Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.1 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯNG VƯƠNG
KHOA CƠ BẢN

BẢN THU HOẠCH
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài số 1: “Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân? Từ đó hãy trình bày những hiểu
biết của bạn về giai cấp cơng nhân ở nước ta hiện nay?”

Họ Tên:
Lớp:
Mã SV:

Ngô Thùy Linh
ĐD 12202
ĐD 22018

Thời gian hoàn thành bài thu hoạch: Tháng 7 năm 2023
Giảng viên phụ trách: T.s Nguyễn Thị Hoàn

Hà Nội. ngày …tháng… năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP
CÔNG NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC LÊ NIN.......3


1.1. Khái niệm, đặc điểm của giai cấp công nhân và sứ mệnh của giai cấp
công nhân........................................................................................................3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN.............................................................................................................5
2.1 Nguồn gốc hình thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân..............5
2.2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...................................6
2.3 Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân 8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY.................................................................................................................11
3.1. Lịch sử hình thành giai cấp cơng nhân ở Việt Nam..............................11
3.2 Thực trạng giai cấp công nhân hiện nay.................................................14
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng giai cấp công nhân................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................27


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp
công nhân - chủ thể và là sản phẩm xã hội của nền “đại công nghiệp”, đã trở
thành luận chứng thực tiễn cho phát hiện lý luận vĩ đại của C. Mác về “sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới của giai cấp cơng nhân”. Việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ
nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột người, giải phóng chính mình, nhân dân lao động
và tồn thể nhân loại thốt khỏi sự áp bức bóc lột, xây dựng thành công xã hội
Cộng sản chủ nghĩa là nội dung tiêu biểu của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân theo chủ nghĩa Mác - Lenin. Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận
của giai cấp công nhân thế giới. Trải qua mấy chục năm phát triển, giai cấp cơng
nhân Việt Nam đã lớn mạnh và có vai trị to lớn trong tiến trình cách mạng nước

ta; thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân là người lãnh đạo,
đồng thời cũng là một trong những lực lượng cơ bản, chủ yếu của cách mạng và
thực sự là lực lượng đi đầu trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân đang cùng dân
tộc tiến bước trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
quốc tế. Do đó, việc làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là rất cần
thiết, tạo tiền đề lý luận cơ bản, góp phần định hướng tìm ra các giải pháp xây
dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh. Do đó, tơi đã lựa chọn đề tài:
“Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp cơng nhân? Từ đó hãy trình bày những hiểu biết của bạn về giai cấp công
nhân ở nước ta hiện nay?” làm đề tài cho bài luận này.
2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn


2

minh. Trước tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn.
Việc hiểu rõ bản chất về sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân có ý nghĩa vơ
cùng lớn lao để định hướng các phương thức để xây dựng, phát triển, nâng cao
giai cấp công nhân – giai cấp cốt lõi của xã hội. Từ đó, đóng góp vào sự phát
triển của xã hội, của đất nước.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận nghiên cứu: dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp quy nạp,
thống kê, so sánh, phân tích cân bằng tổng thể...


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MAC LÊ NIN
1.1.

Khái niệm, đặc điểm của giai cấp công nhân và sứ mệnh của giai cấp
công nhân

1.1.1 Khái niệm
Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ
khái niệm giai cấp công nhân. Chính C.Mác và Ph.ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề
là ở chỗ giai cấp vơ sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân
nó, giai cấp vơ sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”.
Khi nhắc đến giai cấp công nhân, hay cịn lại là giai cấp vơ sản, giai cấp
vơ sản hiện đại hay giai cấp công nhân hiện đại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng
rất nhiều thuật ngữ khác nhau để biểu đạt về giai cấp này. Mặc dù có nhiều thuật
ngữ khác nhau như vậy, nhưng về bản chất chung đều biểu thị một khái niệm
thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại
công nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức
sản xuất hiện đại.
Giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát
triển của lực lượng sản xuất họ lao động với phương thức công nghiệp ngành
càng hiện đại và gắn liền với q trình sản xuất vật chất mang tính hoạt động là

đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là
người làm thuê do khơng có ngun liệu sản xuất, buộc bán sức lao động để
sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối
lập với lợi ích của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư


4

bản chủ nghĩa xây dựng thành công chủ nghãi cộng sản, chủ nghĩa xã hội trên
toàn thế giới.1
Sứ mệnh lịch sừ của giai cấp cơng nhân là một q trình cách mạng tồn
diện để xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới trên các phương diện kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng. Nó làm xuất hiện hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên ưong
lịch sử, có “một cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số”,
nhờ việc hướng tới xây dựng một xã hội trên cơ sờ công hữu những tư liêu sản
xuất chủ yếu.2
1.1.2 Hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp cơng nhân
là giai có có hai đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián
tiếp vận hành những cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp ngày càng hiện
đại, có trình độ xã hội hóa cao.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong
cùng với sự phát triển của đại cơng nghiệp, cịn giai cấp vơ sản lại là sản phẩm
của bản thân nền đại công nghiệp; “Công nhân cũng là một phát minh của thời
đại mới, giống như máy móc vậy… Cơng nhân Anh là đứa con đầu lịng của nền
cơng nghiệp hiện đại”. Đây là một đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân
hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ, với những người thợ trong công

trường thủ công. Giai cấp công nhân có một q trình phát triển từ những người
thợ thủ công thời kỳ trung cổ đến những người thợ trong công trường thủ công
và cuối cùng đến những nguời công nhân trong công nghiệp hiện đại.
Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa.
Luật sư Lê Thị Hằng, 2023, Giai cấp cơng nhân là gì? Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, <
>, truy cập 30/07/2023
2
Nguyễn Công Đức, 2022, Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân: Vận dụng trong phát
triển đội ngũ công nhân tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Ân độ và Châu Á số 2 (111), tr 79-80
1


5

Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, người cơng
nhân khơng có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để
kiếm sống. C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì
chính nó là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản,
giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng
với giai cấp tư sản.
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện
đại có nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp cơng nhân đã
có những thay đổi to lớn. Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã
xuất hiện cơng nhân của nền cơng nghiệp tự động hố, với việc áp dụng phổ
biến cơng nghệ thơng tin vào sản xuất.3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CƠNG
NHÂN
2.1 Nguồn gốc hình thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng nhân do C. Mác (1818 1883) phát hiện và luận chứng từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đến nay

đã trải qua ba lần tiến hóa. Những nội hàm cơ bản của lý luận này đã thể hiện và
tiếp tục được bổ sung từ thực tiễn các cuộc công nghiệp và cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
C. Mác là người đầu tiên phát hiện, luận giải tính khách quan và tự giác
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại. Theo ơng, giai cấp có năng
lực tự giải phóng và sẽ giải phóng nhân loại thốt khỏi ách áp bức bóc lột cuối
cùng của lịch sử - chế độ bóc lột giá trị thặng dư của phương thức sản xuất tư
bản chù nghĩa - là giai cấp công nhân hiện đại.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bắt nguồn từ địa vị kinh tế-xã hội
khách quan:
Một là, Giai cấp công nhân ra đời và phát triển dưới chủ nghĩa tư bản, là
bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã
hội hóa cao.
Nguyễn Cơng Đức, 2022, Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân: Vận dụng trong phát
triển đội ngũ công nhân tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Ân độ và Châu Á số 2 (111), tr80
3


6

Hai là, Giai cấp cơng nhân khơng có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng
dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.
Ba là, Địa vị kinh tế xã hội giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp
cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng
đồn kết tồn thể giai cấp cơng nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc
tế chống chủ nghĩa đế quốc.
2.2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Cách đây 175 năm, tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời
đánh dấu bước phát triển trong lịch sử hình thành chủ nghĩa Mác. Một trong

