BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC
BÀI GIẢNG MÔ ĐUN
THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGHỀ: MỘC XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Lạng Sơn, năm 2018
LỜI GIỚI THIỆU
Ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta đang phát triển mạnh, hệ thống
máy móc thiết bị đổi mới, hiện đại, quy trình sử dụng phù hợp nhằm giúp cho
quá trình sản xuất được liên tục, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đúc rút kinh nghiệm thực tế, chúng tôi
biên soạn giáo trình này phục vụ cho giảng dạy và học tập trình độ Cao đẳng
nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất. Ngồi ra cịn làm tài liệu tham khảo
cho những người trong nghề chế biến gỗ.
Giáo trình này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về
quy trình thiết kế khơng gian nội thất, là mô đun chuyên môn trong nghề Gia
công thiết kế sản phẩm mộc. Nội dung chương trình được chia làm 6 bài:
Bài 1: Khái quát về thiết kế nội thất
Bài 2: Xu hướng và thuật ngữ về thiết kế nội thất
Bài 3: Không gian và tổ chức không gian trong thiết kế nội thât
Bài 4: Thiết kế sản phẩm nội thất
Bài 5: Thiết kế nội thất nhà ở
Bài 6: Thiết kế nội thất cơng trình cơng cộng
Trong q trình biên soạn chúng tôi đã tham khảo, kế thừa tài liệu hiện có và
sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Song, khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi
mong nhận được những ý kiến, đóng góp để lần biên soạn sau được tốt hơn
MỤC LỤC
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT.....................................................................6
1. Các yếu tố cấu thành không gian nội thất...........................................................................6
1.1.Không gian xác định.....................................................................................................6
1.2. Không gian linh hoạt....................................................................................................8
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến không gian nội thất...................................................................9
2.1. Yếu tố kỹ thuật.............................................................................................................9
2.2. Yếu tố nghệ thuật.........................................................................................................9
2.3. Yếu tố kinh tế...............................................................................................................9
BÀI 2: XU HƯỚNG VÀ THUẬT NGỮ VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT.....................................10
1. Xu hướng thiết kế nội thất................................................................................................10
1.1. Ý nghĩa.......................................................................................................................10
1.2. Tiến trình phát triển của thiết kế nội thất...................................................................11
2. Các thuật ngữ trong thiết kế nội thất.................................................................................11
2.1. Hình thức, hình dáng..................................................................................................11
2.2. Màu sắc, chất liệu......................................................................................................14
2.3. Ánh sáng....................................................................................................................15
BÀI 3: KHÔNG GIAN VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT....16
1. Giải pháp bố cục chung.....................................................................................................16
1.1. Diện – Mảng..............................................................................................................16
1.2. Đường nét chi tiết......................................................................................................16
2. Hiệu quả nghệ thuật..........................................................................................................16
2.1. Yếu tố công năng.......................................................................................................16
2.2. Yếu tố thẩm mỹ..........................................................................................................16
3. Giải pháp lựa chọn vật liệu và sắc độ...............................................................................17
3.1. Vật liêu.......................................................................................................................17
3.2. Màu sắc......................................................................................................................17
3.3. Ánh sáng....................................................................................................................17
BÀI 4: THIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT...........................................................................19
1. Khảo sát hiện trạng...........................................................................................................19
2. Hình thành, xây dựng và phác thảo ý tưởng.....................................................................19
3. Lựa chọn vật liệu, hình thức liên kết của sản phẩm..........................................................19
4. Xây dựng bản vẽ...............................................................................................................20
4.1. Vẽ 3 hình chiếu vng góc........................................................................................20
4.2. Vẽ phối cảnh..............................................................................................................21
BÀI 5: THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ Ở...................................................................................22
1. Chức năng công trình........................................................................................................22
2. Hình dạng mặt bằng..........................................................................................................22
3. Các bộ phận tạo thành.......................................................................................................22
3.1. Bộ phận ở và làm việc................................................................................................22
3.2. Bộ phận phục vụ........................................................................................................23
3.3. Bộ phận giao thông....................................................................................................23
4. Cách xử lý nội thất và các nhân tố liên quan....................................................................24
4.1. cách xử lý nội thất......................................................................................................24
4.2. Các nhân tố liên quan.................................................................................................25
5. Đặc điểm chung................................................................................................................25
6. Thiết kế nội thất nhà ở.....................................................................................................25
6.1. Vẽ mặt bằng...............................................................................................................26
6.2. Vẽ các mặt tường.......................................................................................................26
6.3. Vẽ mặt trần.................................................................................................................28
6.4. Vẽ phối cảnh..............................................................................................................29
BÀI 6: THIẾT KẾ NỘI THẤT CƠNG TRÌNH CƠNG CỘNG.......................................30
1. Chức năng cơng trình........................................................................................................30
2. Hình dạng mặt bằng..........................................................................................................30
3. Các bộ phận tạo thành.......................................................................................................30
3.1. Khoản trung tâm của vào...........................................................................................30
3.2. Phòng làm việc...........................................................................................................31
3.3. Phịng họp, hội trường...............................................................................................31
3.4. Bộ phận giao thơng (hành lang, cầu thang và các phòng phục vụ cho cơng trình).. .31
4. Cách xử lý nội thất và các nhân tố liên quan....................................................................32
4.1. Nhà trẻ, mẫu giáo.......................................................................................................32
4.2. Trường học.................................................................................................................32
4.3. Bệnh xá......................................................................................................................32
4.4. Trụ sở cơ quan...........................................................................................................33
5. Đặc điểm chung................................................................................................................33
6. Thiết kế nội thất cơng trình cơng cộng............................................................................34
6.1. Vẽ mặt bằng...............................................................................................................35
6.2. Vẽ các mặt tường.......................................................................................................36
6.3. Vẽ mặt trần.................................................................................................................38
6.4. Vẽ phối cảnh..............................................................................................................38
BÀI GIẢNG MƠ ĐUN: THIẾT KẾ NỘI THẤT
Tên mơ đun: Thiết kế nội thất
Mã số mơ đun: MĐ25
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN
- Vị trí: Mơ đun được bố trí sau khi học sinh đã hồn thành các mơn kỹ thuật cơ
sở.
