Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 104 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu














































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN THU PHƢƠNG





GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ

TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG






Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ












THÁI NGUYÊN - 2013










Số hóa bởi trung tâm học liệu













































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN THU PHƢƠNG





GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ

TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60. 34. 04. 10







Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ THANH BÌNH









THÁI NGUYÊN - 2013









i
Số hóa bởi trung tâm học liệu
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp
của Nhật Bản vào Việt Nam và triển vọng” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị số liệu được sử
dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực và , các tài
liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ

năm 201



Trần Thu Phƣơng


























ii
Số hóa bởi trung tâm học liệu
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn “Giải pháp thu hút đầu tƣ trực
tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và triển vọng” tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, cơ quan. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
sự hướng dẫn tận tâm của PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình đã giúp tôi hoàn
thành nghiên cứu đề tài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục Đầu tư nước
ngoài – Bộ Kế hoạch đầu tư đã cung cấp số liệu phục vụ cho nghiên cứu của
tôi một cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và có những tư vấn, nhận xét,
đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo sau Đại học
và các khoa phòng liên quan trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
tại trường.
Học viên




Trần Thu Phương
















iii
Số hóa bởi trung tâm học liệu
MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng, biểu vii
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1.Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.1.2.1. Đối với nước thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI 14
1.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường nước tiếp nhận đầu tư 14
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường nước thực hiện FDI 17
1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường đầu tư quốc tế 18
1.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 19
1.2.1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 19
1.2.1.2. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam 20
iv
Số hóa bởi trung tâm học liệu
1.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trên thế giới 22
1.2.2.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của Mỹ 22
1.2.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước Châu Âu 25
1.2.2.3. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước châu Á 28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 31
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận 34
2.2.2. Phương pháp thống kê 34
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 38
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG 40
3.1. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 40
3.2. Thực trạng FDI của Nhật bản vào Việt Nam 46
3.2.1. Tình hình đầu tư 46
3.2.1.1. Thực trạng về quy mô vốn và số lượng dự án đầu tư 46
3.2.1.2. Cơ cấu FDI Nhật Bản phân theo ngành 49
3.2.1.3. Thực trạng FDI Nhật Bản theo vùng, địa phương 51
3.2.1.4. Thực trạng FDI Nhật bản theo hình thức đầu tư 56
3.2.1.5. So sánh FDI Nhật Bản và các quốc gia khác 58
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI Nhật Bản vào Việt Nam 60
3.2.2.1. Cơ chế chính sách 60
3.2.2.2. Nguồn lực của Việt Nam 61
3.2.2.3. Cơ sở hạ tầng 63
3.2.2.4. Sự phát triển của công nghiệp phụ trợ 64
3.2.2.5. Sự ổn định về chính trị xã hội 65
3.2.2.6. Sức mạnh của doanh nghiệp và sự phát triển của Kinh tế Nhật Bản 66
3.2.2.7. Quy mô thị trường 67
3.2.2.8. Sự cạnh tranh thu hút vốn của các quốc gia trong khu vực 68
v
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3.2.3. Đánh giá về thực trạng FDI Nhật Bản vào Việt Nam 70
3.2.3.1. Những thành tựu đạt được 70
3.2.3.1. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 72
3.3. Triển vọng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam 75
3.3.1. Tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam và dự báo 75

3.3.2. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng tốt đẹp 77
3.3.3. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam được nâng cao 78
3.3.4. Xu hướng đầu tư của thế giới đổ về Đông Nam Á 80
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM 83
4.1. Quan điểm và định hướng thu hút FDI của Việt Nam 83
4.1.1. Những quan điểm cơ bản của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực thu
hút FDI 83
4.1.2. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam 84
4.2. Giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 86
4.2.1. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách 86
4.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch 87
4.2.3 . Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 87
4.2.4 . Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 88
4.2.5 . Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước 89
4.2.6 . Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư 90
4.2.7. Một số giải pháp khác 91
KẾT LUẬN 92








vi
Số hóa bởi trung tâm học liệu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Tiếng Việt

Chữ viết tắt
Ý nghĩa
CC
Cơ cấu
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DA
Dự án
KD
Kinh doanh

