BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 10 tháng 01 năm 2013)
CHÍNH SÁCH MỚI........................................................................................2
1. 4 trường hợp không được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ........................2
2. Bổ sung quy định vay, mua và bán giấy tờ có giá.....................................2
3. Ban hành Quy chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ..........................................4
4. Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách.........................................5
CHỈ THỊ MỚI..................................................................................................6
5. Thủ tục hành chính nông nghiệp cần thông thoáng hơn............................6
6. Công điện đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Quốc lộ 3 mới........................7
7. Khẩn trương hoàn thiện quy định về thương mại điện tử..........................8
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI........................................................................9
8. Mô hình ban tuyên vận ở Lào Cai: Tạo chuyển biến trong tuyên truyền. .9
9. Huế: Đội đoàn kết trên biển góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải...........11
BÌNH LUẬN.................................................................................................12
10.Câu hỏi của Thủ tướng.............................................................................12
QUẢN LÝ.....................................................................................................14
11.Chống chạy tuyển công chức...................................................................14
12.Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Tạo cơ chế giám sát CBCC...............15
13.Năm mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ mong được hỗ trợ nhiều hơn..........17
14.Dự thảo sửa đổi Nghị định 84: Vẫn “độc quyền” và thiếu minh bạch.....18
15.Nghịch lý tiền lương và năng suất lao động ............................................20
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH..........................................................................21
16.Hà Nội: Bí thư Thành ủy “đi thi”.............................................................21
17.Ngành tư pháp: “Không để công tác cải cách TTHC chùng xuống”.......22
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.............................................................................23
18.Rủi ro ồ ạt phát hành trái phiếu địa phương.............................................23
PHÁP LUẬT.................................................................................................25
19.Hà Nội: Lộ diện 12 cán bộ gian lận trong thi tuyển công chức...............25
1
CHÍNH SÁCH MỚI
4 trường hợp không được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012-
2015.
Theo đó, sẽ không bố trí vốn trái phiếu chính phủ cho phần tăng thêm khối lượng
thực hiện của các dự án do điều chỉnh hạng mục làm tăng quy mô, tăng tổng mức
đầu tư.
Thông tư cho biết, có 3 trường hợp không được bố trí vốn trái phiếu chính phủ giai
đoạn 2012 - 2015, gồm: Các hạng mục sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và các
nguồn vốn khác; kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
chuyên môn cho cán bộ y tế thuộc “Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh
viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái
phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 và các
nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013”; nguồn kinh phí giám sát, kiểm tra
việc thực hiện Đề án số 47/2008, Đề án số 930 và Đề án số 20/2008 của các ban chỉ
đạo đề án và các cơ quan liên quan.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2. (Lao Động 9/1) Về đầu trang
Bổ sung quy định vay, mua và bán giấy tờ có giá
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ký ban hành Thông tư số 01/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều tại Thông tư số 21/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay,
mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
Thông tư 01 bổ sung các khái niệm trên thị trường liên ngân hàng, gồm: “Giao dịch
cho vay, đi vay,” “Gia hạn khoản vay,” “Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,” “Chuyển nợ
quá hạn.”
Ngoài các điều kiện đã quy định tại Thông tư 21, Thông tư này sửa đổi, bổ sung
thêm điều kiện: tại thời điểm thực hiện giao dịch đi vay, các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở
2
lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ trường hợp được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép đi vay.
Các giao dịch bằng đồng Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài là thành viên của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng phải thực
hiện thanh toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, trừ các trường hợp
như các giao dịch ngoài thời gian hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên
ngân hàng; các giao dịch chuyển tiền trả nợ gốc và lãi của khoản vay; các giao dịch
không thực hiện việc chuyển tiền gốc của khoản vay; việc chuyển tiền để thực hiện
giao dịch mua, bán có kỳ hạn trái phiếu đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán.
