Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ TUYẾT MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ TUYẾT MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG


VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC MINH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03/2023


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại
Thương Việt Nam – Chi Nhánh Gia Định” là cơng trình nghiên cứu của tơi, được thực
hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và áp dụng thực tiễn dưới sự hướng dẫn của Tiến
Sĩ Phan Ngọc Minh.
Những số liệu, nhận xét, trích dẫn được sử dụng trong nghiên cứu này được tác giả
thu thập, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau và có thể hiện rõ nguồn gốc trong phần tài
liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu được trong bài này là hoàn tồn trung thực và
chưa từng được cơng bố trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự khơng trung thực nào trong nội dung của bài nghiên
cứu khoa học này, tôi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2023
Tác giả luận văn

HUỲNH THỊ TUYẾT MAI


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô Giáo Trường Đại học Ngân hàng Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội cho tơi được thực hiện bài nghiên cứu này. Các kiến thức
nền tảng đã được học khi ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tơi hình thành nền móng vững
chắc để hồn thành bài nghiên cứu này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến Sĩ Phan Ngọc
Minh, người đã dành thời gian và sự nhiệt tình rất lớn để hướng dẫn, cung cấp những lời
khuyên quý báu để tơi thực hiện, sửa chữa, hồn thiện được luận văn này.
Sau cùng, vì thời gian có hạn và vốn kiến thức cần trau dồi thêm, một bài nghiên
cứu dù tốt đến mấy cũng sẽ có những sai sót, những điểm cần phải chỉnh sửa. Với thái độ
chân thành và cởi mở, tôi xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp từ Nhà trường, Q
Thầy Cơ, cùng các bạn đọc quan tâm.
Trân trọng.


iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1.

Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
– Chi Nhánh Gia Định

2.

Tóm tắt:
Luận văn nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng vay vốn tín dụng của

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
– Chi Nhánh Gia Định trong giai đoạn từ 2017 đến 2021. Luận văn được thực hiện dựa

trên phương pháp nghiên cứu định lượng: Thống kê mô tả, mô hình hồi quy Binary
Logistic, kiểm định các khuyết tật có trong mơ hình (tự tương quan, đa cộng tuyến, ...) đối
với các biến có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng như: trình độ của người
quản lý, kế hoạch kinh doanh, tài sản bảo đảm, tuổi doanh nghiệp, tính chất phức tạp của
hồ sơ vay vốn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và mối quan hệ của doanh nghiệp ,… Kết quả phân
tích loại bỏ biến “trình độ của người quản lý” và “tuổi của DN” ra khỏi mơ hình. Kết quả
nghiên cứu của luận văn góp phần giúp các nhà quản trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Gia Định cũng như cơ quan quản lý là Ngân Hàng
Nhà Nước có thêm nguồn tham khảo, từ đó hoạch định lộ trình và biện pháp phù hợp
nhằm gia tăng dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank
Gia Định, đồng thời giúp các doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
doanh nghiệp.
3.

Từ khóa: tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Vietcombank, TP.HCM.


iv
ABSTRACT
1.

Title: Factors affecting the access to credit capital of small and medium-sized
enterprises at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Gia
Dinh Branch.

2.

Abstract:
Research thesis on factors affecting the credit lending capacity of small and
medium-sized enterprises at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of

Vietnam – Gia Dinh Branch in the period from 2017 to 2021. The dissertation is
carried out based on quantitative research methods: descriptive statistics, Binary
Logistic regression model, verification of defects present in the model (selfcorrelation, variance change, multilinear addition, ...) for variables that affect
access to credit capital such as: manager's qualifications, business plan, collateral,
enterprise age, complexity of loan application, equity ratio and relationship of the
enterprise,… The results of the analysis remove the variable "manager's
qualifications" and “enterprise age” from the model. The research results of the
thesis contribute to helping the administrators of Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam – Gia Dinh Branch as well as the management agency
of the State Bank of Vietnam have more references, thereby planning appropriate
roadmaps and measures to increase credit balances of small and medium-sized
enterprise customers at Vietcombank Gia Dinh, and at the same time help
enterprises secure capital sources for business activities.

3.

Keywords: credit, small and medium enterprises, Vietcombank, Ho Chi Minh City


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt

CBNH

Cán bộ ngân hàng

DN


Doanh nghiệp

DNN&V

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

KH

Khách hàng

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng Thương Mại


SME

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSC

Trụ sở chính

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank Gia

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi

Định

nhánh Gia Định

Vietcombank Lâm


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi

Đồng

nhánh Lâm Đồng

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN _______________________________________________________ i
LỜI CẢM ƠN

________________________________________________________ ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN _________________________________________________ iii
ABSTRACT

_______________________________________________________ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ______________________________________________ v
DANH MỤC CÁC BẢNG _______________________________________________ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ________________________________________________ x
CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU _____________________________________________ 1


1.1.

