Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

phát triển du lịch ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 70 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống văn hóa - xã hội. Du lịch (DL) được xem là một trong những ngành kinh tế quan
trọng hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Do đó, có
nhiều quốc gia đã coi phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng để phát triển đất
nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Với những tiềm
năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và Khu kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô đang đầu tư phát triển; Phú Lộc sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động
lực, bộ mặt phía Nam của Thừa Thiên Huế.
Những năm qua, ngành DL đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế của
huyện PL. Ngành DL tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp khách sạn, nhà hàng, gắn
với tổ chức hoạt động lễ hội, Lăng Cô - huyền thoại biển, Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới,
tạo ra những sản phẩm du lịch mới có chất lượng. Bên cạnh đó, ngành DL ở PL đóng
góp tích cực trong việc tạo ra việc làm và giảm nghèo trên địa bàn. Sự đầu tư cho du
lịch đã thực sự góp phần làm cho bộ mặt đô thị TTH ngày càng khang trang. Phú Lộc
là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn
nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng. Dân cư sống tập trung dọc theo tuyến quốc lộ
1A, đường sắt và vùng ven biển đầm phá. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên gần
73.000ha, trong đó đất rừng có hơn 34.000 ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm
nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt
nước đầm phá Cầu Hai - Lăng Cô hơn 12.000ha. Có bờ biển dài hơn 60 km với những
bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn
Chà (đảo Ngọc). Với vị trí địa lý khá đặc biệt, Phú Lộc là nơi hội tụ của nhiều tiềm
năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa
phương các vùng trong tỉnh và khu vực. Tuy vậy, những khó khăn trước mắt cũng rất
lớn: sức hấp dẫn du lịch của huyện PL chưa được quảng bá, xúc tiến phù hợp, số
lượng điểm đến nhiều nhưng chất lượng điểm đến chưa được đầu tư cao; sản phẩm du
lịch - dịch vụ còn thấp


SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Chính vì thế, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu
Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc
tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ
dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ
tầng Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân
Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế -
Chân Mây - Lăng Cô - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội - Vân Phong…
đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế
đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh
biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp
nhất thế giới đã tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong
những điểm đến du lich đầy hấp dẫn. Có thể nói, từ khi Chính phủ đồng ý xây dựng
Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, vùng động lực kinh tế phía nam này đã có bước
phát triển nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh xây dựng, như đường
sá, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang… đã góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình đô thị hoá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.
Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề bức thiết là phải tìm ra những giải pháp
để đưa du lịch Phú Lộc phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, biến DL thành
động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, mở
rộng hợp tác với bạn bè gần xa, bảo vệ môi trường thiên nhiên kỳ thú, nếp sống chân
thật cởi mở… làm cơ sở cho việc phát triển DL của địa phương trong thời đại mới. Vì
lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển du lịch ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu
Do DL có tầm quan trọng trong nền kinh tế nên đã có rất nhiều ngành, địa
phương và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu
trong lĩnh vực này, trong đó có một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận

văn như sau:
 Huỳnh Thị Anh Đào (2005), Đánh giá tác động kinh tế của Festival Thừa Thiên
Huế 2004 đối với khách sạn nhà hàng tại thành phố Huế, luận văn thạc sĩ, trường Đại
học Kinh tế - Đại học Huế.
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
 Trần Tư Lực (2005), Những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch tỉnh Hà
Tĩnh, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
 Trương Thị Minh Thảo (2005), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà nẵng, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại
học Kinh tế - Đại học Huế.
 Nguyễn Thanh Hiền (2006), Du lịch nội địa - tiềm năng và thế mạnh của du
lịch Thừa Thiên Huế, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
 Đặng Ngọc Hiệp (2008), Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
trong phát triển du lịch ở thành phố Huế, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế -
Đại học Huế.
 Trần Hoài Anh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh
Thừa Thiên Huế, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
Tuy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch, song nghiên cứu
một cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ đánh giá tình hình phát triển của DL đến
phát triển kinh tế trên địa bàn thì gần như là chưa có công trình nào.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này
3.1. Mục tiêu
Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình phát triển du lịch của huyện
Phú lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển ngành DL
thúc đẩy phát triển kinh tế ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ
 Làm rõ cơ sở lý luận về DL và phát triển DL phục vụ cho phát triển kinh tế xã
hội.

 Phân tích thực trạng phát triển DL, vai trò của DL đối với phát triển kinh tế ở
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển DL nhằm thúc đẩy phát triển ở huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xã hội,
tiềm năng, lợi thế so sánh; thực trạng và triển vọng phát triển du lịch Phú Lộc.
 Không gian: Địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Thời gian: Giai đoạn năm 2010 đến năm 2013 và đưa ra giải pháp đến năm
2015, định hướng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và phương
pháp duy vật lịch sử đề tài còn sử dụng phương pháp của khoa học kinh tế:
 Phương pháp thu thập thông tin:
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các văn bản, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
của huyện PL, niêm giám thống kê huyện PL năm 2012,…; từ các nguồn tài liệu khác
như: Internet, các đề tài khoa học liên quan đến DL, sách, báo,
+ Số liệu sơ cấp: Trên cơ sở danh sách các đơn vị Lữ hành - Lưu trú - Nhà hàng trên
địa bàn huyện PL, tác giả chọn ra ngẫu nhiên 55 đơn vị để làm phiếu khảo sát, phỏng
vấn bằng công cụ bảng hỏi tại địa bàn huyện PL. Cụ thể là trong 55 phiếu khảo sát, có
40 phiếu được khảo sát tại thị trấn Lăng Cô, 5 phiếu khảo sát tại thị trấn Phú Lộc, 10
phiếu khảo sát tại xã Lộc Vĩnh. Trong đó, có 50 phiếu được khảo sát tại các resort,
khách sạn, nhà nghỉ; 5 phiếu tại các nhà hàng trên địa bàn.
 Phương pháp phân tích thống kê:
Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp tác giả phân chia thành các nhóm, chọn ra những
vấn đề liên quan với nhau sau đó tính số liệu, tỷ lệ phần trăm, lập bảng, vẽ biểu đồ.
6. Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế ở huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm phát triển kinh tế ở huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Du lịch và phát triển du lịch
1.1.1. Du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là hoạt động của con người, đã hình thành từ khi con người xuất hiện
trên trái đất. Thủa xa xưa khi điều kiện kinh tế kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém và lạc
hậu cũng đã xuất hiện nhiều chuyển giao du dưới nhiều hình thức khác nhau của một
số người trong xã hội. Với thực tế đó DL mang tính tự nhiên, vì nó đáp ứng được nhu
cầu của con người. Xã hội loài người càng phát triển, nhu cầu tự nhiên của con người
cũng tăng. Trước thế kỷ XIX DL chỉ là hiện tượng đơn lẽ của một số ít người thuộc
tầng lớp giàu có, và người ta xem DL là một hiện tượng nhân văn. Sau đại chiến thế
giới lần thứ 2, khi dòng người đi DL ngày càng tăng thì việc giải quyết nhu cầu về nơi
ăn, chốn ở, đi lại… cho du khách đã trở thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Du lịch không chỉ là hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động kinh tế. Vì vậy
người ta cho rằng, du lịch là toàn bộ những hoạt động công việc phối hợp kết hợp
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Giáo sư Edmod Pieasa cho rằng: “ Du lịch
là tập hợp các tổ chức và các chức năng của nó, không chỉ về phương diện khách vãng
lai mà cái chính là phương diện về giá trị mà khách du lịch mang lại”.[14,10]
Với một cách tiếp cận mang tính du lịch bền vững thì “Du lịch là quan hệ tương
hỗ do sự tuơng tác của bốn nhóm: Du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền

và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên”.[3,17]
Theo luật DL Việt Nam, thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời giai nhất định”.[4]
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động DL vừa có đặc điểm của
ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.
1.1.1.2. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên
bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các
nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc
gia nào đó. [9,32]
Dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch bao gồm dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn, hàng hóa tiêu dùng, đồ lưu niệm và
những dịch vụ, hàng hóa khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Các loại sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng; du
lịch nghỉ dưỡng (vùng biển, núi); du lịch sinh thái (vườn quốc gia, sông suối, làng
quê), du lịch mạo hiểm, khám phá; du ngoạn trên sông - hồ - ven biển; du lịch tham
quan các di tích cách mạng, lịch sử; du lịch tắm biển; du lịch tín ngưỡng; du lịch hội
nghị; du lịch thể thao; du lịch văn hóa (âm nhạc, nghệ thuật, lễ hội, phong tục tập
quán, các khu lưu niệm, di tích lịch sử cách mạng…).
Như vậy sản phẩm du lịch là một tổng thể các dịch vụ tạo thành, các dịch vụ
này đứng riêng không thể gọi là sản phẩm du lịch, khi chúng kết hợp với nhau tạo
thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
1.1.1.3. Khách du lịch
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Khái niệm thông dụng thường được dùng: Khách du lịch là người đi ra khỏi nơi
cư trú để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa

bệnh,…trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày có chi tiêu chứ
không vì lý do nghề nghiệp và kiếm sống ở nơi đến.
Theo khoản 2 điều 4 Luật du lịch “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến” [4,20].
Khách du lịch được phân chia thành hai nhóm cơ bản sau:
 Khách du lịch quốc tế: Năm 1989, trong Bản tuyên bố Lahaye về du lịch của
Hội nghị Liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye - Hà Lan, khách du
lịch quốc tế được định nghĩa như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người trên
đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên; mục
đích của chuyến đi tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không quá thời gian 3
tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn; không được làm bất cứ việc gì để
được trả thù lao tại nước đến dù do ý muốn của khách hay yêu cầu của nước sở tại; sau
khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước
nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác” [10, 13-14].
Theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam: “Khách du lịch quốc tế là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng
với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh
doanh… trên lãnh thổ Việt Nam” [5,13 - 14].
 Khách du lịch nội địa: Với nội dung này, thường được xác định không giống
nhau đối với các nước khác nhau.
Mỹ: “Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở thường
xuyên của họ ít nhất 50 dặm với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng
ngày” [10].
Pháp: “Du khách nội địa là những người rời khỏi cư trú của mình tối thiểu là 24
giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích sau: giải trí (nghỉ hè, nghỉ
phép, nghỉ cuối tuần); sức khỏe (chữa bệnh, phục hồi sức khỏe bằng nước khoán, nước
biển,…); công tác và hội họp dưới mọi hình thức (Hội nghị, Hội thảo, hành hương, thể
thao, công vụ,…)” [10].
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT

6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Canada: “Khách du lịch là những người đi đến một nơi xa 25 dặm và có nghỉ
lại đêm hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm” [10].
Việt Nam: “Khách du lịch trong nước là công dân Việt Nam, người nước ngoài
định cư ở Việt Nam rời khỏi nơi ở của mình không quá 12 tháng đi tham quan, nghỉ
dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh, trên lãnh thổ Việt Nam”
[12, 9].
1.1.1.4. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên DL là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Có thể hiểu đơn
giản tài nguyên DL đề cập tới các loại tài nguyên có tiềm năng, giá trị khai thác DL.
Đó chính là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình
nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu DL, điểm DL. Có
hai loại tài nguyên DL:
 Tài nguyên DL thiên nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ
mục đích DL.
 Tài nguyên DL nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng mục đích DL.
1.1.1.5. Các loại hình du lịch
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình DL được định nghĩa như sau: “Loại
hình DL được hiểu là tập hợp các sản phẩm DL có đặc điểm giống nhau, hoặc vì
chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ DL tương tự, hoặc được bán cho cùng một
khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau,
hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó”[13, 31].
Việc phân loại các loại hình du lịch là cần thiết nhằm làm tốt hơn công tác tiếp
thị và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật DL. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, việc phân
loại hoạt động DL thành các loại hình DL khác nhau [15, 6-8].

SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
 Phân loại theo quốc tịch của khách: DL có thể chia ra: DL nội địa và DL
quốc tế. Trong DL quốc tế, người ta lại phân thành hai nhóm: DL quốc tế chủ động và
DL quốc tế thụ động.
Du lịch quốc tế: là hình thức DL mà ở đó, điểm xuất phát và điểm đến của
khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
Du lịch nội địa: là hình thức đi DL mà điểm xuất phát và điểm đến của khách
nằm ở lãnh thổ của một quốc gia.
 Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động DL: Theo tiêu thức này DL
được phân thành những loại hình sau:
Du lịch chữa bệnh: ở loại hình này, khách đi DL do nhu cầu điều trị các bệnh
tật về thể xác và tinh thần của họ. Có những hình thức chữa bệnh như sau: chữa bệnh
bằng khí hậu, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng bùn, chữa bệnh bằng hoa
quả…
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: đây là loại hình DL có tác dụng giải trí và giải thoát
con người ra khỏi công việc hằng ngày.
Du lịch thể thao
Du lịch thể thao chủ động: Khách đi DL để tham gia trực tiếp vào các hoạt
động thể thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm: DL leo núi, DL săn bắn, DL câu cá.
Du lịch thể thao thụ động: Những cuộc hành trình đi DL để xem các cuộc thi
thể thao quốc tế, các thể vận hội Olympic…
Du lịch văn hóa
Mục đích chính nhằm nâng cao hiểu biết của cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch
sử, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập
quán của đất nước DL.
Du lịch công vụ
Mục đích chính của loại hình DL này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác
hoặc nghề nghiệp nào đó, ví dụ như các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ…

Du lịch tôn giáo: Là loại hình DL nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt
của những người theo những đạo, giáo khác nhau.
 Căn cứ vào đối tượng khách DL
Theo tiêu thức này, DL được phân thành:
Du lịch gia đình, du lịch phụ nữ, DL dành cho người cao tuổi, DL thanh thiếu niên.
 Phân loại theo đặc điểm của các cơ sở lưu trú: DL có thể được chia ra các
loại sau: DL khách sạn (Hotel), DL ở khách sạn ven đường (Motel), DL cắm trại
(Camping) và DL nhà trọ.
 Phân loại dựa vào thời gian đi du lịch: DL có thể được chia ra các loại: DL
dài ngày (thường là một vài tuần) và DL ngắn ngày (dưới hai tuần).
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
 Phân loại dựa vào phương tiện giao thông của khách: DL có thể chia ra:
DL bằng xe đạp, DL bằng xe máy, DL bằng mô-tô, DL bằng tàu thủy, DL bằng ô-tô,
DL bằng máy bay,…
 Phân loại theo cách tổ chức chuyến đi cho du khách: DL có thể được chia
ra các loại sau: DL theo đoàn và DL cá nhân.
Du lịch theo đoàn: Ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và
thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ đến thăm,
nơi lưu trú và ăn uống.
Du lịch cá nhân: Bao gồm DL cá nhân có thông qua tổ chức DL và DL cá nhân
không thông qua tổ chức DL (đi tự do).
1.1.2. Phát triển du lịch và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch
Phát triển, được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành
khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,… ; đây là xu thế
tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng. Phát
triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh
thần bằng cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng

giáo dục, chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Để phản ánh
đúng thật chất và khách quan về phát triển, ngoài các chỉ tiêu về kinh tế GNP (Gross
National Product), GDP (Gross Domestic Product), thu nhập bình quân đầu người cần
phải bổ sung các chỉ số khác như HDI ( Human Development Index), HFI (Human
Freedom Index) [11].
Phát triển du lịch, là việc đầu tư các yếu tố vật chất và con người để khai thác
loại hình du lịch dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc,
những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, thông
qua đó để tạo sức hút đối với khách DL bản địa và khách DL từ khắp nơi trên thế giới,
tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy ngành DL nói riêng và nền kinh tế nói chung
phát triển, bảo tồn nguyên vẹn các tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử [16].
1.1.2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch
Để hình thành và phát triển ngành du lịch, cần có sự tham gia của nhiều ngành
kinh tế, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội. Có thể nêu những nhân tố cơ
bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngành du lịch:
 Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, trong
đó dân cư đóng góp một phần không nhỏ với chính quyền, ban ngành, doanh nghiệp
du lịch cho hoạt động kinh doanh du lịch vùng được phát triển. Cùng với hoạt động
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Như thế, dân cư là một trong
những nguồn lực phục vụ cho kinh doanh du lịch, đồng thời cũng là một tiềm năng
khách hàng của ngành du lịch.
 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Nền sản xuất xã hội
phát triển càng cao phát sinh ra nhiều nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và du lịch.
Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động của một số ngành như công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… có ý nghĩa quan trọng để phát
triển du lịch. Hoạt động của các ngành liên quan này tạo lập nên cơ sở hạ tầng vững
chắc, thiết lập các mạng lưới giao thông, truyền thông thuận lợi… càng làm tăng độ an

toàn cho du khách và tăng độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
 Các nhân tố chính trị: là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có tác dụng
tốt trở lại đến vấn đề hòa bình giữa các dân tộc.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm
năng du lịch nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan
trọng như vậy, nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng
và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch đòi
hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình cơ sở vật chất phù hợp. Cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ
thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch (như điện, nước,
môi trường, thương nghiệp dịch vụ…). Thành phần chủ yếu của cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch: Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; Mạng lưới thương nghiệp; Cơ sở thể dục
thể thao, thông tin văn hóa, Y tế…; trong đó, các khách sạn du lịch lớn có đầy đủ loại
hình dịch vụ du lịch là trung tâm đánh giá chất lượng của toàn bộ hoạt động kinh
doanh du lịch.
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế
Ngành DL được các nước trên thế giới coi là ngành công nghiệp không khói,
tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất
khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác, là một ngành kinh
doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp tăng trưởng cao, là nguồn đóng góp chủ yếu
cho kinh tế - xã hội.
1.1.3.1. Đóng góp vào GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Ngày nay, DL được xác định như là một ngành dịch vụ, chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thế giới. Sự phát triển DL đem lại hiệu quả kinh tế cao do trước
hết nó khai thác những giá trị tài nguyên sẵn có cả về tài nguyên tự nhiên và tài