- Tính chất: Mơ đun chun mơn nghề
II. MỤC TIÊU CỦA MƠ ĐUN
* Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về thiết kế nội thất
- Nêu được một số kiến thức cơ bản về cách tổ chức khơng gian trong
thiết kế nội thất và có được những giải pháp lựa chọn vật liệu, sắc độ
- Trình bày được trình tự các bước thiết kế sản phẩm Mộc xây dựng và
trang trí nội thất.
* Kỹ năng:
- Vẽ và thiết kế được các sản phẩm Mộc xây dựng và trang trí nội thất
- Vẽ và thiết kế giải pháp khơng gian cho cơng trình nhà ở, cơng trình
cơng cộng
* Năng lực tự chủ và tránh nhiệm:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác trong công việc
- Hợp tác, tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT
* Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các khái niệm về thiết kế nội thất
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng, cấu thành khơng gian nội thất
- Cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
* Nội dung của bài
1. Các yếu tố cấu thành không gian nội thất
1.1.Không gian xác định
Những yếu tố đặc điểm của điểm, đường thẳng, mặt phẳng và khối có thể
sắp xếp thành khơng gian rõ ràng, có giới hạn. Trong phạm vi kiến trúc, nhưng
yếu tố này chính là cột, dầm, tường, sàn, mái
Hình 1.1: Các yếu tố trong khơng gian
Hình 1.2: Khơng gian xác định
1.1.1. Điểm
Điểm là một chấm nhỏ tương đối trong một môi trường rộng lớn hơn nó
rất nhiều lần. một chấm mực trên một mặt giấy được coi là một điểm; một
thành phố lớn trên bản đồ thế giới cũng chỉ là một chấm nhỏ (điểm); trái đất của
chúng ta trong thiên hà cũng chỉ là một điểm chấm nhỏ. điểm đánh dấu một vị
trí trong khơng gian, khơng có chiều dài, chiều rộng và chiều sâu, nó tĩnh
tại, vơ hướng. điểm có thể đánh dấu sự kết thúc của một đường, là giao điểm của
hai đường hay là góc của một mặt phẳng, khối.
1.1.2. Đường nét
Đường là tập hợp của nhiều điểm. Chúng ta sẽ có đường thẳng nếu
điểm tịnh tiến theo một hướng và sẽ có đường cong nếu điểm chuyển dịch
theo các hướng thay đổi. cần phải lưu ý khi vết của điểm dịch chuyển phải lớn
hơn nhiều so với kích thước của điểm thì ta mới coi đó là đường.
Đường có một chiều đó là chiều dài. như vậy khác với điểm tĩnh tại vơ
hướng, đường có hướng xác định và có sự biến đổi. đặc trưng của đường là
độ dài, độ đậm nhạt và độ uốn lượn của nó.
Một đặc trưng quan trọng của đường đó là hướng của đường.
+ Đường nằm ngang cho ta cảm giác ổn định, ơn hồ,
+ Đường thẳng đứng lại cho ta cảm giác cân bằng.
+ Đường xiên lệch so với đường nằm ngang và thẳng đứng sẽ gợi cảm
giác trỗi dậy, rơi, bất ổn.
+ Đường cong lại cho ta những cảm giác về sức căng uốn mà chính cảm
giác này kết hợp với cảm giác động của những đường xiên đã tạo ra những cảm
giác chắc chắn hơn. chính những đường uốn lượn lên xuống đã tạo những nhịp
điệu những nhịp thở rất gần gũi với sự phát triển tự nhiên.
1.1.3. Mặt phẳng
Mặt phẳng là tập hợp của nhiều đường thẳng. Mặt sẽ là mặt phẳng nếu
đường là đường thẳng và hướng dịch chuyển của chúng không thay đổi. Trong
thực tế khi chiều dày của vật nhỏ hơn nhiều lần so với chiều rộng và chiều dài
của vật thì ta cung gọi vật đó có đặc trung mặt
Hình là đặc điểm của mặt, nó được mơ tả bởi những đường viền biên. Nếu
khơng có các đường viền biên của mặt chúng ta không thể nhận thức chính xác
về mặt. Đặc trưng của mặt chính là hình dáng chất liệu bề mặt.
1.1.4. Hình khối
Cũng như vậy thì khối được cấu thành bởi nhiều mặt. đối với khối,
trong tạo dáng chúng ta quan tâm tới các bề mặt (diện) của khối mà khơng phân
biệt nó là đặc hay rỗng. với các hình thức như vậy, mỗi sản phẩm của chúng ta
sẽ có những hình dáng tạo ra nét đặc trưng của sản phẩm. một sản phẩm có
thể là dạng đường (mắc áo), đường kết hợp với mặt (bàn ghế "xuân hoà"
hay thuần mặt như những sản phẩm bàn bằng ván nhân tạo...
1.2. Không gian linh hoạt
Đứng trong khơng gian chúng ta khơng chỉ có cảm xúc mà cịn phân biệt
hình khối. Khi các yếu tố đặt trong khơng gian này thì mối quan hệ được xác
lập, vì tự các yếu tố xác lập nên nhưng quan hệ và chính chún đã nhận thức được
những mối qua hệ này
Hình 1.3: Khơng gian linh hoạt
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến không gian nội thất
2.1. Yếu tố kỹ thuật
2.1.1. Vật liệu
Vật liệu xây dựng luôn đồng hành với phong cách nội thất. Trong hầu hết
các thời đại lịch sử, người ta đã biết khai thác các vật liệu xây dựng phong phú
từ tự nhiên như: Đát sét, gỗ, đá...