Lý do chọn đề tài _________________________________________________ 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài _______________________________________________ 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát: ____________________________________________ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể: _______________________________________________ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu _______________________________________________ 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu _________________________ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu: __________________________________________ 3

1.4.2.


Phạm vi nghiên cứu: ____________________________________________ 3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu __________________________________________ 3

1.6.

Đóng góp của đề tài _______________________________________________ 4

1.7.

Bố cục của luận văn ______________________________________________ 5

CHƯƠNG 2:
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ______________________________________ 7

Cơ sở lý thuyết về DNN&V ________________________________________ 7

2.1.1.

Khái niệm DNN&V ____________________________________________ 7

2.1.2.

Đặc điểm DNN&V _____________________________________________ 7


2.1.3.

Vai trị của DNN&V ___________________________________________ 8

2.1.4.

Khó khăn, hạn chế của DNN&V _________________________________ 10

2.2.

Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với DNN&V ___________________ 10

2.2.1.

Đặc điểm của tín dụng ngân hàng DNN&V ________________________ 10

2.2.2.

Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNN&V_______ 11


vii
2.3.

Tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V ________________________________ 12

2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V 13


2.4.1.

Nhóm các nhân tố thuộc về DNN&V _____________________________ 13

2.4.2.

Nhóm các nhân tố thuộc về NHTM _______________________________ 15

2.4.3.

Nhóm các nhân tố khác ________________________________________ 15

2.5.

Các nghiên cứu có liên quan ______________________________________ 17

2.5.1.

Một số nghiên cứu liên quan trên thế giới __________________________ 17

2.5.2.

Một số nghiên cứu liên quan trong nước ___________________________ 18

2.6.

Đánh giá tổng quan các nghiên cứu có liên quan ______________________ 20

2.7.


Khoảng trống nghiên cứu _________________________________________ 24

CHƯƠNG 3:
3.1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ___________________________ 27

Phương pháp nghiên cứu _________________________________________ 27

3.1.1.

Quy trình nghiên cứu __________________________________________ 27

3.1.2.

Nghiên cứu định tính __________________________________________ 28

3.1.3.

Nghiên cứu định lượng_________________________________________ 29

3.2.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ________________________ 32

3.2.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất_____________________________________ 32

3.2.2.


Các giả thuyết nghiên cứu ______________________________________ 32

CHƯƠNG 4:
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ________________ 39

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia

Định _______________________________________________________________ 39
4.1.1.

Sơ lược về ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Gia Định ______ 39

4.1.2.

Thực trạng hoạt động tiếp cận tín dụng của các DNN&V tại Vietcombank

Gia Định giai đoạn 2017-2021 _________________________________________ 40
4.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

DNN&V tại Vietcombank Gia Định _____________________________________ 45
4.2.1.

Mô tả mẫu khảo sát ___________________________________________ 45

4.2.2.


Đặc điểm của các DNN&V được khảo sát _________________________ 46

4.2.3.

Phân tích hồi quy Binary Logistic ________________________________ 51

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ __________________________ 63


viii
5.1.

Kết luận _______________________________________________________ 63

5.2.

Hàm ý quản trị _________________________________________________ 64

5.2.1.

Hàm ý quản trị với DNN&V ____________________________________ 64

5.2.2.

Hàm ý quản trị với Vietcombank Gia Định _________________________ 66

5.2.3.


Hàm ý quản trị, hàm ý chính sách khác ____________________________ 67

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ____________________ 69

5.3.1.

Hạn chế của đề tài ____________________________________________ 69

5.3.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo _____________________________________ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ________________________________________________ i
PHỤ LỤC 1.1

_______________________________________________________ iv

PHỤ LỤC 1.2

_______________________________________________________ vi

PHỤ LỤC 2

______________________________________________________ viii

PHỤ LỤC 3


________________________________________________________ x


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan ______________________________ 21
Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng ____________________________ 36
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Gia Định____ 41
Bảng 4.2 Cơ cấu quy mô dư nợ DNN&V từng phân khúc _______________________ 43
Bảng 4.3 Bảng thống kê tình hình tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V tại Vietcombank
Gia Định từ năm 2017 đến năm 2021 _______________________________________ 44
Bảng 4.4 Bảng thống kê các nguyên nhân từ chối hồ sơ đề nghị vay của DNN&V ____ 45
Bảng 4.5 Cơ cấu mẫu phỏng vấn ___________________________________________ 45
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình ___________________________ 52
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình _______________________ 53
Bảng 4.8 Giá trị -2LL ở mơ hình trống ______________________________________ 53
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hệ số phóng đại phương sai _________________________ 54
Bảng 4.10 Mức độ chính xác của dự báo _____________________________________ 54
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy ________________________________________ 55
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định giả thuyết _____________________________________ 59


x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu _____________________________________________ 27
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ______________________________ 32
Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức Vietcombank Gia Định_______________________________ 39
Hình 4.2 Số liệu dư nợ cho vay của Vietcombank Gia Định ______________________ 42
Hình 4.3 Giới tính của các chủ DNN&V trong mẫu khảo sát _____________________ 47
Hình 4.4 Trình độ của các chủ DNN&V trong mẫu khảo sát _____________________ 48

