Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì việt nam qua ba tác phẩm tiêu biểu thánh tông di thảo, truyền kì mạn lục, lan trì kiến văn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 165 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





Trương Thị Hoa






LOẠI HÌNH CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
TRUYỀN KÌ VIỆT NAM QUA BA TÁC PHẨM
TIÊU BIỂU: THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN
KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC.





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC













Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





Trương Thị Hoa






LOẠI HÌNH CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
TRUYỀN KÌ VIỆT NAM QUA BA TÁC PHẨM
TIÊU BIỂU: THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN
KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC.



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: VHVN – 08 - 010



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN.




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:




Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


MỤC LỤC
1TMỤC LỤC1T 3
1TPHẦN DẪN NHẬP1T 1
1T1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1T 1
1T2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:1T 2
1T3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:1T 2

1TIV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:1T 8
1TV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:1T 10
1TCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG1T 12
1T1.1.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam – quá trình hình thành và phát triển:1T 12
1T1.1.1.Khái niệm truyền kì:1T 12
1T1.1.2.Khái niệm truyện truyền kì trung đại Việt Nam:1T 12
1T1.1.3.Mối quan hệ giữa truyện truyền kì Việt Nam với truyện truyền kì ở vùng văn hóa Đông Á:1T 12
1T1.1.3.1.Truyện truyền kì ở Trung Quốc:1T 13
1T1.1.3.2.Truyện truyền kì Triều Tiên:1T 14
1T1.1.3.3.Truyện truyền kì Nhật Bản:1T 14
1T1.1.4.Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện truyền kì Việt Nam:1T 15
1T1.1.4.1.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng thụ động từ văn học dân gian ( từ cuối
thế kỷ XIV trở về trước):1T 15
1T1.1.4.2.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam tiếp thu một cách có ý thức văn học dân gian ( từ thế
kỷ XV trở về sau):1T 15
1T1.1.4.3. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì trung đại Việt Nam với văn xuôi lịch sử:1T 17
1T1.1.4.4. Mối quan hệ giữa hai yếu tố kì và thực trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam1T 18
1T*Sự thể hiện yếu tố thực trong thể loại truyền kì Việt Nam:1T 18
1T1.2. Bối cảnh thời đại của Đại Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII:1T 19
1T1.2.1.Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XV:1T 19
1T1.2.1.1.Sự suy vong của nhà Trần, sự xâm lược của giặc Minh và cuộc kháng chiến chống quân
Minh:1T 19
1T1.2.1.2.Sự khôi phục và xây dựng đất nước sau thắng lợi:1T 20
1T1.2.2.Bối cảnh Đại Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:1T 21
1T1.2.2.1.Sự suy sụp của nhà Lê và tình trạng chia cắt đất nước:1T 21
1T1.2.1.2. Giai đoạn khủng hoảng của chế độ phong kiến Đại Việt:1T 21
1T1.2.1.3. Phong trào Tây Sơn:1T 22
1T1.3. Vấn đề văn bản và tác giả:1T 23
1T1.3.1. Tình trạng văn bản Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục.1T 23
1T1.3.1.1 Tình trạng văn bản Thánh Tông di thảo:1T 23

1T1.3.1.2. Tình trạng văn bản Truyền kì mạn lục:1T 24

1T1.3.1.3. Tình trạng văn bản Lan Trì kiến văn lục:1T 26
1T1.3.2. Vấn đề niên đại và tác giả của Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục.1T 27
1T1.3.2.1. Ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đây:1T 27
1T1.3.2.2. Ý kiến của tác giả luận văn :1T 37
1T1.3.3. Cuộc đời và sự nghiệp các tác giả :1T 40
1T1.3.3.1.Lê Thánh Tông : (1442 – 1497).1T 40
1T1.3.3.2. Nguyễn Dữ :1T 44
1T1.3.3.3. Vũ Trinh1T 45
1T1.4 Vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn học :1T 47
1T1.4.1. Khái niệm nhân vật :1T 47
1T1.4.2. Các kiểu loại nhân vật :1T 47
1T1.4.2.1. Từ góc độ nội dung, tư tưởng :1T 47
1T1.4.2.2. Từ góc độ kết cấu – cốt truyện :1T 48
1T1.4.2.3. Từ góc độ thể loại :1T 49
1T1.4.2.4 Từ góc độ chất lượng nghệ thuật :1T 49
1T1.4.2.5 Từ góc độ cấu trúc nhân vật :1T 49
1T1.4.3. Các phương thức, phương tiện và biện pháp xây dựng nhân vật :1T 50
1T1.4.3.1.Chi tiết nghệ thuật :1T 50
1TCHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN VẬT TRONG THÁNH
TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC.
1T 52
1T2.1. Loại hình các nhân vật siêu nhiên và tôn giáo:1T 52
1T2.1.1. Khái quát chung:1T 52
1T2.1.2. Loại hình các nhân vật thần tiên, đạo sĩ:1T 53
1T2.1.2.1. Loại hình các nhân vật thần tiên:1T 53
1T2.1.2.2. Loại hình các nhân vật đạo sĩ:1T 57
1T2.1.2.3. Thái độ đối với Đạo giáo của các tác giáo:1T 59
1T2.1.3. Loại hình các nhân vật nhà sư:1T 61

1T2.2. Loại hình các nhân vật bình phàm.1T 65
1T2.2.1. Khái quát chung:1T 65
1T2.2.2. Loại hình nhân vật quan lại, nho sinh:1T 67
1T2.2.2.1. Loại hình nhân vật quan lại:1T 67
1T2.2.2.2. Loại hình các nhân vật nho sinh.1T 71
1T2.2.2.3. Thái độ đối với Nho giáo:1T 76
1T2.2.3. Loại hình các nhân vật phụ nữ:1T 79
1T2.2.3.1. Thủy chung yêu thương chồng con :1T 80
1T2.2.3.2. Hiếu thuận và giàu đức hy sinh :1T 84
1T2.2.3.3. Thông minh, tài giỏi :1T 86
1T2.2.3.4. Những khát vọng và bi kịch của nhân vật nữ :1T 87

1T2.2.3.5.Thái độ đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ :1T 94
1T2.2.4.Loại hình nhân vật thương buôn:1T 96
1T2.2.4.1.Giảo quyệt, lừa đảo.1T 96
1T2.2.4.2.Là tác nhân gây ra những đổ vỡ gia đình, băng hoại đạo đức xã hội.1T 97
1T2. 3 Loại hình các nhân vật là hiện thân của tác giả:1T 97
1T2.3.1. Nhân vật là hiện thân của nhà văn:1T 97
1T2.3.2. Ý nghĩa của loại hình nhân vật – hiện thân của nhà văn - trong tác phẩm.1T 98
1T2.3.2.1. Đề cao vai trò cá nhân và ngôi vị chí tôn nhà vua Lê Thánh Tông:1T 98
1T2.3.2.2. Đề cao cái tôi ẩn sĩ, lánh đời:1T 100
1T2.3.2.3. Lý tưởng sống, thái độ sống của người ẩn sĩ:1T 103
1T2.3.2.4. Nỗi lòng với những kiểu người “thấp cổ bé họng” trong xã hội:1T 105
1T2.4. Loại hình nhân vật các con vật:1T 107
1T2.4.1. Một số hình ảnh con vật được đề cập đến trong các tác phẩm:1T 107
1T2.4.1.1. Số lần xuất hiện:1T 107
1T2.4.1.2. Khái quát chung:1T 108
1T2.4.2. Những bài học nhằm mục đích giáo huấn con người:1T 108
1T2.4.2.1. Bài học luân lý đạo đức:1T 108
1T2.4.2.2. Bài học về tình người cao đẹp:1T 111

1TCHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LOẠI HÌNH CÁC NHÂN VẬT
TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC VÀ LAN TRÌ KIẾN
VĂN LỤC.
1T 113
1T3.1. Vai trò của loại hình các nhân vật trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn
lục:1T 113
1T3.1.1. Loại hình các nhân vật trong tác phẩm thể hiện được hiện thực xã hội đương thời:1T 113
1T3.1.1.1. Một xã hội với cuộc sống ấm no hạnh phúc.1T 113
1T3.1.1.2. Một xã hội đầy những biến động loạn ly:1T 115
1T3.1.1.3. Một xã hội với những con người mang trong mình bản chất xấu xa, suy đồi đạo đức.1T 117
1T3.1.2. Loại hình các nhân vật trong tác phẩm thể hiện sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn
học1T 121
1T3.1.2.1. Niềm tin đối với con người trong xã hội.1T 122
1T3.1.2.2. Cái nhìn trân trọng đối với người phụ nữ.1T 126
1T3.1.2.3. Sự quan tâm đến con người ở chiều sâu tâm lý:1T 128
1T3.1.3. Loại hình các nhân vật làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm:1T 130
1T3.1.3.1. Loại hình các nhân vật siêu nhiên tôn giáo gợi lên một thế giới ly kì đồng thời gửi gắm
những quan niệm nhân sinh, đạo lý sâu sắc.1T 130
1T3.1.3.2. Loại hình các nhân vật con vật, đồ vật giáo dục con người những bài học ở đời.1T 132
1T3.1.4. Loại hình các nhân vật có vai trò làm rõ đặc trưng của thể loại truyền kì:1T 134
1T3.1.4.1. Nhân vật được xây dựng với yếu tố “kì”.1T 134
1T3.1.4.2. Nhân vật là người phát ngôn cho ý đồ tác giả.1T 141

1T3.2. Đóng góp của loại hình các nhân vật đối với thể loại truyền kì và văn học trung đại Việt Nam:1T 142
1T3.2.1. Xây dựng một hệ thống nhân vật đa dạng.1T 143
1T3.2.2. Lấy số phận nhân vật làm đối tượng chính trong sáng tác của mình.1T 144
1T3.2.3. Xây dựng thành công những nhân vật có đời sống nội tâm rõ rệt.1T 146
1T3.2.4. Xây dựng thành công nhân vật là hiện thân của nhà văn:1T 150
1TKẾT LUẬN1T 153
1TTÀI LIỆU THAM KHẢO1T 155





PHẦN DẪN NHẬP
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Có thể nói văn học trung đại Việt Nam phát triển liền mạch từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đi
hết chặng đường của mình, văn học trung đại đã góp vào nền văn học nước nhà đầy đủ các thể loại
với những tác phẩm nổi tiếng và các tác giả có tên tuổi. Và bên cạnh những thể loại khác, bộ phận
văn học tự sự đã có những đóng góp nhất định cho văn học trung đại. Như lời nhận định của
Nguyễn Đăng Na: “Văn xuôi tự sự không chỉ là một bộ phận cấu thành văn học dân tộc mà còn là
ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản sinh ra nó. Văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại cũng vậy, vừa phản ánh tư duy nghệ thuật của Việt Nam vừa gắn liền với lịch sử
văn học dân tộc”[66, tr.3].
Trong các thể loại văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, chúng ta không thể không nhắc đến
thể loại truyền kì – một trong những thể loại góp phần tạo dựng vị thế của văn xuôi trung đại trong
dòng chảy văn học dân tộc. Với đôi cánh truyền kì của mình, thể loại này đã nhanh chóng thâm
nhập vào đời sống con người, đặc biệt là khía cạnh tâm hồn nhân vật. Chính vì vậy, thể loại truyền
kì khi “trình làng” những tác phẩm đầu tay của mình thì đã được sự đón nhận của số đông nhiều
người. Từ đó các tác giả trung đại đã chọn thể loại này để thể hiện tư tưởng cả mình. Đồng thời thể
loại truyền kì cũng mang lại những thành công nhất định cho các nhà văn.
Trước nay khi nói đến thể loại truyền kì Việt Nam thời trung đại, người đọc hay nhắc nhiều đến:
Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục. Trong khi đó Lan Trì kiến văn lục vẫn chưa được nhìn nhận
một cách thỏa đáng, mặc dù đây là một tác phẩm có thể xem là tiêu biểu của thể loại truyền kì giai
đoạn sau. Ngoài ra khi nhắc đến những tác phẩm này, phần đông các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm
từng tác phẩm một cách riêng biệt, rời rạc mà chưa có cái nhìn tổng thể cho cả ba tác phẩm trên.
Nếu có sử dụng thì cũng là để làm dẫn chứng cho những vấn đề rộng lớn, mang tính khái quát nhằm
biểu đạt cho ý nghĩa, tư tưởng của mình.
Như chúng ta đã biết cốt truyện và nhân vật là hai yếu tố làm nên cái hồn của tác phẩm. Đặc biệt
là nghệ thuật xây dựng nhân vật trong ba tác phẩm trên có những điểm gặp gỡ, tương đồng và chính

nghệ thuật xây dựng nhân vật đã góp phần làm nên giá trị của các tác phẩm. Thế nhưng chưa có
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về loại hình nhân vật trong ba tác phẩm. Chính vì vậy việc
tìm hiểu loại hình nhân vật trong ba tập truyện là một việc làm hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giúp
người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tác phẩm. Đồng thời cũng cho thấy được
vai trò, vị trí của loại hình các nhân vật trong thể loại truyền kì nói riêng và văn xuôi tự sự trung đại
nói chung. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến người viết quyết định chọn đề tài: “Loại hình các

nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu Thánh Tông di thảo,
Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục”.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trước nay các nhà nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào việc đánh giá những giá trị nội dung và nghệ
thuật của những tác phẩm truyền kì. Ngoài ra khi đề cập đến hình thức của thể loại này, các tác giả
chủ yếu đi vào tìm hiểu từng tác phẩm riêng lẻ, chứ chưa có cái nhìn toàn diện, cụ thể. Chính vì vậy
trên cơ sở tìm hiểu mối liên hệ giữa các nước trong khu vực của thể loại truyền kì, chúng tôi tiến
hành khảo sát loại hình các nhân vật trong ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kì
mạn lục, Lan Trì kiến văn lục. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua những mục tiêu mà luận văn đã đặt
ra. Đó là:
- Trên cơ sở tiếp xúc tác phẩm, chúng tôi tiến hành nhóm họp những loại hình nhân vật có những
điểm chung lại với nhau. Từ đó đi sâu vào khảo sát từng loại hình nhân vật.
- Từ chỗ tìm ra những điểm chung của loại hình các nhân vật, bài viết đi vào khảo sát đặc trưng
riêng của từng loại hình. Đó cũng là cách để chúng tôi đi vào phân tích từng loại hình nhân vật.
- Dựa vào việc phân tích từng loại hình nhân vật, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu những đóng
góp của chúng. Luận văn của chúng tôi không nhằm chỉ ra những đóng góp của từng tác phẩm riêng
lẻ hay của thể loại truyền kì nói chung mà chỉ tìm hiểu những đóng góp của loại hình các nhân vật
trong ba tác phẩm Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục đối với thể loại
truyền kì nói riêng và văn xuôi trung đại nói chung.
3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Căn cứ vào tình hình tư liệu hiện nay, có thể khẳng định rằng loại hình nhân vật trong Thánh
Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục là một vấn đề chưa được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, xem xét một cách đầy đủ. Mà nếu có cũng chỉ là những bài nghiên cứu về từng tác

phẩm riêng lẻ. Cụ thể các công trình, bài viết có liên quan đến các tác phẩm trên có thể kể như sau:
1. Thánh Tông di thảo:
Trước nay Thánh Tông di thảo cũng được đề cập đến với tư cách một đối tượng nghiên cứu độc
lập. Thế nhưng đa số những bài viết ấy chủ yếu tìm hiểu về niên đại và tác giả của Thánh Tông di
thảo. Bởi lẽ chỉ riêng hai vấn đề này cũng đã gây nên nhiều vấn đề tranh cãi trong giới nghiên cứu
với nhiều ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Đó là những công trình:
- Trong “Lời giới thiệu về Thánh Tông di thảo” của Lê Sỹ Thắng và Hà Thúc Minh trích trong
“Thánh Tông di thảo” Nxb Văn học, 1963; “Văn bản Thánh Tông di thảo” của Trần Thị Băng

