Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng MgSO4, đậu tương đến sinh trưởng phát triển của giống chè trung du búp tím tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÒ VĂN TIẾN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG MgSO4 , ĐẬU TƢƠNG
ĐẾN SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÒ VĂN TIẾN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG MgSO4 , ĐẬU TƢƠNG
ĐẾN SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Dƣơng Trung Dũng

Thái Nguyên, năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” mỗi sinh viên ra trường
cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lý luận cũng như thực tiễn.
Do đó thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên. Quá
trình thực tập tốt nghiệp nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó mỗi
sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn kiến thức về lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác.
Xuất phát từ yêu cầu về đào tạo và thực tiễn, được sự nhất trí của Ban
chủ nhiệm khoa Nông Học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi tiến
hành thực hiện để tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng MgSO4, đậu tương
đến sinh trưởng phát triển của giống chè Trung Du búp tím tại trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên”
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo khoa Nông học. Đặc biệt,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của thầy giáo: TS. Dương Trung Dũng Giảng viên khoa nông học - Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
báo cáo thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy, cô giáo và các bạn để đề tài của
tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2017
Sinh Viên
Lò Văn Tiến


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè ở một số nơi (%
chất tro) ........................................................................................................... 14
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của MgSO4, đâ ̣u tương đến chiều cao cây.................. 30
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của MgSO4, đâ ̣u tương đến độ rộng tán trước và sau thí
nghiệm ............................................................................................................. 30
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến đường kính gốc, độ cao
phân cành, số cành cấp 1, diện tích lá cây chè ................................................ 31
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến chiều dài búp và khối lượng
búp chè Trung du búp tím thời kỳ kiến thiết cơ bản. ...................................... 33
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến tỷ lệ mù xòe .................... 35
Bảng 4.6 : Ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến khả năng chống chịu sâu
bệnh hại chè..................................................................................................... 36


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

Công thức


D*R

dài*rộng

ĐK

Đường kính

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NL

Nhắc lại

NPK

Tổ hợp phân bón đạm, lân, kali

P/C

Phân chuồng

BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật



v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
1.3. Yêu cầ u của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn....................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. ..................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới và Việt Nam ..... 7
2.2.1. Nhu cầu dinh duỡng của cây chè ............................................................ 7
2.2.2. Sự hấp thụ dinh dưỡng qua lá. .............................................................. 10
2.2.3. Vai trò của phân bón lá đến năng suất và chất lượng cây trồng. .......... 12
2.2.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới...................... 13
2.2.5. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam. .................... 18
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 23
3.1. Đối tượng và dụng cụ nghiên cứu. ........................................................... 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Dụng cụ nghiên cứu. ............................................................................. 24



vi

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ........................................................... 24
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ............................................................................ 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu. ........................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 25
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. .................................................................. 25
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 25
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liê ̣u ................................................ 27
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của MgS04, đâ ̣u tương đến đặc điểm hình thái
giống chè Trung du búp tím ta ̣i trường Đa ̣i Ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên
. ........... 28
4.1.1 Ảnh hưởng của MgS04, đâ ̣u tương đến chiều cao cây. .......................... 28
4.1.2. Ảnh hưởng của MgS04, đâ ̣u tương đến độ rộng tán cây chè. ............... 29
4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính gốc, độ cao phân cành, số
cành, diện tích lá cây chè thời kỳ KTCB. ....................................................... 31
4.2. Ảnh hưởng của MgS04, đâ ̣u tương đến các yếu tố cấu thành năng suất chè
trung du búp tím thời kỳ kiến thiết cơ bản. ..................................................... 32
4.2.1 Ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến chiều dài búp và khối lượng búp
chè Trung du búp tím thời kỳ kiến thiết cơ bản. ............................................. 33
4.2.2. Ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến tỷ lệ búp mù xòe..................... 35
4.2.3. Ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến khả năng chống chịu sâu bệnh
hại chè. ............................................................................................................ 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
PHỤ LỤC………………………………………………………………………



