BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 01 tháng 7 năm 2011)
CHÍNH SÁCH MỚI......................................................................................1
1. Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ 1/7..................................................1
2. Dự án điện gió sẽ được hưởng nhiều ưu đãi............................................4
3. Từ 1/7, hàng hóa thực vật nhập khẩu phải đăng ký xuất xứ....................6
4. Điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho lao động năm tỉnh, thành...............6
5. Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông từ 30/6........................................7
CHỈ THỊ MỚI................................................................................................8
6. Di sản văn hóa phải trở thành sức mạnh dân tộc......................................8
7. Cần sắp xếp lại các đơn vị khoa học và công nghệ ngành Công Thương8
TIN QUỐC HỘI............................................................................................9
8. Ủy ban Thường vụ QH: Chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén........9
9. Thông qua Pháp lệnh quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ......10
TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI.....................................................................11
10.Ninh Thuận: Hiệu quả nhờ áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm” .............11
11.Bắc Giang: Nhân rộng mô hình “Ánh sáng an toàn”.............................12
QUẢN LÝ...................................................................................................13
12.Lãnh đạo một số Bộ, ngành nghỉ hưu từ 1/7..........................................13
13.Đề xuất tăng vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam..........13
14.Đề xuất phương án xử lý xe biển ngoại giao sử dụng sai mục đích.......14
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH........................................................................15
15.Phân công thực hiện cải cách TTHC liên quan tới công dân, DN ........15
16.Khó cải cách hành chính vì đụng chạm lợi ích......................................17
17.Cấp đăng ký Sàn giao dịch thương mại điện tử sau 5 ngày...................18
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...........................................................................18
18.Hòa Bình: Thu hồi, nộp ngân sách hơn 3 tỷ đồng..................................18
19.Hải Phòng: Phát hiện 892 đơn vị, cá nhân sai phạm hơn 23 tỷ đồng.....19
20.Bình Dương: Phát hiện sai phạm gần 7 tỷ đồng.....................................20
CHÍNH SÁCH MỚI
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ 1/7
Từ 1/7, nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống như
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật An toàn thực phẩm; Tổng điều
tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản; thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại
1
21 tỉnh; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề được miễn, giảm
học phí;...
Cụ thể, 8 Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7 gồm: Luật Thanh tra; Luật Tố
tụng hành chính; Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh
bảo hiểm; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật An toàn thực phẩm
và Luật Thi hành án hình sự.
Trong đó, Luật An toàn thực phẩm quy định các nguyên tắc quản lý an toàn
thực phẩm, đặc biệt là trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh; quản lý
an toàn thực phẩm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; quản lý an toàn
thực phẩm phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng.
Đặc biệt, Luật quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm,
trong đó có cả thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm
tăng cường vi chất dinh dưỡng, đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm
biến đổi gen…
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày
17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7. Đây là khung luật pháp
mới có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Theo đó, sẽ sử dụng chính sức mạnh của thị trường để loại bỏ các doanh
nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Vì thế, ngoài việc
bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng, quy định hướng tới bảo vệ các
doanh nghiệp làm ăn chân chính. Điều này đã được cụ thể hóa trong các
quy định như công bố công khai danh sách các doanh nghiệp có hành vi vi
phạm quyền lợi của người tiêu dùng nhằm tạo dư luận đấu tranh răn đe và
loại bỏ các hành vi này.
Luật cũng đề cao công tác xã hội hóa trong việc bảo vệ người tiêu dùng,
tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người
tiêu dùng, đặc biệt là các trung tâm hòa giải tranh chấp tiêu dùng…
Theo Quyết định số 1785 của Thủ tướng, từ 130/7 tiến hành Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 trên phạm vi cả nước.
2
Cuộc tổng điều tra này nhằm thu thập thông tin cơ bản để thứ nhất phục vụ
việc đánh giá tình hình và phân tích xu hướng biến động của nền sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản và đời sống của cư dân nông thôn, làm căn
cứ để hoạch định chính sách phát triển sản xuất nền nông nghiệp toàn diện
và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn; thứ hai là phục vụ đánh giá
việc thực hiện các chương trình mục tiêu về nông nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tổng Cục thống kê cho biết, cuộc Tổng điều tra này gồm gần 16,34 triệu
đơn vị điều tra, cụ thể: 16,24 triệu hộ điều tra toàn bộ (trong có có khoảng
15,44 triệu hộ nông thôn và 800.000 hộ nông lâm nghiệp và thủy sản ở
thành thị); 15.900 trang trại.
Theo Quyết định 315, sẽ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 -
2013 tại 21 tỉnh nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động
khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân
nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; hộ
nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp được hỗ trợ 80% phí bảo hiểm.
Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện
nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp; tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm.
Thí điểm bảo hiểm đối với nuôi trông thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm
chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Ảnh minh
họa
Đối tượng được bảo hiểm và khu vực được thực hiện thí điểm bảo hiểm
nông nghiệp gồm: Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái
Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; thực hiện
bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai,
Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội và
thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trông thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm
chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
3
Theo Quyết định 352, tại thời điểm 0 giờ ngày 1/7 sẽ tổ chức thí điểm kiểm
kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do nhà nước sở
hữu 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp thực hiện thí điểm kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn là
doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sở hữu 100%
vốn điều lệ và có: 1- Ngành nghề kinh doanh chính phù hợp với ngành
nghề kinh doanh chính của tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sử hữu
100% vốn điều lệ, 2- Hầu hết giá trị tài sản phản ánh trên sổ kế toán không
còn phù hợp (hoặc quá cách biệt) với giá trị trường tại thời điểm kiểm kê,
đánh giá lại, 3- Giá trị tổng tài sản lớn.
Theo Nghị định 31/2011/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
75/2006/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
giáo dục, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề thuộc diện đối
tượng được trợ cấp, miễn, giảm học phí và ưu tiên trong tuyển sinh.
Cũng theo Nghị định 31/2011/CP có hiệu lực từ 1/7, Nhà nước thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học
và phổ cập giáo dục trung học cơ sở thay vì quy định chỉ phổ cập giáo dục
tiểu học và giáo dục trung học cơ sở như quy định cũ.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 Nghị định 91/2009/CP, đến ngày 1/7,
xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki
lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh
vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
(Website Chính Phủ 30/6)Về đầu trang
Dự án điện gió sẽ được hưởng nhiều ưu đãi
Các dự án điện gió sẽ được hưởng nhiều hỗ trợ phát triển như ưu đãi về
vốn đầu tư, thuế, phí, hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió
nối lưới. Đây là một trong những nội dung tại Quyết định số 37 vừa được
Thủ tướng ban hành.
Theo đó, các dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa
nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên
4
liệu, vật liệu, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để
phục vụ sản xuất của dự án.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với dự án điện gió được thực hiện như đối với dự án
thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Bên cạnh đó, các dự án điện gió và công trình đường dây và trạm biến áp
để đấu nối lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất.
Đặc biệt, đối với dự án điện gió nối lưới còn được hỗ trợ giá điện. Cụ thể,
bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các Dự án điện
gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614 đồng/kWh (chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động
của tỷ giá đồng/USD.
Nhà nước hỗ trợ giá điện cho Bên mua điện đối với toàn bộ sản lượng điện
mua từ các nhà máy điện gió là 207 đồng/kWh thông qua Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam.
Bộ Công Thương theo dõi đề đề xuất hiệu chỉnh mức giá mua điện tại điểm
giao nhận và mức hỗ trợ giá điện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định trên nguyên tắc giảm dần, tiến tới xóa bỏ trợ giá khi giá bán
điện thực hiện theo giá thị trường.
Ngoài các ưu đãi nói trên, Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm mua điện từ
các dự án điện gió. Cụ thể, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện
năng được sản xuất từ các nhà máy điện gió nối lưới thuộc địa bàn do mình
quản lý.
Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện được
lập theo Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện gió nối
lưới do Bộ Công Thương ban hành. (Website Chính Phủ 30/6)Về đầu trang
5
Từ 1/7, hàng hóa thực vật nhập khẩu phải đăng ký xuất xứ
Thông tư số 13/2011 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc kiểm tra an toàn
thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu sẽ có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết, hàng hóa của các nước
không đăng ký nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thực vật với cơ quan chức
năng của Việt Nam sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ trưởng cho rằng, việc xử lý quyết liệt đối với các sản phẩm không rõ
nguồn gốc chính là bảo vệ người tiêu dùng và có thể xử lý nghiêm khắc các
vụ việc liên quan đến việc vi phạm an toàn thực phẩm.
Các hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm trong và ngoài
nước cần khẩn trương đăng ký nguồn gốc sản phẩm của mình tránh những
tổn thất do không cập nhật và thông hiểu quy định mới.
Theo Thông tư số 13, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các
yêu cầu là sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm hàng
hóa; bao gói hoặc chứa đựng trong các phương tiện phù hợp; ghi nhãn bằng
tiếng Việt hoặc có nhãn phụ tiếng Việt; đã được kiểm tra và chứng nhận an
toàn thực phẩm. (Website Chính Phủ 30/6)Về đầu trang
Điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho lao động năm tỉnh, thành
Theo tin từ Bộ LĐ-TB&XH, từ 1/7, sẽ điều chỉnh việc chia vùng để xác
định mức lương tối thiểu của người lao động làm việc tại doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở năm địa phương
phía Nam.
