Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.8 KB, 11 trang )

Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt
ra
Lê Xuân Đình
(Cập nhật: 14/4/2008)
Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia
đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là
đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong
gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế.
Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng
hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có
tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế
hộ phát triển.
1 - Đổi mới vị trí, vai trò của kinh tế hộ
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân
lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến,
đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho
gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh
tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu phương lớn miền
Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu
cũ).
Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao
động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát
triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày
31-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản
phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị
quyết 10, ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã
tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ
trong nông nghiệp. Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị
định số 12/NĐ-CP, ngày 3-2-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản
lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng
bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh,


các gia đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động
dưới hình thức kinh tế hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ
vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm
cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Động
lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện.
2 - Những kết quả tích cực bước đầu
Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế
hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào
cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Và mặc dầu phong trào hợp tác xã
không còn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ
nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều
đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp,
mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập. Theo số liệu điều tra, trên
74,5% số hộ đã có từ 2 - 4 loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo
thu nhập
(1)
.
Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề
đang chuyển dịch theo hướng tăng dần
số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham
gia sản xuất phi nông nghiệp, như công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
số hộ làm nông, lâm nghiệp và thủy sản
giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn
70,9% năm 2006. Các nghiên cứu đều
cho thấy, giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ
chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh hơn
trước. Nếu thời gian này GDP nông
nghiệp đóng góp 20,23% vào cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn
định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn,

thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông thôn có nguồn thu từ công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đây là một động thái tích cực.
Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản
xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm
nghiệp, thủy sản tăng lên. Tuy vậy, tính đến năm 2006, số lượng và tỷ trọng
các hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm 6,2%), lâm nghiệp (chiếm 0,3%) vẫn bị
đánh giá là còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế.
Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện
nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên
hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp
ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi
tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm
cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa nông sản
của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một số các
trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn
với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu.
Khi nhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vị
thứ thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2007), đứng đầu về xuất
khẩu cà phê rô-bu-sta và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thủy sản ,
thì phải nói, kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thôn đã đóng vai trò chính
trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Trong lĩnh vực
nông nghiệp nói riêng, đã có 5 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ
USD. Đó là thủy sản (3,8 tỉ USD), gỗ (2,4 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gạo
(1,46 tỉ USD), cao su (1,4 tỉ USD).
3 - Khó khăn và thách thức trong thời gian tới
- Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế
hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là
chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và
Một động thái tích cực rất đáng
được lưu ý của kinh tế hộ nông

dân là sự xuất hiện ngày càng
nhiều các hộ bứt phá khỏi tình
trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản
xuất hàng hóa, trong đó phương
thức trang trại gia đình phát triển
mạnh và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản.
nông nghiệp. Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang làm tăng
thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị
Thêm vào đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tuy đã giảm mạnh, tới hơn
một nửa trong khoảng thời gian 10 năm, năm 1993 - 2004, từ 66,4% xuống
còn 25%. Hai năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47%
năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007, vượt kế hoạch đề ra (16%). Nhưng
trong nông thôn, cá biệt một số tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: ở
Lai Châu hiện nay là 55,32%; Điện Biên 40,77%; Hà Giang 39,44% và Bắc
Kạn 37,8%. Dù khu vực nông thôn chiếm tới 90% số hộ thuộc diện nghèo của
cả nước, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn vẫn chậm hơn thành thị tới
20%. Tính bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp,
nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau Điểm xuất phát
thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn
nếu không có những giải pháp mang tính đột phá.
Nếu chia toàn bộ dân số ra 5 nhóm bằng nhau về số người và theo các mức
thu nhập từ thấp đến cao để so sánh chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20%
dân số giàu nhất với nhóm 20% dân số có mức thu nhập thấp nhất, thì nếu
năm 1994, chênh lệch giữa nhóm giàu và nghèo là 6,50 lần, đến năm 2006
đã tăng lên 8,34 lần. Nhưng nếu nhóm dân số càng nhỏ lại, 10%, hay 5%, thì
sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo lại càng tăng lên
đáng kinh ngạc. Theo một cách suy luận khác, chênh lệch giàu nghèo là rất

