Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

vai trò của khuyến nông nhà nước trong phát triển chăn nuôi ở huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.03 KB, 66 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển, định hướng đến năm
2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp. Tuy vậy,đóng góp của ngành nông
nghiệp vào nền kinh tế quốc dân vẫn chiếm tỷ trọng cao, điều đó chứng tỏ
rằng ngành nông nghiệp vẫn còn có vai trò rất quan trọng đối với người dân.
Đặc biệt là ngành chăn nuôi, đây là ngành tạo ra rất nhiều sản phẩm phục vụ
đời sống của con người và các ngành sản xuất khác, nó đóng góp khoảng 25%
sinh kế của gia đình [1]. Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi trong những năm
gần đây gặp phải nhiều khó khăn: dịch bệnh (dịch tai xanh, dịch cúm gia cầm,
…), nhu cầu về con giống không được đảm bảo, thị trường đầu ra của sản
phẩm chăn nuôi bị ảnh hưởng mạnh mẽ Điều này đã gây rất nhiều khó khăn
cho người chăn nuôi. Để khắc phục và hạn chế những khó khăn đó, Nhà nước
ta đã có những đầu tư để phát triển cho ngành chăn nuôi: chính sách hỗ trợ,
trong đó có thúc đẩy các chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa
học (TBKT), thông tin thị trường sản phẩm Việc thúc đẩy xã hội hóa công
tác khuyến nông đã dẫn đến hình thành nhiều nguồn cung cấp thông tin
TBKT cho người dân, như: thông qua cơ quan khuyến nông Nhà nước,
khuyến nông tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh sự năng
động, tích cực của các kênh thông tin từ khuyến nông tư nhân thì hiệu quả
khuyến nông Nhà nước ở nước ta còn tồn tại nhiều hạn chế. Để tìm cơ hội,
giải pháp phát triển khuyến nông Nhà nước, việc tìm hiểu hoạt động và của
khuyến nông nhà nước và vai trò trong thực hiện các hoạt động khuyến nông
là cần thiết.
Xuất phát từ đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của khuyến
nông nhà nước trong phát triển chăn nuôi ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế”. Trường hợp nghiên cứu ở 2 xã Quảng An và xã Quảng Thành,
huyện Quảng Điền.
1
1.2. Mục tiêu


- Tìm hiểu tình hình phát triển chăn nuôi của huyện Quảng Điền và 2 xã
Quảng An, xã Quảng Thành
- Tìm hiểu tình hình chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn
nuôi ở địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá vai trò của khuyến nông nhà nước trong phát triển chăn nuôi
của nông hộ
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật
Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là một danh từ mang tính chất trừu tượng bao
quát. Nó thể hiện những nét mới và tiến bộ của một yếu tố kỹ thuật nào đó,
góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời
sống nông dân và cư dân nông thôn [2].
TBKT chỉ mang tính chất tương đối vì khi chúng ta đặt nó ở một vùng
này có thể mới nhưng khi đặt nó ở địa phương khác có thể nó không còn là
mới nữa. TBKT có thể là sản phẩm của cơ quan nghiên cứu và chuyển giao,
cũng có thể là sản phẩm của cả quá trình tự đánh giá, tự lựa chọn và đổi mới
của nông dân cho phù hợp hơn với nhu cầu của sản xuất và đời sống của
chính bản thân họ [2].
2.1.2. Khái niệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển giao TBKT, trong đó có một số
định nghĩa có ý nghĩa gần với thực tế công tác chuyển giao TBKT ở nước ta
của một số tác giả sau:
Theo Swansas và Cloor (1940) thì chuyển giao TBKT hay công nghệ là
một quá trình tiếp diễn nhằm tiếp cận và thông tin có ích cho con người và từ
đó giúp đỡ họ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và quan điểm cần thiết để sử
dụng có hiệu quả lượng thông tin hoặc công nghệ đó.
Theo Maunder (FAO, 1973) thì cho rằng: Chuyển giao TBKT đó là một

dịch vụ hay hệ thống nhằm thông qua các phương thức đào tạo, giúp đỡ người
nông dân cải thiện các phương pháp, kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất
và thu nhập, tăng mức sống và nâng cao trình độ giáo dục xã hội của cuộc
sống nông thôn [2].
Tóm lại, chuyển giao TBKT đề cập đến một tiến trình, bằng tiến trình đó
những kỹ thuật cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai mà họ có thể hưởng
lợi hoặc cảm thấy họ có thể hưởng lợi từ những kỹ thuật đó [3].
3
2.1.3. Mục đích của chuyển giao TBKT
Công tác chuyển giao TBKT nhằm giúp nông thôn có khả năng tự giải
quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng
cao đời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông
qua áp dụng thành công TBKT, bao gồm những kiến thức và kỹ năng quản lý,
thông tin và thị trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông
thôn [theo nguồn FAO, 2000].
Chuyển giao TBKT còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng
chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, tiếp xúc thương
mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành và tổ chức hoạt
động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn. Như vậy, mục đích của chuyển giao
TBKT là:
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá một cách bền vững, góp phần xây dựng
nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, dân chủ hoá và hợp tác
hoá.
- Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng
được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xoá đói giảm nghèo.
- Nâng cao dân trí trong nông thôn nhằm thực hiện các nhiệm vụ mục
tiêu trước mắt và cả lâu dài của xã hội.
2.1.4. Vai trò của chính sách nhà nước đối với công tác chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật
Chính sách nông nghiệp, nông thôn “là tổng thể các biện pháp kinh tế

