Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ THÔNG QUA PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI LIENVIETPOSTBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.92 KB, 25 trang )

TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VI MÔ THÔNG QUA PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG
SỐ -NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI LIENVIETPOSTBANK TS.1

Tài chính vi mô (TCVM) có vai trò quan trọng đối với các cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp và có sự lan tỏa lớn đối với cả nền kinh tế. Phát triển hoạt
động TCVM tại các tổ chức tài chính được coi là một giải pháp hữu hiệu cho tài
chính toàn diện (CGAP, 2017). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổ chức tín
dụng (TCTD) là ngân hàng thương mại (NHTM) có nhiều ưu thế hơn so với tổ
chức cung cấp TCVM khác nhờ các hoạt động TCVM đa dạng, mạng lưới rộng
lớn, tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ hiện đại,… bài viết này đi sâu vào nghiên
cứu khả năng tiếp cận TCVM được cung cấp qua mô hình mới là “ngân hàng
số”. Thông qua tìm hiểu một số phương thức triển khai ngân hàng số trên thế
giới, tác giả đánh giá thực trạng tại Việt Nam và nghiên cứu trường hợp tại
LienVietPostBank, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy tiếp cận TCVM của khách
hàng tại TCTD thông qua phát triển ngân hàng số.
1. Giới thiệu
Tài chính vi mô xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại Bangladesh và
được phát triển rất mạnh trên thế giới cho đến nay, có đóng góp rất quan trọng
trong phát triển nền tài chính toàn diện. Các nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện
nhằm đảm bảo rằng tất cả các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, bất kể mức
thu nhập, đều có thể tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ tài chính một
cách phù hợp với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có
trách nhiệm và bền vững. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ internet và
thiết bị di động giúp các giao dịch ngân hàng ngày càng dễ dàng và thuận tiện
hơn, phù hợp hơn với nhiều đối tượng với chi phí hợp lý. Khái niệm “Tiếp cận tài
chính” được hiểu một cách khái quát nhất theo CGAP(2017) là việc cung cấp
1 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, E-mail:

0



khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người với mức giá phải
chăng. Trong đó, tài chính vi mô được hiểu là một hình thức của quá trình mở
rộng dịch vụ tài chính.
Tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay,
dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có
thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ (ADB, 2017). Theo các nghiên cứu lý
thuyết của Ledgerwood (2013), Littlefield và các cộng sự (2003), cũng như các
trường hợp nghiên cứu của Khandker (1998), Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh
Tâm cùng các cộng sự (2013), Brown và các cộng sự (2015), Phạm Bích Liên
(2016), TCVM được đánh giá là đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công cuộc giảm nghèo đói thông qua cung cấp
dịch vụ tài chính chính thức, bán chính thức đến với khách hàng vi mô - những
đối tượng có nhu cầu nhưng khó tiếp cận với dịch vụ này trong xã hội. Việc tiếp
cận tài chính vi mô thông qua sự phát triển công nghệ cũng được nghiên cứu của
Demirguc-Kunt và các cộng sự (2018) chỉ ra qua khảo sát 150.000 người trưởng
thành trên toàn quốc, kết quả cho thấy việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch
vụ tài chính giữa những người không có tài khoản là nhiều hơn đối với những
người đã có tài khoản chính thức.
Ngân hàng số với các đặc trưng sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, thủ
tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh, giao dịch không bị rào cản bởi vị trí địa lý,
rất phù hợp cho xã hội hiện đại hóa, đồng thời phục vụ nhu cầu thiết thực của
mọi người dân khi cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ không dây đã dần tiếp
cận ở khu vực nông thôn. Chính những ưu thế của sự phát triển của ngân hàng số
hiện nay là động lực rất lớn thúc đẩy phát triển tài chính vi mô. Các ngân hàng
hiện nay cũng đang nổ lực để thúc đẩy phát triển mạnh ngân hàng số, tạo đà cho
sự phát triển các dịch vụ tài chính vi mô, mở rộng khả năng tiếp cận đối với
khách hàng nhỏ, đặc biệt khách hàng khu vực nông thôn.
Bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu vấn đề tiếp cận tài chính vi mô
thông qua phát triển ngân hàng số, lấy trường hợp cụ thể về sản phẩm Ngân hàng
1



số của LienVietPostBank để phân tích. Qua phân tích thực trạng triển khai mô
hình ngân hàng số trong môi trường pháp lý ở Việt Nam, nhóm tác giả đã có
những phân tích đối chiếu, so sánh và đưa ra những giải pháp thúc đẩy tiếp cận
tài chính vi mô thông qua phát triển Ngân hàng số. Nghiên cứu này cũng muốn
chứng tỏ sự đổi mới cung cấp TCVM thông qua ngân hàng số là một chiến lược
quan trọng trong việc đưa ngành TCVM lên tầm cao mới về cách tiếp cận và
tính bền vững.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trường hợp được nhóm tác giả sử dụng trong bài
viết này cho các mục đích khác nhau: thăm dò, mô tả và giải thích nghiên cứu,
tạo ra ý tưởng cũng như các phát hiện mới nhằm giải quyết vấn đề cho từng mục
tiêu nghiên cứu cụ thể.
LienVietPostBank được lựa chọn là trường hợp điển hình nghiên cứu vì
các lý do cơ bản: Một là Ngân hàng có chiến lược phát triển, chính sách rõ ràng
về phát triển hoạt động TCVM. Hai là Ngân hàng đã và đang triển khai Ngân
hàng số trong đó có cung cấp dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng thẻ phi vật lý
Ví Việt - sản phẩm được ra mắt vào quý III/2016. Ba là có lợi thế mạng lưới
rộng lớn và vượt trội so với các TCTD khác với khoảng 500 chi nhánh và phòng
giao dịch phủ khắp cả nước, gần 1.000 Phòng Giao dịch Bưu điện cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến cấp huyện, xã là cơ sở để chuyển dịch từ mô
hình ngân hàng truyền thống và hỗ trợ hoạt động của ngân hàng số thông qua
giúp khách hàng chuyển đổi hành vi sử dụng dịch ngân hàng từng bước. Và thứ
tư, LienVietPostBank là ngân hàng thương mại cổ phần có định hướng phát triển
rõ ràng và chủ động thực hiện theo chiến lược đã đề ra, phù hợp hơn với tiêu
chuẩn của tài chính toàn diện và xu thế phát triển bền vững. Cuối cùng, mặc dù
là NHTM nhưng ngoài mục tiêu lợi nhuận, LienVietPostBank còn hướng đến
mục tiêu xã hội theo phương châm hoạt động “Gắn xã hội trong kinh doanh”.
Dữ liệu phân tích: Phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp đã được sử dụng

