Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng khoai tây tím giàu anthocyanin đến sinh trưởng và hình thành quả thể đông trùng hạ thảo cordycep militaris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------�-------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG KHOAI TÂY TÍM GIÀU
ANTHOCYANIN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ HÌNH
THÀNH QUẢ THỂ ĐƠNG TRÙNG HẠ THẢO
CORDYCEP MILITARIS

HÀ NỘI – 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------�-------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG KHOAI TÂY TÍM GIÀU
ANTHOCYANIN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ HÌNH
THÀNH QUẢ THỂ ĐƠNG TRÙNG HẠ THẢO
CORDYCEP MILITARIS

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ VĂN TƢỞNG

Lớp


: K63-CNSHA

Mã sinh viên

: 637088

Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH

Bộ môn

: SHPT & CNSH Ứng dụng

Khoa

: Công nghệ Sinh học

HÀ NỘI – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng khoai tây tím giàu
anthocyanin đến sinh trƣởng và hình thành quả thể đơng trùng hạ thảo Cordycep
militaris” là do tôi trực tiếp thực hiện. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận hồn tồn chính xác, trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trên bất kỳ tài
liệu, bài báo, tạp chí nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin đƣợc trích dẫn trong khóa luận đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên

Đỗ Văn Tƣởng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Bộ môn Sinh học phân tử, Khoa Công nghệ
Sinh học và Viện nghiên cứu Vi tảo và Dƣợc mỹ phẩm - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam tôi đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các Thầy, cơ
và cán bộ tại phịng thí nghiệm. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, và
những bài học kinh nghiệm tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa Cơng
nghệ sinh học cùng tồn thể các Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
chuyên ngành, kỹ năng làm việc trong phịng thí nghiệm và những bài học quý
báu trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Đức
Bách, ngƣời thầy hƣớng dẫn tận tâm, giải đáp các thắc mắc câu hỏi cũng nhƣ giúp
đỡ tơi trong q trình làm thí nghiệm và thu đƣợc kết quả tốt nhất.
Cuối cùng, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn vơ hạn, tơi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới gia đình cùng những ngƣời thân, bạn bè và Thầy Cô đã luôn
luôn động viên, giúp đỡ, tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu cũng nhƣ trong quá trình làm khóa luận.
Trong q trình thực tập khố luận, nhận thấy vốn hiểu biết và kinh nghiệm
còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu này chƣa thể hoàn thiện một cách tốt nhất.
Tơi rất mong nhận đƣợc đóng góp ý kiến của thầy cơ để bài báo cáo đƣợc hồn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên

Đỗ Văn Tƣởng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu đề tài ............................................................................. 1
2

c

ch

2 2 Yêu cầu

tài ............................................................................................ 1
tài .............................................................................................. 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về đông trùng hạ thảo ......................................................... 3
2.2. Giới thiệu nấm C. militaris ............................................................................ 4
22


Giới thiệu sơ lược nấm C militaris ............................................................ 4

2 2 2 Đặc iểm hình thái nấm C militaris ........................................................... 5
2.2.3. Một số hoạt chất thu nhận từ nấm C. militaris............................................ 6
2.2.3.1. Cordycepin ............................................................................................... 6
2 2 4 Đặc iểm sinh sản nấm Cordyceps militaris .............................................. 9
2 2 5 Các yếu tố ảnh hưởng ến chất lượng và năng xuất của nấm C militaris
............................................................................................................................. 11
2 2 6 Tác d ng của nấm C militaris .................................................................. 13
2.3. Tình hình nghiên cứu và ni trồng nấm C. militaris ở trên thế giới và Việt
Nam ..................................................................................................................... 15
23

Tình hình nghiên cứu và ni trồng nấm C militaris trên thế giới .......... 15

2 3 2 Tình hình nghiên cứu và nuôi trồng nấm C militaris tại Việt Nam ......... 17
2.4. Xác định tƣơng đối hàm lƣợng của dẫn xuất adenosine và cordycepin của
nấm C. militaris bằng máy quang phổ hấp thụ UV-VIS..................................... 18
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 19
3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ................................................................ 19
iii


3

Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 19

3 2 Vật liệu và các trang thiết bị cần thiết ể nghiên cứu .............................. 19
3 2 Địa diểm nghiên cứu .................................................................................... 19

3 3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 19
3 4 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 19
3 5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 20
35

Đánh giá ảnh hưởng của mơi trường dinh dưỡng có chứa các thành phần

khoai tây khác nhau tới sinh trưởng và hình thành của quả thể nấm C militaris
............................................................................................................................. 23
3 5 2 Đánh giá ảnh hưởng của mơi trường dinh dưỡng có hàm lượng khoai tây
tím giàu anthocyanin khác nhau tới sinh trưởng và hình thành của quả thể nấm
C. militaris ........................................................................................................... 24
3 5 3 Khảo sát mơi trường dinh dưỡng có chứa thành phần khoai tây t m giàu
anthocyanin ến hình thành của quả thể nấm C militaris với i u kiện nhiệt ộ
khác nhau. ........................................................................................................... 24
3 5 4 Khảo sát môi trường dinh dưỡng có chứa thành phần khoai tây t m giàu
anthocyanin của nhiệt ộ ến hình thành của quả thể nấm C militaris với i u
kiện cường ộ chiếu sáng khác nhau .................................................................. 25
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 26
4.1. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa các thành
phần khoai tây khác nhau tới sinh trƣởng và hình thành của quả thể nấm C.
militaris ............................................................................................................... 26
4

Ảnh hưởng ến sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm C militaris ........ 26

4 2 Ảnh hưởng ến giai oạn tạo quả thể nấm C militaris............................ 28
4 3 Ảnh hưởng ến giai oạn nuôi quả thể nấm C militaris .......................... 30
4 4 Kết quả xác ịnh tương ối hàm lượng hoạt chất có dẫn xuất adenosine
và cordycepin bằng phương pháp o quang phổ ............................................... 32

iv


4.2. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng có hàm lƣợng
khoai tây tím giàu anthocyanin khác nhau tới sinh trƣởng và hình thành của quả
thể nấm C. militaris ............................................................................................. 33
42