1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chè (Camellia sinensis (L) O.Kuntze) là cây công nghiệp ngày và có
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đã từ lâu trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội cây chè trở thành cây góp phần xóa đói giảm nghèo,chiếm
vị thế lớn trong cơ cấu cây trồng vùng trung du miền núi phía Bắc. Đồng thời
chè còn là một loại thức uống có giá trị dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe. Trong
chè có một số loại axit amin và vitamin C, B, PP, K, E,… rất cần thiết cho
cơ thể.
Thực trạng canh tác chè ở Việt Nam hiện nay cho thấy, người dân sử
dụng lượng phân bón lớn và thuốc trừ sâu hóa học trong thời gian dài trên quy
mô lớn, đặc biệt là phương pháp bón tăng đạm (urê) hoặc vãi đạm trực tiếp
lên lá chè để rút ngắn thời gian thu hái, đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh,
giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, làm tăng nguy cơ có dư lượng nitrat
cao trong sản phẩm và chất lượng chè ngày càng giảm sút. Việc sử dụng phân
bón là một trong những biện pháp làm tăng sản lượng và chất lượng búp chè.
Tác dụng của phân bón không những tăng cao được sản lượng nguyên liệu
chè mà còn nâng cao được chấ t lư ợng của nó. Nếu bón phân không cân đối
nếu bón đơn độc nitơ mà thiếu kali và phospho sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
chất lượng chè. Ngoài các loại phân đa lượng, thì phân vi lượng cũng có ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng búp chè, chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt tính
của men. Trong đó Mg là nguyên tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng
nguyên liệu chè vì nó tham gia vào quá trình hình thành diệp lục tố. Bên cạnh
đó, đất đai vùng trồng chè cũng bị thoái hóa, chai cứng, hệ vi sinh vật hữu ích
trong đất giảm, môi trường bị ô nhiễm.



2

Để có thể chiếm lĩnh được lợi thế trong cạnh tranh, đứng vững trên thị
trường, đòi hỏi cần tạo ra những sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt và
phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy đối với ngành chè thì xu
hướng tất yếu là phải đi theo hướng sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Phải
giảm việc sử dụng phân hóa học, tăng cường bón phân hữu cơ và hữu cơ
sinh học.
Tuy đã nhận thức được vai trò của phân hữu cơ trong việc nâng cao
năng suất chè, cải thiện độ phì nhiêu của đất song ở Việt Nam cho đến nay
mức độ ứng dụng loại phân bón này còn hết sức hạn chế.
Xuất phát từ vấn đề đó tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đ ề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của lượng MgSO 4, đậu tương đến sinh trưởng phát triển
chè trung du búp tím tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”
1.2. Mục đích nghiên cƣ́u của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của MgSO4, đâ ̣u tương đến sinh trưởng, phát
triển cây chè Trung du búp tim
́.
1.3. Yêu cầ u của đề tài
- Đánh giá đặc điểm hình thái cây chè.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho chè, tác động của dinh dưỡng tới sinh
trưởng, phát triển của chè.
- Làm cơ sở bước đầu xây dựng quy trình bón phân cân đối, bón bổ
sung MgSO4, đậu tương cho giống chè Trung Du búp tím trong điều kiện tỉnh
Thái Nguyên.



3

- Đề tài sẽ là cơ sở khoa học đánh giá ảnh hưởng của MgSO4, đâ ̣u
tương tới chè Trung du búp tím, góp phần hoàn thiện quy trình bón phân cho
giống chè này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4, đậu tương đến sinh trưởng phát
triển của giống chè Trung Du búp tím. Từ đó đưa ra các mức bón hợp lý và
khuyến cáo sử dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè cho vùng chè
Thái Nguyên.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
Magiê có vai trò rất quan trọng trong đời sống thực vật:
- Magiê là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng
trong quang hợp, là hoạt chất của hệ enzyme gắn liền với sự chuyển hóa
hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic.
- Magiê có vai trò thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân của cây. Giúp
đường vận chuyển dễ dàng trong cây.
- Trong cây, Mg thường chiếm từ 0,10 – 0,30% MgO so với chất khô.
Trong tro thực vật thường chứa ít nhất là 10% MgO, và có thể lên đến
30 – 40%. Vì vậy ở những vùng chè co tập quán sử dụng nhiều tàn dư hữu cơ,
đặc biệt là bón kết hợp các phụ phẩm nông nghiệp thường không bị thiếu Mg.
Trong diệp lục tố có 4% MgO, giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang

hợp và sự hình thành gluxit.
Triệu trứng thiếu hụt magiê thường có biểu hiện sau:
- Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu là do lá già do diệp lục tố
hình thành không đầy đủ, gây nên vết sẹc hoặc vết không liên tục.
- Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá con lên.
- Nhanh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm.
Với cây chè, có nhiệm kinh tế dài Mg cũng có vai trò hết sức quan
trọng. Mg ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và năng suất ,chất
lượng chè. Đối với nhiều quá trình sinh hóa do men điều khiển, Mg cũng
đóng vai trò quan trọng. Việc hình thành ra protein trong trường hợp thiếu Mg
sẽ bị hạn chế và ngược lại, những hợp chất đạm không protit tăng lên. Sự hình
thành các sắc tố của lá trong điều kiện thiếu Mg cũng bị ảnh hưởng.


