phần, ước tính khối lượng phát sinh.
Tìm hiểu các nhân tố dẫn tới tình trạng phát sinh và lãng phí thực phẩm từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải thực phẩm. Kết quả
nghiên cứu tại thị trấn Chờ cho thấy hệ số phát sinh CTTP là 0,11 kg/người/ngày.
Thành phần CTTP phát sinh nhiều nhất là cơm thừa, rau ăn lá và các loại thịt do nấu
quá nhiều. Thành phần CTTP phát sinh ít nhất là đồ hộp vì những loại thực phẩm
đóng hộp thường được cho là ít dinh dưỡng hơn các thực phẩm tươi sống. Các yếu
tố ảnh hưởng đến phát sinh CTTP gồm: Thói quen mua sắm thực phẩm, người nội
trợ chính, thói quen chế biến thức ăn, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và nhân khẩu.
Trong đó yếu tố độ tuổi của người nội trợ từ 20-29 tuổi phát sinh lượng CTTP cao
nhất là 96 gram/người/ngày, độ tuổi của người nội trợ từ50-59 tuổiphát sinh khối
lượng CTTP 52 gram/người/ngày. Thu nhập theo tháng càng thấp thì lượng CTTP
phát sinh càng ít. Những hộ gia đình thu nhập dưới 3 triệu /người/tháng phát sinh 50
gram/người/ngày, những hộ thu nhập lớn hơn 6 triệu /người/tháng phát sinh 160
gram/người/ngày. Đối với các hộ gia đình có số nhân khẩu ≤ 2 thì có khối lượng CTTP
bình qn lớn nhất là 143 gram/người/ngày. Cịn các hộ gia đình có số nhân khẩu lớn
nhất (≥ 6) thì lại có khối lượng CTTP bình qn là nhỏ nhất (55 gram/người/ngày). Để
giảm thiểu CTTP của các hộ gia đình. Về quản lý CTTP ở địa phương thì hiện nay
chưa có, các CTTP vẫn được thu gom chung với RTSH nên cũng tạo thêm áp lực
cho bãi chôn lấp, lại không tận dụng được nhiều CTTP gây lãng phí tài ngun và
tăng nguy cơ ơ nhiễm mơi trường.

ix


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lãng phí thực phẩm là một vấn đề rất được quan tâm trong các thập kỉ gần
đây. Dựa trên khái niệm của Liên minh châu Âu, lãng phí thực phẩm có nghĩa là
việc bỏ đi, không sử dụng bất cứ loại đồ ăn, thức uống nào dù cịn sống hay đã nấu
chín, một cách vơ tình hay cố ý. Trên thế giới có khoảng 842 triệu người đang thiếu
lương thực, chiếm 12% dân số tồn cầu (FAO, 2012). Vì vậy thực phẩm bị lãng phí
đồng nghĩa với lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến mơi trường và gây ra chi phí cho
việc xử lí chất thải thực phẩm (Williams et al., 2012). Hơn nữa, lãng phí thực phẩm
cũng là vấn đề đáng quan tâm về đạo đức, ước tính trên thế giới có 25.000 người
chết vì đói mỗi ngày (FAO, 2010). Và cũng chính lượng rác này khơng những gây
lãng phí về tiền bạc, mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng tới mơi trường xung quanh và
đặc biệt là gián tiếp tác động tiêu cực tới an ninh lương thực trên toàn cầu.
Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển, có thể nói an ninh lương thực
hiện nay đã trở thành yêu cầu mang tính tất yếu. Chính những thói quen, lối sống
trong tiêu dùng thực phẩm đã làm phát sinh không ít chất thải thực phẩm (CTTP)
của người dân. Các lý do gây phát sinh CTTP như tâm lý “để phần” cho những
người khơng có mặt trong bữa ăn cùng gia đình, dự trữ thức ăn trong tủ lạnh và sự
lãng quên đồ ăn tích trữ đến khi đồ ăn hỏng, thiếu kiểm soát khẩu phần ăn khi chế
biến, nấu nướng, không lập kế hoạch nấu ăn hợp lý dẫn đến tình trạng mua quá
nhiều, thừa thãi. Điều này dẫn đến gia tăng CTTP, cộng với việc xử lý loại chất thải
này không đúng cách đã và sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Châu thổ sơng Hồng, là tỉnh
có tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa cao của cả nước. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Bắc Ninh trong những năm vừa qua luôn được duy trì ở mức cao và ổn
định. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2020, Bắc Ninh đứng thứ 5 cả nước
về thu nhập bình quân, đạt 5,4 triệu đồng/người/tháng. Điều này có nghĩa đời sống
của người dân được cải thiện và đồng thời cũng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa, tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là các loại chất thải trên địa bàn tỉnh phát sinh
ngày một nhiều hơn. Theo đề án Tổng thể Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh (2019)

