Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 77 trang )

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
khoa kế toán

chuyên đề
thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại
công ty mẹ - tct thiết bị điện việt nam
Sinh viên thực hiện: phạm bích thùy
Lớp: kế toán 48c
MSSV: cq482812
Giáo viên h ớng dẫn: ths. phạm thị minh
hồng
Hµ Néi - 2010
Mục lục
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LêI Më §ÇU................................................................................................................................7
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty mẹ -
Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam......................................................................................8
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY...........................................................................................................................9
1.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY....................................................................9
1.1.1 Sản phẩm của công ty................................................................................................9
1.1.2 Giới thiệu về công tơ 1 pha - Sản phẩm chủ lực của công ty...................................9
1.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG TƠ 1 PHA CỦA CÔNG TY MẸ -
TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM......................................................................................13
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha..........................................13
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất công tơ 1 pha.................................................15
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất..........................................................................................16


1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT
NAM.....................................................................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ-TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM..........18
2.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY MẸ-TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT
NAM.....................................................................................................................................18
2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty me-TCT thiết bị
điện Việt Nam....................................................................................................................18
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................................................18
Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu....................................................................23
Khi vào các phiếu xuất, kế toán chỉ nhập phần số lượng mà bỏ qua phần giá trị. Sau khi
ấn nút “Lưu” trên màn hình, dữ liệu của phiếu xuất trên , bao gồm ngày tháng xuất, PX
nhận vật tư, tên vật tư, mã vật tư, tên và số hiệu kho cũng như số lượng vật tư lĩnh sẽ
được tự động ghi vào Sổ chi tiết các tài khoản 6211. Đến cuối kỳ, sau khi đã có đầy đủ
tổng nhập, kế toán sẽ “tính giá trung bình” bằng cách chọn phần “Tính giá trung
bình” trên phần mềm. Máy tính sẽ tự động cập nhật giá trị NVL xuất kho vào phiếu
xuất, thẻ kho, sổ chi tiết cũng như sổ tổng hợp có liên quan...........................................25
Biểu số2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng mua nguyên vật liệu dùng ngày cho sản xuất công
tơ 1 pha..............................................................................................................................25
Biểu số 2.4: Mẫu sổ chi tiết TK 6211...............................................................................26
Biểu số2.5: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.................................28
..........................................................................................................................................28
2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp........................................................................30
Biều số 2.7: Giấy báo thanh toán tiền lương sản phẩm..................................................33
Biểu số 2.8: Lương tạm ứng Tổ Đột dập 6 - Phân xưởng đột dập tháng 3/2010...........34
Biểu số 2.9: Bảng lương tháng 3/2010 Tổ đột dập 6 - Phân xưởng đột dập..................35
Biếu số2.10: Bảng tổng hợp lương tháng 3 năm 2010 - PX Đột dập..............................36
Biểu số 2.11: Báo cáo giờ công lao động - Phân xưởng đột dập....................................37
Biếu số 2.12: Phiếu phân bổ tiền lương và các khoản phải trả - PX Đột dập................38
Biểu số 2.13: Sổ chi tiết TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp công tơ 1 pha..............39

Biểu số 2.14: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ...........................................41
Biểu số 2.15: Sổ cái TK 6221 -" Chi phí nhân công trực tiếp tơ 1 pha".........................43
2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung...............................................................................44
Biểu số 2.16: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định....................................................46
Biểu số 2.17: Biểu thanh toán tiền ăn giữa ca - Phân xưởng đột dập...........................47
Biểu số 2.20: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung......................................................52
Biểu số 2.21: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung .......................................................53
Biểu số 2.22: Sổ cái tài khoản 627...................................................................................54
2.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.........55
Biểu số 2.23:Sổ chi tiết TK 15411....................................................................................56
Biểu số 2.24: Sổ cái TK 15411 - Chi phí sản xuất dở dang công tơ 1 pha.....................57
Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ trên phần mềm kế toán, khi có
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán nhập chứng từ gốc vào phân mềm kế toán máy
tính sẽ tự động cập nhật và tổng hợp các dữ liệu lên các Nhật ký chứng từ, Bảng kê và
sổ chi tiết tài khoản tương ứng.........................................................................................58
Biểu số 2.25: Bảng kế số 4...............................................................................................59
Biểu số 2.26: Nhật ký chứng từ số 7.................................................................................60
2.1.5.2 Kiêm kê và tính giá sản phẩm dở dang................................................................61
Biếu số 2.27: Bảng kiểm kê sản phẩm làm dở và bán thành phẩm - PX đột dập...........61
Biểu số 2.28: Bảng kế chi phí sản xuất dơ dang - Thời điểm 31 tháng 3 năm 2010......62
2.2 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ
ĐIỆN VIỆT NAM................................................................................................................63
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty..........................................63
2.2.2 Quy trình tính giá thành tại công ty........................................................................64
Biểu số 2.29: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha quý I năm 2010.......64
..................................................................................................................................................64
Dựa vào báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho trong quý, kế toán lập Thẻ tính giá thành
cho từng loại sản phẩm.............................................................................................................65
Biểu số 2.30: Báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho quý I năm 2010........................65
Biểu số 2.31: Thẻ tính giá thành sản phẩm công tơ 1 pha quý 1 năm 2010...................65