Lao động
SX
Sản xuất
XH
Xã hội
VĐK
Vốn đăng ký

Tiếng Anh

Chữ viết tắt
Tên tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
BCC
Business Cooperation Contract
Hợp đồng hợp tác kinh
doanh

BOT
Built – Operation - Transfer
Xây dựng – Kinh doanh –
Chuyển giao
BT
Built - Transfer
Xây dựng – Chuyển giao
BTO
Built – Transfer - Operation
Xây dựng – Chuyển giao –
Kinh doanh
JICA
The Japan International
Cooperation Agency
Tổ chức hợp tác quốc tế
Nhật Bản
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
MNC
Multinational corporation
Công ty đa quốc gia
PCI
Provincial Competitiveness Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế
giới
vii
Số hóa bởi trung tâm học liệu
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Biểu 3.1: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo ngành 50
Biểu 3.2: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo vùng 52
Biểu 3.3: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo địa phương 54
Biểu 3.4: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo hình thức đầu tư 56
Biểu 3.5: Các nước đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam 59
Bảng 3.6: Lực lượng lao động Việt Nam phân theo nhóm tuổi 62
Bảng 3.7: Những trở ngại trong đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu
vực Đông và Đông Nam Á 69
Bảng 3.8: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 79


DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam giai đoạn 1993 – 2012 46
Biểu đồ 3.2: Dân số Việt Nam giai đoạn 1990 – 2011 67
Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011 76
Biểu đồ 3.4: Thay đổi trong PCI có trọng số các tỉnh tại Việt Nam 80

Biều đồ 3.5: Dòng vốn FDI đổ về khu vực ASEAN 81












1
Số hóa bởi trung tâm học liệu
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 25 năm của công cuộc đổi mới (1986), Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định,
tổng sản phẩm quốc nội từ mức 132 nghìn tỷ đồng năm 1990 tăng lên hơn 584
nghìn tỷ đồng năm 2011 (tính theo giá so sánh 1994), mức tăng trung bình đạt
7,34%/năm giai đoạn 1990 - 2011. Đây là kết quả ấn tượng đối với nền kinh tế có
xuất phát điểm không cao, hội nhập kinh tế muộn hơn so với các quốc gia khác. Kết
quả này là do sự nỗ lực chính của Việt Nam nhưng không thể phủ nhận có sự đóng
góp không nhỏ của khu vực đầu tư nước ngoài. Là một quốc gia có nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn cùng với nguồn lực lao động
dồi dào và trẻ. Tuy nhiên, nguồn lực vốn lại là điểm yếu của Việt Nam. Có thể nói,
từ một nước phong kiến lạc hậu, trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt
khiến cho nguồn lực về vốn của Việt Nam hết sức hạn chế, tích lũy nền kinh tế

không đáng kể. Bên cạnh đó, sau một khoảng thời gian duy trì cơ chế kế hoạch hóa
tập trung khiến nền kinh tế rơi vào trình trạng đình đốn, sản xuất kinh doanh ngưng
trệ. Công cuộc đổi mới đã mang lại luồng sinh khí thức tỉnh kinh tế Việt Nam, trong
đó phải kể đến ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng vốn FDI liên tục đổ vào Việt Nam
đã bổ sung có hiệu quả nguồn lực mà Việt Nam đang hết sức khan hiếm và tạo ra
những kết quả thành công ban đầu.
Trong các đối tác đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, Nhật Bản là một trong những
quốc gia quan trọng nhất có vai trò và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong nền kinh
tế Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là nước cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ODA cho Việt Nam lớn nhất mà còn là quốc gia đầu tư trực tiếp hàng đầu tại Việt
Nam cả về quy mô và vốn đầu tư. Ngay từ năm 1986, các nhà đầu tư Nhật Bản đã
tìm kiếm cơ hội và hợp tác sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Cùng với sự phát
triển được xây dựng lên tầm đối tác chiến lược, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam
– Nhật Bản ngày càng gắn bó mật thiết. Có thể nói thành công trong công cuộc đổi
mới về kinh tế Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của Nhật Bản. Đầu tư trực tiếp
của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bổ sung cho
2
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Việt Nam một nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế. Là một nước có nền công
nghiệp hiện đại, Nhật Bản thông qua đầu tư trực tiếp có tiềm năng lớn trong việc
chuyển giao những công nghệ sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm quản lý cho Việt
Nam. Bên cạnh đó, sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật Bản vào nền kinh tế Việt
Nam có thể giúp cho Việt Nam sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả
hơn, một lực lượng lớn lao động được có việc làm và nâng cao trình độ tay nghề,
chất lượng. Trên cơ sở đó, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự chuyển dịch tích
cực, phù hợp với thời đại. Mặc dù Việt Nam thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư
trực tiếp của Nhật Bản nhưng với kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam còn tồn
tại nhiều vấn đề hạn chế, bất cập khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam thiếu
sức thu hút với các nhà đầu tư Nhật Bản.

