Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.64 KB, 11 trang )

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ths. Phạm Thị Huyền
Học viện ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh
Tóm tắt
Cùng với thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia thì các ngân hàng thương mại đang
mạnh mẽ thực hiện chuyển đổi số nhằm cung ứng các dịch vụ ngân hàng số tới khách hàng. Việc
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngân hàng số là tiền đề và cơ sở thực tiễn nhằm phát triển,
cải tiến các dịch vụ ngân hàng truyền thống tại Việt Nam dựa trên tính tương thích và phù hợp
với ngân hàng. Mỗi hệ thống ngân hàng truyền thống tại một quốc gia khi phát triển thành hệ
thống ngân hàng số hay được cấp phép ngân hàng số đều phát triển từ tiền đề đặc trưng riêng
của quốc gia đó, bởi vậy, kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng số cần tính tốn đến tính
phù hợp dựa trên các nền tảng pháp lý, cơ sở hạ tầng cũng như căn cứ vào điều kiện kinh tế, các
chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính vì lẽ đó, bằng
chứng thực tiễn để xây dựng tiền đề phát triển hệ thống ngân hàng số tại Việt Nam chính là việc
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngân hàng số tại một số quốc gia như Singapore, Ấn Độ và
Hàn Quốc.
Từ khóa: ngân hàng số, mơ hình ngân hàng số, chuyển đổi số, kinh nghiệm
1.

Khái niệm và lợi ích của ngân hàng số

1.1.

Khái niệm ngân hàng số

Có nhiều quan điểm khác nhau về ngân hàng số trên cơ sở được hiểu là mơ hình ngân hàng
dựa trên nền tảng số hố tích hợp tất cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Theo Chris (2014), ngân hàng số là mơ hình hoạt động của ngân hàng mà trong đó, các
hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử và công nghệ số, là giá trị cốt lõi của
hoạt động ngân hàng. Ngân hàng số là một khái niệm rộng hơn nhiều so với khái niệm ngân hàng


điện tử, là giai đoạn phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử, hoạt động của ngân hàng điện tử
là một phần của ngân hàng số.
Skinner (2014) cho rằng ngân hàng số là hình thức ngân hàng thực hiện số hóa tất cả các
dịch vụ và hoạt động truyền thống. Nói cách khác, các dịch vụ truyền thống như rút tiền, chuyển


tiền, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiết kiệm và quản lý tài khoản… tất cả được số
hóa và tích hợp vào các kênh giao dịch điện tử. Những dịch vụ này có thể được truy cập thông
qua các trang web hoặc thiết bị di động. Khách hàng chỉ cần có kết nối Internet là có thể quản lý
hoặc thực thi giao dịch của họ. Như vậy, tất cả những gì khách hàng có thể làm ở các chi nhánh
ngân hàng bình thường được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất.
Tóm lại, ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thơng qua internet trên các thiết bị di động và máy tính
để bàn.
1.2.

Lợi ích của ngân hàng số

Đối với nền kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp
Lĩnh vực ngân hàng có thể nói là huyết mạch của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Khi các
ngân hàng thực hiện chiến lược chuyển đổi số sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số khác
biệt so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Những dịch vụ ngân hàng số đó đem lại nhiều
lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩu sản xuất kinh doanh tại các ngành nghề
lĩnh vực khác.
Với mơ hình ngân hàng số, mơ hình kinh doanh mới tại các ngân hàng sẽ tạo ra nhiều sản
phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng an tồn, tiện ích, cung ứng qua các kênh số, qua thiết bị di
động mang đến lợi ích tồn diện, trải nghiệm đồng nhất, trải nghiệm đồng nhất cho người dùng.
Khi mà các sản phẩm, dich vụ ngân hàng được thực hiện nhanh chóng sẽ giúp tiết kiệm thời
gian, chi phí sẽ góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các giao dịch thương mại,
sản xuất, đầu tư …