1



tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh là 870 tấn/ngày, tức là
tốc độ gia tăng lên đến 10%/năm. Trong đó riêng huyện Yên Phong là 150 tấn/ngày
đêm, đây là huyện có lượng chất thải lớn nhất của cả tỉnh Bắc Ninh. Thị trấn Chờ là
trung tâm văn hóa, chính trị của huyện n Phong. Những năm gần đây, thị trấn đã
có những bước phát triển khá mạnh về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải
thiện đáng kể. Do đó kéo theo lượng RTSH ngày càng tăng về khối lượng và một
thành phần quan trọng có trong RTSH chính là CTTP. Để giảm thiểu và quản lý
hiệu quả CTTP thì cần có những nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố tác động đến tình
hình phát sinh chất thải thực phẩm, để từ đó có các biện pháp quản lý và giảm thiểu
loại rác thải này. Xuất phát từ những lý do trên nên em tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải thực phẩm trong hộ gia đình tại thị trấn
Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thành phần, khối lượng phát sinh CTTP quy mơ hộ gia đình;
Xác định một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát sinh CTTP hộ gia đình;
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giảm thiểu phát sinh và tái sử dụng
CTTP trên địa bàn thị trấn Chờ.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm chung và thành phần chất thải thực phẩm
1.1.1. Một số khái niệm chung
Môi trường: Tại Điều 3 Chương I Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự
tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”.

Ơ nhiễm mơi trường: Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất của
mơi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. (Luật Bảo vệ Môi trường 2020)
Rác thải: Rác thải là bất kỳ loại vật liệu nào ở dạng rắn do con người loại bỏ
mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương,
2002).
Chất thải thực phẩm: Theo định nghĩa của FAO: “Chất thải thực phẩm
(Food waste) là toàn bộ thực phẩm bị thải bỏ đi từ nhà, từ các cơ sở thương mại
(của hàng tạp hóa, nhà hàng, nhà ăn nhân viên) bởi hành vi của người tiêu dùng và
nhà bán lẻ”.
Thất thốt thực phẩm (Food loss): Là tồn bộ lượng thực phẩm bị mất đi ở
giai đoạn sản xuất, sau thu hoạch và chế biến, lượng mất đi này có thể được sử dụng
cho một số mục đích khác, chẳng hạn như là dùng làm nhiên liệu hoặc thức ăn cho
gia súc”.
Tổn thất thức ăn (Food wastage): Là thức ăn bị mất do sự mất mát thực
phẩm và tạo thành rác thải từ những thực phẩm đó.
1.1.2. Thành phần của chất thải thực phẩm
FAO đã tính tốn rằng khoảng một phần ba lương thực tồn cầu đang bị lãng
phí. Hình 1.1 dưới đây cho thấy sự mất mát thực phẩm toàn cầu của các loại thực
phẩm ở những giai đoạn khác nhau:

3


Hình 1.1: Lãng phí thực phẩm qua các q trình của các loại thực phẩm
Nguồn: FAO, 2014
Nhìn vào hình 1.1, có thể thấy được chất thải rắn từ TAT gồm những thành
phần: ngũ cốc, rễ và củ, các loại đậu, trái cây và rau quả, các loại thịt, cá và hải sản,
các sản phẩm từ sữa. Và những thiệt hại trong thực phẩm phụ thuộc vào loại thực
phẩm khác nhau với các q trình khác nhau. Ví dụ, rễ và củ thiệt hại đáng kể trong
q trình sản xuất nơng nghiệp và sau thu hoạch. Một tỷ lệ cao của trái cây và rau

quả, cá và hải sản bị mất trong sản xuất nông nghiệp, sau thu hoạch, trong khi chế
biến và phân phối.
Theo hệ thống phân loại trong “Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam năm
2007” của Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế có thể chia ra thành 17 loại thức ăn.

