Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã an hưng, huyện an lão, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.16 KB, 53 trang )

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm rõ hơn những vấn đề về cả mặt lý luận và thực tiễn cơ bản của
công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở địa phương, bao gồm hiệu quả đạt được về
mặt kinh tế, xã hội, môi trường, và quy hoạch sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp mà rừng
cộng đồng mang lại.
- Phân tích, đánh giá, đồng thời xem xét việc quản lý rừng cộng đồng đã tác động
đến sinh kế, cuộc sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cộng
đồng của người dân ở địa phương như thế nào.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng cộng
đồng, cải thiện tốt hơn nữa đời sống của người dân trên địa bàn xã An Hưng, huyện
An Lão, tỉnh Bình Định trong những năm tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thống kê qua thống kê hàng năm của UBND
xã An Hưng, Huyện An Lão, Tỉnh Bình Định.
+ Các thông tin, tài liệu có liên quan đến các vấn đề rừng, tình hình quản lý rừng
cộng đồng trên thế giới va Việt Nam qua báo chí, tạp chí, mạng internet….
+ Các báo cáo Nghị quyết, số liệu cơ bản tình hình kinh tế xã hội của xã, huyện
nghiên cứu, thu thập tại phòng rừng phòng hộ, phòng tài nguyên huyện An Lão, tỉnh
Bình Định.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập qua phỏng vấn các chủ hộ gia đình trên địa
bàn nghiên cứu.
2.2. Công cụ xử lý số liệu:
Thông tin và số liệu sau khi thu thập sẽ được tính toán theo mục đích của đề tài
trên chương trình tính toán Excel.
2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Được dùng tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu
- Phương pháp phân tổ thống kê, phân thành các tổ để đánh giá.
- Phương pháp so sánh: Dựa vào số liệu tính toán để so sánh hiệu quả kinh tế
trồng rừng với các hoạt động sản xuất khác.


1
3. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
- Nghiên cứu công tác quản lý rừng cộng đồng tại địa bàn xã An hưng.
- Nghiên cứu và đánh giá hiệu rừng cộng đồng tới sinh kế của người dân.
- Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng, cũng như khó khăn của người dân về hoạt
động trồng rừng.
- Đưa ra nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh, xã hội,
môi trường tại địa bàn xã An Hưng.
* Về thời gian: nghiên cứu tình hình quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của
người dân xã An Hưng, huyện An Lão từ năm 2008 – 2013 với các số liệu thứ cấp và
trong năm 2013 với số liệu sơ cấp.
4. Những dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp: số liệu thống kê qua Niên giám thống kê hàng năm của UBND xã.
+ Những thông tin, các tài liệu có liên quan đến các vấn đề rừng cồng đồng trên
thế giới và Việt Nam qua báo chí,tạp chí, mạng Internet.
+ Các báo cáo Nghị Quyết, số liệu cơ bản tình hình kinh tế xã hội của xã, huyện
nghiên cứu, thu thập tại Phòng địa chính, Phòng kinh tế, Phòng tài nguyên môi trường,
Phòng thống kê của xã.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập qua phỏng vấn các chủ hộ, với số mẫu là 40 hộ được
chọn ở 2 thôn là thôn 3 và thôn 1 mỗi thôn chọn 20 hộ để điều tra.
5. Kết quả đạt được.
Thấy rõ được tình hình giao rừng, cũng như công tác quản lý rừng cộng đồng
của xã An Hưng nói riêng, và của cả tỉnh Bình Định nói chung.
Phân tích những mặt hạn chế, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
rừng cộng đồng trên địa bàn xã.
Đề xuất một số ý kiến, giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế của người
dân trên địa bàn xã.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

2
Rừng tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của cả nước. Nó
không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu về gỗ và các loại lâm đặc sản khác mà còn có tác
dụng phòng hộ, điều hoà không khí, bảo vệ môi trường, điều hoà dòng chảy hạn chế
tối đa tình trạng xói mòn và rửa trôi. Từ giá trị rừng mang lại chúng ta cần có giải pháp
quản lý sao cho hợp lý.
Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) đang trở thành một trong những phương thức
quản lý phổ biến ở Việt Nam. Luật đất đai 2003 và Luật bảo vệ và phát triển rừng
2004 ra đời tạo thành hành lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng thông qua
hình thức giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Lúc này cộng đồng được xem là một
chủ rừng thực sự, họ được xác lập quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, thiết lập quyền
lợi, nghĩa vụ và cơ chế hưởng lợi rõ rang
Xã An Hưng là một xã vừng cao của huyên An Lão, có tổng diện tích tự nhiên
6.636,39 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 5.580,20 ha, chiếm 84.08% tổng diện
tích tự nhiên. với địa hình tương đối phức tạp có tiềm năng về kinh tế trồng rừng,
người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, và trồng rừng. Với quỹ đất
lâm nghiệp hiện có, việc xác định cơ cấu sử dụng đất phù hợp với từng loại đất có ý
nghĩa quan trọng đến hiệu quả sử dụng đất và phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
Giao rừng cho thuê rừng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao
đời sống cho đồng bào các dân tộc miền núi, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ có hiệu
quả diện tích rừng hiện có và phát huy sử dụng tối đa lợi thế rừng, tiềm năng lao động
ở địa phương, bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng góp phần nâng
độ che phủ của rừng.
Để đạt được mục tiêu trên cần phải tăng cường công tác giao rừng, cho thuê rừng
cho các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và tang nguồn thu cho lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, áp lực về dân số tăng nhanh, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những
đối tượng này chủ yếu là hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa
vào phát nương làm rẫy, khai thác lợi dụng tài nguyên rừng.
3

Xuất phát từ thực tế trên, UBND xã An Hưng lập phương án giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp trên địa bàn xã cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức là cần thiết
và phù hợp với nhu cầu của người dân và trong giao đoạn xây dựng NTM trên địa bàn.
Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện dự án giao rừng cộng đồng của dân cư xã
An Hưng cũng như tác động của dự án đến sinh kế của người dân, tôi chọn đề tài
“Quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã An Hưng, huyện An Lão,
tỉnh Bình Định”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở địa phương, bao gồm hiệu
quả đạt được về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, và quy hoạch sử dụng hợp lý đất lâm
nghiệp mà rừng cộng đồng mang lại. Đồng thời xem xét việc quản lý rừng cộng đồng
đã tác động đến sinh kế, cuộc sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao
năng lực cộng đồng của người dân ở địa phương như thế nào. Từ đó đề ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng cộng đồng, cải thiện tốt hơn
nữa đời sống của người dân địa phương.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý rừng cộng đồng và sự thay đổi trong sinh kế
của người dân xã An hưng, huyện An Lão.
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn xã An Hưng, huyện An Lão.
Tình hình quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã An Hưng, huyện
An Lão từ năm 2008 – 2013.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tôi đã áp dụng trong đề tài này nhằm đạt
được mục tiêu nghiên cứu là:
- Phương pháp định lượng.
+ Thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội của thôn được thu
nhập qua các tài liệu lưu trữ tại UBND xã An Hưng, số liệu diễn biến rừng từ website
của Tổng cục thống kê, các báo cáo liên quan đến dự án lâm nghiệp cộng đồng được
thu thập tại Chi cục Lâm nghiệp Bình Định.