Thanh trích trong “Những suy nghĩ từ văn học trung đại”, Viện văn học, Nxb Khoa học xã hội,
1999; “Về sách Thánh Tông di thảo” của Trần Bá Chi, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 5, 2006 và
“Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết bằng chữ Hán Việt Nam thời trung đại”,
Phạm Văn Thắm, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nhân văn, Hà Nội, 1996: các tác giả đều thừa nhận
Thánh Tông di thảo là một tập truyện kí bao gồm tác phẩm của nhiều tác giả, được sáng tác rải rác
có thể là từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Đồng thời các nhà nghiên cứu này cũng cho rằng trong tập
truyện này cũng có những truyện của Lê Thánh Tông nhưng đã được thêm bớt, chỉnh sửa ít nhiều.
- Trong “Thánh Tông di thảo”, trích trong “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, nguồn tư liệu văn học
sử học Việt Nam” (Thư tịch chí Việt Nam), Trần Văn Giáp, Nxb Văn hóa, 1984: tác giả đã dựa vào
một số địa danh như Hà Nội, Đoài Hồ, , hoặc sự kiện lịch sử hư cấu như nạn lụt Quý Tỵ hay
thuật ngữ Phó bảng, Cử nhân và cách dùng từ “hoàn cầu”, chỉ xuất hiện từ đời Nguyễn để đi đến kết
luận rằng văn bản này được viết vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
-Trong “Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu
vực”, Trần Nghĩa, trích Tạp chí Hán Nôm số 2, 1998: tác giả đã nhận định rằng Thánh Tông di thảo
ra đời là do mô phỏng Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
- Các tác giả của “Tổng tập Văn học Việt Nam” (tập 4), Nxb Khoa học Xã hội, 2000, đã đưa ra
các giải thích về một số từ ngữ nghi vấn trong Thánh Tông di thảo. Đó là “có một số địa danh hay
danh hiệu quan chức thì hiện nay người ta đoán định hơi vội vã…. “hà nội” là danh từ chung,
không phải là danh từ riêng, còn “Giáo thụ” là Giáo chức Quốc Tử giám thường phụ giảng giúp
“Tu nghiệp”, chứ không phải “Giáo thụ” là một giáo chức đứng đầu đời Nguyễn” (Tr 557). Tuy
vậy các tác giả này vẫn chưa đi đến những kết luận về ai là chủ nhân của Thánh Tông di thảo.

- “Lời giới thiệu về thể loại kí” của Nguyễn Đăng Na, trích trong “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại”, tập 2, Nxb giáo dục, 1999: tác giả đã dựa vào bản dịch của Thánh Tông di thảo, xuất bản
năm 1963 và cho rằng nhan đề của sách chứng tỏ sách do người đời sau sưu tập.
Trên đây là một số bài nghiên cứu xoay quanh vấn đề văn bản và tác giả của Thánh Tông di
thảo. Ngoài ra còn một số bài nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về phương diện
này có thể kể đến một số công trình sau:
- “Yếu tố hư ảo trong Thánh Tông di thảo” của Lê Nhật Ký, trích trong “Hoàng đế Lê Thánh
Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội, 1998:
tác giả đã khẳng định yếu tố kì ảo có một vai trò quan trọng và khẳng định yếu tố kì ảo trong Thánh
Tông di thảo được sử dụng một cách linh hoạt và đem đến cho tác phẩm những giá trị nhất định.
- “Thánh Tông di thảo – bước đột khởi trong tiến trình phát triển của thể loại truyện ngắn Việt
Nam trung cổ” của Vũ Thanh, trích trong “Hoàng đế Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà

văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội, 1998: tác giả đã khẳng định vị trí của
Thánh Tông di thảo trong toàn bộ sự phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam: “Thánh Tông di
thảo là một bước tiến mới trong xu hướng ngày càng mở rộng khả năng sáng tạo nghệ thuật, từng
bước tiến tới thoát khỏi ảnh hưởng thụ động của lối ghi chép đơn thuần những đền tích gia phả
trong các đền, chùa (kiểu Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh) và những sáng tác dân gian có sẵn
(kiểu Lĩnh Nam chích quái) và là sự bắt đầu của lối tư duy kiểu mới của người sáng tác thật sự
mang bản sắc của nghệ thuật sáng tạo”[15,tr. 422]
- “Những bài kí trong Thánh Tông di thảo” của Phạm Ngọc Lan, trích trong “Hoàng đế Lê
Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội,
1998: trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đi đến nhận định về sáu bài ký: “Với tính chất có cốt
truyện, thể văn bay bướm của bút ký, cảm hứng trữ tình và giọng điệu tự sự hào hoa, các bài ký đã
đem đến cho người đọc một chất thơ đặc biệt khó quên”.[15,tr. 447]
2. Truyền kì mạn lục:
Khác với Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục chủ yếu là những băn khoăn xuất phát từ cách
gọi đúng tên tác giả, về thời gian sống và sáng tác của Nguyễn Dữ, sách hoàn thành vào năm nào?
Đó là những băn khoăn đã được giải đáp ở một số công trình. Có thể kể đến là:
- Trong các bài viết “Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự ?” Nguyễn Nam, Tạp chí Hán Nôm số 2 –

2002; “Vấn đề tên tác giả Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Quang Hồng, Tạp chí Hán Nôm, số 1 –
2002; “Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh” của Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm số 6 –
2005 và “Bàn thêm cách gọi tên tác giả và tác phẩm Truyền kì mạn lục” của Phạm Luận, Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 3 – 2006; “Bàn thêm tên tác giả - tác phẩm Truyền kì mạn lục” của Lại Văn
Hùng, Tạp chí Văn học số 10 – 2002; “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác
Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí Văn học số 1 – 2006: các tác giả đã đi đến
những nhận xét về tên tác giả: Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự, Nguyễn Dư. Theo các tác giả thì cho
rằng đọc “Dữ” hay “Dư” chính là do xem chữ Hán với việc thông qua việc chỉ chú ý vào bộ phận
biểu âm mà trên thực tế từ này đọc theo ba dấu: dữ, dự, dư. Đồng thời các tác giả cũng gọi tên tác
giả theo nhiều cách khác nhau là Nguyễn Tự, hoặc Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Dữ. Bên cạnh đó một
số công trình này cũng cho rằng: Nguyễn Dữ sinh vào khoảnh thế kỉ XV và mất vào khoảng thập kỉ
thứ tư của thế kỉ XVI. Nhà văn này có thể lớn hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm vài tuổi nhưng không vì vậy
mà cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người phủ chính Truyền kì mạn lục cho Nguyễn Dữ.
-Về số lượng tác phẩm của Truyền kì mạn lục, trong “Truyền kì mạn lục có 20 hay 22 truyện”
của Nguyễn Đăng Na in trên Tạp chí Hán Nôm số 2/1988 thì ông khẳng định Truyền kì mạn lục chỉ

có 20 truyện chứ không phải là 21 hay 22 truyện như Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện sử học đã
ghi chép.
Ngoài ra khi bàn về Truyền kì mạn lục, các nhà nghiên cứu cũng tranh luận về vấn đề nội dung
và nghệ thuật của Truyền kì mạn lục. Đó là các công trình:
- “Lịch sử văn học Việt Nam” tập II, Bùi Văn Nguyên, Tủ sách Đại học sư phạm, NXB Giáo
dục, 1971 nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của Truyền kì mạn lục như sau: “Truyền kì mạn
lục là một tập văn hay, cái hay ở đây không riêng về nội dung phong phú, chi tiết sinh động, nhưng
cái hay ở đây còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý, phô diễn ngôn ngữ”. [ 90,
tr.131]
- “Truyền kì mạn lục và những thành tựu của văn xuôi Việt Nam”, Đinh Gia Khánh, trích trong
Tuyển tập tập II, Nxb Giáo dục, 2007: tác giả cũng khẳng định rằng “Truyền kì mạn lục gồm những
truyện ngắn, và với giá trị của một thiên cổ kì thư, tác phẩm đã trở thành mẫu mực cho truyện ngắn
thời xưa”. [49, tr. 504]
- “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, Nguyễn Phạm