lớn khi đang tồn tại nghịch lý ở Việt Nam, rằng thu nhập GDP đầu người còn
rất thấp, nhưng giá nhà, đất lại cao, ngang với cả những nước có thu nhập
GDP cao gấp hàng chục lần.
- Hộ nông dân thường rất dễ bị tổn
thương trước sự chi phối khắc nghiệt
của quy luật thị trường. Cơ hội kiếm
tiền đến với người có vốn, có điều kiện
về thông tin, và kể cả điểm xuất phát
cao, sẽ nhiều hơn rất đáng kể so với các
đối tượng khác, nhất là người nghèo. Về
nguyên lý, thị trường dường như mang
lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng
không phải mọi người đều có đủ khả
năng như nhau để tận dụng cơ hội đó.
Người nắm thông tin, người nhiều vốn,
người lanh lợi và phải có chút "tinh quái" mới tận dụng cơ hội tốt hơn và do
đó giàu lên nhanh hơn. Không ít người lợi dụng quá trình cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây nắm giữ nhiều cổ phiếu; hay
những người biết trước thông tin về quy hoạch nên đầu cơ được những khu
đất đắc địa , từ đó càng có điều kiện thu vén những nguồn lợi từ các cơ hội
tốt, lại càng có điều kiện tích lũy làm giàu - giàu sẽ dễ giàu thêm hơn, nghèo
thì thua thiệt và dễ nghèo đi.
Nhiều hộ nông dân đang rơi vào cảnh thua thiệt trước "vòng xoáy" của các
quy luật thị trường, nhất là ở những nơi hợp tác xã không còn tồn tại, chính
quyền cơ sở lại yếu kém, thì không biết dựa vào đâu? Bởi vậy, sự nghiệt ngã
Người nông dân bị thu hồi đất cho
công nghiệp hóa, hay đô thị hóa
cũng rơi vào tình trạng tư liệu sản
xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc
chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để

chuyển đổi nghề nghiệp. Phần
đông nông dân có tiền (tiền đền bù
do bị thu hồi đất) cũng khó tìm
phương án nào cho hiệu quả để
sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
làm cho nó sinh sôi nảy nở.
của tình cảnh "nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu nhanh hơn" đang là tác
nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và
người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Đây là nguyên nhân chính của
hiện tượng số người tự do di cư ra thành thị kiếm việc làm đang tăng lên. Họ
luôn trong tâm lý lo sợ rủi ro, bởi vậy, tư duy "ăn chắc, mặc bền" vẫn là phổ
biến, có đồng nào đổ vào "xây nhà xây cửa" chắp vá, cơi nới một cách manh
mún và rất tốn kém.
- Vốn tích lũy của các hộ gia đình cũng có sự phân biệt khá rõ giữa các
loại hình sản xuất. Theo số liệu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn
năm 2006 của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2006 vốn tích lũy bình
quân một hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần so với thời điểm
tháng 10 năm 2001. Nhưng vốn tích lũy của các hộ sản xuất phi nông nghiệp
vẫn vượt lên cao hơn các hộ thuần nông. Hộ vận tải tích lũy bình quân là 14,9
triệu đồng, hộ thương nghiệp là 12,1 triệu đồng, hộ thủy sản là 11,3 triệu
đồng, trong khi đó hộ nông nghiệp thuần chỉ tích lũy dưới 4,8 triệu đồng. Lý
do chính của việc tiết kiệm tiền trong phần đông các hộ gia đình nông thôn
(2)
không phải là để tích lũy mở rộng sản xuất, mà 82% số người được hỏi trả lời
là để chi trả khám và chữa bệnh khi cần thiết và 70% trả lời là để đề phòng
các nhu cầu chi tiêu đột xuất khác, chỉ 6% mong đợi lợi nhuận hay lãi suất.
- Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa
lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy
năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của
sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao

liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với
khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung
cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn
phương án tối ưu.
- Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở
lớn đối với kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật
và khả năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi
phí giao dịch cao Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh
tế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu
dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu.
- Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng
đồng, hiệp hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là đầu vào và
đầu ra của sản xuất, nhưng các hợp tác xã (HTX) hiện nay trong nông
nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ, do chưa hoạt động thật hiệu quả và
thiết thực. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC)
năm 2007, thì HTX chỉ đáp ứng 6,9% nhu cầu phân bón và 13,8% nhu cầu
giống, trong khi đó các đại lý tư nhân cung cấp tới 59,2% phân bón và 43,1%
giống (xem bảng).
Bảng: Nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của các hộ (%
hộ điều tra)
Loại vật tư Nguồn cung cấp
HTX Công ty Đại lý tư nhân Tự cung cấp
Giống cây trồng 13,8 7,5 43,1 5,7
Phân bón 6,9 6,9 59,2 2,3
Thuốc BVTV, diệt
cỏ
5,7 6,9 55,7 0
Thức ăn chăn nuôi,
kể cả thủy sản
0 2,3 20,1 6,3

Giống con, vật nuôi 0 2,9 20,7 5,7
Thuốc thú y 4,0 1,1 17,8 0,6
Các loại đầu vào
sản xuất khác
0,6 0 20,1 0
Thực trạng chung của các HTX là, mức vốn hoạt động còn nhỏ, đặc biệt là
các HTX trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại. Tỷ lệ vốn cố
định ở các HTX rất cao, từ trên 70% đến 95%. Tình trạng này làm cho HTX
thường không đủ vốn lưu động để hoạt động, do đó cũng không phát huy
được vốn cố định, trong khi vay ngân hàng thì gặp nhiều khó khăn về tài sản
thế chấp. Ngược lại, trong lĩnh vực tín dụng thì tỷ trọng vốn cố định rất thấp
(chưa đạt 5%), dẫn đến tình trạng chung ở các quỹ tín dụng là cơ sở làm việc
rất nghèo nàn, không bảo đảm an toàn cho việc mở rộng hoạt động huy động
và cho vay. Tỷ lệ HTX có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác chỉ bằng 11,3% số HTX được thống kê, điều đó cho thấy các HTX
chưa phát triển các quan hệ tín dụng với ngân hàng để có thêm vốn phát triển
các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của xã viên.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp.
Nhưng khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các
khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Đất trồng lúa
nước năm 2005 đã giảm trên 302 ngàn héc-ta so với năm 2000. Theo số liệu
thống kê, trong 5 năm qua cả nước đã có khoảng 13% số hộ nông dân bị mất
đất, mà lý do chính là bị thu hồi do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng động chuyển đổi ngành nghề, nhưng
vẫn không đủ "can đảm" (tính chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm cho
các hộ chuyển nghề yên tâm) để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay
thuê người làm. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm
để vừa đủ mức nộp thuế sử dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền,
đổi thửa diễn ra quá chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Bên
cạnh đó, tình trạng lãng phí sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Tại Nam Định,

có địa phương người nông dân muốn trả ruộng thì chính quyền xã không
nhận, vì thời hạn giao đất vẫn còn hiệu lực, nếu nhận thì xã không thu được
lệ phí. Trong khi đó người dân nơi khác đến canh tác thì khó khăn do chính
sách cư trú Tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có 10.600 hộ nông dân mất đất,
làm cho 21.000 lao động không có việc làm, nhưng diện tích thu hồi lại bỏ
hoang, chờ dự án, hoặc chỉ sử dụng khoảng 30%
- Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất
nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinh
tế thị trường. Chữ tín trong làm ăn là rất
quan trọng, thế nhưng một số địa
phương nông dân sẵn sàng "phá hợp
Quan điểm chung của nhiều nhà
hoạch định chính sách ở nước ta
hiện nay là làm sao sớm "thoát"
khỏi nông nghiệp. Đây là cách hiểu
rất thiển cận, thiếu tính bền vững,
đối với một nước phải bảo đảm có
nguồn lương thực ổn định cho gần
90 triệu dân trong một vài năm tới
như nước ta.
đồng" để được lợi trước mắt do giá thị trường đột ngột lên cao so với hợp
đồng, như trong hợp đồng bán hoa hồi cho đối tác Bắc Âu tại Lạng Sơn. Còn
chuyện giá cả lên xuống thất thường là quy luật "cung - cầu" của thị trường.
Đối với sản xuất nông nghiệp, tính chất mùa vụ và sự lệ thuộc vào đất đai,
tiểu khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có thể thành công nếu cứ chạy theo sự "lên
- xuống" của thị trường. Thế mà, một số nông dân ở huyện Đông Triều,
Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa (cây lấy gỗ phải mất
50 năm mới cho thu hoạch, mà giá lúc đó chưa ai có thể nói rõ là sẽ như thế
nào). ở một số địa phương phía Nam cũng vậy, thấy giá một số cây trồng
khác đang "sốt", thì vội chặt cây điều đang kỳ cho thu hoạch Trong khi đó,