Trước thực tế đó, việc nghiên cứu vấn đề đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại
Việt Nam một cách khoa học là hết sức cấp thiết nhằm nắm bắt được thực trạng
cũng như triển vọng trong tương lai. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp
cho việc nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI đối với Việt Nam. Chính vì vậy,
tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản
vào Việt Nam và triển vọng” làm đề tài luận văn nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và triển vọng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu
quả thu hút FDI vào Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài, rút
ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản tại
Việt Nam.
- Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
tại Việt Nam
3
Số hóa bởi trung tâm học liệu
- Đánh giá triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của Nhật Bản tại
Việt Nam
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Các kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào
Việt Nam
- Các yếu tố triển vọng tích cực tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật

Bản vào Việt Nam trong tương lai
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tổ chức nghiên cứu trên phạm vi nước Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ
năm 1993 đến năm 2012. Số liệu về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản được tính từ năm
1989 lũy kế đến năm 2012
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề thu hút vốn FDI của Nhật
Bản tại Việt Nam trên các mặt số lượng dự án, quy mô vốn đầu tư.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn
- Đề tài là một cách tiếp cận bổ sung thêm trong nghiên cứu thu hút đầu trực
trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam. Đề tài thực hiện phân tích thực trạng việc thu
hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trên nhiều mặt, khía cạnh với những số liệu được
cập nhật. Phân tích những thành công cũng như hạn chế của Việt Nam trong việc
thu hút vốn FDI từ Nhật Bản.
- Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá việc thu hút đầu tư, đề tài có sử
dụng thêm các chỉ số mới, hiện đại đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích triển
vọng thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam.
- Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, tạo
môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn tại Việt Nam.
4
Số hóa bởi trung tâm học liệu
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn được chia thành 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và triển
vọng
- Chương 4: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam





































5
Số hóa bởi trung tâm học liệu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các họat
động nào đó nhằm thu được các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nguồn lực có thể là vốn, công nghệ, đất đai, trí tuệ…Các kết quả thu được có
thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính như tiền, các tài sản vật chất như nhà cửa,
đất đai…Trên góc độ kinh tế, đầu tư là sự hy sinh giá trị hiện tại để nhằm tạo ra các
tài sản mới cho nền kinh tế.
Nếu nhà đầu tư bỏ ra một lượng tài sản đủ lớn để lập cơ sở sản xuất mới hoặc
mua lại các cơ sở sản xuất hiện có và trực tiếp quản lý tài sản đó, hình thức đầu tư
này gọi là đầu tư trực tiếp hay đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, nếu chủ đầu tư bỏ ra
một lượng tài sản (chủ yếu dưới dạng vốn) để mua chứng chỉ có giá như cổ phiếu,
trái khoán… nhằm hưởng lợi tức mà không trực tiếp quản lý tài sản của mình được
gọi là đầu tư gián tiếp hay đầu tư tài chính. Sự phân biệt hai hình thức này chỉ mang
tính tương đối, bởi vì khi nhà đầu tư tài chính nắm số lượng cổ phiếu lớn nhất của
một doanh nghiệp thì lập tức có quyền quản lý hoạt động của doanh nghiệp đó và
trở thành nhà đầu tư trực tiếp.
 Khái niệm đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài được hiểu là một quá trình di chuyển vốn từ quốc gia