Hùng, Tạp chí Văn học số 2/1987: “Hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục không phải được phản
ánh một cách nhất quán và đồng bộ. Chúng có những mâu thuẫn và phức tạp nhiều khi khó mà lý
giải được một cách rành rẽ, thậm chí có thể ở một truyện cụ thể. Chắc chắn chúng không thể được
sáng tác cùng một lúc, mà trong một thời gian kéo dài, trong khi đó bản thân tư tưởng, thế giới
quan của Nguyễn Dữ cũng biểu hiện sự vận động đầy phức tạp và không loại trừ khả năng có
những mâu thuẫn nhất định. Nhưng về cơ bản có thể nói các mâu thuẫn, xung đột của nhiều thuyện
được triển khai khá thống nhất, tần số lặp lại các mô thức nghệ thuật trong mối thể hiện các xung
đột ở một loạt các tác phẩm viết về người phụ nữ, người trí thức hay các lực lượng thống trị đã làm
cơ sở đáng tin cậy cho việc xác định khuynh hướng sáng tác của nó”.[45, tr.15]
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm bàn luận khi nói về
Truyền kì mạn lục, đó là mối quan hệ giữa Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ với Tiễn đăng tân
thoại của Cù Hựu – một tác giả Trung Quốc đời nhà Minh. Đó là những bài:
-Trong các bài viết “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục”, Kawamoto
Kurive, Ngân Xuyên dịch từ bản thảo tiếng Pháp, Tạp chí Văn học số 6/1996; “Nghiên cứu so sánh
một tiểu thuyết truyền kì trong Kim ngao tân thoại, Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại” của
Toàn Huệ Khanh, Tạp chí Văn học số 2/2005; “Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu với
Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Ca tỳ tử của Asai Rey”
Boisriftin do Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Văn học số 12/2006; “Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì
mạn lục” của K.I.Golugina, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 3/ 2004; “Ca tỳ tử (Otogiboko) và Vũ

nguyệt vật ngữ (Ugetsumonogatan) với Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Thị Oanh, trên Tạp chí Hán
Nôm số 4/1995; “Quá trình truyền nhập và lưu hành Tiễn đăng tân thoại ở Việt Nam” của Nguyễn
Nam, Tạp chí Văn học số 5/2001; “Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết
cổ các nước trong khu vực” của Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm số 2/1998; “Đề tài tình yêu trong
Kim ngao tân thoại của Hàn Quốc (So sánh với Truyền kì mạn lục của Việt Nam)” của KimSeona,
Tạp chí Văn học số 10/1995 và “Vế mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục”,
Phạm Tú Châu, Tạp chí Văn học số 3/1987; “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong Tiễn
đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” của Đinh Thị Khang, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4 năm
2007: các tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, đó
là “Truyền kì mạn lục” đã chịu ảnh hưởng của “Tiễn đăng tân thoại”. Hầu hết các nhà nghiên cứu

này đều cho rằng: Nguyễn Dữ phần nào đã dựa vào Tiễn đăng tân thoại để viết Truyền kì mạn lục.
Tuy nhiên Truyền kì mạn lục cũng có những nét sáng tạo riêng, gần gũi với con người Việt Nam và
“rất Nguyễn Dữ”
Mặt khác khi đề cập đến Truyền kì mạn lục một số nhà nghiên cứu đã tiến hành khai thác theo
hướng đi vào tìm hiểu một truyện cụ thể, tiêu biểu nhất. Đó là những bài:
- “Một số vấn đề cần lưu ý khi đọc – hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Đăng Na, Văn học và tuổi trẻ, số tháng 10 – 2005.
- “Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ” của Lê Trí Viễn, trích trong những
bài giảng văn ở Đại học, NXb Giáo dục, 1982.
- “Góp thêm vài suy nghĩ vế mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và Truyện chiếc đèn mẫu đơn”,
Đinh Phan Cẩm Vân, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2005.
- “Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương”, Nguyễn Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 4/2004.
- “Đời sống của nhân vật truyền kì ngoài tác phẩm và trong lòng tín ngưỡng dân gian Việt
Nam”, Nguyễn Ngọc Hiệp, Tạp chí Văn học số 5/2005.
3. Lan Trì kiến văn lục:
Nhìn chung về Lan Trì kiến văn lục thì những công trình nghiên cứu về tác phẩm này vẫn còn ít.
Dưới đây chúng tôi xin được đưa ra hai công trình nghiên cứu chủ yếu.
- “Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dòng truyện truyền kì Việt Nam”, Trần Thị Băng
Thanh, trích trong “Những suy nghĩ từ văn học trung đại”, NXb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1999 và
“Vũ Trinh và Kiến văn lục”, Nguyễn Cẩm Thúy, Tạp chí Văn học, số 3/1983: hai tác giả này chủ
yếu đi sâu phân tích và nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó đi đến
khẳng định đây là một trong những tác phẩm truyền kì tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.

Bên cạnh đó Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục còn được đề cập
đến trong một số công trình nghiên cứu dưới dạng nhân bàn về những vấn đề khác lớn hơn. Tuy vậy
trong những công trình này thì Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục vẫn
được khảo sát trên phương diện nội dung và nghệ thuật, nhằm góp thêm một cái nhìn đầy đủ, khái
quát về những vấn đề tổng quát. Vì thế đó là những cái nhìn còn sơ lược về các tác phẩm. Dưới đây
là một số công trình:

- “Các loại truyện từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII” trích trong “Lịch sử văn học Việt Nam sơ giản”,
Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nxb Khoa học Xã hội, 1963.
- “Văn tự sự, truyện kí thế kỉ XV” trích trong “Văn học Việt Nam: thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ
XVIII”, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Nxb Giáo dục, 1997.
- Thơ văn Lê Thánh Tông, Nxb Khoa học Xã hội, 1986.
- “Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung
đại”, Phạm Văn Thắm, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1996.
- “Mấy vấn đề thi pháp học trung đại Việt Nam”, Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, 1999.
- Lời giới thiệu trong “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại”, Nguyễn Đăng Na, Nxb Giáo
dục,1999.
- “Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam”, Vũ Thanh, Tạp
chí văn học số 6/1994.
- “Cái kì trong tiểu thuyết truyền kì”, Đinh Phan Cẩm Vân, Tạp chí Văn học số 10/2000.
- “Quan niệm về Thần và việc văn bản hóa truyền thuyết trong truyện văn xuôi trung đại”, Trần
Thị An, Tạp chí văn học, số 3/2003.
- “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam danh mục và phân loại”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm, số
3/1997.
- “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ thuật”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm số
4/1997.
- “Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán ở Việt Nam”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán
Nôm, số 4/1999.
- “Từ điển văn học Việt Nam”, Lại Nguyên Ân, Bùi Trọng Cường, Nxb Giáo dục, 1995.
- “Từ điển văn học” (bộ mới), Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb Thế giới, 2003.
- “Tìm hiểu truyện Hoa quốc kì duyên” Nguyễn Nam, Tạp chí văn học số 2/1996.
- “Thể loại truyện kì ảo Việt Nam thời trung đại – quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh
điểm”, Vũ Thanh trích trong “Văn học Việt Nam – thế kỉ X đến XIX, những vấn đề lí luận và lịch
sử”, Trần Ngọc Vương (chủ biên), NXB Giáo dục, 2007.

- “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam”, Trần Nho Thìn, chuyên luận trích trong “Truyện
ngắn Việt Nam – lịch sử - thi pháp – chân dung”, của Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 2007.

