Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Nông thôn ngoại thành Hà Nôị thực trạng và Giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.08 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với xu thế phát triển chung của toàn xã hội, hoạt động đầu tư
trở thành một nhân tố cho sản xuất, cho việc gia tăng nguồn lực của nền
kinh tế. Đó là một trong những công cụ quan trọng nhất để đảm bảo cho sự
tăng trưởng và phát triển của một quốc gia nói chung và một địa phương
nói riêng.
Trong những năm qua, với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị
hóa ngày càng cao đã đặt ra cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn những
thách thức mới. Tại hội nghị Đảng bộ của Thành phố Hà Nội khóa V đã
quyết định chương trình “Phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện
đại hóa nông thôn” với chủ trương phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại
thành theo hướng nông nghiệp, đô thị, sinh thái. Trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến tăng cường đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn
ngoại thành. Thực hiện chủ trương đó, các năm qua kinh tế ngoại thành đã
có bước phát triển tích cực, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã được tập
trung đầu tư theo hướng hiện đại hóa. Tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng
vẫn chưa theo kịp được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để có thể đẩy
mạnh hoạt đầu tư phát triển cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông
thôn ngoại thành thì cần phải có sự nghiên cứu. Chính vì thế, trong thời
gian thực tập ở “Phòng Kế hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” -
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, em đã chọn đề tài “Đầu tư phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn ngoại thành Hà Nôị: thực trạng
và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu. Chuyên đề được chia thành 2 chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật nông thôn ngoại thành Hà Nội
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Chương II: Các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn ngoại thành Hà Nội trong thời


gian tới.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn bao gồm: hệ thống thủy
lợi, hệ thống điện nông thôn, hệ thống giao thông nông thôn và bưu chính
viễn thông. Ở đây, do sự giới hạn về sự nghiên cứu của Phòng và Sở, chỉ
nghiên cứu về 3 hạng mục là hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn và hệ
thống điện nông thôn nên trong chuyên đề của em chỉ để cập đến 3 nội
dung này thôi, coi 3 nội dung này tổng thành nên hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật nông thôn ngoại thành..
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo -
TS.Từ Quang Phương và các cô chú ở Phòng Kế hoạch nông nghiệp đã
giúp em hoàn thành đề tài này.
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT NÔNG THÔN
NGOẠI THÀNH HÀ NỘi
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội ngoại thành Hà Nội
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 5
tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hà
Tây và Vĩnh Phúc ở phía Tây và Tây Nam. Nhờ vị trí này mà Hà Nội là
đầu mối giao thông, giao lưu hàng hóa, dịch vụ, thu hút lao động và các
mặt hàng hoạt động khác với các tỉnh và hội nhập quốc tế. Địa hình của Hà
Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Có các sông lớn
chảy qua là sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cầu.
Tính đến năm 2005, thành phố Hà Nội có 9 quận nội thành và 5
huyện ngoạI thành. Các huyện ngoạI thành là Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh
Trì, Gia Lâm, Từ Liêm gồm 118 xã và 8 thị trấn. Tổng diện tích đất của
toàn Thành phố Hà NộI là 82.198ha, trong đó tổng diện tích đất tự nhiên

ngoại thành là 74.219ha, (chiếm 80,5% tổng diện tích toàn thành phố. Dân
số của toàn thành phố là 3.075.000 trong đó dân số các huyện ngoạI thành
là 1.153.000 người (chiếm 37,5% tổng dân số của Thành phố).
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Bảng 1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đầu tư vào ngoại thành Hà nội
giai đoạn 2000-2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Đầu tư vào ngoại thành 178.250 232.253 492.351 425.067 550.872 839.160
Tổng vốn đầu tư trong
nước toàn thành phố
784.750 1.229.068 1.714.550 2.145.581 2.713.346 1.946.800
Tỷ lệ (%) 22.71 18.9 28.72 19.81 20.3 43.1
Nguồn: Phòng Kế hoạch NN và PTNT - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Các quận nội thành với lợi thế là trung tâm hành chính quốc gia,
trung tâm thương mại, đông dân cư và dân cư thành thị có thu nhập cao nên
chính sách đầu tư vẫn ưu tiên vào nội thành hơn. Nhưng không vì thế mà
Thành Uỷ thành phố không quan tâm đầu tư đến phát triển kinh tế ngoại
thành. Thảnh uỷ đã xác định được vai trò quan trọng của việc phát triển
ngoại thành ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Hà nội. Ngoại thành là nơi
cung cấp nguồn thực phẩm cho nội thành, là nơi hỗ trợ phát triển không
gian đô thị cho nội thành. Hơn nữa ngoại thành còn là nơi cải thiện môi
trường sinh thái cho toàn thành phố, là không gian để điều tiết quy mô phát
triển dân số cho nội thị và các dòng di dân nông thôn đô thị vào bên trong
nội thị. Ngoại thành phát triển là nơi toạ điều kiện thuận lợi nhất cho xây
dựng các mô hình dân cư nông thôn mới theo hướng xóa bỏ dần cách biệt
giữa nông thôn và đô thị.
Phát triển kinh tế ngoại thành có vai trò quan trọng như vậy nên

