Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

phân tích hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm giống thủy sản nghệ an giai đoạn 2011 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.31 KB, 65 trang )

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Phạm vi nghiên cứu 2
5.1. Thời gian 2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4
Ở DOANH NGHIỆP 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Khái niệm vốn 4
1.1.2. Vai trò của vốn 5
1.1.3. Phân loại vốn 6
1.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 6
1.1.3.1.1. Vốn chủ sở hữu 6
1.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp 6
1.1.3.2. Phân loại theo phương thức chu chuyển 8
1.1.3.2.1. Tài sản cố định 8
1.1.3.2.2. Vốn lưu động 10
1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vốn và nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn của
doanh nghiệp 12
1.2. Cơ sở thực tiễn 13
1.2.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam 13
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
1.2.1.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 13
1.2.1.2.Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 14


1.2.1.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 15
1.2.2.Tình hình hoạt động của ngành thủy sản giai đoạn 2011- 2013 16
1.2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm giai đoạn 2011- 2013 16
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2011- 2013 23
2.1. Khái quát về Trung tâm giống thủy sản Nghệ An 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An 23
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm 25
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy 25
2.1.3.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Trung tâm: 25
2.1.4. Tổ chức sản xuất 26
2.1.4.1. Công nghệ sản xuất các đối tượng: 26
2.1.4.2. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất 27
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Trung Tâm Giống Thủy Sản Nghệ An 27
2.2.1. Đánh giá tình hình tài sản của Trung tâm 27
2.2.1.1. Tài sản lưu động 30
2.2.1.2. Tài sản dài hạn 34
2.2.2. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn 35
2.2.2.1. Nợ phải trả 36
2.2.2.2. Vốn chủ sở hữu 41
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm 43
2.3.1. Khả năng thanh khoản 45
2.3.2. Đánh giá tỷ suất lợi nhuận 47
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
2.2.3. Đáng giá các chỉ têu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 49
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 49
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 50

2.3.3.3. Vòng quay khoản phải thu 50
2.2.3.4. Vòng quay hàng tồn kho 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỦA TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN NGHỆ AN 51
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Trung tâm 51
3.1.1. Phương hướng phát triển 51
3.1.2. Mục tiêu phát triển 51
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm giống thủy sản nghệ An
trong thời gian tới 51
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng các chủ trương kế hoạch sử dụng hợp lý để hoạt động
quản lý vốn hiệu quả hơn 52
3.2.2. Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán vốn sản xuất kinh doanh
52
3.2.3. Giải pháp thứ ba: Tăng cường chất lượng sử dụng vốn 53
3.2.4. Giải pháp thứ tư: Cải tiến thủ tục, qui định rõ trách nhiệm từng khâu của các cơ quan có
liên quan trong quá trình cấp phát vốn thanh toán 54
3.2.5. Giải pháp thứ năm: Tăng cường đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị 54
3.2.6. Giải pháp thứ sáu: Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công
tác quản lý vốn đầu tư 54
3.2.7. Các giải pháp cơ bản khác: 55
3.3. Một số khuyến nghị của Tỉnh và Nhà nước 56
3.3.1. Khuyến nghị thứ nhất: Thu hút đầu tư 56
3.3.2. Khuyến nghị thứ hai: Mở rộng thị trường 56
3.3.3. Khuyến nghị thứ ba: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 57
3.3.4. Khuyến nghị thứ tư: Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ
chức quản lý nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương 57
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
3.3.5 Khuyến nghị thứ năm: Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi
thủy sản. Có dự báo thường xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động