4
+ Thu thập thông tin sơ cấp
Xã có 2 thôn gồm thôn 1, thôn 3, đã tiến hành giao rừng quản lý nên để thực hiện
đề tài này tôi chọn số lượng 40 hộ từ thôn 3 và thôn 1. Trong đó mỗi thôn tôi chon 20
hộ để tiến hành điều tra.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ: Tiến hạnh chọn mẫu và tôi chọn số lượng
40 hộ ở 2 thôn, mỗi thôn chọn 20 hộ để phỏng vấn.
- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Tính toán trên Excel sau đó nhận xét
đánh giá kết quả.
5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC
VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Vai trò của rừng
Tài nguyên rừng là một yếu tố nguồn lực đặc biệt, là lá phổi xanh của toàn nhân
loại, có vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Rừng là nguồn gen vô tận của
con người, là nơi trú của các loài động thực vật quý hiếm. Rừng có vai trò cung cấp,
phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, xã hội.
a. Vai trò cung cấp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất tham gia vào tái sản xuất tổng hợp sản
phẩm xã hội. Hàng năm, một phần trong tổng số sản phẩm do ngành lâm nghệp sản xuất
ra dưới dạng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân và đời
sống xã hội. Các sản phẩm của ngành lâm nghiệp có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối
cùng nhưng cũng có thể là yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất khác. Trong số sản
phẩm chính của ngành lâm nghiệp phải kể đến sản phẩm gỗ. Gỗ cung cấp cho các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình.
Ngày nay hầu như không có một ngành nào không dùng đến gỗ, vì nó là nguyên liệu
phổ biến, dễ gia công chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người ưa

chuộng. Lâm sản ngoài gỗ, ví dụ như là mây tre song nứa, chất đốt – củi, thực phẩm
(rau, nấm…), dược liệu (nhân sâm…), hương liệu (trầm…), và các lâm sản khác.
b. Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng
- Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa
trôi, thoái hóa đất, chống bồi lắng sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn
hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.
- Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của
nước mặn… bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển.
6
- Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí,
giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
- Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch, góp phần bảo
vệ an ninh quốc phòng.
- Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi
dự trữ sinh quyển bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
c. Vai trò xã hội
Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trên địa bàn miền núi và trung du là chủ yếu, ở đó
đại bộ phận dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập thấp, đời sống khó khăn
và phụ thuộc nhiều các hoạt động sinh kế từ rừng.
Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình và
cộng đồng địa phương đã thu hút dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động trồng,
nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác chế biến lâm sản. Thông qua các hoạt động khai
thác từ rừng, một bộ phận dân cư miền núi sẽ có thu nhập từ rừng, góp phần xóa đói
giảm nghèo.
1.1.1.2. Quản lý rừng cộng đồng
a. Khái niệm
Thuật ngữ “Quản lý rừng cộng đồng” (Community Forest Manager) được Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lần đầu tiên định nghĩa vào
năm 1991 với nội dung: “Quản lý rừng cộng đồng diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn
người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản

phẩm này”.
b. Vai trò của quản lý rừng cộng đồng
- Góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm và
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng.
- Nhằm bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện còn nhằm phát huy tính
năng và tác dụng nhiều mặt của khu rừng này, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an
ninh quốc phòng văn hóa du lịch trên địa bàn.
- Làm cho rừng có chủ thật sự, cả cộng đồng lẫn từng người dân gắn bó với khu
rừng trên nền tảng lợi ích của việc bảo vệ và phát triển khu rừng gắn liền cụ thể sát
7
thực với lợi ích của chính họ. Tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ và phát
triển rừng trên toàn vùng.
c. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng
Các hình thức quản lý rừng trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ lâu đời trong
các cộng đồng dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Truyền thống quản lý rừng của họ được
thể hiện ở những lệ tục giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước, luật tục bảo vệ rừng,
bảo vệ cây cối của nhiều làng xã.
Để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không thể bỏ qua
việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gần rừng trong việc quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng trong việc quản lý
nguồn tài nguyên này vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo
ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn.
Theo quan điểm của đại đa số nhà nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực rừng cộng
đồng dựa trên định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO) thì rừng cộng đồng có thể là những diện tích rừng do cộng đồng dân cư thôn
hoặc liên thôn, nhóm hộ gia đình hoặc nhóm sở thích cùng quản lý, bảo vệ và sử dụng.
Trên cơ sở điều tra tại tỉnh Bình Định, có thể phân chia thành 5 hình thức rừng
cộng đồng sau:
1) Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn bản quản lý
Quản lý rừng cộng đồng là hình thức quản lý chủ yếu và chiếm phần lớn diện