Đất sét, đá giúp tạo nên những sản phẩm nội thất, trang trí nội thất bền
đẹp, đa dạng
Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa, muố khẳng định bản sắc kiến trúc,
nội thất của mình, người ta nói về kiến trúc, nội thất bản địa nghĩa là truyền
thống văn hóa và vật liệu địa phương như: Gỗ, tre...
Sử dụng đúng chỗ, đúng tỷ lệ là tiêu chuẩn sáng tạo nội thất, là một cung
bậc của văn hóa nội thất
2.2. Yếu tố nghệ thuật
2.2.1. Nguyên liệu
Sự phong phú về nguyên liệu: Gỗ, tre, kim loại, đất sét, đá...và đa dạng về tính
chất của ngun liệu như: Bóng, nhẵn, mờ, sần...sẽ tạo lên sự đa dạng trong
không gian nội thất
2.2.2. Màu sắc
Những màu sắc biểu hiện ở đò vật, màu sắc, độ sáng của chúng được biểu
hiện dưới ánh sáng và khơng gian. Khơng có ánh sáng thì màu sác không tồn tại
Sự kết hợp màu sắc hài hịa, đa dạng của sắc độ sẽ làm khơng gian nội
thất có sức quyến rũ hơn
2.2.3. Thủ pháp trang trí
Ý tưởng sáng tạo, thủ pháp tạo hình mới lạ, kỹ thuật gia công chế biến
hiện đại và vật liệu mới là nhưng yếu tố làm lên phong cách, sự sáng tạo trong
thiết kế
Những vật liệu truyền thống bằng đá, đất, gỗ, tre...trên cơ sở đó người ta
phất triển thành những vật liệu mới như vật liệu: gỗ ván nhân tạo, vật liệu
composite...
2.3. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế là yếu tố khá quan trọng nói chung đối với một sản phẩm
Tác động của kinh tế là bành trướng, rộng khắp, thiết kế nội thất không
thể là ngoại lệ. Yêu cầu đối với mỗi sản phẩm có thể hướng theo mục tiêu:
"Đáp ứng chức năng tốt nhất, có thẩm mỹ đầy đủ đến đẹp nhất nhưng phải có
giá thành thấp nhất". Để làm được điều đó, trong mỗi sản phẩm ta cần có kế
hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá
thành sản phẩm hạ. Tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo chắc chắn, bền lâu cũng
có ý nghĩa kinh tế lớn đối với người sử dụng cũng như đối với xã hội.
BÀI 2: XU HƯỚNG VÀ THUẬT NGỮ VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT
* Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các thuật ngữ về thiết kế nội thất
- Biết được các xu hướng và một số thuật ngữ về thiết kế nội thất
- Cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
* Nội dung của bài
1. Xu hướng thiết kế nội thất
1.1. Ý nghĩa
Thiết kế nội thất là nghệ thuật, khoa học có khả năng khái quát, tổng hợp
và đạt đén việc thực hiện sự thống nhất, hài hòa giauwx cơng năng, cấu trúc và
hình thức.
Các cơng trình phải đảm bảo đáp ứng được đời sống vật chất, tinh thần
của con người, đong thời phải đảm bảo đúng phương châm thiết kế: Thích dụng,
tiên nghi, kinh tế, mỹ quan
1.1.1.Tính thích dụng và tiện nghi
Đảm bảo được chức năng sử dụng bao gồm những yêu cầu về vật chất và
những yêu cầu về tinh thần
Cơng trình phải đảm bảo phù hợp với mọi chức năng, hoạt dộng của con
người và các điều kiện sinh hoạt: Thơng hơi, thống gió, chiếu sáng, nhiệt độ,
đọ ẩm phải được giải quyết tốt.
Ví du:
- Phịng ngủ phải yên tĩnh, thoáng mát...đảm bảo hoạt động nghỉ ngơi là
chính thì phịng ngủ cịn là nơi diễn ra các hoạt động như: Đọc sách báo, thay
đồ,...
1.1.2. Tính bền vững
Độ bền của cơng trình hay của sản phẩm đều do yếu tố kỹ thuật vá chất
liệu quyết định, nó phụ thuộc vào việc lựa chọn vật liệu và tính toán về độ bền
vững và ổn định của sản phẩm và cơng trình. Khi thiết kế phaair tính tốn đọ
bền, đảm bảo niên hạn sử dụng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng
1.1.3. Tính kinh tế
- Sắp xếp bố trí mặt bằng gọn, đơn giản để kết cấu dễ xử lý và áp dụng được
cơng nghiệp hóa
- Vật liệu phù hợp với địa phương, áp dụng được nhiều tiến bộ ký thuật trong
điều kiện có thể
- Thi cơng đảm bảo chất lượng và năng suất cao bằng cách áp dụng phương
pháp thi cơng tiên tiến
1.1.4. Tính thẩm mỹ
Khơng có khái niệm về cái đẹp thì khơng tồn tại một tác phẩm đẹp. Sự
gắn bó về chức năng sử dụng và thẩm mỹ là nền tảng thành công của các tác
phẩm thiết kế nội thất
Tuy vậy, thẩm mỹ về kiến trúc nội thất vẫn có những nguyên tắc riêng,
vượt lên trên một quy định cứng nhắc, Vì vậy phải hết sức chú trọng thẩm mỹ
trong cơng trình để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho con người. Cong trình có
sức truyền cảm bằng mối quan hệ của hình khối, chất liệu, vật liệu và sự hợp lý
của kết cấu
1.2. Tiến trình phát triển của thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất phất sinh và phát triển do yêu cầu của con người. Yêu
cầu của con người ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội. Vì thế thiết
kế nội thất phải thỏa mãn yêu cầu của con người về hai mặt:
- Vật chất: Tính thực dụng
- Tinh thần: Tính nghệ thuật
Nói chung u cầu của các cơng trình nội thất là tiện nghi và đẹp, mức độ
tiện nghi ngày càng tăng, quan niệm về cái đẹp cũng ngày càng đa dạng. Người
làm công tác thiết kế phải nghiên cứu ký các yêu cầu của xã hội, quan điểm
thẩm mỹ của từng dan tộc, từng địa phương trong từng thời kỳ lịch sử.