sản xuất trên biển 57
3.3.6. khuyến nghị thứ 6: Bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và
xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản 58
3.3.7. Khuyến nghị thứ 7: Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá
một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ
thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản 58
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1.Kết luận 59
2.Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn là yếu tố đầu tiên được biết đến khi một doanh nghiệp muốn tham gia vào
hoạt động SXKD, là nguồn lực quan trọng cho mọi hoạt động SXKD, đặc biệt nền
kinh tế thế giới trong những năm gần đây đang bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng
nề. Hệ lụy của nó các là doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị
trường, cùng với bối cảnh thiếu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các
doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản nói riêng làm cho hàng hóa tiêu thụ chậm, lợi
nhuận của các doanh nghiệp bị giảm sút, gây nên sức ép cho các doanh nghiệp trong
nước khó có thể dùng nguồn vốn của mình để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến đã
trực tiếp làm giảm nâng lực cạnh trạnh. Yêu cầu quan trọng và cấp bách là phải sử
dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do
vậy sự cạnh tranh cả trên thị trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Thực tế
trong thời gian qua cũng chỉ rõ các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào

nguồn vốn vay, các doanh nghiệp không kiểm soát được dòng tiền thu về do chạy theo
chỉ tiêu doanh thu và dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung hạn dẫn đến sự mất cân đối
về nguồn vốn. Ngoài ra có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn
tự có, không chủ động đi vay và huy động từ các nguồn khác nhau, điều này dẫn đến
những hệ quả tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là
không thể đạt được quy mô vốn lớn, từ đó dẫn đến không đủ khả năng tiếp cận các dự
án lớn, kéo theo không có cơ hội để bứt phá và tăng trưởng. Trung tâm giống thủy sản
Nghệ An cũng vậy, trong thời gian qua , nó đã hoạt theo quy luật của nền kinh tế Việt
Nam nên chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Trong thời gian qua, Trung tâm
đã có nhiều điểm mạnh như: Lợi nhuận thu về của Trung tâm qua các năm đầu có sự
tăng trưởng, ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, cơ sở vật chất ngày càng
được hoàn thiện và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó,
Trung tâm còn gặp phải một số hạn chế sau: Bị chiếm dụng một lượng vốn vẫn còn
lớn, chi phí vẫn nằm ở tình trạng cao do nhu cầu mở rộng quy mô nên lượng vốn bị
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
1
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
thâm hụt và nhiều máy móc chưa được đổi mới.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên em lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử
dụng vốn của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Trung Tâm
Giống Thủy Sản Nghệ An để đánh giá những thành công cũng như tồn tại từ đó đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng vốn
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm giống thủy sản Nghệ
An trong thời gian qua (3 năm 2011- 2013).
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm

giống thủy sản Nghệ An.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: bằng cách thu thập số liệu và các thông
tin liên quan đến đề tài qua các báo cáo, số liệu thống kê của Trung Tâm Giống Thủy
Sản Nghệ An nhằm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá về thực trạng của công tác
sử dụng vốn để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác sử dụng vốn
của Trung Tâm.
- phương pháp xử lý số liệu: Đối với các số liệu đã được công bố: dựa vào các số
liệu đã được công bố để tiến hành thống kê, tính toán thô, tổng hợp, đối chiếu, chọn ra
những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm
gống thủy sản Nghệ An.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Thời gian
- Thời gian nghiên cứu: từ 10/02/2014 đến 17/05/2014.
- số liệu nghiên cứu: Số liệu bao gồm những thông tin cập nhật ở các tài liệu đã
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
2
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
công bố qua 3 năm 2011, 2012 và 2013, các số liệu điều tra trực tiếp từ các cơ quan
đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư.
4.2.2. Không gian
Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm giống thủy sản Nghệ An
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
3
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Ở DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm vốn
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về vốn. Vốn trong doanh nghiệp là một quỹ
tiền tệ đặc biệt nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh. Theo quan
điểm của Mark nhìn nhận dưới góc độ sản xuất thì Mark cho rằng “Vốn chính là tư
bản, là yếu tố đem lại thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất ”. Tuy nhiên theo
quan điểm của Mark thì chỉ có sản xuất mới tạo được thặng dư trong quá trình sản xuất
và sử dụng như đầu vào hữu ích cho quá trình sản xuất đó. Theo Paul A. Samuelson,
một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng: “Đất đai và yếu tố lao
động ban đầu là sơ khai, còn vốn và hàng hóa là kết quả của quá trình sản xuất. Vốn
bao gồm các loại hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và phục vụ cho quá trình đầu vào
của sản xuất một cách hữu ích”. Một số hàng hóa vốn có thể tồn tại trong vài năm
hoặc lâu hơn nhưng điều đặc biệt của hàng hóa vốn chính là sản phẩm đầu ra của quá
trình sản xuất và cũng là đầu vào của một quá trình sản xuất. Trong cuốn kinh tế học
của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia theo hai hình thức: Vốn hiện vật và
vốn tài chính” . Trong đó:
- Vốn hiện vật: Là những hàng hóa dự trữ của một quá trình sản xuất để sản
xuất ra một hàng hóa khác.
- Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp.
Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài
sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm mục đích kiếm lời.Khi phân tích hình thái biểu hiện và sự vận động của vốn
kinh doanh, cho thấy những đặc điểm nổi bật sau:
- Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệđặc biệt.
Mục tiêu của quỹ làđể phục vụ cho sản xuất - kinh doanh tức là mục đích tích luỹ,
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
4
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
không phải là mục đích tiêu dùng như một vài quỹ khác trong doanh nghiệp

