Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đồ án Tổ Chức Giao Thông Công Cộng Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.09 KB, 46 trang )


Ch¬ng I: HiÖn tr¹ng tæng hîp vµ ®¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng
hÖ thèng giao th«ng thµnh phè
I. §iÒu kiÖn tù nhiªn
1. Vị trí địa lý
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ nằm ở 21024' vĩ độ Bắc, 1060 12'
kinh độ Đông. Cách thành phố Hà Nội 80km về phía Tây Bắc nơi gặp nhau
của sông Hồng, sông Lô có đường quốc lộ 2 và đường sắt chạy qua Thành
phố.
+ Phía Bắc giáp thị trấn Phong Châu và xã Ân Đạo.
+ Phía Đông giáp sông Lô và xã Vĩnh Phú.
+ Phía Nam giáp sông Hồng.
+ Phía Tây giáp xã Thạch Sơn và xã Xuân Hùng huyện Lâm Thao.
2. Địa hình
- Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng bao gồm vùng núi, vùng đồi bát
úp và vùng ruộng thấp trũng.
+ Vùng núi cao: Nằm ở khu vực đền Hùng cao độ cao nhất là đỉnh núi Hùng
154m, núi Vặn 145m, núi Trọc 100m. Địa hình có hướng dốc về 4 phía trong
khu vực với độ dốc i > 25%.
+ Vùng đồi thấp: Nằm rải rác khắp thành phố Việt Trì, bao gồm các quả đồi
bát úp đỉnh phẳng sườn thoải về các thềm của sông Hồng và sông Lô. Cao độ
trung bình của các đồi từ 50 – 70m với độ dốc của các sườn từ 5 đến 15%.
+ Vùng thung lũng thấp: Gồm các thung lũng nhỏ hẹp xen giữa các quả đồi
bát úp và dọc theo 2 bên tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Lô, có cao độ
từ 8.0m đến 32m.
- Địa hình có hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không
dốc đều với độ dốc từ 0.4% đến 5%.
3. Khí hậu
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
1


- Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du bắc
bộ.
- Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng
10. Lượng mưa nhiều nhất vào tháng 8. Từ tháng 9 đến tháng 4 sang năm
thuộc về mùa ít mưa hơn. Đặc biệt ở đây có nhiều trận mưa rào cường độ lớn
kèm theo dông bão kéo dài từ 3 - 5 ngày gây úng ngập cho toàn khu vực.
- Mùa Đông trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm
lượng mưa ít, khô, hanh và lạnh.
Nhận xét:
- Khí hậu Thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung mang
những nét đi hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, cuối mùa
đông bắt đầu ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn đặc sắc.
- Nói chung khí hậu dịu hoà không gây ra những nhiệt độ quá thấp trong
mùa Đông cũng ít gặp những ngày thời tiết nóng gay gắt như ở vùng trung
bộ.
Một số đặc trưng khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,7
0
C
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 40,7
o
C
+ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 4
o
C
+ Độ ẩm không khí trung bình: 86%
+ Độ ẩm thấp nhất: 68%
+ Độ ẩm cao nhất: 98%
+ Lượng mưa trung bình năm: 1619mm
+ Tổng số giờ nắng: 1299 giờ

- Gió:
Mùa đông hướng gió chủ đạo là Tây Bắc
Mùa hè gió Đông Nam và Đông
4. Thuỷ văn
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
2

- Thành phố Việt trì bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Lô và Sông
Hồng.
+ Sông Lô: Nằm ở phía Bắc thành phố, sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy
theo hướng Đông Nam về châu thổ sông Hồng, chiều dài sông đi ven theo
Thành phố là 15km chiều rộng của sông từ 500 - 700m tại ngã ba sông mực
nước trung bình vào mưa 11,8m sông có độ sâu lớn rất thuận lợi cho giao
thông đường thuỷ và cấp nước cho thành phố.
+ Sông Hồng: Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông chảy theo hướng Tây - Tây
Nam ra hướng Đông Nam, chiều rộng sông đi qua Thành phố Việt Trì
khoảng 700 – 1200m.
- Hai con sông này thường gây ra lụt, theo tài liệu của Phòng Nông Nghiệp
Phát triển Nông thôn Thành phố Việt Trì cho biết:
+ Báo động cấp 1: 13,63m
+ Báo động cấp 2: 14,85m
+ Báo động cấp 3: 15,85m
- Ngoài ra thành phố Việt Trì còn có một số ao hồ đầm với diện tích
124,8ha chiếm 1,9% diện tích toàn thành phố, bao gồm các hồ chính như sau:
+ Hồ Đầm Cả: Diện tích 4,39ha (Làng Cả)
+ Hồ Trầm Vàng, Đồng Trầm
+ Đặc biệt có hồ Đầm Mai rộng tới 20ha, là nơi tận dụng làm hồ sinh thái có
cảnh quan đẹp.
+ Hồ Đầm Nước (thuộc xã Chu Hoá)
+ Hồ Làng Bồng (Thụy Vân)

+ Tại khu vực Đền Hựng có: hồ Lạc Long Quân có diện tích 5,5ha, hồ Gò
Công 1,5ha, hồ Khuôn Muồi.
+ Các hồ lớn có cao trình mặt nước như sau:
Cao trình lớn nhất: 13,1 – 15,3m
Cao trình nhỏ nhất: 9,1 – 12,6m
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
3