trong nghiên cứu. Các thông tin và dữ liệu liên quan đến dịch vụ ngân hàng số,
2


TCVM của LienVietPostBank đã được truy cập từ các nguồn chính thức của
ngân hàng, báo cáo thường niên hàng năm, báo cáo tổng kết hoạt động qua các
năm,… Số liệu thu thập đáng tin cậy và đảm bảo độ chính xác, phản ảnh đầy đủ
và trung thực hoạt động của dịch vụ ngân hàng số tại LienVietPostBank.
3. Tổng quan về tiếp cận tài chính vi mô và ngân hàng số
3.1. Quan niệm về tiếp cận hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển hoạt động TCVM của các
TCTD trong đó đều nhấn mạnh đến khía cạnh tăng mức độ tiếp cận. Mức độ tiếp
cận được thể hiện qua quy mô hoạt động TCVM chiếm tỷ trọng lớn ở mức nhất
định trong các hoạt động của TCTD, hoặc sự đa dạng về sản phẩm TCVM cung
cấp, hoặc số lượng (tỷ trọng) khách hàng vay món nhỏ (Yunus, 2005). Có quan
điểm cho rằng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng là một mặt song hành
cùng bền vững tài chính là tiêu chí để đánh giá sự phát triển hoạt động TCVM
của TCTD (Littlefield và các cộng sự, 2003).
Mục tiêu của TCVM hướng đến người nghèo và phần lớn người dân ở nông
thôn. Để xóa đói, giảm nghèo cần có nguồn lực tài chính để cải thiện sản xuất
kinh doanh (tiểu thủ công, thâm canh, chuyên canh,...). Tuy nhiên, khó khăn lớn
nhất của người nghèo là khả năng tiếp cận với các nguồn vốn và có kiến thức đầy
đủ nhằm tăng tiếp cận với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính chính thức.
Như vậy, nếu TCTD tiếp cận người nghèo được hiểu là đã phát triển hoạt động
TCVM. Mặt khác, nếu TCTD không bền vững về tài chính thì không thể hỗ trợ
người nghèo được lâu dài, không đảm bảo xóa nghèo bền vững và dù được xóa
nghèo sẽ nhanh chóng tái nghèo. Nghiên cứu này sử dụng quan điểm thúc đẩy
tiếp cận TCVM trên giác độ là tăng mức độ tiếp cận khách hàng TCVM của ngân
hàng thương mại.
Chỉ tiêu đo lường mức độ tiếp cận TCVM tại TCTD

Theo Yaron và các cộng sự (1998), Zeller và Meyer (2002), mức độ tiếp cận
được định nghĩa là khả năng của một TCTD cung cấp dịch vụ tài chính chất
lượng cho một số lượng lớn các khách hàng đặc biệt là các khách hàng TCVM.
3


Hầu hết các nghiên cứu trước đây thường phân tích và đề cập đến các hoạt động
tín dụng và huy động, nghiên cứu này thực hiện áp dụng các chỉ tiêu đo lường
đối với dịch vụ ngân hàng điện tử, cụ thể mức độ tiếp cận được đo lường thông
qua hai góc độ: độ rộng và độ sâu của tiếp cận.

M
ứcđộtiếpcận

C
hỉtiêuđolườngcụthể:
C
hỉsốtiếpcận:
(I)Đ
ộrộngtiếpcận
Đ
olườngđộrộngvà -Sốlượngkháchhàngsửdụngdịchvụ,
độsâutrongtiếpcận -Quymôdịchvụkháchhàngsửdụng
-Sốlượngsảnphẩmdịchvụcungứng
kháchhàngtàichínhvi (II)Độsâutiếpcận
m
ôcủaN
H
TM Giátrịtrungbìnhcủagiaodịch


Hình 1: Các chỉ tiêu chính đánh giá sự phát triển hoạt động TCVM của
NHTM
Nguồn:Yaronvà các cộng sự (1998), Zeller và Meyer (2002)
Độ sâu tiếp cận đề cập đến giá trị giao dịch trung bình mà các khách hàng
TCVM được phục vụ, trong khi độ rộng tiếp cận đề cập đến số lượng khách
hàng mục tiêu, quy mô/số dư dịch vụ khách hàng sử dụng, số lượng sản phẩm
dịch vụ cung ứng của một tổ chức TCVM.
3.2. Ngân hàng số và tác động ngân hàng số đối với tài chính vi mô
Theo nghiên cứu của Sarma (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là tất
cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng truyền
thống được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất và các
khách hàng thực hiện mọi giao dịch qua ứng dụng này mà không cần phải đến
ngân hàng. Đồng thời các hoạt động của Ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn
vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng… cũng đều được số hóa.
4


Chuyển đổi số cũng giúp các ngân hàng hoạch định chiến lược lấy khách
hàng là trung tâm, giúp các tổ chức này giảm chi phí hoạt động, tăng trưởng
doanh thu, lợi nhuận bền vững. Cụ thể, các ngân hàng sẽ tạo ra được nguồn
doanh thu mới từ kênh kỹ thuật số khi khách hàng có thể thực hiện hầu hết các
giao dịch trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tiến trình xây dựng ngân hàng số
hướng tới người dùng gồm 4 mức độ:

Biểu đồ 1: Tiến trình xây dựng ngân hàng số
Nguồn: WeBank
Theo Accion (2017), Công nghệ tài chính đề cập đến việc sử dụng phần
mềm và nền tảng kỹ thuật số để cung cấp các dịch vụ tài chính cho người tiêu
dùng. Những công cụ số này thường làm gián đoạn các mô hình kinh doanh
truyền thống đã được thiết lập bằng cách tạo ra các phương tiện mới để cung cấp

dịch vụ. Khi các công cụ và công nghệ mới được phát triển khả năng tiếp cận
các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngày càng trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn
và dễ sử dụng hơn, phù hợp với người tiêu dùng sống ở các vùng nông thôn,
vùng sâu và vùng xa. Bên cạnh đó, yếu tố chi phí hợp lý nhờ ứng dụng công
nghệ giúp giảm chi phí kinh doanh cho các ngân hàng.
Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, theo
nghiên cứu của Phạm Bích Liên và cộng sự (2019), có 5 nhóm nhân tố chính tác
động mạnh mẽ đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số, trong đó 3 nhân tố tác
động trực tiếp và 2 nhân tố tác động gián tiếp. Những nhân tố tác động trực tiếp
đó là: Ảnh hưởng xã hội, tính hữu ích, và tính bảo mật. Hai nhân tố tác động
gián tiếp thông qua tính hữu ích đó là tính thích ứng và tính dễ dàng sử dụng.
5


