Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đc khóa luận quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.69 KB, 14 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, là sự kết hợp hài hịa
những tinh hoa văn hóa của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất
hình chữ S. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố
ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó
văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù.
Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta bao gồm 6 tỉnh: Hịa Bình,
Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái; đây là một vùng rộng lớn, có địa
chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát
triển của đất nước cả về an ninh quốc phòng. Mỗi dân tộc với những đặc
điểm riêng, đều sớm hình thành những nét hóa riêng có, đáo của mình. Vì
vậy, cơng tác dân tộc (CTDT) là nhiệm vụ của toàn Đảng, tồn dân, tồn qn
và của cả hệ thống chính trị.
Quỳnh Nhai là huyện vùng cao nằm ở cực bắc tỉnh Sơn La, chiếm lấy
một vùng đất riêng trong thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi lịng hồ sơng
Đà và những dãy núi cao sừng sững, những cụm rừng xanh rì ngút ngàn. Nơi
đây có 7 dân tộc anh em sinh sống đó là: Kinh, Thái, Mường, Mơng, La Ha,
Kháng, Dao. Mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa riêng biệt, độc đáo mang
đậm nét văn hóa vùng Tây Bắc. Nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai có truyền
thống u nước, đồn kết, tương thân tương ái, có ý thức tự lực tự cường
vươn lên, vượt qua khó khăn xây dựng cuộc sống ấm no, quê hương giàu
đẹp văn minh.
Những năm qua, QLXH đối với công tác dân tộc ở huyện Quỳnh Nhai
luôn được quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt


khó khăn, biên giới; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ bộ và hệ thống chính trị


2

vùng dân tộc; có nhiều biện pháp để đồng bào dân tộc phát triển sản xuất,
ổn định đời sống. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng dân tộc
được cải thiện. Đồng bảo yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đoàn kết dân tộc
được củng cố, tiến bộ; an ninh, quốc phòng được giữ vững.
Mặc dù việc QLXH đối với CTDT trên địa bàn huyện đã đạt được những
kết quả nhất định song vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Sự chuyển đổi cơ
cấu vùng DTTS cịn chậm và khơng ổn định, hạn chế trong việc thực hiện
chính sách, kinh tế ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS còn chậm phát
triển. Kết cấu hạ tầng thấp kém; chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng; chất
lượng giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho động bảo DTTS còn thấp.
Một số phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép có
xu hướng phát triển. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng tình hình kinh tế xã hội của huyện trên cơ sở lợi dụng các vấn đề về nhân quyền, dân tộc, tôn
giáo với các chiêu bài “diễn biến hịa bình”, “tự chuyển hóa” nhằm chống
phá chính quyền. Do đó, QLXH đối với CTDT của huyện Quỳnh Nhai có vị trí
quan trọng để làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng, rút ra những kinh nghiệm
làm căn cứ để nâng cao hiệu quả QLXH đối với CTDT trên địa bàn huyện
Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, em đã lựa chọn “QLXH đối
với CTDT ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý xã hội tại Học việc
Báo chí và Tun truyền.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài


QLXH về CTDT là nhiệm vụ quan trọng, chính vì vậy nó ln thu hút sự
quan tâm, nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học ở Việt Nam trong


3

thời gian qua. Hiện nay, dưới những góc độ khác nhau có nhiều đề tài nghiên
cứu về vấn đề này.
Sách “Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam”
do TS. Phan Văn Hùng chủ biên xuất bản năm 2005 đã đề cập việc Việt Nam
tham gia công ước quốc tế và bảo về môi trường, phát triển bền vững thơng
qua chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam. Với chủ trương phát triển kinh tế
- xã hội về kinh tế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nơng thơn vùng dân tộc
và miền núi với nhiều thách thức lớn như về thể chế chính sách, phát triển
theo chiều rộng. các mặt ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường, dân số, tỷ lệ
đói nghèo, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đã làm ảnh
hưởng đến mỏi trường sinh thái trong việc phát triển bền vững vùng dân tộc
và miền núi.
Sách “Dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam” của nhiều tác giả do
Nxb Quân đội nhân dân ấn hành năm 2017 đã đề cập đến vấn đề chung về
tộc người, các vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước qua các thời kỳ; phân tích làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong
việc thực hiện chính sách dân tộc và đề xuất những giải pháp nhằm thực
hiện tốt chính sách dân tộc hiện nay.
Luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học của Lương Tiến Chung bảo vệ năm
2014 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề tài “Hiệu quả thực hiện chính
sách dân tộc ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay”. Luận văn đã phân tích,
làm rõ những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc đối với dân tộc thiểu
số và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở

Quảng Ninh. Phân tích đánh giá hiệu quả triển khai và thực hiện chính sách
đối với đồng bào dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất những giải pháp nhằm
thực hiện tốt chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn hiện nay.


4

Luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học của Hồng Thùy Dương bảo vệ năm
2018 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề tài “Quản lý xã hội về công tác
dân tộc ở tỉnh Hà Giang hiện nay”. Luận văn phân tích cơ sở lý luận, đánh giá
thực trạng quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở tỉnh Hà Giang, phân tích
các quan điểm chỉ đạo và phương hướng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
tăng cường quản lý xã hội về công tác dân tộc ở tỉnh Hà Giang trong thời gian
tới.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều những chuyên luận được đăng tải trên các
tạp chí chuyên ngành liên quan đến pháp luật và chính sách đối với đồng bào
các DTTS như:
Bài viết: “Thực trạng và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực vùng dân
tộc, miền núi”, tác giả Nguyễn Quảng Hải và Trần Phương Liên đăng trên Tạp
chí Dân tộc, số 136, tháng 4/2012, bài viết đã chỉ ra ưu điểm và hạn chế của
nguồn nhân lực ở 12 địa phương vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây
Ngun - nơi có tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm trên 50%. Từ thực trạng đó, tác
giả cho rằng cần chú trọng vào các giải pháp liên quan đến giáo dục – đào
tạo; cần tích cực xây dựng, củng cố và sử dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm làm cầu nối chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân vùng
miền núi, dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất cho đồng
bào; có chính sách học bổng và trợ cấp cho người dân tộc thiểu số học nghề
trình độ trung cấp, cao đẳng; đồng thời phát triển hệ thống trường trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề gắn với quy hoạch phát triển nhân lực và nhu cầu

sử dụng lao động của các địa phương.
Bài viết: “Vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay” của tác giả TS. Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của
Quốc hội và PGS, TS. Lê Ngọc Thắng, Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc và Thời
đại đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 10/9/2015. Nội dung bài viết đề cập đến


5

đặc điểm của thế giới tồn cầu hóa hiện nay và những khuynh hướng phổ
biến đối với vấn đề dân tợc; những tác động của tồn cầu hóa đến các quốcc; những tác động của tồn cầu hóa đến các quốc
gia dân tộc đồng thời đưa ra quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về
giải quyết vấn đề dân tộc.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những góc độ
khác nhau về QLXH đối với CTDT. Đây là những tài liệu có ý nghĩa khi nghiên
cứu về QLXH đối với CTDT ở ở huyện hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề QLXH đối
với CTDT của huyện Quỳnh Nhai hiện nay thì chưa có cơng trình nào chun
sâu nghiên cứu, trình bày có tính hệ thống trên góc độ chính trị học Vì vậy,
luận văn dựa trên sự kế thừa, bổ sung, phát triển những nội dung liên quan
đến QLXH đối với CTDT ở ở huyện các địa phương khác trong cả nước, kết
hợp với nghiên cứu thực tế tại huyện Quỳnh Nhai, tác giả mong muốn lệ
thống lại những kiến thức đã được học, các cơng trình nghiên cứu đã được
cơng bố đề nghiên cứu thực trạng QLXH đối với CTDT của huyện Quỳnh Nhai
hiện nay trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, trên cơ sở đó tác giả sẽ đề xuất
một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế. yếu kém trong QLXH đối
với CTDT của ở huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận của quản lý xã hội đối với cơng tác dân

tộc ở huyện, phân tích thực trạng quản lý xã hội đối với công tác dân tộc
huyện Quỳnh Nhai, khóa luận đưa ra những giải pháp tăng cường quản lý xã
hội về công tác dân tộc ở huyện Quỳnh Nhai trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận của quản lý xã hội về công tác dân tộc.


