Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khả năng sinh sản và sinh trưởng của một số tổ hợp lợn lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.82 KB, 8 trang )



Khả năng sinh sản và sinh trưởng của một số tổ hợp lai có giống Móng Cái và Meishan
Lê Thanh Hải, Nguyễn Quế Côi, Lý Thị Thanh Hiên , Nguyễn Thành Chung,
Đinh Hữu Hùng, Trịnh Hồng Sơn
Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu lai tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu lợn
Móng cái và lợn Meishan đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọng điểm nhằm tạo ra ưu
thế cạnh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thị trường” nhằm đánh giá được khả năng sinh sản, sinh
trưởng của đàn lợn nái Móng cái, VCN05 và con lai ½ , ¼ của chúng. Kết quả chi thấy năng suất sinh sản của đàn
nái thuần và nái ½ máu Móng Cái, VCN05 cho năng suất sinh sản cao (số con sơ sinh sống/ổ giao động từ 11,53 đến
12,39 con). Khả năng sinh trưởng của đàn con lai ½ , ¼ VCN05 cao hơn so với đàn ½, ¼ Móng Cái.
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam hiện nay không những đáp ứng nhu cầu thịt trong nước mà
còn tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng và giá cả sản phẩm chăn nuôi lợn của nước ta
đang còn nhiều bất cập do đó chưa thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại ngoài nước.
Giống lợn Móng cái và lợn Meishan là các giống lợn địa phương có nhiều ưu điểm như
khả năng sinh sản cao bình quân 12-14 con/lứa, khả năng kháng bệnh và chất lượng thịt được
người tiêu dùng ưu chuộng. Tuy nhiên trong thực tiễn sản xuất, chúng đang bị thay thế bằng các
giống cao sản nhập nội có năng suất sinh trưởng cao hơn do năng suất sinh trưởng thấp.
Các giống lợn nhập nội có năng suất sinh sản tốt trong đó có các giống Landrace và
Yorkshire. Từ thập kỷ 60, nước ta đã sử dụng các giống này để lai kinh tế với các giống lợn nội
nhằm tăng năng suất chăn nuôi. Cho đến nay các tổ hợp lai 2 giống, 3 giống với các giống lợn
nội đã được người sản xuất và người tiêu dùng nội địa ưa chuộng. Tuy nhiên, vai trò các giống
cao sản mới chỉ dừng ở các công thức lai kinh tế và sản phẩm của chúng chưa đáp ứng được yêu
cầu của thị trường ngoài nước.
Việc tạo các dòng lợn có năng suất sinh sản cao, chất lượng thịt thơm ngon đã và đang
được các các nước chăn nuôi tiên tiến quan tâm và họ đã đạt được các thành tựu to lớn. Các nước
thuộc Công đồng Châu âu đã nhập giống lợn Meishan của Trung Quốc để khai thác đặc tính mắn
đẻ và đẻ sai con của chúng. Một số dòng lợn nái tổng hợp có máu Meishan đã được tạo ra và góp


phần sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước trên thế
giới.
Xuất phát điểm KHCN của ngành sản xuất chăn nuôi nước ta còn thấp, chăn nuôi còn
mang tính hàng hóa nhỏ do đó chưa thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế
giới nếu kinh doanh cùng chủng loại sản phẩm. Do đó, việc khai thác các đặc tính quí hiếm của
các giống lợn địa phương nhằm tạo ra lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
chăn nuôi lợn nước ta
Để đáp ứng các yêu cầu đó, việc lai tạo các giống mới mang đặc tính quí của các nguồn
gen bản địa là cần thiết và hoà nhập được với xu thế phát triển hiện nay. Việc tạo ra được nhưng


giống lợn mới này chính là một sản phẩm của trí tuệ, của khoa học công nghệ của người Việt
Nam.
Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu lai tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu lợn Móng cái
và lợn Meishan đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọng điểm nhằm
tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thị trường”, chúng tôi tiến hành
theo dõi khả năng sinh sản, sinh trưởng của một số tổ hợp lai có giống Móng Cái và VCN05
nhằm làm cơ sở dữ liệu để đánh giá quá trình tạo dòng tổng hợp mới.
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Lợn lai ½ , ¼ Móng cái được tạo ra theo sơ đồ:
♂ LR x ♀MC