+ Hiện nay một số hồ, đầm còn tận dụng cấy 1 vụ, ngoài ra còn tận dụng nuôi
cá kết hợp.
+ Ngoài các đầm hồ lớn còn có một số ao hồ nhỏ hơn và chúng liên hoàn
thành 1 nhóm đó là thế mạnh về sinh thái môi trường nếu như biết tận dụng
nó, các hồ lớn hiện nay dựng để cung cấp nước cho ruộng nuôi trồng thuỷ sản
kết hợp làm hồ điều hoà khi mùa mưa lũ đến.
5. Địa chất công trình
- Trong khu vực Thành phố cũ, thành phần đất đá được chia làm mấy loại
sau:
+ Lớp trên cùng là lớp sét, cát pha mùn hay lớp sỏi đã bị phong hoá, dày từ
0,1 - 0,5m.
+ Lớp thứ 2 là lớp sét pha cát dày từ 0,5 – 6 m, có khả năng chịu lực R = 2 -
2.5kg/cm
2
.
+ Lớp thứ 3 là lớp đất pha cát có xen các vỉa đá phong hoá, dày từ 6 - 12m,
có khả năng chịu tải R = 2 kg/cm
2
.
+ Tại đây có những hố khoan cho thấy những lớp ở sâu chủ yếu là đá sâu tới
80m.
+ Các thung lũng có lớp trầm tích hữu cơ với chiều dày thay đổi không đồng

nhất, ít thuận lợi cho xây dựng.
- Vùng phía Tây chủ yếu là cát thô, cát tinh và sỏi đá.
- Khu vực phát triển thành phố chưa khoan thăm dò địa chất công trình.
Nên khi xây dựng cần phải khoan thăm dò cục bộ để xử lý nền móng.
6. Địa chất thủy văn
- Nước ngầm thành phố: Mạch nông từ 7 - 12m, dùng để khai thác giếng
khơi, lớp tiếp theo ở độ sâu 20 – 40m,đôi khi thay đổi chỉ ở độ sâu 5 - 15m.
II. Các vấn đề về hiện trạng
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
4

1. Dân số - lao động
a. Dân số:
- Dân số toàn thành phố: 175.850 người (số liệu năm 31/12/2005)
+ Dân số nội thị (bao gồm 9 phường): 111.860
+ Dân số ngoại thị: 63.990 người
- Tỷ lệ tăng dân số chung nội thị: 2,57%
+ Tăng tự nhiên: 1,05%
+ Tăng cơ học: 1,52%
Dân số - mật độ dân số có đến 31/12/2003
TT Tên xã phường Diện tích đất Dân số31-12 Mật độ dân tỷ lệ tăng
tự nhiên(ha) 2003(người) số người/km
2
tự nhiên (%)
Tổng (I+II+III) 11310 171347 1515
Tổng (I+II) 7125,78 133854 1878 1,26
I Khu vực phường 2679,17 88935 3319 1,22
1 Phường Tiên Cát 354,70 13916 3923 1,23
2 Phường Vân cơ 99,72 4444 4457 1,18
3 Phường Nông Trang 192,71 13101 6798 1,01

4 Phường Gia Cẩm 193,68 15725 8122 1,51
5 Phường Tân Dân 136,65 6115 4476 1,61
6 Phường Thọ Sơn 100,80 5939 5891 1,26
7 Phường Thanh Miếu 224,60 9109 4055 0,93
8 Phường Bừn Gót 294,54 5688 1931 0,90
9 Phường Bạch Hạc 450,72 7041 1562 1,30
10 Phường Dữu Lâu 631,05 7857 1245 1,10
II Khu vực xã 4446,61 44919 1010 1,14
1 Xã Phượng Lâu 526,80 3975 7554 0,91
2 Xã Vân Phú 923,60 6745 7302 1,68
3 Xã Thuỵ Vân 986,18 10747 1089 1,20
4 Xã Minh Phương 315,57 5419 1717 1,23
5 Xã Minh Nông 587,27 7374 1255 1,14
6 Xã Trưng Vương 571,24 6118 1071 0,97
7 Xã Sông Lô 535,95 4541 8473 0,60
III Khu vực xã (6 mở rộng)
4184,22 37493,0
1007
0,99
1 Xã Hùng Lô 203,30 5574 2742 0,92
2 Xã Kim Đức 889,19 6929 779 1,10
3 Xã Tân Đức 460,47 3000 0,79
4 Xã Hy Cương 821,87 7194 875 0,74
5 Xã Chu Hoá 1019,32 8989 882 1,05
6 Xã Thanh Đình 790,07 5807 735 1,31
IV Lực lượng A được phân 3516
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
5

bổ

Tổng(I+II+IV) 137370
Hiện trạng dân số
TT Danh mục Dân số(1000 người)
I Dân số TP chưa mở rộng 200,358
1 Dân số thường trú 137,370
2 Dân số thường trú quy đổi 62,988
Trong đó:
-
Dân số nội thị 154,543
-
Dân số ngoại thị 45,815
II Dân số 6 xã mở rộng 37,493
Tổng 237,851
(Theo số liệu của phòng thống kê TP Việt Trì: 31 - 12 - 2003)
b. Lao động (khu vực nội thị):
- Dân số trong độ tuổi lao động: 106.700 người
- Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: 101.300
người
- Tỷ lệ tham gia lao động đạt 94,9% tổng dân số trong độ tuổi
- Cơ cấu tham gia lao động:
+ Nông lâm nghiệp thủy sản: 27,6%
+ Công nghiệp xây dựng: 34,5%
+ Thương nghiệp - dịch vụ: 37,9%
2. Đất đai
- Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố: 7.125,78 ha. Trong đó nội thị:
2.679,17 ha, ngoại thị: 4.446,6 ha. Đất xây dựng đô thị 1.119,79 ha, bình
quân 128,6m
2
/người. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất Thành phố Việt Trì
được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất Thành phố Việt Trì
TT Hạng mục
Hiện trạng 2001
Ha % m
2
/ng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố 7125.78
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
6

TT Hạng mục
Hiện trạng 2001
Ha % m
2
/ng
(chưa mở rộng)
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố
(mở rộng)
10230.3
4
Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị (chưa
mở rộng)
4161.61
Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị 2679.17
100.
0
- Đất xây dựng đô thị 1119.86
- Đất khác 1844.31
A Tổng diện tích đất xây dựng đô thị 1119.86
100.