nguyên nhân văn. Trong quá trình khai thác những tài nguyên DL không bị mất đi nếu
biết bảo tồn gìn giữ và cũng không gây ra ô nhiễm môi trường như sản xuất công
nghiệp và một số ngành kinh tế khác. Có lẽ đó là lý do DL được gọi là ngành công
nghiệp không khói.
Phát triển DL là sự phát triển dựa trên lợi thế so sánh. Tài nguyên DL của mỗi
quốc gia mang nét đặc trưng riêng của dân tộc đó, không thể bắt chước hay tạo ra
được. Nhưng giá trị tài nguyên thiên nhiên là do quá trình kiến tạo hàng nghìn năm
của trái đất còn giá trị tài nguyên nhân văn là do con người tạo ra từ đời này sang đời
khác. Chính do những ưu điểm này, DL được coi là cứu cánh của một số quốc gia, góp
phần vực đậy nền kinh tế yếu kém và què quặt của họ.
Đánh giá DL của một quốc gia trước hết là nhìn vào sự đóng góp của DL đến
tổng thu nhập quốc dân GDP. Tùy vào mỗi nước mà tỷ lệ nguồn thu từ DL với GDP là
khác nhau nhưng nhìn chung tỷ lệ này là cao và rất đáng kể. Ngày nay ở nhiều nước
công nghiệp, thu nhập từ DL thường chiếm 20% hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm
quốc gia (GDP). Với một số quốc gia trong ASEAN như Phillippines tỷ lệ đóng góp
của DL vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước là 8 - 10%, với Malaysia là 12%,
Thái Lan là 16%, Singapore là 20%. Theo Hội đồng DL và Lữ hành Thế Giới năm
2012, giá trị đóng góp trực tiếp và GDP của ngành DL Việt Nam tăng 6,6% so với
năm 2011 và sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022; tổng giá trị đóng
góp của toàn ngành (trực tiếp, gián tiếp và phát sinh) vào GDP tăng 5,3% năm 2012 và
sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2022. Tốc độ tăng trưởng Việt Nam cả năm 2013 đạt
khoảng 6,56%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2012 (5,9%). Tổ chức DL thế giới
đánh giá Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phục hồi nhanh nhất
sau khủng hoảng (2008, 2009).
1.1.3.2. Đẩy mạnh phân công lao động xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế hàng
hóa phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
DL phát triển góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, vì hoạt động
kinh doanh DL đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, là cơ sở cho các ngành khác phát triển.
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
11

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Đó là các ngành bổ trợ hay liên quan đến DL như: Nông nghiệp, công nghiệp, thủ
công truyền thống, ngân hàng… Đối với nền sản xuất xã hội, DL mở ra một thị trường
tiêu thụ hàng hóa. DL chính là thị trường tiêu thụ lớn và ổn định các sản phẩm cho các
ngành kinh tế trên. Sự phát triển DL không chỉ đơn thuần dựa vào các tài nguyên DL
mà phải trên cơ sở cung ứng tốt tất cả các nhu cầu của khách. Ngành nông nghiệp
cung cấp cho DL lương thực, thực phẩm, ngành tiểu thủ công nghiệp cung cấp hàng
hóa làm đồ lưu niệm, ngành ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính, phương thức
thanh toán… Việc tiêu thụ các sản phẩm này chính là một hình thức xuất khẩu tại chổ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa đã được
Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình
trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Nội dung và
yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây
dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong
GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Ngày nay, DL ngày càng
đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào tỷ trọng GDP của toàn xã hội, góp phần thúc
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
1.1.3.3. Tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng sức lao động và nâng cao thu
nhập của người lao động
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia
có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của
quốc gia đó.
Sự phát triển của DL - ngành công nghiệp không khói, được Nhà nước chọn là
ngành kinh tế mũi nhọn - đang tạo ra hàng triệu việc làm mỗi năm, góp phần tăng cao
tỷ lệ lao động có việc làm, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Trước hết
hoạt động DL đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành và nhiều trình độ khác
nhau, do đó DL càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội có việc làm cho xã hội, góp
phần giải quyết một vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay, thu hút một số lượng lao

động rất lớn, nâng cao mức sống của người dân. Đối với nhiều người, DL được nhìn
nhận như một nghề kinh doanh béo bỡ, dễ làm. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay
chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trau dồi, bổ
sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, lịch sử.
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
1.1.3.4. Góp phần tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mặc dù ra đời sau các ngành kinh tế khác nhưng DL đã sớm khẳng định được
vai trò và vị trí của mình trong quá trình kinh tế - xã hội. Ngày nay, khi kinh tế càng
phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn thì DL là nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội. DL ngày càng phát triển hơn và được chú trọng
đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi của con người. Đối với Việt Nam,
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: phát triển DL trở thành
một ngành mũi nhọn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác
về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống lịch sử văn hóa, đáp ứng nhu cầu DL
trong nước và phát triển nhanh DL quốc tế, sớm đạt trình độ trong khu vực. Để thực
hiện được mục tiêu đó thì trước tiên cần phải có đủ vốn, vì vậy khi DL ngày càng phát
triển thì nó sẽ tạo tiền đề cho việc tạo ra nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
1.1.3.5. Góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo
ra và thực hiện sản phẩm DL cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng DL
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách DL. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành DL
bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
DL là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hóa nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách DL do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật DL gồm nhiều thành
phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa DL đòi hỏi phải có một hệ thống
các cơ sở, công trình đặc biệt… Tài nguyên DL chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong
tiêu dùng của khách DL. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên DL đòi hỏi phải xây

dựng một hệ thống các công trình. Cơ sở vật chất kỹ thuật DL bao gồm cơ sở vật chất
kỹ thuật của ngành DL và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân
tham gia phục vụ DL: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật DL và tài
nguyên DL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phát triển DL sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới
giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng…
Giao thông , thông tin liên lạc là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, và đóng vai
trò rất quan trọng đối với DL, là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ
DL. Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách DL trong nước và quốc tế. Vì
vậy khi du lịch ngày càng phát triển thì mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
ở mỗi quốc gia, mỗi tỉnh thành phố sẽ không ngừng được hoàn thiện, nâng cao chất
lượng để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác DL.
1.1.3.6. Tạo kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
DL là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả nhất cho các nước chủ
nhà. Xét về mặt kinh tế, các hàng hóa nội địa bao gồm các hàng công nghiệp hoặc tiểu
thủ công nghiệp… được giới thiệu tại chỗ đến khách DL, họ sẽ tuyên truyền đến người
thân, bạn bè và từ đó có cơ hội mở rộng con đường xuất khẩu cho các thành tựu kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người, phong tục tập quán… Đặc biệt DL văn hóa
ngày càng đông, khách DL thiên về tham quan các khu di tích, lịch sử… vì vậy, góp
phần làm tôn tạo các ngành nghề thủ công nghệ nhiều hơn, tô đậm nét văn hóa qua các
sản phẩm này.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là DL làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu
nghị, mối quan hệ hiểu biết cá nhân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các
quốc gia với nhau.
1.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới và của
Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới

1.2.1.1. Thái Lan
Thái Lan là nước có ngành DL phát triển mạnh ở châu Á. Truyền thống văn hóa
và sự mến khách của nhân dân Thái Lan là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường thu
hút khách DL đến với đất nước này. Ngành DL là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ
yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một
lượng khách DL quốc tế trên 10 triệu lượt người. Thị trường khách quốc tế chủ yếu
của Thái Lan là các nước trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ…
Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào việc nâng cao phần đóng góp tăng trưởng
kinh tế của đất nước, bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển một cách ổn định và cân
bằng, khuyến khích phát triển các nguồn lực, đảm bảo năng lực tham gia vào quá trình
phát triển DL. Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên DL, bảo vệ môi trường, văn hóa,
nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển DL bền vững. Thúc đẩy hợp tác giữa khu
vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình khai
thác, phát triển và quản lý tài nguyên DL. Tăng cường hợp tác với các nước láng
giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
giao thông và các tiện ích phục vụ DL. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng
cường đào tạo đội ngũ cán bộ DL cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện nghiêm túc
các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành
mạnh cho các doanh nghiệp DL.
1.2.1.2. Malaysia
Malaysia là đất nước có ngành DL rất phát triển, đứng thứ 10 trong danh sách
các quốc gia thu hút DL nhiều nhất theo xếp hạng của tổ chức Du Lịch toàn cầu của
Liên Hợp Quốc. Malaysia hứa hẹn năm 2014 là một mùa lễ hội “Open House” với quy
mô lớn để đạt được mục tiêu sẽ đón tiếp 28 triệu lượt khách DL quốc tế. Mục tiêu phát
triển DL Malaysia đặt ra đến năm 2020 trở thành nước phát triển về DL, hàng đầu
trong khu vực và quốc tế.
Để đạt được những thành tựu đó và đưa ngành DL ngày càng phát triển đạt

được mục đích đã đề ra trong tương lai, Chính Phủ Malaysia đã chú trọng hoàn thiện
cơ sở hạ tầng DL, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách DL thông qua
nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó, Chính Phủ thực hiện đẩy
mạnh công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách DL như mở văn phòng xúc tiến DL ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, Chính Phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp
trang thiết bị cho ngành DL và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường
sinh thái.
Ngoài ra, Malaysia rất coi trọng công tác quảng bá sản phẩm DL trên cơ sở đa
dạng sản phẩm - thỏa mãn khách hàng. Ngành DL còn liên kết chặt chẽ giữa các
ngành khác nhau để khai thác dịch vụ DL. Ngành DL Malaysia đã biết khai thác các
điểm mạnh của mình, tận dụng triệt để những lợi thế về thiên nhiên để thu hút khách
DL. Phát triển đa dạng các loại hình DL như: loại hình DL sinh thái, DL biển, DL văn
hóa để đáp ứng nhu cầu cho mọi loại du khách.
1.2.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước
1.2.2.1. Quảng Nam
Là tỉnh có nhiều lợi thế về DL, nhất là việc sở hữu hai di sản văn hóa thế giới là
Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam đã trở thành cái tên khá quen thuộc
với nhiều du khách quốc tế. Với 125km bờ biển sạch đẹp, hoang sơ và một tiềm năng
DL sinh thái đa dạng, phong phú trải đều ở các địa phương là những thế mạnh của
Quảng Nam. Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có những điểm nhấn nổi bật hấp dẫn du
khách đến là đảo Cù Lao Chàm, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, thác Grăng, suối
nước Lang.
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Trong những năm gần đây, một trong những việc làm nổi bật của ngành DL
Quảng Nam là thực hiện quảng bá, giới thiệu được các sản phẩm DL đặc trưng của địa
phương cũng là như đẩy mạnh DL văn hóa, DL sinh thái, DL làng nghề truyền thống
của mình đến khách DL, thu hút khá nhiều khách DL tìm đến với Quảng Nam. Và
Quảng Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn với việc tổ chức thành công nhiều sự

kiện DL lớn như Lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản, Năm DL Quảng Nam…Kết
quả là, ngành DL Quảng Nam những năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng đáng kể
về lượng khách đến cũng như thu nhập xã hội từ DL.
1.2.2.2. Khánh Hòa
Với những lợi thế về địa hình (nối liền các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên),
giao thông đường thủy, bộ, hàng không đều thuận lợi; bãi biển đẹp, khí hậu trong lành,
có nhiều danh lam thắng cảnh; là một trong những vùng đất có thương hiệu về DL, hệ
thống khách sạn có quy mô lớn với cơ sở vật chất, phong cách phục vụ, dịch vụ đáp
ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm… Và những tên tuổi gắn liền
như Vinpearland, Diamond Bay, Yasaka Sài Gòn - Nha Trang, Evason Hideaway… đã
tạo nên một thương hiệu nổi tiến cho Khánh Hòa - nơi tổ chức thành công các sự kiện
văn hóa, chính trị, địa điểm được lựa chọn hàng đầu với du khách trong và ngoài nước.
Theo Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Khánh Hòa năm 2013, có trên 3 triệu
lượt du khách trong và ngoài nước đến lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng tại thành phố
biển Nha Trang và các địa điểm DL khác trong tỉnh, tăng trên 29% so với năm 2012.
Trong đó, khách quốc tế đạt gần 712.000 lượt, tăng hơn 34% và khách nội địa đạt gần
2,3 triệu lượt, tăng 28% so với năm 2012.
Một giải pháp có tỉnh đột phá mà Khánh Hòa thực hiện có hiệu quả trong thời
gian qua là tỉnh đã đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng DL. Những năm
gần đây, việc đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật DL ở Khánh Hòa trở nên sôi động.
Ngoài các công trình giao thông được đầu tư bằng ngân sách địa phương và trung
ương, tỉnh còn kêu gọi và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngành DL tỉnh đang xây dựng mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực, tổ
chức lại các khóa đào tạo, tăng cường sự liên kết trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân
lực, giữa nhà trường với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện định
hướng trong quy hoạch đào tạo phù hợp quy hoạch phát triển ngành.
1.2.3. Kinh nghiệm một số huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2.3.1. Hương Trà
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
16