tích của mỗi bản. Cộng đồng các bản có nội quy riêng quy định việc bảo vệ, khai thác
sử dụng và xử phạt nếu có vi phạm luật tục.
2) Rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ quản lý
Đối tượng quản lý là rừng chung của bản nhưng được chia cho các nhóm hộ theo
từng vùng để dễ quản lý bảo vệ và thực chất việc sử dụng rừng vẫn là chung của bản.
Nét nổi bật là trách nhiệm của các hộ đối với rừng cộng đồng được quy định cụ thể
hơn và giúp bản dễ dàng quản lý. Do vậy trong quá trình quản lý và bảo vệ không xảy
ra tranh chấp về diện tích và tài nguyên rừng giữa các nhóm sử dụng trong bản.
3) Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục, hương ước
4) Rừng giao cho cộng đồng liên thôn quản lý
8
5) Rừng giao cho nhóm sở thích (câu lạc bộ quản lý)
Trong 5 hình thức trên thì hình thức 1, 2, 4 và 5 được nhà nước công nhận chính
thức và ở hình thức 3 rừng cộng đồng được quản lý theo hương ước, chưa được nhà
nước chính thức công nhận nhưng mặc nhiên được thừa nhận.
d. Các tiêu chí đánh giá quản lý rừng cộng đồng
- Tiêu chí kinh tế:
+ Diện tích rừng của cộng đồng được trồng, bảo vệ, khoanh nuôi.
+ Khối lượng lâm sản khai thác từ rừng cộng đồng cho tiêu dùng hoặc bán.
+ Cơ cấu thu nhập từ rừng trong toàn bộ thu nhập của hộ gia đình.
- Tiêu chí Lâm sinh và bảo vệ môi trường:
+ Diện tích rừng được bảo vệ, không bị chặt phá.
+ Độ che phủ thay đổi so với thời gian trước.
+ Tác dụng về duy trì nguồn nước của các sông suối, ao hồ.
- Tiêu chí về xã hội:
+ Công lao động cho các hoạt động lâm nghiệp.
+ Số lớp tập huấn, số người tham gia vào các lớp tập huấn về quản lý rừng cộng đồng.
+ Thực hiện hương ước bảo vệ và phát triển rừng.
+ Số người và vụ vi phạm các quy định của hương ước…
1.1.1.3. Sinh kế và sinh kế bền vững

a. Khái niệm sinh kế
Về định nghĩa theo từ điển tiếng anh, sinh kế (livelihood) là những phương thức cho
một cuộc sống nó không đồng nghĩa với thu nhập bởi vì nó quan tâm trực tiếp đến những
phương thức (cách thức – ways, means) mà một cuộc sống đạt được (Ellis, 2000).
Chambers and Conway (1992) cho rằng, sinh kế là sự kết hợp những khả năng,
các nguồn vốn tài sản và những hoạt động cần thiết để duy trì cuộc sống của một cá
nhân hay hộ gia đình.
b. Khái niệm sinh kế bền vững
Sinh kế được coi là bền vững (sustainable livelihood) khi có thể đương đầu và
vượt qua những áp lực và sốc, đồng thời duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài
9
sản ở cả hiện tại và tương lai, nhưng không gây ảnh hưởng đến nguồn lực tự nhiên
(Rakodi, 1999).
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) (2001), sinh
kế bền vững là định nghĩa được mô tả bao gồm các khía cạnh sau:
- Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài.
- Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài.
- Được thích nghi hóa để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế của
người khác.
c. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên, kinh
tế - xã hội như yếu tố môi trường tự nhiên, yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa, xã hội, yếu
tố khoa học, kỹ thuật, yếu tố pháp luật, yếu tố kinh tế. Nhóm nhân tố này ảnh hưởng
đến việc các hoạt động sinh kế được thực hiện như thế nào, có phù hợp hay không và
hoạt động sinh kế đó diễn ra gặp thuận lợi hay khó khăn gì.
Nhóm nhân tố bên trong bao gồm các nhân tố thuộc về năng lực và nguồn lực
của từng cá nhân, hộ gia đình như: lao động, nhân khẩu, đất đai, vốn đầu tư cho sản
xuất, trình độ của cá nhân, hộ gia đình… Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến việc ra
quyết định lựa chọn hoạt động sinh kế nào cho phù hợp với các nguồn lực sẵn có của

gia đình.
d. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hoạt động sinh kế của người dân
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu cho biết quy mô lợi ích của hoạt động
trồng rừng được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức:


- Trong trường hợp của đề tài vốn đầu tư đã phát sinh trong quá khứ, ta sử dụng
công thức giá trị tương lai ròng để đưa về mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức:
10
n
t = 0
B
t
– C
t
(1 + r)
t
NPV =

n
t = 0
B
t
(1 + r)
n-t
-
NFV =

C
t

(1 + r)
n-t


n
t = 0
Trong đó:
o B
t
: Giá trị thu nhập từ trồng rừng ở năm t.
o C
t
: Chi phí trồng rừng của năm t.
o r: lãi suất tiền gởi ngân hàng.
o n: số năm của chu kỳ trồng rừng.
o t: năm thứ t của chu kỳ trồng rừng.
1.1.1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội của thôn được thu
nhập qua các tài liệu lưu trữ tại UBND xã An Hưng, số liệu diễn biến rừng từ website
của Tổng cục thống kê, các báo cáo liên quan đến dự án lâm nghiệp cộng đồng được
thu thập tại Chi cục Lâm nghiệp Bình Định.
b. Thu thập thông tin sơ cấp
Xã có 2 thôn gồm thôn 1, thôn 3 đã tiến hành giao rừng quản lý nên để thực hiện
đề tài này tôi chọn số lượng 40 hộ từ thôn 3 và thôn 1. Trong đó mỗi thôn tôi chon 20
hộ để tiến hành điều tra.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1.2.1. Tình hình tài nguyên rừng Thế Giới
Theo đánh giá tài nguyên rừng do FAO thực hiện(FRA) diện tích rừng thế giới
hiện nay có khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành tinh. Tuy

nhiên, diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng. Từ năm 2000 đến 2012,
toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km2 rừng, lớn hơn diện tích nước Mông Cổ. Cũng
trong thời gian đó đã hình thành 800.000 km2 rừng mới trồng.
Brazil đã thành công trong việc bảo vệ rừng. Trong khi từ 2003 đến 2004, nước
này đã phá khoảng 40.000 km2 rừng thì tới 2010 và 2011, mức độ triệt hạ rừng đã
giảm một nửa.
Tại Indonesia tỷ lệ rừng bị triệt hạ tăng. Từ 2011 đến 2012 đã biến mất gần
20.000 km2 rừng mưa nhiệt đới – tăng trên gấp đôi so với thời kỳ bắt đầu tiến hành
11
quan sát. Bất chấp một lệnh cấm của chính phủ ban hành năm 2011, những tháng sau
đó việc triệt hạ rừng đã diễn ra mạnh mẽ hơn.
Sự mất mát rừng ngày càng tăng còn diễn ra ở Malaysia, Paraguay, Bolivia,
Sambia và Angola.
32% diện tích rằng bị giảm trên toàn thế giới là rừng nhiệt đới.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000-2012, ở vùng đông nam Mỹ đã khai thác
31% diện tích rừng đồng thời song song là việc trồng lại rừng. Điều này phản ánh việc
thâm canh rừng ở Mỹ.
Diện tích rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây cũng có nhiều diện tích trồng
mới rừng. Tại Đức trong khoảng thời gian từ năm 2000-2012, theo nghiên cứu này, đã
có 4.980 km2 rừng bị biến mất, trong khi diện tích trồng mới là 2585 km2.
1.1.2.2. Tình hình tài nguyên rừng ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, hiện nước ta có tổng diện tích rừng là
13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha.
Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta thuộc loại rừng nghèo
hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm trên 9%.
Thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm thì đầu năm đến tháng 9/2010 có 1.553,68
ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta
đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và độ che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã
bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong
đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi do

biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, VN nói chung và miền Trung nói riêng sẽ tiếp tục
phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino,
La Nina gây ra với tần suất ngày càng nhiều và khốc liệt.
1.1.2.3. Hiện trạng phát triển lâm nghiệp cộng đồng Thế Giới và Việt Nam
a. Lâm nghiệp cộng đồng trên Thế Giới
Tổ chức và quản lý các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng mỗi nước đã hình thành
các hình thức tổ chức quản lý khác nhau. Nepal: Thành lập các nhóm sử dụng rừng
trên cơ sở cùng nhau quản lý các khu rừng không theo vị trí lãnh thổ. Indonesia: Thành
lập các làng lâm nghiệp do các công ty khai thác gỗ tài trợ. Philippines: Cấp giấy phép
12
sử dụng đất cho cộng đồng. Cộng đồng có thể hợp đồng trồng rừng và bảo vệ rừng với
Nhà Nước. Ấn Độ: Thành lập hội đồng lâm nghiệp thôn bản cùng quản lý các hoạt
động lâm nghiệp với phòng lâm nghiệp và ban quản lý dự án lâm nghiệp xã hội. Thái
Lan: Hình thành các làng lâm nghiệp do Cục lâm nghiệp hoàng gia đầu tư. Trung
Quốc: Lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức theo các hình thức là trang trại lâm nghiệp
làng bản, tổ hợp liên kết lâm nghiệp và lâm nghiệp hộ gia đình.
b. Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO),
Việt Nam là một trong số 10 nước có diện tích trồng rừng lớn nhất trên thế giới. Nhận
thức được việc mất rừng là tổn thất nghiêm trọng đang đe dọa sức sinh sản lâu dài của
nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương
trình rộng lớn nhằm xanh hóa những vùng đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa chữa
những sai lầm trong công cuộc phát triển thiếu quy hoạch của mình trong những năm
qua. Nhìn chung, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được nền tảng vững chắc để phát
triển quản lý lâm nghiệp cộng đồng thông qua chính sách đổi mới về quyền hưởng
dụng đất. Giao đất giao rừng là điều kiện tiên quyết quan trọng và cần thiết để cộng
đồng địa phương quản lý rừng bền vững, thu được lợi ích từ rừng và tham gia và quá
trình ra quyết định một cách chủ động. Cuối năm 2011, khoảng 26% tổng diện tích
rừng trên cả nước là do người dân địa phương quản lý, dưới hình thức hộ gia đình, cá
nhân hoặc tập thể. Tuy nhiên, chỉ có quyền vẫn chưa đủ. Việc chuyển giao quyền

hưởng dụng sẽ chỉ đem lại những tác động môi trường, kinh tế, chính trị và văn hóa
mong muốn với điều kiện cộng đồng địa phương có thể thực hiện được quyền của họ
như pháp luật quy định.
1.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng trên địa bàn xã An Hưng,
huyện An Lão
a. Hiện trạng sử dụng đất
Kết quả điều tra hiện trạng các loại đất của xã An Hưng tính đến tháng 10 năm
2012 hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã An Hưng như sau:
Tổng diện tích tự nhiên của xã: 6.636,39 ha, trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp: 5.746,55 ha, chiếm 86,6% diện tích tự nhiên
13
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1.102,88 ha
+ Đất sản xuất lâm nghiệp: 4.643,20 ha, trong đó:
+ Đất xây dựng rừng phòng hộ: 3.201,93 ha
+ Đất xây dựng rừng sản xuất: 1.441,27 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 0.47 ha
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 297.98 ha, chiếm 4,5 % diện tích tự nhiên
- Nhóm đất đồi chưa sử dụng: 591,86 ha, chiếm 8,9% diện tích tự nhiên
b. Hiện trạng tài nguyên rừng
Bảng 1: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng
Đơn vị tính: ha
TT Loại đất, loại rừng Tổng cộng Phòng hộ Sản xuất
Diện tích tự nhiên 6.636,39 4.440,62 2.195,77
A. Đất Lâm nghiệp 4.643,20 3.201,93 1.441,27
1. Rừng tự nhiên 4.260,80 2.983,00 1.277,80
a) Rừng gỗ lá rộng 4.260,80 2.983,00 1.277,80
- Rừng trung bình 857,20 857,20 -
- Rừng nghèo 1.390,80 676,70 714,10
- Rừng phục hồi 2.012,80 1.449,10 563,70
b/ Rừng hỗn giao

2. Rừng trồng 382,40 218,93 163,47
- Rừng gỗ có trữ lượng 199,32 109.20 90,12
- Rừng gỗ chưa có trữ lượng 183,08 109,73 73,35
B. Đất chưa sử dụng khác 1.162,19 1.238,69 523,50
- Đất trống trảng cỏ IA 85,40 38,30 47,10
- Đất trống cây bụi rải rác IB 852,99 580,39 272,60
- Đất trống có cây gỗ rải rác IC 823,08 620,00 203,80
C. Đất khác 231,00 - 231,00
(Nguồn: Số liệu thống kê xã)
14
Qua bảng trên cho thấy:
Diện tích đất rừng phòng hộ: 3.201,93 ha chiếm 68,96%
Diện tích đất rừng sản xuất: 1.441,27 ha chiếm 31,04%
Tiềm năng kinh doanh trồng rừng sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, cần lưu ý đầu tư
cây trồng rừng nguyên liệu, đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã An Hưng, huyện An Lão
1.2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
Xã An Hưng nằm phía Đông trung tâm huyện An lão. Có giới cận cụ thể như sau:
- Phía Bắc: Giáp xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Nam: Giáp thị trấn An Lão.
- Phía Đông : Giáp huyện Hoài Nhơn.
- Phía Tây: Giáp xã An Trung.
Xã An Hưng là một vừng cao cách trung tâm huyện 2 Km, có tứ cận tiếp giáp, có
5 thôn, có diện tích tự nhiên là 11.600,5 ha và dân số là 1370 người.
1.2.1.2. Địa hình địa thế
Xã An Hưng cũng như huyện An Lão nằm trong vừng chuyển tiếp giữa cao
nguyên Gia Lai nên địa hình có độ dốc cao, không bằng phẳng. Địa hình chủ yếu là
đồi núi và ruộng bậc thang bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Các sông suối có độ gấp
khúc lớn, độ dốc cao, ruộng đất có địa hình bậc thang.