5

Chè là cây trồng ưa đất chua, trong đất chua sự thiếu hụt Mg càng lớn.
Để bổ sung sự thiếu hụt Mg vào đất, người ta thường bón MgO dưới dạng
đôlômit chứa từ 20 -30% MgO, hoặc bón phối hợp MgO với các lần bón phân
khoáng trong năm. Trong một số trường hợp có thể kết hợp bón đa phân đa
lượng qua lá để bón bổ sung Mg.
Đất trồng chè vùng Thái Nguyên thuộc loại đất đỏ nâu, vàng nhạt và
đất phát triển trên phiến thạch sét, là vùng đất thiếu hụt Mg do quá trình
Feralit và môi trường chua. Đất ở đây đã được sử dụng để trồng chè nhiều
năm. Đất có độ dốc, xảy ra hiện tượng rửa trôi, làm cho hàm lượng trong đất
càng giảm vì vậy để làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như nâng
cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu cần bón bổ sung Mg cho đất trồng
chè. Từ thực tế trên tôi tiến hành đề tài bón bổ sung Mg cho đất trồng chè
vùng Thái Nguyên dưới dạng MgSO4.
Mỗi một loại cây trồng, một giống khác nhau có yêu cầu về phân bón

khác nhau. Khi xây dựng quy trình bón phân cho chè căn cứ vào điều kiện đất
đai, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây và khả năng cho năng suất của nương chè.
Cây chè có khả năng hút chất dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục
cá thể của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp cây chè tạm
ngừng sinh trưởng xong vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế
việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vẫn tiến hành thường xuyên trong năm.
Phạm Văn Toản (2005) “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón đa
chủng, chức năng ứng dụng cho cây trồng quy mô công nghiệp”[10]
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ cũng có thể sống ở đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng
nhưng vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn nương chè cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài cần bón phân đầy đủ cho chè.


6

Trong búp chè non của cây chè có 4,5% N, 1,5% P2O5 và 1,2 – 2,5%
K2O (Eden 1958) mà hàng năm chúng ta hái đi 5 – 15 tấn búp tươi/ha và đốn
đi một lượng thân lá đáng kể. Như vậy hàng năm qua hái và đốn ta đã lấy đi
từ chè một lượng lớn N, P, K và các chất khoáng khác, hơn nữa hàng năm
một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn (theo Daraseha
thì lượng N bị rửa trôi thường bằng 1/3 lượng N bón vào đất). Do vậy cần bón
bổ sung lượng dinh dưỡng đã lấy đi từ cây chè và lượng dinh dưỡng bị rửa
trôi để cây chè sinh trưởng phát triển tốt.
Chè cần nhiều đạm nhất sau đó đến lân và kali , Theo IFA World
fertilizer use manual 1992 th́ì dinh dưỡng tạo ra 100 kg chè thương phẩm như
bảng sau:
Dinh dƣỡng

Dinh dƣỡng


Đạm (N)

19,6 kg

Natri (Na)

74

g

Lân (P2O5)

5,68 kg

Sắt (Fe)

241

g

Kali (K2O)

8,8

Mangan (Mn)

479

g


Magiê (MgO)

2,92 kg

Kẽm (Zn)

38

g

Canxi (CaO)

6,70 kg

Đồng (Cu)

38

g

Nhôm (Al)

871

Bo (Bo)

26

g


kg

g

Trong quá trình chăm sóc thì bón phân là một việc không thể thiếu cho
bất kỳ loại cây trồng nào.
Mỗi giống chè sẽ thích hợp với mỗi loại phân bón và liều lượng khác
nhau trên cơ sở đó chúng ta cần xây dựng một chế độ bón phân hợp lý sẽ giúp
cho chè sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao, ổn định và chất lượng
tốt. Đặc biệt cần quan tâm đến phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất chè bền
vững.