Ảnh hưởng ến sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm C militaris ........ 33

4 2 2 Ảnh hưởng ến giai oạn tạo quả thể nấm C militaris ............................ 36
4 2 3 Ảnh hưởng ến giai oạn nuôi quả thể nấm C militaris .......................... 38
4 2 4 Kết quả xác ịnh tương ối hàm lượng hoạt chất có dẫn xuất adenosine
và cordycepin bằng phương pháp o quang phổ ............................................... 40
4.3. Khảo sát mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa thành phần khoai tây tím giàu
anthocyanin đến sinh trƣởng và hình thành của quả thể nấm C. militaris với điều
kiện nhiệt độ khác nhau ....................................................................................... 41
43

Ảnh hưởng ến giai oạn tạo quả thể nấm C militaris ............................ 41

4 3 2 Ảnh hưởng ến giai oạn nuôi quả thể nấm C militaris................................. 44
4 3 3 Kết quả xác ịnh tương ối hàm lượng hoạt chất có dẫn xuất adenosine và
cordycepin bằng phương pháp o quang phổ ........................................................ 46
4 4 Khảo sát mơi trường dinh dưỡng có chứa thành phần khoai tây t m giàu
anthocyanin ến sinh trưởng và hình thành của quả thể nấm C militaris với
i u kiện cường ộ chiếu sáng khác nhau .......................................................... 47
44

Ảnh hưởng ến giai oạn tạo quả thể nấm C. militaris............................ 47


4 4 2 Kết quả xác ịnh tương ối hàm lượng hoạt chất có dẫn xuất adenosine
và cordycepin bằng phương pháp o quang phổ ............................................... 52
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH ............................................................ 54
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 54
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Sinh trƣởng, phát triển hệ sợi của chủng giống C. militaris trên mơi
trƣờng dinh dƣỡng có chứa các thành phần khoai tây khác nhau ....................... 26
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa các thành phần khoai
tây khác nhau đến giai đoạn tạo quả thể nấm C. militaris .................................. 28
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa các thành phần khoai
tây khác nhau đến giai đoạn nuôi quả thể nấm C. militaris ................................ 30
Bảng 4.4. Kết quả giá trị OD ở bƣớc sóng 260nm.............................................. 32
Bảng 4.5. Sinh trƣởng, phát triển hệ sợi của chủng giống C. militaris trên môi
trƣờng dinh dƣỡng có chứa hàm lƣợng khoai tây tím giàu anthocyanin khác
nhau ..................................................................................................................... 34
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng có lƣợng khoai tây tím giàu
anthocyanin khác nhau đến giai đoạn tạo quả thể nấm C. militaris ................... 36
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có lƣợng khoai tây tím giàu
anthocyanin khác nhau đến giai đoạn ni quả thể nấm C. militaris ................. 38
Bảng 4.8. Kết quả giá trị OD ở bƣớc sóng 260nm.............................................. 40
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến giai đoạn tạo quả thể nấm C. militaris
trong mơi trƣờng ni có chứa thành phần khoai tây tím ................................... 42
Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến giai đoạn nuôi quả thể nấm C. militaris

trong mơi trƣờng ni có chứa thành phần khoai tây tím ................................... 44
Bảng 4.11. Kết quả giá trị OD ở bƣớc sóng 260nm............................................ 46
Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của cƣờng độ chiếu sáng đến giai đoạn tạo quả thể nấm
C. militaris trong mơi trƣờng ni có chứa thành phần khoai tây tím ............... 48
Bảng 4.14. Kết quả giá trị OD ở bƣớc sóng 260nm............................................ 52

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các dạng bào tử của nấm Cordyceps militaris ..................................... 5
Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của cordycepin. ......................................................... 6
Hình 2.3. Cấu tạo hóa học của adenosine ............................................................. 7
Hình 3.1. Hộp nhựa ni đơng trùng hạ thảo ...................................................... 22
Hình 3.2. Máy đo quang phổ UV-VIS ................................................................ 23
Hình 4.1. Sinh trƣởng, phát triển hệ sợi của chủng giống C. militaris trên mơi
trƣờng dinh dƣỡng có chứa các thành phần khoai tây khác nhau. ...................... 27
Hình 4.2. Kết quả ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa các thành
phần khoai tây khác nhau đến giai đoạn tạo quả thể nấm C. militaris ............... 29
Hình 4.3. Kết quả ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa các thành
phần khoai tây khác nhau đến giai đoạn nuôi quả thể nấm C. militaris ............. 31
Hình 4.4. Sinh trƣởng, phát triển hệ sợi của chủng giống C. militaris trên môi
trƣờng dinh dƣỡng có chứa hàm lƣợng khoai tây tím giàu anthocyanin khác
nhau ..................................................................................................................... 35
Hình 4.5. Kết quả ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có lƣợng khoai tây tím
giàu anthocyanin khác nhau đến giai đoạn tạo quả thể nấm C. militaris ........... 37
Hình 4.6. Kết quả ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có lƣợng khoai tây tím
khác nhau đến giai đoạn ni quả thể nấm C. militaris ...................................... 39
Hình 4.7. Kết quả ảnh hƣởng của nhiệt độ đến giai đoạn tạo quả thể nấm C.
militaris trong mơi trƣờng ni có chứa thành phần khoai tây tím .................... 43