các ngành chức năng thiếu sự tuyên truyền, giải thích hữu hiệu để có định
hướng sản xuất đúng và hơn nữa có quy hoạch cây, con một cách khoa học,
ổn định lâu dài. Chẳng hạn, nhiều địa phương đã khá thành công trong việc
tìm kiếm thị trường "cần những cái mình có", như chè Nghệ An vào thị trường
Trung Đông, gạo, hạt tiêu, cà phê xuất khẩu ra thế giới.
Hơn nữa, cũng phải tính toán đến cả tình huống mới, khi đang có nhiều cảnh
báo trên thế giới
(3)
đã nói về một cuộc khủng hoảng mới về lương thực đang
xuất hiện và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng lương
thực trước đây thế giới từng chứng kiến. Theo ông Đô-nan Cốc (Donald
Coxe), thách thức lớn nhất đối với thế giới không phải là 100 USD/thùng dầu,
mà thế giới phải có đủ lương thực cho các tầng lớp trung lưu mới và vì vậy
đòi hỏi phải tăng sản lượng lương thực. Chỉ riêng giá lúa mì đã tăng 92%
trong năm 2007, và ngày 3-1-2008, giá đóng cửa giao dịch là 9,45 USD cho 8
ga-lông tại sàn buôn bán Chi-ca-gô. Theo nhiều dự báo, trong những tháng
tới của năm 2008, giá lương thực vẫn tiếp tục tăng.
Những nước xuất khẩu lương thực trước đây như Nga và Ấn Độ hiện nay
đang ngừng xuất khẩu lương thực. Khu vực Trung - Tây của nước Mỹ cung
cấp 54% sản lượng ngô của thế giới, nhưng gần đây số lượng lương thực
được tích trữ của Mỹ cho những vụ tiếp theo đã tụt xuống mức thấp kỷ lục.
Do vậy, những nước dư thừa lương thực sẽ có một lợi thế lớn.
Nếu không đánh giá đúng lợi thế này, không khéo chúng ta đang đánh mất
những lợi thế đã có để chạy theo những "lợi thế ảo" mà thế giới đang mạnh
hơn ta rất nhiều lần
(4)
. Trong khi đó, muốn làm cho nền nông nghiệp nước nhà
phát triển và hội nhập thành công trên đà của những thành tựu đã đạt được
trong hơn 20 năm đổi mới đã qua, không có cách nào khác là phải có thêm
những chính sách có tính chất đột phá để tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ

cho kinh tế hộ phát triển. Đất nước đang cần có nhiều hộ nông dân làm ăn
mang tính chuyên nghiệp hơn, bởi vậy kinh tế hộ đang cần có sự hỗ trợ, hợp
lực mang tính cộng đồng chặt chẽ hơn mới hy vọng có được sức mạnh trong
cạnh tranh khốc liệt của thương trường trước xu thế hội nhập ngày một sâu
hơn của nền kinh tế quốc dân.
Giúp nông dân hội nhập WTO
Nguyễn Huyền
Có một thực tế là hầu như tất cả nông dân Việt Nam nói chung và nông dân ở
ĐBSCL nói riêng, không có một khái niệm gì về WTO và họ cũng không mấy
quan tâm, tại sao Chính phủ phải bỏ ra hàng chục năm trời đàm phán để được
vào cái “chợ thế giới” này?
Trong khi đó, có nhiều nguồn thông tin cho rằng khi vào WTO, bà con nông dân sẽ là
người chịu ảnh hưởng trước nhất.
Để giúp nông dân Việt Nam hội nhập WTO giảm bớt rủi ro, không có gì khác hơn là
giúp họ sản xuất hàng hoá có tính cạnh tranh cao. Muốn làm được điều này trước hết
các ngành chức năng phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến tay bà con.
Nông dân với nỗi lo hội nhập
Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Chính phủ sẽ không được phép trợ giá đối
với các hàng nông sản. Để các mặt hàng nông sản của Việt Nam có thể cạnh tranh
trên một thị trường có lẽ “quá hớp” đối với nông dân trong nước, nhất là nông dân ở
ĐBSCL, các ngành chức năng cần có sách lược cụ thể trước mắt cũng như lâu dài
giúp bà con quen dần với cách làm ăn thời hội nhập.
Một nông dân ở ĐBSCL đã nói lên nỗi lo lắng của mình như sau: “Việt Nam đã chính
thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO. Cho tới bây giờ chúng ta chỉ mới tính
tới việc xây dựng vùng sản xuất liệu có kịp không?
Khi gia nhập thì hàng rào thuế quan được tháo dỡ, hàng hoá nước ngoài tràn vào Việt
Nam, mà hàng hoá nước ngoài thường chất lượng cao hơn, giá cả cũng rẻ hơn, vậy
liệu hàng nông sản của Việt Nam có cạnh tranh nổi không? Có thua ngay trên sân nhà
không? Mong rằng các nhà quản lý, các ngành chức năng tìm biện pháp tháo gỡ cho
nông dân. Nếu có làm thì xin hãy gấp rút lên để cho bà con nông dân đỡ khổ”.

Nỗi lo của người nông dân này cũng chính là nỗi lo chung của hàng chục triệu nông
dân trong cả nước. Có một thực tế là từ trước tới nay chúng ta vẫn đánh giá nông dân
ĐBSCL rất nhạy bén tiếp thu cái mới, tuy nhiên nông dân ĐBSCL lại rất thiếu thông
tin.
Có một nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu đời và mãi đến nay nó vẫn còn, đó là khi nông
dân đi mua bất cứ thứ gì cũng bị người ta định giá trước. Ví dụ như: vật tư phân bón,
thuốc trừ sâu dùng sản xuất nông nghiệp, nếu bà con không đồng ý mua thì người ta
không bán. Ngược lại, hàng hoá do nông dân làm ra thì rất khó bán, khi bán cũng
không thể tự mình định giá trước. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề?
GS-TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phía Nam cho rằng:
nông dân không tiếp cận được thông tin, ở đây lỗi thuộc về hai phía.
Về hệ thống khuyến nông, phải có một hướng dẫn, dự báo thường xuyên và cập nhật
thông tin, giúp cho bà con nông dân tiếp cận dự báo này một cách thuận lợi và chính
xác. Đây là một việc rất cần thiết, hiện nay, Nhà nước chủ trương giao quyền tự chủ
cho nông hộ.
Như vậy, nông hộ sẽ chọn phương án trồng cây gì, nuôi con gì nông dân sẽ tự tính
toán, để giúp nông hộ tính toán sát với thực tế thì Nhà nước phải cung cấp cho nông
dân thông số đầu vào. Thông số đầu vào này phải có những dự báo được “mã hoá”
bằng ngôn ngữ của nông dân để bà con hiểu.
Những thông tin, những dự báo phải rất cập nhật về lúa gạo, cây ăn trái, chủng loại
Các viện, trường và các cơ quan chức năng có đầy đủ cách để làm được việc này.
Giúp nông dân tiếp cận thông tin
Hiện nay, hệ thống dự báo này chỉ đến tầng lớp cán bộ chứ không đến tay nông dân,
trong khi đó, nông dân chính là đối tượng cần thông tin này nhất. Nông dân là người
quyết định nên trồng cây gì, nuôi con gì? Chính vì dự báo về thị trường không đến với
nông dân là một trong những nguyên nhân khiến cho những chuyện vừa trồng xong
thì chặt rất thường xuyên xảy ra trong nông dân.
“Tôi mong muốn Nhà nước bằng cách gì đó, đầu tư mạnh vào khâu này để giúp bà
con nông dân tiếp cận một cách rất nhanh chóng và rất dễ, khi cần thì bà con biết
mình sẽ hỏi ai. Người được hỏi phải có trách nhiệm trả lời những thông tin chính xác