1.2.1.3. Khí hậu, thủy văn
Nằm trong vùng khí hạu gió mùa nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt:
Mùa khô: Từ tháng 02 đến tháng 09 có gió mùa Đông bắc mang đặc tính khí hậu
nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng. Vào tháng 6,7 thường có gió Lào, hâu như không có mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau do ảnh hưởng của khí hậu
vùng cao nguyên Gia Lai nên lượng nước mưa tương đối lớn.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 – 26
0
C.
+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm từ 80 – 85% có
tháng độ ảm cao tới >90%.
+ Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 2.900 – 3.000 mm.
15
1.2.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng
Xã An Hưng với nguồn đất đai rất phong phú nhưng chiếm ưu thế vẫn là đất
Feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá sét và biến chất. Đất có thành phần cơ giới thịt
trung bình, tỉ lệ hạt sét trong đất cao tạo ra lực liên kết giữa các hạt đất khá chặt, khả
năng thấm nước từ kém đến trung bình, độ phì tự nhiên của đất từ trung bình đến khá.
Nhóm đất này thích hợp cho trồng rừng phòng hộ, trồng rừng theo hướng đa
dạng hoá cây trồng.
Ngoài ra còn có đất Feralit vàng nhạt phát triển trên nền đá cát thành phần cơ giới
từ cát pha đến thịt nhẹ, tỉ lệ hạt cát cao, kiến trúc hạt dời dạc, lực liên kết giữa các hạt đất
kém, tỉ lệ mùn từ trung bình đến giàu, tuỳ thuộc vào lớp thảm thực vật che phủ. Độ dày
tầng đất từ mỏng đến trung bình, độ phì tự nhiên từ trung bình đến khá. Nhóm đất này
thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã An Hưng, huyện An Lão
1.2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Toàn xã có 5 thôn, dân số toàn xã là 357 hộ, 1370 nhân khẩu ( dan tộc Hrê chiếm
97% ) , số lao động trong độ tuổi: 680 người, chiếm 52,8% dân số, trong đó: lao động
nông nghiệp chiếm tỷ lệ: 90%, lao động trong công nghiệp chiếm 1%, lao động trong

thương mại dịch vụ chiếm 4%, lao động khác chiếm tỷ lệ 5% trong tổng số lao động
của xã.
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Từ nguồn vốn hỗ trợ cho ngân sách xã theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg đã
triển khai sửa chữa, nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt tại thôn 3, 4, 5 .Hiện nay các
công trình đã nghiêm thu, ban giao cho thôn quản lý sử dụng.
Từ nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí 2013 và nguồn phát triển đất trồng lúa theo
Nghị định số 42/2012 NĐ-CP của 6 tháng cuối năm 2012, năm 2013 xây dựng kênh
mương nội đồng tại Đồng làng thôn 4.
Nạo vét hơn 418 mét tuyến mương đập Nước Thinh tại thôn 2 do lũ, lụt trong
tháng 11 gây ra.
16
1.2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
a. Lĩnh vực văn hóa – xã hội
a.1. Giáo dục
Kết thúc năm học 2012-2013 toàn xã có 251 học sinh (khối mẫu giáo 102 học sinh,
khối tiểu học 149 học sinh); học sinh khá, giỏi ở bậc tiểu học 55 em, chiếm tỷ lệ 36,9% ;
học sinh trung học 88 em, chiếm tỷ lệ 59,1% ; học sinh yếu 06 em, chiếm tỷ lệ 4,1%.
Trong năm 2013-2014, toàn xã có 261 học sinh ( trong đó mẫu giáo 108 cháu;
Tieur học 153 em. Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
triển khai thực hiện đề án giáo dục giai đoạn 2010-2020 chung của huyện.
Toàn xã có 20 em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp ( trong đó 13 em đang theo học đại học; 1 em đang theo học cao đẳng
và 06 em đang học các trường trung cấp chuyên nghiệp)
a.2. Y tế
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được duy trì thường xuyên, tổ
chức khám cấp thước BHYT cho 1.663 lượt người; công tác y tế dự phòng luôn được
chú trọng, cán bộ y tế xã luôn giám sát cơ sở nắm bắt tình hình để có hướng xử lý kịp
thời, trong năm không để dịch bệnh xảy ra. Tổ chức tiêm phòng đủ 7 loại vacxin cho
trẻ em dưới 1 tuổi là 40 trẻ; tiêm phòng sởi mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi 39 trẻ; 360 từ

0-06 tháng tuổi được uống Vitamin A; 32 phụ nữ có thai được tiêm phòng mũi 2 trở
lên; 32 bà mẹ sinh con trong năm được uông Vitamin A.
Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi luôn duy trì và
thực hiện. Tỉ lệ SDD theo cân nặng là 27,47%, giảm so với năm 2012 là 1,52%.
a.3. Văn hóa thông tin – thể thao
Hoạt động VHTT-TDTT, truyền thanh có bước chuyển biến, phục vụ nhiệm vụ
của địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Tổ chức nhiều
đợt tuyên triền sâu rộng nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, tiếp tục việc tuyên triền đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Tổ chức giải bóng chuyền mừng Đảng, Mừng Xuân hàng năm;
tham gia giải bóng chuyền do huyện tổ chức; tổ chức đêm giao lưu cồng chiêng đón
mừng năm mới ở xã và các thôn tổ chức đêm giao lưu đón giao thừa. Tổ chức thành
17
công Đại hội Thể Dục Thể thao toàn xã lần thứ V đã tạo được tâm lý phấn khởi trong
toàn xã hội. Công tác bảo tồn, gìn giữ di tích văn hóa được chú trọng.
b. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh
b.1. Quốc phòng
Tình hình an ninh quốc phòng luôn giữ vững, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng
chiến đấu, bảo vệ an toàn các ngày lễ và bảo vệ địa phương vững chắc. chỉ đạo công tác
tổ chức tập huấn, huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ theo đúng kế hoạch (năm thứ
nhất 10 đồng chí, năm thứ 2-4 là 7 đồng chí). Tổ chức luyện tập, tham gia Hội thao và
đảm bảo 100% quâ dự bị động viên cho cuộc diễn tập tại huyện tây sơn.
Chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện và hướng dẫn công
tác xây dựng lực lượng DQTV, Ban CHQS xã tổ chức rà soát công dân trong độ tuổi
DQTV, phối hợp cùng với cấp ủy chỉ bộ, ban thôn tuyển chọn những công dân có đủ
điều kiện để kết nạp vào lực lượng dân quân. Tổng biên chế lực lượng dân quân toàn xã
có 41 đ/c, đạt 3,1% so với dân số ( trong đó: đảng viên 11 đ/c, chiếm 26,8%, đoàn viên
30 đ/c, chiếm 73,2%) dân quân cơ động 15 đ/c, chiếm 36,6% Tổng bien chế DQTV.
Công tác tuyên triền Luật nghĩa vụ quân sự trong thanh niên hàng năm được chú
trọng, năm 2013 có 07 thanh niên nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu trên giao 9 có 1 đảng