Xét về sự ảnh hưởng lớn nhất đới với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số hiện
nay chính là nhân tố “ảnh hưởng xã hội”, yếu tố bảo mật và tính hữu ích được
các khách hàng rất quan tâm và là thước đo để lựa chọn dịch vụ sử dụng. Đẩy
mạnh việc sử dụng ngân hàng số cho phát triển tài chính vi mô sẽ trở nên phù
hợp hơn khi yếu tố ảnh hưởng xã hội là yếu tố mấu chốt cho việc định hướng sử
dụng dịch vụ tài chính vi mô. Ở những vùng nông thôn, nơi chủ yếu là những
kinh doanh cá thể, những hộ gia đình có thu nhập thấp, trình độ dân trí còn hạn
chế, dân trí tài chính còn ở mức thấp thì việc tiếp cận các dịch vụ tài chính càng
cần phải thích ứng và dễ sử dụng đối với khách hàng.
Bảng 1: Ngân hàng số thúc đẩy tài chính toàn diện
Dịch vụ thanh
toán và cơ sở hạ
tầng thị trường

-Tiền điện tử


Tận dụng dữ liệu
giao dịch và các
nguồn dữ liệu
khác để đánh giá
tín dụng

Dữ liệu giao dịch từ thương mại điện tử
và nền tảng thanh toán như Alibaba và
Paypal, Dữ liệu từ Mạng xã hội, Dữ liệu
từ mạng điện thoại di động

Quản lý đầu tư

Quy trình tự động hóa tư vấn đầu tư

Cho vay và huy
động vốn

Ngân hàng số, Cho vay ngang hàng,
huy động vốn từ đông khách hàng
dân cư

-Các ứng dụng cho phép thanh toán
-Sử dụng công nghệ để phân phối sản
phẩm dịch vụ

Tiềm năng
năng đáng
đáng kể
kể thúc

thúc đẩy
đẩy hiệu
hiệu quả,
quả, giảm
giảm chi
chi hí

Tiềm
và mở
mở rộng
rộng tiếp
tiếp cận
cận dịch
dịch vụ
vụ tài
tài chính
chính


Đổi mới
kỹ thuật
số trên
các lĩnh
vực
khác
nhau
của lĩnh
vực tài
chính


Nguồn: World Bank (2017)
Theo World Bank (2017), ứng dụng công nghệ tài chính sẽ làm tăng hiệu
quả khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính và thúc đẩy tài chính toàn diện. Ngân
hàng số là mô hình ngân hàng điển hình ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực
6


tài chính (Fintech) được đánh giá là một trong các trụ cột quan trọng của tài
chính toàn diện. Theo ADB (2017), đặc điểm cơ bản thể hiện vai trò của ngân
hàng số gồm: (i) Dịch vụ nhanh chóng, chi phí thấp, và thuận tiện cho khách
hàng, đặc biệt là nhận dạng qua chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công
dân, công nghệ định danh khách hàng (eKYC), (ii) Có ý nghĩa đối với nền kinh
tế khi giảm chi phí cơ sở hạ tầng do không cần phân phối sản phẩm dịch vụ
thông qua các chi nhánh vật lý, (iii) Phổ cập phương tiện thanh toán không tiền
mặt trong nền kinh tế từ chính phủ đến người dân, giữa cá nhân với cá nhân để
phát triển kinh doanh, (iv) Có ý nghĩa thúc đẩy tiếp cận tín dụng thông qua sử
dụng nguồn dữ liệu đã có như giao dịch thanh toán, dữ liệu viễn thông và phân
tích hành vi, (v) Tăng cường huy động tiết kiệm, dễ dàng thiết kế các sản phẩm
nhiều tiện ích hơn, ví dụ như ví điện tử kết nối với tài khoản ngân hàng.
Trong vòng 1 thập kỷ tới, tài chính kỹ thuật số có thể giúp 1,6 tỷ người
không có tài khoản ngân hàng có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính, trong đó hơn
một nửa là phụ nữ. Những nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể tiết kiệm chi
phí mỗi năm nhờ (i) giảm chi phí mở và quản lý tài khoản, (ii) xử lý các giao
dịch thanh toán, (iii) chi phí giao dịch để khách hàng nộp/rút tiền/gửi/vay tiền từ
tài khoản. Mô hình hoạt động kinh doanh với chi phí thấp giúp các ngân hàng có
thể tiếp cận cơ sở khách hàng lớn hơn bao gồm các khách hàng ở vùng sâu,
vùng xa, khách hàng có thu nhập thấp mà hiện nay khó tiếp cận với các ngân
hàng truyền thống. Tựu chung lại ngân hàng số tác động tích cực đến ngân hàng
nhờ (1) Tiết kiệm chi phí, (2) Tăng khả năng cạnh tranh, (3) Minh bạch hoạt
động; và tác động đến khách hàng vi mô nhờ (1) Tăng khả năng tiếp cận và (2)

Nâng cao hiệu quả tài chính và (3) Nâng cao đời sống.
3.3. Xu hướng ứng dụng công nghệ triển khai ngân hàng số
Hiện nay các Ngân hàng/Tổ chức tài chính (bao gồm cả các Công ty cung
cấp dịch vụ tài chính/thanh toán) trên thế giới đã có những thành công nhất định
trong việc số hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động tài chính ngân hàng. Theo Phan Thị Linh (2019), hoạt động công nghệ tài chính hiện nay
7


có hai nhóm đó là công nghệ tài chính bền vững (sáng tạo đổi mới bởi các
TCTD để nâng cao khả năng cạnh tranh) và công nghệ tài chính phá vỡ (công
nghệ tài chính mới cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài
chính truyền thống bằng các sản phẩm mới)
Theo Citigroup (2018), một số công nghệ thành tựu của nhân loại để các
Ngân hàng phải xem xét đến trong chiến lược phát triển ngân hàng số phải kể
đến là: (i) Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), (ii) Sự kết hợp với các công ty công
nghệ lớn (Big Tech)/Fintech trong cung ứng dịch vụ ngân hàng, (iii) Chuyển đổi
ngân hàng lõi (Corebanking) và Cloud, (iv) Công nghệ số hóa tài sản (Digital
Assets) và Blockchain. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng phát triển
mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, một số ứng dụng như: Phát hiện chống rửa tiền
AML (Anti-Money Laundering), (2) Chat bots, (3) Thuật toán giao dịch, (4)
Phát hiện gian lận, (5) Tư vấn cho khách hàng. Các ngân hàng ngày càng có xu
hướng tích hợp AI vào hoạt động kinh doanh của mình. Báo cáo khảo sát của
Accenture (2017) đối với 600 ngân hàng hàng đầu và chuyên gia trên thế giới
cho rằng AI sẽ là cách thức chính để ngân hàng tương tác với khách hàng trong
tương lai 3-5 năm tới. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp ngân hàng dự báo trước hành
vi khách hàng, thậm chí trước khi khách hàng nghĩ đến điều này nhằm đối mới
và nâng cao các hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ dành cho những khách
hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nhân viên ngân hàng 24/7.
Trong tương lai, AI không chỉ giúp các ngân hàng Việt Nam phát triển sản phẩm
dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao mà còn hỗ trợ chính các ngân hàng

