Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng kiểu chuồng nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.3 KB, 8 trang )



ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ THIẾT KẾ CHUỒNG HỞ ĐẾN TIỂU KHÍ HẬU VÀ
NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI LỢN THEO PHƢƠNG THỨC
CHĂN NUÔI TRANG TRẠI
Nguyễn Quế Côi, Hoàng Thị Phi Phƣợng, Nguyễn Thị Bình,
Đàm Tuấn Tú, Nguyễn Hữu Xa và Lê Văn Sáng
Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương
Tóm tắt
Kết quả điều tra 228 trang trại chăn nuôi lợn có kiểu chuồng hở cho thấy: Ở miền Bắc phần lớn chuồng
nuôi có độ cao từ 2,0 - 2,5m (86,0%). Ở miền Trung, chuồng có độ cao dưới 2,0m vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao
(43,8%). Ở miền Nam, chuồng có độ cao dưới 2,0m chỉ chiếm 13,3%, chuồng có độ cao từ 2,0-2,5m chiếm 86,7%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của người chăn nuôi, 64% số chủ trang trại ở miền Bắc và miền Nam cho rằng độ cao
chuồng nuôi từ 2,3-2,5m là phù hợp và 63% số chủ trang trại ở miền Trung cho rằng độ cao chuồng nuôi từ 2,0-
2,2m là phù hợp. Các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng sơ sinh sống, chỉ số lứa đẻ, tiêu tốn thức ăn và
tăng khối lượng của lợn từ sau cai sữa đến xuất bán ở chuồng 4 mái và chuồng 2 mái không có sự sai khác rõ rệt
(P>0,05). Các chỉ tiêu số con cai sữa, khối lượng cai sữa và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở chuồng 2 mái cao hơn
chuồng 4 mái (P<0,05). Lợn được nuôi ở chuồng có chiều rộng mái hiên từ 1,5 - 2,0m cho năng suất cao nhất, tiếp
theo lần lượt là chuồng có chiều rộng mái hiên từ 1,2 – 1,5m, chuồng có chiều rộng mái hiên từ 1,0 – 1,2m, và thấp
nhất là chuồng có chiều rộng mái hiên dưới 1,0m.
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi lợn công nghiệp ngoài các yếu tố giống, thức ăn, việc thiết kế xây dựng
hệ thống chuồng trại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp cho từng loại gia súc là một yếu tố hết
sức quan trọng. Chuồng trại được thiết kế đúng sẽ đảm bảo cho việc phát huy tối đa tính ưu việt
của phẩm giống, giảm thiểu tối đa dịch bệnh cho gia súc và ô nhiễm môi trường, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặc dù một số tài liệu nghiên cứu đã cho thấy năng suất chăn nuôi lợn ở chuồng kín cao
hơn ở chuồng hở song do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên trong thực tế sản xuất rất nhiều trang
trại chăn nuôi được xây dựng kiểu chuồng hở. Đặc biệt với điều kiện khí hậu ôn hòa của miền
Nam, hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn là kiểu chuồng hở. Hơn nữa, chúng ta chưa có qui
chuẩn hay tiêu chuẩn cho chuồng trại do đó dẫn đến việc xây dựng hoàn toàn tự phát tùy thuộc


vào khả năng đầu tư của chủ thể. Có trại đầu tư ít mang tính tạm bợ chưa tính đến điều kiện khí
hậu sinh thái của từng khu vực và yêu cầu của các loại lợn. Do cách đầu tư như vậy dẫn đến lãng
phí và không phát huy hết tiềm năng sinh học của con lợn, ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả sản
xuất chăn nuôi.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra phân tích ảnh hưởng của một số thiết kế kiểu
chuồng hở đến tiểu khí hậu và năng suất chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi trang trại.
2. §èi t-îng vµ ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu
2.1. Đối tƣợng điều tra
Các trang trại chăn nuôi lợn ngoại.