0
128.6
I Đất dân dụng 727.79 65.0 83.6
- Đất ở 401.77 35.9 46.1
- Đất CTCC đô thị 46.97 4.2 5.4
- Đất cây xanh, TDTT 118.79 10.6 13.6
- Đất giao thông nội thị 160.26 14.3 18.4
II Đất ngoài dân dụng 392.07 35.5 45.0
- Cơ quan, trường chuyên nghiệp 89.12 8.0 10.2
- Đất CN, TTCN, kho tàng 136.22 12.2 15.6
- Đất cây du lịch, cách ly 0.0
- Đất di tích lịch sử văn hoá 14.98 1.3 1.7
- Giao thông đối ngoại 91.10 8.1 10.5
- Đất an ninh quốc phòng 29.50 2.6 3.4
- Đất nghĩa trang nghĩa địa 16.85 1.5 1.9
- Đất chuyên dùng khác 14.30 1.3 1.6
B Đất khác 1844.31
1 Đất nông nghiệp 1068.19
2 Đất khu di tích lịch sử Đền Hùng 285.00
3 Đất chưa sử dụng và sông suối núi đá 491.12
Trong đó đất chưa sử dụng 103.67
3. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật
- Cơ sở KTKT Thành phố Việt Trì trong những năm gần đây đã có những
bước tăng trưởng đáng kể.
* Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gồm có:
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
7

- Khu công nghiệp Nam Việt Trì: Diện tích 120ha được hình thành từ
những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là khu công nghiệp hỗn hợp với các nhà

máy hoá chất, giấy, rượu bia, mỳ chính, xẻ gỗ, vật liệu xây dựng, nhuộm
.v.v…
- Do nằm đầu hướng gió chủ đạo, trang thiết bị một số nhà máy già cỗi lạc
hậu xuống cấp nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nên tháng 3 năm 1995
Thủ tướng Chính phủ đã có thông báo số 7361/KTN yêu cầu sắp xếp và định
hướng quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Trì. Mấy năm qua nhờ sự nỗ
lực của các bộ, ngành và địa phương một số xí nghiệp gây độc hại và kém
hiệu quả đã được rỡ bỏ như thuốc trừ sâu, điện, đường, chế biến lâm sản.
Nhưng hiện nay vẫn còn một số công nghiệp như giấy, hoá chất .v.v…
- Cụm công nghiệp Tây Bắc: bao gồm các xí nghiệp dệt Vĩnh Phú, Trùng tu
ô tô, cơ khí 20/7, vận tải ô tô, in, dược, may mặc xuất khẩu .v.v…
- Khu công nghiệp Thụy Vân: với diện tích 300ha được nhà nước phê duyệt
năm 1995. Hiện nay các doanh nghiệp vào đầu tư nhiều và bắt đầu sản xuất.
Nhưng quy định ban đầu là khu công nghiệp sạch nay lại xuất hiện các nhà
máy xi măng 20 vạn tấn/năm và xí nghiệp chế biến gỗ gây ô nhiễm lớn.
- Khu công nghiệp Nam Bạch Hạc: Ban quản lý các khu công nghiệp Phú
Thọ lập quy hoạch chi tiết với diện tích 71,9ha với các nhà máy đóng và sửa
chữa tàu, nhà máy sản xuất thép và sản xuất VLXD, chế biến nông lâm sản.
- Hiện nay xí nghiệp cán thép đang được khởi công xây dựng. Ngoài ra
trong thành phó còn có một số xí nghiệp công nghiệp khác như:
+ Nhà máy đóng tàu Sông Lô ở Dữu Lâu diện tích 9ha
+ Xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền Bạch Hạc diện tích 1,75ha
+ Nhà máy nước Dữu Lâu 28000m3/ngày-đêm
- Nhà máy đóng tàu Sông Lô nằm ngay trên đầu nguồn nước của nhà máy
nước Dữu Lâu nên cần được di chuyển.
* Kho tàng: Hiện có các kho tàng:
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
8

- Kho than phường Vân Cơ, diện tích 0,1ha

- Kho vật tư nông nghiệp Thọ Sơn, diện tích 0,23ha
- Kho xăng dầu Minh Phương, diện tích 5,0ha
- Kho phủ Đức
- Kho cảng Việt Trì
* Cảng:
- Cảng Việt Trì có công suất lớn với diện tích cảng nằm hai bên bờ sông Lô
phía Việt Trì cảng có thiết bị bốc rỡ có khi là cảng chính bốc rỡ hàng hoá cho
thành phố và khu công nghiệp. Phía Bạch Hạc chủ yếu là cảng vật liệu xây
dựng vận chuyển thủ công.
- Ngoài ra cảng Dữu Lâu chuyên bốc rỡ cát đá sỏi lấy từ sông Lô lên.
* Du lịch và thương mại:
- Du lịch: Khách du lịch đến Việt Trì chủ yếu là khách nội địa đến thăm
Đền Hùng. Hàng năm có tới 1,4 - 1,5 triẹu lượt người số khách Quốc tế
khoảng 4.000 - 5.000 người. hiện nay đã có khoảng 300 phòng từ 1 - 2 sao,
trong đó các khách sạn và nhà hàng: Hồng Ngọc, Hương Giang, Sông Lô,
Trung tâm hội nghị, khách sạn Hà Nội ngày lưu trú trung bình dao động trên
dưới 1 ngày. Nhìn chung các khách sạn mới phục vụ việc ăn, nghỉ chưa có
các hoạt động vui chơi giải trí hướng dẫn du khách.
- Thương mại - dịch vụ: Toàn thành phố có một chợ lớn ở trung tâm, các
phường xã đều có chợ phục vụ nhân dân trong phường xã.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
9