Hình 4.5 Loại hình của DNN&V trong mẫu khảo sát ___________________________ 48
Hình 4.6 Tình hình lập kế hoạch kinh doanh của DNN&V trong mẫu khảo sát _______ 50
Hình 4.7 Cảm nhận của các DNN&V về yêu cầu hồ sơ vay vốn của Vietcombank Gia
Định trong mẫu khảo sát __________________________________________________ 51


1
CHƯƠNG 1:
1.1.

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, DNN&V là động lực mạnh mẽ cho sự tăng

trưởng toàn cầu, DNN&V chiếm 90% số lượng DN và hơn 50% số lượng việc làm toàn
cầu; chiếm khoảng 70% tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ và tạo ra khoảng hơn 50%
tổng số sáng kiến, đổi mới cơng nghệ tồn cầu.
Ở Việt Nam, theo báo cáo số liệu của Sách trắng DN Việt Nam năm 2022 và số
liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng DNN&V trong năm 2020 là 97,4% tổng số DN
cả nước, sử dụng 36,3 % số lượng lao động. Đồng thời, nguồn lực xã hội đóng góp mạnh
vào sự phát triển ngân sách nhà nước chiếm chủ yếu là DNN&V, thúc đẩy kinh tế quốc
gia phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế diễn ra các hoạt động đổi mới và ứng dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh...tạo sự năng động và cạnh tranh cho kinh tế quốc
gia.
Trải qua nhiều năm, lượng đăng ký DN ngày càng tăng cao. Với việc Luật DN lần
đầu được thông qua năm 2000 đã thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và quy
mô của các DN tư nhân. Luật này đã nới lỏng các hạn chế và điều kiện trong việc gia
nhập thị trường. Do đó, số lượng DN đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng kể từ thời điểm
đó. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2021, Việt Nam có khoảng

850.000 DN đang hoạt động, trong đó số lượng DNN&V chiếm 98%, thu hút hơn 5,3
triệu lao động, đóng góp khoảng 45% GDP và 31% vào tổng thu ngân sách hàng năm.
Với số lượng lớn DNN&V trên thị trường DN hiện nay, sự phát triển của DNN&V
đã thức đẩy tăng trưởng GDP và xóa nạn thất nghiệp. DNN&V đóng góp to lớn cho nền
kinh tế và ổn định xã hội cũng như có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển khu vực
kinh tế tư nhân. Nhưng sự phát triển DNN&V cũng chứa đựng nhiều thách thức lớn. Theo
đó, hiện nay việc vay vốn ngân hàng của các DNN&V còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể chỉ
có khoảng 25% DNN&V nhận được nguồn vốn vay từ các TCTD, 75% còn lại phải tiếp
cận từ các nguồn khác như từ bạn bè, gia đình và vay ngồi ngân hàng, đối với các nguồn
vốn ngồi TCTD thì thường là các nguồn vốn nhỏ và không xuyên suốt trong thời gian
dài để đáp ứng đủ nhu cầu của DN. Chính vì khả năng tiếp cận tài chính hạn chế như vậy


2
nên các chủ DNN&V thường khó thực hiện các cơ hội đầu tư lớn để tăng năng suất và
cạnh tranh, giảm tính chủ động trong kế hoạch phát triển quy mơ của DN.
Những năm qua, cả trong và ngồi nước, đã có nhiều bài nghiên cứu được thực
hiện về vấn đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNN&V”. Tuy nhiên, đa số đều được thực hiện vào lúc trước khi dịch bệnh Covid-19
diễn ra, do đó, hiện tại có thể đặc điểm tác động của các nhân tố có thể thay đổi. Bên cạnh
đó, chưa có tác giả nào nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNN&V tại Vietcombank Gia Định (Khu vực Thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ)), trong
khi đó, Vietcombank Gia Định là chi nhánh ngân hàng trẻ và tọa lạc tại vị thế thuận lợi
gần khu công nghệ cao TP. Thủ Đức và gần khu dân cư sầm uất, tuy nhiên số lượng và dư
nợ vay vốn của DNN&V tại Vietcombank Gia Định chưa cao. Do đó, việc nghiên cứu về
chủ đề này có nhiều lợi ích đối với DNN&V tại khu vực Thành phố Thủ Đức cũng như
Vietcombank Gia Định.
Hơn nữa, trong q trình cơng tác tại Vietcombank Gia Định, tác giả nhận thấy
một số khó khăn của DNN&V khi đến xin vay như tài sản bảo đảm không đáp ứng, mục
đích sử dụng vốn khơng phù hợp, kế hoạch kinh doanh không khả thi,…Điều này đã cản