Thành uỷ luôn dành một phần vốn đầu tư vào phát triển ngoại thành, tỷ lệ
đầu tư này trung bình hàng năm vào khoảng 26%. So với nội thành tỷ lệ
này không nhiều nhưng xét về vị trí địa lý, điều kiện của ngoại thành thì tỷ
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
lệ này cũng đóng góp vào sự phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước đưa
ngoại thành đến những bước tiến phát triển hơn.
Bảng 2: Tổng hợp kinh tế xã hội ngoại thành Hà Nội
Đơn vị: %
STT Các chỉ tiêu 2001-2005
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,13
- Công nghiệp - TTCN - XDCB 19,2
- Thương mại - dịch vụ 10,0
- Nông nghiệp 2,3
2 Cơ cấu kinh tế nông thôn
- Công nghiệp - TTCB - XDCB 63
- Thương mại - dịch vụ 20,3
- Nông nghiệp 16,7
3 Thu nhập bình quân (USD/đầu người/năm) 370
4 Tỷ lệ hộ nghèo 0,8
5 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 14,1
6 Tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch 80(M 1), 37(M 2)
7 Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm 31 nghìn người
8 Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nông thôn 60
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Trong các năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức
nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng cộng với sự cố gắng, nỗ lực của
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
người dân, kinh tế ngoại thành cũng đã phát triển tiến bộ trên một số lĩnh
vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực từ công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ (năm 2000) thành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp
(năm 2005); các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá, đạt mức bình quân
13,13%/năm; sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ
bản tăng mạnh (19,2%); thương mại - dịch vụ được mở rộng (tốc độ tăng
trưởng 10%). Trong nông nghiệp bước đầu hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung có sức cạnh tranh và chứa đựng yếu tố khoa học kỹ
thuật (tốc độ tăng trưởng 2,3%). Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tiến một
bước một quan trọng, bộ mặt nông thôn văn minh và từng bước hiện đại,
đời sống tinh thần, vật chất của người nông dân được cải thiện rõ rệt (thu
nhập bình quân từ 220USD năm 2000 lên 370 USD năm 2005).
Các mặt hoạt động văn hóa - xã hội có những chuyển biên tích cực.
Mục tiêu xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo 0,8%, tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng 14,1%, tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch 80% (mức
2) và 37% (mức 1)…
Mặc dù còn một số khó khăn và nhiều trăn trở trong quá trình phát
triển, nhưng các huyện ngoại thành Hà Nội đang từng bước phát triển kinh
tế xã hội với những thành tựu đáng phấn khởi, rất đáng tự hào. Đảng uỷ và
nhân dân ngoại thành tập trung phát triển nội lực, khai thác các thế mạnh
tiềm năng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng có tác động toàn
diện tới các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo đà, tạo thế và xây dựng
môi trường lành mạnh cho bước phát triển mới, khuyến khích khơi dậy
tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế làm cơ sở phát triển trên tất cả
các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
2. Sự cần thiết phải đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông
thôn ngoại thành Hà Nội
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Trước năm 2000, Đảng và Nhà nước đã chú trọng quan tâm đến đầu
tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó đặc biệt đến đầu tư
cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Tuy việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng
kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế ngoại thành nhưng
tổng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho kết cấu hạ tầng ngoại thành
cũng tăng lên. Số lượng tuyệt đối và tỷ trọng đầu tư cũng tăng dần qua các
năm đảm bảo tưới chủ động 70% diện tích tưới tiêu, một số kênh mương
được kiên cố hóa, 70% đường giao thông liên thôn liên xã,… phục vụ đời
sống sinh hoạt của người dân.
* Hệ thống thuỷ lợi:
Do xác định đúng tầm quan trọng của thuỷ lợi trong quá trình phát
triển sản xuất nông nghiệp, từ sau ngày giải phóng Thủ đô được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước ta, Đảng bộ , chính quyền và nhân dân Thủ đô
ưu tiên đầu tư sức người, sức của để phát triển thuỷ lợi. Sau nhiều năm xây
dựng, hệ thống công trình thuỷ lợi thành phố Hà Nội có 01 hệ thống thủy
nông lớn là hệ thống đại thuỷ nông Ấp Bắc - Nam Hồng được xây dựng
vào 1963 lấy phù sa tưới cho 14.023 ha đất bạ màu cho huyện Đông Anh,
Sóc Sơn (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc), 418 trạm bơm, lắp đặt 664 máy
bơm có công suất từ 540m3/h đến 8000m3/h, 30 hồ chứa vừa và nhỏ, 615
tuyến kênh tưới với tổng chiều dài 1247.3 km, trong đó có 454 tuyến kênh
chính dài 1089 km và 161 tuyến kênh nhánh dài 158.3 km. Tổng diện tích
thiết kế tưới của hệ thống công trình thủy lợi tưới là 35066 ha (vùng tưới
bằng bơm điện: 32635ha, vùng tưới bằng hồ là 2431ha).
Tuy nhiện hệ thống thuỷ lợi đều được xây dựng chủ yếu từ những
năm 60 nên các công trình đầu mối, máy bơm cũ nát, hiệu suất bơm giảm.
Hầu hết các kênh mương được đào, đắp bằng đất đã khai thác sử dụng từ
20-40 năm. Do khai thác nhiều năm, do tác động của thiên nhiên, nên hầu
hết tính chất kỹ thuật của hệ thống kênh mương đã bị thay đổi. Đáy kênh
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C