Hình 4.8. Kết quả ảnh hƣởng của nhiệt độ đến giai đoạn nuôi quả thể nấm C.
militaris trong mơi trƣờng ni có chứa thành phần khoai tây tím .................... 45
Hình 4.9. Kết quả ảnh hƣởng của cƣờng độ chiếu sáng đến giai đoạn tạo quả thể
nấm C. militaris trong mơi trƣờng ni có chứa thành phần khoai tây tím ....... 49
Hình 4.10. Giai đoạn nuôi quả thể nấm C. militaris trong môi trƣờng ni có
chứa thành phần khoai tây tím sau khi ảnh hƣởng của điều kiện chiếu sáng ..... 51
vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1. Thể hiện phổ hấp thụ quang ở bƣớc sóng 260nm của mẫu dịch chiết
đơng trùng hạ thảo ............................................................................................... 33
Biểu đồ 4.2. Thể hiện phổ hấp thụ quang ở bƣớc sóng 260nm của mẫu dịch chiết
đông trùng hạ thảo ............................................................................................... 41
Biểu đồ 4.3. Thể hiện phổ hấp thụ quang ở bƣớc sóng 260nm của mẫu dịch chiết
đông trùng hạ thảo ............................................................................................... 47
Biểu đồ 4.4. Thể hiện phổ hấp thụ quang ở bƣớc sóng 260nm của mẫu dịch chiết
đông trùng hạ thảo ............................................................................................... 53

viii


TĨM TẮT
Nấm đơng trùng hạ thảo C. militaris có hàm lƣợng các hoạt chất có hoạt
tính sinh nhƣ cordycepin, mannitol, cordypolysaccarid, superoxide dismutise,
axít amin, adenosine và đƣợc ni trồng thành cơng trong mơi trƣờng nhân tạo.
Do đó, việc nghiên cứu về quy trình mi trồng sẽ giúp cho việc sản xuất nấm
C. militaris thƣơng phẩm tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc. Đề tài “nghiên cứu ảnh hƣởng khoai tây tím giàu anthocyanin đến
sinh trƣởng và hình thành quả thể đơng trùng hạ thảo Cordycep militaris” đánh

giá ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa thành phần khoai tây tím
giàu anthocyanin trong việc ni trồng nấm C. militaris. Thực hiện đề tài nhằm
nhằm phục vụ cho việc phát triển nuôi trồng nấm C. militaris ở nƣớc ta, đem lại
những hiệu quả thiết thực, lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất.
Trong môi trƣờng dinh dƣỡng dùng 300g khoai tây tím giàu anthocyanin
với điều kiện điều kiện nhiệt độ 25℃, độ ẩm 75% - 80% hệ sợi nấm C. militaris
sinh trƣởng và phát triển tốt nhất. Hệ sợi phủ kín bề mặt cơ chất trung bình trên
1 ngày có thể đạt đƣợc khoảng 15,50%.
Trong mơi trƣờng dinh dƣỡng dùng 200g khoai tây tím giàu anthocyanin
với điều kiện nhiệt độ 20℃, độ ẩm 80% - 90%, cƣờng độ chiếu sáng 1000 lux
việc hình thành quả thể nấm C. militaris. Quả thể nấm C. militaris có đạt đƣợc
chiều cao trung bình 39,56mm với đƣờng kính trung bình 2,32mm, khối lƣợng
quả thể trung bình trên 1 hộp khoảng 24,21 gam, và số lƣợng trung bình quả thể
trên 1 hộp trung bình khoảng 72,50 quả thể.
Nhiệt độ thích hợp để hình thành và phát triển quả thể là 20℃. Cƣờng độ
chiếu sáng thích hợp nhất để hệ sợi phát triển tạo quả thể là 1000 lux. Phổ hấp
thụ quang ở bƣớc sóng 260nm của mẫu dịch chiết đơng trùng hạ thảo đƣợc nuôi
trong môi trƣờng dinh dƣỡng dùng 200g khoai tây tím giàu anthocyanin có giá
trị cực đại khoảng 0,65.
ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cordyceps militaris là một loại nấm dƣợc liệu truyền thống đƣợc sử dụng
rộng rãi ở các nƣớc châu Á. Một số hoạt động dƣợc lý của C. militaris đã đƣợc
ghi nhận, bao gồm kiểm soát đƣờng huyết, kiểm soát rối loạn lipid máu, chống
viêm, chống ung thƣ, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, bảo vệ thần kinh,
chống oxy hóa và các hoạt động bảo vệ miễn dịch. Nhiều hợp chất q có hoạt
tính sinh học chẳng hạn nhƣ cordycepin, ergosterol, trehalose, mannitol và một

số polysaccharid, nucleoside và axit amin đã đƣợc phát hiện có trong nấm. Để
sản xuất đƣợc nấm C. militaris cho năng suất cao, cần phải có một chủng giống
tốt và một điều kiện nuôi cấy tối ƣu.
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu carbonhydrate, cung cấp các loại
vitamin, khoáng chất và các hợp chất tốt. Trong đó, khoai tây tím vƣợt trội hơn
trong các loại khoai tây với công dụng chống oxy hoá bởi hoạt chất anthocyanin.
Nhƣng tác dụng của việc bổ sung dịch chiết từ khoai tây tím giàu anthocyanin
đến sinh trƣởng và phát triển của C. militaris chƣa đƣợc nghiên cứu. Vì vậy, đề
tài "nghiên cứu ảnh hƣởng khoai tây tím giàu anthocyanin đến sinh trƣởng và
hình thành quả thể đông trùng hạ thảo Cordycep militaris" đƣợc nghiên cứu với
mục đích tăng năng suất và hàm lƣợng các chất có giá trị trong ni cấy C.
militaris.
1.2. Mục đích và yêu cầu đề tài
c

c

ề tài

Nghiên cứu ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa thành phần
khoai tây tím giàu anthocyanin tới sinh trƣởng và hình thành của quả thể nấm
Đông trùng hạ thảo C. militaris.

1


1.2.2. Yêu cầu ề tài
Đánh giá sinh trƣởng và hình thành quả thể của nấm đông trùng hạ thảo
C. militaris đƣợc ni trong mơi trƣờng dinh dƣỡng có chứa thành phần khoai
tây tím.