trở việc huy động vốn để bổ sung vốn hoạt động của các doanh nghiệp này.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của các DN vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam – Chi nhánh Gia Định” nhằm làm rõ các trở ngại còn tồn trọng trong việc tiếp
cận vốn tín dụng của các DNN&V, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh dư nợ tín dụng
của các DNN&V tại Vietcombank Gia Định.
1.2.

Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tác giả quyết định làm đề tài này nhằm xác định và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNN&V tại Vietcombank Gia Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
− Xác định được các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
DNN&V tại Vietcombank Gia Định.


3
− Phân tích mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố tác động đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V tại Vietcombank Gia Định
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục tiêu trên, tác giả tiến hành các khảo sát, phân tích và tìm đáp án cho

các câu hỏi:
− Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V tại Vietcombank Gia Định chịu
tác động bởi các nhân tố nào?
− Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận vốn tín dụng của DNN&V tại Vietcombank Gia Định?
1.4.

Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của các DNN&V tại Vietcombank Gia Định
+ Đối tượng khảo sát là các DNN&V có đến xin vay vốn tại Vietcombank
Gia Định trong năm 2021
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
a)

Không gian: Đề tài được thực hiện tại Vietcombank Gia Định

b)

Thời gian: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022
+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các DNN&V từ tháng 8/2022
đến tháng 9/2022
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ Vietcombank Gia Định trong giai đoạn
2017-2021

1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng được tác giả lựa chọn để kiểm tra các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V tại Vietcombank Gia Định.
Mục tiêu là nhằm kiểm tra và đánh giá lại các mơ hình được xây dựng trên các giả

thuyết, từ đó cho ra kết quả thể hiện mức độ và chiều hướng tác động của biến trong
mơ hình. Từ kết quả số liệu phân tích, luận văn đưa ra các khuyến nghị phù hợp giúp
gia tăng khả năng vay vốn của DNN&V tại Vietcombank Gia Định. Dữ liệu thu thập
từ hai nguồn chính:


4
− Dữ liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ báo cáo số liệu của
Vietcombank Gia Định trong giai đoạn từ năm 2017-2021; các báo cáo về số lượng
DNN&V ở Báo cáo dữ liệu của Sách trắng DN Việt Nam từ năm 2016 – 2021; số
liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2016 – 2021; số liệu từ Tổng cục thống kê
Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Thành phố Thủ Đức,…
− Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát thực tế trên 180 DNN&V ngẫu nhiên đã xin
vay vốn tại Vietcombank Gia Định trong năm 2021.
Các phương pháp được sử dụng để phân tích số liệu như sau: Phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích hồi quy, phương pháp phân
tích tổng hợp,…
1.6.

Đóng góp của đề tài
Thơng qua nghiên cứu này, tác giả xác định được các nhân tố tác động đến việc

vay vốn của các DNN&V tại Vietcombank Gia Định và tiến hành làm rõ sự tác động của
các nhân tố này. Từ đó, phân tích về mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến
việc tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V tại Vietcombank Gia Định.
Sau đó, đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm phục hồi và gia tăng khả năng tiếp
cận vốn của các DNN&V tại Vietcombank Gia Định, giúp các DN này có đủ vốn để hoạt
động, tạo tiền đề cho các DN phát triển quy mô kinh doanh và nắm bắt nhiều cơ hội phát
triển. Điều này là hết sức giá trị và thật sự cần thiết đối với cả NH và các DNN&V, cụ thể
là:

− Đối với Vietcombank Gia Định: Ban lãnh đạo Vietcombank Gia Định nhìn nhận
thực trạng cho vay KH DNN&V và những nội dung về việc tiếp cận vốn vay
TCTD của các DNN&V cịn tồn đọng. Từ đó, Ban lãnh đạo sẽ xem xét và xây
dựng các chính sách tín dụng thích hợp với đặc điểm và thực trạng của các
DNN&V nhằm đẩy mạnh số liệu dư nợ cho vay DNN&V tại NH và đẩy mạnh hoạt
động cho vay DNN&V tăng trưởng.
− Đối với DNN&V: Là tài liệu cần thiết để các nhà lãnh đạo DNN&V nhận thấy các
thiếu sót nhằm hồn thiện các điều kiện và đặc điểm bắt buộc theo quy định của
các NH để gia tăng khả năng tiếp cận được vốn vay của các DN.