2.2. Địa điểm điều tra
Miền Bắc (Hà Nội và Hà Tây cũ); Miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình và Bình Định);
Miền Nam (Đồng Nai, An Giang và Tiền Giang)
2.3. Thời gian điều tra
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2009
2.4. Phƣơng pháp điều tra
- Thu thập số liệu thứ cấp ở cấp độ xã, huyện và tỉnh
- Phương pháp chọn mẫu điều tra: Chọn các trang trại chăn nuôi lợn ngoại được nuôi
khép kín đến lợn thịt xuất chuồng và có kiểu chuồng hở.
- Số lượng trang trại điều tra: Miền Bắc, điều tra 57 trang trại. Miền Trung, điều tra 73
trang trại và Miền Nam, điều tra 98 trang trại.
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn, phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở chăn
nuôi qua phiếu điều tra với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn
2.5. Các chỉ tiêu điều tra
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai
sữa/ổ, số ngày cai sữa, thời gian nuôi lợn thịt, khối lượng xuất chuồng lợn thịt, thu nhập từ chăn
nuôi, chi phí cho chăn nuôi, tình hình dịch bệnh.
- Các thông số về chuồng trại: Độ cao của chuồng, chiều rộng mái hiên, kiểu mái chuồng.
Theo dõi các chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió bên ngoài và bên trong chuồng nuôi lợn.

Độ cao của chuồng là độ cao của tường tính từ nền đến phần tiếp giáp với mái chuồng.
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm minitab 15.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Độ cao của chuồng
Kết quả điều tra về độ cao của chuồng theo vùng miền được thể hiện ở bảng 1. Ở miền
Bắc, số trang trại có độ cao chuồng nuôi dưới 2m là 14,0%, độ cao từ 2,0-2,2m là 57,9% và độ
cao từ 2,3-2,5m là 28,1%. Ở miền Trung, số trang trại có độ cao chuồng nuôi dưới 2m là 43,8%,
độ cao từ 2,0-2,2m là 46,6% và độ cao từ 2,3-2,5m là 9,6%. Ở miền Nam số trang trại có độ cao
chuồng nuôi dưới 2m là 13,3%, độ cao từ 2,0-2,2m là 44,9% và độ cao từ 2,3-2,5m là 41,8%.
Nhìn chung, chuồng hở ở miền Trung có độ cao thấp hơn ở miền Bắc và miền Nam. Đây có thể
là do điều kiện khí hậu tại miền Trung có bão gió nhiều nên các chủ trang trại thường làm
chuồng nuôi lợn có độ cao thấp để tránh bão. Ở miền Bắc, chuồng trại có độ cao >2,0m là
86,0%. Tương tự, ở miền Trung chỉ có 56,2% và ở miền Nam là 86,7%.





Bảng 1. Tỷ lệ các trang trại có độ cao chuồng nuôi khác nhau trong hệ thống chuồng hở
Độ cao
chuồng
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Chung cả ba miền
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số

lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
<2,0 m
8
14,0
32
43,8
13
13,3
53,0
23,2
2,0-2,2m
33
57,9
34
46,6
44
44,9
111
48,7
2,3-2,5m

16
28,1
7
9,6
41
41,8
64,0
28,1
Tổng
57
100,0
73
100,0
98
100,0
228,0
100,0

Phần lớn chuồng trại ở miền Bắc có độ cao 2,0-2,2m (57,9). Tỷ lệ chuồng trại ở miền
Trung có độ cao dưới 2m chiếm tương đối cao (43,8%). Tỷ lệ chuồng trại ở miền Nam có độ cao
2,3-2,5m chiếm tương đối cao (41,8%). Trước hiện thực về độ cao chuồng nuôi như vậy, để đánh
giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất, chúng tôi lấy ý kiến của các chủ trang trại về thị hiếu
của họ đối với chỉ tiêu độ cao chuồng nuôi lợn, kết quả được thể hiện ở bảng 2. Kết quả ở bảng 2
cho thấy đối với miền Bắc và miền Nam 64% số chủ trang trại cho rằng độ cao chuồng từ 2,3
đến 2,5m là thích hợp. Đối với miền Trung 63,0% số chủ trang trại cho rằng độ cao chuồng từ
2,0 đến 2,2m là thích hợp.
Bảng 2. Thị hiếu của chủ trang trại về độ cao chuồng nuôi trong hệ thống chuồng hở
Nội dung
<2m
2-2,2m