trong việc tái cơ cấu các mô hình và quy trình hoạt động khi phải xử lý khối
lượng dữ liệu khổng lồ để lập các kịch bản báo cáo tài chính đáp ứng các yêu
cầu theo quy định.
Tại Nhật Bản, trí tuệ nhân tạo dùng trong ngân hàng để giám sát hoạt
động của thị trường. Ngân hàng Tokyo ra mắt ứng dụng trên Smartphone có tên
là MAI, một trợ lý ảo sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho khách hàng, còn tại Ngân
hàng Mizuho, 100 robot Peper có trí tuệ nhân tạo được sử dụng để chăm sóc
8


khách hàng. Việc trả lời điện thoại ở tổng đài trong tương lai sẽ được giao hết
cho trí tuệ nhân tạo khi ngân hàng Sumitomo Mitsui ứng dụng AI. Thông thường
mỗi cuộc gọi mất từ 15 - 20 phút để giải quyết, nhưng nhờ ứng dụng AI chỉ còn
2 – 3 phút, ước tính năng suất lao động sẽ tăng 30%.
Tại Philippines, quốc gia điển hình về triển khai tài chính vi mô thông qua
tổ chức tài chính chính thức là các ngân hàng, các mô hình hoạt động TCVM
phổ biến có thể kể đến là Mô hình sử dụng đại lý cá nhân (LandBank), Mô hình
bán lẻ dựa trên nền tảng con người (ASKI và CARD), Mô hình bán lẻ dựa trên
nền tảng công nghệ (BanKO). Nếu xét về tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt
động thì mô hình thành công điển hình nhất tại Phillippines là trường hợp mô
hình ngân hàng kỹ thuật số - BPI Globe BanKO (BanKO). BanKO là sự kết hợp
giữa các đối tác lớn: Ngân hàng Bank of the Philippine Islands; Globe Telecom,
một công ty viễn thông hàng đầu; và Ayala Corporation, một trong những tập
đoàn lớn nhất và uy tín nhất ở Philippines. BanKO tận dụng nền tảng viễn thông
để cung cấp dịch vụ tài chính thông qua Ví điện tử với mạng lưới là các cửa
hàng bán lẻ, nơi Khách hàng có thể mở tài khoản, thực hiện nạp/rút tiền, đã đưa
các dịch vụ tài chính đến cộng đồng, thậm chí tại các địa điểm vùng xa và bao
trùm cả nước. BanKO đã phát triển 4.000 đại lý giao dịch trong 1,5 năm, nơi
Khách hàng có thể nộp tiền – rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nhận tiền
giải ngân và tận dụng hơn 7.000 điểm giao dịch của Globe trên toàn quốc

(Factao, 2014). BanKO thực hiện cho vay hoàn toàn trên nền tảng điện thoại di
động (cả điện thoại thông minh và điện thoại truyền thống), sau 2 năm đã đạt 1,1
triệu khách hàng (Torres, 2015). Có thể nói việc kết hợp với một doanh nghiệp
Fintech đã làm cho BanKO phát triển một cách vượt bậc, thu nhập của BanKO
đến từ phí giao dịch, phí thanh toán các dịch vụ giá trị gia tăng, chia sẻ dịch vụ
với các gói bảo hiểm, thu lãi từ danh mục đầu tư của các sản phẩm cho vay như
cho vay vốn lưu động cho các nhà bán lẻ, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh
doanh. Như vậy khách hàng sẽ tiếp cận được nguồn tài chính với chi phí thấp
hơn, đồng thời BanKO cũng giảm thiểu chi phí vận hành tại các điểm giao dịch.
9


4. Phát triển ngân hàng số thúc đẩy tiếp cận tài chính vi mô tại
LienVietPostBank
.1. Môi trường pháp lý chung cho phát triển ngân hàng số và tài chính vi mô
Về khung pháp lý: Ban Chỉ đạo Fintech đã được thành lập ngày
16/3/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hiện vẫn đang nghiên cứu
xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực Fintech, trong đó tập trung vào một số lĩnh
vực chính như: Nghiên cứu về công nghệ blockchain/sổ cái phân tán (DLT); sửa
đổi, bổ sung một số quy định pháp lý cho hoạt động của các công ty cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán; nghiên cứu ban hành quy định về hoạt động huy
động vốn và cho vay ngang hàng (P2P lending); nghiên cứu vấn đề về giao diện
chương trình ứng dụng mở (Open API) trong lĩnh vực ngân hàng; công nghệ
định danh và nhận biết khách hàng điện tử (e-ID/e-KYC).
Theo thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014, ví điện
tử được phép phát hành, tuy nhiên có những ràng buộc nhất định, từ những dàng
buộc đó cho thấy Ví điện tử thực chất chỉ được ghi nhận là hệ thống trung gian
để xử lý giao dịch của khách hàng chứ chưa được phát triển các tính năng sản
phẩm khác như sản phẩm tiền gửi hoặc tín dụng.
Nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng NN hiện nay là cần hoàn thiện khuôn

khổ pháp lý cho hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Tháng 8.2019,
Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ (lần 2) đề án Cơ chế quản lý
thử nghiệm hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox).
Cùng với đó, NHNN đang nghiên cứu để sửa đổi và hoàn thiện các quy định
khác của ngành Ngân hàng cho phù hợp hơn với xu thế phát triển của fintech.
Bên cạnh đó, Hệ thống khung pháp lý đối với hoạt động TCVM hiện nay
cho thấy (i) Chưa có đơn vị đầu mối trong việc thực hiện việc quản lý, kiểm tra,
giám sát đặc thù đối với các chương trình, dự án TCVM. Cơ quan thanh tra giám
sát NHNN vẫn đang là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và giám sát tất cả các
TCTD, bao gồm cả Ngân hàng, công ty tài chính, và các loại hình TCTD khác
dẫn đến các văn bản pháp quy về TCVM chưa được cụ thể, chi tiết; (ii) Chưa có
10


hướng dẫn quy định sản phẩm TCVM; khung hoạt động đối với nghiệp vụ
TCVM; (iii) Chưa có hướng dẫn việc cung cấp sản phẩm TCVM trong hoạt
động các ngân hàng, TCTD khác ngoài Tổ chức TCVM theo Luật các tổ chức tín
dụng 2010.
.2. Sự phát triển của ngân hàng số của Việt Nam
Tiền đề cho sự phát triển ngân hàng số ở Việt Nam chính là sự phá triển
mạnh mẽ của hệ thống CNTT, xu hướng sử dụng Internet và thiết bị viễn thông
cao cấp đang ngày càng mở rộng. Đây là cơ hội cũng là thách thức rất lớn cho
sự phát triển kịp thời của ngân hàng số hiện nay. Cơ hội từ góc độ thị trường,
dân số Việt Nam đứng thứ 8 Châu Á, thứ 3 khu vực Đông Nam Á, có khoảng
64% trong tổng số gần 98 triệu dân là ở các vùng nông thôn, phân khúc thị
trường mà nhiều ngân hàng thương mại còn bỏ ngỏ, đây được coi là thị trường
lớn đối với các ngân hàng trong tương lai.
Theo Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019, có tới 64 triệu người dân
sử dụng Internet trong tổng số gần 98 triệu dân. Trong tổng số người dùng
Internet có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động vào năm