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Là huyện nằm liền kề thành phố Huế, trên trục giao thông xuyên Á, tuyến hành
lang kinh tế Đông Tây, đồng thời nằm trên trục phát triển đô thị chủ đạo của tỉnh, cụm
du lịch trọng điểm Huế và vùng phụ cận, nên Hương Trà rất có tiềm năng phát triển
mạnh về DL - DV. Theo đó, DV - DL - TM đang từng bước phát triển khá, góp phần
thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Các ngành dịch vụ khá đa dạng như
vật tư nông nghiệp và xây dựng, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải Đặc biệt,
dịch vụ vận tải “ăn nên làm ra” với các công ty lớn như Công ty TNHH Vận tải
LuckAn, CT CP Vận tải Trường Sơn, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
Hương Trà còn có tiềm năng về du lịch; là nơi lưu giữ nhiều công trình kiến
trúc, danh lam, thắng cảnh như lăng Gia Long, Minh Mạng, điện Hòn Chén, phố cổ
Bao Vinh, cảng cổ Thanh Hà, khu di tích ChămPa. Đặc biệt hệ sinh thái đầm phá với
700 ha mặt nước, 7km bờ biển Trong kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011 -
2015, Hương Trà gắn phát triển du lịch với phát triển làng nghề, phát triển văn hóa -
thể thao và bảo vệ môi trường. Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của huyện, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn.
Huyện đã kêu gọi và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây
dựng các loại hình kinh doanh du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển các ngành và lĩnh
vực dịch vụ phụ trợ phục vụ du lịch, chú trọng xúc, tiến quảng bá du lịch (XT,
QBDL); gắn công tác XT, QBDL với xúc tiến đầu tư thương mại. Triển khai kế hoạch
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ. Hình thành một số khu du lịch
có thương hiệu.
Theo định hướng phát triển dịch vụ 2011-2015, huyện thúc đẩy chuyển dịch và
hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó,
tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có lợi thế, phấn đấu đưa Hương Trà thành
trung tâm dịch vụ phía Bắc của tỉnh. Phát triển thương mại đa dạng các loại hình
doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt
động. Đẩy mạnh đầu tư phát triển dịch vụ giao thông vận tải, viễn thông, ngân hàng;
hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các cơ sở kinh doanh hiện đại,
chuyên nghiệp, các trung tâm phân phối hàng hóa có quy mô lớn trên địa bàn. Phát

triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên vùng đầm phá
ven biển, du lịch gắn với di tích lịch sử, du lịch tâm linh…
1.2.3.2. Phú Vang
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh về DL biển, từ sau lễ hội Festival
"Thuận An biển gọi" từ 28-30/4/2012 đến nay, hàng ngày có tới cả vạn người đổ về
bãi tắm Thuận An để tránh nắng nóng. Đây trở thành thương hiệu nổi tiếng về du lịch
giải trí, tham quan nghỉ dưỡng biển vào mùa hè của huyện Phú Vang nói riêng và
Thừa Thiên Huế nói chung.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, DL biển là động lực để
thúc đẩy phát triển cho các ngành nghề khác. Trước mắt, cùng với khai thác du lịch
biển Thuận An, Phú Vang tiếp tục đưa vào khai thác thêm những bãi biển đẹp như
Vinh An, Vinh Xuân để thu hút khách du lịch.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch ở huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế
Có thể thấy rằng, để phát triển DL và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối
với hoạt động DL huyện Phú Lộc cần tham khảo và học tập các nước trong khu vực và
các tỉnh, huyện trong nước về các vấn đề chủ yếu:
 Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách giải pháp
để thúc đẩy ngành DL phát triển.
Chiến lược phát triển ngành DL phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất
nước, phát triển DL đồng bộ, kiện toàn bộ mối quan hệ giữa ngành DL với các ngành
khác có liên quan. Chiến lược tiếp thị, quảng cáo năng động đáp ứng được thị hiếu của
khách DL. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành DL, đồng thời tích cực tuyên
truyền giáo dục mọi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của DL. Chiến lược sản phẩm,
đa dạng hóa sản phẩm DL, chú trọng phát triển sản phẩm DL đến với mọi tầng lớp
nhân dân, có môi trường DL an toàn thuận tiện, có nền kinh tế và chế độ chính trị ổn
định.

 Hai là, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất nhằm phát triển DL.
Để phát triển kinh tế, trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là công
nghệ thông tin, ở nhiều nước công nghiệp phát triển công nghệ thông tin DL đang
được ứng dụng phổ biến như ở nước Mỹ là 37%, ở Pháp là 35,1%. Đây là tiền đề cho
ngành DL phát triển. Ngoài cơ sở hạ tầng chung như mọi ngành kinh tế khác, ngành
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
DL còn có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải
trí… DL phát triển thì cơ sở vật chất kỹ thuật càng được nâng cao và tính đồng bộ của
nó ngày càng tăng.
 Ba là, tạo ra những sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của
khách.
Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hấp dẫn mạnh tới khách trong và ngoài
nước phải được coi là công việc quan trọng bậc nhất cho hoạt động kinh doanh DL của
địa phương. Sản phẩm DL chủ yếu là những dịch vụ, vì thế sản phẩm DL phải có chất
lượng, uy tín của toàn ngành là sự phấn đấu trong từng công đoạn, từng doanh nghiệp
và của sự phối hợp liên ngành, cuối cùng phải được du khách chấp nhận. Nâng cao
chất lượng sản phẩm DL sẽ trở thành một vấn đề chiến lược trong hoạt động kinh
doanh DL. Kinh nghiệm ở một số nước sử dụng rất nhiều hình thức sản xuất ra sản
phẩm, nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được nhiều khách trong nước và quốc
tế.
 Bốn là, tăng cường tuyên truyền quảng bá về DL.
Mục đích của tuyên truyền quảng bá hay kinh doanh DL là nhằm cung cấp thông tin
cho khách DL, làm cho họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm DL, đồng thời
thuyết phục họ mua sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường
khách cụ thể để đạt được mục đích thị trường đó.
 Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho DL.
Đối tượng phục vụ DL là con người, bao gồm cả trong nước và khách DL quốc tế
nên đòi hỏi trình độ của cán bộ, nhân viên DL phải cao. Do vậy, việc đào tạo bồi