7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
mương lồi lõm, lòng kênh mương bị sạt lở nhiều. Mặt bờ kênh con nhỏ
hẹp, chỗ cao, chỗ thấp thậm chí có tuyến kênh khi bơm tưới chống hạn chỗ
thấp đã bị tràn. Đường mực nước thiết kế đã bị thay đổi, thấp xuống nhiều.
Từ đó dẫn đến thực trạng tưới là: vùng sản xuất phía đầu kênh có mực
nước cao tưới tự chảy chủ động, vùng cuối kênh thường không đủ lưu
lượng nên chỉ tưới cho những chân ruộng thấp. Hệ thống kênh tưới xuống
cấp đã kéo dài thời gian bơm tưới, thời gian đưa nước, gây lãng phí điện,
nước, dẫn đến hàng năm phải đầu tư nhiều kinh phí, công sức để sửa chữa.
* Về hệ thống điện nông thôn
Tính đến năm 1999, Hà Nội có 129 xã thuộc 5 huyện ngoại thành
(bao gốm cả 11 xã chuyển thành phường trong đó 1 xã chưa do ngành điện
quản lý và bán điện trực tiếp đến hộ dân), 6 xã đã được ngành điện đầu tư
cải tạo thí điểm và bán điện đến từng hộ theo giá luỹ tiến, còn lại 112 xã
đang mua điện qua công tơ tổng đặt phía hạ thế máy biến áp với giá điện
360đ/KWH.
Lưới điện nông thôn chủ yếu cấp điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt
cho bà con nông dân, cấp điện cho hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và một số mục đích khác.
Nhìn chung lưới điện nông thôn thành phố Hà Nội phần lớn là cũ nát
với những TBA thường xuyên quá tải, đường dây dẫn điện quá dài, tiết
diện nhỏ được chắp nối bằng đủ loại vật tư nên tổn thất điện năng rất cao
(bình quân khoảng 40%), điện áp sử dụng rất thấp (có nơi chỉ còn dưới
50% điện áp định mức), nên nhiều nơi có điện mà không sử dụng được.
Hầu hết đường dây hạ thế sử dụng dây trần được lắp đặt trên hệ
thống cột không đảm bảo độ cứng vững (cột tre, gỗ…) nên hay gây sự cố
đường dây, không đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Hệ thống công tơ điện được đặt trong nhà dân không được bảo vệ
chu đáo, không được kiểm định và niêm phong theo quy định nên tổn thất
điện năng qua khâu đo đếm cũng không nhỏ.
Tổ chức quản lý lưới điện nông thôn: có hai hình thức chủ yếu là cai
thầu tư nhân và ban điện xã (chiếm tới 90%), còn hình thức hợp tác xã dịch
vụ điện tuy có nhiều ưu điểm nhưng chưa phổ biến rộng rãi, chỉ làm thí
điểm ở một số nơi. Tổ chức quản lý điện nông thôn còn yếu, trình độ của
người quản lý còn kém, đa số là do cai thầu tư nhân nắm giữ nên phần lớn
chỉ biết khai thác sử dụng ít quan tâm đến đầu tư cải tạo để nâng cao chất
lượng điện nhưng vẫn bán điện cho người dân với giá cao, nhiều nơi vượt
giá trần (có nơi tới 1000đ/KWH).
* Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông nông thôn ngoại thành Hà Nội bao gồm: các
trục lộ giao thông chính vào thành phố và các tuyến vành đai xung quanh
thành phố, đường liên huyện, đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm
và đường chính ra ruộng … Thành phố đã quan tâm đến hơn đến đầu tư
phát triển hệ thống giao thông, đã có 70% đường liên xã, đường thôn được
trải nhựa, bê tông và lát gạch. Tuy hệ thống giao thông nông thôn đã được
đầu tư nhưng nhìn chung mạng lưới giao thông còn nhỏ hẹp, chưa đáp ứng
được nhu cầu đi lại của nhân dân, ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế
nhằm cải thiện đời sống nhân dân.
Nhìn chung, tuy vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật tăng, kinh tế
ngoại thành đã đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng kết cấu hạ tầng
xã hội đã bộc lộ nhiều yếu kém như các công trình điện do các hợp tác xã,
xã tự đầu tư đến nay đã cũ nát, không đảm bảo an toàn và hao hụt điện
năng lớn, các công trình thủy lợi cũng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất
theo hướng thâm canh cao và chuyển đổi cơ cấu sản xuất; đường giao
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
thông xuống cấp và quá nhỏ bé, không đồng bộ, không đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Chính vì vậy, tại hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Đảng bộ Tjhành
phố đã quyết định ban hành chương trình TU12 về “Phát triển kinh tế ngoại
thành và hiện đại hóa nông thôn” với chủ trương “Phát triển Nông nghiệp
và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái. Tăng
cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển kinh tế ngoại
thành. Nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên xây dựng
vành đai xanh, sạch phục vụ đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường;
phát triển các làng nghề truyền thống; đầu tư giống và công nghệ mới phục
vụ sản xuất nông nghiệp, chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu
hoạch. Giải quyết tốt thị trường tiêu thụ hàng nông sản. Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; gắn đô thị hóa với xây
dựng nông thôn theo hướng văn hóa, sinh thái; từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông
nghiệp, thu hẹp sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành”.
Muốn phát triển kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa để phục vụ đời sống của nhân dân, giảm bớt
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị thì đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật nông thôn đóng vai trò rất quan trọng.
Mức độ và trình độ phát triển kết cấu hạ tầng phản ánh trình độ phát
triển nói chung của nông nghiệp và nông thôn. Đối với bất cứ một xã hội
nào thì sự phát triển kết cấu hạ tầng bao giờ cũng là một yếu tố, một chỉ số
của sự phát triển xã hội nói chung, của nông thôn nói riêng. Trong điều
kiện phát triển với trình độ thấp, tự cấp, tự túc là chủ yếu thì các yếu tố hạ
tầng ở nông thôn là đơn giản và yếu kém.
Kết cấu hạ tầng, trước hết là những hạ tầng kỹ thuật giữ vai trò quyết
định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông nghiệp nông
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
thôn ở ngoại thành đang trong quá trình chuyển biến lên sản xuất lớn trên
cơ sở thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch mạnh mẽ cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên quá trình này đã bị cản trở vì
thực trạng kết cấu hạ tầng nông thôn lạc hậu.
Chính vì tầm quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông
thôn như vậy, nên trong thời gian tới để thực hiện tốt chương trình 12TU
của Thành uỷ thì rất cần thiết đầu tư hơn nữa vào hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật nông thôn ngoại thành Hà Nội.
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ
TẦNG KỸ THUẬT NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1. Tổng quan chung về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật nông thôn ngoại thành Hà Nội
Nhận thức được sự cần thiết đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật nông thôn trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại
thành nên trong thời gian qua Hà Nội đã có những chủ trương, chính sách
khuyến khích vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông
thôn ngoại thành. Tình hình đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
nông thôn ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua có một số đặc điểm như
sau.
Thứ nhất, về vốn đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông
thôn so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nông nghiệp nông thôn.
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Bảng 3: Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn ngoại
thành Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Vốn đầu tư 66 93 129,6 83,3 139,3 80,6
Ngành nông
nghiệp
122,9 175,8 193,6 157,3 192,75 189,7
Tỷ trọng (%) 53.7 53 67 53 72.2 42.5
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ trọng vốn đầu tư vào hệ thống
kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoại thành tuy không đồng đều qua các năm
nhưng cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Tỷ trọng đầu tư vào kết cấu hạ tầng kỹ
thuật nông thôn trung bình trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn giai đoạn 2000 – 2005 là 57%. Năm 2004 là năm có tỷ
trọng cao nhất giai đoạn, chiếm khoảng 72.2%. Đến năm 2005 tỷ trọng này
có xu hướng giảm hơn đi so với các năm trước, chỉ còn 42.5%. Nguyên
nhân là do đến năm 2005 vốn đầu tư vào điện nông thôn ít (chỉ còn 2.718
triệu đồng ) năm 2005 chỉ còn hoàn thành cải tạo điện cho một số ít xã còn
lại nên vốn đầu tư cho ngành điện nông thôn năm 2005 không nhiều như
các năm trước. Hơn nữa các năm trước đây một số lĩnh vực thuộc về kết
cấu đầu tư xã hội như nước sạch nông thôn, giáo dục, y tế cũng chưa được
quan tâm nhiều, thậm chí năm 2000 còn không đầu tư vào nước sạch nông
thôn, đầu tư cho làng nghề cũng không có nên tỷ trọng đầu tư vào kết cấu
hạ tầng kỹ thuật nông thôn nhiều. Đến các năm về sau thì đã quan tâm
nhiều đến hạ tầng xã hội. Năm 2005 đầu tư cho giáo dục lên tới 58.090
triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với hệ thống thuỷ lợi và giao thông nông
thôn. Đầu tư vào các làng nghề huyện ngoại thành
cũng đã bắt đầu phát triển. Chính vì các lý do như trên mà tỷ trọng đầu tư
vào hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật năm 2005 giảm hơn so với các năm
trước.
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư

Thứ hai, về cơ cấu vốn đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
nông thôn ngoại thành theo lĩnh vực.
Bảng 4: Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn theo
lĩnh vực.
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng vốn đầu tư 66.011 93.029 129.616 83.286 139.281 80.601
Điện nông thôn 30.088 48.848 71.214 40.646 85.396 2.718
Giao thông nông thôn 16.893 28.136 27.130 25.097 28.988 41.672
Hệ thống thuỷ lợi 19.020 16.045 31.272 17.543 24.897 36.211
Cơ cấu đầu tư 100 100 100 100 100 100
Điện nông thôn 45.6 52.5 56 49 61 3.4
Giao thông nông thôn 25.6 30.2 21 30 21 52
Hệ thống thuỷ lợi 28.8 17.3 23 21 18 44.6
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Trước hết, qua bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư vào hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật tăng nhưng không đồng đều qua các năm. Từ năm
2000 đến năm 2002 tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật tăng một
cách nhanh chóng, năm 2000 tổng vốn đầu tư là 66.011 triệu đồng đến năm
2001 lên tới 93.029 triệu đồng, đặc biệt là năm 2002 vốn đầu tư đạt
129.616 triệu đồng, tốc độ tăng các năm này vào khoảng 40%.
Đến các năm sau thì vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật không
ổn định. Năm 2003 vốn đầu tư giảm chỉ còn 83.286 triệu đồng, giảm so với
năm 2002 là 35,7%. Đến năm 2004 đã có sự phục hồi vốn đầu tư, vốn đầu
tư đạt 139.281 triệu đồng, cao nhất giai đoạn 2000 - 2005, tăng 67,2% so
với năm 2003 và 111% so với năm 2000. Năm 2005 vốn đầu tư giảm chỉ
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
còn 80.601 triệu đồng, nguyên nhân là do đầu tư vào điện nông thôn giảm

chỉ còn 2.718 triệu đồng.
Cũng qua bảng trên ta thấy cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho các hạng
mục công trình là không đồng đều qua các năm, trong đó hệ thống điện
nông thôn là được ưu tiên nhiều nhất do thời kỳ này đang thực hiện đề án
điện nông thôn nên vốn đầu tư dành cho hạng mục này là nhiều nhất. Tỷ
trọng đầu tư cho lĩnh vực điện nông thôn giai đoạn 2000 – 2005 vào
khoảng 45% trong tổng số đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
nông thôn. Bên cạnh lĩnh vực điện thì các lĩnh vực khác như giao thông
nông thôn, hệ thống thuỷ lợi cũng được chú trọng quan tâm, đặc biệt lĩnh
vực vốn đầu tư cho giao thông nông thôn gia tăng tương đối đồng đều qua
các năm, tỷ trọng đầu tư vào giao thông nông thôn giai đoạn này là 30%,
lớn hơn so với tỷ trọng đầu tư vào hệ thống thủy lợi là 25%. Do định
hướng phát triển nông nghiệp nông thôn ngày nay là tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nên vốn đầu
tư vào các lĩnh vực này khá lớn, từng bước làm thay đổi bộ mặt của nông
thôn, nhờ vậy mà nông thôn ngoại thành Hà Nội đã có những chuyển biến
tích cực góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Thứ ba, Đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn
ngoại thành Hà Nội theo nguồn vốn
Bảng 5: Nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: triệu đồng
Ngành Vốn NSNN Vốn khác Tổng
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Điện nông thôn 296.995 32.228 329.323
Tỷ lệ (%) 90 10 100
Giao thông nông thôn 167.916 - 167.916
Hệ thống thuỷ lợi 144.988 - 144.988