2,3-2,5m
Tổng
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
Miền Bắc
5
8,8
15
26,3
37
64,9
57
100,0
Miền Trung
14
19,2
46
63,0
13
17,8
73
100,0
Miền Nam
11

11,2
24
24,5
63
64,3
98
100,0
3.2. Tiểu khí hậu trong chuồng hở theo các độ cao chuồng khác nhau
Để xác định tiểu khí hậu trong chuồng có độ cao khác nhau chúng tôi đã theo dõi các chỉ
tiêu nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió giữa bên trong và bên ngoài chuồng vào những ngày nắng
nóng nhiệt độ trên 35
0
C, kết quả được thể hiện ở bảng 3. Kết quả này cho thấy, chuồng có độ cao
2,3-2,5m nhiệt độ bên trong thấp hơn nhiệt độ bên ngoài chuồng là 4,0
o
C. Tương tự chuồng có
độ cao 2,0 – 2,2 m sự chênh lệch này là 3,4
o
C và chuồng có độ cao <2,0 m là 3,1
o
C.
Kết quả theo dõi ẩm độ cho thấy ẩm độ bên trong chuồng cao hơn ẩm độ bên ngoài
chuồng. Điều này có thể là do lợn được tắm và phun nước làm mát khi thời tiết nóng gây nên. Sự
chênh lệch về ẩm độ giữa bên trong và bên ngoài chuồng có độ cao dưới 2,0m là 0,3%, chuồng
có độ cao 2,0-2,2m là 0,2% và chuồng có độ cao 2,3-2,5m là 0,1%.




Bảng 3. Ảnh hưởng của độ cao chuồng đến tiểu khí hậu trong kiểu chuồng hở

Chỉ tiêu theo
dõi
<2,0 m (n=3)
2,0-2,2m (n=3)
2,3-2,5m (n=3)
Trong
Ngoài
CL
Trong
Ngoài
CL
Trong
Ngoài
CL
Nhiệt độ
33,4
36,5
3,1
33,0
36,4
3,4
32,6
36,6
4,0
Ẩm độ
71,1
70,8
-0,3
70,5
70,3

-0,2
70,2
70,1
-0,1
Tốc độ gió
0,2
0,2
0,0
0,3
0,2
-0,1
0,2
0,1
-0,1
Ghi chú: CL là chênh lệch giữa giá trị bên trong và bên ngoài chuồng nuôi (CL= ngoài – trong).

3.3. Năng suất chăn nuôi lợn theo độ cao của chuồng
Một số chỉ tiêu năng suất chăn nuôi lợn ở các độ cao chuồng khác nhau được thể hiện ở
bảng 4. Kết quả ở bảng 4 cho thấy năng suất chăn nuôi ở chuồng có độ cao từ 2,3-2,5m cao hơn
ở chuồng có độ cao từ 2,0-2,2m và thấp nhất ở có độ cao từ dưới 2,0m. Sự sai khác của các chỉ
tiêu số con cai sữa/nái/năm, tăng khối lượng giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa đến xuất
bán ở mức P < 0,05.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu năng suất chăn nuôi lợn ở chuồng có độ cao khác nhau
Chỉ tiêu theo dõi
<2,0 m (n=53)
2,0-2,2m
(n=73)
2,3-2,5m
(n=102)
Chung

P
mean
SD
mean
SD
mean
SD
mean
SD

Số con sơ sinh sống (con/ổ)
10,59
0,17
10,60
0,12
10,62
0,06
10,60
0,06
ns
Khối lượng sơ sinh sống
(kg/ổ)
1,31
0,02
1,32
0,03
1,32
0,01
1,32
0,01

ns
Chỉ số lứa đẻ (lứa/nái/năm)
2,10
0,16
2,10
0,14
2,12
0,08
2,11
0,07
ns
Số con cai sữa (con/ổ)
9,67
0,12
9,72
0,07
9,74
0,05
9,71
0,05
*
Tỷ lệ nuôi sống (%)
91,31
1,46
91,70
1,31
91,71
1,52
91,61
1,50