Với dịch vụ ngân hàng số, các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh theo từng
khách hàng ở các khu vực, địa bàn khác nhau, đồng thời cũng cung cấp mức phí dịch vụ tốt hơn
cho khách hàng so với mức phí của dịch vụ ngân hàng truyền thống. Đồng thời, các ngân hàng
số sẽ quảng bá, cung ứng sản phẩm dịch vụ qua kênh số, không cần mở rộng địa điểm giao dịch
truyền thống như chi nhánh, ATM, quầy giao dịch mà vẫn có thể tiếp cận được với những khách
hàng ở vùng xâu, vùng xa hoặc những địa bàn khó tiếp cận đến hạ tầng, mạng lưới vật lý của
ngân hàng.
Khi dịch vụ thanh tốn số được áp dụng thì các ngân hàng được kết nối, xử lý liên thơng
trên hệ thống thanh tốn tức thời, cho phép các giao dịch thanh toán bán lẻ diễn ra an toàn, nhanh


chóng, thuận tiện, mọi lúc mọi nơi với chi phí thấp.
Đối với các ngân hàng
Trong kỷ nguyên số hiện nay, mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng không phải là danh
mục sản phẩm, dịch vụ mà là trải nghiệm vượt trội của khách hàng. Trải nghiệm của khách hàng
lại được định hình thơng qua tương tác với các BigTechs, Fintechs, nhà mạng viễn thông, mạng
xã hội, sàn thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ khác. Khi đó, địi hỏi dịch vụ thanh
tốn nhanh chóng, khơng rắc rối và sẵn ngay trên các thiết bị di động. Và hiện nay hoạt động
ngân hàng không chỉ dành riêng cho các ngân hàng mà có rất nhiều chủ thể khác cũng có thể
cung ứng dịch vụ thanh tốn, từ đó tạo nên một cuộc cạnh tranh mới cho các ngân hàng. Chính
từ áp lực cạnh tranh mới này đã buộc các ngân hàng phải chuyển đổi, thích ứng nếu khơng muốn
bị tụt hậu, thậm chí thốt khỏi cuộc chơi. Để thực hiện chiến lược chuyển đổi đó các ngân hàng
phải áp dụng công nghệ số và tận dụng triệt để những thay đổi, xu hướng mới trên thị trường để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chủ động đưa ra những sản phẩm, dịch vụ theo hướng lấy
khách hàng làm trung tâm.
Chính vì lý do trên, thực hiện chuyển đổi và phát triển ngân hàng số không còn là sự lựa
chọn mà trở thành nhiệm vụ cấp thiết, trụ cột chính trong chiến lược phát triển ngân hàng. Từ đó,
giúp các ngân hàng vượt qua thách thức cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu, kỳ vọng của khách
hàng trong môi trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh hiện nay.
Đối với cơ quan quản lý tài chính – tiền tệ

Cũng giống như các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức trong bối cảnh hoạt động số hóa, ứng dụng cơng nghệ số ngàng càng sâu và
rộng trong mọi hoạt động.
Thứ nhất, ngân hàng nhà nước đóng vai trị quản lý cần định hướng, điều tiết ngành ngân
hàng thông qua những chính sách, quy định phù hợp thúc đẩy số hóa, tạo thuận lợi chuyển đổi số
các ngân hàng để hướng tới một tương lai số mà ở đó hoạt động ngân hàng thích ứng với mơi
trường số, bối cảnh cạnh tranh mới, phát triển bền vững, đổi mới liên tục tránh rủi ro, và những
bất ổn.
Thứ hai, bản thân ngân hàng nhà nước cũng phải thực hiện chuyển đổi số thơng qua số hóa
dữ liệu, quy trình nghiệp vụ, ứng dụng các cơng nghệ số để hợp lý hóa, đơn giản hóa quy trình
vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể, phát triển năng lực phân tích dữ liệu thông minh


để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, ra quyết định nhanh chóng, kịp thời phù hợp trên dữ liệu
và thông tin sâu của ngân hàng nhà nước
Thứ ba, ngân hàng nhà nước cần nỗ lực chuyển đổi số bằng những sáng kiến, chương trình
cụ thể gắn với ứng dụng công nghệ số, đổi mới sáng tạo như nghiên cứu, thí điểm tiền kỹ thuật
số ngân hàng trung ương hay phát triển, thúc đẩy hậ tầng của hệ thống thanh toán số.
2.

Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số của Singapore

Mơ hình ngân hàng số nổi bật của Singapore là Digibank. Digibank cung cấp hơn 150 dịch
vụ ngân hàng trực tuyến như cho phép kiểm tra số dư trên tài khoản, chuyển khoản trong và
ngoài nước, xem sao kê, mở tài khoản, …Năm 2017, Digibank được Global Finance trao giải
ngân hàng số cho người tiêu dùng tốt nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Singapore, giải
ngân hàng số sáng tạo nhất và giải ứng dụng ngân hàng điện thoại tốt nhất khu vực Châu Á Thái
Bình Dương.
Để có được mơ hình ngân hàng số vượt trội như vậy, Singapore đã đưa ra những giải pháp
đồng bộ như sau:

Từ năm 2003, Singapore đã sử dụng hệ thống “truy cập cán nhân Singapore” (Singapore
Personal Access – SingPass) để người dân có thể thực hiện các giao dịch với chính phủ. Trong
thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của các giao dịch trực tuyến và các thiết bị số, chính phủ
Singapore đã mở rộng hệ thống SingPass trở thành hệ sinh thái dữ liệu quốc gia về dân cư, cho
phép khai thác, sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ số khu vực tư. Với cơ sở dữ liệu tập trung
cho phép các tổ chức khu vực tư nhân kết nối thơng qua các giao diện lập trình ứng dụng (APIs),
tổ chức cung ứng dịch vụ có thể thực hiện xác thực, thu thập thông tin khách hàng vào các mẫu
đơn điện tử tự động hoặc thực hiện các giao dịch trực tuyến thông qua ứng dụng Singpass trên
điện thoại của khách hàng.
Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và Hiệp hội ngân hàng Singapore đã có hướng
dẫn cụ thể về việc sử dụng dịch vụ Cloud (ABS, 2019) và dịch vụ th ngồi (MAS, 2016). Theo
đó, MAS cho phép các tổ chức tài chính được thuê ngồi dịch vụ điện tốn đám mây, và khơng
có quy định yêu cầu dữ liệu thông tin khách hàng phải lưu trữ trong lãnh thổ Singapore. Và MAS
đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể về đảm bảo an ninh, an tồn, bảo mật thơng tin khách hàng đối
với các dịch vụ th ngồi mang tính trọng yếu.


Về cơ sở hạ tầng, Singapore đã có những thành tự quan trọng như Singapore đã trở thành
một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng hệ thống chuyển tiền FAST giữa các ngân hàng
theo thời gian thực và hoạt động 24/7 vào năm 2014. Cổng chấp nhận thẻ thống nhất (UPOS) đã
được Hiệp hội ngân hàng Singapore xây dựng để tất cả các thương hiệu thẻ khác nhau bao gồm
cả thẻ ảo lưu, hiện thị và sử dụng trên điện thoại thơng minh đều có thể sử dụng được tại bất kỳ
máy tính tiền tại điểm chấp nhận thanh tốn (POS) nào tại Singapore.
Ngồi ra, MAS cịn thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính cạnh tranh hơn bằng
cách yêu cầu các công ty nội địa xin cấp phép ngân hàng số phải tập trung vào phân khúc khách
hàng chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính (Underbanked) và đưa ra các cam kết giá trị rõ
ràng về cách thức các ngân hàng số có thể bổ trợ, hồn thiện hệ sinh thái tài chính hiện hữu.
Tháng 12/2020, MAS đã công bố chỉ 4 trên tổng số 12 ứng viên nộp hồ sơ được cấp giấy phép
hoạt động ngân hàng sốgồm 2 loại là: giấy pháp ngân hàng đầy đủ (Digital full bank) – chỉ cấp
cho các doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore do người Singapore nắm quyền sở hữu; Giấy phép

ngân hàng bán buôn (Digital Wholesales Bank) – các ngân hàng chỉ được phép giao dịch với
khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.

Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số của Ấn Độ

Một trong những điều kiện cơ bản để phát triển ngân hàng số đó là thực hiện e-KYC, khi
thực hiện sẽ cho phép các ngân hàng có thể khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tại Ấn Độ, Đạo luậ Aadhaar được ban hành vào năm 2016, yêu cầu tất cả các công dân Ấn Độ
đăng ký thông tin cá nhân với Cơ quan nhận dạng quốc gia (UIDAI), theo đó mỗi cơng dân sẽ có
một mã số định danh duy nhất gồm 12 chữ số. Từ đó giúp Ấn Độ nâng cao tiện ích thanh tốn
bằng cách tạo ra tính năng thanh tốn đặc biệt trên một ứng dụng di động (BHIM) – có tên gọi là
BHIM Aadhaar – cho phép chuyển tiền trực tuyến dựa trên thơng tin sinh trắc học người dùng, ví
dụ từ quét vân tay, mống mắt. Chuyển tiền sử dụng mã số Aadhaar kết nối với tài khoản ngân
hàng đã loại bỏ sự phụ thuộc vào số điện thoại di động hay cần đến thẻ vật lý trong thanh toán.
Chưa dừng lại ở đó, Aadhaar cịn được dùng chia sẻ thơng tin số hóa. Năm 2016, Ấn Độ
đưa vào vận hành nền tảng India Stack, tập hợp các hệ thống bảo mật và kết nối, cho phép lưu
trữ và chia sẻ dữ liệu cá nhân tập trung. Sử dụng giao diện lập trình ứng dụng API của India
Stack, quét dấu vân tay hoặc mống mắt có sẵn trên Aadhaar, bất cứ ai cũng có thể mở tài khoản
ngân hàng, tài khoản vay hay chia sẻ hồ sơ y tế nhanh chóng tại Ấn Độ. Đây chính là cơ sở dữ


liệu hiện đại, độc đáo giúp Ấn Độ giải quyết các bài tốn 3 khơng: khơng hiển diện, khơng tiền
mặt và khơng giấy tờ.
Bên cạnh đó, NHTW Ấn Độ đã thúc đẩy việc thành lập Tổng cơng ty thanh tốn quốc gia
Ấn Độ (NPCI) để đảm đương vai trò vận hành thống nhất các hệ thống thanh toán bán lẻ khác
nhau. Các hệ thống thanh toán liên ngân hàng tại Ấn Độ bao gồm NEFT và RTGS, cả hai hệ
thống này có đặc điểm chung là chỉ xử lý giao dịch trong giờ làm việc. Vì thế NPCI đã thiết lập
hệ thống Immediate Payment Service (IPMS) trên cơ sở hệ thống chuyển mạch sẵn có để giải
quyết hạn chế này. IMPS ra mắt vào năm 2010 và cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh, 24/7 trên

các kênh đa dạng bao gồm Mobile, Internet, ATM, SMS, chi nhánh ngân hàng và giao thức bấm
trên điện thoại.
Cuối cùng, NHTW Ấn Độ cũng thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các giao dịch thanh tốn
trên thiết bị di động. Việc phát triển cơng thanh toán United Payment Interface (UPI) và Bharat
Interface of Money (BHIM) bởi NPCI là các bước đi quan trọng trong việc đổi mới hệ thống
thanh toán tại Ấn Độ. Được hỗ trợ bởi NHTW Ấn Độ và chính thức hoạt động từ ngày
11/04/2016, giao diện thanh toán di động UPI cho phép tích hợp các tài khoản ở các NHTM khác
nhau vào một ứng dụng di động (BHMI) và sử dụng “tên ảo” để thay thế cho số tài khoản của
các bên chuyển tiền và nhận tiền.
4.

Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số của Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc có hai mơ hình ngân hàng số nổi bật là K-bank và KaKao bank. K-bank là
ngân hàng đầu tiên tại Hàn Quốc khơng có điểm giao dịch, khơng có tư vấn viên, tất cả mọi
nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản, chuyển tiền, hay cho vay hồn tồn được thực hiện
thơng qua điện thoại thông minh và mạng internet. K-bank cho phép người dùng truy cập các
dịch vụ 24/7 thông qua ứng dụng di động và website của mình. Việc đăng ký tài khoản chỉ mất
khoảng 10 phút và chỉ yêu cầu thẻ an sinh xã hội hoặc bằng lái xe. Tương tư, khoản tín dụng
cũng được cấp trong vài phút với bảo hiểm y tế quốc gia hoặc thông tin hưu trí quốc gia.
Khác với K-bank, Kakao bank là ngân hàng trực tuyến tồn phần, Kakao bank khơng phải
duy trì các phòng giao dịch vật lý với đội ngũ nhân viên lớn, nhờ đó Kakao bank có thể cung cấp
dịch vụ cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi trên nền tảng số một cách nhanh chóng, với lãi suất và
phí cạnh tranh hơn các đối thủ ngân hàng truyền thống. Trunh bình, khách hàng mất từ 3 đến 7
phút để mở một tài khoản ở Kakao bank và khoảng 60 giây cho một khoản vay 2600 đô. Chỉ