dưỡng, giáo dục cho đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quan trọng nên nhiều nước phát
triển DL đều rất chú ý vấn đề này. Cho nên người làm việc trong ngành DL phải được
đào tạo, huấn luyện một cách chính quy, ngày càng được nâng cao trình độ bằng nhiều
phương pháp như: vừa học vừa làm, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ
nhân viên trong ngành DL…
 Sáu là, phát triển DL đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
Việc phát triển DL hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại
môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hóa lịch sử, các tệ
nạn xã hội. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông… cũng là hiện tượng phổ biến.
Phân tích theo cặp phạm trù “nhân quả” giữa DL và môi trường, thì DL là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường và đến lượt DL phải chịu hậu quả của môi trường ô
nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành DL.
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tổng quan về huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở cuối phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Lộc có vị trí địa lý
từ 16
0
10’32’’ đến 16
0
24’45’’ vĩ độ Bắc và 107
0
49’05’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp
huyện Hương Thủy, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp Biển Đông và
phía Tây giáp huyện Nam Đông.

Phú Lộc có một ví trí hết sức quan trọng, nằm trên trục quốc lộ 1A và đường sắt
Bắc Nam, là điểm nối hai trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng
(huyện Phú Lộc cách thành phố Huế 40 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 60 km về
phía Bắc). Đồng thời cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ quan trọng
thông qua biển của hành lang Đông Tây qua trục quốc lộ 1A, trục đường 9 hoặc cửa
khẩu Cu Tai (A lưới) nối Việt Nam với Lào và Đông Bắc Thái Lan [6].
Phú Lộc là địa phương quy tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi, là nơi hội
tụ đầy đủ các tiềm năng thế mạnh về biển, đầm phá, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài
nguyên để phát triển DL sinh thái, như núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương,
các sông, suối… Có vùng đồng bằng với độ phì nhiêu tương đối đảm bảo an ninh
lương thực; phía Tây có diện tích đồi núi lớn. Ngoài ra còn có hai đầm nước lợ Cầu
Hai và Lăng Cô có diện tích trên 11.000 ha với nhiều nguồn lợi thủy sản tự nhiên có
giá trị kinh tế cao; Đặc biệt, có vườn quốc gia Bạch Mã là nơi cư trú của nhiều loại
động vật quý.
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
Bản đồ 2.1: Du lịch huyện Phú Lộc
B: 21 Đội cung, Huế City, TT huế G: Đà Nẵng
C: TT Lăng Cô, Phú Lộc, TT Huế E: TT Phú Lộc, TT Huế
2.1.1.2. Địa hình
Toàn huyện Phú Lộc chia làm 16 xã: Lộc An, Lộc Bình, Lộc Bổn, Lộc Điền,
Lộc Hòa, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì, Lộc Vĩnh, Vinh Giang, Vinh Hải,
Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Xuân Lộc, và hai thị trấn: Phú Lộc, Lăng Cô có
chiều dài hơn 60 km, chiều rộng trung bình 22 km, với đủ các loại địa hình khác nhau
như Biển, ven biển đầm phá, đồng bằng, gò, đồi, rừng núi Trong không gian hẹp đó
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
thì rừng chiếm tới 55,07% diện tích tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông,

phức tạp và bị chia cắt mạnh, phía Tây dãy Trường Sơn là đồi núi, tiếp đến là lưu vực
các con sông. Với địa hình phong phú như vậy, cho phép huyện Phú Lộc có thể phát
triển nền kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa dựa trên các mũi nhọn đặc
thù của từng vùng, ví dụ ở vùng núi thì trồng các cây công nghiệp dài ngày, trông cây
ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở vùng đồng bằng, các loại thủy hải sản ở vùng
đầm phá, ven biển và biển. Tuy nhiên với địa hình phức tạp như vậy sẽ gặp khó khăn
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và khắc phục thiên tai
cho sản xuất nông nghiệp.
Bản đồ 2.2: Huyện Phú Lộc
2.1.1.3. Khí hậu
Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc - Nam, chịu ảnh hưởng của
khí hậu ven biển, lại có khí hậu của vùng núi cao. Khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt;
mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7. Nhiệt độ
trung bình là 24,4
0
C, thấp nhất là 18 – 19
0
C, cao nhất là 32,1
0
C. Lượng mưa hằng năm
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
lớn và tập trung, dao động trung bình 1.900 – 3.2000mm/ năm; Độ ẩm không khí cao
nhất là tháng 2 (98,2%), thấp nhất là tháng 7 (47,6%) [6]. Vào mùa nắng thì nắng
nhiều, gây gắt, vào mùa mưa thì mưa nhiều, kéo dài với điều kiện khí hậu vừa thuận
lợi lại vừa khắc nghiệt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế huyện, nhưng
cũng ảnh hưởng nhiều đến mùa màng, sản xuất của người dân, dẫn đến thu nhập
không ổn định, việc làm bấp binh.
2.1.1.4. Tài nguyên du lịch