4. Hạ tầng xã hội
a. Nhà ở: Diện tích sàn nhà ở bình quân: 12 m2/người
b. Dịch vụ công cộng: Thành phố Việt Trì đã hình thành mạng lưới kinh
doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ có 36 cơ sở trong đó có
7 khách sạn có quy mô lớn, 1 trung tâm thương mại và 1 chợ trung tâm.
c. Các công trình cơ quan:
- Trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh bao gồm trụ sở UBND tỉnh diện

tích 3ha, Tỉnh ủy diện tích 1,87ha, các sở ban nghành đoàn thể đã hình thành
chủ yếu trên trục đường Nguyễn Tất Thành đoạn từ nút C3 đênd C4 và trên
trục đường Trần Phú đoạn từ đường Hùng Vương đến sở công an.
- Trung tâm hành chính chính trị thành phố đã xây dựng trên trục đường
Hùng Vương như Thành ủy-UBND thành phố quy mô 1,21ha, công an thành
phố quy mô 0,81ha, viện kiểm soát thành phố quy mô 0,068ha, tòa án thành
phố quy mô 0,09ha, ngân hàng quy mô 0,358ha vv.
d. Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá:
- Trên địa bàn thành phố có trường dự bị đại học quy mô 3,8ha, trường
trung học kinh tế quy mô 0,9ha, trường trung học kinh tế Phú Thọ quy mô
0,3ha, trường trung học công nghiệp quy mô 6ha, trường thực phẩm quy mô
0,15ha, trường chính trị quy mô 2,4ha, trường cao đẳng hoá chất quy mô
0,8ha, trường văn hoá nghệ thuật quy mô 0,86ha, trường lái xe quy mô
1,18ha có 2 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm đào tạo tin học
ngoại ngữ và trung tâm giáo dục Việt Trì.
- Hệ thống giáo dục đã phát triển hiện có 6 trường PTTH và hàng chục
trường phổ thông các cấp, có 1 thư viện thành phố và 1 thư viện tổng hợp.
Ngoài ra còn có 18 đình chùa miếu mạo nằm trên địa bàn Thành phố.
- Thành phố Việt Trì có 4 bệnh viện đa khoa, một viện điều dưỡng phục
hồi chức năng, có 3 phòng khám đa khoa và 5 trung tâm y tế phường.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
10

5. Hạ tầng kỹ thuật
5.1. Giao thông
5.1.1. Giao thông đối ngoại: Thành phố Việt Trì là đầu mối giao thông trung
chuyển giữa vùng đồng bằng sông Hồng và các tình miền núi phía Bắc. Tại
thành phố có ba loại hình giao thông chính: Đường sắt, đường thủy và đường
bộ.
a. Đường sắt

- Tuyến đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua Thành phố
Việt Trì khổ 1m, dài 17km, cắt qua hệ thống đường thành phố ở 12 điểm,
trong đó 6 điểm có trạm gác đường ngang và 6 điểm không có. Tuyến đường
sắt này hình thành đã gần 100 năm, có tiêu chuẩn kỹ thuật và tốc độ chạy tàu
thấp. Hiện tại giao thông đường sắt có ảnh hưởng lớn tới hoạt động giao
thông Thành phố.
- Ga đường sắt: Trong phạm vi thành phố có 2 ga đường sắt
+ Ga Việt Trì: Nằm phía Đông Thành phố là ga hỗn hợp hàng hoá và hành
khách. Có 5 đường tránh tàu, chiều dài ga 750m.
+ Ga Phủ Đức: Nằm phái Tây Thành phố là ga phụ chỉ có 3 đường tránh tàu,
chiều dài ga 650m.
+ Hiện nay bình quân mỗi ngày có 8 đôi tàu hàng và khách hoạt động và mỗi
tuần đều có đoàn tàu liên vận chở hàng hoá và hành khách trao đổi giữa Việt
Nam với tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
b. Đường thuỷ
- Tuyến đường thuỷ: Thành phố Việt Trì nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Lô
rất thuận lợi khai thác vận tải thuỷ. Về mùa khô các phương tiện có trọng tải
100 tấn - 150 tấn vẫn hoạt động được.
- Cảng:
+ Cảng Việt Trì: thuộc khu vực ngã 3 sông, do Trung ương quản lý có công
suất thiết kế 800.000 tấn/năm, nhưng hiện mới khai thác trong khoảng 50%
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
11

công suất. Diện tích cảng 12,8ha, hàng hoá thông qua cảng chủ yếu là than đá
và phân lân. Hiện tại khu vực đang hình thành cụm cảng ở bờ Bắc và bờ Nam
sông Thao.
+ Cảng Dữu Lâu: là cảng địa phương, phục vụ chủ yếu là vật liệu xây dựng,
nằm trên sông Thao, khu vực Đông Bắc Thành phố, quy mô phạm vi cảng 3,0
ha.

c. Đường bộ
- Tuyến đường:
+ Quốc lộ 2: chạy xuyên qua Thành phố Việt Trì từ Bạch Hạc đến ngã ba
Hàng dài 15km. Đoạn qua trung tâm Thành phố là đường Hùng Vương dài
8.73km, rộng 37m vừa mang tính chất là đường đối ngoại vừa mang tính chất
là đường chính Thành phố.
+ Tỉnh lộ 308: Nối Thành phố Việt Trì với QL32C ở phía Tây. Đoạn qua địa
phận thành phố dài 6km, có 2km đi trên mặt đê sông Hồng. Bề rộng nền
đường 7 - 9m, mặt đường nhựa rộng trung bình 6 - 7m.
- Bến xe đối ngoại: Trên địa bàn thành phố có 2 bến xe tổng hợp với chức
năng vận tải hành khách liên tỉnh là chủ yếu.
+ Bến số 1 - bến phía Đông Nam: Thuộc khu vực ga Việt Trì, quy mô, công
suất hạn chế.
+ Bến số 2 - bến phía Bắc: Nằm trên đường Hùng Vương, là bến chính của
Thành phố, lưu lượng phục vụ trung bình 200 xe/ngày, quy mô 2500m2.
5.1.2. Giao thông nội thị
- Thành phố Việt Trì hình thành và phát triển gần nửa thế kỷ, nhưng mạng
lưới đường Thành phố còn kém phát triển. Những tuyến đường hoàn chỉnh
rất hạn chế trong tổng số đường của Thành phố, đa phần là dạng đường ngoài
đô thị thị ( chỉ có phần lòng đường, các bộ phận khác như hè, thoát nước, cây
xanh, vv chưa hoàn chỉnh)
- Tổng chiều dài mạng lưới đường: 155,92km.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
12