này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời.
Do sự khác nhau về quyền sở hữu các yếu tố sản xuất, vị trí địa lý, trình độ
phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất đã thúc đẩy sự phân công lao
động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh giữa các quốc gia, cũng như sự khác nhau giữa
6
Số hóa bởi trung tâm học liệu
nhu cầu và khả năng tích lũy vốn ở các nước đã làm gia tăng nhu cầu đầu tư ra nước
ngoài để xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm lợi nhuận, hạn chế rủi ro
Thực chất đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức xuất khẩu
cao hơn xuất khẩu hàng hóa. Hình thức đầu tư nước ngoài thường gắn với hoạt
động của các công ty đa quốc gia (Multination enterprises)
 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu tư được thực
hiện để thu lợi ích lâu dài cho một hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền
kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu quả
trong công việc quản lý đó” [11].
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”[11]. Quyền
quản lý điều hành đối với cơ sở kinh doanh là căn cứ để phân biệt FDI với các công
cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, nhà đầu tư là một tổ chức kinh tế và
mang tài sản đi đầu tư ở nước ngoài để thành lập các cơ sở kinh doanh, khi đó nhà
đầu tư được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty”
Theo quan điểm của Hoa Kỳ, một trong những quốc gia tiếp nhận đầu tư và
đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới, cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là bất
kỳ dòng vốn nào thuộc sỡ hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu
tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sỡ hữu của doanh nghiệp nước ngoài”
[11], và Hoa Kỳ coi việc sở hữu đa phần chỉ cần chiếm 10% giá trị của doanh
nghiệp nước ngoài.

Theo quan điểm của Trung Quốc, nước đứng đầu thế giới về thu hút FDI, thì:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc
kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư
trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với
thực thể kinh tế ấy hoặc thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy” [11].
7
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Theo quan điểm của Nhật Bản, thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc đầu tư
vốn vào hoạt động kinh doanh ở nước ngoài nhằm thu lợi nhuận”[2]. Hầu như tất cả
số tiền đầu tư vào các hoạt động kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư phải được đem
từ nước đi đầu tư vào nước chủ nhà. Bộ luật Kiểm soát ngoại hối và ngoại thương
của Nhật Bản ban hành tháng 10/1980 cũng qui định: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có nghĩa là “nắm lấy bất kỳ cổ phiếu do một tổ chức pháp nhân theo luật pháp nước
ngoài phát hành, hay bất cứ một khoản tiền cho vay với một tổ chức pháp nhân như
vậy nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài, hoặc bất kỳ một khoản trả vốn nào để thành
lập, mở rộng chi nhánh, nhà máy hay một doanh nghiệp ở nước ngoài bởi một
người bản xứ” [2].
Theo những định nghĩa này thì FDI mang lại không chỉ bao gồm việc chuyển
giao vốn mà bao gồm việc chuyển giao trọn gói các nguồn lực như công nghệ và kỹ
năng quản lý.
Tại Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài (1987) đã đưa ra khái niệm đầu tư
trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào
được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo
quy định của Luật này” [5]. Khái niệm này được đưa ra khi Việt Nam chấp nhận ba
hình thức đầu tư tực tiếp nước ngoài là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp
tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày 29/11/2005 Luật đầu tư mới ra đời trên
cơ sở sự kết hợp giữa Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. Điều 12

của bộ Luật đầu tư 2005 quy định “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [5], trong đó nhà đầu tư nước
ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau
tuỳ theo cách tiếp cận của mỗi quốc gia. Nhưng, tựu chung FDI có thể được hiểu
đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài bỏ
8
Số hóa bởi trung tâm học liệu
vốn để xây dựng hoặc mua (toàn bộ hoặc một phần) các cơ sở kinh doanh ở nước
ngoài và trở thành người chủ sở hữu, trực tiếp quản lý, điều hành hoặc tham gia
quản lý, điều hành cơ sở kinh doanh đó.
1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khác với các dự án đầu tư trong nước và các dự án đầu tư bằng nguồn vốn
ODA, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài trực tiếp tham gia vào việc tổ chức,
quản lý, điều hành, sử dụng vốn đầu tư.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường kèm theo chuyển giao công nghệ,
kinh nghiệm quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu hoặc tối
đa trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của mỗi nước.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động đồng thời của nhiều chính
sách, pháp luật khác nhau, như luật pháp quốc tế, chính sách pháp luật của nước
xuất khẩu đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư.
Thứ năm, mức độ rủi ro trong FDI thông thường là cao, bởi vì ngoài những
rủi ro đầu tư nói chung, FDI còn phải chịu những rủi ro đặc thù như rủi ro tỷ giá
hối đoái, rủi ro chính trị
1.1.1.3. Phân loại dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Căn cứ vào hình thức đầu tư của dự án FDI
Theo Luật Đầu tư 2005 quy định, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt

Nam dưới các hình thức sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Là hình thức đầu tư trong đó các bên
tham gia hợp đồng ký thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất
kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh
doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.
Liên doanh: Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hay nhiều phía nước ngoài
và nước nhận đầu tư hợp tác cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận,
cùng chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn đóng góp.
9
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài. Loại doanh nghiệp này có thể do một hoặc nhiều tổ chức hoặc cá
nhân người nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư. Nhà đầu tư tự đứng ra tổ
chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh cuối cùng.
Hình thức BOT và hình thức phát sinh BTO và BT
BOT là hình thức thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của nước chủ nhà với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình), kinh doanh
trong thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao
không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Hình thức BOT có các hình thức phát sinh BTO và BT, nhưng có đặc điểm
khác là:
- Đối với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà, được chính phủ nước chủ nhà dành cho
quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để
hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận.
- Đối với hình thức BT, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà, được chính phủ nước chủ nhà thanh toán
bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư và có lợi nhuận.

Doanh nghiệp được thành lập từ hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
thường được tổ chức theo các mô hình sau:
Công ty cổ phần: Được thành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hóa
doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài) hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hóa.
Công ty mẹ con: Là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức
đủ để kiểm soát hoạt động quản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh
hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị.
Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,
ngoài ra các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
10
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Công ty được đầu tư mua lại và sáp nhập: Phần lớn các vụ mua lại và sáp
nhập được thực hiện giữa các MNC lớn và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô
tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển
Chi nhánh công ty ở nước ngoài: Hình thức này được phân biệt với hình
thức công ty mẹ con 100% vốn nước ngoài ở chỗ chi nhánh không được coi là một
pháp nhân độc lập trong khi công ty con thường là một pháp nhân độc lập.
 Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của dự án FDI
Căn cứ vào nghề hoạt động của dự án FDI, FDI được phân chia theo các
ngành sau:
- Ngành công nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào các ngành
nghề sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghiệp
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các ngành nghề
sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, ngue nghiệp
- Ngành dịch vụ: Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư kinh doanh các dịch
vụ như tài chính ngân hàng, khách sạn, du lịch, bưu chính viễn thông, văn hóa, giáo
dục, y tế
 Căn cứ vào quy mô của dự án FDI
Căn cứ vào quy mô vốn, công nghệ, lao động của dự án FDI, dự án FDI

được phân chia thành các dạng:
- Dự án FDI quy mô nhỏ
- Dự án FDI quy mô vừa
- Dự án FDI quy mô lớn
1.1.2. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.2.1. Đối với nước thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Tác động tích cực
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua khai thác những lợi thế
của nước tiếp nhận đầu tư như: nguồn lao động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu,
thị trường
Thứ hai, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn. Trong
giai đoạn 1975 – 1995, khi đồng Yên tăng giá đã thúc đẩy các công ty của Nhật Bản
11
Số hóa bởi trung tâm học liệu
di chuyển sản xuất ra nước ngoài, đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc liên kết theo
chiều ngang giữa các nước trong khu vực. Trong đó, các công ty mẹ ở Nhật Bản chỉ
tập trung vào sản xuất các mặt hàng cấp cao, trang thiết bị cần thiết để cung cấp cho
các chi nhánh ở khắp châu Á. Các chi nhánh được cắm tại các nước trong khu vực
sản xuất những mặt hàng cần nhiều lao động, kỹ thuật ở trình độ vừa và thấp để
thay thế cho các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản phục vụ cho thị trường nước sở
tại, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc ngược trở lại thị trường Nhật Bản.
Thứ ba, tránh được các hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch. Thông
qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ thiết lập được các cơ sở sản
xuất kinh doanh nằm trong lòng các nước sở tại đang thực thi chính sách bảo hộ
mậu dịch và phi mậu dịch
Thứ tư, tăng lợi nhuận thông qua nghiệp vụ “chuyển giá”. Thông qua hoạt
động FDI ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty đa quốc gia sẽ lợi dụng được cơ
chế quản lý thuế ở mỗi nước để thực hiện nghiệp vụ “chuyển giá” nhằm trốn thuế,
tăng lợi nhuận cho công ty.
Thứ năm, phân tán rủi ro cho các chủ đầu tư do tình hình kinh tế, chính trị