trước khi bà con quyết định trồng cây gì, nuôi con gì?” ông Phụng nói.
Để giúp nông dân sản xuất hàng nông sản đáp ứng thị trường xuất khẩu trong thời hội
nhập, cách tốt nhất là hỗ trợ cho nông dân thông tin thị trường cần thiết, đó là cách tốt
nhất giúp cho nông dân trong thời hội nhập. Hiện nay, nông dân rất thiếu thông tin thị
trường, không nắm được thông tin. Vậy họ cần sản xuất loại trái cây gì, nông sản gì,
bán ở đâu, nước nào và lúc nào, loại gì và bán với giá nào? Những nông dân lên mạng
truy cập thông tin làm kinh tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay?
Theo ông Phụng, công tác quy hoạch và chính sách cũng là vấn đề hết sức cần thiết
cho bà con nông dân. Nghề vườn của bà con nông dân ĐBSCL với diện tích rất lớn,
kế hoạch cũng rất lớn nhưng đầu tư ngược lại cho nông dân thì chẳng là bao. Số liệu
khuyến nông cho những vườn cây ăn trái cho thấy con số này rất thấp, chỉ có vài tỉ
đồng so với tổng số 6 triệu tấn trái cây.
Riêng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam chỉ đầu tư có 350 triệu/năm. Viện Khoa
học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam 150 triệu/năm, Viện Rau quả miền Bắc 243
triệu/năm, kinh phí dùng cho công tác khuyến nông chưa quá 3 tỉ cho cả nước, một
con số quả thật rất khiêm tốn!
Điều này cho thấy tầm nhìn và những đầu tư của Nhà nước về công tác khuyến nông
cho cây ăn quả chưa xứng tầm. Nông dân ngày nay muốn họ làm được điều gì cần
phải có mô hình sản xuất để chứng minh cho bà con hiểu. Mặc dù bà con rất năng
động nhưng có những cái Nhà nước phải dẫn đường trước nhất là trong giai đoạn tiền
hội nhập.

Nguồn: VNECONOMY Tháng 11/2006
Nông dân - chủ thể của phát triển nông thôn
Trong toàn bộ sự nghiệp phát triển nông thôn,
nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng
Chọn giống lúa có năng suất
cao - Ảnh: Đức Toàn
định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển
nông thôn, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc phát