Trong đó:
+ Đường bê tông nhựa: 9,25km = 5,93%
+ Đường đá dăm nhựa: 33,65km = 21,58%
+ Đường bê tông xi măng: 18,57km = 11,91%
+ Đường cấp phối: 74,25km = 47,62%

+ Đường đất: 20,20km = 12,96%

5.2. Điểm, bãi đỗ xe
- Hiện có 4 điểm trên đường Hùng Vương và 1 điểm trên đường Trần Phú,
công suất nhỏ, bình quân 30 xe/ngày. Diện tích 2x300m2 và 3x500m2. Tổng
diện tích 2100m2.
5.3. Đánh giá hiện trạng
5.3.1. Những kết quả thực hiện tốt
- Thuận tiện về hệ thống giao thông đối ngoại.
- Triển khai xây dựng đô thị và giao thông đô thị tuân thủ rất tốt QHC thành
phố thực hiện năm 1997.
- Trật tự và đảm bảo an toàn giao thông đô thị thực hiện tốt.
5.3.2. Những vấn đề tồn đọng cần tiếp tục triển khai
- Giải quyết giao thông đối ngoại: Thực hiện nắn tuyến đường sắt qua khu
trung tâm, hoàn thiện tuyến hỗ trợ cho đoạn QL2 qua trung tâm Thành phố,
tập trung xây dựng, nâng cấp cải tạo các đầu mối giao thông như: nút giao,
bến xe, nhà ga…
- Tập trung hoàn thiện mạng lưới đường nội thị: ưu tiên xây dựng mới.
- Hoàn thiện các đầu mối của ngõ gắn kết với hệ thống đường đối ngoại.
- Hoàn thiện quy hoạch chuyên ngành về giao thông đô thị để làm cơ sở
từng bước hoàn thiện hệ thống công trình phục vụ giao thông và tổ chức giao
thông đô thị.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
13

- Nghiên cứu đưa vào sử dụng hệ thống giao thông công cộng.
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển giao thông đô thị cũng như
hệ thống giao thông toàn tỉnh.
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

2.1. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị
2.1.1. Hướng phát triển đô thị
- Phía Bắc và Tây Bắc: phát triển về phía Đền Hùng, bao gồm toàn bộ khu
di tích Đền Hùng;
- Phía Đông: phát triển đến sông Lô;
- Phía Nam và Đông Nam: phát triển về phía phường Bạch Hạc.
2.1.2. Phân khu chức năng
- Các khu dân cư (khoảng 1.113 ha):
+ Khu ở Tây Nam thành phố (810 ha), quy mô dân số 99.900 người;
+ Khu ở Đông thành phố (318 ha), quy mô dân số 6.800 người;
+ Khu ở tại phường Bạch Hạc (180 ha), quy mô dân số 24.300 người;
+ Khu ở Đông Bắc thành phố (160 ha), quy mô dân số 20.300 người;
+ Khu ở Nam thành phố (183 ha), quy mô dân số 20.300 người;
+ Các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng Khu du lịch
Văn Lang, Đền Hùng.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
14

- Các khu công nghiệp:
+ Khu công nghiệp phía Nam (120 ha);
+ Khu công nghiệp Minh Phương (45,74 ha);
+ Khu Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp Thụy Vân (khoảng 1.200ha);
+ Khu công nghiệp Nam Bạch Hạc (71,90 ha);
+ Khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Đông Bắc Bạch Hạc (khoảng 36
ha).
- Các khu thương mại, dịch vụ công cộng (khoảng 140 ha):
+ Trung tâm hành chính chính trị của tỉnh bố trí chủ yếu trên trục đường
Nguyễn Tất Thành và trên trục đường Trần Phú (đoạn từ đường Hùng Vương
tới Sở Công an);
+ Trung tâm hành chính, chính trị thành phố được xây dựng trên trục đường

Hùng Vương; tại nút A7 xây dựng một quảng trường lớn;
+ Hệ thống chợ được giữ nguyên, việc cải tạo và mở rộng tuỳ theo yêu cầu
của từng khu vực. Trung tâm thương mại (1,56 ha) được xây dựng tại ngã ba
đường Hùng Vương và đường Trần Phú;
+ Tại các phường, xã đều có khu trung tâm, gồm các cơ quan hành chính, cơ
quan đoàn thể; nhà văn hóa; trung tâm thương mại dịch vụ và sân thể dục thể
thao.
- Các trường Đại học, chuyên nghiệp (189,12 ha):
+ Đại học Hùng Vương (100 ha) bố trí tại khu vực xã Văn Phú, phường Nông
Trang và phường Dữu Lâu;
+ Các trường dự bị đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề được bố trí
xung quanh Đại học Hùng Vương.
- Hệ thống y tế: Trung tâm y tế cấp vùng và cấp tỉnh giữ nguyên vị trí hiện
nay, gồm: Bệnh viện đa khoa vùng (2,94 ha) trên đường Nguyễn Tất Thành;
Bệnh viện y học dân tộc cổ truyền (0,335 ha) tại Gia Cẩm; bệnh viện Sông
Hồng (1,227 ha), bệnh viện Tỉnh đội (2 ha).
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
15

- Khu điều dưỡng phục hồi chức năng (0,532 ha) tại Tiên Cát; xây dựng
khu điều dưỡng mới ở Đầm Mai quy mô 150 - 200 giường.
- Các khu du lịch:
+ Khu du lịch Văn Lang (113 ha), tại trung tâm Thành phố;
+ Khu du lịch Bến Gót, phường Bến Gót;
+ Khu du lịch sinh thái ven sông Lô tại các xã Trưng Vương và Sông Lô;
+ Khu lịch sử văn hóa Đền Hùng (1.000 ha).
- Các khu cây xanh công viên và thể dục thể thao:
+ Khu công viên di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng (1.000 ha);
+ Khu du lịch Văn Lang (công viên Văn Lang 113 ha);
+ Xây dựng công viên cây xanh trong các khu công nghiệp Bạch Hạc, Thụy