7

2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Nhu cầu dinh duỡng của cây chè
2.2.1.1. Phân bón hữu cơ cho chè
Ðối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những
cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như
làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của
đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành
phần dinh dưỡng: N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất. Tuy
nhiên việc sử dụng phân bón hữu cơ cho chè ít được quan tâm vì đồi chè
thường xa nhà, lại có độ dốc đáng kể do vậy việc vận chuyển phân bón lên
đồi chè là một công việc khó khăn, nông dân, công nhân ngại làm vì tốn công
và nguồn phân hữu co còn hạn chế. Ngoài ra cần chú ý rằng bón phân hữu cơ
cho chè, thuận lợi nhất là khi chè còn nhỏ và khi gieo trồng, do vậy khi gieo
trồng chè nhất thiết phải bón đủ lượng phân hữu cơ và trồng xen với các cây

họ đậu nhằm tăng lượng hữu cơ cho đất[12]
2.2.1.2. Dinh duỡng Nito đối với chè
Có thể nói phân đạm là yếu tố chính của năng suất, là then chốt của việc
bón phân khi các diều kiện sinh trưởng cho cây chè được thoả mãn như: nước,
dinh dưỡng phân lân, kali, phân hữu cơ, diều kiện khí hậu, v.v.. thì chính mức bón
đạm cho phép khai thác đến mức tối đa tiềm năng năng suất của cây chè.
Ðối với cây lấy lá như chè thì dinh dưỡng nito là yếu tố quan trọng, có
tương quan chặt chẽ đến năng suất, bón nito sẽ thúc đẩy sự phát triển của cây
giúp cho búp, lá phát triển, lá to xanh, quang hợp tốt dẫn đến năng suất, sản
lượng chè tăng.
Nito là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit
nucleic, protein. Ðạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng
năng suất chè.


8

Thiếu đạm: làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non
có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp.
2.2.1.3. Dinh duỡng lân đối với chè
Theo Enden (1958) lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào,
trong acid nucleic. Lân có vai trò tích lũy năng lượng cho cây và có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của cây, nâng cao chất lượng chè (cả chè giống và chè
nguyên liệu), làm tăng khả năng chống rét và chống hạn cho chè.
Phospho là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan
trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát
triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của
cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè.
Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ
kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi

cành, năng suất và chất lượng đều thấp.
Ta có thể nói phân lân là loại phân bón cải tạo và duy trì độ phì nhiêu
của đất. Với các loại đất chua (đất chè) và trung tính bón lân vào đất sẽ được
tích lũy trong đất cây có thể sử dụng được phần lớn. Sự giữ chặt lân trong đất
chỉ xảy ra ở đất giàu canxi (đất kiềm) hay các loại đất quá chua (pH<4); đối
với cây chè và các cây trồng khác việc bón phân lân cũng như bón phân kali
đơn giản hơn bón phân đạm nhiều[12]
2.2.1.4. Dinh duỡng kali đối với chè.
Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các
bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây,
làm tăng sự hoạt động của men, tăng sự tích lũy gluxit, các axit amin và khả
năng giữ nước của tế bào nâng cao năng suất chất lượng búp chè làm tăng khả
năng chống bệnh, chịu rét cho chè.


9

Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu
nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh, búp
thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém
ngọt, chất lượng giảm. Phân kali thường có hiệu quả thấp vì trong đất hàm
lượng kali còn cao (khoảng 20-25mg K2O/100g đất) còn đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho cây[12]
2.2.1.5. Dinh duỡng khác
Ngoài các loại phân đa lượng, thì phân vi lượng cũng có ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng búp chè, mà trong đó chủ yếu ảnh hưởng dến hoạt tính
của men[3]
* Lưu huỳnh (S): là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin,
biotin, thiamin và coenzim A. Lưu huỳnh giúp cho cấu trúc protein vững
chắc, tăng năng suất, chất lượng chè.

- Thiếu lưu huỳnh: xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong
giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng
suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm
cây chết non.
* Canxi (Ca): cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc
thể, hoạt hóa enzim, giải độc axit hữu cơ. Canxi giúp cây cứng cáp, tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và
độ dầy của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
* Ðồng (Cu): là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic,
axit axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng
sức chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè.
- Thiếu đồng: cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công.
Chè thiếu đồng khi hàm lượng đồng trong lá < 12ppm.