viên, chuẩn bị tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt 1 năm 2014.
Tổng số thanh niên từ 18-25 tuổi đủ điều kiện khám tuyển là 21 thanh niên, lên khám
21/21 thanh niên, đạt 100% kết quả có 07 thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ trong đó
có 01 đảng viên.
b.2. An ninh
An ninh chính trị luôn được giữ vững, các vụ việc về tình hình trật tự an toàn xã
hội giảm. Trong năm 2013 trên địa bàn xảy ra 3 vụ. Trong đó 1 vụ cắt trộm ống nước
tại thôn 5, Công An xã đã xử lý và phạt hành chính, 1 vụ xâm hại sức khỏe người khác
tại thôn 4 và thôn 1 vụ mất tiền tại thôn 2 ( Công An Huyện xử lý).
Công tác quản lý hành chính về ANTT luôn được đảm bảo, tổ chức tốt việc trực
bảo vệ trong các ngày lễ, tết theo đúng quy định, thường xuyên kiểm tra công tác lưu
trú trên địa bàn, tăng cường công tác tuyên triền pháp luật ở các thôn về công tác giữ
gìn trật tự ATGT, cũng cố và kiệm toàn lực lượng công an từ xã đến thôn.
18
Tổ chức thành công buổi diễn đàn “Công An lắng nghe ý kiến nhân dân” cho
nhân dân thôn 3 và thôn 1, địa điểm tại thôn 3 có 88 người dân tham dự.
c. Lĩnh vực kinh tế
Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, canh tác nương rẫy vẫn là
phổ biến. Những năm gần đây, trong xã phát triển mạnh nhiều loại cây con như keo
lai, mỳ cao sản, lúa lai, bò lai…đã góp phần cải thiện sản xuất, nâng dần cuộc sống
người dân địa phương.
c.1. Sản xuất nông nghiệp:
c.1.1. Trồng trọt:
Diện tích gieo sạ lúa nước: 182 ha, tỉ lệ cấp I hóa giống lúa đạt 100% diện tích.
Trong đó lúa lai chiếm từ 65%, năng suất bình quân 52 tạ/ha, sản lượng thóc 939,2 tấn.
Vụ Đông-Xuân diện tích: 110 ha; năng suất bình quân 52 tạ/ha, sản lượng 572 tấn.
Vụ hè-Thu diện tích: 72 ha, năng suất bình quân 51 tạ/ha, sản lượng 367,2 tấn.
Tổng sản lượng lương thực 961,45 tấn ( trong đó: thóc 939,2 tấn, ngô 22,25 tấn).
Cây ngô: 05 ha, năng suất bình quân 44,5 tạ/ha, sản lượng 22,25 tấn.
Cây mì: 95 ha, năng suất 175 tạ/ha, sản lượng 1.662,5 tấn.

c.1.2. Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc 1.400 con. Trong đó: Đàn trâu 450 con, đàn bò 450 con (bò lai
135 con, chiếm 36,5%), đàn lợn 500 con.
Tỉ lệ tiêm phòng đàn trâu, bò đạt trên 85%.
Tỉ lệ tiêm phòng đàn lợn đạt trên 80%.
Tổng đàn gia cầm: 1.100 con (đàn gà 1.000 con, đàn vịt 100 con).
Diện tích nuôi cá nước ngọt 0.75 ha, sản lượng đánh bắt 0,74 tấn.
c.1.3. Lâm nghiệp:
Đẩy mạnh công tác giao khoán QLBV rừng cho nhân dân theo đề án thực hiện
NQ 30a của Chính Phủ, ngành nông nghiệp, các hội đoàn thể tập trung hướng dẫn
nhân dân xay dựng các mô hình kinh tế trang trại Nông-Lâm kết hợp, phát triển diện
tích trồng cây nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ bản địa 60 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
mây tự nhiên.
19
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG VÀ SINH KẾ
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ AN HƯNG, HUYỆN AN LÃO
2.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở XÃ AN HƯNG,
HUYỆN AN LÃO
2.1.1. Căn cứ và điều kiện giao rừng
2.1.1.1. Căn cứ giao rừng
Theo nguyện vọng của nhóm hộ thôn 1, thôn 3, xã An Hưng, huyện An Lão về việc
giao rừng tự nhiên ổn định lâu dài để quản lý bảo vệ cùng với chính sách hưởng lợi thông
qua bảo vệ rừng, đồng thời nhằm để khắc phục những tồn tại trong chính sách khoán rừng
để bảo vệ hiện nay, UBND huyện An Lão đã chỉ đạo ban quản lý rừng phòng hộ phối hợp
với UBND xã An Hưng cùng với các ngành có liên quan hướng dẫn nhóm hộ thôn 1, thôn
3, xây dựng phương án giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn.
Ngày nay, nạn phá rừng diễn ra ngày càng phổ biến, chủ yếu là dân cư địa
phương và do người dân thờ ơ trước hành vi phá rừng của người khác. Nhiều lý do
được người dân đưa ra, có thể là do đời sống, việc làm, sức ép của cầu lâm sản và
người dân chưa thấy được lợi ích của bản thân cũng như cộng đồng nơi họ đang sinh