Vân và tăng diện tích cây xanh trong khu công nghiệp Nam Việt Trì;
+ Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao của Thành phố tại Bảo Đà (12 ha);
+ Khu công viên nghỉ duỡng tại Đầm Mai (136 ha).
2.1.3. Về kiến trúc và cảnh quan đô thị
- Hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình tự nhiên. Cải tạo hồ ao cũ, các vùng
trũng, thung lũng nhỏ thành những hồ nước thông nhau để tạo nên những
công viên cây xanh - mặt nước liên hoàn, tạo bản sắc đô thị vùng trung du.
- Khôi phục, tôn tạo các di tích đình, chùa, đền, miếu và di tích lịch sử,
danh thắng.
- Các khu phố cũ được chỉnh trang cải tạo, giảm mật độ dân số, tăng diện
tích mặt nước và cây xanh cho các khu ở.
- Các công trình công cộng xây dựng hiện đại, kết hợp khai thác bản sắc
kiến trúc địa phương.
2.2. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.2.1. Giao thông
- Giao thông đối ngoại:
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
16

+ Đường sắt: chuyển đoạn tuyến đường sắt Từ Bạch Hạc đến Đền Hùng về
phía Tây Nam, xây dựng mới ga Việt Trì (khoảng 10 ha) và ga Thụy Vân
(khoảng 15ha);
+ Đường thuỷ: cải tạo nâng cấp cảng Việt Trì, cảng Dữu Lâu; xây dựng bến
tàu khách tại Việt Trì và Hùng Lô phục vụ tuyến đường sông đi Hà Nội, Hoà
Bình, Tuyên Quang và du khách đến lễ hội Đền Hùng;
+ Đường bộ: tuyến đường xuyên Á chạy phía Bắc thành phố, nhập với quốc
lộ 2 tại khu vực ngã ba Hàng, phục vụ giao thông quá cảnh; nâng cấp quốc lộ
2 với quy mô 4 - 6 làn xe, tiêu chuẩn cao tốc; xây dựng bến xe khách tại khu
vực đầu mối giao thông nối kết với đường xuyên Á (phía Tây Bắc thành
phố), bến xe tại khu vực ngã 3 quốc lộ 2 với trục Nguyễn Tất Thành (phía

Đông Nam thành phố) và bến xe tải tại khu vực ga Thuỵ Vân;
- Giao thông nội thị:
+ Cải tạo nâng cấp hệ thống đường đã có, kết hợp xây dựng mới tạo thành
mạng lưới đường liên hoàn;
+ Xây dựng mới một số tuyến đường song song với đường Hùng Vương và
Nguyễn Tất Thành hiện có, kết hợp với các trục ngang tạo thành mạng đường
liên kết các khu chức năng của thành phố;
+ Hệ thống điểm đỗ xe: diện tích đất bãi đỗ xe bằng 2,5% đất xây dựng đô
thị;
+ Cải tạo nâng cấp cầu Việt Trì hiện nay; xây dựng mới cầu qua sông Lô
(phía Tây Bắc thành phố nằm trên tuyến đường xuyên Á).
2.2.2. Chuẩn bị kỹ thuật
- San nền: chọn cao độ nền xây dựng như sau:
+ Khu vực trong đê: tại các phường Thanh Miếu, Tiên Cát, Tân Dân, Dữu
Lâu, Sông Lô và phần phía Nam xã Thụy Vân chọn cao độ nền lớn hơn hoặc
bằng 13,5 m, tại khu vực Nông Trang, Minh Phương, Vân Cơ chọn cao độ
nền lớn hơn hoặc bằng 18 - 25 m;
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
17

+ Tại khu công nghiệp phía Bắc xã Thụy Vân chọn cao độ nền lớn hơn hoặc
bằng 18 - 25 m;
+ Tại khu vực Đền Hùng chọn cao độ nền lớn hơn hoặc bằng 18 - 25 m;
+ Khu vực ngoài đê: chọn cao độ nền lớn hơn hoặc bằng 15 m; khu công
nghiệp chọn cao độ nền lớn hơn hoặc bằng 17,5 m; phía Bắc phường Bạch
Hạc chọn cao độ nền lớn hơn hoặc bằng 16,5 m; tại xã Sông Lô chọn cao độ
nền lớn hơn hoặc bằng 16,5 m;
+ Khu vực ven đồi: san nền cục bộ, tránh đào đắp lớn gây sạt lở.
- Thoát nước mưa
Chọn hệ thống thoát nước mưa riêng, hướng thoát nước chính dựa theo địa

hình thoát ra ao, hồ sau đó thoát ra sông Lô và sông Hồng bằng các cống qua
đê. Khi có lũ, cống qua đê đóng lại, sử dụng các trạm bơm Dữu Lâu, Minh
Nông, Hạ Giáp, Tân Xuôi để bơm nước ra sông.
2.2.3. Cấp nước
- Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2010 khoảng 60.000 m3/nđ; đến năm
2020 khoảng 105.000 m3/nđ.
- Nguồn nước: sử dụng nguồn nước mặt sông Lô. Tổng công suất các nhà
máy nước đến năm 2020 là 109.000 m3/nđ, gồm:
+ Nhà máy nước Việt Trì: công suất 100.000 m3/nđ; theo đường ống 2Ơ600
mm hiện có và xây dựng mới một đường ống Ơ700 mm, cấp cho thành phố
Việt Trì;
+ Nhà máy nước Bạch Hạc: công suất 9.000 m3/nđ, cấp cho phường Bạch
Hạc;
- Mạng lưới đường ống: thiết kế theo mạng vòng và mạng nhánh.
2.2.4. Cấp điện
- Tổng công suất tiêu thụ điện đến năm 2010 khoảng 97.913KW; đến năm
2020 khoảng 187.726KW.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
18

- Nguồn điện: trạm 500/220 KV Việt Trì, nguồn lưới điện quốc gia 500 KV
dẫn trực tiếp từ thuỷ điện Sơn La về và nối trực tiếp với trạm 500 KV Sóc
Sơn. Từ trạm 500 KV Việt Trì có các đường dây 220 KV nối với các trạm
220 KV Việt Trì và Yên Bái.
2.2.5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
- Tổng cộng lượng nước thải cần thu gom và xử lý đến năm 2010 khoảng
45.200m3/nđ; đến năm 2020 khoảng 73200m3/nđ.
- Các khu xử lý chất thải:
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý tại 2 địa điểm: Khu xử lý hiện có tại xã
Vân Phú - Phượng Lâu và Khu xử lý xây mới tại xã Phù Ninh;

+ Chất thải rắn công nghiệp được thu gom và xử lý riêng tại xã Trạm Thản,
huyện Phù Ninh theo dự án được phê duyệt.
- Nghĩa trang:
+ Nghĩa trang hiện có ở xã Vân Phú chỉ để cát táng;
+ Nghĩa trang xây dựng mới tại vùng đồi xã Phù Ninh (17 ha), để hung táng,
cát táng và điện táng.

GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
19

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI
GIAO THÔNG THÀNH PHỐ
3.1. Giao thông đối ngoại
3.1.1. Đường sắt
- Tuyến:
+ Theo dự án nghiên cứu tiền khả thi “Đường sắt hành lang Đông Tây”
phương án cải tạo đường sắt qua thành phố Việt Trì phải đáp ứng được các
yêu cầu: Tránh trung tâm thành phố Việt Trì, trở thành bộ phận của đường sắt
Liên á đi Côn Minh Trung Quốc.
+ Hướng tuyến cụ thể dự kiến như sau: Sau khi qua cầu Việt Trì, tuyến đi
phía Nam đường Hùng Vương đến ga Phủ Đức và tiếp tục cải tạo nâng cấp
theo hướng tuyến hiện nay.
- Ga - đề nghị xây dựng 2 ga
+ Ga Viêt Trì là ga hỗn hợp hàng hoá và hành khách, quy mô ga 10 ha, chiều
dài ga 1000m, rộng 100m.
+ Ga Thuỵ Vân là ga hàng hóa, quy mô ga 8ha, chiều dài ga 800m, rộng
100m.
3.1.2. Đường thuỷ.
- Cảng Việt trì: Cải tạo nâng cấp cảng Việt Trì hiện nay đạt công suất thiết
kế 1,2 triệu tấn/năm.

- Cảng Dữu Lâu: Nâng cấp, cải tạo chuyên về cảng hàng hoá về VLXD,
quy mô dự kiến đạt 0,5-0,8 triệu tấn/năm
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
20

- Bến tàu khách: Xây dựng bến tàu khách tại Việt Trì và Hùng Lô phục vụ
tuyến đường sông đi Hà Nội, Hoà Bình, Tuyên Quang và du khách đến lễ hội
Đền Hùng.
3.1.3. Đường bộ.
- Tuyến đường xuyên á: Chạy phía Bắc TP, nhập lại với QL2 hiện nay tại
khu vực ngã ba Hàng, giao thông quá cảnh chủ yếu sẽ đi tuyến này.
- Nâng cấp đoạn tuyến QL2 nối về Hà Nội, hiện dự án đang được triển khai,
về cơ bản tuyến sử dụng tuyến QL2 hiện nay, qua khu vực đô thị, dân cư lớn
sẽ tránh, tuyến được xây dựng với quy mô 4 làn xe, tiêu chuẩn cao tốc.
- Bến xe đối ngoại:
+ Bến xe khách đối ngoại: Bến phía Tây Bắc bố trí khu vực đầu mối giao
thông nối kết đường xuyên á, quy mô 3,0 ha (bến hiện nay chuyển sang đỗ xe
nội thị) . Bến phía Đông Nam dự kiến bố trí gắn kết với ga hành khách Việt
Trì, quy mô 2,5ha.
+ Bến xe tải đối ngoại: Bến phía Tây Bắc bố trí khu vực ga Thuỵ Vân, gắn
kết với ga, với khu CN, quy mô 3,0 ha. Bến phía Đông Nam bố trí đầu mối
giao thông đường bộ khu vực ngã 3 QL2 với trục Nguyễn Tất Thành, gắn kết
phục vụ cảng, quy mô 2,5ha.
3.2. Giao thông nội thị.
3.2.1. Tổ chức giao thông.
- Sơ đồ cơ cấu quy hoạch thành phố phát triển theo dạng dải theo hướng
chủ đạo là Đông Tây từ cảng Việt Trì qua trung tâm thành phố, khu công
nghiệp Thuỵ Vân đến khu di tích lịch sử Đền Hùng. Hướng phụ trợ là hướng
Bắc Nam từ sông Lô đến sông Hồng, từ QL2 đến đường sắt quốc gia.
- Vấn đề phân luồng giao thông thành phố được tổ chức theo hai hướng

chính: Hướng Đông Tây: Các trung tâm chính trị, văn hoá, thương mại được
bố trí theo hai trục dọc chính trung tâm Hùng Vương và Nguyễn Tất Thành.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
21

- Hướng Bắc Nam: Hướng giao thông từ đường giao thông đối ngoại QL2
đến trung tâm thành phố, các khu công nghiệp, ga đường sắt và cảng.
- Mạng lưới đường.
+ Tập trung cải tạo nâng cấp hệ thống đường đã có, kết hợp xây dựng mới tạo
thành mạng lưới đường liên hoàn phục vụ cho nhu cầu phát triển thành phố.
+ Xây dựng mới một số trục dọc song song với đường Hùng Vương và
Nguyễn Tất Thành hiện có, kết hợp với các trục ngang tạo thành mạng đường
nối liên kết các khu chức năng của thành phố.
+ Việt Trì là thành phố trung du, địa hình khá phức tạp. Mạng lưới đường
đựơc tổ chức theo dạng tự do bám sát địa hình tự nhiên để tránh đào đắp lớn.
+ Xác định quy mô cấp hạng các tuyến đường
- Đường trục chính thành phố:.
+ Đường chỉnh trang nâng cấp quy mô chỉ giới đường đỏ 33,0 – 35,0m:
Lòng đường: 2 x 10,5m = 21,0m.
Dải phân cách: = 2 - 3,0m.
Hè đường: 2 x (5-6m) = 10 - 12m
+ Đường xây dựng mới quy mô chỉ giới đường đỏ 59m:
Lòng đường chính: 2 x 12m = 24,0m.
Lòng đường phụ: 2 x 8m = 16,0m
Dải phân cách: 2x1 +3 = 5,0m.
Hè đường: 2 x 7m = 14,0m
+ Đường liên khu vực: Quy mô mặt cắt 25m - 33m.
+ Quy mô chỉ giới đường 25m:
Lòng đường: = 15,0m.
Hè đường: 2 x 5m = 10,0m