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM...............................66
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN...................................................................................................................................66
3.1.1 Ưu điểm....................................................................................................................67
3.1.2 Nhược điểm..............................................................................................................69
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện.......................................................................................71
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM............73
LêI Më §ÇU
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế mở như Việt Nam trong
những năm gần đây đã đưa các doanh nghiệp vào một thời đại mới - thời đại của cơ
hội nhưng cũng đầy cạnh tranh và thách thức. Cơ chế thị trường đã và đang là một
thay đổi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang trên con đường hội nhập hoàn toàn vào
nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự hoàn thiện và nâng cao năng
lực của mình về mọi mặt để có thể phát triển trong môi trường mới đầy tiềm năng mà
tổ chức này mang lại. Đầy tiềm năng bởi khi gia nhập WTO nghĩa là thị trường các
nước trên thế giới sẽ mở cửa cho chúng ta tiến bước vào. Nhưng trong sân chơi này
chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết do các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ phải đối mặt với việc Nhà nước ta phải xoá bỏ các hàng rào thuế quan, mậu dịch
theo quy định của WTO. Điều đó có nghĩa là hàng ngoại nhập sẽ tràn vào thị trường
Việt Nam với những công ty đa quốc gia, những tập đoàn với tiềm lực tài chính
khổng lồ sẵn sàng hạ giá bán thấp hơn CPSX trong vòng 3- 5 năm để đánh gục hàng
hoá trong nước. Điều này đã được kiểm chứng tại những nước đã gia nhập WTO
trước đó. Vì vậy muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh thu lợi nhuận cao trong hoạt động
sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp, hợp thị yếu của người tiêu dùng và hơn thế nữa
sản phẩm đó phải có giá thành thấp tạo được lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của các

doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì lý do trên mà công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm vốn đã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán
kế toán của doanh nghiệp nay càng đòi hỏi được hoàn thiện để giúp cho doanh
nghiệp quản lý tốt chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm .
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong sản xuất hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Ths.
Phạm Thị Minh Hồng và được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty mẹ - Tổng công
ty (TCT) thiết bị điện Việt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt
Nam" làm nội dung nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập. Ngoài phần mở đầu và
kết luận, chuyên đề được chia làm 3 phần chính:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công
ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
1.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1.1.1 Sản phẩm của công ty
Công ty mẹ - Tổng Công Ty Thiết Bị Điện Việt Nam chuyên cung cấp:
- Công tơ điện 1 pha hoặc điện tử, 1 giá hoặc nhiều giá các loại.
- Công tơ điện 3 pha cơ họăc điện tử, 1 giá hoặc đa chức năng các loại.
- Máy biến dòng hạ thế hình xuyến kiểu đúc êpôxy từ 50/5 đến 10000/5A; Cấp
chính xác 0,5 hoặc 1 hoặc 3.
- Máy biến dòng trung thế kiểu đúc êpôxy trong nhà và ngoài trời tới 36 kV,
dòng điện sơ cấp từ 5A đến 5000A; Dòng điện thứ cấp 1A, 5A, hoặc 1A và 5A; Cấp
chính xác 0,5; Cấp bảo vệ 5P5, 5P10, 5P15, 5P20, 5P30.

- Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm đầu cách điện
trong nhà và ngoài trời tới 36 kV, cấp chính xác 0,5; Cấp bảo vệ 3P, 6P.
- Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm đầu cách điện
trong nhà và ngoài trời tới 36kV cho Máy cắt đóng lặp lại và các thiết bị khác.
- Vônmet và Ampemet các loại; cấp chính xác 2 và 2,5.
- Cầu chì rơi 6-24 KV và 36b kV; dòng điện Imax 100A, dung lượng cắt
8kAAsym.
Do sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, quy trình sản xuất
mỗi loại là khác nhau và khá phức tạp và do hạn chế về thời gian thực tập nên trong
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em chỉ xin đề cập đến các vấn đề liên quan đến
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công tơ 1 pha là sản phẩm chủ
lực của công ty.
1.1.2 Giới thiệu về công tơ 1 pha - Sản phẩm chủ lực của công ty
Công tơ điện 1 pha loại CV là sản phẩm hợp tác kỹ thuật của Công ty thiết bị đo
điện (EMIC) - nay là Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (VEC) và hãng LANDIS
& GYR – Thụy Sỹ theo tiêu chuẩn Quốc tế IEC60521, được sản xuất trên công nghệ
và thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Công tơ điện 1 pha loại CV có đặc tính và độ tin cậy cao, dùng để do năng
lượng dạng hữu công (kWh) ở lưới điện xoay chiều 1 pha 2 dây hoặc 1 pha 3 dây, đạt
cấp chính xác 1 hoặc 2 theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 60521 và có những đặc trưng sau:
- Hiệu chỉnh dễ
- Mô men quay lớn
- Ma sát nhỏ
- Độ nhạy cao
- Tổn thất thấp
- Ảnh hưởng nhiệt độ thấp
- Gối đỡ dưới 2 chân kính hoặc gối từ
- Chống ăn cắp điện: Cơ cấu trống quay ngược hoặc bộ số 1 hướng
- Hình dáng: tròn hoặc vuông
- Độ ổn định cao