x ♂Y


½ Móng Cái ♂Y x ♀MCLR ♀MC

Y x ♂LR



¼ Móng Cái YMC

LR LRMCY

- Lợn lai ½ , ¼ có máu VCN05 được tạo ra theo sơ đồ:
♂ LR x ♀VCN05

x ♂Y


½ VCN05 ♂Y x ♀VCN05LR ♀VCN05Y x ♂LR


¼ VCN05 YVCN05LR LRVCN05Y

2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá năng suất sinh sản của đàn nái Móng Cái, ½ Móng Cái, VCN05 và ½
VCN05 thông qua các chỉ tiêu: số con sơ sinh sống, số con sơ sinh chết, số thai gỗ, số ngày cai
sữa, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa
- Đánh khả năng sinh trưởng thông qua kiểm tra năng suất của đàn lợn lai ½, ¼ có máu
Móng Cái và VCN05 qua các chỉ tiêu: khối lượng vào, khối lượng kết thúc kiểm tra, tăng
trọng/ngày, độ dày mỡ lưng tại điểm P2
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Xác định khả năng sinh sản:


+ Tạo lợn lai 1/2, ¼ Móng Cái: Chọn 30 lợn nái Móng Cái có năng suất sinh sản cao.
Trong đó, 15 nái được phối với đực Landrace thuần (có nguồn gốc Mỹ, có khả năng sinh trưởng
và tỷ lệ nạc cao) để tạo con lai ½ (Landrace x Móng Cái). 15 nái được phối với đực Yorkshire

thuần (có nguồn gốc Mỹ, có khả năng sinh trưởng cao) để tạo con lai ½ (Yorkshire x Móng
Cái).
Trên cơ sở đàn ½ Móng Cái, lựa chọn 100 con cái được đưa vào KTNS để lựa chọn đàn
nái ½ gồm 25 con MCY và 25 con MCLR, tiếp tục cho phối luân chuyển với đực Y và LR để tạo
con lai ¼ Móng Cái
+ Tạo lợn lai ½ , ¼ VCN05: Chọn 30 lợn nái VCN05 có năng suất sinh sản cao. Trong
đó, 15 nái được phối với đực Landrace thuần (có nguồn gốc Mỹ, có khả năng sinh trưởng và tỷ
lệ nạc cao) để tạo con lai ½ (Landrace x VCN05). 15 nái được phối với đực Yorkshire thuần (có
nguồn gốc Mỹ, có khả năng sinh trưởng cao) để tạo con lai ½ (Yorkshire x VCN05).
Trên cơ sở đàn ½ VCN05, lựa chọn 100 con cái được đưa vào KTNS để lựa chọn đàn nái
½ VCN05 gồm 25 con VCN05Y và 25 con VCN05LR, tiếp tục cho phối luân chuyển với đực Y
và LR để tạo con lai ¼ VCN05.
Lợn nái được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình của TTNCLTP với thức ăn phù hợp
cho từng giai đoạn. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn nái được theo dõi và ghi ghép đầy đủ.
- Xác định khả năng sinh trưởng của lợn ½ ,1/4 2: Lợn cái ½ , ¼ đạt yêu cầu về ngoại
hình, thể trạng được đưa vào khu KTNS khi đạt độ tuổi 60 – 70 ngày, làm quen điều kiện nuôi
dưỡng trong thời gian 10 ngày trước khi tiến hành cân theo dõi KTNS. Thời gian KTNS với lợn
½ MC và ¼ MC là 90 ngày. Thời gian kiểm tra với đàn VCN05 là 100 ngày. Đàn lợn KTNS
được đo dày mỡ lưng tại điểm P2 khi kết thúc kiểm tra. Lợn KTNS được nuôi theo quy trình của
TTNC Lợn Thụy Phương với thức ăn phù hợp, cho ăn theo chế độ ăn tự do với hệ thống máng ăn
tự động.
- Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý bằng chương trình thống kê Minitab version 14
(GLM) Các kết quả được trình bày gồm giá trị trung bình quần thể (X) và độ lệch chuẩn (SD), so
sánh theo phưng pháp Tukey.
2.3. Thời gian thực hiện
Từ 1/2008 đến 12/2009
2.4. Địa điểm thực hiện
Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương và Tiên Minh – Tiên Lãng - Hải Phòng
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Năng suất sinh sản của đàn lợn thuần Móng Cái và VCN05