những quan điểm nổi bật của tác phẩm là C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải
một cách thuyết phục sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là “vũ khí lý
luận” sắc bén để giai cấp cơng nhân có thể bước lên vũ đài chính trị và khẳng
định vai trị to lớn của mình trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp vô sản.
Một trong những điểm nhấn quan trong của Tuyên ngôn là C.Mác và
Ph.Ăngghen đã tiến hành luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai
cấp vô sản. Theo các ông, trong thời đại ngày nay, với tư cách là “sản phẩm của
bản thân nền đại công nghiệp”, giai cấp vô sản không chỉ trở thành “giai cấp
đang nắm tương lai trong tay”, mà cịn là “giai cấp thực sự cách mạng” nhất và
chính nền sản xuất TBCN đã đưa họ lên địa vị đó, lên vũ đài lịch sử với tư cách
lực lượng cách mạng hùng hậu và khơng điều hịa với tồn bộ chế độ lao động
làm thuê. Sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản phải do chính giai cấp vơ sản
thực hiện. Song, giai cấp vô sản tiến hành cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản
và CNTB không chỉ vì sự nghiệp giải phóng mình, mà cịn thực hiện một sứ
mệnh cao cả nữa, mang đậm tính nhân văn cộng sản chủ nghĩa là giải phóng
tồn thể nhân loại cần lao vĩnh viễn thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.
Có thể nói một cách tổng quát, sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là:
xố bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng


7

giai cấp công nhân , nhân dân lao động và tồn thể nhân loại khỏi sự áp bức
bóc lột ,nghèo nàn lạc hậu ,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được biểu hiện cụ thể
như sau:
Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp cơng nhân tiến hành xố bỏ chế độ tư
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dưng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng
cao năng xuất lao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân. Sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuối

cùng của giai cấp công nhân, thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn: làm theo
năng lực hưởng theo nhu cầu.
Trong lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp
thống trị xã hội. Đó là phải đập tan chính quyền tư sản; xây dựng chính quyền
nhà nước (nền chun chính vơ sản): thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trị
thuộc về nhân dân giữ vai trị quan trọng là cơng cụ quan trọng xây dựng xã hội
mới ,là kiểu nhà nước: nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong
Trong lĩnh vực xã hội: đó là phải xố bỏ giai cấp bóc lột; phải tiến hành
xố bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ người với người. Ở
đây xố bỏ giai cấp bóc lột với tư cách là giai cấp chứ không xáo bỏ các cá nhân
vì họ có thể là những cá nhân có ích cho xã hội mới.
Có thể nói nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm
bốn sự nghiệp. Đó là sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải phóng xã hội,
dân tộc; sự nghiệp giải phóng người lao động; và sư nghiệp giải phóng con
người. Đây chính là nấc thang phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Vì vậy
phải tiến hành dần dần qua hai giai đoạn, tránh sự nơn nóng, giai cấp vơ sản cần
phải có phương pháp cách mạng đúng đắn và thực thi những giải pháp tình thế
một cách hợp lý, đúng đắn:
Giai đoạn thứ nhất, “giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành
lấy dân chủ”4
4

C.Mác và PhĂngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, t.4 tr.595, 599, 601, 603, 605, 626.


8

Giai đoạn thứ hai, khi đã giành được chính quyền – thời kỳ quá độ xây
dựng chủ nghĩa xã hội: Đảng cộng sản và giai cấp công nhân phải tiếp tục đấu
tranh giai cấp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với mục đích là giữ

vững chính quyền cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với
đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản.
Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa
tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra
khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này khơng dịu đi mà
ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản khơng phải là tương
lai của lồi người. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới. Chừng nào cịn chủ
nghĩa tư bản thì chừng đó cơng nhân cịn bị bóc lột và cịn có sự phân hố giàu
nghèo trong xã hội. Vì thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân vẫn khơng hề
thay đổi họ vẫn có nhiệm vụ xố bỏ chế độ bóc lột, xây dựng chế độ mới tiến bộ
hơn.
Ph. Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”. V.I. Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm chủ
yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trị lịch sử thế giới
của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa” 5
2.3 Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác
và Ph. Ăng ghen trình bày sâu sắc trong Tun ngơn của Đảng Cộng sản. Trong
tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân.
Do địa vị kinh tế – xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn
với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách
TS. Lê Thị Chiên, 2021, Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và ý
nghĩa thời đại, Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Kon Tum, < >, truy cập
30/7/2023
5