6

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân của thực
trạng và những vấn đề đặt ra trong quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở
huyện Quỳnh Nhai hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về công tác dân tộc trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác
dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: huyện Quỳnh Nhai.
Về thời gian: từ năm 2016 đến 2021.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính
sách pháp luật của Nhà nước về quản lý xã hội, về dân tộc, công tác dân tộc
và quản lý xã hội về công tác dân tộc.
5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học mác - xít. Bên cạnh đó,
đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương
pháp - phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống, phương
pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp logic - lịch sử,
phương pháp thống kê để thực hiện các mục tiêu của đề tài.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài


7

Đề tài đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội
dung, phương pháp của quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện.
Đề tài phân tích được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm,
hạn chế trong quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện Quỳnh Nhai
hiện nay.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi tăng cường quản lý xã
hội đối với công tác dân tộc ở huyện Quỳnh Nhai trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận quản lý xã hội về công
tác dân tộc.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp khuyến nghị của đề tài khóa luận hướng đến việc góp
phần hồn thiện hoạt động lập quy và quy trình tổ chức thực hiện của UBND
huyện Quỳnh Nhai về cơng tác dân tộc, kết hợp rà sốt và hệ thống hóa các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân tộc nhằm loại bỏ các văn bản
hết hiệu lực; dự báo tình hình giúp cơ quan quản lý chủ động hơn trong quản
lý xã hội về công tác dân tộc ở huyện Quỳnh Nhai và đề xuất những giải pháp
tăng cường quản lý xã hội về công tác dân tộc ở huyện Quỳnh Nhai trong
thời gian tới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu

tuyên truyền, giảng dạy, tập huấn công tác liên quan đến QLXH về CTDT.
8. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương, 6 tiết.


8

NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở HUYỆN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLXH đối với công tác dân tộc ở
huyện
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm dân tộc
1.1.1.2. Khái niệm công tác dân tộc
1.1.1.3. Khái niệm quản lý xã hội
1.1.1.4. Khái niệm quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện
1.1.2. Đặc điểm của quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện
1.1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở
huyện
1.1.2.2. Đặc điểm về đối tượng quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở
huyện
1.1.2.3. Đặc điểm về môi trường quản lý xã hội đối với công tác dân tộc
ở huyện
1.1.3. Vai trò của quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện
1.2. Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý xã hội đối với công
tác dân tộc ở huyện
1.2.1. Nguyên tắc quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện

1.2.1.1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
1.2.1.2. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.2.1.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
1.2.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và tính thực tiễn


9

1.2.2. Nội dung quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện
1.2.2.1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục
tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực cơng tác dân tộc,
các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác dân tộc.
1.2.2.2. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý xã hội đối với công tác dân tộc.
1.2.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho
vùng dân tộc thiểu số.
1.2.2.4. Tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý xã hội đối với công tác dân tộc
từ Trung ương đến cơ sở.
1.2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, sơ kết, tổng kết đánh giá việc
thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số.
1.2.3. Phương pháp quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện
1.2.3.1. Phương pháp giáo dục – thuyết phục
1.2.3.2. Phương pháp hành chính
1.2.3.3. Phương pháp kinh tế