Nhìn chung hầu hết các tác giả đã nghiên cứu về niên đại, tên tuổi của các tác giả. Đồng thời các
nhà nghiên cứu cũng đi đến những kết luận xoay quanh nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
Trong khi đó về nghệ thuật xây dựng nhân vật các nhà nghiên cứu cũng chưa có một bài viết nghiên
cứu đầy đủ, chuyên sâu. Chính vì vậy bài nghiên cứu đi vào nghiên cứu loại hình các nhân vật trong
các tác phẩm của các tác giả trên.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Truyện truyền kì trung đại Việt Nam được xem như là một bước tiến vượt bậc từ khi Thánh
Tông di thảo ra đời, rồi thể loại này được xem là phát triển đến đỉnh điểm khi có sự xuất hiện của
Truyền kì mạn lục. Giai đoạn sau bên cạnh Truyện kì tân phả, Tân truyền kì lục, thì có thể nói sự ra
đời của Lan Trì kiến văn lục cũng mang lại cho thể loại truyện kì những điểm nổi bật. Đó là bởi
khác với Truyền kì tân phả, Tân truyền kì lục, Lan Trì kiến văn lục đã có cách viết ít nhiều khác các
tác giả đi trước và do đó đã đóng góp thêm những nét mới cho thể loại. Và người viết xin mượn lời
nhận định của tác giả Trần Thị Băng Thanh về Lan Trì kiến văn lục để làm lý do chọn tác phẩm này:
“Đấy là đóng góp đáng ghi nhận của Vũ Trinh cho lịch sử thể loại truyền kì nói riêng và thành tựu
của văn học trung đại nói chung” [10, tr.239]. Vì vậy với đề tài này người viết xác định xin phạm
vi nghiên cứu là ở ba tập truyện: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục.
3.1. Thánh Tông di thảo:
Mặc dù vấn đề niên đại và tác giả của tác phẩm hiện còn nhiều ý kiến khác nhau song vì mục
đích của đề tài nên người viết quyết định tìm hiểu Thánh Tông di thảo gồm 19 truyện và 02 phụ
chép. Do đó người viết tiến hành tìm hiểu tập truyện này dựa trên văn bản sau:
“Thánh Tông di thảo” do Nguyễn Bích Ngô dịch vả chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu (183
trang), NXB Văn học, Hà Nội 2001, gồm 19 truyện và 02 phụ chép:
Truyện yêu nữ Châu Mai
Lời phân xử cho anh điếc và anh mù
Truyện dòng dõi con thiềm thừ
Ngọc nữ về tay chân chủ
Truyện hai Phật cãi nhau
Truyện hai thần hiếu đễ



Truyện người hành khất giàu
Truyện chồng dê
Truyện hai nữ thần
Người trần ở Thủy Phủ.
Phả ký sơn quân
Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc.
Bức thư con muỗi
Truyện một giấc mộng
Duyên lạ ở Hoa Quốc
Phụ chép 2.
Phụ chép 1.
Truyện tinh chuột
Trận cười ở núi Vũ Môn
Một dòng chữ lấy được gái thần
Truyện lạ nhà thuyền chài

3.2. Truyền kì mạn lục: Người viết tiến hành tìm hiểu truyện ở văn bản:
“Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” , bản dịch của Trúc Khê, Ngô Văn Triện, (231 trang) NXb
Văn nghệ Hội nghiên cứu giảng dạy văn học tp. Hồ Chí Minh – 1988, gồm 20 truyện:
Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang.
Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào.
Câu chuyện ở đền ở Hạng Vương
Chuyện yêu quái ở Xương Giang.
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu.
Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na.
Chuyện cây gạo.
Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào.
Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh
Chuyện nàng Túy Tiêu.
Chuyện kì ngộ ở Trại Tây.

Chuyện người con gái Nam Xương.
Chuyện đối tụng ở Long Cung.
Chuyện Lý Tướng quân.
Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.
Chuyện Lệ Nương.
Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên.
Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.
Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.
Chuyện tướng dạ xoa.
3.3.Lan Trì kiến văn lục: Người viết xin tìm hiểu và khảo sát từ văn bản:
“Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” (152trang), Hoàng Văn Lâu dịch, NXB Thuận Hóa
trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, gồm 45 truyện.
Dốc Đầu Sấm.
Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu
Thần Cửa Cờn.
Người đàn bà trinh tiết ở Thạch
Thán.
Đứa con của rắn.
Đánh ma


Tiên trên đảo.
Điềm báo trước
Nguyễn Quỳnh.
Nguyễn Danh Nhược.
Phạm Viên
Nhớ ba kiếp
Tiên ăn mày
Rắn thiêng
Con hổ có nghĩa.

Thầy tướng
Đẻ lạ
Thần đền Chiêu Trưng
Sống lại
Hang núi giữa biển.
Gái biến thành trai
Người khổng lồ
Thằng trộm.
Gấu hổ chọi nhau
Câu chuyện tình ở Thanh Trì.
Con giải
Ca kĩ họ Nguyễn
Ma cổ thụ
Cá thần
Liên Hồ quận quân
Khỉ
Con hổ nhân đức
Con hổ hào hiệp
Nguyễn Trật.
Bà đồng
Tháp Báo Ân
Phu nhân Lan quận công.
Trạng nguyên họ Nguyễn.
Nhớ kiếp trước
Núi trên biển
Thượng thư họ Đỗ.
Đá nổi
Thần giữ của.
Mộng lạ.
Ma trơi


V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Phương pháp lịch sử cụ thể: luận văn tìm hiểu loại hình các nhân vật trong Thánh Tông di
thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục tức là đề cập đến tác phẩm của các tác giả cụ thể. Mà
ba tác phẩm này lại là thành quả của một hoàn cảnh cụ thể lịch sử, nằm trong tiến trình phát triển
của lịch sử dân tộc. Do đó người viết vận dụng phương pháp này để tìm hiểu sự tương tác giữa môi
trường văn hóa, thời đại với tác giả để có cái nhìn thấu đáo cặn kẽ và lý giải được những nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
 Phương pháp hệ thống: vận dụng phương pháp hệ thống vào việc sắp xếp các yếu tố vào
một hệ thống, phân tích và lý giải mối liên hệ giữa các yếu tố đó để thấy được tính chỉnh thể của vấn
đề cần khảo sát.
 Phương pháp phân loại, thống kê: sử dụng để chỉ ra tần số xuất hiện của các vấn đề cần
khảo sát, đặc biệt là khi tìm hiểu loại hình các nhân vật trong tác phẩm, lấy đó làm căn cứ cho sự lý

giải về những vấn đề đã phản ánh theo tính chất, mức độ, ý nghĩa. Kết quả của việc thống kê số liệu
góp phần tăng thêm tính chính xác và thuyết phục cho luận văn.
 Phương pháp so sánh, đối chiếu: chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng
đại để tiến hành so sánh ba tác phẩm với nhau, và ba tác phẩm này với các tác phẩm khác trước
hoặc sau nó hoặc cùng thời với nó. Để từ đó thấy được những đóng góp của ba tác phẩm này.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Những phương pháp trên đây không phải được sử dụng
một cách độc lập mà trong quá trình thực hiện công trình người viết đã sử dụng phối hợp các
phương pháp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam – quá trình hình thành và phát triển:
1.1.1.Khái niệm truyền kì:
Khái niệm truyền kì có thể hiểu bằng nhiều cách. Đó là: có khi được giải thích theo tính chất
câu chuyện, khi thì dựa vào đặc điểm thể loại ở một thời kỳ nhất định, khi lại dựa vào lịch sử hoàn
thành của truyện truyền kì, khi lại coi truyền kì là loại văn xuôi tự sự nhưng đã để mất yếu tố kì lạ,

tất cả những điều này đều được đề cập đến trong một số giáo trình, tài liệu. Điển hình như trong “Từ
điển tiếng Việt” có viết về truyền kì: “có tính chất những truyện kì lạ lưu truyền lại” (1087). Trong
“Từ điển văn học” giải thích: “Truyền kì là một thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc
thịnh hành ở đời Đường” (447); hoặc “truyện ngắn đời Đường”; hoặc ký khúc đời Minh Thanh,
hoặc truyện thần kì”. (141).
1.1.2.Khái niệm truyện truyền kì trung đại Việt Nam:
- Truyện truyền kì trung đại Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ truyện truyền kì Trung Quốc đời
Đường. Và theo các nhà nghiên cứu đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự chín muồi của thể loại tự sự.
Theo đó, hai chữ truyền kì bao hàm mấy nghĩa sau: Một là: có ý chuộng lạ; hai là: đặc điểm của
truyền kì là chứa đựng nhiểu thể, có thể nhận thấy tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận trong tác
phẩm truyền kì.
- Truyện truyền kì trung đại Việt Nam ngay từ khi ra đời cho đến khi phát triển đến đỉnh điểm,
đã trải qua một quá trình dài học tập để có thể tự hoàn thiện mình. Từ những tác phẩm đầu tiên còn
âm hưởng của văn học dân gian, cho đến lúc thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của nó, thể loại
này đã làm nên những thành công nhất định.
1.1.3.Mối quan hệ giữa truyện truyền kì Việt Nam với truyện truyền kì ở vùng văn hóa
Đông Á:
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: truyện truyền kì Việt Nam vốn có nguồn gốc từ
truyện truyền kì Trung Quốc và có mối quan hệ với các nước khu vực chữ Hán. Tuy vậy, truyện
truyền kì Việt Nam cũng có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn với nền văn hóa dân
gian và văn xuôi lịch sử. Đồng thời trong suốt quá trình hoàn thiện mình, thể loại này vẫn tiếp tục
chịu ảnh hưởng giao lưu với các nước trong khu vực, với Trung Quốc và các nước vùng văn hóa
Đông Á. Dưới đây người viết xin đi vào trình bày sơ lược về đặc điểm của thể loại truyền kì ở các