Huyện Phú Lộc có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, địa hình đa
dạng, núi đồi, đồng bằng, đầm phá, sông biển, có bề dày lịch sử văn hoá. Trên địa bàn
huyện có nhiều cảnh quan kỳ thú với những danh thắng nổi tiếng như Vườn Quốc Gia
Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương Đặc biệt
vịnh Lăng Cô là vịnh được UNESCO công nhận là “Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới”.
Trên địa bàn huyện Phú Lộc còn có một số di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hoá
của đất nước và địa phương, có giá trị du lịch nhân văn rất lớn như chùa Thánh Duyên,
Hải Vân Quan, đường mòn Hồ Chí Minh, làng dân tộc Vân Kiều và một số đình miếu
với một số lễ hội truyền thống thể hiện những nét độc đáo của phong tục tập quán của
nhân dân địa phương. Những di tích này cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ tạo
nên những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây chính là thế mạnh
để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tốc độ phát triển kinh tế
Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, cùng với sự nỗ
lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân huyện Phú Lộc, sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng:
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai
đoạn 2008 - 2012 của huyện PL là 36,16%/năm (theo Phòng Văn hóa và Thông tin
huyện PL); tiềm lực kinh tế được tăng cường phát triển; cơ sở hạ tầng được cải thiện
đáng kể, quá trình đô thị tăng nhanh. Đặc biệt đã hình thành được khu kinh tế Chân
Mây - Lăng Cô là trọng điểm kinh tế của Tỉnh, nâng cao vị thế, vai trò của Huyện
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
trong nền kinh tế Tỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và
nâng cao hơn. Quốc phòng được tăng cường, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững. Đó là những nền tảng, tiềm năng, nội lực rất cơ bản cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
2.1.2.2. Dân số

Năm 2013 dân số trung bình toàn Huyện là 136.042 người, trong đó dân số nam
chiếm 68.446 người chiếm 50,31%; dân số nữ 67.464 người, chiếm 49.75%. Trong
tổng dân số toàn huyện, khu vực thành thị có 21.957 chiếm 16,14%, dân số ở nông
thôn là 114.085 người chiếm 83,86%.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,04%.
[2]
2.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
 Mạng lưới điện quốc gia
Mạng lưới điện trên địa bàn huyện được trang bị tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động phục vụ tại các điểm DL như xây dựng hệ thống cáp ngầm qua vườn quốc gia
Bạch Mã, trạm 110kV Lăng Cô và các trạm hạ thế phục vụ cho khu du lịch Cảnh
Dương - Lăng Cô và ven đầm Lập An. Hệ thống cung cấp và thoát nước, xử lý rác thải
tại các điểm DL chính cũng được đầu tư và xây dựng.
 Hệ thống thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc được coi là điều kiện cần hỗ trợ cho nhóm cung trong việc hình
thành và cung cấp sản phẩm DL đồng thời cũng hỗ trợ cho khách DL tiếp cận với
điểm đến và trao đổi thông tin trong nước và quốc tế. Đối với huyện PL, hoạt động
viễn thông trong thời gian qua đã được huyện chú trọng đầu tư và phát triển, cụ thể
hoạt động viễn thông ước đạt 28.350 máy cố định và ADSL trên toàn huyện, từng
bước nâng cao các dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.[8]
 Mạng lưới giao thông
DL gắn liền với hoạt động di chuyển của con người trên một phạm vi nhất định
và hoạt động DL phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. PL có vị trí địa lý thuận
lợi nên mạng lưới và phương tiện giao thông ở khu vực này khá thuận tiện, đáp ứng
nhu cầu của khách DL trên tất cả các phương tiện di chuyển. Năm 2012, khối lượng
hàng hóa luân chuyển trên toàn huyện ước đạt 12.500 tấn/km, lượng hành khách luân
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Thị Thu Ngọc
chuyển ước đạt 30.100 hành khách/km; Năm 2013, khối lượng hàng hóa luân chuyển
trên toàn huyện ước đạt 14.000 tấn/km, lượng hành khách luân chuyển ước đạt 37.000

hành khách/km; chất lượng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng
được nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách DL đến với điểm DL
Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 02 tuyến xe buýt phục vụ đi lại của người dân đó là:
Huế - Vinh Hiền, Huế – Cầu Hai. Trong năm đã có thêm 01 doanh nghiệp mở hoạt
động kinh doanh taxi tại T.T Phú Lộc.[7]
Đường bộ: Đường bộ ở đây phải kể đến trục đường chính quốc lộ 1A với chiều
rộng 7.5m, trải nhựa bê tông, mật độ xe trên 1245 xe/ngày đêm. Ngoài ra còn có hệ
thống đường quốc lộ (đường đi Lộc Bình) đang được đầu tư xây dựng và đang được
hoàn chỉnh. Các tuyến đường ven biển Cảnh Dương, Lăng Cô, các điểm DL trên địa
bàn huyện PL đang bước đầu được triển khai xây dựng với các trục đường chính.
Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông khác cũng đang trong quá trình được đầu tư.
Hệ thống giao thông ven đầm Lập An, khu phí thuế quan và các khu công nghiệp tập
trung, đường trục chính khu đô thị mới Chân Mây, đường hầm Hải Vân đã được đưa
vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Bên
cạnh đó, hệ thống giao thông nông thôn liên xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa. Cụ
thể là hoạt động cải tạo và đổ nhựa cho các tuyến đường giao thông chính từ quốc lộ
1A đến Cảnh Dương (7km), Bạch Mã (19km), Hồ Truồi (10km), Nhị Hồ (3km), suối
Voi (5km), vòng quanh vùng Đập An (12km).[1]
Đường sắt: Đường sắt quốc gia chạy song song với quốc lộ 1A, với các ga lớn
nhỏ đi ngang địa phận huyện PL. Năng lực chuyên chở mỗi ngày đêm vào khoảng 8
đôi tàu khách và 3 đôi tàu từ đoạn Huế - Đà Nẵng.
Đường hàng không: Phú Lộc là điểm nối hai thành phố lớn trong khu vực và cả
nước bởi vậy điểm đến nằm gần 2 sân bay lớn đó là sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân
bay Phú Bài TTH, hằng năm lượng khách di chuyển qua đường hàng không chiếm số
lượng khá lớn. Đây được coi là một trong những điều kiện thuận lợi cho DL PL về
khả năng thu hút khách cũng như các công ty lữ hành thiết kế các chương trình DL
đến với điểm đến ở PL.
Đường biển: Trên địa bàn huyện PL có cảng nước sâu Chân Mây nằm trong
khu đô thị mới Chân Mây, điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây nối Lào với Thái
Lan. Cảng cách thành phố Huế 50km, thành phố Đà Nẵng 30km, nằm gần quốc lộ 1A

và đường sắt xuyên Việt. Diện tích đất khu vực cảng là 227 ha, cảng có độ sâu 6-14km
SVTH: Bùi Thị Ngân – K44KTCT
25

×