hoặc phi kinh tế liên quan đến nông nghiệp nông thôn và các ngành có liên
quan đến nông nghiệp, nông thôn nhằm tác động nông nghiệp, nông thôn theo
một định hướng với mục tiêu nhất định” [4].
Chính sách nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối sự
phát triển kinh tế đất nước, nó không chỉ là chính sách đơn thuần về nông
nghiệp mà là các chính sách, biện pháp tác động vào tất cả các lĩnh vực, các
ngành có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước đặc biệt là sau đổi mới (1986), ở nước ta đã sử dụng một
loạt các chính sách nông nghiệp bao gồm chính sách tín dụng nông thôn,
chính sách về giá, các chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật Các chính
4
sách này đã có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Các chính sách về chuyển giao và áp
dụng TBKT cũng có đóng góp không nhỏ vào việc cải tạo nền sản xuất sản
xuất nông nghiệp ở nước ta. Năm 1993 nghị định 13/CP ra đời, qua đó hệ
thống khuyến nông được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Thông qua
hệ thống này các TBKT trong sản xuất nông nghiệp đã được đưa đến tận
những người dân ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh nhất, từng bước cải
tạo nền sản xuất, góp phần nâng cao mức sống cho mọi người dân.
Chuyển giao TBKT vào sản xuất là một quá trình, trong đó không chỉ bên
chuyển giao mà bên tiếp nhận đều chịu ảnh hưởng của các chính sách. Đối
với những người làm công tác chuyển giao là những người cán bộ khuyến
nông thì họ chịu tác động của các quy định thực hiện chuyển giao, còn đối với
những người tiếp nhận là nông dân thì các chính sách về hỗ trợ vay vốn, cơ sở
vật chất; chính sách đất đai,…có tác động đến việc áp dụng các TBKT của họ.
Có thể thấy rằng: “các chính sách về chuyển giao TBKT không những giúp
người dân tiếp cận được các TBKT trong sản xuất nông thôn mà còn hỗ trợ
điều kiện thuận lợi cho các hộ ở nông thôn tăng cường phát triển sản xuất,
giải quyết khó khăn, từng bước thoát khỏi nghèo đói, làm cho tỷ lệ đói nghèo
hàng năm được giảm xuống, bộ mặt nông thôn Việt Nam có nhiều đổi mới”

[5].
2.2.Tình hình và định hướng phát triển ngành chăn nuôi nước ta đến
năm 2015
2.2.1.Tình hình phát triển ngành chăn nuôi nước ta
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, ngành chăn
nuôi đã đạt được những kết quả đáng kể.
2.2.1.1.Số lượng vật nuôi
Qua bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy rằng tốc độ tăng đàn gia súc, gia
cầm trong 10 năm qua tính trung bình 3,0-6,0%, trong đó đàn lợn tăng 6,77%;
bò tăng 4,1% (bò sữa tăng mạnh 48,06%); gia cầm tăng 6-9%/ năm; riêng đàn
trâu không tăng và ở một số vùng có xu hướng giảm (-0,04%). Đàn dê tăng
giảm không đều qua các năm.
5
Bảng 1: Thống kê đàn gia súc, gia cầm cả nước trong thời gian qua
Năm
Trâu
(1000
con)
TS.Bò
(1000
con)
Bò sữa
(con)
Lợn
(1000
con)
TS.Gia
cầm
(1000con
)

Gà con
(1000con
)

(con)
198
0
2313,0 1664,2 4843 10001,
2
61522 48391,0 173900
198
5
2590,2 2597,6 5800 11807,
5
87803 64816,7 402600
199
0
2854,4 3120,
8
11000 12260,5 103820 80184,0 372800
199
5
2963,1 3638,7 18700 16037,4 140004 107958,4 550174
200
0
2897,2 4127,9 34982 20193,7 198046 147050,0 543860
200
5
2870,
0

4910,1 95800 26140,
0
218150 196363,5 1020200
200
9
2910,0 5320,4 11530
0
29890,9 261202 230251,8 1354420
(Nguồn: Cục chăn nuôi Việt Nam, 2009)
2.2.1.2. Sản phẩm chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi nhận được từ đàn vật nuôi nói trên tăng qua các
năm. Năm 1980 là 448.400 tấn thịt hơi các loại; trứng hơn 1tỷ quả; sữa
3200tấn. Năm 1990, thịt hơi các loại là 1.007.900 tấn; trứng gần 1,9tỷ quả;
sữa 9300 tấn.Năm 2002, tương ứng là 2.146.300 tấn; trứng 4,53 tỷ quả, sữa
95.000tấn. Năm 2005, thịt hơi 3,2 triệu tấn, trứng 5,45 tỷ quả; sữa 110,23
nghìn tấn. Tốc độ tăng sản phẩm chăn nuôi hàng năm 5,6-20,3% [1].
2.2.2.Định hướng phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2015
Theo Báo cáo tổng kết hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2005-2010 và định
hướng phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2015, Cục chăn nuôi đã vạch ra
những định hướng sau:
6
 Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công
nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy
trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với
điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tổng đàn lợn tăng bình
quân 2,0% năm, đạt khoảng 33 triệu con, trong đó đàn lợn nuôi trang trại,
công nghiệp khoảng 30%.
 Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công
nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát. Tổng đàn gà tăng bình quân trên
5-6% năm, đạt khoảng 260 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm

khoảng 30%. Không khuyến khích tăng tổng đàn thủy cầm, cần phát triển
theo hướng thay đổi cơ cấu giống, cơ cấu chăn nuôi: tăng quy mô chăn nuôi
thủy cầm theo hướng công nghiệp chiếm trên 20% và chăn thả có kiểm soát.
 Tăng đàn bò sữa bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 350 ngàn con,
trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.
 Tăng đàn bò thịt bình quân 4 % năm, đạt khoảng 10 triệu con, trong đó
bò lai đạt khoảng 45%.
 Ổn định đàn trâu với số lượng khoảng 3,1 triệu con, nuôi tập trung chủ
yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
 Các loại vật nuôi khác, tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi và nhu
cầu thị trường, các địa phương có những định hướng và chính sách phát triển
phù hợp.
 Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ
sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm.
 Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và
các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu
đạm. Khuyến khích các trang trại quy mô lớn tự chế biến nguyên liệu trong
nước và tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn
chăn nuôi theo các công thức đã có.
 Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: tăng bình quân 8%/năm,
đạt khoảng 16 triệu tấn.
7
 Phát triển hệ thống giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ
hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa
dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
 Khuyến khích các cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết
bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ
Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.