9

như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sau khi giành chính quyền, giai cấp cơng nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch
sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức
sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được
rèn luyện trong nền sản xuất cơng nghiệp tiến bộ, đồn kết và tổ chức lại thành
một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ
là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai
cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải
phóng bằng cách giải phóng tồn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong
cuộc cách mạng ấy, họ khơng mất gì ngồi xiềng xích và được cả thế giới về
mình.
Địa vị kinh tế – xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công
nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm
việc đó. Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác
ngộ về địa vị lịch sử của khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục
tiêu cách mạng. Đó là khả năng đồn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh
chống tư bản. Đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể dân lao
động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là khả năng
đồn kết tồn thể giai cấp vơ sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế
theo chủ nghĩa quốc tế vô sản. (Tiểu luận: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam)
Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận C. Mác, Ph. ăngghen và
V.I. Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên,
cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân nhằm hồn thành sứ mệnh lịch sử của
mình khơng phải diễn ra một cách bằng phẳng, thuận buồm xi gió.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những

thử thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển xã hội,
giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền đề


10

khách quan cho thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình dù có trải qua những bước
thăng trầm, quanh co, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan
của lịch sử.
Đúng là ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ
trong giai cấp cơng nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ phận công
nhân ở các nước trên đã có mức sống “trung lưu hóa”, song điều đó khơng có
nghĩa là cơng nhân ở các nước ấy khơng cịn bị bóc lột hoặc bị bóc lột khơng
đáng kể.
Một thực tế đã, đang và còn tồn tại ngày càng sâu sắc ở các nước tư bản
phát triển, đó là sự bất cơng, bất bình đẳng và thu nhập càng cách xa giữa giai
cấp tư sản với giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Dù có cố gắng tìm
cách “thích nghi” và mọi biện pháp xoa dịu nhưng giai cấp tư sản không thể
khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực tế, cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân vẫn diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa dưới nhiều hình
thức phong phú, với những nội dung khác nhau.
Giai cấp công nhân là giai cấp là giai cấp có tính tổ chức, kỷ luật cao: điều
kiện sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu sản xuất
chặt chẽ đã tội luyện cho giai cấp công nhân đức tính đó. Vì thế giai cấp cơng
nhân có khả năng và tinh thần chiến đấu hơn hẳn các giai cấp khác.
Giai cấp cơng nhân là giai cấp có bản chất quốc tế: giai cấp công nhân ở
các nước tư bản nói chung đều có địa vị kinh tế xã hội giống nhau. Vì vậy họ có
chung mục tiêu là xố bỏ chế độ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng
chế độ xã hội chủ nghĩa khơng cịn tình trạng người bóc lột người. Do đó muốn
hồn thành sự nghiệp giải phóng, giai cấp cơng nhân phải đoàn kết lại đấu tranh

trên phạm vi thế quốc tế.
Hơn nữa, giai cấp cơng nhân là giai cấp có tinh thần cach mạng triệt để
nhất. Tính triệt để đó thể hiện ở chỗ giai cấp công nhân dược vũ trang bởi hệ tư
tưởng tiên tiến là học thuyết Mac-Lênin, được đội ngũ tiên phong của nó là
Đảng cộng sản lãnh đạo.


11

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
3.1. Lịch sử hình thành giai cấp cơng nhân ở Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi
thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến
với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nơng dân; duy
trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế cơng
nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản
hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước,
ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và cùng với
đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là
những người nơng dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị
phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số
liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt
Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như:
Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh...
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân
Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn
hơn trước. Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khống, giao thơng vận

tải, đồn điền, cơng nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột
ở các nước thuộc địa. Thời kỳ này, số lượng cơng nhân Việt Nam đã phát triển
nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929.


12

Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp cơng
nhân Việt Nam đã đồn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi,
dẫn đến hình thành các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp.
Cuối năm 1920, người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành
lập Cơng hội Ba Son ở Sài Gịn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng
giai cấp, giải phóng dân tộc.
Bên cạnh những đặc điếm của giai cấp cơng nhân nói chung, giai cấp
cơng nhân Việt Nam cịn có những đặc diêm riêng: Giai cấp cơng nhân Việt
Nam ra đời trước giai cấp tư sản, là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực
dân Pháp và bè lũ tay sai. Giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trưởng
thành về ý thức chính trị, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng; có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nơng dân và các tầng lóp nhân dân lao
động. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã
giác ngộ về sứ mệnh lịch sừ của giai cấp mình, thể hiện là lực lượng chính trị
tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giãi phóng giai cấp.6
Nghị quyết Trung ương 6 khóa X (2008) “Về tiếp tục xây dựng giai cấp
công nhân trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” khái qt:
“Giai cấp cơng nhân nước ta có sứ mệnh lịch sư to lớn: Là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chù nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đât nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ,
văn minh; lực lượng nịng cốt trong liên minh giai cấp cơng nhàn với giai cấp

nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Dưới tác động của q
trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùa nền kinh tế thị trường, xu hướng quốc
tê hóa nền kinh tế đã làm biến đôi cơ cấu giai cấp trong xã hội, đặc biệt là giai
cấp công nhân. Điều này ảnh hường không nhỏ đến việc thực hiện sứ mệnh lịch
sứ cùa giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay.
Ban tuyên giáo trung ương - tổng liên đoàn lao động việt nam, 2019, Đề cương tuyên truyền 90 năm ngày
thành lập Cơng đồn Việt Nam,
6


13

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, giai cấp cơng nhân Việt
Nam đang có những biến đổi tích cực: (i) Giai cáp cơng nhãn phát triên nhanh
về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề Trong quá trinh đôi
mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần
đã tạo nên sự chuyên biến trong cơ cấu lực lượng lao động xã hội. Giai cấp công
nhân nước ta đang tiếp tục tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu theo
ngành nghề và thành phần kinh tế. Trong đó, số cơng nhân trong khu vực kinh tế
tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, chiếm tỳ trọng
ngày càng lớn. Đồng thời, xuất hiện ngày càng đông bộ phận công nhân làm
việc trong các ngành dịch vụ. (ii) Giai cấp cơng nhân ngày càng được nâng cao
về trình độ chun mơn nghề nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao động
theo hướng hiện đại. Quá trình hội nhập quốc tế đã tiếp nhận những thành tựu
khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo động lực để giai cấp
công nhân nước ta ngày càng phát triển cao về trình độ chun mơn nghề
nghiệp; hình thành ngày càng đơng đảo bộ phận cơng nhân trí thức (có trình độ
cao đẳng, đại học trở lên) làm cơng tác quàn lý sản xuất kinh doanh, nghiên cứu
và quàn lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất doanh hoặc trực tiếp sản xuất.
Công nhân là cán bộ khoa học kỳ thuật, cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh, cơng nhân bậc cao và thợ giói đã năng động, sáng tạo, có nhiều sáng
kiến giá trị cao được áp dụng. Đây là bộ phận đóng vai trị quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tể thời kỳ hội nhập; góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm
giữ vững sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, q
trình hội nhập kinh tế quốc tế giúp giai cấp cơng nhân rèn luyện tính kỷ luật, tác
phong công nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động
quốc tế... Giai cáp cõng nhân có nhiều cơ hội việc ỉàm, đờisống vật chất và tinh
thần ngàv càng được cải thiện Nhờ những cai cách thể chế để hội nhập nền kinh
tế thế giới nên khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo nhiều việc làm cho người lao
động. Số lượng cơng nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
tăng mạnh. Với lộ trình hội nhập hiện nay, trong thời gian tới, việc làm cho công


14

nhân sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở những ngành nghề đòi hòi trinh độ lao
động kỳ thuật cao. Trong hội nhập quốc tế, các rào cản pháp lý về di chuyển
pháp nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động được thiết lập
sẽ tạo điều kiện cho lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Từ đó, góp phân
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người công nhân, đồng thời thúc đầy
nền kinh tế đất nước phát triển. Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam không
ngừng gia tăng về số lượng, trưởng thành về trình độ, ý thức, kỹ năng... Giai cấp
công nhân lãnh đạo xã hội qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng lấy chù nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tàng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Để giai cấp công nhân tiếp tục thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình, đúng như Dự thảo Các văn kiện trình Đại hội
XIII của Đảng khăng định, cần phải “phát triển giai cấp công nhân cả về số
lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ nàng nhằm thích ứng với
cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”7

Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng khắng định vị trí quan
trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần vào sự
phát triển chung của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân tỉnh Bắc
Ninh đã và đang từng bước khẳng định vai trị của mình, đưa Bắc Ninh phát
triển toàn diện, trở thành cực tăng trưởng vùng Thù đơ và vùng trọng điểm kinh
tế Bắc Bộ, đóng góp tích cực cho tàng trường chung của cả nước8
3.2 Thực trạng giai cấp công nhân hiện nay
Giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đi tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, liên minh, đồn
kết chặt chẽ với nơng dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động trong sự
nghiệp giành độc lập dân tộc. Trong quá trình đó, GCCN ln thể hiện là giai
cấp “dũng cảm nhất, cách mạng nhất, ln gan góc đương đầu với bọn đế quốc
thực dân” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2020, tr.31
Nguyễn Công Đức, 2022, Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân: Vận dụng trong phát
triển đội ngũ cơng nhân tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Ân độ và Châu Á số 2 (111), tr 81-82
7
8


15

Trong thời kỳ đổi mới, GCCN Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh
về số lượng và chất lượng, đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Tuy
nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, một loạt vấn đề
bức thiết đang đặt ra đối với sự phát triển của GCCN, đòi hỏi phải có sự quan
tâm nghiên cứu, từ đó đề xuất những giải pháp sát thực để nâng cao chất lượng
đội ngũ công nhân.
3.2.1 Về số lượng, cơ cấu

Trong thời gian qua, số lượng cơng nhân Việt Nam có xu hướng tăng
nhanh theo quy mô nền kinh tế. Khởi đầu cơng cuộc CNH, HĐH, đội ngũ cơng
nhân nước ta có khoảng 5 triệu người. Đến cuối năm 2005, số lượng công nhân
trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta
là 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội.
Trong đó, 1,84 triệu cơng nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh nghiệp FDI,
5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. So với năm 1995, tổng số cơng nhân
tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh nghiệp
ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở kinh tế
cá thể tăng 1,63 lần. Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu cơng nhân trực tiếp làm
việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế.
Công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do sự sắp
xếp lại cơ cấu. Năm 1986, có 14 nghìn doanh nghiệp với 3 triệu công nhân; năm
1995 tương ứng là 7.090 và 1,77 triệu; năm 2005 là 3.935 và 1,84 triệu; năm
2009 là 3.369 và 1,74 triệu. Mặc dù đội ngũ cơng nhân trong doanh nghiệp nhà
nước có xu hướng giảm, nhưng đây là lực lượng nòng cốt của GCCN nước ta.

Công nhân thuộc các thành phần kinh tế ngồi nhà nước và các doanh
nghiệp có vốn FDI tăng mạnh do số lượng các doanh nghiệp này tăng nhanh.
Năm 1991, khu vực doanh nghiệp ngồi nhà nước mới có khoảng 1.230 doanh


16

nghiệp, đến năm 1995 đã tăng lên 17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn cơng
nhân. Năm 2009, con số này lên tới 238.932 với 5.266,5 nghìn cơng nhân, trong
đó kinh tế tập thể 261,4 nghìn, kinh tế tư nhân 571,6 nghìn; các loại khác
4.433,5 nghìn. Số lượng cơng nhân khu vực ngoài nhà nước chủ yếu tăng ở các

tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng.
Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người
đang làm việc trong 6.546 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2011, cả nước có
283 khu cơng nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập tại 58 tỉnh,
thành phố, thu hút khoảng 1,6 triệu lao động.
Ngoài ra, lực lượng lao động ở nước ngoài cũng là bộ phận quan trọng tạo
nên sự lớn mạnh của GCCN Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6-2008, tổng số lao động và chuyên gia
Việt Nam đang làm việc ở nước ngồi trên 500 nghìn người. Bộ phận này được
tiếp xúc và làm việc trong môi trường cơng nghiệp hiện đại, có điều kiện học
tập, rèn luyện chuyên môn, tay nghề, nâng cao tác phong công nghiệp.
Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm
70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%.
Riêng các cơ sở kinh tế cá thể, công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực
dịch vụ và thương mại chiếm 66,7%, 33,33% làm việc trong lĩnh vực công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân nước ta cũng có
chiều hướng gia tăng. Sự thay đổi nơi làm việc cũng diễn ra thường xuyên ở tất
cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt, công nhân lao động khu vực kinh tế ngồi
nhà nước có tỷ lệ thay đổi nơi làm việc rất lớn.
GCCN Việt Nam chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước nhưng
hằng năm đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 60%
ngân sách nhà nước.