Cụ thể là những tỉnh tập trung nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động
lớn như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Một số địa bàn đang hưởng theo lương tối thiểu vùng IV sẽ được điều
chỉnh lên vùng III, tương tự vùng III lên vùng II, vùng II lên vùng I. Việc
điều chỉnh này làm lương của lao động tăng 100.000-370.000 đồng/tháng.
TP.HCM có bốn huyện được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I là Củ Chi,
Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè (Cần Giờ vẫn giữ nguyên vùng II).
6
Đây là năm đầu tiên việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng được chia
thành hai mốc thời gian là ngày 1/1 và ngày 1/7. Trước đó, ngày 1/1, người
lao động cả nước đã được tăng lương tối thiểu vùng. (Pháp Luật TPHCM
1/7)Về đầu trang
Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông từ 30/6
Từ 30/6, Nghị định 33/CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
34/CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
chính thức có hiệu lực.
Nghị định 34/CP ban hành cách đây hơn một năm nhằm bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông với việc
tăng mức xử phạt gấp đôi các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường bộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 34/CP có một số
điểm chưa phù hợp với thực tế, do đó Bộ GTVT đề xuất Chính phủ bổ sung
một số hành vi vi phạm giao thông và nâng mức xử phạt.
Theo đó từ ngày 30/6, người điều khiển phương tiện chở hàng vượt quá
khổ giới hạn của cầu, đường nhưng không có giấy phép lưu hành, điều
khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định, không có
bằng lái FC khi lái xe ô-tô đầu kéo sẽ bị xử phạt từ 2- 3 triệu đồng.
Nghị đinh mới nâng mức xử phạt lên cao gấp từ 4- 6 lần đối với người điều
khiển ô-tô lắp còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe. Quy
định xử phạt cũ là từ 300-500 nghìn đồng. Ngoài ra, bổ sung xử phạt người
điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo phanh,
đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị
chữa cháy, đồng hồ báo tốc độ…sẽ bị phạt từ 300.000 -500.000 đồng.
Nghị định 33/CP bỏ quy định xử phạt 300- 500 nghìn đồng đối với người
điều khiển xe ô-tô, xe tương tự ô-tô có còi nhưng không đúng quy chuẩn kỹ
thuật cho từng loại xe mà thay vào đó là quy định phạt tiền từ 2- 3 triệu
đồng đối với hành vi điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng
theo quy định.
7
Kể từ 1/7, người điều khiển xe ô- tô đầu kéo sơ mi rơ moóc không có Giấy
phép lái xe hạng FC bị xử phạt từ 2- 3 triệu đồng. (Nhân Dân 30/6)Về đầu
trang
CHỈ THỊ MỚI
Di sản văn hóa phải trở thành sức mạnh dân tộc
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đối với Hội Di sản văn
hóa Thăng Long-Hà Nội trong buổi làm việc với các đơn vị này ngày 30/6
nhân kỷ niệm 10 năm thành lập hội.
Chủ tịch nước mong Hội phát triển mạnh mẽ, thực chất hơn để đóng góp
nhiều hơn nữa vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên
địa bàn thủ đô, cũng như cả nước. Hội cần nghiên cứu, đề xuất với Đảng và
Nhà nước những chủ trương, giải pháp bảo vệ các di sản văn hóa, nâng cao
ý thức của nhân dân về giá trị của di sản văn hóa.
Chủ tịch nước đề nghị Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, cũng như
Hội Di sản văn hóa Việt Nam và các hội thành viên, phải tập trung vào
nhiệm vụ phát huy sức mạnh giá trị di sản văn hóa dân tộc, bởi như Chủ
tịch nước nói, truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam chính là sức mạnh
không gì sánh được, mang lại cho dân tộc những thắng lợi vẻ vang trong
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Các hội di sản văn hóa phải mạnh mẽ đấu tranh với những việc làm xâm
hại đến di sản văn hóa, truyền thống văn hóa; phải làm sao mãi giữ gìn, tôn
tạo và phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa, để những di sản này trở thành
sức mạnh, hào khí của dân tộc Việt Nam anh hùng. (Website Chính Phủ
30/6)Về đầu trang
Cần sắp xếp lại các đơn vị khoa học và công nghệ ngành Công Thương
Hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Công Thương đã góp phần
giải quyết các yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân đề nghị cần sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu cho phù hợp với nhu
cầu thực tiễn.
Chiều 29/6, Đoàn công tác của Chính Phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương nhằm đánh giá về hoạt động
khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010.
8