5
1.7.

Bố cục của luận văn
Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn chia thành 05 phần với các nội dung chính

như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Trình bày lý do chọn đề tài, các mục tiêu đạt được, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (không gian, thời gian), đóng góp của đề tài và bố cục
của luận văn này.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương tổng quan này trình bày tổng quát các lý thuyết về DNN&V, tín dụng
ngân hàng và lý thuyết về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V. Trình bày các
nhân tố tác động đến việc tiếp cận vốn vay của DNN&V có liên hệ đến các nghiên cứu
liên quan đến đề tài nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Ở chương này, tác giả trình bày mơ hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
phân tích dữ liệu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này thực hiện phân tích hồi quy Binary Logistic nhằm xác định mối quan
hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V tại
Vietcombank Gia Định và thảo luận về kết quả đã chạy mơ hình.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tác giả nêu lên một số kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các DNN&V.


6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đề cập đến lý do chọn đề tài, các vấn đề cịn thiếu sót ở các nghiên
cứu trước, từ đó đề tài nghiên cứu đã được tác giả quyết định lựa chọn là “Các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DN vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Định”.
Từ đó, trình bày mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
lựa chọn phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục của luận văn. Đây là
phần định hướng cho toàn bộ nội dung nghiên cứu của luận văn.


7
CHƯƠNG 2:
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cơ sở lý thuyết về DNN&V

2.1.1. Khái niệm DNN&V
Hiện nay, khái niệm DNN&V chưa thống nhất chung giữa các nước, tùy theo quy

mơ, tình hình kinh tế - xã hội của từng nước mà ở mỗi nước sẽ có các tiêu chí riêng để
xác định DNN&V mang đặc điểm DN của nước đó, việc này nhằm thúc đẩy các DNN&V
phát triển.
Theo nhóm Ngân hàng Thế giới, tiêu chí phân loại xác định như sau:
− DN siêu nhỏ: Số lượng lao động dưới 10 người
− DN nhỏ: DN có từ 10 đến dưới 200 lao động và nguồn vốn từ 20 tỷ trở
xuống
− DN vừa: DN có từ 200 đến 300 lao động và nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ.
Theo (Hillary, 2017), DNN&V tại Anh được định nghĩa là những doanh nghiệp sử
dụng dưới 250 lao động. Trong khi đó, Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Cơng hịa liên bang
Đức định nghĩa DNN&V là các cơng ty có dưới 500 nhân viên (BMWK, 2017). Theo
định nghĩa của Ủy ban châu Âu, DNNVV là doanh nghiệp có dưới 250 nhân viên hoặc
tạo ra tới 50 triệu euro doanh thu hàng năm (EC, 2017).
Tại Việt Nam, theo Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã
định nghĩa DNN&V là doanh nghiệp có quy mơ người lao động dưới 250 người (OECD,
2021).
2.1.2. Đặc điểm DNN&V
Một số đặc điểm của DNN&V như sau:
Thứ nhất, DNN&V là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, tồn tại dưới nhiều
hình thức kinh doanh khác nhau.
DNN&V được thành lập dưới sự góp vốn do một hoặc nhiều chủ thể đầu tư (có thể
là tổ chức, cá nhân). DNN&V là một chủ thể có tư cách pháp nhân, tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập, bình đẳng với các DN quy mơ khác. Mục đích của các
DNN&V là đạt được lợi nhuận thơng qua việc triển khai hoạt động kinh doanh .


8
Theo pháp luật DN hiện hành của Việt Nam thì DNN&V là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định (trụ sở chính), được đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật và hoạt động để đạt mục tiêu lợi nhuận. DNN&V là loại hình DN được