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Tỷ lệ % ở đây là tỷ lệ % của nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn
khác trong tổng vốn đầu tư chung của điện nông thôn.
Vốn đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn chưa
phong phú, đa dạng. Hầu hết vốn đầu tư là của ngân sách nhà nước.Đầu tư
vào hệ thống thuỷ lợi là vốn ngân sách của nhà nước phân cấp. Hệ thống
giao thông nông thôn chỉ có các đường liên thôn, liên xã là của xã thôn,
vốn góp của dân đầu tư, còn lại là vốn ngân sách của nhà nước. Chỉ có lĩnh
vực điện nông thôn thì ngoài vốn ngân sách Thành phố cấp còn có nguồn
vốn do huy động vốn dân đóng góp. Tổng vốn huy động cho lĩnh vực điện
nông thôn đến hết năm 2005 là 329.323 triệu đồng, trong đó ngân sách đã
cấp 297.095 đạt 100% vốn đầu tư như dự kiến (Ngân sách Thành phố cấp
247.333 triệu đồng, ngân sách phân cấp cho quận huyện và nguồn vốn đấu
giá của huyện đã cấp là 49.662 triệu đồng). Ngân sách nhà nước chiếm với
tỷ lệ rất lớn 9o% trong tổng số vốn đầu tư vào ngành điện nông thôn, còn
lại là vốn dân đóng góp 32.228 triệu đồng đạt 62.6% vốn đầu tư dự kiến,
chiếm 10% trong tổng số vốn.
Trên đây là một số đặc điểm khái quát về tình hình đầu tư phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn ngoại thành Hà Nội. Trong
thời gian qua, tuy rằng nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật nông thôn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra của nền kinh tế
xã hội ngoại thành và còn nhiều bất cập, nguồn vốn chưa phong phú và đa
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
dạng nhưng một phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các huyện
ngoại thành nên hệ thống cơ sở vật chất của các huyện ngoại thành cũng có
bước phát triển hơn trước.
Để thấy rõ hơn nữa về thực trạng đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật nông thôn ngoại thành ta xem xét kỹ hơn từng lĩnh vực cụ

thể như sau.
2. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn
ngoại thành Hà Nội theo các hạng mục
2.1. Điện nông thôn
Đầu tư phát triển điện nông thôn là một trong những mục tiêu phát
triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hóa nông thôn. Nhờ có điện mà các
hoạt động sản xuất được thực hiện, hơn nữa điện còn phục vụ ánh sáng sinh
hoạt cho bà con nông dân, cấp điện cho hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và một số mục đích khác.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống điện nên trong thời
gian qua thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các chương trình đầu tư vào hệ thống
điện nông thôn qua đề án “Điện nông thôn”.
Đề án Điện nông thôn được Hội đồng nhân dân Thành phố phê
chuẩn số 102/1999/NQ-HĐ ngày 19/7/1999: Cải tạo, nâng cấp lưới điện 92
xã nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đến ngày 19/7/2002, Hội đồng nhân dân
ra Nghị quyết số 30/2002/NQ-HĐ về nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô Hà
Nội 6 tháng cuối năm 2002 kỳ họp thứ 7 trong đó bổ sung 20 xã còn lại vào
đề án, đảm bảo toàn bộ 112 xã ngoại thành Hà Nội được đầu tư cải tạo
nâng cấp lưới điện.
Mục tiêu của đề án là: Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để đáp
ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của các hộ nông thôn theo quy hoạch, đảm
bảo chất lượng, an toàn, giảm tổn thất điện năng dưới 20%. Chấn chỉnh các
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
tổ chức quản lý điện nông thôn hiện có, xóa bỏ cai thầu, giao cho các pháp
nhân kinh tế đảm nhiệm, trong đó công ty điện lực tiếp nhận, trực tiếp quản
lý và bán điện đến hộ dân ở một số xã. Thực hiện hạch toán thu chi, tăng
cường quản lý Nhà nước, phấn đầu hạ giá bán điện xuống dưới 600
đồng/KWH.

Nhu cầu vốn đầu tư để hoàn thành đồng bộ Đề án điện nông thôn
(cải tạo 110 xã) là 348.565 triệu đồng, trong đó ngân sách đầu tư là
297.095 triệu đồng, vốn dân đóng góp là 51.470 triệu đồng.
Kết quả thực hiện vốn đầu tư từ năm 1999 đến hết năm 2005 ngân
sách Thành phố đã cấp và huy động vốn đóng góp được 329.323 triệu
đồng, trong đó ngân sách đã cấp 297.095 triệu đồng (đạt 100%) chiếm ,
ước vốn dân đóng góp được 32.228 triệu đồng (đạt 67.2%)
Bảng 6: Tổng hợp vốn đầu tư cho điện nông thôn thời kỳ 1999-2005
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn đầu tư 18.185 30.088 48.848 71.214 40.646 85.396 2.718
Nguồn: Báo cáo kết quả đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện theo Đề án Điện
nông thôn – Thành phố Hà Nội
Năm 1999 là năm đầu tiên triển khai Đề án điện nông thôn trên địa
bàn thành phố, đã tiến hành cải tạo lưới điện của 15 xã với tổng vốn đầu tư
là 18.185 triệu đồng. Năm này, kinh phí đầu tư cho lĩnh vực điện còn eo
hẹp nên việc cải tạo lưới điện phải tiến hành theo hướng: vốn đến đâu, làm
đến đấy nên việc đầu tư không được hoàn chỉnh, chất lượng công trình bị
hạn chế, hiệu quả đầu tư chưa cao.
Trước tình hình đó, UBND Thành phố đã báo cáo Hội đồng nhân
dân Thành phố xin được bổ sung vốn đầu tư và giao cho Sở công nghiệp
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
soạn thảo văn bản hướng dẫn ban quản lý dự án các Huyện triển khai lập
dự án cải tạo lưới điện nông thôn theo các tiêu chí chung để nâng cao chất
lượng công trình và tăng hiệu quả đầu tư trên cơ sở tận dụng triệt để vật tư
thiết bị hiện có còn tốt để tiếp tục sử dụng nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư
xây dựng và khống chế tổng mức đầu tư trong phạm vi có thể chấp nhận
được.