triển nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền
lợi chính đáng của họ.
Nhận thức đúng đắn và cần thiết
“Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông thôn” cũng có nghĩa là (i) đặt nông
dân trở lại đúng với vị trí và vai trò của họ trong phát triển, vì mục đích tối thượng
của công cuộc phát triển đất nước cuối cùng là vì sự phát triển toàn diện của con
người; (ii) khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, phát huy đến mức cao
nhất tính năng động sáng tạo của nông dân trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn; (iii) nông dân phải được tham gia ý kiến vào quá trình
hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong quá trình
quy hoạch đô thị và khu công nghiệp cũng như trong quá trình đền bù, giải tỏa đất
nông nghiệp; và (iv) mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, của các đoàn thể, tổ chức
xã hội phải hướng vào nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nông dân, bảo đảm
cho nông dân quyền hưởng thụ những lợi ích xứng với sự đóng góp của họ, không thể
để họ thua thiệt so với các tầng lớp khác, càng không thể để họ “đứng bên lề” của sự
phát triển.
Trong thực tế, nông dân đang còn chịu nhiều thiệt thòi. Thu nhập của nông dân đang
quá thấp kém. Theo kết quả điều tra năm 2006, chỉ có 8,16% lao động được đào tạo,
trong đó chỉ có 2,97% có bằng sơ cấp, 2,97% có bằng trung cấp, 1,14% có bằng cao
đẳng và 1,08% có bằng đại học. Do những yếu kém về trình độ văn hóa và về kỹ năng
lao động, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ngày càng phổ biến ở nhiều vùng
nông thôn.
Thu nhập bình quân đầu người dân nông thôn chỉ bằng 47,8% thu nhập của người dân
thành thị; chênh lệch giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và cao nhất dãn ra: năm 2002
là 8,1 lần, năm 2006 đã lên tới 8,4 lần. Theo số liệu thống kê năm 2006, nếu như tỷ lệ
nghèo chung ở thành thị chỉ là 3,9% thì tỷ lệ này ở nông thôn là 20,4%, riêng vùng
Tây Bắc (thấp nhất) là 49%.
Sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp đối với cây
trồng, vật nuôi đã de dọa nghiêm trọng đời sống của nông dân. Không những thế, việc
huy động nhiều khoản đóng góp cao so với thu nhập của họ để xây dựng đường sá

nông thôn và phục vụ các hoạt động xã hội khác ở nông thôn (ở một số địa phương có
đến 40 khoản đóng góp) như xây dựng đường, điện, trường học, trạm y tế đã làm
giảm mức sống của nông dân.
Đáng quan tâm là đồng bằng sông Cửu Long, nơi góp 90% lượng gạo, 70% số trái cây
và 60% sản lượng thủy sản của cả nước lại là nơi mà hạ tầng giao thông, học vấn, y tế
và nhà ở yếu kém nhất nước; nhiều thanh niên nông thôn buộc phải ra thành phố kiếm
sống, cực nhọc, vất vả.
Một số nhà nghiên cứu đã tổng kết “mười cái nhất” về nông dân như sau: (1) cống
hiến nhiều nhất; (2) hy sinh lớn nhất; (3) hưởng thụ ít nhất; (4) được giúp đỡ kém
nhất; (5) bị đè nén tệ hại nhất; (6) bị tước đoạt nặng nề nhất; (7) cam chịu lâu dài nhất;
(8) tha thứ cao cả nhất; (9) thích nghi tài giỏi nhất và (10) năng động, khôn ngoan
nhất. Như vậy, cả xã hội phải biết ơn nông dân, cảm thông với nông dân và làm tất cả
những gì có thể để “đền ơn, đáp nghĩa” nông dân. Bài học đã qua cho thấy rằng nông
thôn ổn định là điều kiện cơ bản để cả xã hội ổn định, đất nước phát triển bền vững.
Phát triển doanh nhân từ nông dân
Để nông dân thực sự là chủ thể của phát triển nông thôn, quan trọng và cấp bách nhất
là việc làm và thu nhập của nông dân, bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Muốn vậy cần thực hiện
việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn mạnh hơn nữa.
“Muốn nông dân giàu, phải bớt nông dân đi”, cũng có nghĩa là trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, số lao động làm nông nghiệp sẽ giảm mạnh về số
lượng cũng như tỷ trọng, chuyển sang các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ - những
ngành nghề có giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao thu nhập và đời sống của những lao
động trước đây làm nông nghiệp. Trong giai đoạn 2001-2006, tỷ trọng lao động nông
nghiệp đã giảm 10,4%, trong đó chuyển sang làm công nghiệp và xây dựng 6,0%; làm
dịch vụ 4,4%; tuy vậy lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm 55,7% trong tổng số
lao động của cả nước.
Việc làm và thu nhập của nông dân trong những vùng bị thu hồi đất đang là một vấn
đề nóng bỏng trong nông thôn mà những chính sách giải quyết thỏa đáng sẽ có ảnh
hưởng tích cực đến sự ổn định của nông thôn. Trong thời gian 2000-2005, đã chuyển