8
2.3. Khuyến nông
2.3.1. Các khái niệm về khuyến nông
Theo CIDSE (tổ chức hợp tác quốc tế vì phát triển và đoàn kết):
Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan
đến sự phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường,
trong đó người già và trẻ em được học bằng thực hành.
Theo FAO (tổ chức lương thực và nông nghiệp ):
Khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và
đào tạo tay nghề cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải
quyết lấy các vấn đề của gia đình và làng xã họ. Nói cách khác, khuyến nông
là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ,
xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần cho
nông dân.
Định nghĩa về khuyến nông của Indonesia:
Khuyến nông nông nghiệp là một hệ thống giáo dục không theo một quy
định thống nhất nào mà cũng không theo một hệ thống chung nào để huấn
luyện nông dân nhằm mục đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật
tốt hơn, phát triển hơn quan điểm xác thực về sự đổi mới dành được thế chủ
động trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của họ.
Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp đỡ nông dân để rồi họ
tự giúp họ. Vì vậy, họ có thể tự giải quyết các vấn đề của chính họ bằng sự
chấp nhận kỹ thuật tốt hơn trong sản xuất và những hoạt động kinh doanh.
Như vậy, khuyến nông ở Indonesia không đơn thuần liên quan đến việc
chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mà trước hết liên quan đến giáo dục để họ trở
thành những người thực sự phát triển.
Vậy: Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ truyền bá kiến thức và
huấn luyện tay nghề cho nông dân, làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy
các vấn đề của họ nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần cho nông dân [6].

2.3.2.Khuyến nông Nhà nước
Năm 1993, chức năng chung của các dịch vụ khuyến nông nhà nước đã
được xác định rõ theo Nghị định 13, như sau:
9
- Phổ biến/ nhân rộng tiến bộ kỹ thuật, và rút kinh nghiệm từ các mô hình
sản xuất thành công
- Tăng cường các kiến thức và kỹ năng về quản lý sản xuất cho người
nông dân
- Cung cấp các thông tin thị trường cho người nông dân.
Hệ thống khuyến nông Nhà nước chia làm 3 cấp: Cấp Nhà nước, cấp tỉnh,
cấp địa phương.
2.3.3. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
Kể từ khi thành lập (1993) đến nay (2009) khuyến nông có thể tóm tắt
những hoạt động sau:
+ Hoạt động thông tin tuyên truyền: nhiệm vụ của hoạt động này là giúp
cho nông dân về chủ trương, đường lối và chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Nhà nước, tuyên truyền khoa học, kỹ thuật, giá cả thị trường,
xuất bản tài liệu, bản tin và cung cấp thông tin đến người sản xuất, tổ chức hội
nghị, hội thảo, hội nghị, hội chợ, tham quan và kết hợp với các phương tiện
thông tin đại chúng để triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền.
Những tờ tin như thông tin khuyến nông Việt Nam, trang web của khuyến
nông hay phối hợp với đài phát thanh trong các chương trình thời sự, nông
nghiệp nông thôn, phối hợp với đài truyền hình làm các chương trình thời sự,
phóng sự, chuyên đề như chương trình “ Nông dân cần biết” sau chuyển thành
“Bạn của nhà nông”, “Cùng nông dân bàn cách làm giàu”.
Ngoài ra hoạt động thông tin tuyên truyền còn phối hợp với các báo, tạp
chí như: Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông nghiệp,
… Ở địa phương, có khoảng 80% tỉnh đã có chương trình chuyên đề khuyến
nông trên các báo đài phát thanh và truyền hình địa phương.
Trong hơn 10 năm qua hoạt động thông tin tuyền truyền đã tham gia đắc

lực vào việc phổ biến đầy đủ kiến thức cho nông dân những chính sách chủ
trương về phát triển nông nghiệp nông thôn, đóng góp không nhỏ vào họa
động khuyến nông, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao dân trí.
+ Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo: Nội dung hoạt động này là tập
huấn, bồi dưỡng và dạy nghề cho nông dân, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, xây dựng biên soạn nội dung,
10
tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho khuyến nông và kỹ thuật sản xuất kinh doanh
nông nghiệp.
Hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức khoa học cần thiết cho
người dân trong quá trình sản xuất và kinh doanh, tăng cường nghiệp vụ cho
người làm công tác khuyến nông.
+ Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học công nghệ
vào sản xuất: Đây là một hoạt động tổng hợp gồm nhiều hoạt động: tổ chức,
thông tin tập huấn trước khi triển khai mô hình, hội nghị đầu bờ, tuyên truyền
sau khi mô hình có kết quả.
2.3.4. Hoạt động khuyến nông trong chăn nuôi ở nước ta
Hoạt động khuyến nông trong chăn nuôi là một phần của hoạt động
khuyến nông. Chương trình khuyến nông chăn nuôi đã đóng góp vai trò quan
trọng trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi và sản
phẩm chăn nuôi. Sau đây là một số chương trình khuyến nông trọng điểm của
chăn nuôi:
+ Chương trình khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc. Thu hút khoảng 13
nghìn hộ thuộc 40 tỉnh, thành tham gia với tổng số lợn nuôi của chương trình
là 32786 con (bao gồm lợn cái, lợn đực ngoại, lợn nái lai nhiều máu ngoại),
chương trình này đã gắn chăn nuôi với xây dựng bể khí sinh học để xử lý chất
thải. Kết quả số lứa đẻ của một lợn nái tằng từ 1,8 lứa/năm lên 2 lứa, số ngày
cai sữa của lợn con giảm từ 60 ngày xuống 34-40 ngày, tỷ lệ nạc tăng từ 35-
36% lên 45-47%. Chương trình khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc đã góp
phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp hóa hiện