Thiết kế nội thất là nghệ thuật có tính thực dụng, nó thay đổi theo thời
gian, địa phương, tập quán dân tộc, tôn giáo và điều kiện vật liệu.
Thiết kế nội thất bắt đầu từ những hình thức đơn điệu, thơ sơ, chỉ mang
tính thực dụng. Trong q trình sử dụng, dần dần thành nhu cầu mỹ cảm của con
người. Do đó, các cơng trình thiết kế, các sản phẩm thiết kế được trang trí phức
tạp, cầu kỳ, đa dạng và phong phú.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các chi tiết trang trí được
tinh giản hơn, có thể lắp ráp cơng nghiệp tạo thành mảng, khối tạo lên vẻ hiện
đại, khỏe khoắn trong nội thất
Sản phẩm nội thất là thành phần được nghiên cứu thiết kế, chúng nằm
trong hầu như tồn bộ cơng việc thiết kế nội thất
Sàn, trần, tường, cửa đi, cửa sổ được tổ hợp trong thiết kế kiến trúc, việc
lựa chọn sắp xếp đồ đặc trong các khơng gian của cơng trình là nhiệm vụ của
thiết kế nội thất.
Sản phẩm nội thất gắn kết kiến trúc với con người. Hình dạng, đường nét,
màu sắc, chất liệu, tỷ lệ của chúng đóng vai trị quan trọng trong thiết kế nội
thất.
Chất liệu bề mặt có thể bóng mượt và óng ánh, mịn và nhẵn hoặc thô
nhám.
Sản phảm nội thất ngày nay rất đa dạng, phong phú chúng tạo nên nhưng
không gia nội thất linh hoạt.
2. Các thuật ngữ trong thiết kế nội thất
2.1. Hình thức, hình dáng
Là một đặc chưng nổi bật của mặt phẳng. Hình dáng là yếu tố cơ bản
trong kiến trúc và nội thất nó xây dựng trên cơ sở các nguyên lý cơ bản ứng
dụng trong thiết kế nội thất: Tỷ lệ - tỷ xích, cân bằng – hài hịa, nhịp điệu - nhấn
mạnh, thống nhất – đa dạng
- tỷ lệ - tỷ xích
+ Tỷ lệ cho biết mối quan hệ của một phần này với một phần kia, một
phần với toàn phần, hay giữa vật này với vật khác. mối quan hệ này có thể là
kích thước, số lượng, mức độ màu sắc...với ngun tắc này thì kích thước của
một vật sẽ bị ảnh hưởng bởi các kích thước tương đối của các vật khác trong
mơi trường của nó. Trong q trình lịch sử, một vài phương pháp tốn học và
hình học đã phát triển để xác định tỷ lệ lý tưởng của các vật. các hệ thống tỷ lệ
tiến tới mức độ xác định chức năng và kỹ thuật trong việc thành lập một biện
pháp làm đẹp - một thẩm mỹ có lợi cho mối quan hệ kích thước giữa các phần
và thành phần của một cơng trình xây. Theo ơ - cơ - lít, nhà tốn học cổ hylạp,
một tỷ số đề cập tới việc so sánh về lượng của hai vật tương tự nhau, trong khi
đó, tỷ lệ lại đề cập tới sự bằng nhau về tỷ số. Do vậy, ngưỡng của bất kó hệ
thống tỷ lệ nào chỉ là một tỷ số đặc trưng, một chất lượng vĩnh cửu được
truyền từ tỷ số này tới tỷ số khác. Có lẽ một hệ thống tỷ lệ gần gũi, quen thuộc
nhất là tỷ lệ vàng được xây dựng bởi các nhà hy lạp cổ đại. nó có một mối quan
hệ thống nhất giữa hai phần không gian bằng nhau của tồn bộ khối, trong đó, tỷ
số giữa phần nhỏ hơn và lớn hơn bằng tỷ số giữa phần lớn hơn và tồn bộ khối.
+ Tỷ xích nói tới độ lớn của một vật nào đó xuất hiện khi có sự so sánh
với các vật khác xung quanh nó. như vậy, tỷ xích thường là những nhận xét của
chúng ta đưa ra dựa vào sự liên hệ hay dựa vào kích thước đã biết của một vật
nào khác gần đó hoặc những yếu tố xung quanh.
Nguyên lý của tỷ xích là sự liên quan của tỷ lệ giữa các bộ phận cho cân đối. tỷ
lệ và tỷ xích đều có quan hệ tới kích thước của mọi vật. nếu có sự khác biệt nào
đó thì sự tương quan sẽ gắn liền với mối liên hệ với các bộ phận của bố cục,
trong khi tỷ lệ thể hiện rõ ràng kích thước của vật đó, nó phụ thuộc vào điều
kiện đã cho hoặc là theo quy ước đã có.