10

* Kẽm (Zn): là thành phần của men metallo-enzimes-carbonic,
anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol
acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây.
Thúc dẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè.
- Thiếu kẽm: cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít.
* Sắt (Fe): là thành phần của nhiều enzim, quan trọng trong chuyển hóa
axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Sắt làm tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng
năng suất và chất lượng chè.
* Mangan (Mn): là thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến
phản ứng enzim, hô hấp, chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố., kiểm
soát thế oxyhóa- khử trong tế bào, giúp tăng khả năng ra lá, ra búp, tăng năng
suất và chất lượng chè khô.
* Bo (B): Cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong

cây, tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ
dẻo của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè.
* Molypden (Mo): Là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi
khuẩn Rhizobium cố dịnh đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và
chất lượng chè.
* Clo (Cl): Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic, kích thích
sự hoạt động của enzim và chuyển hóa hydrat carbon, tăng khả năng giữ nước
của cây, tăng năng suất và chất lượng chè.
* Nhôm (Al) và Natri (Na): Ảnh hưởng tốt đến hương thơm và vị đậm
của chè, làm tăng năng suất và nâng cao phẩm cấp của chè búp khô.
2.2.2. Sự hấp thụ dinh dưỡng qua lá.
Hầu hết dinh dưỡng xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ, tuy nhiên khả
năng hấp thụ của bộ rễ bị giới hạn hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó


11

không đủ cung cấp theo nhu cầu của cây. Những điều kiện của đất không
thuận đợi cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng như:
- Điều kiện của thời tiết khiến sự hoạt động của bộ rễ kém, nhiệt độ
thấp quanh vùng rễ trong thời kì ra hoa và đậu trái. Hạn hán hoặc ẩm độ
không khí cao cũng làm hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và
ngăn cản sụ phấn phối các dưỡng chất vận động.
- Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao: Trong suốt thời kỳ phát triển nhanh,
nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp mặc dù đất trồng rất màu
mỡ.
- Khả năng cơ động của các nguyên tố trong cây cũng có thể bị hạn chế
nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch
dinh dưỡng trong các mô mao dẫn (Bùi Quang Lanh, 2003)[7]
Chính vì vậy, ta cần tìm ra một cách bón phân mới hiệu quả hơn tiết

kiệm hơn. Bón phân qua lá là kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua
lá. Kỹ thuật này được phát hiện từ những người làm vườn ở Châu Âu từ thế
kỷ 17 và phải hơn một thế kỷ sau nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu của
các nhà khoa học. Nhưng chỉ những năm gần đây, khi các phương pháp đánh
giá quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá phát triển thì công việc nghiên
cứu và ứng dụng phân bón lá mới được phát triển mạnh. Hiện nay, các nghiên
cứu và ứng dụng về loại phân lỏng và vai trò của bón phân qua lá đang được
thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.
Các chất dinh dưỡng qua vẩy và lông trên mặt lá thấm vào lá, tới các
mô, qua màng bán thấm của tế bào, đẩy mạnh quá trình đồng hóa và vận
chuyển chất trong quá trình phát triển của cây, từ cơ sở đó góp phần giúp cây
sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao. Với kỹ thuật nguyên tử đánh dấu
người ta còn thấy cây có thể hút dinh dưỡng qua thân và cành (Đặng Xuân
Toàn, 2008)[6]


12

2.2.3. Vai trò của phân bón lá đến năng suất và chất lượng cây trồng.
Từ thế kỉ 19 phân bón lá đã được chú ý phát triển vì được coi là tiến bộ
khoa học kỹ thuật có hiệu quả nhanh và có lợi ích về kinh tế. Các chất hòa tan
dinh dưỡng trong nước với một tỉ lệ thích hợp có thể phun lên lá ở thời điểm
thích hợp, tùy loại cây, điều kiện đất đai và khí hậu. Bón phân qua lá có một
vai trò ngày càng ra tăng trong dinh dưỡng trong cây trồng và đã được nông
dân áp dụng từ nhiều năm nay khắp trên thế giới, mặc dù thông tin về lĩnh vực
này trên các tài liệu khoa học còn hạn chế. Chỉ tới thời gian gần đây, các nhà
khoa học mới chú tâm tới và điều này đã được chứng kiến bởi hàng trăm
chuyên gia tham dự hội nghị quốc tế chuyên đề về bón phân qua lá (Chu Thị
Thơm và cs, 2006)[8]
Theo Bùi Quang Lanh (2003)[7], từ những năm 60 của thế kỉ trước,