đại hóa, tuy nhiên chương trình vẫn còn một số hạn chế: số lượng con giống
đạt chất lượng còn thiếu so với nhu cầu và chưa được coi trọng trong triển
khai mô hình, mô hình xây dựng còn tảng mạng, thiếu tập trung.
+ Chương trình cải tạo đàn bò: Đã thu hút trên 482.000 hộ nông dân tham
gia ở trên 50 tỉnh, thành. Kết quả đã đào tạo được 700 dẫn tinh viên chính
quy. Trên 2000 dẫn tinh viên cấp huyện và 6.000 khuyến nông viên thú y,
huấn luyện kỹ thuật cho 51.400 lượt hộ. Các giống bò ngoại Red Sindhi,
Sahiwal, Brahman đã được lai tạo với bò vàng Việt Nam làm tăng tỷ lệ bò lai
cả nước từ 10% lên 25%, để nâng khối lượng bò cái từ 170kg lên 220-250kg,
11
tỷ lệ thịt xẻ tăng 40% lên 70%. Chương trình khuyến nông chăn nuôi cải tạo
đàn bò đã góp phần nâng cao tầm vóc đàn bò vàng Việt Nam làm cơ sở cho
việc lai tạo theo hướng chuyên thịt hoặc chuyên sữa và giúp gần nữa triệu hộ
nông dân chăn nuôi bò lai có thu nhập trên 1000 tỷ đồng. Tuy nhiên chương
trình còn một số tồn tại: Thiếu đực giống đạt tiêu chuẩn chất lượng.
12
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người chăn nuôi ở 2 xã: Quảng An và xã Quảng Thành, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cán bộ khuyến nông xã, huyện, cán bộ xã, cán bộ nông nghiệp huyện.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện Quảng Điền, xã Quảng
Thành, và xã Quảng An
- Các loại vật nuôi và diễn biến năng suất, sản lượng qua các năm: số
lượng các loại vật nuôi
- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi của xã:
+ Thu nhập của nông hộ từ hoạt động chăn nuôi
+ Đóng góp của ngành chăn nuôi vào kinh tế của xã

- Khó khăn, thuận lợi trong phát triển chăn nuôi của xã, huyện: điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
3.2.2.Các nguồn/kênh thông tin, kiến thức chăn nuôi ở 2 xã nghiên cứu
- Các nguồn/kênh cung cấp thông tin:
+ Các nguồn thông tin nhà nước, tư nhân
+ Số lượng các nguồn/ kênh cung cấp thông tin
3.2.3. Các tiến bộ kỹ thuật và thông tin liên quan đến chăn nuôi được
chuyển giao cho người dân trong vòng 3 năm qua ở 2 xã nghiên
cứu
- Các loại thông tin liên quan, các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi được chuyển
giao của từng kênh
- Số lượng các loại kỹ thuật được chuyển giao trong ngành chăn nuôi
- Loại thông tin về chăn nuôi được chuyển giao
13
3.2.4. Hoạt động của khuyến nông Nhà nước và hiệu quả chuyển giao
thông tin kiến thức chăn nuôi
- Phân loại thông tin/ kiến thức chăn nuôi được chuyển giao/kênh thông
tin:
+ Thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên
quan đến hoạt động sản xuất chăn nuôi.
+ Thông tin/kiến thức về tiến bộ kỹ thuật trong ngành chăn nuôi.
+ Thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra các sản phẩm của ngành chăn
nuôi.
- Phương thức chuyển giao của từng kênh : tập huấn (số lượng lớp tập
huấn, phương pháp tập huấn, thời lượng tập huấn, số hộ được tập huấn, đối
tượng được tập huấn,…), truyền thông, tham quan mô hình, hội thảo đầu bờ,

- Đối tượng được chuyển giao: theo phân loại hộ giàu nghèo
- Tần suất chuyển giao
- Tính phổ biến của việc ứng dụng các kỹ thuật của từng kênh: số hộ áp

dụng, số TBKT được áp dụng
3.2.5. Nhận thức của người dân về hiệu quả và tầm quan trọng của
khuyến nông Nhà nước trong hệ thống thông tin kiến thức chăn
nuôi của địa phương
- Tính phù hợp, hiệu quả sản xuất của các tiến bộ kỹ thuật được chuyển
giao của từng kênh:
+ Khả năng nhân rộng mô hình; số hộ áp dụng mô hình/ kỹ thuật được
chuyển giao, số hộ áp dụng kỹ thuật/ mô hình được chuyển giao
+ Số lượng vật nuôi được tăng lên, cơ cấu vật nuôi của nông hộ thay đổi
(chuyên con, đa con,…)
- Hiệu quả xã hội: tiếp cận nhiều đối tượng (các đối tượng thuộc hộ khá,
trung bình, nghèo), tính toàn diện: kỹ thuật, thông tin về nguồn thức ăn, dịch
bệnh và thị trường đầu ra.
14
3.3.Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm và mẫu khảo sát
- Chọn điểm nghiên cứu: 2 xã : Quảng Thành, xã Quảng An của huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Đây là điểm thể hiện được tính đại diện cho vùng sinh thái về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
+ Một xã có hoạt động về chăn nuôi phát triển khá mạnh ở huyện Quảng
Điền (xã Quảng An), một xã có hoạt động chăn nuôi phát triển thuộc loại
trung bình của huyện (xã Quảng Thành).
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại 2 xã của huyện Quảng Điền: xã
Quảng An, và xã Quảng Thành.
- Mẫu khảo sát: 60 hộ trên địa bàn 2 xã, theo tiêu chí phân loại hộ gồm
hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo, theo lựa chọn ngẫu nhiên có định hướng.
- Yêu cầu mẫu khảo sát:
+ Các hộ chăn nuôi tại 2 xã: Quảng An và Quảng Thành của huyện
Quảng Điền.