Xác định hàm lƣợng adenosine và cordycepin trong điều kiện môi trƣờng
dinh dƣỡng khác nhau.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về đông trùng hạ thảo
Nấm đông trùng hạ thảo hay nhộng trùng thảo là loại nấm dƣợc liệu, bao
gồm 02 loài nấm chính là Cordyceps militaris và Cordyceps sinensis. Do nguồn
tài nguyên hạn chế của C. sinensis, sự phân bố đặc hữu và kiểu phát triển độc
đáo của nó trong hệ sinh thái, cộng thêm quá trình cộng sinh lâu dài giữa nấm và
ấu trùng tốn nhiều thời gian dẫn đến giá của loài này rất cao. Việc thu nhận loài
này từ môi trƣờng tự nhiên đã trở nên không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung dinh
dƣỡng đặc biệt là ở Châu Á, Hoa Kỳ và Châu Âu (Paul et al., 2008).
Từ thời xa xƣa, C. sinensis đã đƣợc sử dụng nhƣ một loại thực phẩm và
thuốc với những cơng dụng tuyệt diệu. Những khó khăn trong việc thu nhận C.
sinensis, nhu cầu ngày càng tăng đối với loài này và giá cao do nguồn giống
ngoài tự nhiên rất hạn chế đã dẫn đến việc tìm kiếm các nguồn thay thế. Giải
pháp cho vấn đề này là một lồi có liên quan, cụ thể là C. militaris (L.) Fr., có
thể đƣợc trồng và thu nhận trong môi trƣờng nuôi cấy in vitro. Quan trọng là,
trong điều kiện nuôi cấy in vitro, sợi nấm của C. sinensis khơng thể tổng hợp
cordycepin (hoặc chỉ có thể tổng hợp với một lƣợng khơng đáng kể và có hàm
lƣợng axit amin và D-mannitol thấp hơn so với trong quả thể thu đƣợc từ các địa
điểm tự nhiên (Wang et al., 1995).
C. militaris đƣợc xem là một loài thay thế cho C. sinensis, vì thành phần định
tính và định lƣợng của các chất có hoạt tính sinh học từ C. militaris đƣợc nuôi cấy in
vitro không khác với hàm lƣợng trong quả thể của C. sinensis (Sung, J. M et al.,
1999). Bên cạnh đó, lồi nấm C. sinensis đến nay vẫn chƣa nhân nuôi quả thể thành

công trong môi trƣờng nhân tạo. Chính vì vậy, hiện nay tại Việt Nam đa số các
nghiên cứu tập trung vào việc phát triển nguồn giống, kỹ thuật nuôi trồng và sản xuất
các sản phẩm từ nấm C. militaris (Nguyễn Thị Liên Thƣơng et al., 2016)
Sự phân bố của nấm đông trùng hạ thảo hay các loài thuộc chi Cordyceps
phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của môi trƣờng. Chúng thƣờng phân
3


bố ở vùng núi có độ cao từ 2000 - 3000m so với mực nƣớc biển. Nấm đông
trùng hạ thảo dùng để sản xuất dƣợc liệu đƣợc xác định gồm hơn 680 lồi khác
nhau, chỉ riêng Trung Quốc đã tìm thấy hơn 60 loài (Sung, J. M et al., 2006). Lồi
nấm này có sự phân bố rộng rãi bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu
Á, từ các vùng cận nhiệt đới đến ôn đới trên khắp thế giới. Tuy nhiên chỉ có 2
lồi đƣợc chú trọng nghiên cứu nhiều nhất là Cordyceps sinensis và Cordyceps
militaris do có giá trị dƣợc liệu cao (Paul et al., 2008).
2.2. Giới thiệu nấm C. militaris
2.2.1. Giới thiệu sơ lược nấm C. militaris
Nấm C. militaris thuộc giới Nấm, ngành Ascomycota, lớp Sordariomycetes,
bộ Hypocreales, họ Cordycipitaceae, giống Cordyceps và loài Cordyceps
militaris. Loài này đƣợc Carl Linnaeus mô tả vào năm 1753 với tên gọi Clavaria
militaris sau đó đƣơc đổi tên thành Cordyceps militaris (Kobayasi et al., 1941).
Trong tự nhiên, nấm Cordyceps để hoàn thành chu kỳ sinh trƣởng của mình
chúng phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển phức tạp, từ giai đoạn sống trong
đất tới sau khi lây nhiễm vào cơ thể ấu trùng, chúng chịu sự cạnh tranh với các
vi khuẩn khác, thậm chí cạnh tranh với các lồi trong chi Cordyceps. Loài C.
militaris đƣợc nghiên cứu nhiều nhất trong chi Cordyceps và cũng là lồi có số
lƣợng ký chủ đa dạng nhất. Khả năng thích nghi của lồi này cao nên chúng
đƣợc tìm thấy ở nhiều khu hệ sinh thái trên trái đất. Ký chủ phổ biến của loài C.
militaris trong tự nhiên bao gồm ấu trùng và nhộng của các lồi bƣớm, cơn trùng
cánh cứng (Coleoptera), cánh màng (Hymenoptera) và hai cánh (Diptera)

(Nguyễn Thị Liên Thƣơng et al., 2016).
Nấm Cordyceps militaris cho đến hiện nay vẫn là một thành phần quan trọng
của nền văn hóa nhân loại. C. militaris là một loại nấm dƣợc liệu truyền thống có
tầm quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc, đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một
loại thuốc thô và thực phẩm chức năng ở các nƣớc châu Á (Das et al., 2010). Một số
hoạt động dƣợc lý của C. militaris đã đƣợc ghi nhận, bao gồm kiểm soát đƣờng
huyết, kiểm soát rối loạn lipid máu, chống viêm, chống ung thƣ, kháng khuẩn, kháng
4


nấm, kháng virus, bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa và các hoạt động bảo vệ miễn
dịch (Olatunji et al., 2018; Zhang et al., 2012; Das et al., 2021).
Nấm C. militaris Nhiều hợp chất q có hoạt tính sinh học chẳng hạn nhƣ
cordycepin, ergosterol, trehalose, mannitol và một số polysaccharid, nucleoside
và axit amin đã đƣợc phát hiện có trong C. militaris (Olatunji et al., 2018; Zhang
et al., 2012).
2.2.2 Đặc iểm hình thái nấm C. militaris
Lồi nấm ký sinh trên bƣớm và sâu bƣớm, quả thể có màu cam, chiều dài 8
– 10 cm. Đầu quả thể nấm có các đốm màu cam sáng. Quả thể nấm nhô lên từ
xác ấu trùng hoặc nhộng, mặt cắt ngang quả thể có màu nhạt, rỗng ở giữa. Các
nang bào tử dài từ 300 – 510 m, bề rộng 4 m. Các bào tử nang hình sợi,
khơng màu và phân đoạn, kích thƣớc 3,5 – 6 x 1 – 1,5 m. Các bào tử nang này
trong điều kiện nghèo dinh dƣỡng sẽ đứt ra và nảy chồi tạo các bào tử thứ cấp.
Nấm này có phân bố rộng, ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á (Paul et al., 2008).