- Chịu quá tải lớn
- Chịu điện áp cao
- Cách điện cao
- Đọc chỉ số từ xa (RF).
Tính năng kỹ thuật: Công tơ điện 1 pha 2 dây; Công tơ điện 1 pha 3 dây
 Tiêu chuẩn: IEC 60521; TCVN5411-91; ĐLVN07:2003
 Điện áp danh định: 110V; 120V; 220V; 230V; 240V
 Tần số danh định: 50Hz hoặc 60Hz
 Dòng điện: 3(9)A, 3(12)A; 5A; 5(15)A; 5(20)A; 10(30)A; 10(40)A;
15(60)A; 20(80)A; 30(90)A; 40(120)A
 Cấp chính xác: 1 hoặc 2
Cấu tạo: Sản phẩm Công tơ 1 pha của công ty là loại sản phẩm có tính chất
phực tạp được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau bao gồm:
- Vỏ: Đế và ổ đấu dây công tơ bằng nhựa Bakêlít đen. Cầu nối mạch áp trượt
trong ổ đấu dây được bố trí bên trong hoặc bên ngoài nắp công tơ để nối hoặc không
nối mạch áp, dễ dàng cho việc hiệu chỉnh và kiểm tra công tơ. Nắp công tơ bằng thủy
tinh hoặc nhựa PC (polycacbonat) chống cháy hoặc bằng nhựa bakêlít đen có cửa sổ
bằng kính, cho phép nhìn thấy bộ số, mặt số và đĩa rôto. Nắp che ổ đấu dây dài hoặc
ngắn bằng nhựa bakêlít đen hoặc sắt, sơ đồ đấu dây công tơ ở phía trong nắp che ổ
đấu dây.
- Khung: Khung công tơ được chế tạo bằng hợp kim nhôm đúc áp lực, đảm bảo
độ cứng.
- Phần tử phát động: Phần tử phát động gồm có 1 phần tử dòng điện và phần tử
điện áp. Mỗi phần tử có 1 lõi từ và 1 cuộn dây. Các lõi từ dòng và áp bằng tôn silic có
đặc tính từ tốt, được sử lý chống gỉ. Lõi dòng có bù quá tải bằng thép đặc biệt, có khả
năng chống quá tải lớn. Các cuộn dây dòng và áp cách điện cao và chống ẩm tốt.
Phần tử phát động có cơ cấu hiệu chỉnh tải thấp và cơ cấu hiệu chỉnh tải cảm ứng có
hiệu quả tuyến tính.
- Rôto: Trục rôto bằng thép không gỉ. Đĩa rôto được gắn với trục rôto nhờ
phương pháp ép phun nhựa đặc biệt. Đĩa rôto bằng nhôm có độ tinh khiết cao đảm

bảo mômen quay đủ cho dải tải rộng. Mặt phía trên đĩa rôto có các vạch chia và cạnh
bên đĩa rôto có dấu đen tại vị trí 0 để hiệu chỉnh và kiểm tra công tơ. Trục vít bằng
nhựa POM (Polyacetal) lắp trên trục rôto để dẫn động bộ số. Rôto tránh được những
hư hại do vận chuyển theo hướng dọc trục và hướng kính bằng các cữ dừng cơ khí.
- Gối đỡ trên: Gối đỡ trên (không bôi trơn): 1 bạc nhựa POM liền trục vít (lắp
trên trục rôto) quay trong 1 trục thép không gỉ có vỏ nhựa POM bảo vệ (lắp trên
khung công tơ).
- Gối đỡ dưới: Công tơ có thể được cấp với 1 trong 2 loại gối đỡ dưới sau:
+ Gối đỡ dưới loại 2 chân kính: 1 viên bi quay giữa 2 chân kính (1 chân kính lắp
cố định trên khung công tơ và 1 chân kính quay cùng với trục rôto) do đó ma sát giảm
đáng kể và đặc tính công tơ ổn định tốt ngay cả ở tải thấp.
+ Gối đỡ dưới loại gối từ: Gối đỡ dưới loại gối từ: 2 nam châm hình vành khăn
nạp từ đồng cực (1 nam châm lắp cố định trên khung công tơ và 1 nam châm lắp với
trục rôto) đẩy nhau. Ổ đỡ gồm 1 trục thép không gỉ và 1 bạc nhựa POM (không bôi
trơn). Do đó, gối từ mang được khối lượng rôto trên một “đệm từ” gần như không ma
sát. Nguyên lý lực đẩy từ của gối từ phòng ngừa được sự sâm nhập của các phần tử
sắt từ vào khe hở giữa 2 nam châm, đảm bảo ổn định đặc tính công tơ. Sự ổn định từ
của gối từ được đảm bảo bởi một quá trình chế tạo đặc biệt.
- Nam châm hãm: Nam châm được chế tạo bằng Alnico-5 có lực kháng từ cao
được thiết kế dạng chữ U có 4 lực, có vỏ bảo vệ bằng hợp kim nhôm đúc. Kết cấu
này làm giảm độ rung, tăng tuổi thọ của công tơ. Một hợp kim đặc biệt được gắn với
cực nam châm để bù ảnh hưởng của nhiệt độ. Có cơ cấu hiệu chỉnh tinh để hiệu
chỉnh từ lực của nam châm.
- Cơ cấu chống quay ngược: Cơ cấu chống quay ngược gồm 1 đĩa cam lắp trên
trục rôto, 1 cá hãm quay trên 1 trục thép không gỉ và trụ đỡ lắp trên khung công tơ.
Cơ cấu chống quay ngược làm dừng sự quay ngược của rôto và sự đếm của Bộ số khi
công tơ bị quay ngược.
- Bộ số: Bộ số gồm khung bằng hợp kim nhôm tấm, các Tang trống số, Bánh
gẩy, Bánh răng, Bạc đỡ, Bạc chặn bằng nhựa POM và các trục bằng thép không gỉ.
Các bộ số có 5 hoặc 6 tang trống số (trong đó có hoặc không có phần thập phân). Chữ