Chúng ta có thể nói một vật có tỷ xích nhỏ nếu chúng ta so sánh nó với
những vật khác mà vật đó nhìn chung lớn hơn nó nhiều về kích thước. tương tự,
một vật được coi là tỷ xích lớn nếu nó được đặt cùng những vật thể tương đối
nhỏ hoặc nó xuất hiện lớn hơn vật được cho là kích thước bình thường như vậy,
kích thước, tỷ lệ của con người cũng cho ta một cảm giác về độ lớn mà vật cho
chúng ta thấy.
- Cân bằng và hài hòa
+ Cân bằng ở đây đề cập tới đó là sự cân bằng về thị giác. một vật lớn đối
chọi với một vật nhỏ sẽ lập tức phá vỡ sự cân bằng. nhưng nếu có nhiều vật nhỏ
thì lại kéo lại được sự cân bằng đó.
sự cân bằng thị giác có thể xử lý bằng nhiều cách. có thể dùng số lượng, mức độ
hay vị trí để làm giải pháp cân bằng trong thiết kế mỹ thuật.
Có ba kiểu cân bằng đó là cân bằng đối xứng trục, cân bằng đối xứng tâm và cân
bằng bất đối xứng.
+ Cân bằng đối xứng qua trục là kết quả của việc sắp xếp các yếu tố
chuẩn, sự tương xứng trong hình dáng, kích thước và vị trí liên quan bởi một
một đường trục chung. sự cân bằng đối xứng hầu hết là kết quả của sự phối hợp
hài hoà, tĩnh lặng và sự thăng bằng, ổn định luôn rõ ràng, nhất là khi được
định hướng trên một diện thẳng đứng. phụ thuộc vào mối liên hệ giữa chúng,
một sự sắp xếp đối xứng có thể nhấn mạnh khu vực trung tâm hay sự chú ý vào
tiêu điểm ở nơi kết thúc của trục.
+ Đối xứng đơn giản là một phương pháp có sức thuyết phục để thiết lập
quy tắc thị giác
+ Sự cân bằng đối xứng qua tâm là kết quả của việc tổ chức các yếu tố
xung quanh điểm trung tâm. nó tạo ra một bố cục tập trung nhấn mạnh trung
tâm. các yếu tố có thể hội tụ vào hoặc toả ra từ vị trí trung tâm này.
Cân bằng không đối xứng được công nhận như là sự thiếu tương xứng về kích
cỡ, hình dáng, màu sắc hay mối liên hệ vị trí giữa các yếu tố của một bố cục.
trong khi một bố cục đối xứng đòi hỏi sử dụng yếu tố đồng nhất, thì một bố cục
khơng đối xứng lại kết hợp chặt chẽ các yếu tố không giống nhau tạo ra sự cân
bằng.
+ Để đạt được sự cân bằng thị giác, một bố cục khơng đối xứng phải
được đưa vào tính tốn sức nặng thị giác hoặc sức mạnh trong mỗi yếu tố và
nguyên tắc đòn bẩy trong tổ chức của chúng.
Cân bằng không đối xứng không rành mạch như đối xứng và thường có cảm
giác nhìn năng động hơn. nó có sức chuyển động nhanh, thay đổi, thậm chí hoa
mỹ. nó cũng linh hoạt hơn đối xứng và được áp dụng nhiều hơn trong trường
hợp thường thay đổi chức năng không gian hay hồn cảnh.
+ Hài hồ có thể được định rõ như sự phù hợp hay sự hài lòng về các
thành phần trong một bố cục. trong khi sự cân bằng đạt được cái thống nhất
thông qua sự sắp xếp cẩn thận giữa cả các yếu tố giống nhau và khơng giống
nhau, ngun lý hài hồ địi hỏi sự chọn lọc kỹ lưỡng các yếu tố, chia ra những
nét riêng hay những đặc tính chung như hình dáng, màu sắc, chất liệu hay vật
liệu để tạo ra sự hài hoà.
khi vận dụng nguyên lý hài hoà, nếu sử dụng quá nhiều yếu tố có đặc tính giống
nhau có thể dẫn đến bố cục không linh hoạt, buồn tẻ.
- Thống nhất và đa dạng
+ Cũng như sự cân bằng và hài hoà, khi các yếu tố được xử lý theo
một cách thức thống nhất sẽ tạo ra sự thống nhất trong bố cục. song sự thống
nhất ấy đôi khi sẽ làm bố cục trở thành buồn tẻ, khô khan. Trong vận dụng cụ
thể, sự thống nhất cần có những điểm chấm phá. điều này tưởng chừng sai
nguyên tắc, song nó lại rất hiệu quả trong việc tơn thêm tính thống nhất của
bố cục.
các phần trong thể thống nhất có thể thay đổi tạo ra sự đa dạng trong bố cục,
nhưng cũng không được quá lạm dụng dẫn đến hỗn loạn thị giác.
- Nhịp điệu và nhấn mạnh
+ Nguyên lý thiết kế nhịp điệu là dựa vào sự lặp đi lặp lại của các yếu tố.
sự lặp lại này không chỉ tạo nên sự thống nhất thị giác mà còn tạo nên sự
chuyển động mang tính nhịp điệu mà mắt và tâm trí người quan sát có thể
hướng theo đó. nó có thể được dùng để thiết lập một nhịp điệu cho những phần
chính hoặc để xác định một tuyến chất liệu hay đường viền trang trí.
Các hình mẫu phức tạp, có nhịp điệu được thực hiện bằng cách tạo mối quan hệ
thị giác cho các yếu tố, tức là liên kết các vật liền kề vào nhau hoặc phân chia
các điểm cơ bản giữa chúng.