4


Bảng 1.1: Phân loại thức ăn theo thành phần thực phẩm
STT

Tên loại thức ăn

Loại 1

Cơm

Loại 2

Sản phẩm chế biến từ tinh bột (bánh mì, bún, phở, đậu…)

Loại 3

Khoai các loại (khoai lang, khoai tây, khoai sọ…)

Loại 4

Các loại hạt (đậu xanh, đậu cô ve, lạc, dừa…)

Loại 5


Rau ăn lá (rau cải các loại, muống, hành, rau diếp…)

Loại 6

Rau ăn quả (bầu bí, cà các loại, trám, dưa chuột, mướp..)

Loại 7

Nấm các loại

Loại 8

Rau ăn củ (su hào, cà rốt…)

Loại 9

Rau ăn mầm (măng, giá đỗ...)

Loại 10

Hoa quả (táo, cam, quýt, dưa hấu, vải, nhãn…)

Loại 11

Thịt gia súc (lợn, trâu, bò và các sản phẩm từ thịt...)

Loại 12

Trứng


Loại 13

Cá và các loại thủy sản

Loại 14

Đồ hộp

Loại 15

Đồ ngọt (kẹo, bánh…)

Loại 16

Thịt gia cầm

Loại 17

Khác (gia vị, gừng, nghệ…)
Nguồn: Bộ Y tế Viện dinh dưỡng, 2007.

1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải thực phẩm
1.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu báo cáo của tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO, 2021).
Mỗi năm thế giới sản xuất ra khoảng 4 tỷ tấn thực phẩm, thì có đến gần 1 tỷ tấn chất
thải thực phẩm, chiếm khoảng 30%-40% với trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD bị mất
mát (food loss) và lãng phí (food waste). Năm 2020, tổ chức Nông-Lương Liên Hợp
Quốc (FAO) cho biết, 17% thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng vào năm 2019
đã bị vứt bỏ. Chương trình an ninh lương thực tồn cầu (GFS) ước tính rằng có

khoảng 95 – 115 kg/người/năm rác thải từ thực phẩm ở khu vực phát triển như
Châu Âu. Trong khi đó, ở các quốc gia có thu nhập thấp như Niger, Liberia,
Bangladesh.. thì con số này chỉ là 6 – 11 kg/người/năm. Theo bà Nancy Aburto,
Phó Giám đốc phụ trách Phát triển kinh tế và Xã hội của Bộ phận Lương thực và

5


Dinh dưỡng thuộc FAO năm 2021 cho biết: “Tình trạng mất an ninh lương thực,
nạn đói và suy dinh dưỡng đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới và không
quốc gia nào là không bị ảnh hưởng; 811 triệu người bị đói, hai tỷ người bị thiếu vi
chất dinh dưỡng - tức là thiếu vitamin và khoáng chất - và hàng triệu trẻ em bị còi
cọc và gầy còm, các dạng thiếu dinh dưỡng gây chết người” - bà Aburto nhấn mạnh
và đưa ra cảnh báo, chi phí cao của các chế độ ăn uống “lành mạnh” khiến các chế
độ ăn này “nằm ngoài tầm với” của mọi khu vực trên thế giới, bao gồm cả châu Âu.
Lượng thực phẩm bị mất mát và lãng phí xảy ra trong tồn bộ vịng đời sản
phẩm từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, phân phối, bán lẻ đến
giai đoạn tiêu thụ.
Bảng 1.2. Nguyên nhân gây ra thất thốt thực phẩm trong chuỗi cung ứng
Giai đoạn

Định nghĩa

Ví dụ

Trong hoặc ngay sau khi
thu hoạch từ các trang
trại, khu vườn,
cánh
đồng


Rau quả các loại sau khi chọn lựa do
không đáp ứng tiêu chuẩn (vết sẹo, sứt
sẹo do chim hoặc các loài gặm nhấm,
thâm nám, dị dạng bị thải bỏ đi).