trong vòng 1 tháng sau khi ra mắt, Kakao bank đã thu hút hơn 3 triệu người dùng với lượng tiền
gửi và cho vay cao.
Để phát triển được những mô hình ngân hàng số trên Hàn Quốc đã thực hiện các giải pháp

sau:
Bổ sung tính năng chuyển tiền nhanh theo thời gian thực từ năm 2009 với hệ thống xử lí
các giao dịch có giá trị lớn.
Phát triển cổng thanh toán BankPay hoạt động 24/7 trong cả các ngày nghỉ để cho phép
người mua thực hiện thanh toán cho người bán, các cửa hàng trực tuyến thông quan chuyển
khoản.
Xây dựng và vận hành dịch vụ Bank wallet cho phép sử dụng điện thoại thơng minh để
thanh tốn các khoản tiền giá trị nhỏ giữa các số điện thoại tại các cửa hàng tiện lợi và trực
tuyến.
Thực hiện thay đổi các quy định hiện hành để phù hợp với phát triển ngân hàng số như quy
định các công ty không được sở hữu trên 4% tại một ngân hàng đã được sửa thổi thành các công
ty công nghệ thông tin được sở hữu tới 50% cổ phần của một ngân hàng số. Điều này tạo điều
kiện cho các ngân hàng số huy động vốn từ các tập đoàn lớn như Samsung.
5.

Bài học cho Việt Nam

Đối với các ngân hàng thương mại
Về xây dựng chiến lược chuyển đổi số: qua kinh nghiệm chuyển đổi số của các ngân hàng trên
thế giới, có thể thấy có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau. Một số mơ hình chuyển đổi số cơ
bản có thể được kể đến: Xây dựng một thương hiệu ngân hàng số riêng; Thành lập một bộ phận
ngân hàng số để dần phát triển sản phẩm và dịch vụ số, số hóa hoạt động nghiệp vụ; Thành lập
một ngân hàng số hồn tồn mới. Có thể thấy, các ngân hàng đang ngày càng tập trung hơn vào
ứng dụng công nghệ số, áp dụng mơ hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo, tái cơ cấu tổ chức, hoạt
động theo hướng tinh gọn, linh hoạt, và quan trọng là phát triển sản phẩm theo hướng lấy khách
hàng làm trung tâm và chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng.
Về hạ tầng chuyển đổi số: ngoài việc nâng cấp ngân hàng lõi (Corebanking) thế hệ mới để đáp
ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng như khả năng kết nối mở liên thơng qua các API
thì các ngân hàng cũng nghiên cứu ứng dụng những cơng nghệ khác như điện tốn đám mây,



phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo/học máy, cơng nghệ chuỗi khối,… Để từ đó nâng cao hiệu
quả hoạt động các hoạt động như e-KYC, phân tích hành vi khách hàng đáp ứng xu hướng cá
nhân hóa, phục vụ cơng tác ra quyết định với ít sự can thiệp của con người.
Về sản phẩm, dịch vụ: các sản phẩm mang tính cốt lõi như thanh tốn, cấp tín dụng vẫn tiếp tục
được các ngân hàng tập trung củng cố, phát triển theo hướng số hóa, tự động hóa. Hoạt động cho
vay, ra quyết định cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng nhỏ lẻ không cần tài sản đảm bảo
cũng dần được triển khai tự động hóa. Hoạt động phân tích hành vi khách hàng cũng cần được
đẩy mạnh, ứng dụng trong giao tiếp khách hàng như các hoạt động tiền giao dịch, tương tác gợi
ý, tương tác chủ động, giải đáp thắc mắc khách hàng thông qua trợ lý ảo. Ngồi ra, các ngân
hàng cần tích hợp thêm các tiện ích hàng ngày vào hệ sinh thái số của mình như bán lẻ, nhà ở, du
lịch, sức khỏe, giải trí, giao thơng, giáo dục, …
Về xu thế hợp tác kết nối: Với khả năng số, kinh nghiệm triển khai, ứng dụng công nghệ của
nhiều ngân hàng cịn hạn chế, việc hợp tác với các cơng ty cơng nghệ tài chính Fintech hoặc thu
hút các cơng ty khởi nghiệp về công nghệ là cách làm giúp các ngân hàng tiết kiệm thời gian và
chi phí. Ngồi ra, các ngân hàng cũng cần đẩy mạnh hợp tác với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch
vụ để mở rộng hệ sinh thái số, đem lại nhiều tiệc ích hơn cho khách hàng.
Đối với cơ quan quản lý
Theo World bank thì các cách thức thay đổi chính sách thường thuộc các dạng sau: (1) Áp dụng
khung pháp lý hiện hành cho những đổi mới sáng tạo và các mơ hình kinh doanh mới, thường
bằng cách tập trung vào chức năng kinh tê cơ bản hơn là thực thể; (2) Điều chỉnh khung pháp lý
hiện hành để phù hợp với những đối tượng gia nhập mới và tái thiết kế các quy trình hiện có để
cho phép áp dụng cơng nghệ mới; (3) Tạo ra các khung pháp lý mới để cho phép hoặc cấm các
hoạt động đổi mới sáng tạo, trong đó có các cơng cụ như luật hoặc quy định quản lý đổi mới để
mở rộng phạm vi quy định, đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với người chơi mới hoặc cấm hoạt
động Fintech nhất định.
Áp dụng vào Việt Nam, để ứng xử với những đột phá trong lĩnh vực tài chính, các nhà quản lý,
hoạch định chính sách đã tập trung vào ba lĩnh vực xây dựng chính sách lớn nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác chuyển đổi số cũng như phát triển hoạt động ngân hàng số, cụ thể:
Thứ nhất là cơ cấu tổ chức: một số nhà quản lý và cơ quan giám sát cần thực hiện sửa đổi cơ cấu

tổ chức để phù hợp với bối cảnh mới. Một số cách thức mà các nhà quản lý có thể lựa chọn là: (i)


Thành lập các đơn vị chuyên trách về đổi mới sáng tạo, các đơn vị này có đội ngũ chuyên gia am
hiểu sâu về mơ hình kinh doanh và dịch vụ tài chính số cũng như hiểu biết sâu sắc về khuôn khổ
pháp lý, giám sát trong nước và quốc tế; (ii) Sửa đổi hoặc bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về
quản lý hoạt động ngân hàng số trong một đơn vị đầu mối có liên quan thuộc Ngân hàng nhà
nước.
Thứ hai là hạ tầng thanh toán: cần quan tâm đến vấn đề hệ thống danh tính số (Digital ID
systems) và nền tảng giao diện phần mềm mở. Đối với hệ thống danh tính số thì các nước đang
áp dụng các cách sau để sử dụng hệ thống ID số: Cho phép các ngân hàng sử dụng hệ thống ID
số để xác minh khách hàng và xác thực một số dịch vụ; Triển khai các hệ thống nhạn dạng kỹ
thuật số quốc gia; Tăng cường khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý,
kiểm sốt dữ liệu của cơng dân khi truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số. Đối với nền tảng giao
diện phần mềm mở thì các nước có quy định pháp lý về API theo hai hướng: thứ nhất, yêu cầu
các ngân hàng tạo cơ chế cho phép bên thứ ba được quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng tại
ngân hàng; thứ hai, cung cấp hướng dẫn để khuyến khích và tạo điều kiện cho việc áp dụng API
để cho phép đổi mới trong các dịch vụ tài chính.
Thứ ba là khn khổ pháp lý: Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều
kiện cụ thể của đất nước và đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, cụ thể
như sau:
Đối với chính sách an ninh mạng: có thể ban hành các quy định cấp quốc gia hoặc cấp ngành để
hướng dẫn và thực hiện giám sát với mục tiêu là giảm thiểu rủi ro mạng. Ngoài ra cũng cần thiết
lập trung tâm an ninh mạng quốc gia, thực hiện bài tập mô phỏng khả năng phục hồi không gian
mạng hoặc mô phỏng một cuộc tấn công xuyên biên giới vào lĩnh vực tài chính.
Đối với vấn đề dữ liệu: một số giải pháp có thể áp dụng như xây dựng một văn bản pháp luật
riêng bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về chế tài với những hành vi vi
phạm, đặc biệt laf hành vi hành chính và dân sự.
Đối với vấn đề sáng kiến ngân hàng mở, có thể tiếp cận theo hai hướng là quy định bắt buộc khi
yêu cầu ngân hàng phải chia sẻ dữ liệu đã được khách hàng cho phép cho bên thứ ba đã đăng ký.