trong nước bất ổn.
 Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nếu chính phủ các nước xuất khẩu đầu tư không có các chính sách
khuyến khích đầu tư trong nước thích hợp sẽ khuyến khích các nhà đầu tư trú trọng
đầu tư ra nước ngoài hơn đầu tư trong nước nhằm thu lợi nhuận cao. Khi đó, nền
kinh tế trong nước có thể rơi vào suy thoái, bất ổn chính trị, xã hội
Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài có thể bị rủi ro về chính sách kinh tế, tình
hình chính trị, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Tác động tích cực
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu
tư phát triển kinh tế, xã hội
Nhà kinh tế học Roy Harrod người Anh và Evsey Domar người Mỹ đã chứng
minh rằng tốc độ tăng trưởng GDP phụ thuộc vào vốn đầu tư, như sau:
12
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ΔGDP
I
ICOR

Trong đó:
+ ICOR: Hệ số đầu tư
+ I: Tổng vốn đầu tư xã hội
+ GDP: Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội
Theo công thức trên, nếu hệ số đầu tư không đổi thì tốc độ tăng GDP sẽ phụ
thuộc vào tổng đầu tư xã hội. Do đó, FDI góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, công
nghệ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Thứ hai, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng phát triển khả năng công
nghệ của nước chủ nhà. FDI kèm theo chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài,

phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng ở trong nước,
kích thích các doanh nghiệp trong nước đầu tư, đổi mới cộng để tạo ra sản phẩm có
khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra các mô hình quản lý và
các phương thức kinh doanh hiện đại được sử dụng tại các doanh nghiệp FDI thúc
đẩy các doanh nghiệp nội địa đổi mới tư duy trong quản lý, tiếp thu kinh nghiệm
quản lý tiên tiến.
Thứ ba, tạo việc làm, nâng cao mức sống và chất lượng nguồn nhân lực
Các dự án FDI tạo việc làm bằng thu hút lao động của nước chủ nhà làm việc
trực tiếp trong các dự án FDI và gián tiếp tạo ra việc làm bằng cách thúc đẩy các
hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan.
Thông qua các dự án FDI đầu tư sản xuất, phân phối các loại dược phẩm,
thiết bị y tế và chế biến thực phẩm có chất lượng tại nước chủ nhà, góp phần nâng
cao sức khier và dinh dưỡng cho người dân sở tại.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cung cấp các khoản trợ giúp tài chính
hoặc trực tiếp mở các lớp đào tạo dạy nghề hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài góp
phần quan trọng phát triển giáo dục dạy nghề , nâng cao năng lực quản lý cho lao
động nước tiếp nhận đầu tư.
13
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Thứ tư, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
Các doanh nghiệp có vốn FDI góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng
lực xuất khẩu, mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thông qua hợp tác với chủ đầu tư
nước ngoài, nước chủ nhà có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới, nơi chủ
đầu tư có chỗ đứng (vì phần lớn các chủ đầu tư là các công ty xuyên quốc gia có
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nhiều nước trên thế giới)
Thứ năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các dự án FDI chủ yếu tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Đặc biệt, các dự án FDI ở các nước đang phát triển đã hình thành các ngành công
nghiệp, dịch vụ mới góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế, kèm theo đó là sự thay đổi cơ

cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động, cơ cấu lãnh thổ phù hợp với
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.
Thứ sáu, góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện một số cán cân cân đối lớn
Các doanh nghiệp FDI góp phần tăng thu ngân sách thông qua việc trực tiếp
đóng thuế và các khoản phí có tính chất thuế. Ngoài ra, dòng vốn FDI di chuyển vào
nước nhận đầu tư và nguồn ngoại tệ gián tiếp thông qua khách du lịch và thanh toán
các sản phẩm, dịch vụ do nước nhận đầu tư cung cấp góp phẩn cải thiện cán cân
vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế.
 Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nguồn vốn FDI có thể tạo ra mất cân đối và bất ổn cho nền kinh tế
Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Các dự án có tỷ suất lợi
nhuận cao được các nhà đầu tư quan tâm. Ngược lại, có những dự án rất cần cho
dân sinh, nhưng không mang lại lợi nhuận cao sẽ khó thu hút nguồn vốn FDI
Thứ hai, FDI có thể hạn chế quá trình chuyển giao công nghệ
Nếu nước tiếp nhận đầu tư không thực hiện tốt khâu thẩm định dự án FDI,
hoặc vì mục tiêu trước mắt, các quốc gia này có thể chấp nhận chuyển giao công
nghệ lạc hậu và trở thành “bãi rác phế thải” của các nước phát triển
Thứ ba, FDI tạo ra sự thất thu thuế do hiện tượng “chuyển giá”
Hầu hết các dự án FDI được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, do đó các
chính phủ của các nước tiếp nhận FDI rất khó khăn để kiểm soát và ngăn chặn hiện
tượng “chuyển giá”
14
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Thứ tư,có thể xảy ra tranh chấp lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn FDI
Trong các doanh nghiệp FDI, mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người
lao động dẫn đến các cuộc đình công và tranh chấp lao động tập thể ngày càng
nhiều. Nguyên nhân chính là do các chủ doanh nghiệp trả lương thấp, tiền thưởng
và bảo hiểm của người lao động bị cắt xén.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến FDI
1.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường nước tiếp nhận đầu tư

Ngoài các nhân tố khách quan như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa chính
trị, kinh tế, các quốc gia thường tạo ra các môi trường và xây dựng các chính sách
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, hệ thống chính trị ổn định
Hệ thống chính trị ổn định là điều kiện đảm bảo cam kết của chính phủ đối với
các nhà đầu tư về sở hữu vốn, các chính sách ưu đãi đầu tư và định hướng phát triển.
Nhân tố này quy định mức độ rủi ro tài sản, hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.
Hiệu quả điều hành của bộ máy nhà nước cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
thu hút vốn FDI. Bộ máy nhà nước được điều hành bởi đội ngũ cán bộ có năng lực,
có phẩm chất đạo đức tốt thì các công việc hành chính có liên quan đến nhà đầu tư
được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ và công khai
Hoạt động FDI có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và được tiến hành
trong thời gian dài. Vì vậy, hệ thống pháp luật của một nước cần đảm bảo các yếu
tố sau:
- Tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống pháp luật: Các hoạt động FDI chịu tác
động bởi nhiều chính sách pháp luật của nước chủ nhà gồm những chính sách tác
động trực tiếp như quy định về lĩnh vực đầu tư, quy định về sở hữu của nước ngoài,
miễn giảm thuế đầu tư, cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ các chính sách tác động
gián tiếp như chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại, an ninh, đối ngoại Hệ
thống pháp luật quy định không thống nhất sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư không
biết thực hiện theo chính sách hoặc quy định nào là đúng, dễ đẩy họ vào tình trạng
vi phạm pháp luật của nước chủ nhà.
15
Số hóa bởi trung tâm học liệu
- Khả năng thực thi pháp luật: tiến hành sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ
quốc gia khác với lượng tài sản lớn nên các nhà đầu tư phải dựa vào pháp luật của
nước chủ chủ nhà để đảm bảo quyền lợi của họ. Vì vậy, nếu việc thực thi pháp luật
không nghiêm, kém hiệu lực thì quyền lợi của các nhà đầu tư sẽ bị đe dọa.
- Thủ tục hành chính: Các thủ tục liên quan đến tất cả các khâu của quá trình