Hình 2.1: Các dạng bào tử của nấm Cordyceps militaris
Nguồn: (Zheng et al., 2013)
Chú th ch: Conidia: bào tử trịn tạo ra trên mơi trường nuôi cấy rắn,
Blastospores: chồi bào tử tạo ra trên môi trường ni cấy lỏng, Fruiting-body:
thể quả, Perithecia: thể quả hình chai, Asci: nang, Fragmented ascospores: các

mảnh nang bào tử, icrocycle conidiation: vi chu kỳ tạo bào tử.
5


2.2.3. Một số hoạt chất thu nhận từ nấm C. militaris
2.2.3.1. Cordycepin
Hợp chất cordycepin là một hợp chất quan trọng, quyết định phẩm chất,
chất lƣợng của nấm đông trùng hạ thảo (Wen et al., 2009).

Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của cordycepin.
Cordycepin là một dẫn xuất của nucleotide adenosine mà tại vị trí 3‟
khơng có O khác với thực thể ribose. Trọng lƣợng phân tử của cordycepin
C10H13N5O3 là 251, có nhiệt độ nóng chảy là 230 – 231°C, độ hấp thụ cao nhất ở
259nm. Cordycepin có thể tan trong saline, cồn ấm, hoặc methanol, nhƣng
không tan trong benzene, ether hoặc chloroform, các nhà khoa học thƣờng sử
dụng saline khử trùng và đệm phosphates để hịa tan cordycepin. Cordycepin có
khả năng kháng nấm, kháng ung thƣ và kháng virus. Gần đây hơn, cordycepin
cũng cho thấy khả năng điều hòa sản phẩm của interleukins trong tế bào lympho
T. Cordycepin phát huy tác dụng gây độc tế bào thơng qua methyl hóa acid
nucleic, ức chế sự phát triển của Clostridium paraputrificum và Clostridium
perfringens, nhƣng khơng có tác động nào tới Bifidobacterium spp. và
Lactobacillus spp. (Ahn et al., 2000).
2.2.3.2. Adenosine
Adenosine xuất hiện khá nhiều trong quả thể và đƣợc cho là phong phú ở
hầu hết các loài Cordyceps với hàm lƣợng dao động từ 0,28 tới 14,15 mg/g. Khi
thu nhận nấm Cordyceps trong tự nhiên, nồng độ adenosine là 2,45±0,03mg/g
trong quả thể. Ở C. sinensis hàm lƣợng là 1,643±0,03 mg/g, trong khi đó, hàm
lƣợng trong sợi nấm Cordyceps militaris lên men là 1,592±0,03 mg/g gần tƣơng
tự C. sinensis trong tự nhiên. Adenosine đƣợc cho là có tác dụng điều hịa miễn
dịch, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan thận rất tốt (Ahn et al., 2000).

6


Hình 2.3. Cấu tạo hóa học của adenosine
2.2.3.3. Polysaccharide
Nấm Cordyceps spp. đƣợc đánh giá cao về giá trị dinh dƣỡng trong sản
xuất thực phẩm chức năng và sản xuất thuốc trong phòng và chữa bệnh. Chúng
chứa rất nhiều loại đƣờng, bao gồm mono-, di-, và các oligosaccharide, và nhiều
polysaccharides phức tạp (gồm có cyclofurans (đƣờng 5C, mạch vịng, chƣa rõ
chức năng), beta-glucans; beta-mannans; và phức hợp polysaccharides có cả
đƣờng 5 và 6C cùng tham gia vào các chuỗi nhánh, dùng cả cầu nối alpha- và
beta-) (Yan et al., 2008)
Các polysaccharide CPS-1 và CPS-2 đƣợc tách chiết từ nấm Cordyceps
militaris cho thấy chúng có thành phần từ các đơn phân là các đƣờng
monosaccharide, mannose và galactose. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại
polysaccharide này có khả năng phục hồi các tổn thƣơng gan do ethanol, và tác
dụng này tăng lên khi tăng liều dùng chiết xuất. Yan và cộng sự cho rằng tác
dụng này có thể do chức năng kháng oxy hóa của các polysaccharide từ nấm
(Yan et al., 2008).
2.2.3.4. Acid cordycepic
Theo dƣợc điển của Trung Quốc, acid cordycepic hay D-manitol, một
đồng phân của acid quinic với cấu trúc polyol chiếm khoảng 9% trong
Cordyceps, đây là thành phần đƣợc sinh ra trong hoạt động sinh tổng hợp và
đƣợc sử dụng nhƣ một dấu hiệu trong kiểm sốt chất lƣợng ni cấy nấm C.
militaris. Acid cordycepic đƣợc tách ra từ Cordyceps sinensis từ những năm
7