*
Số con cai sữa/nái/năm
(con)
20,31
1,61
20,41
1,23
20,65
1,87
20,46
2,31
*
KL cai sữa /nái/năm (kg)
116,77
2,46
118,39
2,52
120,59
2,93
118,72
0,09
*
TKL giai đoạn theo mẹ
(g/con/ngày)
250,00
3,01
252,17
4,25
253,91
7,05

252,23
2,86
*
TKL giai đoạn sau cai sữa
đến xuất bán (g/con/ngày)
654,00
7,76
661,00
9,12
668,00
19,86
661,61
17,74
*
TTTA giai đoạn sau cai sữa
đến xuất bán (g/con/ngày)
2,86
0,04
2,82
0,05
2,80
0,01
2,82
0,01
*
Ghi chú: KL là khối lượng; TKL là tăng khối lượng; TTTA là tiêu tốn cho; * là P<0,05

Từ những số liệu trên cho thấy, chuồng nuôi tại miền Bắc và miền Nam có độ cao từ 2,3-
2,5m, chuồng nuôi tại miền Trung có độ cao từ 2,0-2,2m là phù hợp với thị hiếu của người chăn
nuôi, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của từng miền và góp phần nâng cao năng suất chăn

nuôi.


3.4. Kiểu mái chuồng
Trong hệ thống chuồng hở, các trang trại được thiết kế chuồng có 4 mái hoặc 2 mái. Kiểu
chuồng 4 mái có khoảng cách trống giữa mái trên và mái dưới để tạo độ thông thoáng cho
chuồng nuôi. Song đây cũng là một điểm không thuận lợi cho việc che chắn chống rét vào mùa
đông. Kiểu chuồng 2 mái ở miền Bắc có đặc điểm trên nóc chuồng, 2 mái khớp với nhau, không
phủ lên nhau và không có khe hở ở nóc. Kiểu chuồng 2 mái và 4 mái ở miền Bắc có sự khác
nhau rõ ràng về sự thông thoáng trên nóc chuồng. Kiểu chuồng 2 mái ở miền Nam phần lớn có
mái nọ phủ lên mái kia và tạo khe hở ở nóc với chiều rộng khoảng 30 cm. Kiểu chuồng này đơn
giản mà vẫn đảm bảo được độ thông thoáng trong chuồng nuôi. Vì vậy, ở miền Nam, chuồng 2
mái cũng tương tự như chuồng 4 mái, đều có sự thông thoáng nhất định ở trên nóc chuồng.
Để xác định ảnh hưởng của kiểu chuồng hai mái và bốn mái đến tiểu khí hậu trong
chuồng nuôi chúng tôi đã phân tích các chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ giữa bên trong và bên ngoài
chuồng vào những ngày nắng nóng nhiệt độ trên 35
0
C của mùa hè và những ngày rét nhiệt độ
dưới 15
0
C của mùa đông, kết quả được thể hiện ở bảng 5. Số liệu ở bảng 5 cho thấy mùa hè,
nhiệt độ bên trong chuồng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài chuồng là 3,2
o
C (chuồng 2 mái) và 3,6
o
C
(chuồng 4 mái). Mùa đông, nhiệt độ bên trong chuồng cao hơn nhiệt độ bên ngoài chuồng là
6,7
o
C (chuồng 2 mái) và 6,2