17

3.2.2 Chất lượng giai cấp cơng nhân
Độ tuổi bình qn của cơng nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm cơng nhân

từ 18 đến 30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước
ngồi cơng nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 3645 tuổi chiếm 14%. Hầu hết công nhân được tiếp cận với kinh tế thị trường nên
năng động, thích ứng nhanh với công nghệ hiện đại.
Tuổi nghề của công nhân: dưới 1 năm chiếm 6,9%, từ 1-5 năm: 30,6%, từ
6-10 năm: 16,4%, từ 11-15 năm: 10,5%, 16-20 năm: 16,8%, 21-25 năm: 13,3%,
trên 25 năm: 5,5%.
Trình độ học vấn của cơng nhân trong tất cả các khu vực kinh tế có xu
hướng được nâng lên: năm 1985, tỷ lệ cơng nhân có học vấn trung học phổ
thơng là 42,5% thì năm 2003 tăng lên 62,2%, năm 2005 tăng lên 69,3%. Tuy
nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và so với trình độ cơng nhân ở
các nước trong khu vực và thế giới thì trình độ học vấn của cơng nhân nước ta
cịn thấp. Mặt khác, lực lượng cơng nhân có trình độ học vấn cao phân bố khơng
đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi
nhọn.
Trình độ nghề nghiệp của cơng nhân tuy đã được nâng cao, nhưng nhìn
chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Năm 1996, số công nhân chưa qua đào
tạo nghề là 45,7%, năm 2005 là 25,1%. Trình độ chun mơn, tay nghề của cơng
nhân các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao
đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động có trình độ trung cấp chiếm14,6%, cơng
nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động không được đào tạo chiếm 41,2%. Năm
2010, số lao động có trình độ đại học trở lên là 5,7 %, cao đẳng là 1,7 %, trung
cấp là 3,5 %, dạy nghề 3,8 %(7). Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động
kỹ thuật khá lớn. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị cơng nghệ cao nhưng lại thiếu
cơng nhân lành nghề. Đặc biệt, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công
việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới
năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí trong đào tạo nghề.


18


3.2.3 Đời sống, việc làm của công nhân lao động
Việc làm cho người lao động: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều chủ trương, giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm
cho người lao động. Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển,
sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới nên tỷ
lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Theo số liệu của Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam, năm 2009, cả nước có 83% số cơng nhân có việc làm thường xun ổn
định, cịn 12% việc làm khơng ổn định và 2,7% thường xuyên thiếu việc làm.
Chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngồi nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho cơng nhân và trích nộp kinh phí cơng đồn.
Thu nhập của người lao động: Mức lương của người lao động hiện nay về
cơ bản không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa
nói đến việc tích lũy hay chăm lo cho con cái... Nhà nước đã từng bước thực
hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, thậm chí có quy định về mức lương tối thiểu
vùng đối với người lao động làm ở các loại hình doanh nghiệp (Nghị định số
70/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên, mức tăng thường không theo kịp tốc độ tăng giá
của thị trường. Chẳng hạn, năm 2010, tiền lương của người lao động trong các
loại hình doanh nghiệp tăng 10,3% so với năm 2009 nhưng chỉ số giá sinh hoạt
tăng 11,75%, nên việc tăng lương khơng có tác dụng nhiều trong việc cải thiện
đời sống công nhân, đặc biệt là công nhân ở các KCN, KCX. Trong khi đó, phần
lớn các chủ doanh nghiệp vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho
người lao động, chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lương.
Ngồi ra, các chủ doanh nghiệp cịn bớt một phần lương của người lao động chi
cho các khoản phụ cấp như ăn trưa, tiền hỗ trợ đi lại, thưởng...
Nhà ở của người lao động: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các
tỉnh, thành phố lớn, các KCN, KCX không xây nhà lưu trú cho công nhân. Số
người lao động trong các KCN khoảng 1,6 triệu người, trong đó, chỉ có 20% số
người có chỗ ở ổn định. Đa số người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN
đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ sinh, môi trường không bảo đảm.




×