số của Tang trống màu trắng trên nền đen từ 0 đến 9, (Riêng chữ số của Tang trống
số thập phân màu đỏ trên nền trắng từ 0 đến 9). Chữ số cao 5mm rộng 3mm và nét
0.8mm. Bộ số (không bôi trơn) có ma sát rất nhỏ. Công tơ có thể được cấp với 1
trong 2 loại bộ số sau:
+ Bộ số thường: Có thể quay theo 2 hướng thuận và ngược. Bộ số thường được
lắp với cơ cấu chống quay ngược.
+ Bộ số 1 hướng: Bộ số 1 hướng có thể được cung cấp theo yêu cầu để thay thế
cho bộ số thường và cơ cấu chống quay ngược. Bộ sô 1 hướng sẽ chỉ quay theo 1
hướng (nhờ cơ cấu Bánh cóc và bánh bằng nhựa POM), ngay cả khi Rôto của công tơ
bị quay ngược.
Công tơ 1 pha chủ yếu được sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
Sản phẩm dở dang được xác định là tất cả các chi tiết, cụm chi tiết chưa được
lắp ráp hoàn chỉnh thành công tơ.
1.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG TƠ 1 PHA CỦA CÔNG TY MẸ -
TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha
Sản phẩm công tơ 1 pha của công ty được sản xuất trên dây chuyền cộng nghệ
hiện đại theo một quy trình khép kín hợp lý đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm áp dụng. Máy móc được sử dụng đều là những thiết bị hiện đại, có hàm
lượng kỹ thuật cao được nhập khẩu trực tiếp từ các nước phát triển trên thế giới. Qui
trình sản xuất công tơ 1 pha bắt đầu từ chế tạo các chi tiết nhỏ đơn lẻ, PX đột dập lấy
NVL là các tấm, thanh kim loại lớn (đồng, nhôm, sắt, thép) từ kho vật tư đưa vào các
máy đột, dập có mẫu khuôn sẵn để đột ra các chi tiết bằng kim loại của công tơ, ép
các lá tôn rất mỏng lại thành các lõi tôn làm bộ phận tạo ra từ trường quay rôto.
PX ép nhựa có nhiệm vụ tạo ra chi tiết bằng nhựa, các NVL được đưa vào máy
ép nhựa, máy sẽ tự động ép thành các chi tiết theo các mẫu khuôn sẵn. Trong PX ép
nhựa có tổ sơn sấy chuyên làm nhiệm vụ in sơn nhãn mác, mặt đồng hồ cho công tơ.
Các mẫu khuôn sẵn phục vụ sản xuất ở 2 PX đột dập và ép nhựa được cung cấp bở
PX cơ dụng. Ngoài ra, PX cơ dụng còn có trách nhiệm là bảo hành, sửa chữa các thiết