o
C (chuồng 4 mái). Sự chênh lệch về nhiệt độ này cho thấy mùa hè
tác dụng làm mát của chuồng 4 mái tốt hơn chuồng 2 mái nhưng mùa đông tác dụng sưởi ấm cho
lợn kém hơn chuồng 2 mái. Lợn nái hoặc lợn đã trưởng thành khả năng chịu đựng thời tiết lạnh
trong mùa đông tương đối tốt nhưng đối với lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa, nhiệt độ thấp
trong mùa đông là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của lợn. Vì vậy chuồng nái nuôi con
và chuồng lợn sau cai sữa, kiểu chuồng hai mái sẽ thuận lợi hơn trong công tác chống rét cho lợn
đặc biệt là điều kiện thời tiết rét buốt trong mùa đông ở miền Bắc và miền Trung. Điều kiện thời
tiết của miền Nam không lạnh như ở miền Bắc và miền Trung, vì vậy chuồng 4 mái hoặc hai mái
có khoảng trống trên nóc là phù hợp.
Về ẩm độ, kết quả tại bảng 5 cho thấy mùa hè, ẩm độ bên trong chuồng cao hơn ẩm độ
bên ngoài chuồng là 2,8% (chuồng 2 mái) và 2,6% (chuồng 4 mái). Mùa đông, ẩm độ bên trong
chuồng thấp hơn ẩm độ bên ngoài chuồng là 0,1% ở cả chuồng 2 mái và chuồng 4 mái. Mùa hè,
ẩm độ trong chuồng cao hơn bên ngoài chuồng là do thời tiết nóng thường hay tắm và phun nước
làm mát cho lợn. Mùa đông, ẩm độ bên trong chuồng lại thấp hơn ở bên ngoài chuồng có khả
năng là do thời tiết lạnh không tắm cho lợn và cũng không rửa chuồng.
Bảng 5. Tiểu khí hậu của chuồng nuôi theo các kiểu mái chuồng
Nội dung
2 mái (n=3)
4 mái (n=3)
Trong
Ngoài
CL
Trong
Ngoài
CL
Nhiệt độ
Mùa hè
33,2
36,4

3,2
32,8
36,4
3,6

Mùa đông
20,2
13,5
-6,7
19,7
13,5
-6,2
Ẩm độ (%)
Mùa hè
71,4
69,6
-1,8
71,2
69,6
-1,6

Mùa đông
60,9
61,0
0,1
60,9
61,0
0,1



Ghi chú: CL là chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài chuồng (CL=ngoài - trong)

3.5. Năng suất chăn nuôi lợn theo các kiểu mái chuồng
Một số chỉ tiêu năng suất chăn nuôi lợn ở kiểu chuồng 4 mái và 2 mái được thể hiện ở
bảng 6. Kết quả ở bảng 6 cho thấy các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng sơ sinh sống
và chỉ số lứa đẻ, tiêu tốn thức ăn, tăng khối lượng của lợn từ sau cai sữa đến xuất bán ở chuồng 4
mái và chuồng 2 mái không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Các chỉ tiêu số con cai sữa, tỷ lệ nuôi
sống đến cai sữa và khối lượng cai sữa ở chuồng 2 mái cao hơn chuồng 4 mái (P<0,05).
Bảng 6. Năng suất chăn nuôi lợn ở các kiểu mái chuồng khác nhau
Chỉ tiêu
4 mái (n=110)
2 mái (n=118)
P
Số con sơ sinh sống (con/ổ)
10,71
10,69
ns
KL sơ sinh sống (kg/con)
1,33
1,31
ns
Chỉ số lứa đẻ (lứa /nái/năm)
2,11
2,11
ns
Số con cai sữa (con/ổ)
9,80
10,00
*
Tỷ lệ nuôi sống đến CS

91,50
93,55
*
Số con cai sữa/nái/năm (con)
20,68
21,10
*
KL cai sữa (kg/con)
5,90
6,20
*
TKL giai đoạn theo mẹ (g/con/ngày)
256,5
269,6
*
TKL giai đoạn sau cs đến 100 kg (g/con/ngày)
665
663
ns
TTTA giai đoạn sau cs đến 100 kg
2,63
2,64
ns
Ghi chú: KL là khối lượng; CS là cai sữa; TKL là tăng khối lượng; TTTA là tiêu tốn thức ăn; ns là không sai
khác rõ rệt với P>0,05; * là sai khác rõ rệt với P<0,05.