nước lân cận. Trên cơ sở đó để thấy được mối quan hệ giữa truyện truyền kì Việt Nam với truyện
truyền kì các nước trong khu vực văn hóa Đông Á.
1.1.3.1.Truyện truyền kì ở Trung Quốc:
- Theo các nhà nghiên cứu, truyền kì là thể loại văn xuôi nghệ thuật xuất hiện khá sớm trong
văn học cổ điển Trung Quốc. Và theo quan điểm hiện nay, truyện truyền kì được xem là hình thức
đầu tiên của truyện ngắn. Hiện nay có ba quan điểm khác nhau tranh luận về nguồn gốc của thể loại

truyền kì ở Trung Quốc:
+ Loại quan điểm thứ nhất: Một số học giả cho rằng nguồn gốc của truyền kì là các sự tích lịch
sử và truyện ngắn thế kỉ VIII – IX trong văn học Trung Quốc. Như vậy quan điểm này đã dựa vào
tính chất văn - sử - triết bất phân thời trung đại.
+ Loại quan điểm thứ hai: Loại quan điểm này cho rằng nguồn gốc của truyện truyền kì là xuất
phát từ truyện kể đời Đường.
+Loại quan điểm thứ ba: Những nhà nghiên cứu theo quan điểm thứ ba đã khẳng định: nguồn
gốc truyền kì có từ văn xuôi Trung Quốc cổ đại thế kỉ III – VI.
- Đa số các nhà nghiên cứu đồng tình với ý kiến thứ hai. Đó là ở Trung Quốc, truyện truyền kì
đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, mà cụ thể là hình thành ở đầu đời Đường.
Có thể thấy truyện truyền kì đời Đường phát triển qua ba giai đoạn:
+ Thời sơ Đường (618 – 741): Đây là giai đoạn hình thành truyện truyền kì. Nội dung khá đa
dạng: có tác phẩm viết về đề tài tình yêu ma quái, quái dị; có truyện viết về thần tiên, có truyện viết
về động vật được nhân cách hóa. Về bút pháp truyện truyền kì thời này thiên về ghi chép, ít sáng
tạo.
+ Thời trung Đường (742 – 820): Có thể thấy đây là thời kì phát triển rực rỡ của truyền kì. Nội
dung truyện truyền kì thời kỳ này thì có nhiều biến chuyển lớn. Đó là chủ đề về chốn quan trường,
về khát vọng tình yêu và về lịch sử. Loại truyện này chủ yếu phản ánh tính hoang dâm vô độ của
tầng lớp thống trị. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện sự bất mãn của các tác giả đối với đường lối
chính sách đương thời.
+ Thời vãn Đường: (821 – 907): Ở thời kỳ này, thể loại truyền kì đã đi vào chặng suy thoái.
Ngoài ra, cũng cần nói đến truyện truyền kì các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh: Đời Tống -
Nguyên truyện truyền kì tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái dần. Sang đến đời Minh, thể loại truyền
kì hưng thịnh trở lại. Nổi tiếng có tập Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Tiễn đăng dư thoại của Lý
Xương Kỳ….Về hình thức những tác phẩm trên đều bao gồm những truyện ngắn, tương tự như
truyền kì đời Đường. Nó được xem là những tác phẩm mở lối cho sự ra đời của những kiệt tác đời
sau đó.

- Đặc điểm của truyện truyền kì Trung Quốc: căn cứ vào quá trình phát triển của truyện truyền
kì, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc trưng của thể loại này:

+ Truyện truyền kì Trung Quốc ở thời Tống đã cho thấy yếu tố ma quỷ thần quái là đặc điểm cơ
bản của truyền kì.
+ Đi sâu khắc họa hình tượng nhân vật ở cả hai phương diện nội dung và hình thức là đặc trưng
cơ bản cho thể loại truyền kì khi nói về nghệ thuật của nó.
1.1.3.2.Truyện truyền kì Triều Tiên:
Như chúng ta đã biết Triều Tiên thời trung cổ thuộc khối đồng văn. Đây cũng là đất nước có sự
tương đồng về văn hóa với Việt Nam và các nước khu vực Viễn Đông.
- Thời gian và hình thức ra đời của truyện truyền kì Triều Tiên: theo một số nhà nghiên cứu thì
từ thế kỷ XV, trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội Triều Tiên có những biến đổi đáng kể do sự
cải cách của triều đại phong kiến đương thời. Và văn học Triều Tiên thế kỷ XV cũng đánh dấu bước
chuyển đáng chú ý.
- Hình thức ra đời: Ngay từ khi ra đời văn xuôi tự sự Triều Tiên chia làm hai dạng rõ rệt. Một
dựa trên truyện tiếu lâm trong văn học dân gian, một dựa vào nguồn thần thoại, cổ tích, truyền
thuyết. Nguồn thứ hai này tạo nên thể loại truyền kì. Nói đến thể loại này, các nhà nghiên cứu nhắc
ngay đến Kim Ngao tân thoại của Kim Si Seup (Kim Thời Tập), tác phẩm truyền kì xuất hiện khá
sớm vào thế kỷ XV và chịu ảnh hưởng sâu sắc Tiễn đăng tân thoại.
1.1.3.3.Truyện truyền kì Nhật Bản:
- Ở Nhật Bản, từ cuối thế kỷ XII đã xuất hiện thể loại truyền kể được kể bởi những nghệ sĩ lãng
tử dưới hình thức trường ca sử thi. Từ đầu thế kỷ XIV và đến thế kỷ XVI văn học Nhật Bản đã thực
sự tồn tại một loại văn xuôi nghệ thuật khác rất xa với dòng chảy tư tưởng chung của thời đại này.
Đó là truyện ngắn, trong đó một số có nguồn gốc phônclo với những cốt truyện cổ tích, một số khác
lấy các cốt truyện từ văn học cổ điển Nhật Bản, từ những Phật thoại và cuối cùng là từ văn học
Trung Quốc. Tới thế kỷ XVI nhiều truyện trong số đó – khoảng gần ba trăm truyện – được ghi chép
và được xuất bản bằng các văn bản khắc ván. Đó là hình thức ban đầu của truyện ngắn Nhật Bản.
- Con đường hình thành truyện truyền kì Nhật Bản theo ba bước. Điểm này không giống với
Việt Nam và Triều Tiên. Nó mang đặc thù của văn học xứ sở hoa anh đào. Tức cuồi thế kỷ XVI,
truyền kì Cù Hựu đã được biết đến ở Nhật Bản. Trước hết các tác giả người Nhật làm quen với Cù
Hựu trong nguyên bản chữ Hán, kế tiếp là dịch những truyện tiêu biểu rồi phóng tác theo Cù Hựu và
cuối cùng là ứng dụng, sáng tạo ra truyện truyền kì người Nhật. Kết cấu truyện chủ yếu vẫn theo lối
tuyến tính nhưng được triển khai trong sự đa dạng của chủ đề, đề tài, nhân vật. Đặc biệt là truyện