tổ chức hoạt động theo các ngành nghề mà pháp luật cho phép, với các loại hình mà Luật
DN quy định
Thứ hai, DNN&V có quy mơ nhỏ và số lượng lao động ít nên khó tiếp cận được
nguồn vốn tín dụng
DNN&V sở hữu quy mơ nguồn vốn nhỏ, sử dụng ít lao động, hạn chế về trình độ
quản lý DN, lao động có trình độ chun mơn thấp, hiệu quả hoạt động chưa cao trong
tương quan so với các DN khác.
Chính vì các đặc điểm nêu trên, DNN&V gặp nhiều vấn đề trong việc sử dụng các
nguồn vốn chính thống. Đây là một rào cản lớn trong việc giúp các DNN&V gia tăng hiệu
quả kinh doanh.
Thứ ba, DNN&V bị cạnh tranh khốc liệt từ các “ông lớn”
DNN&V bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các DN, tập đoàn đa quốc gia và từ chính các
DNN&V với nhau. Hiện nay, các “ơng lớn” thường có xu hướng hội nhập với các nước
trên thế giới, thành lập thêm công ty con, chi nhánh ở các nước có nhiều lợi thế phát triển
phù hợp với ngành nghề. Do vậy, DNN&V tại các nước này phải tìm ra những hướng đi
mới để đạt được hiệu quả kinh doanh.
2.1.3. Vai trò của DNN&V
Hiện nay, ở nước ta chiếm hơn 90% tổng số DN là DNN&V. DNN&V có vai trị
ổn định nền kinh tế và có đóng góp to lớn, quan trọng vào ngân sách quốc gia, giảm nạn
thất nghiệp trong cả nước, đóng góp một phần khơng nhỏ vào giá trị GDP cho nước ta.
Dưới đây là một số vai trò tác giả tổng hợp được:
Thứ nhất, trụ cột của nền kinh tế địa phương bằng việc tạo ra công ăn việc
làm cho người dân
Các DNN&V chiếm chủ yếu trong tổng DN tại Việt Nam nên được phân bố rộng
rãi, do đó, các DN này tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao
động, đặc biệt là đối với các vùng sâu, vùng xa. Nhờ vậy vai trị của DN này vừa xóa bỏ


9
nạn thất nghiệp vừa góp phần giảm áp lực chỗ ở tại thành phố khi người dân di cư vào

đây kiếm việc làm.
Hơn nữa, DNN&V có tính linh hoạt, xoay sở nhanh dễ thích ứng với các thay đổi
của thị trường. Trong trường hợp có biến động xảy ra, các DN lớn sẽ đối phó khá chậm
chạp, khó xoay trở nhanh, họ sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức để
DN được tồn tại và hoạt động được trong điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khi đó do
khả năng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với biến đổi của thị trường, các DNN&V vẫn
có thể tồn tại được mà vẫn đảm bảo việc làm cho người lao động.
Thứ hai, cung cấp lượng lớn hàng hoá cho xã hội
DNN&V chiếm lớn bởi lượng lao động và tài nguyên của xã hội để sản xuất ra
hàng hoá. Để gia tăng sức mạnh cạnh tranh với các cơng ty và tập đồn lớn, hàng hố của
DNN&V nói chung có thế mạnh lớn là sự đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cơ hội
lựa chọn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó họ cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các
công ty lớn bỏ qua vì doanh thu từ đó q nhỏ, hiệu quả không đáng kể.
Thứ ba, tạo ra sự năng động và hiệu quả hơn cho nền kinh tế
Theo nghiên cứu của (Vi, 2021) đã chỉ ra rằng DNN&V có sự năng động, linh
hoạt, thích ứng nhanh với sự biến đổi liên tục của thị trường. Các DNN&V có mức đầu tư
ban đầu thấp, sử dụng số lao động ít hơn và tận dụng tối đa nguồn lực tại chỗ, do quy mô
nhỏ nên linh hoạt trong việc thay đổi phương thức sản xuất hay phương thức vận hành
kinh doanh, đổi mới thiết bị kỹ thuật, thay đổi loại hình DN, địa điểm kinh doanh, chuyển
hướng kinh doanh nhanh và dễ dàng.
Điều này thì các cơng ty và tập đồn lớn khơng thể làm được vì một ngun nhân
đơn giản là quy mơ của chúng q lớn, khó thay đổi.
Một nền kinh tế mà tỷ lệ nguồn lao động và tài nguyên tập trung lớn vào các DN
quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị
trường. Trong khi đó, một nền kinh tế có một tỷ lệ phù hợp các DNN&V sẽ trở nên nhanh
nhẹn và phản ứng kịp thời hơn. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao.
Thứ tư, xây dựng ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng


10

DNN&V thường chun mơn hóa vào sản xuất hoặc kinh doanh một vài chi tiết,
sản phẩm cụ thể, do đó, các DNN&V là các cánh tay nối dài đắc lực của các DN lớn để
hỗ trợ hồn chỉnh quy trình kinh doanh của các DN này.
2.1.4. Khó khăn, hạn chế của DNN&V
Bên cạnh những ưu điểm DNN&V thì DN cũng gặp những khó khăn như:
− Việc tiếp cận các nguồn vốn khác ngồi vốn tự có để đầu tư phát triển quy mơ
kinh doanh khá khó khăn do chưa đáp ứng đủ điều kiện của các tổ chức cho
vay
− Quy mô hoạt động của các DNN&V nhỏ nên vướng nhiều khó khăn trong việc
ứng dụng khoa học cơng nghệ hiện đại để tăng sức cạnh tranh, làm giảm năng
suất lao động và giảm chất lượng sản phẩm
− Do quy mô của DN hoạt động trên thị trường còn hẹp nên DNN&V sẽ bị phụ
thuộc vào nhà cung cấp đầu vào và đối tác đầu ra. Khi các KH này thay đổi kế
hoạch hợp tác sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh của DN.
− DNN&V có ít vốn nên giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ là các DN lớn
trong việc thu hút lao động lành nghề trên thị trường
− Nhân sự thường xuyên biến động nên việc đào tạo và chia sẻ trong nội bộ DN
còn thấp
− Số lượng DNN&V trên thị trường cao, các DN thường xuyên bị đào thải và gia
nhập thị trường nên khả năng cạnh tranh cao và liên tục giữa các DN cùng quy