Do đó từ năm 2000 trở đi, các dự án cải tạo lưới điện nông thôn đã
được xây dựng tương đối hoàn chỉnh theo quy mô toàn xã với nguồn vốn
ngân sách cấp tăng hơn trước đây.
Năm 2000, vốn đầu tư cho hệ thống điện nông thôn là 30.088 triệu
đồng, đầu tư hoàn chỉnh 19 dự án xã. Các dự án trong năm này là cải tạo hệ
thống điện các xã Vân Hà, Trâu Quỳ, Nam Hồng, Dương Hà, Tân Hưng,
Xuân Nôn, Kiêu Kỳ, Bắc Phú, Xuân Thu, Tây Tựu… trong đó một dự án
kinh tế mới là Đồng Đò - Minh Trí là một xã nghèo và cũng là địa phương
cuối cùng của Thành phố chưa có điện.
Năm 2001, vốn đầu tư đạt 48.848 triệu đồng, vẫn tiếp tục cải tạo hệ
thống điện 21 dự án xã là Vĩnh Tuy, Đại Kim, Dương Xá, Kim Sơn, Phú
Cường, Phủ Lỗ, Thụy Lâm, Trung Dã, Việt Long, Ngọc Thụy ... Năm 2002
là năm mà tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực điện cao nhất trong tất cả các năm
với đầu tư hoàn chỉnh 28 xã. Các dự án trong năm 2002 là: Cải tạo nâng
cấp điện xã Việt Hưng, xã Tiên Dược, xã Đức Hòa, xã Đông Xuân, và một
dự án là chuyển nguồn điện 4 xã miền tây huyện Sóc Sơn.
Năm 2003, vốn đầu tư đạt 40.046 triệu đồng, nâng cấp hệ thống điện
20 xã. Ngoài các xã được cải tạo hệ thống điện nông trong đề án điện nông
thôn như các xã Phú Diễn, Đặng Xá, Long Biên, Lệ Chi, Mai Lâm, Liên
Hà, Đại Áng … thì còn có các xã bổ sung nằm ngoài đề án điện nông thôn
theo nghị quyết số 30/2002/NQ-HĐ là bổ sung 20 xã còn lại vào Đề án
điện nông thôn, đảm bảo toàn bộ 112 xã ngoại thành Hà Nội được đầu tư
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
cải tạo nâng cấp lưới điện. Các xã bổ sung được đầu tư cải tạo hệ thống
điện nông thôn là xã Trần Phú, Hoàng Liệt, Tứ Hiệp, Yên Sở, Định Công,
Đông Ngạc, Trung Văn, Xuân Đỉnh…
Tính đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn đầu tư là 329.323 triệu
đồng, đã hoàn thành xong cải tạo lưới điện nông thôn với 127 dự án.

Bảng 7: Đầu tư hệ thống điện nông thôn ở các vùng
Đơn vị tính: triệu đồng
Danh mục
Số xã được
đầu tư
Số dự án được
đầu tư
Vốn đầu tư
1999-2005
Tổng số: 110 127 329.323
Huyện Đông Anh: 21 23 62.730
Huyện Gia lâm: 30 33 78.510
Huyện Sóc Sơn: 25 32 96.109
Huyện Từ Liêm: 13 15 35.042
Huyện Thanh Trì: 12 15 34.090
Quận Hoàng Mai: 9 9 22.842
Nguồn: Báo cáo kết quả đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện theo Đề án Điện
nông thôn – Thành phố Hà Nội
Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư vào các huyện không đồng
đều. Huyện Sóc Sơn với tổng số vốn đầu tư là cao nhất, 96.109 triệu đồng
chiếm 29%. Số xã được đầu tư theo đề án điện nông thôn là 25 với số dự án
là 32 dự án. Huyện Gia Lâm đầu tư nhiều xã hơn, 30 xã với số dự án cũng
lớn hơn, 33 dự án. Điều này có nghĩa số vốn đầu tư trung bình vào mỗi dự
án của huyện Sóc Sơn nhiều hơn huyện Gia Lâm. Huyện Sóc Sơn trung
bình vốn đầu tư 3.003 triệu đồng/1 dự án. Còn huyện Gia Lâm là 2.368
triệu đồng/ 1 dự án. Quận Hoàng Mai là ít nhất, vì đầu năm 2004 quận
Hoàng Mai được chuyển sang khu vực nội thành, ngoại thành chỉ còn 5
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư

huyện nên vốn đầu tư vào quận Hoàng Mai không nhiều như các huyện
khác.
Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn đầu tư cho điện nông thôn lấy từ
2 nguồn: vốn ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của dân. Tỷ lệ vốn ngân
sách nhà nước là 90%, vốn của dân đóng góp là 10%. Vốn ngân sách nhà
nước là 296.995 triệu đồng, vốn huy động từ dân là 32.228 triệu đồng. Như
vậy nguồn vốn của ngân sách nhà nước là chủ yếu, vốn đóng góp của dân
cũng có nhưng không đáng kể.
Qua tình hình đầu tư vào hệ thống điện nông thôn ngoại thành Hà
Nội trong thời gian qua ta có thể thấy lượng vốn đầu tư cho hệ thống điện
nông thôn tăng tương đối đồng đều trong các năm, tuy nhiên nguồn vốn
không phong phú. Nhưng dù sao với sự cố gắng của Thành Uỷ thành phố
Hà nội đối với hệ thống điện nông thôn cũng đã tạo điều kiện đổi mới bộ
mặt nông thôn.
2.2. Giao thông nông thôn
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp và xây dựng kinh tế - xã hội
nông thôn, giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế nông thôn. Giao thông giúp cho vận chuyển nông sản phẩm
được dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán của bà con nông
dân. Hơn nữa nó còn là đầu mối quan trọng trong quá trình thu hút đầu tư
giữa các vùng trong nước, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua Thành uỷ Hà Nội
đã có những chủ trương, biện pháp đầu tư thích đáng vào hệ thống giao
thông nông thôn. Phát triển giao thông đã và đang là mục tiêu quan trọng
của cả nước, trở thành yêu cầu bức thiết trong tiến trình phát triển nông
nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảng 8: Vốn đầu tư cho giao thông nông thôn
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư

Đơn vị: triệu đồng
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn đầu tư 16.893 28.136 27.130 25.097 28.988 41.672
Nguồn: Phòng Kế hoạch NN và PTNT - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Qua bảng tổng hợp ta thấy, cho đến năm 2005 tổng vốn đầu tư cho
giao thông nông thôn ngoại thành Hà Nội là 167.916 triệu đồng. Nguồn
vốn đầu tư cho đường giao thông nông thôn chủ yếu là lấy từ nguồn ngân
sách nhà nước.
Năm 2000 dự án cải tạo đường giao thông mới đi vào hoạt động và
xây dựng các tuyến đường, nên vốn đầu tư còn thấp, vào khoảng 16.893
triệu đồng. Tổng số dự án là 6, trong đó tiếp tục xây dựng các tuyến đường
QL3 - Cầu Vát, tuyến đượng Núi đôi - Bắc Phú. Các công trình mới là
đường Xuân Phương, đường Vân Nội Kim Trung, đường Duyên Hà - Ninh
Hiệp và đường QL6 đi Tân Triều, Đại Kim.
Năm 2001, vốn đầu tư cho giao thông nông thôn có tăng lên, 28.136
triệu đồng chiếm tỷ trọng khá lớn, 22.58%. Đầu tư vào 9 dự án, có một dự
án cũ là quốc lộ 3 - Cầu vát. Còn lại xây dựng, cải tạo và nâng cấp các
tuyến đường Ngọc Hồi - Đại Áng, Phú Diễn - Liên Mạc, Thụy Phương -
Thượng Cát, Nội Bài - Minh Phú…
Đến năm 2002 và năm 2003, tổng vốn đầu tư cho giao thông giảm
dần, 27.130 triệu đồng vào năm 2002 và 25.097 triệu đồng năm 2003. Tuy
nhiên tỷ trọng đầu tư vào giao thông nông thôn lại có xu hướng tăng lên.
Trong các năm này, xây dựng một số tuyến đường mới như đường Đông
Mỹ - Vạn Phúc, đường Quốc lộ 3 - Tân Hưng, … và cải tạo nâng cấp trục
tuyến đường miền Đông huyện Đông Anh, đường Cầu Thăng Long…
Năm 2004-2005 vốn đầu tư có xu hướng tăng và tỷ trọng cũng tăng
lên qua các năm. Năm 2005 là năm có tổng vốn đầu tư cao nhất trong các
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư

năm, 41.672 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19.85%. Xây dựng các tuyến đường
bệnh viện Đông Anh - Đền Sái, đường Cầu Diễn - Cầu noi, đường Quốc lộ
3 - khu công nghiệp Nội bài - đường 131; cải tạo nâng cấp đường Phú thị
Dương Quang, đường liên xã Vĩnh Quỳnh - Đại Áng.
Bảng 9: Một số dự án giao thông lớn giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: Triệu đồng
Tên dự án Vốn đầu tư
Đường Nội Bài - đường 35 – xã Minh Phú 10.418
Đường Quốc Lộ 3 - Đồng Dầu - Dục Tú 8.000
Đường quốc lộ 3-đường 131 (qua KCN Nội Bài) 23.700
Cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ 2-Minh Trí-Xuân Hòa 8.100
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Về cơ bản, các hệ thống giao thông lớn sẽ sớm được hoàn thành.
Đảm bảo giao thông vào nội thành cũng như đi các tỉnh thông suốt và được
nâng cấp hiện đại hóa. Đường liên huyện, liên xã, đường trên hệ thống đê
được nhựa hóa hoặc bê tông. Đường đến các khu công nghiệp, khu sản xuất
lớn, sản xuất lớn về công nghiệp nông nghiệp đều được trải nhựa tối thiểu
rộng 6m. Còn đường trong thôn xóm thì xây dựng đề án theo hướng nông
thôn đô thị, hiện đại, phấn đấu các năm tới sẽ hoàn thành toàn bộ hệ
thốngđường giao thông theo hướng hiện đại.
Qua tình hình đầu tư vào giao thông nông thôn ngoại thành Hà Nội
trong các năm qua ta có thể thấy lượng vốn đầu tư cho giao thông đã tăng
tương đối đều. Điều này thể hiện những bước chuyển đổi bộ mặt của nông
thôn ngoại thành trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên,
cơ cấu vốn đầu tư không đa dạng, chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, vốn huy
động trong dân cũng không nhiều. Trong những năm tới cần cải tiến lại
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
chính sách huy động vốn để nguồn vốn được đa dạng phục vụ cho đầu tư