Về mục đích cho vay, đi vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
được cho vay, đi vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả
năng chi trả và kinh doanh vốn trên cơ sở cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm
bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
Ngoài ra, Thông tư 01 cũng sửa đổi, bổ sung một số điều về thời hạn cho vay; thời
hạn mua, bán và hiệu lực thi hành của hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ
hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một số hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm: hoạt
động điều hòa vốn giữa ngân hàng hợp tác xã với các quỹ tín dụng nhân dân; hoạt
động cho vay, đi vay giữa các quỹ tín dụng nhân dân với nhau; hoạt động cho vay,
đi vay giữa các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của cùng một ngân
hàng nước ngoài; hoạt động thu chi trên tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoạt động cho vay đảm bảo khả năng thanh
toán giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán giữa ngân hàng thanh
toán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn với các thành viên của Trung tâm
lưu ký chứng khoán là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư 01 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/1. (TTXVN 8/1) Về đầu trang
3
Ban hành Quy chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ
Thủ tướng vừa ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ. Theo
Quy chế, việc sử dụng Quỹ được quy định cụ thể như sau:
Đối với việc chi hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản ngân sách nhà nước đã ứng
trả nợ cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại: Thực hiện định
kỳ hàng tháng trên cơ sở các chứng từ trả nợ, trong đó tách riêng phần trả nợ cho
các khoản vay về cho vay lại. Thời điểm hoàn trả chậm nhất vào ngày 5 của tháng
tiếp theo, riêng đối với các khoản dự kiến hoàn trả của tháng 12 sẽ được hoàn trả
ngân sách nhà nước trước ngày 30/12. Số hoàn trả chính thức của tháng 12 sẽ được
đối chiếu và chuyển trả trực tiếp trong tháng 1 của năm tiếp theo.
Với nội dung ứng trả thay cho người được bảo lãnh trong trường hợp người bảo
lãnh chưa trả hoặc không trả được toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nợ phải trả:
Thực hiện theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện
hành và các cam kết tại các Thư bảo lãnh đã phát hành. Nguồn tiền ứng trước từ
Quỹ được thanh toán trực tiếp cho người cho vay. Đồng thời, Bộ Tài chính ký Hợp
đồng ứng vốn với người được bảo lãnh để ứng vốn. Người được bảo lãnh có trách
nhiệm hoàn trả Quỹ theo đúng các điều kiện tại Hợp đồng ứng vốn với Bộ Tài
chính.
Trường hợp do khoản ứng trả thay quá lớn và Quỹ không đủ nguồn, Bộ Tài chính
báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm ứng từ ngân sách nhà nước để chi trả
phần còn thiếu. Quỹ có trách nhiệm hoàn lại ngay ngân sách nhà nước khoản tạm
ứng khi có đủ nguồn.
Với trường hợp ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ
và nợ được Chính phủ bảo lãnh nhằm giảm thiểu chi phí đi vay: Thực hiện theo các
đề án cơ cấu lại nợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các chi phí nghiệp vụ quản lý Quỹ phát sinh trực tiếp từ hoạt động của Quỹ thực
hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức và hoạt động của Quỹ và
chế độ nhà nước hiện hành.
4
Nguồn tiền của Quỹ còn dư sau khi đã cân đối sử dụng cho các mục đích chi trên là
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ. Nguồn vốn này phải được bảo toàn và phát
triển thông qua các nghiệp vụ quản lý. Cụ thể:
Cho ngân sách nhà nước vay hoặc mua trái phiếu Chính phủ theo khả năng cân đối
nguồn của Quỹ. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cũng có thể gửi có kỳ hạn tại các
ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong nước có uy tín do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính trên cơ sở chào lãi suất cạnh tranh.
Theo Quy chế, dành tối thiểu 80% nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên để cho ngân
sách nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ và gửi tại các ngân hàng, tổ chức tài
chính của Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cũng được sử dụng dịch vụ ủy thác quản lý vốn của
các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước có uy tín của
Việt Nam theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các ngân
hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Bộ Tài chính tổ chức giám sát việc quản lý Quỹ theo các quy định tại Quy chế này.
Quỹ cũng chịu sự kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong quá trình kiểm toán
ngân sách nhà nước. Quỹ không được tổ chức thành lập pháp nhân riêng. Bộ trưởng
Tài chính bổ nhiệm người làm chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế
toán) và phân công một số cán bộ làm nhiệm vụ quản lý Quỹ. (Website Chính Phủ
9/1)Về đầu trang
Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách
Nghị định 04/2013/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
công chứng vừa được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
25/2/2013.
Nghị định nêu rõ, công chứng viên phải hành nghề chuyên trách; không được đồng
thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp như luật sư,
đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác.
5
Luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng thì khi làm thủ
tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hoặc bổ sung thành viên hợp danh
của Văn phòng công chứng hoặc ký hợp đồng làm việc với Văn phòng công chứng
phải có xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về việc đã rút tên khỏi danh sách
thành viên của Đoàn luật sư và giấy tờ chứng mình đã chấm dứt hành nghề luật sư.
Theo Nghị định, việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng
công chứng và Văn phòng công chứng phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển
tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khuyến khích thành lập các Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Phòng công
chứng trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng. UBND cấp
tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các Văn
phòng công chứng ở những địa bàn khó khăn.
UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên cơ sở
bảo đảm sự công khai, minh bạch, phù hợp với quy hoạch, khuyến khích phát triển
các Văn phòng công chứng có nhiều công chứng viên, có cơ sở vật chất, bộ máy
hoạt động và đội ngũ công chứng viên, nhân viên lành nghề.
Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng công chứng và
Văn phòng công chứng trong phạm vi toàn quốc.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ quản lý,
sử dụng phí công chứng. (Website Chính Phủ 9/1)Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Thủ tục hành chính nông nghiệp cần thông thoáng hơn
Tại Hội nghị về công tác cải cách hành chính ngành nông nghiệp diễn ra ngày 8/1
tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị liên
quan, cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp thông
thoáng hơn cho cả người dân và doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT), công tác cải cách hành chính của
ngành nông nghiệp năm 2012 bao gồm 7 lĩnh vực trọng tâm với 42 nhiệm vụ và 81
6
hoạt động, bao gồm: Cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính; công tác chỉ
đạo điều hành... Kết quả, đã hoàn thành 37 nhiệm vụ với 75 hoạt động cụ thể, tiết
kiệm được 4,4 tỷ đồng.
Cụ thể, trong năm 2012, Bộ NN&PTNT đã triển khai rà soát hệ thống hóa văn bản
pháp luật như Luật Thủy sản và các luật có liên quan; đề xuất 24 văn bản sửa đổi,
bổ sung; 30 văn bản, kiến nghị ban hành các quy định mới; bãi bỏ 35 thủ tục hành
chính...
Bộ NN&PTNT cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông
trong hoạt động của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Hiện tại, Bộ NN&PTNT
đã hoàn thành nâng cấp, hoàn thiện cập nhật lại toàn bộ thủ tục hành chính công.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, nhìn chung so với năm 2011, công tác cải cách
thủ tục hành chính đã được thực hiện toàn diện, đồng bộ hơn, chất lượng dần được
nâng lên. Tuy nhiên, các đơn vị cần phải rà soát lại tổng thể các thủ tục hành chính,
nếu không sẽ lại dẫn tới việc thu gọn ở mặt này nhưng lại phát sinh thêm ở các mặt
khác, gây vướng mắc, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
“Nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong năm 2013 trước tiên là phải chấn
chỉnh lại việc tổ chức và cán bộ. Cần phải xem lại việc có hay không thi tuyển cán
bộ đạt 100 điểm ngoại ngữ, nhưng khi hỏi... một câu tiếng Anh cũng không trả lời
được” - ông Phát chỉ đạo. (Nông Thôn Ngày Nay 9/1)Về đầu trang
Công điện đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Quốc lộ 3 mới
Ngày 9/1, Thủ tướng có công điện yêu cầu Bộ GTVT, UBND thành phố Hà Nội và
tỉnh Thái Nguyên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp đẩy nhanh công tác giải
phóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới, đoạn Hà Nội -
Thái Nguyên.
Hiện nay, Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên sử dụng vốn
vay JICA, do Bộ GTVT làm Chủ đầu tư đang có thể không hoàn thành đúng tiến
độ. Một trong những nguyên nhân là do chậm bàn giao mặt bằng phục vụ thi công.
7
Để hoàn thành dự án đúng tiến độ vào cuối năm 2013, Thủ tướng yêu cầu UBND
thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp tốt với Tập đoàn Điện lực
Việt Nam tập trung chỉ đạo để giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án, hoàn thành việc bàn giao mặt
bằng thi công cho Chủ đầu tư trong tháng 1/2013. Đồng thời, cần có biện pháp ngăn
ngừa tình trạng tái lấn chiếm đối với phần diện tích mặt bằng đã được bàn giao.
Bộ GTVT phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác giải phóng mặt
bằng và chỉ đạo việc thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Được biết, dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (hay còn gọi
là dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) là dự án quan trọng trong việc kết
nối mạng lưới giao thông khu vực phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Ngoài việc giảm tải
cho Quốc lộ 3 cũ, tuyến đường còn có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các
tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Được khởi công cuối năm 2009, đường cao tốc loại A dài hơn 61km đi qua 3 địa
phương này có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h, điểm đầu từ xã Ninh Hiệp
(Hà Nội) nối tới điểm cuối là đường tránh thành phố Thái Nguyên. (Website Chính
Phủ 9/1)Về đầu trang
Khẩn trương hoàn thiện quy định về thương mại điện tử
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương rà soát,
hoàn thiện dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử. Trong đó, dự thảo cần quy
định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ: Công Thương, Công an, Thông
tin và Truyền thông về an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử.
Đồng thời, dự thảo Nghị định cần thể hiện cả các nội dung về thanh toán điện tử;
quy định điều kiện thiết lập website đúng với thẩm quyền quản lý của Bộ Công
Thương.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý dự thảo Nghị định phải quy định rõ đối tượng áp dụng
của Nghị định gồm các thương nhân, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua
phương tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại với chủ thể Việt Nam.