Kết quả một số chỉ tiêu năng suất chăn nuôi ở chuồng 4 mái và chuồng 2 mái một lần nữa
cho thấy trong hệ thống chuồng hở, xu hướng chuồng 4 mái là phù hợp với lợn nái chửa, lợn chờ
xuất và lợn đực; chuồng 2 mái là phù hợp với lợn nái đẻ nuôi con và lợn con sau cai sữa.
3.6. Chiều rộng mái hiên

Kích thước chiều rộng của mái hiên có vai trò góp phần chống nóng vào mùa hè và
chống rét vào mùa đông. Kết quả đánh giá năng suất chăn nuôi ở các chuồng có chiều rộng mái
hiên khác nhau được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7. Năng suất chăn nuôi lợn ở các chuồng có chiều rộng mái hiên khác nhau
Chỉ tiêu
<1,0
1,0-1,2
>1,2-1,5
>1,5-2,0
Chung
P
n
71
64
57
36
228

Số con sơ sinh sống (con/ổ)
10,7
10,6
10,7
10,6
10,7
ns
Khối lượng sơ sinh sống (kg/con)
1,3
1,3
1,3
1,3

1,3
ns
Chỉ số lứa đẻ (lứa /nái/năm)
2,0
2,1
2,1
2,1
2,1
ns
Số con cai sữa (con/ổ)
9,7
9,8
9,8
9,9
9,8
*


Tỷ lệ nuôi sống (%)
90,7
92,5
91,6
93,4
91,8
*
Số con cai sữa/nái/năm (con)
19,4
20,6
20,4
20,8

20,2
*
KL cai sữa /nái/năm (kg)
112,5
121,4
120,7
123,5
118,8
*
TKL giai đoạn theo mẹ
(g/con/ngày)
252,2
256,5
257,4
258,3
255,8
*
TKL giai đoạn sau cai sữa đến
xuất bán (g/con/ngày)
655,0
657,0
661,0
664,0
658,5
*
TTTA giai đoạn sau cai sữa đến
xuất bán (g/con/ngày)
2,9
2,9
2,8

2,7
2,9
*
Kết quả ở bảng 7 cho thấy các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh và chỉ số
lứa đẻ ở chuồng có các mức chiều rộng mái hiên khác nhau đều không có sự sai khác rõ rệt
(P>0,05). Các chỉ tiêu số con cai sữa, khối lượng cai sữa, tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng của
lợn từ sau cai sữa đến xuất bán ở chuồng có các mức chiều rộng mái hiên 1,5-2,0m cao hơn
chuồng có chiều rộng mái hiên 1,2-1,5m, tiếp đến là chuồng có chiều rộng mái hiên từ 1,0-1,2m
và thấp nhất là chuồng có chiều rộng mái hiên dưới 1,0m. Sự sai khác của các chỉ tiêu này là rõ
rệt (P>0,05). Nhìn chung, đối với chuồng hở, năng suất chăn nuôi lợn ở chuồng có chiều rộng
mái hiên từ 1,5-2,0m là cao nhất.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Ở miền Bắc phần lớn chuồng nuôi có độ cao từ 2,0 - 2,2m (57,9%). Ở miền Trung,
chuồng có độ cao dưới 2,0m vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao (43,8%). Ở miền Nam, chuồng có độ
cao từ 2,3-2,5m chiếm tỷ lệ cao (41,8%). Tuy nhiên, theo đánh giá của người chăn nuôi, 64% số
chủ trang trại ở miền Bắc và miền Nam cho rằng độ cao chuồng nuôi từ 2,3-2,5m là phù hợp và
63% số chủ trang trại ở miền Trung cho rằng độ cao chuồng nuôi từ 2,0-2,2m là phù hợp.
Các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng sơ sinh sống, chỉ số lứa đẻ, tiêu tốn thức
ăn và tăng khối lượng của lợn từ sau cai sữa đến xuất bán ở chuồng 4 mái và chuồng 2 mái
không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Các chỉ tiêu số con cai sữa, khối lượng cai sữa và tỷ lệ
nuôi sống đến cai sữa ở chuồng 2 mái cao hơn chuồng 4 mái (P<0,05).
Lợn được nuôi ở chuồng có chiều rộng mái hiên từ 1,5 - 2,0m cho năng suất cao nhất,
tiếp theo lần lượt là chuồng có chiều rộng mái hiên từ 1,2 – 1,5m, chuồng có chiều rộng mái hiên
từ 1,0 – 1,2m, và thấp nhất là chuồng có chiều rộng mái hiên dưới 1,0m.
4.2. Đề nghị
Đối với kiểu chuồng hở, ở miền Bắc và miền Nam, cần xây dựng chuồng có độ cao từ
2,3-2,5m và ở miền Trung cần xây dựng chuồng có độ cao từ 2,0-2,2m. Cần xây chuồng 4 mái
cho lợn nái chửa, lợn đực và lợn chờ xuất, chuồng 2 mái cho lợn nái đẻ nuôi con và lợn con sau
cai sữa. Chiều rộng mái hiên cần được thiết kế từ 1,5-2,0m.