sống. Để quản lý rừng tốt hơn thì việc phát triển lâm nghiệp theo hướng cộng đồng là
một hướng đi cần thiết cho ngành lâm nghiệp. Nhờ đó, vai trò của người dân trong
việc làm chủ thật sự và hưởng lợi từ rừng tốt hơn nên ai cũng ủng hộ.
- Luật đất đai năm 2003 và luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc hướng
dẫn thi hành luật đất đai.
- Nghi định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của chính phủ về việc hướng dẫn
thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của thủ tướng chính phủ về
một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
20
2.1.1.2. Điều kiện giao rừng
a. Điều kiện cần:
- Chủ thể quản lý là chủ thể mạnh.
- Khách thể cần quản lý đang bị xâm hại nghiêm trọng.
- Ý chí và nguyện vọng của người dân trong thôn.
b. Điều kiện đủ:
- Công cụ pháp luật là chỗ dựa của chủ thể.
- Có cơ hội để thúc đẩy quan hệ phối hợp xử lý tình huống (giao thông và thông tin).
- Có cơ hội giải quyết việc làm nâng cao thu nhập.
- Hệ thống chính trị mạnh và có ý thức bảo vệ rừng.
Thôn 1, thôn 3, có những đặc điểm đáp ứng được những điều kiện trên: Thành
lập Ban quản lý gồm trưởng thôn và tổ bảo vệ rừng có trình độ, năng lực, khả năng
điều hành tốt quản lý bảo vệ rừng trong thôn. Đối với các khách thể cần được bảo vệ
thì rừng tự nhiên của 2 thôn hiện đã và đang bị xâm hại, nếu không được quản lý bảo
vệ tốt sẽ dẫn đến nguy cơ mất rừng. Ý chí và nguyện vọng của người dân trong thôn
đều muốn quản lý bảo vệ rừng và có chính sách hưởng lợi từ rừng.

2.1.2. Tiến trình giao rừng cho cộng đồng dân cư xã An Hưng, huyện An Lão
2.1.2.1. Tiến hành điều tra rừng tự nhiên tại xã
Việc điều tra được thực hiện với sự tham gia của cán bộ Hạt kiểm lâm Huyện,
cán bộ địa chính, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ xã và trưởng thôn,
tiến hành năm 2007.
Điều tra diện tích rừng tự nhiên tại TK 79, tiến hành phân lô khoảnh trên bản đồ,
cắm mốc, đánh dấu ngoài thực địa. Thu thập số liệu cơ bản về lâm sinh trên lô khoảnh
điều tra để từ đó có cái nhìn sơ bộ về thực trạng rừng, chất lượng rừng mà thôn chuẩn
bị được quản lý.
2.1.2.2. Tiến hành quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của xã
a. Công tác chuẩn bị:
Sau khi phương án giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp thong qua Hội đồng nhân
dân xã và trình UBND huyện phê duyệt, UBND xã tiến hành lập hội đồng xét duyệt
đất đai (nếu chưa có) và tổ giúp việc giao đất lâm nghiệp xã.
21
-Xây dựng kế hoạch , chuẩn bị kinh phí, vật tư, kỹ thuật phục vụ cho việc giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp.
-Hợp đồng với đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân theo quy định.
b. Các bước trình tự tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở số liệu đất lâm nghiệp được giao mới, cho thuê ; đất được công nhận
quyền sử dụng đất và đất có khả năng đưa vào giao, cho thuê thì cần được tổ chức thực
hiện như sau:
-Tổ chức họp dân, phổ biến chủ trương, các chính sách của nhà nước về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân nhận đất và cho thuê đất.
-Kiểm tra thực địa vị trí, địa điểm khu vực dự kiến giao, cho thuê đất để đảm bảo
các điều kiện phù hợp theo quy hoạch 3 loại rừng.
-Tổ chức dồn điền, đổi thửa các diên tích đất chưa đảm bảo điều kiện giao đất
theo quy định (0.5 ha) để đảm bảo lập hồ sơ giao đất theo quy định.
-Hướng dẫn, cấp phát, và tiếp nhận đơn đề nghị giao đất, thuê đất của nhân dân.
-Tổ chức đo thực địa, xác định diện tích, hiện trạng sử dụng đất.

- Hội đồng xét duyệt đất đai xã tăng cường công tác thẩm tra và tổ chức xét duyệt
từng trường hợp cụ thể về điều kiện giao, cho thuê và giải quyết các khiếu nại về đất đai.
-Sau khi thẩm tra đủ điều kiện về giao , cho thuê đất theo qquy định , UBND xã
tiến hành xác nhận đơn, lập danh sách niêm yết công khai từng trường hợp và hoàn
thành hồ sơ chuyển đến cơ quan chức năng cấp huyện.
-Sau khi nhận được quyết định giao , cho thuê đất, UBND xã tổ chức thực hiện
bàn giao đất ngoài thực địa và đóng cột mốc, có sự chứng kiến, xác nhận của chủ liền
kề, đại diện chủ hộ, và xác nhận cảu UBND xã, đồng thời trao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho người nhận đất.
Trong thời gian thực hiện các bước nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nào không đủ
điều kiện được giao, cho thuê thì UBND xã sẽ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do về
việc không đủ điều kiện giao đất, cho thuê đất.
2.1.2.3. Tiến hành xây dựng hương ước
* Các giải pháp thực hiện
Căn cứ bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ đất lâm nghiệp đã được cấp thẩm
22
quyền phê duyệt theo chức năng loại đất, loại rừng đã xá định. Điều kiện được giao và
cho thuê đất lâm nghiệp sẽ tiến hành như sau:
a. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
-Giao đất lâm nghiệp cho những hộ có Hộ khẩu thường trú tại địa phương, thuộc
diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tiếp sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm nghiệp
thiếu đất sản xuất, hoặc không có đất sản xuất. Nhưng phải có đủ khả năng lao động ,
điều kiện nhân lực, tài chính thực hiện việc trồng rừng và quản lý rừng.
-Cho thuê đất: Hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài địa phương được thuê đất lâm
nghiệp theo quy định tại nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính
Phủ về thi hành luật đất đai.
b. Đối với tổ chức:
-Đất lâm nghiệp xin thuê phải phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch
sử dụng đất.
-Có đủ năng lực về tài chính và dự án đầu tư trồng rừng sản xuất được cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt.
c. Hạn mức giao, cho thuê đất lâm nghiệp:
-Đối với hộ ở gia đình, cá nhân: căn cứ vào quỹ đất của địa phương, nhưng quyết
định giao, cho thuê tối thiểu từ 0.5ha trở lên và tối đa không quá 30 ha/ hộ, hạn sử
dụng không quá 50 năm.
-Đối với tổ chức, doanh nghiệp xin thuê đất thì thời hạn và hạn mức theo dự án
trồng rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt
2.1.3. Quy hoạch giao rừng tự nhiên
2.1.3.1. Mục tiêu
Bằng mọi biện pháp để thực hiện và tạo ra động lực kinh tế thu hút nhân dân
tích cực tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết việc làm và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng, người dân gắn bó với khu rừng trên nền
tảng lợi ích việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền cụ thể, với lợi ích của chính họ
nhằm đạt được những mục tiêu sau:
1. Tạo cho rừng có chủ thật sự, từ đó rừng được bảo vệ tốt sẽ có ý nghĩa về mặt
an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội và hướng đến sẽ xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
trong khu vực.
23
2. Phát huy được tác dụng nhiều mặt về khả năng phòng hộ, chống xói mòn,
bảo vệ đất, bảo vệ mùa màng, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Tăng
thu nhập cho cộng đồng từ các hoạt động nghề rừng.
3. Góp phần hoàn thiện khung chính sách giao rừng tự nhiên cho cộng đồng
cũng như tiến trình thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình giao rừng tự nhiên cho cộng
đồng thôn bản quản lý.
2.1.3.2. Quy hoạch, sử dụng rừng tự nhiên
a. Vị trí, quy mô diện tích
Thôn 3: Rừng tự nhiên giao nằm ở TK79, khoảnh 1, 3 thuộc quy hoạch rừng sản
xuất với tổng diện tích 192,4 ha (ranh giới từ lòng khe Ta Ngao trở vào). Loại rừng
được giao: thuộc kiểu trạng thái II
B