đầu tư, trong việc thành lập dự án, yêu cầu hồ sơ xin cấp phép đầu tư bao gồm
những gì? Các ngành, các cấp nào sẽ tham gia vào việc cấp giấy phép đầu tư, các
nhà đầu tư có nhận được các thông tin trợ giúp từ chính phủ, chính quyền địa
phương nước sở tại, thời gian trungbình để có được một giấy phép đầu tư là bao lâu,
các thủ tục hành chính thuận lợi hay phiền hà
- Những ưu đãi và hạn chế dành cho các nhà đầu tư của hệ thống pháp luật
- Tính rõ ràng, công bằng, công khai và ổn định của hệ thống pháp luật
Thứ ba, các chỉ số kinh tế, tài chính cơ bản
Chỉ số GDP: Thông qua các chỉ tiêu kinh tế cơ bản GDP hoặc tốc độ tăng
trưởng GDP nhà đầu tư nhận biết được thực trạng nền kinh tế của quốc gia họ dự
định đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách phân phối thu nhập của chính phủ cũng ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán tiêu dùng của dân cư. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng
nhanh của các chỉ tiêu kinh tế trên sẽ tạo ra kỳ vọng cho các nhà đầu tư về một thị
trường đầu tư có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.
Tỷ lệ lạm phát thay đổi: Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến sức mua hàng hóa và
giao dịch của đồng nội tệ, khả năng chuyển đổi sang các ngoại tệ khác. Vì vậy, lạm
phát hay thiểu phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư
chuyển lợi nhuận về nước hoặc tiếp tục mở rộng đầu tư.
Khả năng chuyển đổi tự do của đồng tiền: Trong trường hợp đồng nội tệ có thể
chuyển đổi tự do, thông thường các chính phủ sẽ không đưa ra quy định bắt buộc kèm
theo. Đối với đồng tiền khó chuyển đổi, các nhà đầu tư quan tâm chính phủ có biện
pháp gì để nhà đầu tư có thể chuyển đổi đồng nội tệ sang các ngoại tệ khác.
Các chỉ số kinh tế, tài chính khác: Cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh
toán quốc tế, nợ quốc gia.
16
Số hóa bởi trung tâm học liệu
Thứ tư, chính sách tài chính tiền tệ:
Các chính sách tài chính tiền tệ gắn liền với các chính sách phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Đây chính là công cụ giúp chính phủ điều tiết tổng cung, tổng cầu
của nền kinh tế, điều tiết lạm phát, kích thích hay hạn chế xuất nhập khẩu, di

chuyển nguồn ngoại hối đi ra hoặc đi vào quốc gia đó.
- Chính sách tài chính: Bao gồm các chính sách thuế và các khuyến khích
khác như tỷ lệ thuế mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp cho
ngân sách nhà nước, thời gian miễn thuế kể từ khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi
nhuận. Ngoài ra, chính sách tài chính còn thể hiện qua việc cho phép tiếp cận các
nguồn lực tài chính như quỹ hỗ trợ phát triển, vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đào tạo,
chuyển giao công nghệ.
- Chính sách tiền tệ: Bao gồm chính sách về tỷ giá hối đoái trong các giao
dịch, việc đảm bảo hay cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng mà nguồn chủ yếu
từ đồng nội tệ, việc bảo lãnh vốn vay hoặc đảm bảo việc chuyển vốn ra nước ngoài,
chuyển ngoại hối đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khả năng tốt nhất vẫn là không
có quy định gì từ phía nước chủ nhà để nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển các
khoản tiền (sau khi chịu thuế) về nước một cách tự do, đó là các khoản lợi nhuận,
các khoản kiếm ngoài và lợi tức đầu tư, vốn đầu tư gốc và lãi của các khoản vay
nước ngoài, các khoản như lương cho nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền
Thứ năm, hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách đất đai
- Hệ thống giao thông: đường bộ, đường không, đường sắt, đường biển
- Khả năng đáp ứng các dịch vụ: điện, nước, bưu chính, viễn thông, khách sạn
- Chính sách đất đai: chính sách này xác định nhà đầu tư nước ngoài trong
quan hệ sở hữu đất đai, thời hạn và giá cả thuê đất, miễn giảm tiền thuế đất, vấn đề
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Thứ sáu, nguồn lao động và chính sách lao động, bao gồm các vấn đề sau:
- Nguồn lao động và giá cả lao động
- Trình độ và kỹ năng đội ngũ lao động
- Phong trào đình công, bãi công
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cho phát triển nguồn nhân lực
- Quy định tuyển dụng lao động nước ngoài trong doanh nghiệp FDI

×