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động sản
xuất -kinh doanh.
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau khi ứng ra, được sử dụng vào
kinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để đáp ứng tiếp cho kỳ hoạt
động sau.
- Vốn kinh doanh không thể mất đi. Mất vốn đối với doanh nghiệp đồng
nghĩa với nguy cơ phá sản. Cần thấy rằng có sự phân biệt giữa tiền và vốn. Thông
thường có tiền sẽ làm nên vốn, nhưng tiền chưa hẳn là vốn.
1.1.2. Vai trò của vốn
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần
phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của
các doanh nghiêp.
- Về mặt pháp lý: Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên
doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng
lượng vốn pháp định khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược
lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình
hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy
định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát
nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để
đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
- Về kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm
bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá
trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường
xuyên, liên tục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng
thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,
các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng

5
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
công nghệ … Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có
một lượng vốn đủ lớn. Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt
động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ
kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi
đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín
của doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như
vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm
cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.3. Phân loại vốn
1.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành
1.1.3.1.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh
nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một
khoản nợ. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh
nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. Đối với doanh nghiệp Nhà
nước, nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp.
- Vốn tự bổ sung: Thực chất nguồn vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối ( lợi
nhuận lưu giữ ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp
(quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi …)
- Vốn chủ sở hữu khác: Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh giá lại
tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị
phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản.
1.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn chủ sở
hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để
đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huy
động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái

phiếu và các hình thức khác:
Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
6
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn.
- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài
hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa Ngân
hàng và Doanh nghiệp.
- Vốn vay trên thị trường chứng khoán: Tại những nền kinh tế có thị trường
chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thức huy
động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một
công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu
vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu
hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Vốn liên doanh liên kết: Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp tác với
các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là một hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên
doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia
nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng
có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định góp vốn bằng
máy móc thiết bị.
Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ
người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng.
Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một
quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách
tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi,
linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh
doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn

ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học nó có thể đáp ứng phần
nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
Vốn tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là
một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử
dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
7
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải
trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê là
người sở hữu tài sản. Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê
vận hành và thuê tài chính: Thuê vận hành Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt
động ) là một hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức thuê này có đặc trưng chủ
yếu sau:
- Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài
sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn.
- Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu
mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, … cùng
với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản.
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh
nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh
doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát
triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở
các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh
hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn
cần được xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả.
1.1.3.2. Phân loại theo phương thức chu chuyển
1.1.3.2.1. Tài sản cố định
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định được gắn
liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc nghiên cứu