2.2.

Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với DNN&V

2.2.1. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng DNN&V
Với tính đặc trưng của DNN&V là các DN hạn chế về quy mô, lực lượng lao động,
sổ sách và báo cáo tài chính khơng được chú trọng, thị trường nhỏ, ít tài sản bảo đảm, kế
hoạch hoạt động chưa rõ ràng, cơng nghệ lạc hậu,…Vì vậy, quan hệ tín dụng của TCTD
và DNN&V có một số đặc điểm sau:



11
− Quy mơ tín dụng DNN&V thấp: Dựa vào những đặc điểm nêu trên của DNN&V
nên nhiều DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của các TCTD do
khơng ứng đủ các u cầu, vì vậy nên quy mơ tín dụng của DNN&V thấp.
− Hình thức cho vay ngắn hạn là chủ yếu: Các DNN&V thường hoạt động dưới
quy mô nhỏ lẻ, công dụng cụ đơn giản, tính chất hoạt động đơn giản nên thường
chỉ cần nguồn vốn vay ngắn hạn để bổ sung vốn hoạt động thường xun, ít có nhu
cầu vay trung dài hạn để mua máy móc, thiết bị hay đầu tư dự án,…
− Để vay vốn của các TCTD đòi hỏi các DN phải có tài sản bảo đảm: Chủ yếu
các DNN&V đều là các DN có tuổi đời hoạt động thấp nên mức độ uy tín đối với
TCTD cũng khơng cao. Do vậy, để đảm bảo an toàn số tiền cho vay thì đa số các
TCTD đều bắt buộc các DNN&V có đủ tài sản bảo đảm thế chấp để được cấp tín
dụng.
− Lãi suất thường khơng được ưu đãi: Một phần, việc xác định lãi suất thường dựa
trên mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng để đảm bảo phần chênh lệch lãi suất
phải đủ để phù cho khoản rủi ro tăng thêm. Do vậy, thường các DNN&V chưa có
độ tín nhiệm cao nên lãi suất thường cao hơn. Ngồi ra, việc xác định lãi suất cịn
dựa vào lợi ích tổng thể mà KH đó mang lại để xác định mức lãi suất phù hợp, các
DNN&V thì việc trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng chưa đủ đa dạng và giá trị
cao, do đó các DNN&V thường khơng được ưu đãi về lãi suất vay.
− Khả năng trả nợ của DNN&V thấp hơn các DN lớn: Với các đặc trưng của
DNN&V là quy mô hạn chế, tuổi đời trẻ, ban lãnh đạo chưa nhiều kinh
nghiệm,…nên các DNN&V rất dễ gặp khó khăn khi thị trường kinh doanh biến
động xấu.
2.2.2. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNN&V
− Tìm ra giải pháp để cung cấp vốn cho các DNN&V, giúp DN sớm chớp lấy thời
cơ, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường: Nguồn vốn ngân hàng là nguồn
vốn rẻ, việc tiếp cận được nguồn vốn này sẽ giúp các DNN&V nâng cao năng lực