1957, đã đƣợc chứng minh có tác dụng lợi tiểu và phòng ngừa biến chứng sau
phẫu thuật cắt thận, làm giảm ho và hen suyễn. Đặc biệt acid cordycepic có thể

cung cấp sự bảo vệ hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân sau nhồi máu não và
chấn thƣơng, chẳng hạn nhƣ cải thiện vi tuần hoàn não và lƣu lƣợng máu não,
thúc đẩy phục hồi thần kinh và bảo tồn các khu vực thiếu máu cục bộ, giảm điều
tiết áp lực nội sọ, và giảm sự hình thành dịch não tủy và não mô hàm lƣợng
nƣớc (Zhang et al., 2012)
2.2.3.5. Nucleotides
Nucleotides (gồm có adenosine, uridine và guanosine) là các thành phần
khá đa dạng trong nấm Cordyceps. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, guanosine có
hàm lƣợng cao nhất trong tất cả các mẫu tự nhiên, khi nuôi cấy trong điều kiện
nhân tạo hàm lƣợng của nucleotide thƣờng cao hơn Cordycep spp. tự nhiên.
Nucleotides trong Cordyceps tự nhiên bắt nguồn từ sự phân rã của nucleotides
trong suốt quy trình bảo quản, tiếp đó các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng độ
ẩm có thể làm tăng đáng kể hàm lƣợng nucleotide trong Cordyceps khi nuôi trên
môi trƣờng rắn (Ahn et al., 2000).
2.2.3.6. Sterol
Ergosterol là sterol duy nhất của nấm và là tiền chất thiết yếu của vitamin
D2, có giá trị dƣợc liệu quan trọng. Ergosterol trong C. sinensis có thể đƣợc xác
định bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC (High Performace
Liquid Chromatography), đƣợc cho là chất ophiocordin, ở Cordyceps
pseudomilitaris là chất bioxanthracenes và tập hợp bốn exopolysaccharide với
các trọng lƣợng phân tử thay đổi từ 50 kDa tới 2260 kDa tìm thấy ở C. militaris.
Hàm lƣợng ergosterol trong quả thể nhân tạo của Cordyceps rất cao (10,68mg/g)
cao hơn nhiều so với hệ sợi nấm chỉ có 1,44mg/g (Wen et al., 2009
2.2.3.7. Protein và các axit amin
Nấm Cordyceps có hàm lƣợng protein thô trong khoảng 29,1% – 33%.
Protein này bao gồm 18 loại amino acid, gồm có aspartic, threonine, serine,
8


proline, glycine, valine, methionine, isoleucine, leucine, phenylalanine, lysine,

histidine, cystine, cysteine trong đó các thành phần có tác dụng dƣợc lý chính
là arginine, glutamate, tryptophan và tyrosine (Xu, Y. F., 2016).
Kết quả nghiên cứu của Hyun (2008) cho thấy trong quả thể
nấm Cordyceps militaris có chứa lƣợng acid amin tổng số cao hơn trong sinh
khối nấm (69,32 mg/g trong quả thể và 14,03 mg/g trong sinh khối nấm). Thành
phần acid amin của mỗi loại trong quả thể bao gồm: lysine (15,06 mg/g),
glutamic acid (8,79 mg/g), prolin (6,68 mg/g), threonine (5,99 mg/g), arginine
(5,29 mg/g), và alanine (5,18 mg/g) trong quả thể. Số liệu phân tích của Chang và
cộng sự (2001) cho thấy phần lớn trong sinh khối nấm chứa acid aspartic (2,66
mg/g), valine (2,21 mg/g) và tyrosine (1,57 mg/g) (Chang, 2001).
2.2.4 Đặc iểm sinh sản nấm Cordyceps militaris
2.2.4.1. Sin sản vô t n
Q trình sinh sản vơ tính ở nấm C. militaris chủ yếu hình thành thơng qua
các sợi nấm đơn bội với các hình thức khác nhau nhƣ: phân hạch, bào tử, phân
mảnh. Sự phân mảnh bao gồm phân tách từ mảnh sợi nấm và phát triển độc lập,
hình thành bằng cách làm dày vách ngăn có nguồn gốc từ một tế bào lớn hơn các
tế bào khác hình thành sợi nấm, sau đó đƣợc giải phóng tạo thành sợi nấm mới.
Sinh sản bào tử vơ tính, đƣợc hình thành từ sợi nấm chuyên biệt gọi là cuống
bào tử đính (conidiphore) có thể xuất hiện đơn độc hoặc đƣợc nhóm lại dƣới
nhiều hình thức khác nhau. Chúng có thể hình thành trên môi trƣờng thạch hoặc
trong môi trƣờng lỏng. Các bào tử này có khả năng tạo điều kiện cho nấm phát
tán nhƣ bào tử thông thƣờng (Wang, G. D., 1995).
2.2.4.2. Sin sản ữu t n
Đông trùng hạ thảo sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử túi. Bào
tử túi (ascospore) đƣợc sinh ra trong túi (ascus), mỗi túi có 2, 4 hoặc 8 bào tử.
Túi đƣợc hình thành do sự tiếp hợp của 2 tế bào nấm. Khi 2 tế bào nấm khác
giới, ascogonium (-) và antheridium (+) đứng gần nhau sẽ mọc ra mấu lồi.
9