phát triển hạ tầng nói chung và giao thông nói riêng.
2.3. Hệ thống thủy lợi
Thuỷ lợi là một yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được
trong sản xuất nông nghiệp. Thuỷ lợi luôn là vấn đề cấp thiết, là điều kiện
cần thiết để nâng cao năng suất cây trồng. Nhận thức được tầm quan trọng
của công tác thuỷ lợi trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nên
trong thời gian qua, thành phố luôn ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển hệ
thống thuỷ lợi.
Bảng 10: Vốn đầu tư cho thuỷ lợi giai đoạn 2000-2005
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn đầu tư 19.020 16.045 31.272 17.543 24.897 36.211
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2003 là năm có mức đầu tư gần
như thấp nhất, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2000-2002 cũng không được
ổn định lắm, vốn đầu tư năm 2001 đang giảm nhưng năm 2002 mức tăng
đột biến. Giai đoạn 2003-2005 có mức tăng đều hơn, năm 2005 là năm có
vốn đầu tư cao nhất.
Năm 2000: Vốn đầu tư là 19.020 triệu đồng, tỷ trọng đầu tư cho thủy
lợi là 15.51%. Trong đó công trình chuyển từ năm trước là 6.462 triệu đồng
bao gồm đầu tư Hồ Kèo cà, hệ thống tưới Ấp bắc, hệ thống tiêu Đông Bắc,
nâng cấp trạm bơm Đặng xá. Các công trình khởi công mới là: trạm bơm
tưới bãi Dương Hà, nâng cấp lại trạm bơm Lại đà sông trạch, xây dựng
trạm bơm cầu bươu, và hệ thống tưới Thá đồng trầm.
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Năm 2001, đầu tư cho thủy lợi giảm đi chỉ còn 16.045 triệu đồng với
tỷ trọng cũng giảm 11.95%. Đầu tư tập trung vào xây dựng trạm bơm
tiếpCầu bươu, Cầu ngà, Dương Hà; và kiên cố hóa kênh tưới các trạm bơm

Cống Thôn, Nguyên Khê.
Năm 2002: Trong năm nay, vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi tương
đối lớn 31.272 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng đầu tư vào thủy lợi trong kết
cấu hạ tầng nông thôn vẫn thấp hơn so với năm 2000. Nội dung đầu tư
trong năm nay vẫn là tiếp tục nâng cấp cải tạo các hệ thống trạm bơm tiêu,
kênh tiêu và kiên cố hóa kênh tưới trạm bơm.
Năm 2003: vốn đầu tư cho thủy lợi giảm đột biến chỉ còn 17.543, tỷ
trọng chiếm 7.1%, có tất cả 10 dự án chủ yếu là cải tạo nâng cấp trạm bơm,
xây dựng trạm bơm, kiên cố hóa kênh trạm bơm. Đến năm 2004 vốn đầu tư
vào thuỷ lợi tăng lên một chút nhưng tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp vẫn
rất thấp.
Đến năm 2005, vốn đầu tư cho thuỷ lợi tăng lên rất nhiểu, chiếm tỷ
trọng cũng khá lớn, chiếm 21.35%. Có 2 dự án mới là: quy hoạch thuỷ lợi
huyện Sóc Sơn và khảo sát, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình
thuỷ lợi trọng điểm. Tiếp tục đầu tư xây dựng trạm bơm nước Nhân hoà và
cải tạo thoát nước sông Pheo.
Bảng 11: Vốn đầu tư cho thủy lợi phân theo nội dung
Đơn vị tính: triệu đồng
Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng VĐT 19.020 16.045 31.272 17.543 24.897 36.211
XD trạm bơm 3937 4656 7098 1894 3734 7242
Tỷ trọng (%) 20.7 29 22.7 10.8 15 20
Kiên cố hóa kênh mương 8939 2257 14510 14736 12572 7242
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu tư
Tỷ trọng (%) 47 14 46.4 84 50.5 20
Cải tạo hồ chứa nước 1065 5400 7505 789 3211 5431
Tỷ trọng (%) 5.6 33.6 24 4.5 13 15
XD hệ thống tưới tiêu 5.078 3732 2157 130 5352 16294

Tỷ trọng (%) 26.7 23.4 6.9 0.7 21.5 45
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Đầu tư cho thuỷ lợi gồm nhiều nội dung như: kiên cố hóa kênh
mương, xây dựng hệ thống tưới tiêu, xây dựng trạm bơm, cải tạo hồ chứa
nước. Để phát huy hiệu quả cao các hệ thống công trình đã có trong việc
phục vụ sản xuất và đáp ứng yêu cầu chất lượng tưới tiêu ngày càng cao,
tưới tiêu khoa học, cấp nước theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng và phù
hợp với cơ chế quản lý trong nông nghiệp hiện hành nên việc kiên cố hóa
đồng bộ hệ thống kênh mương từ đầu mối đến mặt ruộng là một yêu cầu tất
yếu khách quan được đặt ra để đáp ứng các yêu cầu trên đồng thời cũng
thực hiện một bước chủ trương công nghiệp hóa. Nhận thức được như vậy
nên các năm vừa qua thành phố Hà Nội đã chú trọng đến đầu tư kiên cố
hóa kênh mương tưới. Kiên cố hóa kênh mương tưới nhằm tưới chủ động,
khoa học, nâng cao hiệu quả tưới thông qua việc tiết kiệm nước, giảm giá
thành sản phẩm tưới, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất các sản phẩm hàng hóa có công nghệ, chất lượng, giá trị
cao, sạch góp phần phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng sinh thái, đô
thị và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Chính vì hiệu quả do kiên cố hóa kênh mương đem lại như vậy nên
trong các nội dung được đầu tư của hệ thống thuỷ lợi thì kiên cố hóa kênh
mương chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình giai đoạn 2000 – 2005 khoảng
50%. Năm 2000, tỷ trọng này là 47%, đặc biệt là năm 2003 chiếm tới 84%.
Bên cạnh đầu tư kiên cố hóa kênh mương thì đầu tư xây dựng trạm bơm
Lê Anh Trang - Kinh tế Đầu tư 44C
25

×