Sau khi sản phẩm rời khỏi
trang trại,
vận
chuyển, lưu trữ

Thực phẩm bị sâu ăn hạy bầm tím, sứt
sẹo do q trình vận chuyển, bảo quản
không đúng kĩ thuật bị thải bỏ ra.

Trong q trình chế biến
quy mơ cơng nghiệp
hoặc hộ gia đình, cơng
đoạn đóng gói sản phẩm

Phần trái cây, ngũ cốc dùng được nhưng
bị loại ra vì được cho là khơng thích hợp
cho chế biến.

Phân phối
ra
thị
trường

Trong quá trình phân

phối ra thị trường (bán
buôn, bán lẻ tại của hàng,
siêu thị...vv)

Sản phẩm dùng được nhưng bị loại do
yêu cầu khắt khe của khách hàng. Sản
phẩm hết hạn trước khi được mua, sản
phẩm bị bỏ đi do giá quá thấp…vv.

Tiêu thụ

Lãng phí của người tiêu
dùng (nhà hàng, hộ gia
đình...)

Sản phẩm ăn được bị loại do yêu cầu
chất lượng quá cao. Thực phẩm được
mua, nấu nhưng khơng dùng.

Sản xuất
Lưu trữ và
xử lý

Chế biến và
đóng gói

Nguồn: FAO, 2011.

6



Theo FAO năm 2019, chất thải từ thức ăn thừa phát sinh chủ yếu ở giai đoạn
tiêu thụ, khoảng 35% cao gần gấp ba so với 12% ở giai đoạn bán lẻ. Trong đó, tại
các nước phát triển, chất thải từ thức ăn thừa phát sinh ở giai đoạn bán lẻ và tiêu thụ
là nhiều nhất, chiếm khoảng 33% cao gấp đôi so với 14% ở các nước đang phát
triển.
Trung bình mỗi năm, người Mỹ bỏ đi khoảng 25% thực phẩm mà họ mua, ước
tính chi phí cho gia đình 4 người trung bình là từ 1.365 USD đến 2.275 USD. Trong
đó, thực phẩm bị vứt bỏ đi, lãng phí nhiều nhất là rau, ước tính khoảng 18,2 tỷ
pound tương đương 8,2 triệu tấn và nhóm (thịt, cá) khoảng 12,7 tỷ pound tương
đương 5,7 triệu tấn thực phẩm với cùng mức lãng phí 22% so với tổng thực phẩm
sản xuất được ở các loại thực phẩm đó. Cịn đối với nhóm thực phẩm bị bỏ đi ít nhất
là nhóm thực phẩm về hạt (điều, dẻ, đậu) khoảng 0,13 triệu tấn.
Bảng 1.3: Tỷ lệ các loại thực phẩm lãng phí ở Mỹ
Tổng nguồn
TT

Loại thực phẩm

Người tiêu dùng Tỷ lệ (%) thực

thực phẩm

lãng phí

phẩm lãng phí

(tỷ pound)

(tỷ pound)


so ban đầu

1

Rau

83,9

18,2

22%

2

Trái cây

64,3

12,5

19%

3

Ngũ cốc

60,4

11,3


19%

4

Thịt, cá và gia cầm

58,4

12,7

22%

5

Trứng

9,8

2,1

21%

3,5

0,3

9%

6


Hạt (điều, rẻ, đậu
phộng...)

Nguồn: (Buzby và cs, 2014).
Chất thải từ thức ăn thừa ở Mỹ có xu hướng tăng nhanh từ những năm 60 của
thế kỷ XX cho đến nay. Cụ thể thực phẩm bị bỏ đi khoảng 52 triệu tấn năm 2019
giá trị khoảng 218 tỷ USD.
Bên cạnh Mỹ, tại Anh, Pháp, Nhật và một số quốc gia phát triển khác, lãng
phí thực phẩm cũng xảy ra rất mạnh mẽ. Theo ông Benyon, lượng thực phẩm lãng