2019, tăng 8 triệu người dùng so với năm 2018. Báo cáo cũng chỉ rõ có tới 94%
số người dùng Internet sử dụng Internet mỗi ngày và ước tính 85% người sử
dụng Internet ở Việt Nam đang sử dụng smarphone để truy cập Internet. Tốc độ
tăng trưởng nhanh chóng như vậy là tiềm năng lớn cho các nghành dịch vụ tài
chính ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Giá điện thoại thông minh ngày càng rẻ và độ bao phủ internet ngày càng
tăng, các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô có thể cung ứng các sản
phẩm dịch vụ đến khu vực nông thôn và miền núi - nơi mà sự hiện diện của chi
nhánh ngân hàng còn hạn chế. Do đó với kênh mobile sẽ giúp tiết kiệm đến 43
lần so với một chi nhánh, 13 lần so với Call - center, 2 lần so với Internet
banking.

11


Nhìn từ phía các nhà cung cấp: Theo thống kê của NHNN, tính đến giữa
năm 2019, Các NHTM tại Việt Nam phần lớn đều đã triển khai các dịch vụ của
NHĐT - một giai đoạn phát triển thấp của ngân hàng số, ở mức cơ bản như giao
dịch qua sms banking/mobile banking, internet banking và các sản phẩm “ví”.
Đối với Ngân hàng số, nhìn từ góc độ chuyển đổi, hệ thống hạ tầng, dịch
vụ phục vụ đến các kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ cũng như phương
thức quảng bá, thì mô hình Ngân hàng số được chia làm 4 hình thái từ thấp đến
cao: Thương hiệu ngân hàng số (thiết lập một thương hiệu mới với các sản phẩm
dịch vụ mới); Kênh phân phối Ngân hàng số (cung cấp các ứng dụng trực tuyến
và di động mới); Ngân hàng số như một công ty con (trực thuộc công ty mẹ,
nhưng hoạt động như một mô hình ngân hàng độc lập); Ngân hàng số thuần túy
(xây dựng giá trị sản phẩm hoàn toàn dựa trên nền tảng cốt lõi công nghệ số và
không có điểm giao dịch).
Một số ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng số: như Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh vượng với Timo Bank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương với

Digital Lab, Ngân hàng TMCP Tiên Phong với việc ứng dụng công nghệ ngân
hàng số 4.0, Ngân hàng TMCP Quốc tế với việc triển khai mô hình “chi nhánh
trực tuyến” cho phép người dùng trải nghiệm không gian giao dịch ngay trên
ứng dụng mạng xã hội Facebook, triển khai ngân hàng số của MB,
LienVietPostBank với Ví Việt là sản phẩm ngân hàng online phát triển trên cơ sở
Thẻ phi vật lý Ví Việt.
4.3. Ngân hàng số của LienVietPostBank
Về định hướng phát triển Ngân hàng số của LienVietPostBank phục vụ
cho mọi tầng lớp người dân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp và dịch vụ ngân
hàng số an toàn, tiện ích.
- Ví Việt là tên gọi của sản phẩm thẻ phi vật lý Ví Việt được NHNN cho
phép triển khai dịch vụ từ tháng 8/2016. Ví Việt do LienVietPostBank tự
nghiên cứu xây dựng trong lộ trình xây dựng Ngân hàng số; Hiện tại ứng
dụng Ví Việt được sử dụng trên Smarphone và trên Web đảm bảo tính
12


năng bảo mật, an toàn nhiều tiện ích cho người dùng; Ví Việt cung cấp
đầy đủ tính năng thanh toán, giao dịch ngân hàng đa dạng như: khách
hàng tự tạo tải ứng dụng và khai báo tài khoản chưa định danh là số điện
thoại đang sử dụng, dễ dàng nạp tiền vào Ví Việt bằng tiền mặt tại quầy
giao dịch, từ tài khoản ngân hàng, từ thẻ tín dụng.. và sử dụng theo quy
định về hạn mức Ví của NHNN để dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi có thể thực
hiện việc thanh toán hơn 200 dịch vụ (bao gồm thanh toán điện, nước,
viễn thông, dịch vụ chung cư; thanh toán học phí; thanh toán các khoản
vay tiêu dùng; thanh toán bảo hiểm, dịch vụ công có thu…), mua sắm
online (mua vé tàu, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, trả tiền viện phí,
học phí…), chuyển, nhận tiền từ Ví đến Ví, đến tài khoản gần 40 ngân
hàng nội địa khác trong nước;
- Người sử dụng Ví Việt có thể thực hiện tại quầy giao dịch việc liên kết

với Tài khoản thanh toán đã mở, thẻ tín dụng đã có tại LienVietPostBank
để tiện lợi cho người dùng; thực hiện các dịch vụ ngân hàng online như
nạp/rút tiền từ Ví vào Tài khoản thanh toán, vào Thẻ; gửi tiết kiệm, vay
cầm cố sổ tiết kiệm, tra cứu tài khoản ngân hàng, tất toán sổ tiết kiệm, ủy
thác thanh toán… Ngoài ra ứng dụng Ví Việt còn hỗ trợ phát triển hệ sinh
thái các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ online, các điểm kinh doanh
chấp nhận thanh toán Ví Việt (như: giới thiệu dịch vụ, tìm đường đến
điểm cung cấp dịch vụ, quản lý hệ thống điển chấp nhận thanh toán..);
- Ví Việt đã nhận được nhiều giải ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực
tài chính trong nước và quốc tế như: Giải Sao Khuê 2017, TOP 10 ứng
dụng CNTT xuất sắt nhất VN, Ngân hàng có ứng dụng thanh toán không
dùng tiền mặt; đặc biệt cuối năm 2017, Ví Việt đã đạt giải nhì APICTA
của Liên minh CNTT Châu Á – Thái Bình dương. Năm 2019,
LienVietPostBank vinh dự nhận được giải thưởng “Ngân hàng Số Tiêu
biểu” tại Lễ trao Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (VOBA) năm
2019 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tập đoàn dữ liệu
Quốc tế IDG đồng tổ chức.
13


- Ví Việt được coi là sản phẩm chủ lực của LienVietPostBank, là nền tảng
chính để LienVietPostBank xây dựng Ngân hàng số tích hợp đa kênh
cung cấp dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, Thẻ và Ví điện tử online trên
cùng một ứng dụng một cách an toàn, tiện ích, mọi lúc, mọi nơi phục vụ
mọi tầng lớp người dân trên toàn quốc và góp phần quan trọng vào mục
tiêu chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam của
LienVietPostBank.
- Trong thời gian tới, LienVietPostBank dự kiến ra mắt dịch vụ
LienViet24h là ứng dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến 24/7 bao gồm 3
chức năng chính: Ngân hàng số, Thẻ (vật lý và phi vật lý), Ví điện tử và