+ Các hộ được lựa chọn theo các tiêu chí trên.
3.3.2. Các phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập tài liệu có sẵn, liên quan đến tình hình cơ bản, về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, tình hình chăn nuôi, công tác khuyến nông, khuyến
nông trong chăn nuôi tại huyện, xã điều tra trong vòng 3 năm trở lại đây.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: phỏng vấn dựa vào bảng hỏi đã chuẩn bị trước,
đồng thời chỉnh sửa bổ sung nội dung nghiên cứu.
- Phỏng vấn người am hiểu:
Phỏng vấn cán bộ tại trạm khuyến nông, trưởng hội phụ nữ xã, hội
trưởng hội nông dân xã nhằm thu thập các thông tin về các hoạt động chuyển
giao khoa học kỹ thuật và mối liên kết với các kênh thông tin kiến thức.
- Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân sản xuất giỏi về chăn
nuôi.(ở mỗi xã phỏng vấn 1 khuyến nông cơ sở, 1 nông dân sản xuất giỏi về
15
chăn nuôi), 2 hội trưởng hội nông dân, 2 cán bộ xã, 1 cán bộ khuyến nông
huyện.
- Phân tích xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích
định tính đã được áp dụng để phân tích các thông tin, số liệu thu thập được.
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội của huyện Quảng Điền
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành
phố Huế khoảng 15 km. Tọa độ địa lý như sau: 160 30’58’’ - 160 40’13’’ vĩ
độ Bắc và 1070 21’38’’ - 1070 34’ kinh độ Đông. Phía Đông và Nam của xã
giáp huyện Hương Trà, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền, phía

Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.
Quảng Điền là vùng đồng bằng chiêm trũng, nằm về phía bắc tỉnh Thừa
Thiên Huế, có diện tích tự nhiên 16.307,7 ha, dân số 83.048 người, với 10 xã
và 1 thị trấn.
- Địa hình
Điạ hình huyện Quảng Điền được phân thành 3 vùng chính: Vùng trọng
điểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ; vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven
biển. Tổng chiều dài bờ biển là 12km, và vùng đầm phá có diện tích là 4.414
ha. Với tổng diện tích đất nông nghiệp là 5.996,6 ha, diện tích đất lâm nghiệp
là 2.368 ha. Thứ nhất, vùng trọng điểm lúa: Huyện Quảng Điền được xem là
vựa lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm diện tích hơn 8684 ha. Đây là địa bàn
tập trung dân cư rất sớm, đời sống cư dân chủ yếu dựa vào các hoạt động kinh
tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng An,
Quảng Thành,…
Thứ hai, vùng cát nội đồng: Với tổng diện tích là 4718ha, nhưng đại bộ
phận đất bị nhiễm chua phèn, úng ngập về mùa mưa, khô hạn về mùa nắng.
Đời sống dân cư ở đây chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với trồng một số cây
công nghiệp như ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái
Thứ ba, vùng cát biển, đầm phá: Vùng này có tổng diện tích là 2292ha,
đất đai trơ trụi, đại bộ phận là đất cát trắng, nghèo dinh dưỡng. Đời sống dân
cư chủ yếu là ngư nghiệp. Hiện nay, vùng này còn đang trỗi dậy việc triển
khai kinh tế nuôi trồng hải sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu ).
17
- Khí hậu
Khí hậu ở huyện Quảng Điền được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô
từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô
nóng, oi bức. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng
9 - 10 thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa kéo dài. Nhiệt độ trung bình là
25
0

C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4
0
C, nhiệt độ trung bình
tháng lạnh nhất là 19,7
0
C. Nhiệt độ lúc cao nhất là 39,9
0
C và lúc thấp nhất
8,8
0
C. Các tháng 7,8,9,10 thường hay có bão.
4.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1.Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Trong giai đoạn 2005-2010, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn
nhưng nền kinh tế của huyện Quảng Điền đã có những bước phát triển và đã
đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Năm 2009, dù chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt cùng với tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, song nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, đạt
13,66%, tổng giá trị sản xuất (GO) 669,793 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu
người xấp xỉ 8 triệu đồng, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1991-1995; cơ cấu
kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch đúng hướng, tiểu thủ công nghiệp-xây
dựng chiếm 22,2%, dịch vụ chiếm 36,5%, nông-lâm-thủy sản chiếm 41,3%.
Bảng 2: Tình hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Quảng
Điền giai đoạn 2007-2009
ĐVT: %
Năm
Ngành
2007 2008 2009
Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 22,7 23,5 22,2
Thương mại- dịch vụ 32,1 33,4 36,5