Chúng tiến lại sát nhau và tiếp nối với nhau. Ở chỗ tiếp nối sẽ tạo ra một lỗ
thông và qua lỗ thơng đó chất ngun sinh và nhân có thể đi qua để phối chất
(plasmogamy) và phối nhân (karyogamy). Sau đó nhân phân cắt thành 2, 4, hoặc
8 nhân con, mỗi nhân con đƣợc bao bọc bởi nguyên sinh chất rồi tạo thành màng
dày bao xung quanh và tạo thành các bào tử túi. Tế bào dinh dƣỡng biến thành
túi (Britannica, 2020).
C. militaris tồn tại cả 2 dạng là đồng tản (homothallic) và dị tản
(heterothallic) (Wen et al., 2009). Sinh sản hữu tính ở dạng homothallic hoặc
heterothallic đƣợc kiểm soát bởi các locus kiểu giao phối (Mating-type: MAT)
(Zheng et al., 2013). Homothallic là một dạng nấm trong đó cả hai cấu trúc sinh
sản đều có trên cùng một thallus, đồng nghĩa với việc có cả hai locus MAT trong
bộ gen đơn bội, vì vậy nấm ở dạng này sinh sản theo kiểu tự thụ. Heterothallic
cấu trúc khác của nấm trong đó cấu trúc sinh sản đực và cái có ở những thallus
khác nhau, vì vậy bộ gen đơn bội ở dạng này chỉ mang một trong hai locus
MAT, do đó sinh sản bằng cách yêu cầu thể tiếp hợp phải có một locus MAT
tƣơng thích để thực hiện một chu kỳ sinh sản (Alby et al., 2009; Zheng et al.,
2013)
Theo sự khác biệt của các alen trong kiểu giao phối, locus MAT có thể đƣợc
chia thành 2 loại: MAT1-1 và MAT1-2. Các nghiên cứu về chức năng của các
locus MAT ở C militaris đã chỉ ra rằng có 2 gen MAT1-1 (MAT1-1-1 và MAT11-2) trong khi MAT1-2 chỉ có 1 gen (MAT1-2-1). Trong đó locus MAT1-1
(MAT1-1-1, MAT1-1-2) hỗ trợ quá trình hình thành bào tử trong sợi nấm,
MAT1-2 (MAT1-2-1) điều tiết quá trình hình thành stroma và sự kết hợp của các
alen thuộc hai locus cùng điều tiết cho chu kỳ sinh sản hoàn chỉnh. Đặc biệt,
MAT1-2 chứa HMG là protein liên kết với DNA có tính linh động cao, có vai trị
quan trọng trong chức năng hệ gen trong việc kiểm soát các gen liên quan đến con
đƣợc phát triển trao đổi chất. Mặt khác, MAT1-1 (MAT1-1-1, MAT1-1-2) và
MAT 1-2 (MAT1-2-1) là yếu tố quan trọng cho quá trình sinh sản của nấm, mỗi
10



gen mã hóa cho yếu tố phiên mã riêng. Trong đó MAT1-1 chứa gen mã hóa alpha
biểu hiện sự tƣơng tác giữa pheromone và thụ thể pheromone (Zheng et al.,
2013). Gen MAT 1-2 chứa HMG-box là các protein liên kết DNA có vai trị quan
trọng trong kiểm sốt các gen liên quan đến con đƣờng trao đổi chất cho quá trình
sinh sản đặc biệt sinh sản hữu tính và phát triển cơ thể nấm (Mains, 1958; Tang et
al., 2018). Sự giao thoa của thụ thể pheromone 1 (CPR1) và 2 (CPR2) trong
MAT1-1-2 và MAT 1-2 giúp tích lũy một hàm lƣợng cordycepin cao hơn đáng kể
so với chủng bố mẹ (Alby et al., 2009).
2.2.5. Các yếu tố ản

ưởng ến chất lượng và năng xuất của nấm C.

militaris
2.2.5.1. Ản

ưởng của giống C. militaris

Quả thể nấm đƣợc sinh ra cần phải có các điều kiện cần và đủ, đó là giống
nấm và cơ chất có nguồn carbon. Trong đó, giống nấm là yếu tố quyết định đến
sản lƣợng và chất lƣợng của nấm làm ra. Một giống khỏe mạnh sẽ sinh trƣởng
hệ sợi thuận lợi trên các nguồn cơ chất khác nhau và có khả năng hình thành q
thể tốt. Mỗi giống lại có một khoảng thời gian sử dụng nhất định, vƣợt qua
ngƣỡng thời gian này sức sinh trƣởng của nấm sẽ giảm, giống bị suy thối. Các
chủng thối hóa có hoạt tính dehydrogenase giảm, quả thể nấm thay đổi sắc tố.
Bản chất của thối hóa giống ở các chủng đơng trùng hạ thảo nói riêng và các
loại nấm khác nói chung là do đột biến DNA (Zhang et al., 2012). Càng ni
trồng qua nhiều thế hệ thì lần số đột biến DNA càng lớn dẫn đến các tỉnh trạng
thối hóa càng cao (Olatunji et al., 2018).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thối hóa giống là do
phƣơng pháp phân lập. Hiện nay có 3 phƣơng pháp phân lập đƣợc sử dụng rộng rãi

là phân lập mô tế vào, phân lập đơn bảo tử và phân lập bào tử phức. Giống đƣợc
tạo ra bằng phƣơng pháp phân lập mô tế bào hoặc bào từ phức có thời gian thối
hóa nhanh hơn, có thể sau 1, 2 lần cấy chuyển. Để hạn chế q trình thối hóa
giống, ngƣời ta sử dụng các chủng phân lập từ đơn bào tử (Sung, J. M. et al., 2002).
11


Ngồi ra, vật liệu ni trồng giống cũng có ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng
và phát triển của nấm trên cơ chất. Có 2 loại giống đƣợc sử dụng trong nuôi
trồng đông trùng hạ thảo Cordyceps miltaris là giống dạng rắn và giống dịch
thể. Cho đến nay, việc sử dụng giống dạng dịch thể là công cụ mang lại hiệu quả
cao nhất. Giống nấm trên cơ chất rắn có xu hƣớng chuyển sang màu vàng và có
tốc độ lan hệ sợi chậm hơn, thời gian cảm ứng hình thành quả thể cũng lâu hơn
(Olatunji et al., 2018).
2.2.5.2. Ản

ưởng yếu tố din dưỡng

Nguồn dinh dƣỡng từ côn trùng: môi trƣờng nuôi cấy nấm có thể dùng
các loaị nhộng và sâu khác nhau, nhƣng hầu hết sử dụng nhộng tằm Bombyx
mori (Das et al., 2010). Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có khả năng sử dụng
loại côn trùng khác để nuôi nấm nhƣ ấu trùng bƣớm đêm Antherea pernyi
(Wang et al., 2006), Mamestra brassicae (Sung, J. M. et al., 2002).
Nguồn dinh dƣỡng carbon: nấm đông trùng hạ thảo cần một lƣợng lớn
carbon trong quá trình sinh trƣởng phát triển. Hàm lƣợng carbon chiếm khoảng
50% trọng lƣợng khô quá thể nấm. Nguồn carbon thích hợp cho nấm phát triển
gồm các monosachande và polysathande. Các nghiên cứu đã công bố cho thấy
những nguồn carbon có thể sử dụng để ni trồng nấm đơng trùng hạ thảo là các
loại đƣờng, tinh bột, trong đó thích hợp nhất là những loại có cấu trúc phân tử
nhỏ (Olatunji et al., 2018)