+ Không gian của những yếu tố liên tục và nhịp độ của nhịp điệu thị giác
có thể thay đổi, tạo thành và nhấn mạnh những điểm cần thiết trong khối. hiệu
quả của nhịp điệu có thể làm duyên dáng, truyền cảm, dứt khoát và đột ngột.
trong một chuỗi những hình mẫu có nhịp điệu, có một sự đột biến của một yếu
tố độc đáo có thể làm tăng tính tự nhiên của hình mẫu.
+ Trong khi những yếu tố lặp đi, lặp lại để có tính liên tục phải có một đặc
điểm thơng thường, chúng ta có thể thay đổi hình thù, chi tiết, màu sắc và chất
liệu. những sự khác biệt này có thể tạo thành sự phong phú thị giác và có thể dẫn
tới mức độ đa dạng khác nhau. một nhịp điệu xen kẽ có thể đặt nằm ngang, hoặc
những biến tấu có thể được xếp tăng lên về kích cỡ, giá trị, màu sắc để định
hướng cho chuỗi.
+ Nhịp điệu thị giác dễ dàng nhận ra nhất khi tạo thành một chuỗi theo
đường, chuỗi không theo tính chất tuyến (đường) gồm những hình thù, màu
sắc, chất liệu, có thể cung cấp những nhịp điệu tinh tế hơn mà có thể người
nhìn sẽ khơng cảm nhận thấy ngay.
+ Trong một bố cục thống nhất xuất hiện một yếu tố khác thường có thể
đó là khác về hình dạng, chất liệu, màu sắc hay sự định hướng đều tạo ra một
sự nhấn mạnh. sự nhấn mạnh này đặc biệt cần thiết khi chúng ta muốn nói nên
một điều gì đó trong tác phẩm của mình
2.2. Màu sắc, chất liệu
- Màu sắc là thành phần mà con người cảm nhận thấy nhanh nhất qua thị
giác. một đốm sáng loé lên, chúng ta sẽ cảm nhận thấy trước đó là màu gì, sau
đó chúng ta mới phân tích cảm nhận xem đốm sáng đó hình gì. chính bởi vậy,
màu sắc được đặc biệt chú trọng trong tạo dáng sản phẩm mộc. sản phẩm có thu
hút, có bắt mắt hay khơng đó là nhờ vào màu sắc của sản phẩm.
- Như chúng ta đã biết, màu sắc của một vật phụ thuộc vào ánh sáng chiếu
tới nó. song cho dù ánh sáng nhân tạo có phát triển đến đâu đi nữa thì cũng đều
hướng theo mục đích là tạo ra loại ánh sáng gần gũi với thiên nhiên nhất, và tất
nhiên là phản ánh trung thực nhất màu sắc của vạn vật xung quanh. chính bởi
vậy, mỗi vật, mỗi sản phẩm đều cần có những màu sắc phù hợp, hồ đồng
được với mọi vật quanh nó.
- Màu sắc trong tạo dáng sản phẩm mộc thường được sử dụng để tạo ra
sự hồ đồng trong khơng gian chung. một số trường hợp nó được sử dụng để
làm nổi bật phong cách cá nhân.
Màu sắc của sản phẩm trong tạo dáng cần tuân thủ theo các cảm nhận
tính năng màu của người sử dụng: người già thười thích các màu nhẹ nhàng,
trẻ nhỏ thường thích các màu ngun có độ bão hồ màu cao, các sắc độ tương
phản mạnh
- Màu của sản phẩm mộc gần gũi nhất đó là những màu giống màu gỗ,
những màu này là những màu tương đối dễ hồ đồng trong các mơi trường
khơng gian nội thất. một số màu sắc khác thường được sử dụng ở những chi
tiết như phần bọc đệm dễ dàng hơn trong việc đa dạng sắc màu sản phẩm
- Màu sắc là một trong nhưng chất liệu hiệu quả nhất để xác định không
gian.
- Sắc độ là độ đậm nhạt của màu sắc
2.3. Ánh sáng
- Ánh sáng là “người đi đầu” đánh thức khơng gian nội thất. Khơng có
ánh sáng sẽ khơng có hình thể, màu sắc hoặc chất cảm vật liệu.
Ánh sáng cùng với bóng đổ là hai yếu tố hỗ trợ lẫn nhau làm duyên dáng không
gian hai chiều, nổi bật không gian ba chiều. Ánh sáng làm nổi bật các diện,
khối.
- Ánh sáng, bóng đổ, những trạng thái trung gian tạo cho con người nhiều
cảm giác
BÀI 3: KHÔNG GIAN VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
* Mục tiêu của bài:
- Nhận biết được khơng gian chính, khơng gian phụ, chuyển tiếp
- Biết được các giải pháp bằng bố cục, hiệu quả của nghệ thuật
- Cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong cơng việc.
* Nội dung của bài
1. Giải pháp bố cục chung
1.1. Diện – Mảng
Một đường khi dịch chuyển nó sẽ tạo ra một diện (mặt). Diện có chiều
dài, chiều rộng nhưng khơng có chiều sâu.
Trong thiết kế nội thất thì sàn, trần, tường là những diện mà chúng ta cần
quan tâm bởi nó cấu thành nên khơng gian nội thất và là nơi bố trí xếp đặt những
sản phẩm nội thất.
Bề mặt sản phẩm nội thất cũng là những diện mà chúng ta cần phải quan
tâm khi thiết kế nội thất bởi nó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đén không
gian nội thất
1.2. Đường nét chi tiết
Đường bao của khơng gian, đường bao của sản phẩm nội thất...nó cũng
mang nhưng vai trò của một diện
Những đường thẳng theo chiều thẳng đứng dùng để chịu tải và có sức
mạnh ý tưởng đặc biệt tương trưng nào đó.