bị máy móc tại các PX khác. Các chi tiết bán thành phẩm được chế tạo tại PX đột
dập, ép nhựa sẽ được nhập về kho bán thành phẩm và nằm đợi ở đó đến khi PX lắp
ráp đến lấy về để lắp ráp hoàn chỉnh công tơ.
PX lắp ráp được chia thành các tổ để lắp ráp riêng các cụm trong công tơ 1 pha
bao gồm: cụm nam châm, cụm rôto, cụm cuộn áp, cụm cuộn dòng, cụm đế khung,
cụm bộ số, cụm gối dưới sau đó tất cả các cụm riêng lẻ này sẽ được đưa đến tổ lắp
ráp hoàn chỉnh. Công đoạn lắp ráp công tơ được các công nhân trong PX thực hiện
bằng tay cùng với sự hộ trợ của một số loại máy như: tuốc lô vít máy.
Tiếp theo là công đoạn hiệu chỉnh, các công tơ được lắp ráp hoàn chỉnh ở PX
lắp ráp sẽ được chuyển sang PX hiệu chỉnh. PX này có nhiệm vụ kiểm tra, điều chỉnh
lại các thông số kỹ thuật của công tơ đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng công ty áp
dụng. Công tơ được hiệu chỉnh dễ dàng bằng tuốc nơvít từ phía trước theo 3 cơ cấu
hiệu chỉnh sau:
+ Hiệu chỉnh tải đầy (100%): hiệu chỉnh thô bằng cách quay Nam châm hãm
song song với đĩa rôto để thay đổi tốc độ danh định của công tơ. Hiệu chỉnh tính
bằng cách quay cơ cấu hiệu chỉnh tinh theo mũi tên.
+ Hiệu chỉnh tải thấp (5%, 10%): Cơ cấu hiệu chỉnh tải thấp ở trên phần tử điện
áp. Hiểu chỉnh tải thấp bằng cách quay Đòn bẩy tải thấp (Hiệu chỉnh thô) và quay Vít
hiệu chỉnh tải thấp (hiệu chỉnh tinh).
+ Hiệu chỉnh tải cảm ứng (COSϕ): Cơ cấu hiệu chỉnh tải cảm ứng ở trên phần
tử dòng điện. Lõi dòng có 1 số vòng nhôm có thể cắt mở để hiệu chỉnh thô góc lệch
pha. Hiệu chỉnh tính bằng cách thay đổi điện trở của Vòng dây bù nhờ sự tiếp xúc
trượt của tấm kẹp trên hộp dây bù góc lệch pha.
Sau khi hiệu chỉnh công tơ đáp ứng được các tiêu chuẩn sẽ được lắp nắp thủy
tinh hoặc nắp nhựa, gắn nhãn mác để hoàn chỉnh.
Công tơ hoàn chỉnh sẽ được đưa vào dây chuyền bao gói tại PX bao gói. Tại
đây công tơ sẽ được bọc nilon, tấm đệm chống sốc, cho vào hộp bìa caton rồi được
chuyển vào nhập kho thành phẩm chờ được xuất bán cho khách hàng. Quy trình sản
xuất công tơ 1 pha kết thúc ở đây.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất luôn luôn có các cán bộ, nhân viên phòng

quản lý chất lương (QC) đi kiểm tra đánh giá công việc sản xuất trong từng giai đoạn
để đảm bảo công nhân sản xuất áp dụng đúng các quy trình công nghê.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất công tơ 1 pha
KHO
VẬT

PX hiệu chỉnh: hiệu
chỉnh các thông số kỹ
thuật
PX lắp ráp:
Lắp ráp
hoàn chỉnh
Cuốn dây
dòng
Cuộn
dây áp
Lắp đế Lắp ráp
gối
Lắp ráp
bộ số
Lắp ráp
nam châm
Lắp ráp
rôto
PX đột dập: Đột,
dập các chi tiết
bằng kim loại
P
X


c
ơ

d

n
g
:

c
h
ế

t

o

c
á
c

m

u

k
h
u
ô
n


p
h

c

v


c
h
o

p
x

đ

t

d

p

v
à

p
x


é
p

n
h

a
PX ép nhựa: Ép các chi
tiết bằng nhựa, in ấn, sơn
sấy mặt công tơ
PX bao gói:
đóng gói sản
phẩm
KHO THÀNH PHẨM
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty tổ chức sản xuất theo PX và trong mỗi PX lại được tổ chức thành nhiều
tổ. Tham gia vào quy trình sản xuất công tơ 1 pha có các phân xưởng sau: PX cơ
dụng, PX đột dập, PX ép nhựa, PX lắp ráp và PX bao gói. Trong mỗi PX được chia
thành các tổ thường bao gồm 1 tổ văn phòng, 1 tổ phục vụ sản xuất và các tổ sản
xuất.
+ PX cơ dụng được chia thành các tổ sau: Tổ cơ khí 1A, Tổ cơ khí 2, Tổ cơ khí
3, Tổ máy 1, Tổ máy 2, Tổ nguội 1, Tổ nguội 2, Tổ sửa chữa điện, Tổ sửa chữa cơ,
Tổ văn phòng.
+ PX đột dập gồm: 6 Tổ đột dập có số thứ tự từ 1 đến 6, Tổ hàn gò, Tổ lõi tôn
và Tổ văn phòng.
+ PX ép nhựa: 3 Tổ ép đánh số từ 1 đến 3, Tổ in, Tổ sơn sấy và Tổ văn phòng.
+ PX lắp ráp là phân xưởng lớn nhất trong công ty được chia thành rất nhiều tổ
tuy nhiên tham gia vào quy trình sản xuất công tơ 1 pha chỉ có các tổ sau: Tổ quấn
dây dòng, Tổ quấn dây áp, Tổ lắp đế, Tổ ráp gối, Tổ ráp nam châm, Tổ ráp rôto, Tổ
lắp ráp bộ số và Tổ lắp hoàn chỉnh.