Nguồn dinh dƣỡng nito: dinh dƣỡng nito có thể đƣợc lấy từ nguồn nito
hữu cơ tự nhiên. Nấm Cordyceps militaris yêu cầu hàm lƣợng nito tƣơng đối
thấp. Nếu hàm lƣợng nito có nhiều trong mơi trƣờng sẽ làm chậm q trình biệt
hóa để hình thành quả thể (Sung, J. M. et al., 2002).
Nguồn dinh dƣỡng Vitamin: có vai trò trong chu kỳ phát dục của
Cordyceps militaris. Tuy nhiên Cordyceps militaris khơng có khả năng tổng hợp
vitamin cần thiết. Vì vậy trong ni trồng ngƣời ta thƣờng bổ sung thêm một
hàm lƣợng vitamin nhất định (Dong, J. Z. et al., 2012).
12


Nguồn dinh dƣỡng khoáng: một số muối khoảng nhƣ K+, Mg2+ và Ca2+ ở
nồng độ 0,1 g/l có thể làm tăng năng suất quả thể. Một vài nguyên tố có thể làm
tăng hoạt chất sinh học của Cordyceps militaris. Nghiên cứu Dong, J. Z. năm
2012 cho thấy việc bổ sung các muối khoáng nhƣ K+, Mg2+, Ca2+ ở nồng độ
khoảng 0,1 g/L cũng có thể tăng năng suất quả thể và hàm lƣợng các hoạt chất
sinh học trong nấm (Dong, J. Z. et al., 2012).
2.2.5.3. Ản

ưởng iều kiện môi trường nuôi cấy

Ảnh hƣởng của nhiệt độ: các nghiên cứu cho thấy khoảng nhiệt độ 18–
22°C là tối ƣu cho sự sinh trƣởng sinh khối nấm và năng suất quả thể. Tuy
nhiên, quá trình này sẽ giảm mạnh khi tăng nhiệt độ trên 25 oC (Sung et al.,
1999).
Ảnh hƣởng của ánh sáng: Trong điều kiện che tối, việc tạo quả thể bị ức
chế. Các nghiên cứu cho thấy cƣờng độ ánh sáng từ 500-1000 lux đƣợc xem là
điều kiện th ch hợp nhất (Sung et al., 1999; Sato và Shimazu, 2002).
Ảnh hƣởng của độ thống khí và độ ẩm: Các nghiên cứu cho thấy việc sử
dụng màng bao HFM (hydrophobic fluoropore Membrane) cho kết quả tốt nhất

về hiệu suất quả thể nấm C. militaris. Khoảng ẩm độ th ch hợp cho nấm dao
động từ 70– 90%, tƣơng đƣơng với độ ẩm khơng khí trong tự nhiên sẽ phù hợp
cho việc tạo quả thể. Khi độ ẩm thấp sẽ làm môi trƣờng khô nhanh hạn chế sự
phát triển của tơ nấm cũng nhƣ quả thể (Zhang et al., 2012).
2.2.6. Tác d ng của nấm C. militaris
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc đƣợc ghi vào tài liệu thuốc đông y từ
giữa thế kỷ 18 trong bộ “bản thảo cƣơng mục thập di” (1765). Theo tài liệu cổ,
đơng trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ơn, quy vào 2 kinh phế và thận, tác dụng ích
phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hƣ lao sinh ho, ho ra máu,
liệt dƣơng, lƣng gối đau mỏi, di tinh (Verma, A. K., 2020).
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu cơng bố khả năng ứng dụng của
cordycepin chống lại virus SARS-CoV-2. Năm 2020 Verma, A. K. đã chỉ ra
13


mức độ tƣơng tác phân tử thông qua sự liên kết của cordycepin với protein đích
SARS-CoV-2, điều này làm tăng khả năng ức chế đột biến của virus và các
protease chính, từ đó khẳng định tiềm năng điều trị, phịng chống bệnh (Verma,
A. K., 2020)
Tác d ng tăng cường sức k ỏe
Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết cao đông trùng hạ thảo có tác dụng
tăng cƣờng hoạt động các enzym superoxid dismutase, glutathion peroxidase và
catalase (các enzym tham gia loại bỏ gốc tự do trong cơ thể), giảm quá trình
peroxide lipid do đó có tác dụng chống lại các nhân tố có hại nhƣ căng thẳng,
tuổi tác (Buenz E.J. et al., 2005).
Tác d ng miễn dịc
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh đơng trùng hạ thảo có khả
năng tăng cƣờng hoạt động miễn dịch tế bào cũng nhƣ miễn dịch dịch thể. Cụ
thể là tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào miễn dịch tự nhiên
(natural killer cell), điều tiết phản ứng của tế bào lympho B, tăng cƣờng một

cách có chọn lọc hoạt tính của tế bào T ức chế, làm tăng nồng độ các kháng thể
IgG, IgM trong huyết thanh (Buenz E.J. et al., 2005)
Tác d ng c ống oxy óa
Dịch chiết cao đông trùng hạ thảo cho tác dụng chống oxy hóa tƣơng tự
nhƣ q trình peroxide chất béo, men xanthin oxidase (Buenz E.J. et al., 2005).
Tác d ng c ống ung t ư
Thành phần polysaccharides trong nấm đông trùng hạ thảo cũng nhƣ vài
loài nấm khác đƣợc cho là có tác dụng ức chế khối u do hai cơ chế: (1) trực tiếp
gây độc cho tế bào ung thƣ; (2) gián tiếp ức chế thông qua hệ miễn dịch tự miễn
của cơ thể (Buenz E.J. et al., 2005).
Tác d ng c ống viêm
Đông trùng hạ thảo tác dụng ức chế việc sản sinh các tác nhân gây viêm
nhƣ gốc tự do NO, các cytokine TNF

và IL 12, ức chế sự mất hạt nhỏ và phát
14


×