thường ngắn gọn, có ý nghĩa vừa là giai thoại vừa là ngụ ngôn. Đỉnh cao của truyện truyền kì Nhật
Bản là Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari (thế kỉ XVIII).
1.1.4.Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện truyền kì Việt Nam:
Có thể thấy rằng truyện truyền kì Việt Nam phát triển từ những ảnh hưởng thụ động đến
việc tiếp thu một cách có ý thức văn học dân gian.
1.1.4.1.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng thụ động từ văn học dân gian
( từ cuối thế kỷ XIV trở về trước):
Trên cơ sở những tư liệu mà chúng ta có được, có thể nói, truyện truyền kì Việt Nam đã bắt đầu
manh nha từ thế kỷ XIII, với tác phẩm Ứng Minh trì dị sự của Vũ Cao, được ghi lại trong Đại Việt
sử lược. Tác phẩm này tuy tình tiết, cốt truyện đơn giản, sơ lược nhưng bố cục chặt chẽ. Điều đáng
chú ý nữa là màu sắc dân gian thuần phác được thể hiện khá rõ nét. Và văn học dân gian đã tác động
đến suốt quá trình hình thành, phát triển của thể loại truyền kì cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
- Về cốt truyện: một số cốt truyện trong các tác phẩm của thể loại truyền kì chủ yếu lấy từ những
câu chuyện lưu truyền trong dân gian, từ truyện cổ tích cho đến thần thoại, truyền thuyết về các vị
thần. Không những vậy, các nhà văn luôn trung thành trong sự việc sử dụng những cốt truyện này
mà chưa có sự đổi mới, sáng tạo.
- Về nhân vật: các nhân vật của truyện truyền kì đều có nguyên mẫu từ văn học dân gian. Những
hình tượng gần gũi và quen thuộc nhất của các nhà văn trong thời kỳ đầu chính là từ các truyện thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích, thần kì,….Điều này được thể hiện rõ trong Việt điện u linh tập, Lĩnh
Nam chích quái.
- Về giọng điệu: chủ yếu là cách kể, giọng điệu của tác giả dân gian trong văn học dân gian.
1.1.4.2.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam tiếp thu một cách có ý thức văn học dân gian (
từ thế kỷ XV trở về sau):
Từ việc ảnh hưởng một cách thụ động văn học dân gian, các tác giả truyền kì đã dần dần từng
bước một không chỉ đưa những “đứa con” tinh thần của mình thoát ra khỏi những ảnh hưởng máy
móc ấy, mà còn có ý thức sáng tạo chúng.
* Nội dung phản ánh:
- Tiếp xúc trực tiếp với những tác phẩm truyền kì giai đoạn sau, chúng tôi thấy một số tác
phẩm đã đạt đến một trình độ nhất định. Nếu ở giai đoạn trước, các tác phẩm truyền kì lấy các vị

thần, nhà sư làm đối tượng phản ánh chủ yếu thì ở giai đoạn sau, các tác phẩm lại chủ yếu đề cập
đến con người đời thường, đặc biệt là những con người dưới đáy xã hội. Con người có đủ sức mạnh
và trí tuệ để làm chủ hoàn cảnh, cuộc sống. Không chỉ vậy, thể loại truyền kì giai đoạn này còn đề

cập đến những nội dung rất thực tế. Nó gắn liền với hiện thực cuộc sống đương thời. Không phải chỉ
là chuyện của ma quái, thần linh mà đó còn là câu chuyện về một mối tình, một thoáng nhớ người
yêu, một khát khao hạnh phúc ở đời và hơn hết còn là mong ước được gắn bó với mảnh đất quê
hương, với xứ sở thân thương nhất. Tất cả những điều ấy rất thực tế, xuất phát từ chính cuộc sống
hằng ngày. Điều này cho thấy sự cách tân trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn.
*Phương thức phản ánh: để phù hợp với những nội dung ấy, các tác giả truyền kì cũng làm
mới nghệ thuật cho đứa con tinh thần của mình.
- Cốt truyện: mượn cốt truyện từ văn học dân gian nhưng được viết với một tư tưởng và mục
đích khác hẳn. Những cốt truyện từ trong những tác phẩm của Lí Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã
được thay đổi khi đến tay Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ. Ở đây cốt truyện cũ chỉ là một biện pháp
để nhà văn vin vào đó thể hiện những điều mình muốn gửi gắm. Lúc này tất cả đã được khoác lên
mình những sáng tạo mới. Điều này thể hiện những bước tiến quan trọng của thể loại truyện truyền
kì Việt Nam thời trung đại cũng như những biến đổi rõ nét trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.
- Nhân vật: Càng về sau, truyện truyền kì càng có những cách thể hiện mới, đặc biệt là nhân
vật người kể chuyện. Lúc này người kể chuyện đã mang tính cá thể, đồng thời còn có sự tham gia
của nhà văn như một nhân vật trong tác phẩm. Ở giai đoạn của Lý Tế Xuyên nhân vật còn là nguyên
mẫu trong văn học dân gian. Qua thời Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, kiểu nhân vật mới bắt đầu xuất
hiện. Nhà văn đồng nhất với nhân vật. Điểm này được thể nghiệm thành công ở tác giả của Thánh
Tông di thảo. Đó là sự xuất hiện của nhân vật thứ ba, hiện thân của nhà văn. Đó cũng chính là bước
tiến mới của thể loại, chấm dứt lối ảnh hưởng thụ động, một chiều từ văn học dân gian. Lúc này
nhân vật không đơn giản chỉ được miêu tả ở bên ngoài nữa mà đã được bước sâu vào lãnh địa bên
trong của tâm hồn, được khai thác đời sống nội tâm, khắc họa tính cách. Khi nói về đóng góp này,
các nhà nghiên cứu thường gắn nó với tên tuổi của Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ: “Chú trọng
đến việc phản ánh những xung đột bình thường trong đời sống gia đình, cũng như việc đi sâu khắc
họa nội tâm nhân vật đã xác định được vị trí người mở đường cho loại truyện ngắn thế sự trong lịch
sử văn học dân tộc của Nguyễn Dữ và khiến cho truyện của ông trở nên gần gũi với văn xuôi hiện

đại”. [131, tr. 754].
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ đối thoại là chủ yếu. Khác hẳn với lối kể chuyện đơn tuyến của văn học
dân gian, các nhà văn truyền kì đã bắt đầu quan tâm đến lối kể chuyện đa tuyến và nó được thể hiện
dày hơn, nhiều hơn trong tác phẩm. Từ ngôn ngữ đối thoại sẽ kéo theo hệ quả là ngôn ngữ mang
tính cá thể. Mỗi nhân vật gắn liền với ngôn ngữ của riêng mình. Và chính điều này đã góp phần làm
nên những thành công rực rỡ cho thể loại truyền kì.

1.1.4.3. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì trung đại Việt Nam với văn xuôi lịch sử:
*Từ tính chân thực của sử học đến những hình tượng văn học chân thực:
- Cũng như văn học dân gian, văn xuôi lịch sử cũng là một trong những nguồn gốc quan trọng
hình thành nên truyện truyền kì trung đại trong giai đoạn đầu phát triển. Trong con mắt của các nhà
nho thời trung đại thì văn học hư cấu như truyện truyền kì, chí quái là thể loại không được xem
trọng, thậm chí bị coi khinh. Vì vậy mà ở những thử nghiệm đầu tiên, thể loại này đã cố gắng đưa
những sự kiện sử học vào tác phẩm, thậm chí là càng gần sử càng tốt. Do đó, các nhà văn truyền kì
ở thời kì đầu đóng vai trò như một nhà sử học. Họ cố gắng tạo cho tác phẩm của mình tính chân
thực và nghiêm túc của sử học bằng cách trích dẫn hoặc lấy tư liệu cho tác phẩm của mình như một
sự bổ sung thiết yếu cho các tác phẩm sử học. Nhận vật trong những tác phẩm này là những nhân
vật có thật trong lịch sử, đây là phần kể chuyện người. Bên cạnh đó còn phần kể chuyện thần, được
các tác giả ghi chép thêm phần phong tặng của các triều đại.
- Tuy nhiên trong những tác phẩm sử học này đã chứa đựng những câu chuyện, hình ảnh, mô típ
giàu tính nghệ thuật đóng vai trò như những hình mẫu dễ bắt chước của các nhà viết truyện. Có thể
thấy các giá trị văn chương chứa đựng trong các tác phẩm sử học. Và đây cũng là một trong những
nguồn gốc và động lực thúc đẩy sự phát triển của truyện truyền kì trung đại.
*Sự phát triển của mối quan hệ giữa truyện truyền kì trung đại và văn xuôi lịch sử: Truyện
truyền kì dần thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn xuôi lịch sử.
- Có thể nói, càng về giai đoạn sau, trong các tập truyện truyền kì không còn các trích đoạn sử
liệu và cũng không còn những đoạn ghi chép về tước hiệu của các vị thần như trong tác phẩm của
các tác giả trước đó. Không chỉ vậy, thể loại truyền kì giai đoạn sau không còn mang chức năng
hành chính và chức năng tôn giáo như các tập truyện trước nữa
- Cùng với thời gian, truyện truyện kì đã tách ra khỏi mối quan hệ văn - sử - triết bất phân trong

thời trung đại, nhằm hướng đến khẳng định mình trong thế độc lập. Lúc này các nhân vật lịch sử đã
có thêm những yếu tố mới, những khía cạnh mới về nhân cách, về cuộc sống. Ngoài ra không khí
lịch sử trong tác phẩm cũng mang tư tưởng của tác giả. Đặc biệt là ở phần cuối tác phẩm, tác giả
hoặc một ai đó đã viết lời bình cho tác phẩm. Đây là một bước tiến quan trọng của thể loại, giúp thể
loại dần thoát khỏi những ảnh hưởng của văn xuôi lịch sử.
- Giải phóng khỏi những ảnh hưởng của văn xuôi lịch sử, các tác giả truyền kì đã đạt được
những thành công nhất định.
+ Một là: truyện truyền kì với những câu chuyện thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn
học dân gian, đã làm xuất hiện trong văn xuôi dân tộc những tác phẩm thuần túy văn học.