+ Quy mô chỉ giới đường 33m:
Lòng đường: 2 x 10,5m = 21,0m.
Dải phân cách: = 2,0m.
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
22

Hè đường: 2 x (5-6m) = 10,0m
+ Đường khu vực: Quy mô chỉ giới đường đỏ 22m.
Lòng đường: = 12,0m.
Hè đường: 2 x 5m = 10,0m
+ Đường phân khu vực: Quy mô chỉ giới đường đỏ 16m.
Lòng đường: = 8,0m.
Hè đường: 2 x 4m = 8,0m
- Hệ thống điểm đỗ xe:
+ Hệ thống điểm đỗ xe trên địa bàn thành phố được phân thành 2 cấp, điểm
đỗ xe cấp TP, có quy mô 0,3-1ha và điểm đỗ xe cấp phường có quy mô 0,05-
0,3ha.
+ Tổng quỹ đất đỗ xe trên địa bàn thành phố lấy bằng 2,5% đất xây dựng đô
thị, sẽ tương đương với chỉ tiêu cơ giới 130xe/1000 dân.
3.2.2. Chỉ tiêu giao thông quy hoạch
- Diện tích đất giao thông:
+ Chỉ tiêu sử dụng đất:
Diện tích đất giao thông tính theo đầu người: 23 m
2
/người.
Diện tích đất bãi đỗ xe tính theo đầu người: 3,0 m
2
/ người
+ Tỷ lệ đất giao thông: 15,5% so với đất nội thị trong đó:
Giao thông đối ngoại: 3,5%

Giao thông nội thị: 12,0%
Điểm đỗ xe và quảng trường giao thông: 2,3%
Đường giao thông: 9,7%
- Mật độ giao thông
Mật độ đường chính: 2,3 km/km
2
.
Mật độ tính tới đường khu vực: 7,5 km/km
2
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
23

CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG CÔNG
CỘNG THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Nhận xét chung
4.1.1. Vai trò của hệ thống GTCC
a. GTCC đem lại hiệu quả kinh tế cho đô thị
- Diện tích chiếm đất nhỏ hơn nhiều so với các phương tiện giao thông hành
khách khác.
- Trong khi để chuyên chở 1 hành khách, xe con cần 2m
2
, thì xe bus chỉ cần
có 1.1m
2
.
- Chi phí đầu tư: Xe máy > 3.3 xe bus
Xe con > 21 xe bus
- Giá vé: Xe bus = 43% xe máy = 7.5% xe con
- Các phương tiện giao thông khác thường gây ra tình trạng tắc nghẽn giao
thông.

b. GTCC với hiệu quả môi trường
- Sử dụng phương tiện GTCC sẽ giảm thiểu việc xử lý ô nhiễm
- Lượng CO
2
phát thải của xe bus = 1/3 xe máy = 1/4 xe con.
- Xử lý ô nhiễm, bụi, khói: Xe máy > 8 lần xe bus
Xe con > 30 lần xe bus.
- Tiếng ồn: xử dụng GTCC góp phần giảm ô nhiễm tiếng ồn trong đô thị.
- Hệ thống xe bus đồng bộ sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan và đặc trưng
cho đô thị.
c. GTCC với vấn đề xã hội
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
24

- Hệ thống GTCC được tổ chức tốt sẽ giảm đáng kể ách tắc có thể xảy ra,
làm giảm căng thẳng cho người tham gia giao thông, tăng hiệu quả sinh hoạt
và lao động, từ đó tạo ảnh hưởng tốt cho sự phát triển chung của đô thị.
4.1.2. Thiết kế hệ thống giao thông công cộng
- Xuất phát từ tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống GTCC cho đô thị
Việt Trì, tiến hành lập đồ án mạng lưới GTCC. Hệ thống giao thông công
cộng được quy hoạch đảm bảo vận chuyển 60% nhu cầu đi lại của 280.000
người tới năm 2020. Dựa trên cơ sở phương tiện xe bus , mạng lưới GTCC sẽ
giúp lưu thông đi lại của người dân ở mọi khu giao thông trong TT.
- Đồ án được thực hiện trên dựa trên những tài liệu sau:
+ Bản đồ Quy hoạch chung tỉnh Phú Thọ tới năm 2020.
+ Bản đồ Quy hoạch mạng lưới giao thông tới năm 2020.
+ Các tài liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội hiện tại cũng như định
hướng phát triển trong tương lai của Thành phố.
- Sau khi nghiên cứu các tài liệu trên, sinh viên tiến hành tính toán và thiết
kế mạng lưới GTCC. Nội dung tính toán được thể hiện trong thuyết minh.

Các bản vẽ được thể hiện như sau:
+ Bản đồ phân khu và vạch hệ thống GTCC.
+ Biểu đồ dòng hành khách sử dụng GTCC.
+ Bản đồ hệ thống tuyến GTCC (có hệ thống bến bãi đầu cuối, các điểm
trung chuyển tuyến).
+ Bản đồ vùng ảnh hưởng.
4.2. Số liệu cần thiết :
- Phương pháp sử dụng trong tính toán là: Phương pháp đi lại giữa các khu
giao thông (PP phân khu): Trên cơ sở lý luận phân chia thành phố thành 1 số
khu giao thông sau đó xác định mối liên hệ đi lại giữa các khu GT với nhau
GVHD: KS.ĐẶNG THỊ NGA
25

×