người nông dân miền Bắc đã sử dụng phân hóa học. Ban đầu mới có phân
đạm sử dụng phối hợp với phân chuồng đã đưa năng suất lúa từ 1 tấn/ha/vụ
lên 2 tấn/ha/vụ. Khi nông dân biết sử dụng phân lân thì năng suất lúa tăng lên
3 – 3,5 tấn/ha/vụ và khi biết sử dụng kali thì năng suất lúa tăng từ 5 -7
tấn/ha/vụ. Như vậy, nếu cây trồng được bón đủ, bón cân đối đạm, lân, kali và
bón đúng kĩ thuật thì năng suất tăng đột biến. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy, cây trồng không chỉ cần đạm, lân, kali mà còn cần rất nhiều chất dinh
dưỡng khác như vôi, magiê, lưu huỳnh, silic, sắt, bo, chất hữu cơ... sẵn có
trong đất và được bổ xung hàng năm bằng nguồn phân chuồng. Quá trình
canh tác hàng ngàn đời năm nay làm cho chất dinh dưỡng cần thiết ngày càng
cạn kiệt. Mặt khác cuộc cách mạng về giống hiện nay cho ra đời nhiều loại
giống cây trồng năng suất cao, đòi hỏi sử dụng nhiều chất dinh dưỡng, nếu chỉ
bón đạm, lân, kali hay NPK thông thường thì cây trồng không phát huy năng
suất và ảnh hưởng đến chất lượng sống cao. Trong thực tế không phải người
nông dân nào cũng sử dụng phân bón đúng kĩ thuật, nên có người đầu tư thâm


13

canh cao nhưng năng suất, chất lượng nông sản lại giảm do bón không cân
đối, không đúng thời điểm. Việc sử dụng phân bón qua lá sẽ khắc phục được
những nhược điểm trên.
Cung cấp (phổ biến là bằng phun) chất dinh dưỡng trong phân bón qua
lá được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng, nhằm làm
tăng hiệu quả sử dụng phân bón, là biện pháp trợ giúp cây trồng chống lại sự
thay đổi và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết (Đặng Xuân Toàn, 2008)[6]
Bón phân qua lá có những đợi thế hơn bón phân qua đất như:
- Hiệu quả đối với cây rất nhanh, chỉ sau vài giờ đã cho thấy thể hiện,
cho nên ta có thể cung cấp dinh dưỡng kịp thời.
- Trong điều kiện cây gặp khó khăn trong việc hút dinh dưỡng qua rễ,

như bị hạn, đất có vấn đề, bộ rễ bị bệnh, bị tổn thương, cuối gian đoạn sinh
trưởng của bộ rễ... phương pháp phun phân bón lên lá sẽ khắc phục những
khó khăn đó, cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây.
- Hiệu quả sử dụng phân bón lá rất cao, có thể lên tới 90 - 99%, trong
khi đó bón phân qua đất hiệu quả chỉ được 40 – 45%.
- Sự gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng bón phân qua
lá là do sự liên hợp dẫn đến gia tăng sự hấp thụ dinh dưỡng từ bộ rễ. Sự gia
tăng này là do bón phân qua lá tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng còn
thiếu.
-Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh
dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí
dinh dưỡng trong cây...
2.2.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới
Quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất
chè do nhiều yếu tố quyết định. Ðiều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều


14

đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng
sẵn có ở trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.
Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8 - 13% tổng lượng chất khô mà
cây tổng hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Theo nguồn từ
nhiều tác giả Ấn Ðộ thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa lượng dinh
dưỡng là 4 kg N; 1,15 kg P2O5; 2,4 kg K2O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100g
Al; 6g Cl; 8g Na. Ngoài lượng dinh dưỡng này cây còn lấy một số lớn dinh
dưỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình
thành thân cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè thương
phẩm cây lấy đi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phân trên là: 16,9 kg N;
5,68 kg P2O5; 8,8 kg K2O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871g Al và 74g Na.