Nông –lâm- thuỷ sản 45,2 43,1 41,3
Tốc độ tăng trưởng hàng năm 11,08 12,69 13,66
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Quảng Điền)
Bảng trên cho thấy rằng trong giai đoạn 2007-2009, cơ cấu kinh tế của
huyện Quảng Điền đã có sự chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành
nông nghịêp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp.
18
Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển gắn với việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học, để từng bước thâm canh,
tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Năm 2009, năng
suất lúa bình quân đạt 58,5 tạ/ha, tăng 27,3 tạ/ha so với năm 1976; sản lượng
lương thực có hạt đạt xấp xỉ 45.000 tấn, tăng 15.727 tấn so với năm 1990,
nâng giá trị trên một đơn vị diện tích đạt 58 triệu/ha. Đã xuất hiện nhiều mô
hình sản xuất chuyên canh đạt hiệu quả cao từ 80 - 150 triệu/ha như: hoa ở
Quảng Thọ, Quảng Vinh, rau ở Quảng Thọ, Quảng Thành và Thị trấn Sịa,
một số mô hình sản xuất 3 tầng canh tác ở HTX Phú Hòa, Quảng Thọ, Quảng
Thành, mô hình cá - lúa - vịt ở Quảng Lợi, mô hình VACR và mướp đắng trái
vụ, khoai mỡ ở Quảng Thái…đạt hiệu quả kinh tế cao, mở ra triển vọng phát
triển cho những năm tiếp theo.
Lĩnh vực chăn nuôi, dù phải đối mặt với dịch bệnh tai xanh, song đến nay
tổng đàn lợn đã phục hồi, nâng số đàn lên 37.000 con, gia cầm đạt 451.000
con, tăng 23,6% so với năm 2008. Đồng thời lĩnh vực chăn nuôi cũng đã
chuyển dần phương thức nuôi theo hướng công nghiệp hóa và mở rộng quy
mô trang trại, gia trại, đến nay toàn huyện có 27 trang trại chăn nuôi và 400
gia trại, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng có những bước phát triển
đáng kể, đã tập trung khôi phục làng nghề truyền thống như đan lát (Bao La,
Thủy Lập), bún, bánh (Ô Sa), nón lá (Phú Lễ)… Đồng thời, bằng chính sách
khuyến công đã tạo điều kiện để phát triển một số ngành nghề mới như cơ
khí, mộc mỹ nghệ, may công nghiệp, thêu ren, chế biến lương thực, thực

phẩm, khai thác vật liệu xây dựng… Đến nay, đã phát triển 58 doanh nghiệp
trên địa bàn. Năm 2009, giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp là 57,980 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với năm 1990. Hệ thống chợ
trung tâm, chợ nông sản phát triển khá hoàn chỉnh, đang tập trung xúc tiến,
đầu tư để hình thành ở cụm tiểu thủ công nghiệp An Gia, xúc tiến quy hoạch
chi tiết Khu công nghiệp Quảng Vinh, cụm tiểu thủ công nghiệp Hạ Lang mở
ra khả năng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp -
dịch vụ thời kỳ 2010 - 2015.
19
4.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của 2 xã nghiên cứu
4.1.2.1.Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Xã Quảng Thành nằm ở phía Đông Nam của huyện Quảng Điền, và nằm
ở phía Bắc của thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 7km đường
bộ. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của xã để giao lưu kinh tế-văn
hoá-xã hội với các địa phương khác, đặc biệt là với thành phố Huế, trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xã Quảng An là một xã đồng bằng nằm ở phía Nam huyện Quảng Điền,
cách trung tâm huyện lỵ 6km, cách trung tâm thành phố Huế 12km. Đây là
một xã nằm ở cuối hạ lưu sông Bồ, và là một trong những xã nằm ở ven phá
Tam Giang. Với vị trí địa lý như vậy nên hằng năm xã đã chịu nhiều ảnh
hưởng của mưa lũ.
- Đặc điểm địa hình và đất đai
Xã Quảng Thành là vùng đồng bằng, tương đối bằng phẳng nhưng có
phần thấp trũng hơn so với các địa phương khá ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên
Huế, độ cao trung bình của xã là 1m so với mực nước biển, có nơi thấp hơn
mực nước biển từ 0,5-1,0 mét (vùng bầu ven phá Tam Giang). Hằng năm,
khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 11, xã thường có một diện tích lớn đất
nông nghiệp bị ngập nước thường xuyên, gây ra rất nhiều khó khăn cho người
dân ở địa phương. Thành phần đất chủ yếu tại xã Quảng Thành là đất thịt nhẹ

(chiếm 65-70%) và đất thịt nặng rất thuận lợi cho trồng lúa và rau.
Quảng An là xã nằm ở vùng cuối hạ lưu sông Bồ, và là một trong những
xã nằm ven phá Tam Giang nên chịu ảnh hưởng nhiều của mưa lũ, thường
xuyên bị ngập lụt. Diện tích tự nhiên của xã là 1422ha.
4.1.2.2.Điều kiện kinh tế-xã hội của 2 xã nghiên cứu
* Tình hình phát triển kinh tế của 2 xã
Xã Quảng An có đại bộ phận dân cư sinh sống chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp độc canh cây lúa và chăn nuôi. Ngoài ra có một số hộ nhân dân sống
bằng nghề nuôi tôm sú và một số ngành nghề phụ để giải quyết việc làm khi
nông nhàn như: thêu ren, chơi cây cảnh, buôn bán nhỏ,
20
Xã Quảng Thành cũng là một xã thuần nông của huyện Quảng Điền, hoạt
động nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của xã. Tuy
nhiên, do vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần với trung tâm Thành phố Huế nên xã
đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Do đó, cơ cấu thu nhập của
nhiều hộ dân trên địa bàn xã cũng đã có những bước chuyển đổi, số hộ tham
gia vào các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng.
Bảng 3 : Tình hình kinh tế xã hội của 2 xã nghiên cứu
Các chỉ tiêu
Quảng An Quảng Thành
Đơn vị
tính
Số
Lượng
Tỷ lệ
%
Đơn vị
tính
Số