Kết quả năng suất sinh sản của đàn nái Móng Cái và VCN05 được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn thuần
Chỉ tiêu
½ Móng Cái
½ VCN05
P

Mean
±
SD
Mean
±
SD



Số ổ đẻ (ổ)
85
76

Số con sơ sinh sống/ổ (con)
12,39
±
2,09
11,99
±
1,96
0,212
Số con thai gỗ/ổ (con)
0,12

±
0,45
0,16
±
0,40
0,551
Số con chết/ổ (con)
0,36
±
0,74
0,50
±
0,74
0,247
Khối lượng SS/ổ (kg)
9,92
±
2,07
13,92
±
2,90
0,000
Khối lượng SS/con (kg)
0,80
±
0,09
1,16
±
0,12
0,000

Số ngày cau sữa (ngày)
35,26
±
3,01
23,70
±
3,45

Số con cai sữa (con)
11,12
±
1,36
11,01
±
1,37
0,628
Khối lượng CS/ổ (kg)
60,86
±
10,15
64,78
±
12,74
0,032
Khối lượng CS/con (kg)
5,50
±
0,83
5,93
±

1,19
0,007
Kết quả bảng 1 cho thấy, cả lợn Móng Cái và VCN05 đều cho năng suất sinh sản rất cao và
tương đương nhau ở chỉ tiêu số con sơ sinh sống và số con cai sữa (12,39 con và 11,12 con ở lợn
MC; 11,99 và 11,02 con ở lợn VCN05). Về khối lượng, dòng VCN05 tỏ ra vượt trội so với lợn
MC cả về khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa mặc dù lợn VCN05 cai sữa sớm hơn 12
ngày.
So sánh với các kết quả trong và ngoài nước chúng tôi thấy năng suất của đàn VCN05 tương
đương với kết quả Nguyễn Ngọc Phục và cs (2003) nghiên cứu trên đàn lợn L95 (tên cũ của
dòng VCN05), thấp hơn kết quả JP Bidanel và cs (1993) nghiên cứu trên đàn nái ½ máu MS
(14,1 con SSS và 12,5 con cai sữa), tương đương với kết quả của S.Zhang và cs (2000), nhưng
cao hơn năng suất của đàn lợn ½ máu MS (11,3 con SSS và 10,4 con cai sữa) do
L.D.Young(1995) công bố.
Nhìn chung nhóm lợn Móng Cái và VCN05 đề tài đã chọn lọc có năng suất sinh sản tốt, đáp
ứng được tiêu chí đề tài đề ra.
3.2. Khả năng sinh trưởng của lợn ½ MC và ½ VCN05
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn ½ MC và ½ VCN05 được thể hiện tại
bảng 2
Theo đúng như khuynh hướng vượt trội về khối lượng lúc sơ sinh, đàn ½ VCN05 có khả
năng tăng khối lượng vượt trội so với đàn ½ MC và có độ dày mỡ lưng thấp hơn. Theo Nguyễn
Ngọc Phục và cs (2003) dày mỡ lưng tại điểm P2 của nái thuần
Bảng 2. Khả năng sinh trưởng của đàn lợn ½ MC và ½ VCN05
Chỉ tiêu
½ Móng Cái
½ VCN05

Mean
±
SD
Mean

±
SD
Số con đưa vào kiểm tra
104
102
Khối lượng vào KT (kg)
17,24
±
1,12
25,50
±
1,43
Khối lượng kết thúc KT (kg)
70,23
±
1,02
96,43
±
1,41
Dày mỡ lưng P2 (mm)
16,88
±
1,54
16,82
±
8,07


Số ngày kiểm tra (ngày)
90,00

100,00
Tăng KL/ngày (kg)
588,78
±
17,59
709,36
±
20,55

VCN05 là 22,1 mm tại khối lượng 94,4 kg , như vậy đàn con lai ½ VCN05 đã có độ dày mỡ
lưng thấp hơn rất nhiều so với thế hệ VCN05.
3.3. Năng suất sinh sản của đàn lợn ½ MC và ½ VCN05
Năng suất sinh sản của đàn lợn ½ MC và ½ VCN05 được thể hiện tại bảng 3