về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản cố định.
Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư
liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất bị hao mòn nhưng
chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hư hỏng hoàn
toàn hoặc xét thấy không có lợi về kinh tế thì khi đó chúng mới bị thay thế, đổi mới.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
8
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị
của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao
động, tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Theo chế độ quy định hiện hành những tư liệu lao
động nào đảm bảo đủ hai điều kiện sau đây sẽ được gọi là tài sản cố định:
+ giá trị >= 5.000.000 đồng.
+ thời gian sử dụng >=1 năm.
Để tăng cường công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cố định và nâng
cao hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải phân loại tài sản cố định. Phân loại tài
sản cố định Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh. Loại này bao gồm tài sản cố định
hữu hình và tài sản cố định vô hình:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện
bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải, các vật kiến trúc …Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết
cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực
hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể,
thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng,

chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại …
+ Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
+ Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí và tầm quan trọng
của tài sản cố định dùng vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và có phương
hướng đầu tư vào tài sản hợp lý.
Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp được chia
thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang sử dụng.
- Tài sản cố định chưa cần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
9
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản của doanh
nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng.
Vốn cố định của doanh nghiệp Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao
gồm việc xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc và quản lý, lắp đặt các hệ thống máy móc
thiết bị chế tạo sản phẩm, mua sắm các phương tiện vận tải … Khi các công việc được
hoàn thành và bàn giao thì doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành sản xuất được.
Như vậy vốn đầu tư ban đầu đó đã chuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp. Vậy,
vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố
định; đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất
và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Vốn cố
định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư
đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng suất rất cao trong kinh doanh,
giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong thị trường.
1.1.3.2.2. Vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định, doanh nghiệp
luôn có một khối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của quá trình sản

xuất như dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đây
chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, giá trị của tài sản lưu động thường chiếm 50% -70% tổng giá trị tài sản. Tài sản
lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là các
đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu. Bộ phận chủ yếu của đối tượng lao đông sẽ thông
qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất
mát đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản
xuất do đó toàn bộ giá trị của chúng được dịch chuyển một lần vào sản phẩm và được
thực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hoá. Đối tượng lao động trong các doanh
nghiệp được chia thành hai thành phần: Một bộ phận là những vật tư dự trữ đảm bảo
cho quá trình sản xuất được liên tục, một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình
chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm …) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụ
tùng thay thế được dự trữ hoặc sử dụng, chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
10
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
khâu sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất,
doanh nghiệp cũng có một số tài sản lưu động khác nằm trong khâu lưu thông, thanh
toán đó là các vật tư phục vụ quá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản
phải thu … Do vậy, trước khi bước vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có
một lượng vốn thích đáng để đầu tư vào những tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài sản
đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ
hinh thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và lại quay trở về hình thái tiền
tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cho nên vốn lưu
động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của vốn.
Vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động
nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên,
liên tục. Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng.

Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi với một khối
lượng vốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển
vốn để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác,
đáp ứng được các nhu cầu phát sinh. Muốn quản lý tốt vốn lưu động các doanh nghiệp
trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó
đề ra được các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại. Căn cứ vào vai trò từng loại
vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động bao gồm:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Là bộ phận vốn dùng để mua
nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị sản xuất.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai
đoạn sản xuất như: Sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai
đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn tiền mặt.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:
- Vốn vật tư hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng
hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành
phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
11
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi
ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.
1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vốn và nhân tố ảnh hưởng tới
quản lý vốn của doanh nghiệp
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hvcd =
Trong đó: Hvcd: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Vcd: Vốn cố định sử dụng bình quân kỳ
D: Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hvld =
Trong đó:
Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Vld: Vốn lưu động sử dụng bình quân kỳ
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết được rằng bỏ ra một đồng vốn sẽ thu
về được bao nhiêu đồng doanh thu tỷ số này càng cao công ty hoạt động càng hiệu
quả.
- Vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh
toán các khoản phải thu…, khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó
các khoản phải thu quay được một vòng.
Vòng quay các khoản phải thu =
- Vòng quay hàng tồn kho
Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả
như thế nào.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
12
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
Vòng quay hàng tồn kho =
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ
số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh
càng lớn.
Tỷ suất LN/DT = *100%
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty.
Tỷ suất sinh lợi/ TTS = * 100%
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp cả nước giai đoạn 2011- 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Toàn quốc (tổng số) 622.977 541.103 769.550
Toàn quốc (loại trừ DN không xác minh được) 341.600 448.393 538.255
DN thực tế đang hoạt động SXKD 312.600 375.732 457.343
DN đã đăng ký nhưng chưa HĐ 17.000 17.547 20.175
DN tạm ngừng SXKD 5.500 23.689 50.919
DN chờ giải thể 6.500 31.425 9.818
DN không xác minh được 281.377 92.710 231.295
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.2.1.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
13
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động SXKD: Tại thời điểm 31/12/2011 số
doanh nghiệp thực tế đang hoạt động SXKD đã được thống nhất danh sách giữa 3 cơ
quan cấp tỉnh, thành phố là 312.600 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua rà soát
danh sách doanh nghiệp năm 2011 cho kết quả có 17.000 doanh nghiệp đã đăng ký
nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng
chưa đi vào hoạt động chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và đang
trong quá trình đầu tư xây dựng.
Doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh: Qua kết quả rà soát cho thấy,
đến thời điểm 31/12/2011 có khoảng 5.500 số doanh nghiệp đang tạm ngừng sản xuất
kinh doanh do nhiều lý do khác nhau.
Doanh nghiệp chờ giải thể: Theo kết quả rà soát, tổng số doanh nghiệp chờ giải
thể tại thời điểm 31/12/2011 là 6.500 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không xác minh được: Kết quả rà soát danh sách doanh nghiệp
cho thấy toàn bộ nền kinh tế có 281.377 doanh nghiệp hiện nay không thể xác minh
được.

Với thực trạng quản lý của các cơ quan có liên quan và đặc trưng của các loại
tình trạng doanh nghiệp qua thực tế rà soát danh sách doanh nghiệp năm 2012, Tổng
cục Thống kê đề nghị sử dụng số liệu về tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế
có tại thời điểm 31/12/2011 là 341.600 doanh nghiệp.
1.2.1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2012
Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động SXKD: Tại thời điểm 31/12/2012 số
doanh nghiệp thực tế đang hoạt động SXKD đã được thống nhất danh sách giữa 3 cơ
quan cấp tỉnh, thành phố là 375.732 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số
doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2011 là 77.548 doanh nghiệp, qua rà soát danh
sách doanh nghiệp năm 2012 cho kết quả có 17.547 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng
chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
14
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
vào hoạt động chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và đang trong quá
trình đầu tư xây dựng. Qua số liệu thống kê các năm cho thấy tỷ lệ từ 17% đến 23% số
doanh nghiệp đăng ký mới nhưng chưa đi vào hoạt động. Tỷ lệ này của năm 2011 là
22,6%.
Doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh: Qua kết quả rà soát cho thấy, đến
thời điểm 01/01/2012 có khoảng 5,3% số doanh nghiệp đang tạm ngừng sản xuất kinh
doanh do nhiều lý do khác nhau.
Doanh nghiệp chờ giải thể: Theo kết quả rà soát, tổng số doanh nghiệp chờ giải
thể tại thời điểm 01/01/2012 là 31.425 doanh nghiệp, trong đó Hà Nội có 7.442 doanh
nghiệp, Đà Nẵng có 2.696 doanh nghiệp, Bình Phước có 999 doanh nghiệp, TP. Hồ
Chí Minh có 13.222 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 823 doanh nghiệp; Bến Tre
có 424 doanh nghiệp; Đồng Tháp có 892 doanh nghiệp….
Doanh nghiệp không xác minh được: Kết quả rà soát danh sách doanh nghiệp
cho thấy toàn bộ nền kinh tế có 92.710 doanh nghiệp hiện nay không thể xác minh

được, trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 91.517 doanh nghiệp, mặc
dù đã có sự phối hợp giữa Cục Thống kê và Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư ở cấp
tỉnh để xác minh, trong tổng số 92.710 doanh nghiệp không xác minh được, Tổng cục
Thuế đã báo cáo tại thời điểm 31/12/2012 có 60.454 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích.
Với thực trạng quản lý của các cơ quan có liên quan và đặc trưng của các loại
tình trạng doanh nghiệp qua thực tế rà soát danh sách doanh nghiệp năm 2012, Tổng
cục Thống kê đề nghị sử dụng số liệu về tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế
có tại thời điểm 31/12/2012 là 448.393 doanh nghiệp.
1.2.1.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2013
Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động SXKD: Tại thời điểm 31/12/2013 số
doanh nghiệp thực tế đang hoạt động SXKD đã được thống nhất danh sách giữa 3 cơ
quan cấp tỉnh, thành phố là 457.343 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua rà soát
danh sách doanh nghiệp năm 2013 cho kết quả có 20.175 doanh nghiệp đã đăng ký
nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
15
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
chưa đi vào hoạt động chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và đang
trong quá trình đầu tư xây dựng.
Doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh: Qua kết quả rà soát cho thấy,
đến thời điểm 31/12/2011 có khoảng 50.919 số doanh nghiệp đang tạm ngừng sản xuất
kinh doanh do nhiều lý do khác nhau.
Doanh nghiệp chờ giải thể: Theo kết quả rà soát, tổng số doanh nghiệp chờ giải thể tại
thời điểm 31/12/2011 là 9.818 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không xác minh được: Kết quả rà soát danh sách doanh nghiệp
cho thấy toàn bộ nền kinh tế có 231.295 doanh nghiệp hiện nay không thể xác minh
được.
Với thực trạng quản lý của các cơ quan có liên quan và đặc trưng của các loại

tình trạng doanh nghiệp qua thực tế rà soát danh sách doanh nghiệp năm 2013, Tổng
cục Thống kê đề nghị sử dụng số liệu về tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế
có tại thời điểm 31/12/2013 là 538.255 doanh nghiệp.
1.2.2. Tình hình hoạt động của ngành thủy sản giai đoạn 2011- 2013
Bảng 2: Giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị:Tỷ đồng
năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011
(%)
2013/2012
(%)
Tổng ngành thủy sản 161.627 168.516 182.124 104.26 108.08
Nuôi trồng thủy sản 100.197 103.743 109.275 103.54 105.33
Khai thác thủy sản 61.43 64.773 72.849 105.44 112.47
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào bảng, ta thấy giá trị sản xuất ngành thủy sản liên tục tăng trong giai
đoạn 2011- 2013. Cụ thể là: Giá trị sản xuất của toàn ngành năm 2012 so với 2011
tăng 4,26% và năm 2013 tăng 8,08% so với năm 2012. Điều này cho thấy,. ngành thủy
sản đang ngày càng phát triển và đóng góp vào GDP ngày càng lớn
1.2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm giai đoạn 2011-
2013
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng
hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
16
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối
với Nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài
chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty.

Phân tích khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp ta có cái
nhìn khái quát tình hình của công ty về các khoản mục như: doanh thu, chi phí và lợi
nhuận. Có thể biết được lợi nhuận tăng giảm là do doanh thu hay chi phí. Từ đó biết
được tình hình kinh doanh của công ty có khả quan hay không.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
17
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm qua 3 năm
Đơn Vị: Đồng
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
223.157.511.610 287.157.613.276 327.285.274.190 64.000.101.666 28,68 40.127.660.914 13.97
2 Các khoản giảm trừ - - - - (100) - (100)
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (1-2)
223.157.511.610 287.157.613.276 327.285.274.190 64.000.101.666 28,68 40.127.660.914 13,97
4 Giá vốn hàng bán 197.880.738.276 253.531.337.205 286.270.347.185 55.650.598.929 28,12 32.739.009.980 12,91
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (3-4)
25.276.773.334 33.626.276.071 41.014.927.005 8.349.502.737 33,03 7.388.650.934 18,01
6 Doanh thu hoạt động tài chính 290.852.832 884.349.633 1.103.398.384 593.496.801 204,05 219.048.751 24,77
7 Chi phí tài chính 7.880.191.227 9.519.643.314 11.164.483.472 1.639.452.087 20,80 1.644.840.158 17,28
Trong đó: Lãi vay phải trả 7.880.191.227 9.519.643.314 11.164.483.472 1.639.452.087 20,80 1.644.840.158 17,28
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.885.504.267 18.248.682.411 22.387.485.859 6.363.178.144 53,54 4.138.803.448 22,68
9 LNTtừ hoạt động SXKD 5.801.930.672 6.706.299.979 8.566.356.058 904.369.307 15,59 1.860.056.079 27,74