lượng
Tỷ lệ
%
Tổng diện tích
đất tự nhiên
Ha 1.422,5 100 Ha 1.082,00 100
Diện tích đất
nông nghiệp
Ha 639,23 44,93 Ha 640,39 59,19
Diện tích đất phi
nông nghiệp
Ha 782,16 54,98 Ha 441,36 40,79
Diện tích đất
chưa sử dụng
Ha 1,11 0,09 Ha 0,25 0,02
Tổng số hộ Hộ 2176 100 Hộ 1768 100
Phân theo ngành
nghề
Hộ nông nghiệp Hộ 1798 82,6 Hộ 339 80,8
Hộ phi nông
nghiệp
Hộ 378 17,4 Hộ 1429 19,2
Phân theo loại hộ
Hộ khá Hộ 548 25,6 Hộ 493 27,9
Hộ trung bình Hộ 1383 63,6 Hộ 1134 64,12
Hộ nghèo Hộ 245 10,8 Hộ 141 7,98
( Nguồn: Thống kê của UBND xã Quảng Thành, xã Quảng An, 2009)
* Tình hình dân số và lao động
Vấn đề dân số và lao động là những vấn đề có tác động lớn đến đến sự
phát triển về kinh tế xã hội của một địa phương. Xã Quảng Thành có tổng số

hộ nhân khẩu, cũng như tổng số hộ đang tăng lên từng năm, tỷ lệ gia tăng dân
số là 1,18%/năm. Tỷ lệ cả hộ nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp đều tăng
nhưng hộ phi nông nghiệp tăng nhanh hơn hộ nông nghiệp (8%) do quá trình
21
chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Số lao động của xã tăng lên đáng kể trong những
năm vừa qua. Tổng số lao động của xã năm 2009 là 5203 lao động, mức độ
gia tăng này là như nhau ở các lao động nam và lao động nữ, bình quân là 47
người/năm; và không có sự thay đổi đáng kể về tỉ lệ lao động nam (57%) và
lao động nữ (43%). Tuy xã Quảng Thành có 60% lao động nông nghiệp
nhưng lực lượng lao động này còn tham gia vào nhiều hoạt động phi nông
nghiệp khác: thợ mộc, hồ, buôn bán Nhằm thực hiện định hướng phát triển
kinh tế xã hội của xã là chuyển đổi cơ cấu ngành nghề; giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, xã Quảng Thành đã
có chủ trương giải quyết việc làm cho người lao động như: phát triển các
ngành nghề, thêu, may; phát triển chăn nuôi, thuỷ sản, các loại hình dịch vụ
Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người dân địa
phương.
Xã Quảng An có tổng dân số là 10723 người, tương đương với số hộ là
2176 hộ. Mật độ dân số vào khoảng 754 người/km
2
. Tuy nhiên, mật độ dân số
ở đây phân bố không đều. Quảng An là một xã có số hộ nghèo chiếm khá lớn,
chiếm khoảng 25,6%, tương đương với 548 hộ của xã. Thu nhập bình quân
trên đầu người của xã là khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, xã có một
bộ phận dân mới đến định cư, có 55 hộ, ở vùng 773 (dân Vạn đò).
4.2. Tình hình chăn nuôi ở địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2009
4.2.1. Tình hình chăn nuôi của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2007-2009
4.2.1.1. Về cơ cấu vật nuôi, số lượng và cơ cấu giống
Năm 2009, ngành chăn nuôi lợn huyện Quảng Điền đã được khôi phục

kể từ sau dịch. Dịch bệnh gia súc, gia cầm được khống chế, đồng thời cơ cấu
giống vật nuôi cũng được chuyển đổi. Trước đây, giống gia súc, gia cầm ở địa
phương chủ yếu là giống địa phương có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp. Trong
những năm qua, Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện đã chỉ đạo thực hiện nhiều
biện pháp nhằm nâng cao năng suất của các giống vật nuôi, như: nhập nội các
giống ngoại, lai giống bằng thụ tinh nhân tạo, nhảy trực tiếp. Do vậy, chất
lượng đàn gia súc, gia cầm đã được cải thiện đáng kể. Đồng thời, số lượng các
loại vật nuôi trên địa bàn huyện cũng tăng lên đáng kể thông qua các chương
22
trình, dự án đã triển khai trên địa bàn như sau:
UBND huyện Quảng Điền đã chỉ đạo các ban ngành thực hiện Đề án
khôi phục đàn lợn giống sau dịch. Đề án đã thẩm định và đưa vào nuôi 1.815
con của 343 hộ, với 1.331 lợn nái F1, 30 lợn nái ngoại, 3 lợn đực giống và
484 lợn nái Móng Cái.
Dự án khuyến nông và hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, hộ
khó khăn ở các xã : Quảng An, Quảng Phước, Quảng Lợi, đã hỗ trợ 150 con
lợn nái Móng Cái.
Chương trình nuôi bò lai thuộc dự án hỗ trợ nông dân tăng gia lợi tức ở
xã Quảng Vinh đã cung cấp 93 con bò.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì ngành chăn nuôi huyện
Quảng Điền vẫn đang gặp một số khó khăn:
-Do ảnh hưởng điều kiện thời tiết khí hậu bất thường, dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm ở nhiều nơi chưa được khống chế.
-Công tác chỉ đạo trong lĩnh vực chăn nuôi ở một số địa phương chưa
được quan tâm, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh còn lơ là, chủ quan;
thống kê số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa đảm bảo.
-Một số mô hình, dự án tuy đã khẳng định hiệu quả trong quá trình sản
xuất nhưng chậm được nhân rộng.
4.2.1.2. Về công tác thú y và dịch bệnh
Công tác thú y là điều kiện cơ bản để phát triển ngành chăn nuôi của mỗi

