Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chương trình hành động về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vòa năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.52 KB, 12 trang )

TỈNH ỦY HẢI DƯƠNG
*
Số: 12 - CTr/TU
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hải Dương, ngày 28 tháng 5 năm 2012
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012
Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng (khóa XI) về xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
-----
I. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA TỈNH
1. Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh đã được quan
tâm đầu tư và có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng thúc đẩy, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất văn
hóa, tinh thần của nhân dân.
- Hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ phát triển kinh tế, xã hội; nhiều công trình lớn đã được khởi công xây dựng tạo
sự kết nối vùng, kết nối các tỉnh lân cận và giữa các địa phương trong tỉnh. Đường
giao thông nông thôn được đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn, góp phần phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
- Hạ tầng cung cấp điện tiếp tục được đầu tư, cải tạo đáp ứng nhu cầu tăng từ
14 - 15% năm; nhiều đường dây, trạm biến áp được xây dựng, cơ bản đáp ứng
nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt, đến nay 100% số hộ có điện sinh hoạt.
- Hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu được đầu tư, xây dựng
bằng nhiều nguồn vốn. Hệ thống công trình đê điều, thủy lợi của tỉnh hằng năm
đều được củng cố và tu bổ, góp phần phục vụ thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, cải tạo môi trường, môi sinh, mở rộng diện tích cây trồng vụ đông.
- Hạ tầng đô thị phát triển nhanh đã giải quyết cơ bản nhu cầu xã hội, giảm
bớt tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị. Bộ mặt các đô thị được cải thiện đáng
kể, nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại II, Chí Linh thành đô thị loại


III. Xây dựng đề án nâng cấp huyện Kinh Môn thành thị xã trước năm 2015.
- Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) và Cụm công nghiệp (CCN) bước đầu
phát triển, tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới; một số KCN đầu tư xây dựng hệ
thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, góp phần thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự
án phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
/var/www/html/tailieu/data/upload/13/nu/oc/ocd1359363963.doc
1
- Hạ tầng thương mại phát triển khá nhanh trong những năm gần đây cơ bản
đáp ứng được sự gia tăng của nhu cầu mua bán, trao đổi và tiêu dùng của nhân
dân trong tỉnh.
- Hạ tầng thông tin được xây dựng rộng khắp, phát triển nhanh với công
nghệ tiên tiến, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành hoạt động thường xuyên góp phần
quan trọng và nâng cao năng suất lao động, cải cách thủ tục hành chính.
- Hạ tầng giáo dục trong những năm qua được đầu tư nhiều hơn, công tác xã
hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên.
- Hạ tầng y tế được tập trung đầu tư, nhất là tuyến y tế cơ sở; các bệnh viện
được quan tâm đầu tư thêm các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến phục vụ tốt việc
khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc
và bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Hạ tầng văn hóa thể thao và du lịch từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp;
các hoạt động văn hóa, du lịch được xúc tiến, quảng bá phục vụ tốt các nhiệm vụ
chính trị, xã hội của tỉnh, góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa, nâng cao dân
trí, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.
2. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn nhiều mặt hạn chế,
yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, đang là điểm nghẽn của quá
trình phát triển.
- Hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của
phương tiện, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng lạc hậu chưa được nâng cấp cải tạo.

Một số cầu, cống chưa đáp ứng tải trọng khai thác của đường, chất lượng đường
còn thấp, cơ cấu vốn giữa xây dựng và bảo trì chưa hợp lý (đặc biệt là giao thông
nông thôn); hệ thống cảng sông chưa được quan tâm cải tạo, công tác nạo vét
luồng lạch chưa thường xuyên.
- Chất lượng hệ thống lưới điện thấp, tổn thất điện năng còn lớn, tỷ lệ ngầm
hóa tại các đô thị chưa cao.
- Việc xây dựng hạ tầng các KCN, CCN chưa đồng bộ, còn thiếu công trình
xử lý nước thải, chất thải. Việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN
gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống bán buôn, bán lẻ tại các chợ còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Các chợ
đầu mối hoạt động ít hiệu quả.
- Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền
vững, chất lượng và mạng lưới dịch vụ chưa đồng đều, ở một số nơi đáp ứng
/var/www/html/tailieu/data/upload/13/nu/oc/ocd1359363963.doc
2
chưa tốt yêu cầu của người sử dụng. Mức độ tin học hóa trong các ngành, lĩnh
vực còn thấp, đóng góp công nghệ thông tin trong giá thành còn ít.
- Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các đô thị còn hạn chế, tình trạng
ngập úng chưa được xử lý triệt để, chất thải rắn hầu hết đang sử dụng biện pháp
chôn lấp; tỷ lệ cây xanh còn thấp, hệ thống chiếu sáng còn thiếu, công tác quản lý
đô thị (đặc biệt là vỉa hè) còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử
dụng nước sạch chưa cao.
- Hạ tầng giáo dục, đào tạo vẫn còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng,
chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là hệ thống trường mầm non, mẫu giáo. Hệ thống
giáo dục - đào tạo chưa đồng bộ, liên thông, chưa cân đối giữa giáo dục nghề
nghiệp với giáo dục THPT và giáo dục đại học.
- Hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa
bệnh ngày càng cao của nhân dân; cơ sở khám, chữa bệnh còn thiếu, tình trạng quá
tải ở tuyến tỉnh chậm được khắc phục. Xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn nhiều hạn
chế. Trang bị cho các cơ sở y tế còn thiếu và chưa hiện đại, đặc biệt là tuyến cơ sở.

- Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của nhân dân. Chất lượng công trình còn thấp, chưa tương xứng với
tiềm năng phát triển và phong trào văn hoá, thể thao của tỉnh.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo Nghị quyết số 13-
NQ/TW ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI:
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ
trên toàn tỉnh, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả,
hạn chế lãng phí, thất thoát vốn đầu tư; thực hiện phân kỳ đầu tư, ưu tiên những
dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn. Tăng cường công tác
quản lý trong khai thác sử dụng công trình.
- Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để
thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục quan tâm dành vốn nhà nước tập trung đầu
tư các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội.
- Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa
vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước
/var/www/html/tailieu/data/upload/13/nu/oc/ocd1359363963.doc
3
hết là trong thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi
ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc
phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác,
bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu
Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc
nghẽn, quá tải, bức xúc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, bảo đảm phát

triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới; giảm dần sự chênh lệch giữa
các vùng, các huyện trong tỉnh và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu tỉnh ta cơ bản đạt tỉnh có nền kinh tế phát triển,
trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nền văn
hoá - xã hội tiên tiến vào năm 2020. Cùng với yêu cầu phát triển đồng bộ hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực phát triển 4 lĩnh vực
trọng tâm cần đi trước một bước:
- Hạ tầng giao thông: Bảo đảm kết nối mạng lưới giao thông của tỉnh với các
tỉnh lân cận, kết nối thành phố Hải Dương với các huyện, thị xã trong tỉnh (các
đầu mối giao thông cửa ngõ hệ thống giao thông được xây dựng đồng bộ hiện
đại) và kết nối giữa các huyện, thị xã với nhau bằng hệ thống đường vành đai bảo
đảm năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn.
- Hạ tầng cung cấp điện: Bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh
hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng đường
dây, trạm biến áp và công tác quản lý để giảm tổn thất; tiết kiệm và giảm tiêu
hao điện năng.
- Hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu: Bảo đảm tưới, tiêu chủ
động cho diện tích lúa 2 vụ, diện tích rau màu, các vùng cây ăn quả và nguyên
liệu, vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó
với biến đổi khí hậu.
- Hạ tầng đô thị: Từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại các đô thị, giải
quyết cơ bản tình trạng thiếu các điểm đỗ xe, úng ngập; cung cấp ổn định điện,
nước, thu gom xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi
trường.
/var/www/html/tailieu/data/upload/13/nu/oc/ocd1359363963.doc
4
Trong 4 lĩnh vực trọng tâm trên, cần tập trung ưu tiên mọi nguồn lực tạo sự
đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm đồng bộ, hiện đại, đi
trước một bước, tạo động lực thúc sự đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ cụ thể
1.1. Hạ tầng giao thông
Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hợp lý, có quy mô phù hợp, đảm
bảo phục tốt cho hoạt động vận tải, lưu thông thông suốt và thuận tiện, kết nối
chặt chẽ với các vùng, các tỉnh lân cận và hình thành các trục giao thông kết nối
các khu, cụm, khu vực phát triển kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện khai thác tiềm
năng sẵn có.
Đường bộ: Coi đây là phương thức vận tải chủ đạo phục vụ các mục tiêu
thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế đột phá gồm phát triển công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ và du lịch.
- Các Quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp I, II, III; các tuyến đường tỉnh chủ yếu đạt
cấp III, một số đoạn tuyến có lưu lượng vận tải lớn được quy hoạch cấp II, cầu
cống được thiết kế bảo đảm tải trọng khai thác H30- XB80 đồng bộ với cấp
đường. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống trục ngang gồm các tuyến đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 và một số tuyến
đường tỉnh đóng vai trò là các trục ngang phụ kết nối các huyện như đường tỉnh
392, 396… Hệ thống trục dọc bao gồm Quốc lộ 37, Quốc lộ 38, đường vành đai 5
Hà Nội; trục Bắc - Nam; các đường tỉnh 390, 388….
- Giao thông đô thị: Đảm bảo quĩ đất dành cho giao thông đô thị đạt 20-23%
(bao gồm cả giao thông tĩnh), quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tĩnh,
các bến xe khách, bãi đỗ xe. Các tuyến đường đô thị được nâng cấp, cải tạo bảo
đảm 100% mặt đường bê tông nhựa (BTN), rải nhựa, bê tông xi măng. Xây dựng
đường vành đai 1 và 2 của thành phố Hải Dương và đường vành đai của tỉnh liên
kết các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Hà. Cải tạo
các nút giao thông, chiếu sáng đô thị.
- Giao thông nông thôn: Huy động mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả đề án
phát triển GTNT giai đoạn 2011-2015. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện đề án phát triển GTNT. Đến năm
2020 đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (kết cấu mặt nhựa hoặc

bê tông xi măng), đường xã đạt tối thiểu đường loại A; các tuyến đường xã quan
trọng đạt tiêu chuẩn cấp V; 100% đường xã được cứng hoá (kết cấu mặt bê tông
xi măng hoặc nhựa). Cải tạo, nâng cấp 100% đường thôn xóm bằng vật liệu cứng,
/var/www/html/tailieu/data/upload/13/nu/oc/ocd1359363963.doc
5

×