10 Thu nhập khác 898.962.832 4.379.157.329 5.284.485.475 3.480.194.497 387,13 905.328.146 20,67
11 Chi phí khác 2.090.605.779 6.225.307.053 8.274.816.488 4.134.701.274 197,78 2.049.509.435 32,92
12 Lợi nhuận khác (1.191.642.947) (1.846.149.724) (2.375.479.167) (654.506.777) 54,92 (529.329.443) 28,67
13 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.610.287.725 4.860.150.255 6.190.876.891 249.862.530 5,42 1.330.726.636 27,38
14 Chi phí thuế TNDn hiện hành 1.152.571.931 1.215.037.564 1.547.719.223 62.465.633 5,42 332.681.659 27,38
15 Lợi nhuận sau thuế 3.457.715.794 3.645.112.691 4.643.157.668 187.396.898 5,42 998.044.977 27,38
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
18
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
Nguồn: Phòng kế toán Trung tâm giống thủy sản Nghệ An
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
19
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy:
• Lợi nhuận sau thuế:
Hình 1: Lợi nhuận sau thuế của Trung tâm sau 3 năm
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng so với năm 2011 là 187.396.898 đồng
với tỷ lệ tăng 5,42%, năm 2013 so với năm 2012 là 998.044.997 đồng với tỷ lệ tăng
27,38%. Trong hai năm 2012và 2013, Trung tâm đã cố gắng tìm kiếm lợi nhuận, đồng
thời cũng cho thấy sự phát triển của Trung tâm trong những năm vừa qua. Lợi nhuận
thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 là 904.369.307 đồng với tỷ lệ tăng 15,59%,
năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1.860.056.079 đồng với tỷ lệ tăng là 27,74%. Tổng
lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng so với năm 2011 là 249.862.530 đồng với tỷ lệ
tăng 5,42%, năm 2013 so với năm 2012 là 1,330,726,636 đồng với tỷ lệ tăng là
27.38%. Đi sâu vào xem xét các chỉ tiêu cụ thể:
• Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
20
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TT giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011- 2013
Hình 2: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Trung tâm

sau 3 năm
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011
tăng 64.000.101.666 đồng với tỷ lệ tăng 28,68%, năm 2013 so với năm 2012 tăng
40.127.660.914 đồng với tỷ lệ tăng 13,97%. Năm 2013 so với năm 2012 là có tăng
nhưng tốc độ tăng của năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2012. Nhưng có thể nói
đây là sự cố gắng của Trung tâm trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Điều này
chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà
còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần thu hồi sản phẩm. Doanh
thu bán hàng tăng chắc chắn sẽ kéo theo các khoản phải thu khách hàng tăng và hàng
tồn kho giảm chứng tỏ doanh thu tăng là do sản phẩm bán ra tăng.
• Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng 55.650.598.929 đồng với tỷ
lệ tăng 28.12%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 32.739.009.980 đồng với tỷ lệ tăng
12,91%. Khi doanh thu bán hàng tăng đồng nghĩa với việc tăng lên về giá vốn, do
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng với tốc độ thấp hơn
tốc độ tăng của năm 2012 nên giá vốn hàng bán cũng vậy,tốc độ tăng của năm 2013
thấp hơn so với năm 2012. Mặt khác các khoản giảm trừ không tồn tại có nghĩa là
trong năm không có sự giảm giá hàng bán, cho thấy việc sử dụng hợp lý trong đồng
vốn của công ty.
Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng lên
Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng
21

×