đồng thời tích hợp với hệ sinh thái hỗ trợ người dùng và các điểm kinh
doanh trong việc tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán hàng hóa, dịch
vụ...
4.4. Đánh giá mức độ tiếp cận TCVM thông qua Sản phẩm Ví Việt của
LienVietPostBank
Về số lượng sản phẩm dịch vụ Ví Việt cung cấp tăng dần qua các năm
trong giai đoạn 2016 – 2019, thể hiện độ rộng tiếp cận ngày càng tăng. Từ 4 tiện
ích cơ bản ban đầu, tính đến 30/11/2019, Ví việt cung cấp 29 tiện tích thuộc 4
nhóm dịch vụ cơ bản: Nhóm I. Nạp tiền vào tài khỏan Ví có 7 tiện ích; Nhóm II.
Chuyển/Rút ra khỏi Ví có 6 tiện ích; Nhóm III. TT hóa đơn/dịch vụ có 7 tiện ích;
Nhóm IV. Dịch vụ Huy động tiết kiệm có 8 tiện ích thuộc 2 nhóm dịch vụ Huy
động và Cho vay; và V. Trả thưởng/tặng tiền các chương trình khuyến mại.
Trong thời gian tới, LienVietPostBank tiến tới đa dạng hóa thêm sản phẩm
dịch vụ, huy động và tín dụng để mang đến cho khách hàng vi mô giúp cho
Khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính với giá “tốt” hơn và chất lượng
phục vụ cao hơn, đối với tín dụng hạn chế việc khách hàng phải vay ở khu vực
tài chính không chính thức hay thậm chí là các công ty tài chính/cho vay tiêu
dùng với lãi suất cao. Cụ thể, lãi suất cho vay “chợ đen” ở mức bình quân
khoảng 60-75%/năm cao gấp 5-7 lần so với lãi suất cho vay của Ngân hàng, và
14


lãi suất cho vay của các công ty tài chính bình quân khoảng 40-45%/năm cao
gấp 3 – 4 lần so với lãi suất cho vay khách hàng vi mô của ngân hàng. Đây là cơ
sở để đẩy mạnh tiếp cận TCVM thông qua phát triển ngân hàng số. Có thể nói
phát triển ngân hàng số thúc đẩy tiếp cận tài chính vi mô sẽ giảm được tín dụng
đen, đặc biệt đối với các khoản vay nhỏ ở các vùng nông thôn hiện nay.
Về số lượng khách hàng: Tính đến hết 2019, Ví Việt đã đạt khoảng 2,7
triệu người dùng (User) (gấp hơn 3,3 lần so với thời điểm 31/12/2016) và hơn
37.000 điểm chấp nhận thanh toán Ví Việt (gấp 12 lần so với thời điểm

31/12/2016) trên cả nước, giúp mọi người dân/hộ gia đình của Việt Nam có thể
dễ tiếp cận được các dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng online một cách dễ
dàng và thuận tiện.
Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng dịch vụ, tiện ích đã thúc đẩy Ví việt phát
triển rất mạnh trong những năm gần đây, số lượt giao dịch thể hiện độ rộng tiếp
cận của Ví việt đạt trên 23 triệu lượt giao dịch tính từ 2016 đến nay và đạt mức
trên 10 triệu giao dịch vào năm 2019. Trong các khối dịch vụ của Ví việt, nhóm
Dịch vụ nạp tiền chiếm phần lớn số lượt giao dịch, chiếm tỷ lệ 41%, hai nhóm
dịch vụ Chuyển. Rút và Thanh toán hóa đơn dịch vụ chiếm tỷ lệ lần lượt là
22,6% và 27,4%. Có thể nói dịch vụ ngân hàng số của LienVietPostBank đã đáp
ứng tốt xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt trong các giao dịch qua ngân
hàng, giúp khách hàng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng số một cách thuận tiện,
linh hoạt.
Sự tăng trưởng của sản phẩm ví việt có thể thấy được qua các chỉ tiêu sau:
Tốc độ tăng về số lượng user qua các năm luôn ở mức cao, năm sau cao hơn năm
trước, mức tăng trưởng đạt lần lượt qua các năm 2017, 2018, 2019 là 147%,
33%, 77%. (Hình 1).

15


Hình 1: Số User lũy kế hàng năm

2019;
2,713,451

3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000

1,000,000
500,000
-

2016

2017

2018

2019

Cùng với đó là số lượt giao dịch tăng lên liên tục qua các năm, mức tăng trưởng
có năm đạt gần 300% vào năm 2017 và đạt trên 157% vào năm 2019. Số lượt
giao dịch thể hiện mức độ tiếp cận trong tài chính vi mô (Hình 2).
Hình 2: Số lượt giao dịch (lũy kế từng năm)
12,000,000
10,000,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
2,000,000
-

2016

2017

2018


30/11/2019

Đối với sự gia tăng về số lượt giao dịch trong từng nhóm dịch vụ, mức độ tăng
trưởng khá đều nhau, nổi bật là mức tăng trưởng mạnh qua các năm của khối
dịch vụ Nạp tiền vào tài khoản. Khối dịch vụ Thanh toán hóa đơn dịch vụ được
ghi nhận ở mức tăng trưởng đều qua các năm (Hình 3).

Lượt giao dịch

Hình 3: Số lượt giao dịch t ừng nhóm dịch vụ qua các năm

Nạ

p

5,000,000
4,500,000
4,000,000
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000-

n
tề

o



i


k

an
hỏ


t


C

ra

n/
yể 2016
u
h

V
ỏi
kh

í
n
đơ


/

c
dị

h

vụ

óa
h2017
T
T

ch
Dị

vụ

g
ộn
đ
uy
H2018

tế

i
tk


ệm

C

ưở
th
2019
trả
hi

ng

o
ch

KH

2019

16


Nền tảng khách hàng lớn là lợi ích đầu tiên đối với LienVietPostBank khi thúc
đẩy tăng trưởng các dịch vụ trong đó có ngân hàng số. Trong thời đại ngày nay,
cơ sở dữ liệu lớn chính là tài sản và là tài sản vô cùng có giá trị. Bên cạnh số
lượng khách hàng tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ có các dịch vụ ngân hàng số,
doanh số huy động và các dịch vụ thanh toán/chuyển tiền có sự tăng trưởng rất
tốt.
Hình 4: G iá t rị giao dịch t rung bình t rên 1 khách hàng