tài chính, sẵn sàng xây dựng kế hoạch để nhanh chóng nắm lấy thời cơ phát triển


12
kinh doanh. Từ nguồn vốn này, DN mạnh dạn mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị
trường để tăng sức cạnh tranh.
− Vốn tín dụng ngân hàng giúp DNN&V tăng hiệu quả sử dụng vốn, góp phần lành
mạnh hóa nền kinh tế: Khi dùng vốn vay ngân hàng, các DNN&V sẽ có áp lực về
hồn trả đầy đủ và đúng hạn gốc lãi theo cam kết trên hợp đồng tín dụng nhằm
đảm bảo uy tín của DN. Chính vì vậy, các DNN&V phải đảm bảo việc xây dựng
kế hoạch hoạt động và thực hiện phương án kinh doanh hiệu quả nhằm mang lại
kết quả tốt, ngoài đảm bảo đủ bù đắp chi phí giá vốn, cịn phải đủ cho chi phí lãi và
lợi nhuận còn lại của DN.
− Hơn nữa, trong q trình quan hệ tín dụng tại các TCTD, NH sẽ ln thực hiện
kiểm tra chặt chẽ trong tồn bộ thời gian cho vay nhằm kiểm soát và đảm bảo các
DNN&V dùng vốn đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả vốn vay.
− Giúp xây dựng cơ cấu vốn tối ưu: Tín dụng ngân hàng giúp các DNN&V xây dựng
cơ cấu vốn tối ưu cho DN của mình. Trong nền kinh tế thị trường, rất khó để DN
nào cũng kinh doanh tồn bộ bằng vốn tự có của DN, bởi lẽ với nguồn vốn tự có
hạn hẹp sẽ làm hạn chế khả năng cạnh tranh của DN, ảnh hưởng đến tốc độ phát
triển của DN trên thị trường. Chính vì vậy, nguồn vốn vay các TCTD là địn bẩy
tài chính giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.
2.3.

Tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V
Đối với nền kinh tế của bất kỳ Quốc gia nào thì hoạt động của DNN&V cũng giữ

vai trò hết sức quan trọng. DNN&V tạo ra việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống của
các cá nhân cho cả người sử dụng lao động và người lao động (Ndungu, 2016). Bên cạnh
đó, loại hình DN này rất năng động, dễ tiếp nhận cơng nghệ sản xuất mới, vì vậy có vai

trị quan trọng trong việc thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế. Vốn vay ngân hàng được coi
là một nhân tố quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của các DNVVN khơng chỉ ở các
nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển (Nguyen và c.s., 2006). Tiếp cận vốn
vay của DNN&V là việc các DNN&V nhận được khoản cấp tín dụng hay khoản vay từ
ngân hàng. Hiện nay, theo thông tin tác giả khảo sát tại một số NHTM thì việc cung cấp
vốn cho các DN thường phải cung cấp và đáp ứng các điều kiện liên quan về (1) Pháp lý


13
DN, (2) Tài chính DN, (3) Kế hoạch kinh doanh và (4) Hồ sơ về tài sản bảo đảm. Do đó,
khi một DNN&V muốn đi vay TCTD, cần phải chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ như trên và
đáp ứng quy định của các TCTD để được vay vốn. Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều
DNN&V đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của các TCTD để mở rộng hoạt
động kinh doanh. Thông thường các lý do được biết đến là quy mô DN quá nhỏ chưa đủ
điều kiện của các TCTD, báo cáo tài chính cịn sơ sài, phương án hoạt động còn kém
thuyết phục hay khơng có tài sản để đảm bảo cho khoản vay. Phần lớn các DNN&V Việt
Nam bắt đầu kinh doanh vốn từ các nguồn bên trong (ví dụ: vay từ gia đình, bạn bè và
người thân của họ). Tuy nhiên, những nguồn đó dường như khơng đủ để cung cấp đủ vốn
cho hoạt động và phát triển của DN. Do đó, các khoản vay ngân hàng có thể đóng một vai
trị rất quan trọng như một nguồn tài trợ bên ngoài cho sự phát triển bền vững của các
DNN&V.
2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNN&V
Tác giả phân chia thành ba nhóm nhân tố sau thông qua sự tổng hợp từ các nghiên

cứu trước và theo thực tế trải nghiệm của tác giả trong q trình cơng tác như sau:
2.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc về DNN&V
Thứ nhất: Năng lực và kinh nghiệm của lãnh đạo DN
Lãnh đạo DN là người đứng đầu của DN, dẫn dắt sự hoạt động và phát triển của

DN. Qua nhiều nghiên cứu thể hiện, lãnh đạo DN có nền tảng tốt về lĩnh vực kinh doanh
của DN mình quản lý, có nhiều kinh nghiệm trong ngành, hiểu biết sâu rộng về tài chính
và hiểu về sự chuyển dịch dịng tiền trong DN để đảm bảo khơng gặp khó khăn về tài
chính trong q trình hoạt động,…sẽ giúp việc tiếp cận nguồn vốn các ngân hàng của DN
dễ dàng hơn. Bởi lẽ, với những lãnh đạo DN chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn
trong mảng kinh doanh của họ, họ sẽ dễ dàng thuyết phục được NH trong quá trình xem
xét cho vay khi họ trình bày được bức tranh kinh doanh hiện tại của DN, định hướng kinh
doanh của DN trong tương lai,… Hiểu biết về tài chính đề cập đến khả năng của một cá
nhân để hiểu cách thức hoạt động của tiền - cách nó kiếm được, quản lý và đầu tư theo (
Catherine Wanjiku Ndungu, 2016).
Thứ hai: Tài sản bảo đảm


×