Những đường thẳng nằm ngang gây cảm giác cân bằng, yên tĩnh, dàn trải.
Những đường nghiêng gây cảm giác nhấn mạnh
2. Hiệu quả nghệ thuật
2.1. Yếu tố cơng năng
Hình thức phụ thuộc vào nội dung công năng, giá trị thẩm mỹ thể hiện ở
các chi tiết, đại diện cho vẻ đẹp tồn tại độc lập với kết cấu và công năng thực
dụng của sản phẩm
2.2. Yếu tố thẩm mỹ
Đánh giá thẩm mỹ là công việc có định hướng cụ thể nhằm và sự tồn vẹn
của hình thức đối tượng, chỉ ra phương thức tổ chức và sáng tạo đối tượng trong
bối cảnh văn hóa môi trường
2.3. Yếu tố kinh tế
Yêu cầu kinh tế phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến thi
công và quản lý.
Cần chú ý lựa chọn các vật liệu hoàn thiện phù hợp với yêu cầu, dễ kiếm,
dễ sản xuất bằng phương pháp cơng nghiệp hóa. Các vật liệu đắt tiên, không phù
hợp với yêu cầu, cầu kỳ trong thi công chưa chắc đã mang lại hiệu quả nghệ
thuật
3. Giải pháp lựa chọn vật liệu và sắc độ
3.1. Vật liêu
Vật liệu nội thất phong phú và đa dạng, khi sử dụng chúng vào những sản
phẩm, nhưng không gian nội thất cần chú ý đến mối liên kết giữa các vật liệu, tỷ
lệ vật liệu trên sản phẩm và trren tồn bộ khơng gian nội thất
Từ việc lựa chọn vật liệu thơng qua đó giúp ta lựa chọn được kết cấu,
phương thức liên kết sao cho phù hợp với từng sản phẩm, từng khơng gian.
3.2. Màu sắc
Màu sắc góp phần tạo ra cảm giác những khơng gian có độ lớn, khoảng cách
khác nhau. Cũng cùng một không gian nội thất với màu nóng người ta cảm thấy
gần gũi, ấm áp...nhưng với màu lạnh người ta lại có cảm giác khơng gian thống
mát, rộng hơn...
Bề mặt nội thất do ảnh hưởng nhiều của nguyên liệu, vật liệu trang sức bề
mặt mà có thể tạo ra nhưng sản phẩm có bề mặt nhẵn, bóng hoặc mờ, sần.
Màu sắc là phần mà con người cảm nhận thấy nhanh nhất qua thị giác.
Chính bởi vậy, màu sắc được đặc biệt chú trong trong thiết kế. Sản phẩm có thu
hút, có bắt mắt hay khơng đó là nhờ vào màu sắc của sản phẩm
Màu sắc trong thiết kế nội thất thường được sử dụng để tạo ra sự hịa
địng trong khơng gian chung. Một số được lựa chọn để làm nổi bật phong cách
cá nhân.
Màu sắc của sản phẩm cần tuân thủ theo các cảm nhận tính năng màu của
người sử dụng: người già thích những màu nhẹ nhàng, trẻ nhỏ thường thích các
màu ngun có đọ bão hịa màu cao, các sắc đọ tương phản mạnh
3.3. Ánh sáng
Ánh sáng giúp ta thể hiện ý tưởng, tạo ra căn phịng có bầu khơng khí vui
tươi, đầm ấm hoặc bí ẩn.
Ánh sáng có tác dụng làm nổi bật nghệ thuật, nổi bật bố cục các hình
khối, chi tiết,...Tuy nhiên, tùy thuộc vào chức năng của từng khơng gian mà có
u cầu riêng về sự phân bố ánh sáng.
Ánh sáng trong phịng phải đủ nhưng khơng nhất thiết phải đều: Phòng
ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng tiếp khách,...
Ánh sáng trong phòng cần đầy đủ và phân bố đều: Lớp học, nơi sản
xuất,...
Ánh sáng trong phòng cần phải đủ, ngồi ra ở nhưng vị trí cần thiết yêu
cầu chiếu sáng nhiều hơn: Phòng vẽ, phòng triển lãm, viện bảo tàng,...
Ánh sáng được điều chỉnh hợp lý có thể làm không gian trở nên sống
động, ánh sáng là nhân tố màu sắc.
Ánh sáng hợp lý làm tăng giá trị của sản phẩm. Không chỉ phục vụ cho
những hoạt động, sinh hoạt của con người, ánh sáng cịn đóng vai trò kết hợp
với các thành phần khác của nội thất để tạo nên vẻ đẹp:
- Phòng khách dùng những bóng đèn rọi có thể tập trung chiếu sáng làm
nổi bật những vật dụng.
- Trên tường có thể dùng những bóng đèn trang trí chiếu sáng phụ cho
các phịng rộng, đèn rọi tập trung để làm nổi bật những bức tranh, đèn âm hai
bên nhưng bức tranh, ảnh
- Đặt đèn âm trần sẽ tạo lên những ánh sáng dịu
- Kết hợp kính và đèn để tạo hiệu quả tối đa về không gian
Thay đổi màu của một vật thể cũng có thể là kết quả ảnh hưởng của ánh
sáng và sự xen kẽ màu sắc xung quanh hoặc những màu nền. Điều này đặc biệt
quan trong trong trang trí nội thất, phải cân nhắc các yếu tố màu sắc trong không
gian nội thất khi ánh sáng chiếu vào.
- Ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời): Ánh sáng ban ngày cũng có thể
ấm hoặc lạnh, tùy thuộc thời điểm trong ngày và hướng ánh sáng chiếu vào.