1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN
VIỆT NAM
Trong tổ chức bộ máy quản lý của công ty có 5 phòng ban chịu trách nhiệm
chính trong việc quản lý chi phí sản xuất của công ty đó là: Phòng công nghệ, Phòng
nghiên cứu, thiết kế và phát triển, Phòng kinh doanh, Phòng Tổ chức - Lao động và
Phòng Tài chính - Kế toán.
Phòng công nghệ của công ty phụ trách các vấn đề liên quan đến dây truyền
công nghệ sản xuất. Có trách nhiệm đảm bảo dây truyền sản xuất hoạt động ổn định
theo đúng công suất thiết kế; nghiên cứu đổi mới các bước công nghệ trong dây
truyền công nghệ giúp từng bước tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty.
Phòng nghiên cứu, thiết kế và phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và
phát triển các loại sản phẩm mới hiện đại, chất lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn.
Ngoài ra, phòng nghiên cứu, thiết kế và phát triển còn có chức năng nghiên cứu cấu
tạo của các sản phẩm, lập bảng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm.
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là đầu năm lên kế hoạch chi phí sản xuất cho
toàn doanh nghiệp. Dựa vào tình hình sản xuất và tiêu thụ năm trước, và dự đoán tình
hình kinh tế, giá cả, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong năm tới, phòng kinh doanh sẽ
lên kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: sản lượng kế hoạch, xây dựng giá thành
kế hoạch, xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí điện,
nước và tất cả các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau khi lập kế hoạch sản xuất cho cả năm tài chính, phòng kinh doanh tiến hành lập
kế hoạch sản xuất chi tiết theo từng quý, từng tháng và đặt ra các chi tiêu sản xuất
cho các phân xưởng.
Phòng tổ chức lao động dựa vào kế hoạch sản xuất do phòng kinh doanh lập xác
định nhu cầu nhân công sử dụng để thực hiện kế hoạch sản xuất trên từ đó đưa ra các
quyết định tăng hay giảm số lượng nhân công. Ngoài ra, phòng Tổ chức lao động còn
có nhiệm vụ đặt ra đơn giá lương sản phẩm cho mỗi loại sản phẩm hoàn thành. Việc
tính toán xác định đơn giá lương sản phẩm là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí nhân công trực tiếp một trong 3 loại chi phí quan trọng
cấu thành nên giá thành sản phẩm.

Chức năng của phòng Tài chính - Kế toán trong công tác quản lý chi phí đó là
theo dõi giá trị bằng tiền trên sổ sách của tất cả các loại chi phí, định kỳ xác định giá
thành thực tế của từng loại sản phẩm để so sánh với giá thành kế hoạch được xây
dựng ban đầu nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cung
cấp thông tin cho Ban Tổng giám đốc, các phòng ban đưa ra quyết định kinh doanh
hợp lý.
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ-
TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
2.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY MẸ-TCT THIẾT BỊ ĐIỆN
VIỆT NAM
2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty me-TCT thiết
bị điện Việt Nam
Chi phí sản xuất của công ty bao gồm 3 loại chi phí:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí NCTT
+ Chi phí sản xuất chung
Hai loại chi phí đầu tiên: Chi phí NVL trực tiếp và Chi phí NCTT đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất là theo sản phẩm và theo phân xưởng. Kế toán tập hợp chi phí
loại này theo sản phẩm ở từng các phân xưởng. Còn chi phí sản xuất chung kế toán
tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp sau đó dùng công thức phân bổ, phân bổ cho
từng sản phẩm.
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.2.1 Nội dung
Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ giá trị NVL được dùng trực tiếp để chế tạo sản
phẩm. Chi phí NVL trực tiếp tại công ty thường chiếm khoảng từ 80% đến 90% tổng
giá thành sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha. Để có thể cạnh tranh trên thị trường bằng
giá cả thì việc sử dụng tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp, kế toán NVL trực tiếp kịp thời
và chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong công ty, vật liệu có nhiều loại, có tính năng hoá, nội dung kế toán, mục

đích sử dụng khác nhau và yêu cầu quản lý của từng loại cũng khác nhau do đó,
nguyên vật liệu của công ty được chia thành các loại sau:
- NVL chính (kể cả bán thành phẩm mua ngoài): Là đối tượng lao động chủ yếu
cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Các NVL chính ở công ty như: Tôn Silic, dây Êmay, đồng thau, bu lông các
loại, kim gối từ, nam châm TQ 1 pha, trục rôto, trục bộ số, đầu dẫn dây trên, jắc cắm,
khung nhôm, kim loại mầu các loại, nắp công tơ các loại, các linh kiên điện tử để lắp
ráp v.v…
- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, đựợc sử
dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi hình thái ban đầu của vật liệu chính
hoặc dùng để bảo quản phục vụ hoat động của các tư liệu lao động, hay phục vụ cho
lao động của công nhân viên chức.
Các vật liệu phụ ở công ty như: Bao bì các loại, đinh, đế kê, đai nẹp sắt, túi FE,
thing nhựa, hòm gỗ các loại, màng co sứ, hộp carton, Palet 1 pha nhập khẩu, nhãn
hộp các loại, giấy cách điện, que hàn, than hàn, tấm tectolit, hoá chất các loại, nhựa
các loại…
Nếu căn cứ vào vai trò của nó vật liệu phụ bao gồm các loại:
+ Vật liệu phụ làm thay đổi chất lượng của vật liệu chính
Ví dụ: Các loại hoá chất dùng để tẩy
+ Vật liệu phụ làm tăng chất lượng của thành phẩm và tạo ra những thị hiếu tiêu
dùng
Ví dụ: Sơn, nhuộm
+ Vật liệu phụ làm cho quá trình sản xuất được thuận lợi
Ví dụ: Dầu, mỡ,…
- Nhiên liệu: về thực chất nhiên liệu là một loại NVL phụ nhưng nó được tách
ra thành một loại vật liệu riêng biệt vì việc sản xuất và tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế quốc dân, mặt khác nó có yêu cầu quản lý kỹ thuật hoàn toàn khác
với vật liệu thông thường. Nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình
sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
Ví dụ: Than, củi, xăng, dầu, thuốc chống gỉ ….

- Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng chi tiết được sử dụng để thay thế sửa
chữa máy móc, thiết bị cần lắp và không cần lắp.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, thiết bị, công
cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản.
-Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên thường là
những vật liệu thu được từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản
cố định.
Ví dụ: Cơ khí…
Khi xuất kho NVL để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
kế toán phải tính toán, xác định giá trị thực tế của NVL xuất kho cho các nhu cầu, đối
tượng khác nhau nhằm xác định chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Vì công ty là doanh nghiêp lớn nên cường độ nhập xuất NVL rất lớn với nhiều chủng
loại khác được chia ra làm nhiều đợt vì thế giá nhập NVL thay đổi theo từng đợt và
để thống nhât giá thực tế xuất kho được thuận lợi nhanh chóng và dễ dàng công ty đẫ
áp dụng phương pháp tính giá bình quân.
Đây là phương pháp mà giá thực tế NVL xuất kho được tính trên cơ sở đơn giá
thực tế bình quân của NVL:
Giá thực tế
NVL xuất kho
=
Số lượng NVL
xuất kho
x
Đơn giá thực tế bình
quân của NVL
Hiện nay, có 3 phương pháp tính đơn giá thực tế bình quân của NVL là:
- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân gia quyền)
- Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Ở đây công ty đã sử dụng giá bình quân gia quyền. Theo phương pháp này thì đơn

giá được tính như sau:
Đơn giá bình quân =
Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Cách tính này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán, dựa trên số liệu
đánh giá NVL cả kỳ dự trữ. Các lần xuất NVL khi phát sinh chỉ phản ánh về số lượng
mà không phản ánh về mặt giá trị. Toàn bộ giá trị xuất được phản ánh vào cuối kỳ
khi có đầy đủ số liệu tổng nhập. Điều đó làm cho công việc bị dồn lại, ảnh hưởng đến
tiến độ quyết toán song cách tính này đơn giản và tốn ít công
Do tính chất NVL và tính chất sản phẩm có nhiều đặc điểm riêng nên yêu cầu
đặt ra trong công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp có một số điểm đáng chú ý sau:
Sản phẩm công tơ 1 pha là loại sản phẩm phức tạp được tạo thành từ nhiều chi
tiết khác nhau nên mỗi đơn vị được chế tạo từ rất nhiều chủng loại vật liệu. Hơn nữa,
cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha là theo phân xưởng và theo tổ, các
chi tiết của sản phẩm công tơ 1 pha được chế tạo từ các phân xưởng độc lập. Công
tác quản lý việc xuất dùng vật tư tại các phân xưởng phải được chú trọng tránh việc
sử dụng lãng phí.
Bên cạnh đó để đưa ra tiêu thụ trên thị trường, sản phẩm công tơ 1 pha của công
ty phải tuân thủ về chất lượng do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam
quy định như: độ chính xác, an toàn. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, việc sử dụng
vật tư phải được đảm bảo theo định mức đã xác định từ trước.
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
Để phục vụ cho công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp, căn cứ vào Chế độ kế
toán doanh nghiệp hiện hành, bộ phận kế toán công ty sử dụng Tài khoản 621: Tài
khoản "Chi phí NVL trực tiếp"
TK 621: "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực
tiếp cho hoạt động sản xuất sản
phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ
trong kỳ hạch toán

- Kết chuyển trị giá NVL thực tế
sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh trong kỳ vào TK 154
"Chi phí sản xuất, kinh doanh
dở dang" và chi tiết cho các đối
tượng để tính giá thành sản
phẩm, dịch vụ.
TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" được chi tiết thành các tài khoản cấp
2, cấp 3 theo qui tắc 621.A.B. Trong đó, A chi tiết theo sản phẩm, B chi tiết theo
phân xưởng sản xuất.
A: chi tiết theo sản phẩm
B: chi tiết theo phân xưởng
VD: TK 62124: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 3 pha tại PX lắp ráp.
Các TK dùng để hạch toán chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha của
công ty bao gồm:
+ TK 6211 : Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha
+ TK 6211.1: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX đột dập
+ TK 6211.2: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX cơ dụng
+ TK 6211.3: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX ép nhựa
+ TK 6211.4: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX lắp ráp
+ TK 6211.5: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX hiệu chỉnh
0: Bàn kiểm công tơ
1: Công tơ 1 pha
2: Công tơ 3 pha
3: Đồng hồ Vol-Ampe
4: Biến dòng hạ thế
5: Biến dòng trung thế
6: Biến áp trung, cao thế
7: Cầu chì rơi
8: Sản phẩm khác (Băng tải bao gói)