Bảng 3. Năng suất sinh sản của đàn nái F1
Chỉ tiêu
½ Móng Cái
½ VCN05
P

Mean
±
SD
Mean
±
SD

Số ổ đẻ (ổ)
85

76

Số con sơ sinh sống/ổ (con)
12,03
±
2,14
11,53
±
1,93
0,070
Số con thai gỗ/ổ (con)
0,06
±
0,23
0,11
±
0,32
0,159
Số con chết/ổ (con)
0,37
±
0,79
0,17
±
0,46
0,024
Khối lượng SS/ổ (kg)
11,48
±
2,30

15,57
±
14,28
0,004
Khối lượng SS/con (kg)
0,95
±
0,09
1,35
±
1,17
0,0008
Số ngày cau sữa (ngày)
26,19
±
2,61
23,43
±
2,88

Số con cai sữa (con)
10,92
±
1,34
10,52
±
1,30
0,025
Khối lượng CS/ổ (kg)
59,23

±
10,90
63,44
±
10,24

Khối lượng CS/con (kg)
5,44
±
0,88
6,08
±
0,97


Kết quả bảng 3 cho thấy: Đàn nái ½ MC và ½ VCN05 có số con SSS/ổ tương đương
nhau (12,03 con và 11,53 con, P>0,05) nhưng số con cai sữa của nái ½ MC cao hơn (10,92 con
và 10,52 con, P<0,05) điều này phần nào chứng tỏ tập tính nuôi con khéo của lợn Móng Cái. Khả
năng sinh trưởng đàn con của nái ½ VCN05 vẫn vượt trội so với ½ MC.
Kết quả sinh sản của đàn nái ½ VCN05 có phần nhỉnh hơn kết quả công bố của
L.D.Young (1995) khi nghiên cứu khả năng sinh sản trên nái F1 Meishan tại Mỹ (số con SSS
11,3 con/ổ, khối lượng SS 13,6 kg, số con CS 10,4 con). So với kết quả của B.F.Wolter (2000)
nghiên cứu trên tổ hợp lai LRMSY thì số con sơ sinh sống và số con cai sữa có phần cao hơn
(10,67 con SSS và 10,44 con CS) nhưng khối lượng sơ sinh/con lại thấp hơn rất nhiều (1,35
kg/con so với 1,88 kg/con). Khối lượng sơ sinh/con tương đương với nghiên cứu của JP Bidanel
(1990) trên đàn con ¼ máu Meishan (1,29 kg).
Kết quả sinh sản của đàn nái ½ MC tương đương với kết quả Đặng Vũ Bình và cs (2008)
nghiên cứu trên cùng công thức lai (LRMCY) thực hiện tại 3 tỉnh phía Bắc về chỉ tiêu số con
SSS/ổ (12,07 con) nhưng số con cai sữa đề tài đạt được lại cao hơn (10,92 con sơ với 10,40 con)
Như vậy, năng suất sinh sản của con lai ½ MC và ½ VCN05 đạt được cũng tương đương

như nhiều nghiên cứu trên cùng đối tượng ở trong và ngoài nước. Điều này chứng tỏ đề tài đã
chuẩn bị kỹ lưỡng cả về con giống, cũng như thức ăn, kỹ thuật trước khi triển khai đề tài.
3.4. Khả năng sinh trưởng của con lai ¼ MC và ¼ VCN04
Kết quả kiểm tra năng suất con lai ¼ MC và ¼ VCN05 được thể hiện tại bảng 4.
Bảng 4. Năng suất sinh trưởng của con lai ¼ MC và ¼ VCN04
Chỉ tiêu
½ Móng Cái
½ VCN05

Mean
±
SD
Mean
±
SD
Số con đưa vào kiểm tra
104
102


Khối lượng vào KT (kg)
20,85
±
1,02
25,40
±
2,57
Khối lượng kết thúc KT (kg)
80,14
±