Thậm chí máu sắc của một bề mặt phản chiếu diện tích lớn có thể làm nhạt đi
ánh sáng của khơng gian bên trong. Cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên cần phải được
tính đén trong bố cục chung về màu.
- Ánh sáng nhân tạo (ánh sáng đèn): Những bóng đèn sợi đốt tỏa ánh sáng
hồng ấm áp, bóng đne huỳnh quang lại tỏa ảnh sáng lạnh. Ánh sáng ấm có
khuynh hướng làm nổi bật các màu ấm và hài hòa các màu lạnh, ánh sáng lạnh
làm tăng cường độ màu lạnh và làm giảm các màu ấm.
BÀI 4: THIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT
* Mục tiêu của bài:
- Nhận biết được khu vực chính trong khơng gian
- Xác định được phong cách cho cả không gian từ đo định hương phong
cách cho sản phẩm
- Cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong cơng việc.
* Nội dung của bài
1. Khảo sát hiện trạng
Khảo sát hiện trạng từ sơ bộ đến chi tiết để có được các thơng tin, qua đó
đề xuất được các phương án tối ưu để dự án mang tính khả thi cao nhất.
Trong từng điều kiện thực tế mà bước này được thực hiện nặng hay nhẹ.
Ví dụ như xây dựng một phương án thiết kế cải tạo tổng thể sản phẩm mộc trong
một khách sạn năm sao hay nhà khách chính phủ, rõ ràng ta phải tìm hiểu hết
sức cặn kẽ mọi vấn đề có liên quan như: phong tục, tơn giáo của các đối tượng
có thể tham gia sinh hoạt trong khu nhà đó. Hay trước khi tung ra thị trường một
loại sản phẩm mới với qui mô lớn, sản xuất hàng loạt, người thiết kế phải nghiên
cứu rất kỹ về đối tượng khách hàng sẽ được phục vụ,...Song cũng có những
trường hợp, bước này thực hiện nhẹ hơn. Ví dụ: Khách hàng cụ thể đặt hàng
theo những yêu cầu cụ thể. Trong trường hợp này, rõ ràng những thơng tin ngồi
cơng nghệ đã được khách hàng cung cấp (thông tin thuộc cơng nghệ là bản chất
vốn có của người thiết kế, khơng nằm trong thơng tin cần thu thập).
2. Hình thành, xây dựng và phác thảo ý tưởng
Trong việc hình thành, xây dựng và phác thảo ý tưởng (tạo dáng sản
phẩm), người thiết kế cần vận dụng tối đa các nguyên tắc thiết kế và nguyên tắc
thẩm mỹ để thực hiện.
Trong q trình tạo dáng người thiết kế ln phải liên hệ những cái hiện
có (các thơng tin thu thập và các kiến thức về cơng nghệ) với cái muốn có
(phương án thiết kế).
Một phương án thiết kế tốt không chỉ là một thiết kế được tạo dáng công
phu hoa mỹ mà nó cịn phải là phương án khả thi, có thể thực hiện được
Diễn biến của quá trình tạo dáng có thể được mơ tả là q trình xoay
quanh các vịng lặp: phân tích – tổng hợp – đánh giá.
3. Lựa chọn vật liệu, hình thức liên kết của sản phẩm
Qua q trình tạo dáng sản phẩm, ta có mẫu mã phù hợp, bước cơng việc
này sẽ nói lên tính khả thi của phương án thiết kế. Trong một số trường hợp
bước công việc này được kết hợp với bước lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch
gia công.
Đây là cơng đoạn địi hỏi người thiết kế có kiến thức nhất định về cơng
nghệ
Chiếu theo các mục đích của bước tạo dáng, ta phải lựa chọn nguyên vật
liệu cũng như các kết cấu chi tiết cho phù hợp. Các mối liên kết giữa các chi tiết,
bộ phận phải được lựa chọn đảm bảo công năng của sản phẩm.
Cho dù chúng ta lựa chọn cách thức liên kết như thế nào, sử dụng nguyên
liệu ra sao thì chúng ta vẫn không thể sao nhãng các nguyên tắc thiết kế: Đảm
bảo công năng – thẩm mỹ - kinh tế và phù hợp với công nghệ sản xuất.
4. Xây dựng bản vẽ
- Bản vẽ thiết kế.
Qua quá trình tạo dáng, lựa chọn vật liệu, lựa chọn hình thức liên kết,
chúng ta tiến hành xây dựng bản vẽ và thuyết minh phương án
Bản vẽ thiết kế được lập thành hồ sơ thiết kế. Thông thường trong thiết kế
sản phẩm nội thất sẽ có những bản vẽ phối cảnh sản phẩm, bản vẽ tổng thể, bản
vẽ chi tiết, sơ đồ lắp,...và những phương án thiết kế khác để giúp người xem dễ
dàng so sánh, dê dàng thấy được tính ưu việt của phương án thiết kế.
Bản vẽ tổng thể thể hiện một cách trung thực kích thước của sản phẩm để
người gia cơng có thể lấy đó làm căn cứ kiểm tra kích thước khi hồn thiện sản
phẩm.
Các bản vẽ chi tiết thể hiện một cách chính xác kích thước các vị trí và
dạng liên kết của từng chi tiết từ đó làm cơ sở gia công chi tiết.
- Thuyết minh thiết kế.
Thuyết minh thiết kế phải làm rõ các nội dung sau
+ Lý do thực hiện thiết kế: theo đơn đặt hàng, thiết kế mới thay đổi, cải
tạo
+ Tính ưu việt cảu phương án thiết kế so với những phương án đã có
+ Đánh giá tổng hợp về phương án thiết kế
4.1. Vẽ 3 hình chiếu vng góc
Hình 4.1: Bản vẽ 3 hình chiếu vng góc