8
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ điều kiện
kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý của từng thời kỳ để hướng dẫn các biện pháp
quản lý cho phù hợp.
Dự thảo Nghị định trên phải trình Thủ tướng trong tháng 1/2013.
Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua đã xuất hiện một số hình thức biến
tướng của kinh doanh đa cấp với đối tượng kinh doanh không phải là hàng hóa mà
là dịch vụ trên một số website, tuy nhiên các văn bản pháp luật hiện hành còn thiếu
quy định để xử lý.
Do đó, Bộ đã soạn dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử. Trong đó, dự thảo
quy định 4 nhóm hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử gồm: vi phạm
về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; vi phạm về thông tin trên website
thương mại điện tử; vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử và các vi
phạm khác... (Website Chính Phủ 9/1)Về đầu trang
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI
Mô hình ban tuyên vận ở Lào Cai: Tạo chuyển biến trong tuyên truyền
Kinh nghiệm thực hiện công tác tuyên vận, theo ông Ma Thanh Sợi - Bí thư Chi bộ
kiêm Tổ trưởng tổ Tuyên vận thôn Nậm Rịa, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), đó là tuyên
truyền phải hợp với chủ trương của Đảng, hợp với thực tiễn địa phương, hợp lòng
dân.
Sau một năm triển khai, Đề án “Thí điểm mô hình ban tuyên vận xã, phường, thị
trấn và tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố” trên địa bàn 36 xã, phường đã được thực
hiện với nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp và mang lại hiệu quả tích cực. Tăng
cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đối với công tác tuyên
truyền, vận động. Thông qua đó đã làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động
của các tầng lớp nhân dân.
Tại Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Đề án Tuyên vận của Tỉnh ủy đã có nhiều ý
kiến của các địa phương xung quanh thực hiện mô hình này.
9
Theo đó, ông Nguyễn Quốc Nghi - Phó Ban Tuyên vận xã Bảo Nhai (Bắc Hà) chia
sẻ rằng, cần cung cấp thông tin có hệ thống, có định hướng trên các lĩnh vực.
Mặc dù thời gian thực hiện thí điểm chưa dài, nhưng ban tuyên vận xã và tổ tuyên
vận thôn đã từng bước đi vào hoạt động nền nếp, góp phần cung cấp thông tin một
cách hệ thống, có định hướng trên các lĩnh vực. Hàng tháng, ban tuyên vận duy trì
tổ chức hội nghị tuyên vận để thông tin những nội dung thời sự trong nước, quốc tế,
đồng thời triển khai, đánh giá công tác tuyên truyền, vận động trong tháng, cung
cấp các loại tài liệu cho các tổ chức làm cơ sở tuyên truyền, vận động tại thôn. Sự
phối hợp đồng bộ làm công tác tuyên tuyền, vận động của các ban, ngành, đoàn thể
từ xã đến thôn, bản duy trì đều hơn, vừa làm công tác tuyên truyền, vừa làm công
tác vận động hiệu quả hơn.
Còn bà Lư Thị Tiểng - Phó Ban Tuyên vận xã Khánh Yên Hạ (Văn Bàn) cho rằng,
mô hình đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Bà nói: Do
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhân dân xã Khánh Yên Hạ đã tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát
nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 436 hộ (năm 2011) xuống còn 267
hộ (năm 2012).
Dân có hiểu mới làm hiệu quả - là chia sẻ của ông Ma Thanh Sợi, Bí thư Chi bộ
kiêm Tổ trưởng Tổ Tuyên vận thôn Nậm Rịa, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên). Ông chia sẻ:
Kinh nghiệm thực hiện công tác tuyên vận ở Nậm Rịa đó là tuyên truyền phải hợp
với chủ trương của Đảng, hợp với thực tiễn địa phương, hợp lòng dân.
Bà Đinh Thị Phương Thảo - Tổ trưởng Tổ Tuyên vận khu dân cư Duyên Hà,
phường Duyên Hải (thành phố Lào Cai) thì cho biết, trong công tác vận động nhân
dân đóng góp xây dựng và phát triển đô thị, chi bộ đã có nghị quyết giao cho tổ
tuyên vận tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện. Từ thực tiễn của khu
dân cư, tổ tuyên vận đã đổi mới cách tuyên truyền, đa dạng các hình thức tuyên
truyền, vận động nhân dân hiểu, tự giác thực hiện. Đội ngũ cán bộ, đảng viên làm
nòng cốt thực hiện trước, sau đó vận động nhân dân cùng làm. Nhờ có tổ tuyên vận,
công tác tuyên truyền, vận động ở khu dân cư đạt nhiều kết quả… (Baolaocai.vn
9/1) Về đầu trang
10