địa phương. Chính vì vậy, công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh luôn được
huyện quan tâm, chỉ đạo để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, góp
phần vào việc phát triển ngành chăn nuôi của huyện nhà. Trong những năm
qua, việc thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai khá
đồng bộ và đúng quy định. Trạm thú y huyện đã thực hiện triển khai tiêm
phòng cho các loại bệnh: bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn (tam
liên), lở mồm long móng, ở cả gia súc lẫn gia cầm, bệnh Newcastle ở gà, đặc
biệt là tiêm phòng bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tai xanh ở lợn. Trong những
năm gần đây, dịch tai xanh diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một trong những huyện chịu thiệt
hại do dịch bệnh gây ra. Đến năm 2008, dịch bệnh lại tái bùng phát trên địa
23
bàn huyện, toàn huyện đã có 16 thôn thuộc 03 xã: Quảng An, Quảng Vinh,
Quảng Phú có dịch xảy ra, với số lượng lợn bị mắc bệnh đã tiêu hủy 482 con
(109 lợn nái, 134 lợn thịt, 239 lợn sữa), tổng trọng lượng 20.493 kg. UBND
huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với các địa
phương tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn, khống chế và
dập tắt dịch, kiên quyết không để dịch lây lan ra diện rộng. Đến nay, tình hình
dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn huyện cơ bản đã được khống chế ổn định. Số
lợn bị mắc bệnh được theo dõi, chăm sóc và điều trị hồi phục trở lại với tỷ lệ
khá cao, khoảng 60%. Việc tiêm phòng trên địa bàn huyện được diễn ra thuận
lợi và đạt trên 95% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên do thời tiết diễn biến phức tạp
và một số ít hộ chăn nuôi chủ quan về chuồng trại, nên trong năm có một số
gia súc, gia cầm mắc phải một số dịch bệnh tại một số xã trên toàn huyện.
Đến nay, trên địa bàn toàn huyện đã triển khai tiêm phòng vacxin tam liên lợn
cho 25.180 con, đạt 91,5%; tiêm vacxin tụ huyết trùng trâu, bò cho 2.040 con,
đạt 67,3% kế hoạch; tiêm vacxin cúm gia cầm cho 19.000 con [báo cáo của
trạm thú y huyện Quảng điền].
4.2.1.3. Về thị trường
Với đặc điểm là một trong những huyện có hoạt động chăn nuôi phát

triển nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, nên huyện Quảng Điền cũng chính là một
trong những nguồn cung cấp các sản phẩm từ chăn nuôi cho người dân của
tỉnh nói chung và trong huyện nói riêng. Đặc biệt là các sản phẩm về lợn,
huyện có thể chủ động được nguồn cung cấp thịt xẻ cho người dân huyện và
các huỵên, thành phố lân cận. Mặt khác, huyện còn có thể chủ động được
nguồn giống lợn cung cấp cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Như vậy, trong vòng 3 năm qua trạm khuyến nông huyện phối hợp với
phòng nông nghiệp huyện và trạm thú y huyện đã đóng vai trò rất quan trọng
trong việc tăng số lượng đàn vật nuôi của huyện. Tuy nhiên, thông tin thị
trường trong chăn nuôi lại chưa được quan tâm. Khuyến nông chưa thể hiện
được vai trò của mình trong lĩnh vực này mặc dù đây là một trong những
nhiệm vụ của họ.
24
4.2.2. Tình hình chăn nuôi tại 2 xã nghiên cứu
Xã Quảng An là một trong 3 xã có hoạt động chăn nuôi phát triển nhất
của huyện Quảng Điền. Còn xã Quảng Thành là một trong những xã có tốc độ
phát triển kinh tế cao nhất của huyện Quảng Điền với 11,85%. Tuy nhiên tỷ
trọng nguồn thu từ hoạt động chăn nuôi của xã chỉ đạt 18.925 tỷ đồng, thuộc
loại trung bình của huyện. Để nắm bắt được thông tin chung về tình hình chăn
nuôi của 2 xã trong vòng 3 năm qua, cần phải xem xét trên các vấn đề:
- Về cơ cấu số lượng đàn vật nuôi:
Trong 3 năm qua, về cơ cấu số lượng vật nuôi của 2xã có sự biến động lớn:
Bảng 4: Cơ cấu số lượng vật nuôi xã Quảng An trong giai đoạn 2007-2009
ĐVT: con
Loại vật nuôi Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trâu, bò cày kéo
sau vỗ béo
634 765 747
Lợn nái 1718 1485 1827
Lợn thịt 1050 7120 4500

Gà 25.400 27.800 28.500
Vịt,Ngang,ngỗng 50.500 48.400 46.700
(Nguồn:báo cáo tổng kết chăn nuôi thú y 3 năm qua của xã Quảng An)
Hoạt động chăn nuôi của xã Quảng An có sự biến động lớn về số lượng,
sự biến động thể hiện mạnh ở số lượng đàn lợn. Xã Quảng An là một trong
những xã chịu thiệt hại lớn nhất do đợt dịch tai xanh năm 2007. Với diễn biến
phức tạp của dịch bệnh sau khi đã khống chế được dịch bệnh, nhưng đến năm
2008, dịch tai xanh lại bùng phát tại xã Quảng An, gây chết 482 con lợn. Hiện
nay, Uỷ ban nhân dân xã đã chú y tập trung để phòng chống sự bùng phát
dịch bệnh trên địa bàn xã,thực hiện chương trình Khôi phục đàn lợn sau dịch
tai xanh nên số lượng đàn lợn đã được được gia tăng đáng kể, đến năm 2009
đạt đựơc số con là 8.250 con. Cơ cấu về số lượng trâu, bò có sự biến động
nhưng không đáng kể. Trong những năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh của
ngành chăn nuôi xảy ra thường xuyên và diễn biến phức tạp nên đã gây ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động chăn nuôi của người dân. Số lượng đàn gia cầm
có tăng nhưng tăng không đáng kể do tâm lý lo ngại dịch bệnh nên người
25

×