0,98
98,62
±
2,74
Dày mỡ lưng P2 (mm)
16,05
±
1,37
16,16
±
1,48
Số ngày kiểm tra (ngày)
90,00
100,00
Tăng KL/ngày (kg)
658,73
±
14,40
732,20
±
32,68
Từ bảng 4 ta thấy lợn lai ¼ VCN05 vẫn có khả năng tăng khối lượng cao hơn so với ¼
MC do đặc điểm về di truyền. So sánh khả năng tăng khối lượng giữa lợn ½ MC với ¼ MC và
lợn ½ VCN05 với ¼ VCN05 chúng ta thấy thế hệ ¼ đã có cải thiện rất rõ rệt (588,8 và 658,7
gam/ngày ở lợn ½ , ¼ MC; P<0,001. 709,4 và 732,2 ở lợn ½ , ¼ VCN05; P<0,001 ), điều này
sẽ giúp khắc phục yếu điểm về khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc ở lợn Móng Cái và VCN05
thuần.
B.F.Wolter (2000) công bố kết tăng khối lượng trung bình của các tổ hợp lai ¼ máu
Meishan (LMSY, DMSY) lần lượt là 868 và 888 g/ngày. Như vậy kết quả đề tài đạt được thấp
hợn khá nhiều. Điều này có thể do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trong thí nghiệm của Wolter

tốt hơn chúng ta, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu nhắc nhở chúng ta cần cải thiện công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng hơn nữa để có thể đạt được những kết quả cao hơn.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Đàn lợn nái Móng Cái, VCN05 cũng như đàn nái ½ máu của chúng cho năng suất sinh
sản cao, đáp ứng được tiêu chí làm nguyên liệu tạo dòng mà đề tài lớn đã đề ra.
- Khả năng sinh trưởng của đàn lợn ½ , ¼ của Móng Cái và VCN05 tốt, khả năng tăng
khối lượng đã đượccải thiện rõ rệt qua mỗi lần lai.
- Tiếp tục theo dõi các thế hệ tiếp theo để tạo nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác nhằm phục
vụ việc tạo các dòng lợn tổng hợp có máu Móng Cái và Meishan
Tài liệu tham khảo
1. B. F. Wolter, D. N. Hamilton, and M. Ellis (2000). Performance of one-quarter chinese (meishan) and
three-breed conventional crosses for sow productivity and growth and carcass characteristics of the
progeny. Canadian Journal of Animal Science 80:281-286
2. Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2008). Năng suất sinh snar của nái lai F1 (Yorkshire x
Móng Cái) phối với đực giống Landrace, Duroc, và (Pietrain x Duroc). Tạp chí Khoa học và Phát triển
2008: tập IV, Số 4: 326 – 330.
3. JP Bidanel at al (1990). Estimation of crossbreeding parameters between Large White and Meishan
porcine breeds.II. Growth before weaning and growth of females during the growing and reproductive
periods. Genet Sel Evol (1990) 22, 431-445.
4. JP Bidanel at al (1993). Estimation of crossbreeding parameters between Large White and Meishan
porcine breeds. III. Dominance and epistatic components of heterosis on reproductive traits. Genet. Sel.
Evol (1993) 25, 263-281.
5. L. D. Young (1995). Reproduction of F1 Meishan, Fengjing, Minzhu, and Duroc gilts and sows. J Anim
Sci 1995, Vol 73:711-721


6. Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Lê Thanh Hải và cs (2003). Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh trưởng, sinh sản của hai dòng lợn ông bà C1050 và C1230. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 2003 -
Phần Chăn nuôi gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2004, 139-146.

7. Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Văn Đồng, Lê Thế Tuấn, Trịnh Hồng Sơn (2003). Kết quả nghiên cứu khả
năng sinh sản của lợn nái cụ kỵ L06, L11 và L95 tại trại giống hạt nhân Tam Điệp. Báo cáo khoa học
Chăn nuôi Thú y 2003 - Phần Chăn nuôi gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2004, 116-124.
8. Phùng Thăng Long, Nguyễn Phú Quốc (2009). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn
lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) được nuôi bằng nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ ở Quảng Trị.
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 55, 2009.
9. S.Zhang et al (2000). Genetic parameters and genetic trends in the Chinese x uropean Tiameslan
composite pig line. I.Genetic parameters. Genet. Sel. Evol (2000) 32, 41-56.

×