7


phí mỗi năm ở Anh có giá trị lên đến 12 tỉ bảng (gần 388.000 tỉ đồng), nghĩa là mỗi
hộ gia đình Anh lãng phí bình qn 50 bảng/tháng (khoảng 1,6 trệu Việt Nam
đồng). Hầu như thực phẩm bỏ đi là những thứ không được dùng đúng hạn. Trước
thực trạng nói trên, ơng Benyon cho biết chính phủ sẽ sớm tiến hành các chiến dịch
khuyến khích người dân giảm bớt lượng thực phẩm, đồ uống bỏ đi. Mỗi năm, trung
bình lượng thức ăn mà Nhật Bản bỏ đi là khoảng 25,55 triệu tấn. Trong đó, lượng
thực phẩm bị vứt đi nhưng vẫn có thể sử dụng mỗi năm là 6,12 triệu tấn năm 2017.
Như vậy, trung bình lượng lãng phí thực phẩm của 1 người Nhật là khoảng
48kg/năm. Con số trên gấp 1,6 lần lượng lương thực thế giới viện trợ cho những
người bị đói trên tồn thế giới (năm 2018 là khoảng 3,9 triệu tấn). Theo Reuters, dữ
liệu của chính phủ cho thấy việc thải bỏ hơn 6 triệu tấn rác thải thực phẩm của Nhật
Bản khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tiêu tốn khoảng 2.000 tỉ yên (19 tỉ USD)
mỗi năm. Và đây cũng là tình trạng lãng phí thực phẩm trên đầu người cao nhất ở
châu Á.
Theo báo cáo “Global Food: Waste not, want not” của Viện nghiên cứu Cơ
khí Ln Đơn, lãng phí thực phẩm là vấn nạn mà cả thế giới đang quan tâm. Bởi vì

thức ăn thừa khơng chỉ là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính,
gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu mà cịn là sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên,
gián tiếp ảnh hưởng đển da dạng sinh học.
1.2.2. Ở Việt Nam
Trên thế giới, hiện đói nghèo thường được cho rằng do thiếu thực phẩm. Dù
vậy nhưng thực trạng thất thốt và lãng phí thực phẩm đang âm thầm, vơ hình và
xảy ra với nhiều nguyên nhân. Từ đó đẩy sự đói nghèo nhanh đến với mọi người
dân hơn. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, nên rất cần những giải pháp cải
thiện nhanh chóng.
Khảo sát của CEL Consulting - cơng ty hàng đầu về cung cấp các giải pháp
tư vấn, kỹ thuật, công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và vận hành
thực hiện tại các vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam - cho thấy, trung bình trong 3
tháng đầu năm 2018, 1/4 lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi thực sự
đến được các nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối. Tổng thiệt hại ước tính

8


khoảng 8,8 triệu tấn - tương đương 3,9 tỉ USD (2% GDP Việt Nam hoặc 12% GDP
ngành Nông nghiệp Việt Nam). Trong đó, tỉ lệ thất thốt ở nhóm rau quả là cao nhất
- khoảng 32% sản lượng, tương đương mỗi năm có khoảng 7,3 triệu tấn rau quả bị
thất thoát. Đối với ngành thịt, tỉ lệ thất thoát lên tới 14% - tương đương khoảng
694.000 tấn/năm. Nhóm cá và thủy sản có tỉ lệ thất thốt khoảng 12% sản lượng tương đương 804.000 tấn/năm (Hưng Giang, 2020).
Theo Foodbank Việt Nam, có tới 87% hộ gia đình người Việt thừa nhận đã
lãng phí ít nhất hai dĩa thức ăn mỗi tuần. Theo định nghĩa của Tổng cục thống kê
Việt Nam: Hộ “thiếu đói” là hộ có nguồn dự trữ lương thực và dự trữ bằng tiền, trị
giá hàng hóa, tài sản có thể bán được để mua lương thực tính bình qn đầu người
đạt dưới 13kg thóc (lúa) hay 9kg gạo một tháng. Như vậy, từ năm 2013 – 2017,
nước ta có khoảng 283.200 lượt hộ trải qua thời gian đói, 1.185.000 lượt người
thiếu đói bình qn hàng năm. Nói cách khác, người tự xoay xở mà không đủ tiền