Ngoài ra cây còn lấy đi một lượng các nguyên tố vi lượng như : 38g Zn; 26g
B; 38g Cu; 241g Fe và 479g Mn.
Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5 và 1,2 2,5% K2O. Những kết quả nghiên cứu của Jolemuanu cho thấy nhu cầu dinh
dưỡng khoáng của cây chè rất lớn thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Hàm lƣợng một số nguyên tố khoáng trong chè ở một số nơi
(% chất tro)
Loại

CaO

MgO

K2O

P2O5

Chè chế biến ở Xrilanca

7,8

8,2

31,7

13,5

Chè chế biến ở Trung Quốc

8,9


6,0

30,3

13,7

Chè chế biến ở Trakvi (Liên Xô)

8,1

7,7

30,6

14,5

Lá chè tươi Gruzia (Liên Xô)

9,7

8,7

38,9

19,0

Cũng theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần
phải cung cấp N: 37,5 kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg.



15

Ngoài ra cần chú ý rằng, hàng năm trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ
bằng trọng lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraxêli thì lượng đạm
bị rửa trôi thường bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.
Theo dõi tại vùng chè Assam (Ấn Ðộ) thấy rằng hiệu lực của đạm tăng
lên đều đặn theo thời gian, hiệu suất 2 kg đạm của lần 1,2,3,4 lần lượt là
2,4,6,8 kg chè khô. ở Ðông Phi cho thấy: hiệu suất của 1 kg đạm là 4-8 kg chè
khô, nếu hiệu suất < 4kg chè khô/1 kg N thì đã xuất hiện một yếu tố nào khác
là lân hay kali.
Theo M.L Bziava (1973) liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng,
song để đạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Ðộ,
Srilanca... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn
độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế
biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy liều
lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và chất hòa tan trong búp chè
đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới hạn trên thì phẩm chất
chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên.
Protein kết hợp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lượng tanin
trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ancaloit trong
chè tăng lên làm cho chè có vị đắng[14]
Các nghiên cứu về phân bón cho chè của Viện Cây trồng Á nhiệt đới
(Grudia) cho thấy, để nâng cao sản lượng và chất lượng nguyên liệu chè, nâng
hàm lượng tanin, chất hòa tan và điểm thử nếm cảm quan, khi nương chè bón
lượng đạm thích hợp 300kg/ha trên nền P và K. Nếu tiếp tục nâng cao lượng
đạm sẽ không có hiệu quả kinh tế. Sử dụng lượng đạm cao thích hợp cho cây
chè khi bón phối hợp với phospho, kali, magiê và các nguyên tố vi lượng.



16

A. J. Nijarata đã giải thích ảnh hưởng xấu của lượng đạm dư đến phẩm
chất của chè như sau: lượng đạm dư của cây chè làm tăng sự phát triển của
mô gỗ trong cây kết quả là những phần non của cây chè chưa tích luỹ được
những chất quí giá nhất cho cây chè[18]
Những kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè của Liên Xô cho
thấy: ở cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là
3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 - 3,4% và
4,7 - 5,0% [18]
Kết quả phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô (cũ) cho thấy: ở
cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P2O) trong lá là 0,27 - 0,28%, trong búp là
0,5 - 0,75%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân tương ứng là 0,33 - 0,39%
và 0,82 - 0,86%. Nếu trong đất hàm lượng P2O5 là 30 - 32mg/100g đất, là
thiếu nhiều lân[17]
Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3
năm bón lân và liều lượng 126 - 196 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp
5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng bình quân 21 năm
về sau là 60-78%. Ở Liên Xô (cũ) trên đất đỏ hiệu quả phân lân ở những năm
sau thường cao hơn năm trực tiếp bón[6].
Kết quả nghiên cứu của Curxanốp (1954) và J.C.Nigaloblis Vili (1966)
ở Liên Xô (cũ) đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Katechin
trong búp chè có lợi cho chất lượng chè.
Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30-32 mg/100g đất thì cây chè sinh
trưởng bình thường, nếu là 10-12 mg/100g đất thì thiếu lân.
Trên những nương chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì trên
những loại đất mới khai phá hàm lượng K2O trong đất đủ cho yêu cầu sinh
trưởng phát triển của cây (20 - 25mg K2O/100g đất) ở những nơi thường xuyên
bón N, P với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì hiệu quả