Tài liệu tham khảo


1. Chang, C. W. et al. (2001). “Exposure assessment to airborne endotoxin, dust, ammonia, hydrogen sulfide
and carbon dioxide in open style swine houses”, Ann. Occup. Hyg, Vol. 45, 457-465.
2. Damgaard, B.M., Malmkvist, J., Pedersen, L.J., Jensen, K.H., Thodberg, K., Jørgensen, E., Juul-Madsen,
H.R. 2008. The effect of floor heating on body temperature, water consumption, stress response and
immune competence around parturition in loose-housed sows. Research in Veterinary Science. In press.
3. Pedersen, L.J., Malmkvist, J. Jørgensen, E. 2007. The use of a heated floor area by sows and piglets in
farrowing pens. Appl. Anim. Behav. Sci. 103:1-11. 22
4. Rinaldo, D. and Le Dividich, J. (1991). Assessment of optimal temperature for performance and chemical
body composition of growing pigs. Livest. Prod. Sci., 29: 61-75.
5. Verstegen, M.W.A. and Close, W.H. (1994). The environmental and the growing pigs. In: Principles of Pig
Science, Cole, D.J.A., Wiseman, J. and Varley, M.A. (eds). Nottingham University Press, Nottingham,
England, pp. 333-353.
6. Weber, R., Keil, N. M., Fehr, M. and Horat, R. (2007). Piglet mortality on farms using farrowing systems
with or without crates. Anim. Welfare, 16: 277-279.
7. Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đình Sơn, Phạm Sỹ Tiệp, Lê Văn Nhị, 2007. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
tiên tiến trong sản xuất giống, thức ăn, tổ chức chăn nuôi lợn hướng nạc phù hợp với điều kiện sinh thái
Hà tĩnh. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước 2004 – 2006.
8. Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp,.Hội đồng hạt cốc chăn nuôi Mỹ (U.S. Feed Grains Council
USFGC), 1996.
9. Nguyễn Quế Côi và CS. Đánh giá thực trạng chuồng trại và ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn, bò
sữa tại 5 huyện ngoại thành Hà Nội- Chuyên đề Hội thảo Chăn nuôi. Hà nội - 1995.
10. Nguyễn Quế Côi, Đặng Hoàng Biên. Xây dựng hệ thống các thông số kỹ thuật chuồng trại chăn nuôi lợn
và bò sữa phù hợp với điều kiện sinh thái vùng ven đô Hà nội. Hội thảo Chuồng trại chăn nuôi lợn và Bò
sữa. Hà nội - 2006.
11. Nguyễn Quế Côi, Phạm Sỹ Tiệp, Đặng Hoàng Biên, 2006. Xây dựng mẫu thiết kế chuồng trại chăn nuôi
lợn và bò sữa phù hợp với điều kiện sinh thái vùng ven đô Hà nội. Kết quả của Đề tài Nghiên cứu KH do
UBND Thành phố giao 2005 - 2006.

12. Nguyễn Ngọc Phục (2009). Nghiên cứu các phương thức chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất chất lượng thịt
cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tài liệu chưa xuất bản.
13. Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp và CS. “Xây dựng mô hình chăn nuôi trong nông hộ nhằm giảm

×