rừng phục hồi sau khai thác kiệt bình quân 52
m
3
/ha. Trữ lượng cao nhất 60 m
3
/ha, thấp nhất là 44 m
3
/ha.
Thôn 1: Rừng tự nhiên giao nằm ở TK79, khoảnh 4, 6 thuộc quy hoạch rừng
sản xuất với tổng diện tích 211,9 ha (ranh giới từ lòng khe Ta Ngao trở ra). Loại rừng
được giao: thuộc kiểu trạng thái II
B
rừng phục hồi sau khai thác kiệt bình quân 46
m
3
/ha. Trữ lượng cao nhất 61 m
3
/ha, thấp nhất là 34 m
3
/ha.
b. Đối tượng giao và cơ cấu tổ chức
- Giao cho cộng đồng nhóm hộ quản lý bảo vệ. Thôn 3 gồm 4 tổ bảo vệ rừng với
62 hộ gia đình, Thôn 1 gồm 4 tổ bảo vệ rừng với 70 hộ gia đình.
- Về mặt tổ chức phải thành lập “Ban tự quản” thay mặt cho nhóm hộ bao gồm
các thành viên đó là: trưởng thôn làm trưởng ban tự quản, 4 tổ trưởng tổ bảo vệ rừng
làm thành viên.
- Nhiệm vụ của Ban tự quản là xây dựng phương án giao rừng tự nhiên, hương
ước bảo vệ và phát triển rừng của ban, tổ chức và chỉ đạo các tổ bảo vệ rừng thực hiện
tốt hai nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên
truyền vận động mọi người dân có ý thức bảo vệ rừng, tổ chức kiểm tra, thanh tra các

tổ bảo vệ rừng cũng như thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng
trong việc thực hiện phương án giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ.
24
c. Tình hình khu rừng được giao
Theo kết quả điều tra, diện tích rừng tự nhiên giao thuộc trạng thái rừng phục hồi
sau khai thác kiệt, phần lớn là những quần thụ non, thành phần loài phức tạp, không
đều tuổi, kết cấu tầng tán không rõ ràng và đường kính bình quân không đạt quá 20
cm, ngoại trừ một số cây còn sót lại với phẩm chất kém. Hiện nay vẫn còn sự tác động
mạnh mẽ theo hướng chủ quan của con người nên mật độ cây có trữ lượng trong lâm
phần thấp, song lớp kế cận cây tái sính có mục đích có mật độ tương đối lớn, sinh
trưởng phát triển rất mạnh và ổn định về mặt định lượng cũng như định tính. Về tổ
thành loài cây rất phong phú về chủng loại, song đại đa số là các loài gỗ tạp và chỉ có
một số ít loài chiếm ưu thế trong lâm phần được sắp xếp từ lớn đến nhỏ theo tỷ lệ % và
D (đường kính) như sau:
Tim lan 11,69% D=21, Ba Soi 11,42% D=16, Trâm 7,19% D=17, Ngát 6,47%
D=15, Máu chó 4,59% D=16, Ươi 4,59% D=18, Cà ổi 4,41% D=16, Chôm rừng
3,69% D=15, Bạng 3,69% D=14, Giẻ 3,51% D=16, Đàn 3,42% D=15, Trám 2,88%
D=17, Sp 2,70% D=15, Huỳnh 2,43% D=16, Chuồng 2,25% D=26, Trường 2,16%
D=16, Bời Lời 1,80% D=15, Sến 1,62% D=16, Mán đĩa 1,53% D=15, Cơi 1,17%
D=17, Bộp 1,08% D=17, Giổi 1,08% D=18, … và một số loài khác chiếm 14,45%.
Theo số liệu điều tra cây tái sinh trong khu vực được thống kê theo mật độ và
loài, chiếm tỷ lệ % nhiều nhất trong lâm phần trên 1 ha như sau:
Mật độ bình quân/ha = 2.245 cây trong đó:
Ba soi 377c chiếm 16,79%, Tim Lang 281c chiếm 12,51%, Ngát 279c chiếm
12,45%, Trâm 140c chiếm 6,22%, Giẻ 132c chiếm 5,88%, Ươi 127c chiếm 5,65%,
Trám 122c chiếm 5,43%, … các loại khác 787c chiếm 35,07%.
Hình thức và thời hạn giao:
- Hình thức giao: ổn định lâu dài, có kèm theo chính sách hưởng lợi của cộng
đồng tham gia nhận rừng (QĐ 178/CP). Chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tạm giao 10
năm đầu, giai đoạn giao hẳn 50 năm sau.

- Thời hạn giao: không quá 50 năm.
25

×