45,000,000
40,672,915

40,000,000
35,000,000
30,000,000
25,000,000
20,000,000

17,197,760

15,000,000
10,000,000
5,000,000
1,534,604
2016

3,829,038
2017

2018

2019

Khách hàng ngày càng tin tưởng vào sự phát triển và thuận tiện của sản phẩm Ví
Việt, giá trị giao dịch trung bình trên một khách hàng ngày càng tăng lên.
Ví Việt luôn đáp ứng cho các khoản thanh toán với số tiền rất nhỏ, có một số
dịch vụ giá trị giao dịch bình quân ở mức dưới 50.000 đồng cho mỗi lượt giao
dịch, có nhiều sổ tiết kiệm chỉ ở mức 500.000 đồng,… Tuy nhiên dù mức bình
quân mỗi giá trị giao dịch vẫn ở mức quy mô nhỏ nhưng phần lớn độ sâu tiếp

cận của các dịch vụ Ngân hàng số có xu hướng giảm vì giá trị giao dịch bình
quân có xu hướng tăng qua các năm. Điều này được giải thích do đối tượng
khách hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng được các khách hàng có các mức thu
nhập khác nhau, nhu cầu khác nhau nhưng đều nhận được tiện ích với thời gian,
thủ tục, quy trình đều thuận tiện, đơn giản và rất nhanh chóng.
Bảng 2: Độ sâu tiếp cận của Sản phẩm Ví Việt
Chỉ tiêu

GIÁ TRỊ GIAO DỊCH BÌNH QUÂN
17


ĐV: Đồng
Phương
TT thức/SP thực

I

II

hiện (*)
Nạp tiền vào
tài khoản Ví
Chuyển/rút
tiền ra khỏi

Thời điểm thực hiện
2016

2017


2,654,000

4,321,500


Thanh toán
III hóa đơn/dịch

370.000

vụ
Dịch vụ Huy
IV động và cho

2018

30/11/2019

2,527,411

7,490,938

11,808,204

4,283,627

9,702,529

13,401,580


368,560

249,200

277,065

57,607,192

79,462,261

65,148,482

73,747,120

-

-

-

-

vay
a) Huy động
b) Cho vay

-

-


Nguồn: LienVietPostBank 2019

Kết quả triển khai ngân hàng số để phát triển TCVM tại LienVietPostBank
mang lại lợi ích cho cả Khách hàng và Ngân hàng. Với các sản phẩm dịch vụ đơn
giản và dễ sử dụng như Ví Việt, ngày càng nhiều khách hàng, đặc biệt là các
khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ
tài chính an toàn, tiện ích, tạo điều kiện thúc đẩy tài chính vi mô phát triển.
Song song với việc nghiên cứu bổ sung tích hợp thêm nhiều tính năng tiện
ích trên Ví Việt, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới merchant, đại lý và điểm
chấp nhận thanh toán cũng như các điểm nộp/rút tiền để Ví Việt thực sự trở
thành dịch vụ của mọi người, đặc biệt là vùng sâu vùng xa và khu vực nông
18


thôn. Để quản lý đội ngũ merchant và đại lý này, Ngân hàng đã có các đơn vị
chuyên trách, thực hiện thúc đẩy dịch vụ, quản lý chất lượng dịch vụ và kiểm
soát rủi ro.
Nhờ đó, Ví Việt – Ngân hàng số mà LienVietPostBank đã và đang triển khai đạt
được sự tăng trưởng vượt bậc về mức độ tiếp cận thể hiện qua độ rộng ngày
càng lớn (số lượng khách hàng, số dịch vụ cung cấp, số lượng giao dịch) và độ
sâu tiếp cận ngày tăng (quy mô của giao dịch càng nhỏ thể hiện càng tiếp cận
sâu).
Các dịch vụ ngân hàng số góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh
của ngân hàng, việc hướng đến phục vụ khách hàng cá nhân nói chung và khách
hàng vi mô nói riêng giúp cho Ngân hàng duy trì được sự tăng trưởng bền vững,
hạn chế rủi ro, tiến tới trở thành “Ngân hàng của mọi người” như tầm nhìn và sứ
mệnh của Ngân hàng.
4. Khó khăn và giải pháp cho việc phát triển tài chính vi mô thông qua
ngân hàng số

4.1. Khó khăn cho việc phát triển ngân hàng số thúc đẩy tài chính vi mô
Về môi trường pháp lý: Để các ngân hàng tự tin triển khai các dịch vụ ngân
hàng số và có cơ sở để xử lý khi có tranh chấp với khách hàng, cần có các quy
định về mặt pháp luật giúp NH nhận dạng và đánh giá được khách hàng. Hiện
nay nhiều ngân hàng mong muốn phát triển Mobile Banking và Internet Banking
và sau đó là ngân hàng số nhưng khi xảy ra rủi ro thì ngân hàng phải cần có hành
lang pháp lý đầy đủ từ NHNN, Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính…
Do khi có sự cố xảy ra, chưa xác định trách nhiệm của Ngân hàng hay khách
hàng nhưng với sự phát triển của mạng xã hội và truyền thông thì hầu hết đều
nhận định ngân hàng sai. Các ngân hàng buộc phải tạm xử lý bằng cách hoàn
thiện tạm cho khách hàng trong khi chờ đợi kết quả của cơ quan điều tra. Điều
19


này có thể khiến các ngân hàng phải thận trọng trong việc đưa ra các sản phẩm
số mới.
Cạnh tranh: Với thị trường được đánh giá là tiềm năng, được sự ủng hộ từ
NHNN, nhưng việc triển khai Ngân hàng số mới ở giai đoạn đầu, các NHTM
hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến nguồn vốn,
các rủi ro phát sinh tương tự như các Ngân hàng/Tổ chức tài chính trên thế giới.
Các NHTM Việt Nam hiện nay còn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh với các
công ty công nghệ trong các dịch vụ tài chính/thanh toán. Một số thương hiệu
toàn cầu đã thâm nhập thị trường Việt Nam là Samsung Pay, Amazon (thông qua
thỏa thuận cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho VECOM - Hiệp hội Thương
mại điện tử Việt Nam, hiện có khoảng 140 doanh nghiệp online thành viên),
Alibaba (thông qua sở hữu 83% vốn của Lazada) và JD.com (thông qua khoản
đầu tư 50 triệu USD vào Tiki). Các tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam (FPT,
Viettel, CMC, VNG, BKAV, Cốc Cốc, VC Corp) chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh
vực chính là công nghệ, nhưng một số tập đoàn đã bắt đầu tiếp cận mảng cung
ứng dịch vụ tài chính thông qua phát triển công cụ thanh toán điện tử, như

WePay (VC Corp), Zalo Pay (VNG), Bảo Kim (VNP), Bankplus (Viettel)...
Thói quen tiêu dùng của khách hàng: Bên cạnh đó, là thói quen dùng tiền mặt
vẫn cần thời gian để thay đổi, khách hàng cần từng bước trải nghiệm để cảm
nhận được an toàn, tiện ích và tin tưởng sử dụng.
Rủi ro: Do “Ngân hàng số” có những đặc thù riêng biệt trong triển khai hoạt
động về công nghệ, kênh phân phối cũng như quy trình, từ đó dẫn tới những rủi
ro chính đối với một ngân hàng thương mại muốn chuyển đổi sang ngân hàng số
sẽ bao gồm những rủi ro chung của hoạt động ngân hàng cũng như rủi ro nội tại
của hoạt động ngân hàng số. Nhận diện khách hàng, xác minh nhân thân cũng
như vấn đề nhận thức của khách hàng về vấn đề bảo mật còn gặp nhiều khó khăn
và có thể dẫn tới rủi ro gian lận gây mất an toàn trong ngân hàng.
20