366.400 hecta đất nông nghiệp sang các mục tiêu phi nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời
sống của 627.500 hộ gia đình với 2,5 triệu người và 950.000 lao động (53% thu nhập
của số hộ bị thu hồi đất bị giảm và có tới 34,5% số hộ có đời sống thấp hơn trước khi
đất bị thu hồi).
Dự kiến trong kế hoạch 2006-2010, sẽ có gần 320.000 hécta chuyển đổi mục đích sử
dụng, mỗi hécta đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ có 13 lao động bị mất việc làm. Điều
cần được nhấn mạnh trước hết là nông dân phải được bảo đảm đủ các quyền đối với
đất đai đã được pháp luật ghi nhận; họ phải được đối xử công bằng, minh bạch trong
việc đền bù, giải tỏa, trong việc tái định cư, trong bảo đảm việc làm và thu nhập sau
khi đất bị thu hồi. Giá đền bù diện tích đất nông nghiệp cần được tính theo giá của
diện tích đất đó khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng, không nên quá rẻ như hiện nay
vừa thiệt cho nông dân có đất vừa dễ nảy sinh nhiều tiêu cực.
Có thể nghiên cứu cơ chế thông qua đấu giá tiền đền bù giữa người sử dụng đất vào
mục đích phi nông nghiệp hợp pháp và những người nông dân đang có quyền sử dụng
đất được giao. Cũng có thể hình thành những công ty cổ phần mà cổ đông là các hộ
nông dân góp ruộng đất, vốn liếng, công cụ sản xuất nông dân vừa là người chủ vừa
là người lao động, hưởng lương và hưởng cổ tức theo cổ phần của họ.
Một lớp doanh nhân mới xuất thân từ nông dân, có kiến thức, có kỹ năng quản lý kinh
doanh là điều kiện cơ bản để tạo việc làm cho nông dân, phát triển nhiều doanh
nghiệp có năng lực cạnh tranh góp phần xây dựng nông thôn mới trong điều kiện hội
nhập kinh tế sâu rộng như ngày nay. Trong tình hình ở nhiều địa phương, lực lượng
lao động rời bỏ nông thôn đi kiếm sống nơi thành thị chủ yếu là thanh niên khỏe, có
trí thức; người ở lại quê hương để làm nông nghiệp chủ yếu lại là phụ nữ và người lớn
tuổi, thì việc khuyến khích, tạo mọi điều kiện để thanh niên nông thôn ở lại quê
hương, lập nghiệp ngay tại quê hương là một yêu cầu bức thiết.
Đến nay, chúng ta mới có 39.414 doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn (chiếm 30%
trong tổng số doanh nghiệp cả nước là 131.332 - vào thời điểm 1-1-2007 theo số liệu
của Tổng cục Thống kê), có 2.017 làng nghề với 1,4 triệu hộ sản xuất ngành nghề,
khoảng 8.432 hợp tác xã nông nghiệp và 837.500 tổ hợp tác
Số lượng doanh nghiệp như vậy là quá ít so với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Trong thời gian tới, cần thực hiện các chính sách khuyến khích mạnh hơn nữa các loại
hình doanh nghiệp kinh doanh ở nông thôn, tạo mọi thuận lợi cho việc hình thành và
phát triển đội ngũ doanh nhân kinh doanh ở nông thôn, nhất là doanh nhân xuất thân
từ nông dân. Chính doanh nhân sẽ là người đầu tư xây dựng doanh nghiệp, tạo việc
làm cho lao động nông thôn hiện nay và trong tương lai, thực hiện chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn.
Chúng ta đã có những “tỉ phú chân đất” - những người làm giàu thành công bằng sức
của mình ngay trên mảnh đất mà mình sinh sống, bằng sự đam mê kinh doanh, tính
kiên trì, chăm học hỏi Cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi
hơn nữa để có thêm nhiều doanh nhân - chủ trang trại, chủ doanh nghiệp xuất thân từ
nông dân với hàng chục vạn doanh nghiệp các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ làm phong phú thêm đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn, xây dựng
nông thôn mới.
Theo VŨ QUỐC TUẤN
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

×