Hoặc theo cơ chế thuận lợi, theo đó ban hành hướng dẫn các thông số kỹ thuật và gợi ý thiết kế
nhằm khuyến khích việc áp dụng API trong dịch vụ tài chính.


Đối với vấn đề giấy phép ngân hàng số, có thể xử lý theo hai hướng sau: Coi việc hoạy đông
ngân hàng số tương tự như hoạt động ngân hàng truyền thống, theo đó ngân hàng số cũng cần
được cấp phép và quản lý, giám sát với các điều kiện tương tự như đối với hoạt động ngân hàng
truyền thống và khơng có cơ chế cấp phép đặc thù cho loại hình ngân hàng số. Ban hành khn
khổ riêng vầ việc cấp phép ngân hàng số trên cơ sở ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về
điều kiện, tiêu chuẩn cần phải đáp ứng.
Tài liệu tham khảo
1.

ABS (2019), ABS Cloud Computing Implementation Guide 2.0 for the Financial

industry in Singapore.
2.

AFI (2020), Creating enabling fintech ecosystems: the role of regulators.

3.

Clifford Chance (2019), Virtual banking – Singapore proposes new digital bank
framework.

4.

Banking & Insurance (2018), Virtual Banking – Overview of the current landscape.

5.


Chris, S. (2014) Digital banks: Strategies to launch or become a digital bank, Marshall

Cavendish Business.
6.

Clifford Chance (2019), Virtual banking – Singapore proposes new digital bank
framework.

7.

Clifford Chance (2019), Virtual banking – Singapore proposes new digital bank
framework.

8.

Deloitte (2020), Center for Regulatory strategy Asia Pacific - Deloitte (2020), Digital

banks in Asia Pacific: adding value to financial services?
9.

EBA (2017), Discussion Paper on the EBA‟s approach to financial technology

(FinTech).
10. H. Ha và S. McGregor (2013), “Role of Consumer Associations in the Governance of
e-Commerce Consumer Protection”, Journal of Internet Commerce, 12(1), 2013,1.
11. HKMA (2018), A Guideline Issued by the Monetary Authority Under Section 16(10)
of the Banking Ordinance
12. MAS, Eligibility criteria and requirements for digital banks.
13. MAS (2016), Guidelines on Outsourcing.

14. OECD, Going Digital: Shaping Policies, Improving Lives. Chapter 1. Understanding
digital

transformation.


15. Sean Hayes (2019), Luật Hàn quốc về các trường hợp đặc biệt liên quan đến việc
thành lập và hoạt động của Ngân hàng số.
16. Skinner, C. (2014). Digital bank: Strategies to launch or become a digital bank.
Marshall Cavendish International Asia Pte Ltd.
17. Statista, số lượng khách hàng K Bank tại Hàn Quốc từ 12/2020 đến 3/2021.
18. UNCTAD (2020a), pháp lý về giao dịch điện tử trên thế giới.
19. UNCTAD (2020b), Summary of Adoption of Online Consumer Protection Legislation
Worldwide.
20. Wavestone (2018), Virtual Banking and Open Banking: Comparing Digital
Disruptions across the world.
21. World bank group (2020a), How regulators respond to fintech.
22. Worldbank Group (2020b), The regulation of Digital Trade. Key policies and
international trends. Worldbank Group.



×