Yêu cầu cơ sở dữ liệu lớn. Việc ứng dụng AI đối mặt với nhiều thách thức trong
đó chủ yếu là vấn đề dữ liệu của ngân hàng và giải quyết việc làm cho nhân viên.
Những công việc yêu cầu độ chính xác cao, thao tác đơn giản, dễ dàng thực hiện
theo hướng dẫn có thể tính toán dựa trên việc hệ thống hóa sẽ là những nghành
nghề có nhiều khả năng sẽ giảm nhân sự. Dữ liệu của ngân hàng có thể không
đầy đủ để phân tích, xử lý gây ảnh hưởng đến tính chính xác của gợi ý, dự báo.
Thêm vào đó nhiều ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn với việc đặt ra yêu cầu,
mục tiêu cụ thể khi sử dụng AI. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn và bảo mật dữ
liệu, thông tin khách hàng khi sử dụng công nghệ AI cũng là một trong những
thách thức không hề nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Đòi hỏi đầu tư vốn và nguồn lực triển khai lớn. Để đầu tư nghiên cứu và phát
triển AI, Chuyển đổi ngân hàng lõi (Core Banking), ngân hàng số đòi hỏi chi
phí rất lớn, do vậy chủ yếu chỉ được triển khai tại các ngân hàng/tổ chức tài
chính lớn trên thế giới. Các quy định về định danh khách hàng (KYC) tốn kém
nên ảnh hưởng đến công tác số hóa của các Ví điện tử, bao gồm: (i) Chi phí liên
quan đến việc hoàn thành thủ tục KYC (bao gồm cả định danh chi tiết và sinh

trắc học) sẽ gây ra gánh nặng tài chính đáng kể, đặc biệt là đối với các nhà cung
cấp ví với cơ sở người sử dụng lớn; (ii) Nguy cơ tiềm tàng khi người dùng
không đáp ứng các quy định về KYC sẽ bị dừng các dịch vụ ví.
4.2. Giải pháp cho việc phát triển ngân hàng số thúc đẩy tài chính vi mô
Để thúc đẩy TCVM thông qua ngân hàng số, các giải pháp sau có thể được xem
xét nghiên cứu:
Về môi trường pháp lý: NHNN cần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện khung pháp
lý cho ngân hàng số, tạo sân chơi bình đẳng và là cầu nối cho NHTM và
Fintech/Bigtech, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, thực hiện các mục tiêu nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước trong hoạt động thanh toán, đảm bảo an toàn trong cung ứng
dịch vụ trung gian, bảo đảm an ninh quốc gia trong lĩnh vực tài chính – ngân
21


hàng, cùng với đó phải thu hút vốn đầu tư và tận dụng công nghệ tiên tiến của
các tổ chức nước ngoài; tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, thúc
đẩy đổi mới sáng tạo trong cung ứng dịch vụ. Đồng thời, NHNN làm đầu mối
thành lập Tổ chuyên gia về Ngân hàng số tư vấn và hỗ trợ các NHTM chuyển
đổi số.
Nhà nước cần có cơ chế cho phép các ngân hàng được lựa chọn và phát triển hệ
thống đại lý, là những điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và dịch
vụ nộp tiền mặt vào ví điện tử, dịch vụ ngân hàng có giới hạn cho ngân hàng.
Như vậy, người dân mọi lúc, mọi nơi có thể đến các đại lý của ngân hàng để nộp
tiền mặt vào ví điện tử hay tài khoản ngân hàng số từ những món tiền nhỏ họ
tích cóp hàng ngày để thanh toán không dùng tiền mặt các phí điện, nước, viễn
thông, chuyển tiền, gửi tiết kiệm online…
Về sản phẩm dịch vụ mục tiêu: Tiếp tục nghiên cứu nâng cao các tính năng ưu
việt của sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, đẩy ra thị trường nhiều sản phẩm ứng
dụng công nghệ, đơn giản nhưng gắn với nhiều tiện ích, phục vụ tốt nhất cho các

nhu cầu của khách hàng. Hướng tới phát triển cho vay vi mô, tăng cường bán
chéo sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng cũng như ngân
hàng.
Về quản trị rủi ro: Song song với chuẩn bị về vốn, cần xây dựng đội ngũ nguồn
nhân lực nhạy bén. Tăng cường đào tạo về kiến thức, kỹ năng và văn hóa quản
trị rủi ro cho nhân viên ngân hàng, từ đó truyền thông và hướng dẫn khách hàng
để sử dụng Sản phẩm và phòng, ngừa rủi ro.
Về xây dựng hệ sinh thái: Thu hút khách hàng và có thể khai thác cơ sở dữ liệu
lớn nhờ mức độ tích hợp dịch vụ cao trong hệ sinh thái tài chính. Với một hệ
sinh thái tài chính toàn diện, bao gồm giao diện thanh toán trực tuyến, ngân hàng
trực tuyến, quản lý tài sản trực tuyến, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chấm điểm
tín dụng, hình thành quỹ kêu gọi vốn. Nhờ vậy có thể khai thác cơ sở người
dùng khổng lồ trong hệ sinh thái, từ đó việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của

22


khách hàng để đưa ra các Sản phẩm dịch vụ phù hợp được thực hiện một cách
dễ dàng.
Kết luận
Phát triển tài chính vi mô là nhiệm vụ chiến lược của các TCTD hiện nay, Trước
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet, việc phát triển các
dịch vụ của ngân hàng số là tất yếu. Với lợi thế về hạ tầng, về cơ cấu dân số ở
Việt Nam cũng như xu thế phát triển công nghệ viễn thông, ngân hàng số là xu
thế phát triển tất yếu và cũng là đòn bảy thúc đẩy tài chính vi mô phát triển với
những lợi thế không thể có từ các hoạt động của ngân hàng truyền thống.

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Accion (2017). How Financial Technology is Changing Financial Inclusion.
Khai thác từ />
2.

Asian Development Bank - ADB (2017). Microfinance. Khai thác từ
/>
3.

Brown, M., Guin, B., & Kirschenmann, K. (2015). Microfinance banks and
financial inclusion. Review of Finance, 20 (3), 907-946.

4.

Business world online (2017). BPI merges thrift banks into new microfinance
subsidiary.

Khai

thác

từ

/>
section=Finance&title=bpi-merges-thrift-banks-into-new-microfinancesubsidiary&id=148775
5.

Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019 tại />Và các tài liệu khác.


24


×