mua được 9kg gạo mỗi tháng mới được xem là người thiếu đói. Tuy nhiên, ngồi
gạo con người cần cả thức ăn với các loại đa dạng nữa (Hoàng Lan, 2021).
Thực trạng thất thốt và lãng phí thực phẩm gây ra thiệt hại khơng chỉ về
kinh tế mà cịn ảnh hưởng tới mơi trường trên tồn cầu. Ngun nhân của việc thất
thốt này có thể kể đến ở khâu sản xuất, chế biến thực phẩm (đối với các nước đang
phát triển) và ở khâu phân phối của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ''quá tay’’
trong việc mua thực phẩm hoặc thực phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn về hình
thức (đối với các nước phát triển). Cịn tại Việt Nam, nguyên nhân tổn thất thực
phẩm đã được Th.S Dương Thu Hằng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ
rõ, là do Sản xuất nông nghiệp manh mún thành các trang trại siêu nhỏ; Hệ thống
hậu cần kém hiệu quả; Thiếu cơ sở hạ tầng bảo quản và thiếu máy móc cho chế biến
bảo quản và thiếu máy móc cho chế biến chuyên sâu; Các biện pháp đóng gói và xử
lý sau thu hoạch trong chuỗi cung ứng chưa đáp ứng được nhu cầu; Hệ thống
logistic còn hạn chế...
Việc cần làm ngay ở Việt Nam hiện nay để giảm thiểu thất thốt hoặc lãng
phí thực phẩm là phải nhanh chóng cải thiện hạ tầng cơ sở bằng việc đẩy mạnh
nghiên cứu và xây dựng các nhà xưởng, kho lạnh bảo quản tại các vùng sản xuất tập
trung nhằm tránh tổn thất sau thu hoạch; Hệ thống các cơ sở sơ chế, đóng gói hoa

9


quả tươi; chuyển giao công nghệ chế biến hiện đại, các tiến bộ kỹ thuật về vật liệu,
chế phẩm bảo quản vào sản xuất rau quả có giá trị cao; Phát triển các dịch vụ
logistic để giảm chi phí vận chuyển, lưu thơng rau quả. Những điều trên sẽ góp
phần đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phù hợp với các quy
chuẩn quốc tế.
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ở bất cứ nhà hàng, quán ăn, một
buổi tiệc lớn hay một bữa ăn nhỏ ngay tại gia đình, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh
tượng thức ăn thừa bị bỏ đi. Trong khi thực trạng là nguồn lương thực thực phẩm

vẫn đang mất mát bắt nguồn từ tình trạng yếu kém của hạ tầng, kỹ thuật trong sản
xuất và đóng gói.
1.3. Ảnh hưởng của sự phát sinh chất thải thực phẩm đến kinh tế, môi trường
và xã hội
1.3.1. Tác động đến kinh tế
Theo FAO, số tiền về lãng phí thực phẩm của thế giới trong năm 2019 đạt
khoảng gần 1 nghìn tỷ USD. Số tiền này gần bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Thụy Sỹ trong năm 2020. Trong khi đó số liệu của Chương
trình hành động về rác thải và nguồn tài nguyên của Anh (WRAP) lại chỉ ra rằng
chất thải thực phẩm gây lãng phí mỗi hộ từ 250 USD đến 400 USD/năm. Con số
này không bao gồm các chi phí xử lý như thu gom rác, xử lý rác cho các hộ gia
đình. Trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, chi phí chất thải từ thức ăn thừa phát
sinh từ các bữa ăn tồn và chi phí xử lý là 3,5 tỷ $ một năm, tương đương với 1,3 tỷ
bữa ăn.

10


Hình 1.2: Tác động tới kinh tế của các loại thực phẩm bị lãng phí
Nguồn: FAO, 2014
Hình 1.2 cho thấy các loại rau tạo ra nhiều chi phí kinh tế của thực phẩm bị
mất và lãng phí nhất (23% của tổng chi phí), tiếp theo là thịt (21%), trái cây (19%)
và ngũ cốc (18%). Đối với thịt chỉ chiếm khoảng 4% tổng số khối lượng thức phẩm
bị lãng phí, nhưng lại chiếm đến khoảng 21% của tổng chi phí kinh tế của sự lãng
phí này. Đó là do chi phí sản xuất ra thịt rất lớn. Mặt khác, các loại ngũ cốc chiếm
18% tổng chi phí do lãng phí vì đây là loại thực phẩm chiếm khối lượng lãng phí
lớn nhất.
1.3.2. Tác động đến mơi trường
Lãng phí thực phẩm khơng chỉ đem đến những tác động tiêu cực tới nền kinh
tế mà còn gây ra tác động nghiêm trọng tới môi trường. Lượng nước được sử dụng