17

việc bón K2O rất rõ rệt. Theo số liệu của G.S. Goziaxivili (1949) bón K2O trên
đất đỏ với liều lượng 80 - 320kg/ha có thể tăng sản lượng 28 - 55% so với đối
chứng bón N, P. Những nghiên cứu của A.D. Makharobitze (1948) cho thấy
phẩm chất nguyên liệu trong các công thức bón phân khác nhau được xếp theo
thứ tự sau: P, K, N và không bón. Những kết quả nghiên cứu của Liên Xô (cũ)
cho thấy hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu kali biểu hiện rõ, trên
1% thì cây sinh trưởng bình thường. Hàm lượng K2O 15mg/100g đất là thiếu
kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trưởng bình thường[12]
Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rõ rệt. Theo K.Djemukhatze chất
lượng chè nguyên liệu trong các công thức bón khác nhau được xếp theo thứ
tự P, K, N và sau cùng là không bón. Kết quả nghiên cứu của Liên Xô (cũ)
hàm lượng kali trong lá nhỏ hơn 0,5 thì cây thiếu kali[6].
Những công trình nghiên cứu của Acnôn (1954), Evan (1956), Grin
(1954), Nalia (1951), Nason (1953), Nicôla (1957), Staccây (1955), Mac
Euroi và Nason (1954) và những người khác, đều xác nhận là những nguyên
tố tham gia vào thành phần nhiều loại men và là chất hoạt hóa của nhiều loại
men ấy. Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu,
Bo, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục
trong tối. Bo và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp gluxit, làm cho
sự tổng hợp và vận chuyển sacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn (Scônich
1955). Mn, Zn, Cu, Mo và trong nhiều trường hợp cả Bo làm tăng độ hô hấp
và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử.
Phân vi lượng hiện nay đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong thực
tế nông nghiệp và được coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự
phát triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử dụng
phân vi lượng cho chè còn rất ít. Ở Srilanca đã nghiên cứu và sử dụng kẽm

sunfat hoặc axit kẽm để phun lên lá, hoặc bón borat phối hợp với N, P, K cho


18

chè ở những nơi xác định có hiện tượng thiếu kẽm và Bo. Kết quả nghiên cứu
của Tranturia (1973) cho thấy bón N, P, K phối hợp với 5 kg Zn và 5 kg B,
cho 1 ha, làm tăng phẩm chất của chè nguyên liệu.
- Godishvili G.C và Beridze A.F (1962) đã nghiên cứu việc sử dụng
phân khoáng thường xuyên bón vào đất chè dẫn dến sự biến đổi hoá học của
đất. Các chất dinh dưỡng được hoà tan mạnh hơn khi đất ẩm có mưa, nhất là
những vùng á nhiệt đới và đới ẩm các chất khoáng của dất thường bị rửa trôi.
Sử dụng phân chua sinh lý ở diều kiện thâm canh cao làm thúc đẩy mạnh
cường độ rửa trôi các Ion Bazo trong đất, trong đó có Mg. Khi bón NPK với
mức cao, độ chua của đất tăng cao, ngược lại hàm lượng bazơ lại giảm thấp:
CaO 14,4 mg/100g đất, đặc biệt MgO chỉ còn 1,8 mg/100g đất. Trong khi dó
đối chứng tương tự là CaO: 28,8. MgO: 5,8 mg/100g đất.
- Geus J.G.De, 1983: Việc sử dụng lâu dài amôn sunphát và các loại
phân chua sinh lý đã làm thay đổi đáng kể tính chất lý hoá học của đất. Trong
môi trường chua sự rửa trôi MgO lớn hơn CaO, mặt khác CaO được bổ sung
cùng việc bón lân còn MgO bị lấy đi cùng búp chè thu hoạch, sự thiếu hụt
MgO ngày càng trầm trọng. Sự thể hiện thiếu MgO của cây chè có nhiều
nguyên nhân: do nhiều năm sử dụng amôn sunphát liên tục, do nhiều năm sử
dụng kali trên đất liparit nghèo hoặc thiếu magiê, do thừa mangan trên đất tro
núi lửa. Khắc phục sự thiếu magiê người ta bón vào đất 125kg dolomit/1ha,
khi thiếu magiê nặng hơn bón 100 – 125 kg kiseserit (24% MgO), hoặc phun
MgSO4 một lần trên năm với nồng độ 2%/lá được thực hiện ở Srilanka, Nam
ấn Ðộ đã làm tăng sản lượng 11-16% trên các nương chè già.
2.2.5. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta cây chè được trồng trên nhiều loại đất, nhưng chủ yếu

là trên nhóm đất đỏ vàng. Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua,
độ dày tầng đất càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ


×