+ Hai là: giải phóng khỏi ảnh hưởng của văn xuôi lịch sử chính là để tạo không gian cho nhà văn
sáng tạo cốt truyện và để tìm kiếm kết cấu mới cho tác phẩm của mình.
1.1.4.4. Mối quan hệ giữa hai yếu tố kì và thực trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam
*Sự thể hiện yếu tố thực trong thể loại truyền kì Việt Nam:
- Một khi yếu tố thực được gia tăng thì đồng thời với nó cái “kì” bắt đầu bộc lộ
cái thế yếu và có thể bị thất thế. Nhờ vào đó mà con người trần tục đã khẳng định được tài trí và
uy quyền của mình trước những thế lực siêu nhiên. Nếu các tác phẩm của giai đoạn trước sức mạnh
siêu phàm của thần linh luôn giúp đỡ con người trong việc chiến thắng kẻ thù, thì đến lúc này cái kì
lạ được diễn ra chính là nhờ vào kết quả những hành động bình thường của người trần tục.
- Một trong những nguyên nhân giúp thấy rõ yếu tố thực trong các tác phẩm truyền kì là các tác
giả đã lấy đề tài, cảm hứng từ những sự kiện có thật trong lịch sử, có thật trong thực tế đời sống. Và
khi đề cập đến sự thật lịch sử, các tác giả cũng đi sâu vào khai thác những mặt hạn chế của chế độ
phong kiến đương thời, cũng như những hình ảnh con người bình thường trong xã hội với những
khát vọng rất đỗi bình dị. Chính điểm này đã giúp cho thể loại truyền kì sản sinh ra những tác phẩm
mang hơi thở của cuộc sống.
*Sự thể hiện yếu tố “kì” trong thể loại truyền kì trung đại Việt Nam:
٭ Khái niệm “kì”: “kì” ở đây có nghĩa là kì lạ, kì ảo. Yếu tố kì ảo được sử dụng rộng rãi trong
nhiều tác phẩm văn xuôi tự sự trung đại. Và “yếu tố kì ảo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc
tổ chức cũng như tạo cho tác phẩm cái vẻ riêng, hấp dẫn, có một sức mê hoặc kì lạ” [14,tr. 449].
٭Yếu tố “kì” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam phát triển từ thụ động đến ý thức:

- Có thể thấy trong thời kì đầu, cái “kì” trong truyện truyền kì thô phác, mộc mạc, mang tính tự
phát, gần gũi với yếu tố siêu nhiên, cái kì vĩ của thần thoại và cổ tích. Đây là giai đoạn của Việt điện
u linh, Lĩnh Nam chích quái. Ở đây người đọc dễ dàng nhận ra nguồn gốc và mối quan hệ của tác
phẩm với tín ngưỡng dân gian, với niềm tin trong dân chúng về chuyện linh hồn con người tiếp tục
tồn tại sau khi chết và có thể trở về giúp đỡ những người còn sống Cái thần kì trong giai đoạn này
có nhiều nguồn gốc: từ tôn giáo, tín ngưỡng, từ sử ký, truyền thuyết và truyện cổ tích thần
kì….Nhìn chung sự sáng tạo độc đáo ở giai đoạn này còn yếu.
- Từ việc học tập một cách thụ động văn học dân gian, các tác giả của truyện truyền kì đã có ý
thức trong việc sáng tác yếu tố thần kì trong truyện truyền kì. Giai đoạn sau truyện truyền kì với các
nhân vật thường có hành vi và cuộc đời bí hiểm, cùng với điều đó là nội dung nửa đời thường nửa kì
ảo. Tất cả đã tạo nên những điểm hấp dẫn mới ở truyện truyền kì. Và đây là một trong những điểm
làm nên cái tồn tại lâu dài cho chính thể loại này.

٭Vai trò của yếu tố “kì” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam:
- Có thể nói trong thể loại truyền kì, yếu tố “kì” giữ một vai trò rất đặc biệt: “Truyền kì là truyện
truyền đi một sự lạ, vì vậy hạt nhân cơ bản của loại tiểu thuyết này là “kì” (……). Truyền kì không
từ chối miêu tả những câu chuyện lạ, những sự việc lạ bởi nếu không lạ thì không truyền”. [123, tr.
48].
- Cái kì trong thể loại truyền kì còn có những vai trò khác. Đó cũng là cách nhận định của Vũ
Thanh: “Trong truyện truyền kì các tác giả sử dụng yếu tố kì không chỉ với chức năng vỏ bọc che
giấu dụng ý sâu xa của nhà văn mà còn với tư cách một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng
của thể loại.” [ 15,tr.25]. Đồng thời cũng trong bài viết của mình, tác giả Vũ Thanh còn giải thích
sự xuất hiện của yếu tố kì trong truyện truyền kì theo hướng kiến giải riêng: “Truyền kì là một thể
loại văn xuôi độc đáo. Cái kì là một phạm trù của mỹ học Trung Hoa cổ, là đặc thù tư duy của một
giai đoạn lịch sử (… ). Cái kì lạ đầy rẫy trong huyền thoại, tôn giáo, trong sử kí và là một đặc điểm
của tư duy dân gian được phản ánh trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Do chưa giải
thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội, đối với con người thời trung cổ. Bên cạnh đời sống
hiện thực còn có một đời sống tâm linh phong phú với các vị thần, với những điều kì lạ, siêu nhiên
và một quan niệm sâu xa về thế giới bên kia. Vì vậy việc phản ánh mặt kì lạ đó chẳng phải là cái gì
đó xa lạ, phi hiện thực; trái lại nó càng giúp ta hiểu rõ hơn chiều sâu tâm hồn của con người trung

cổ.” [15,tr. 25). Chính vì vậy cái “kì” có một vai trò rất quan trọng trong truyện truyền kì. Nó góp
phần tạo nên thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Như vậy có thể thấy rằng truyện truyền kì Việt Nam đã có mối quan hệ thân thiết với truyền kì
các nước trong khu vực. Tuy có sự ảnh hưởng ít nhiều từ những tác phẩm của các nước lân cận
song nhìn chung cũng mang những đặc trưng rất riêng của Việt Nam. Điều này được tạo nên bởi
nguồn văn học dân gian phong phú và tinh thần, lý tưởng của con người Việt. Chính vì vậy với kho
tàng truyện truyền kì mà văn học để lại, chúng ta có thể viết vào lịch sử văn học nước nhà những
tinh thần mới của dân tộc Việt Nam bên cạnh tinh thần chung của thời đại.
1.2. Bối cảnh thời đại của Đại Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII:
1.2.1.Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XV:
1.2.1.1.Sự suy vong của nhà Trần, sự xâm lược của giặc Minh và cuộc kháng chiến chống
quân Minh:
- Đến cuối thế kỉ XIV, nhà nước phong kiến trải qua một cuộc khủng hoảng lớn. Hồ Quý
Li có những cải cách táo bạo nhưng thực chất vẫn duy trì đặc quyền của quý tộc quan liêu mà
không mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Vì vậy đến năm 1400, khi Hồ Quý Li cướp ngôi nhà

×