để tạo ra những thực phẩm mà chúng ta bỏ đi lớn hơn cả lượng nước được sử dụng
bởi bất kỳ một quốc gia nào. Khơng chỉ vậy, lượng khí nhà kính được phát thải ra
cũng là con số đáng để quan tâm.
CO 2 : là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển
Trái Đất. Nhưng với nồng độ cao trong khí quyển, CO 2 gây ảnh hưởng đến môi

11


trường, gây hiệu ứng nhà kính và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con
người.
Những thực phẩm bị bỏ đi khi phân hủy cũng tạo ra một lượng CO 2 đáng kể,
ước tính của cả thế giới đạt 1,9 tỷ tấn CO 2 năm 2020, trong bối cảnh các nước
phong tỏa dịch COVID-19. Con số đó chưa bao gồm năng lượng được dùng để sản
xuất lương thực phẩm mà chúng ta không bao giờ ăn, bao gồm cả nhiên liệu cho
những chiếc máy kéo được sử dụng cho việc trồng trọt và thu hoạch, năng lượng
dùng cho các thiết bị chế biến và đóng gói.
Tổng cộng, lượng phát thải đó nhiều hơn 2 lần so với lượng phát thải từ tất cả
các loại ô tô và xe tải ở Hoa Kỳ. Nhìn theo một cách khác, nếu coi bản thân lãng phí
thực phẩm là một quốc gia thì đó sẽ là nước phát thải khí nhà kính lớn thứ 3 trên thế
giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ (WRI 2012).

Hình 1.3: Sự phát thải khí nhà kính của 20 Quốc gia và lãng phí thực phẩm
Nguồn: FAO, 2013

12


Hình 1.4: Tỷ lệ phát thải khí CO 2 của các loại thức ăn
Nguồn: FAO, 2013.

Từ hình 1.3 và hình 1.4, ta có thể thấy được ngũ cốc là loại thức ăn tạo ra
nhiều khí nhà kính nhất 34%, tiếp sau đó là thịt với 21%. Các sản phẩm từ tinh bột
và các loại đậu là 2 nhóm thức ăn phát thải CO 2 ít nhất, lần lượt là 5% và 1%.
Nước: Trên toàn cầu, lượng nước sạch cho tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
tạo ra những thực phẩm bị lãng phí được ước tính khoảng 250 km³ (FAO, 2007),
nhiều hơn 38 lần so với lượng nước của các hộ gia đình Mỹ (Mekonnen và
Hoekstra, 2011). Về khối lượng, nó gấp gần ba lần so với khối lượng của hồ
Geneva, hoặc bằng lưu lượng nước hàng năm của sông Volga. Nếu coi lượng nước
sạch mất đi do lãng phí thực phẩm là sự tiêu thụ nước của một quốc gia thì quốc gia
đó có lượng tiêu dùng nước lớn nhất. Và lượng nước này tập trung vào lượng nước
được sử dụng trong q trình sản xuất nơng nghiệp.

13


Hình 1.5: Tổng lượng nước sạch tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp ở một
số quốc gia và lãng phí thực phẩm
Nguồn: FAO, 2013
Nhìn vào hình 1.5 ta thấy, lượng nước sạch tồn cầu mất đi do lãng phí thực
phẩm là cao hơn lượng nước các quốc gia sử dụng nước trong tiêu thụ các sản phẩm
nơng nghiệp.

Hình 1.6: Tỷ lệ về lượng nước mất đi của các loại thức ăn
Nguồn: FAO, 2013.
Từ hình 1.6, có thể thấy được ngũ cốc là loại thức ăn gây lãng phí nhiều nước
nhất 51%, tiếp theo đó là trái cây với 18%. Các sản phẩm từ tinh bột và các loại đậu
là 2 loại thức ăn ít lãng phí nước nhất (1% và 3%). Ngồi CO 2 và nước thì lãng phí
thực phẩm cịn làm tăng hàm lượng những khí nhà kính khác ở trong khí quyển

14



×