1: PX đột dập
2: PX cơ dụng
3: PX ép nhựa
4: PX lắp ráp
5: PX hiệu chỉnh
6: PX LB
7: PX điện tử
8: PX bao gói
+ TK 6211.8: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX bao gói.
2.1.2.3 Qui trình ghi sổ kế toán chi tiết
Hiện nay, tại công ty việc thu mua, nhập kho và xuất sử dụng NVL do phòng
Kinh doanh đảm nhiệm. Phòng Tài chính - Kế toán chỉ phụ trách quản lý về số lượng
NVL nhập, xuất, tồn và giá trị NVL.
Đầu kỳ, khi nhận được bản kế hoạch sản xuất trong kỳ, các bộ phận tiến hành
triển khai hoạt động sản xuất, xác định nhu cầu vật liệu cần thiết thực tế.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao NVL. Các phân
xưởng ghi danh mục NVL cần lĩnh cụ thể về số lượng và viết Phiếu xuất kho. Phiếu
này chỉ được lập thành 1 liên trước tiên được gửi về phòng kinh doanh của công ty
chờ xét duyệt. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ và định
mực NVL cho mỗi loại sản phẩm để xét duyệt Phiếu xuất kho.
Sau khi được duyệt, nhân viên phân xưởng mang phiếu xuất kho xuống cho Thủ
kho kí nhận, giao vật tư và ghi vào thẻ kho. Định kỳ, Thủ kho chuyển toàn bộ Phiếu
xuất kho trong tháng cho kế toán vật tư vào phần mềm kế toán để theo dõi. Phiếu
xuất kho và Hóa đơn mua NVL dùng ngay cho sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ
kế toán chi phí NVL trực tiếp.
Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
PX ĐỘT DẬP
PHIẾU XUẤT KHO
Liên 1
Ngày 31 tháng 3 năm 2010

TK Nợ: 62111
TK Có: 1522
Mẫu số: 02-VT
(Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Đơn vị nhận hàng: Phân xưởng đột dập Số: 6/094
Lý do: Sản xuất công tơ 1 pha SốHĐ: MST:
Xuất tại kho: Kho phòng Tài chính - Kế toán Hợp đồng:
STT Tên vật tư MÃ VT ĐVT
SỐ LƯỢNG
ĐƠN
GIÁ
THÀNH
TIỀN
Yêu cầu
Thực xuất
1 Thanh giằng CV10A112/1 Cái 350.000



CỘNG TIỀN HÀNG
Bằng chữ:
Người lập biểu Phụ trách kinh doanh Thủ kho Người nhận hàng Thủ trưởng đơn vị
Phiếu xuất kho trình bày đầy đủ các nội dung: Loại NVL (mã vật tư, số lượng)
xuất dùng; mục đích sử dụng (sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha); phân xưởng sử
dụng. Trên phiếu xuất kho không có đơn giá xuất và tổng giá trị vật tư xuất dùng do
đặc điểm tổ chức quản lý NVL ở công ty là phòng kinh doanh và các phân xưởng lấy
vật tư về sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng còn phòng Tài chính - Kế toán thì quan
tâm đến cả số lượng và giá NVL, sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính
giá xuất kho và công thức tính giá xuất kho vật tư được đặt sẵn trong phần mềm kế

toán.
Biểu số 2.2: Giao diện vào phần mềm kế toán phiếu xuất kho
Công việc vào phiếu xuất trên là để ghi bút toán sau:
Nợ TK 62111 "Chi phí NVL trực tiếp công tơ 1 pha - PXDD" 70.871.500
Có TK 152 "Nguyên liệu vật liệu" 70.871.500
Khi vào các phiếu xuất, kế toán chỉ nhập phần số lượng mà bỏ qua phần giá trị. Sau
khi ấn nút “Lưu” trên màn hình, dữ liệu của phiếu xuất trên , bao gồm ngày
tháng xuất, PX nhận vật tư, tên vật tư, mã vật tư, tên và số hiệu kho cũng như
số lượng vật tư lĩnh sẽ được tự động ghi vào Sổ chi tiết các tài khoản 6211.
Đến cuối kỳ, sau khi đã có đầy đủ tổng nhập, kế toán sẽ “tính giá trung bình”
bằng cách chọn phần “Tính giá trung bình” trên phần mềm. Máy tính sẽ tự
động cập nhật giá trị NVL xuất kho vào phiếu xuất, thẻ kho, sổ chi tiết cũng
như sổ tổng hợp có liên quan.
Biểu số2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng mua nguyên vật liệu dùng ngày cho sản xuất
công tơ 1 pha.
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
NX/2009B
0079985
Ngày 11 tháng 3 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Cty Cp dịch vụ và thương mại tổng hợp Việt Long
Địa chỉ: Số 170 Đường Hồ Tùng Mậụ - TT. Cầu Diễn – H. Từ Liêm – Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại: MST: 0102111686
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (VEC)
Địa chỉ: Số 10 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số tài khoản:

Hình thức thanh toán:Chuyển khoản MST: 0100100512
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Dây điện tử
φ 1,6mm (PEW-M-155
0
C)
Kg 3.003,56 164.900 495.287.044
2 Dây điện tử
φ 2,2mm (PEW-M-155
0
C)
Kg 9.996,26 166.800 1.667.376.168
Cộng tiền hàng: 2.162.663.212
Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 216.266.321
Tổng cộng tiền thanh toán: 2.378.929.533
Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ ba trăm bảy mươi tám triệu chin trăm hai mươi
chin nghìn năm trăm ba mươi đồng

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

×