10

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở HUYỆN

QUỲNH NHAI HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội về công tác dân tộc ở
huyện Quỳnh Nhai hiện nay
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Nhai
2.1.2. Thực trạng công tác dân số ở huyện Quỳnh Nhai hiện nay
2.2. Ưu điểm, hạn chế trong quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở
huyện Quỳnh Nhai và nguyên nhân
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.2.1.1. Ưu điểm
Một là, ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục
tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực cơng tác dân tộc,
các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác dân tộc.
Hai là, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý xã hội đối với công tác dân tộc.
Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng
dân tộc thiểu số.
Bốn là, tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý xã hội đối với công tác dân tộc
từ Trung ương đến cơ sở.
Năm là, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, sơ kết, tổng kết đánh giá
việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số.
2.2.1.2. Nguyên nhân
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
2.2.2.2. Nguyên nhân


11

Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QLXH VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở

HUYỆN QUỲNH NHAI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm chỉ đạo trong quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở
huyện Quỳnh Nhai trong thời gian tới
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở
huyện Quỳnh Nhai trong thời gian tới
KẾT LUẬN


12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Bí thư Trung ương (2015), Chỉ thị số 49-CT/TW ngày

20/10/2015 về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng
đồng bào DTTS, Hà Nội.
2.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2003), Nghị quyết số 24-NQ/

TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về CTDT, Hà Nội.
3.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo thống kê CTDT năm

2017 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
4.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La (2018). Báo cáo Tổng kết CTDT và


chính sách dân tộc năm 2018; phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
5.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La (2019), Báo cáo Kết quả thực hiện chế

độ chính đối với người có uy tín năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020.
6.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La (2019), Báo cáo tình hình các dân tộc

“Quan hệ dân tộc, xu hướng biến đổi quan hệ dân tộc trong quá trình thực
hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Sơn La”.
7.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La (2019), Báo cáo thanh tra việc tổ chức

thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc tại huyện Quỳnh Nhai.
8.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo tình hình thực hiện Đề

án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ và phát triển KT - XH vùng đồng bào
DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Quyết định số 2214/QĐ-TTg”.
9.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo kết quả triển khai thực

hiện Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền
núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 59/QĐ-TTg ngày 16/01/2017

của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2017.
10.

Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày

14/01/20211 của Thủ tướng Chính phủ về CTDT.


13

11.

Chính phủ (2017), Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày

12/10/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ủy ban dân tộc, Hà Nội.
12.

Hoàng Thùy Dương (2019), QLXH đối với CTDT ở tỉnh Hà

Giang hiện nay, Hà Nội.
13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn

quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
14.

Phạm Văn Hùng (2014), “Tăng cường quản lý nhà nước về


CTDT - thiết thực củng cố mối quan hệ dân tộc và đại đoàn kết dân tộc”, Tạp
chí dân tộc số 168, tháng 12/2014.
15.

Tỉnh ủy tỉnh Sơn La, Kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện một

số Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về cơng tác dân vận, dân tộc.
16.

Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày

04/12/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành
động thực hiện chiến lược cơng tác dân tộc, Hà Nội.
17.

Thủ tướng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày

10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về CTDT, Hà Nội.
18.

Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày

16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược CTDT đến
năm 2030, Hà Nội.
19.

Đặng Quốc Tiến (2010), Phát triển nguồn nhân lực dân tộc và

miền núi Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

20.

Nguyễn Vũ Tiến (2010), Lý thuyết chung về QLXH, NXB Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.
21.

Nguyễn Vũ Tiến (2009), Khoa học quản lý, Giáo trình lưu hành

nội bộ, Hà Nội.
22.

Đinh Thị Minh Tuyết (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về xã

hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


14

23.

UBND huyện Quỳnh Nhai, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2019;
phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
24.

Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt

Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25.

Về vấn đề dân tộc và CTDT ở nước ta (2001), NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.
26.

Viện nghiên cứu Chính sách dân tộc và Miền núi (2002), Vấn đề

dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
27.

Viện Dân tộc học (2006), Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng

bào các DTTS NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28.

Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học (2013), Báo

cáo kết quả thực hiện đề tài cấp bộ năm 2011 - 2012, Một số vấn đề cơ bản
về chính sách dân tộc trong phát triển bền vững các tỉnh biên giới Việt Nam
(Báo cáo tổng hợp), Hà Nội.



×