Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.04 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

TRẦN THỊ HỒNG THÚY

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

TRẦN THỊ HỒNG THÚY
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƢƠNG
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã Số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSNGUYỄN VĂN NGÃI

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016




i

CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
Luận văn tựa đề: “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng
tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An”,
công trình đƣợc học viên Trần Thị Hồng Thúy thực hiện và nộp nhằm thỏa một
phần yêu cầu tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh.
Chủ tịch hội đồng

Giảng viên hƣớng dẫn
Tác giả đã chỉnh sửa theo đúng ý kiến đóng
góp của Hội Đồng

TS. ĐINH KIỆM

PGS.TS NGUYỄN VĂN NGÃI

(Trƣờng Đại Học Lao động Xã hội TP.HCM)

(Trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM)

Ngày

tháng

năm 2016

Ngày


tháng

năm 2016

Ngày bảo vệ luận văn, TP.HCM, Ngày 18 tháng 06 năm 2016
Viện đào tạo sau Đại Học


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC

1. SƠ LƢỢC LÝ LỊCH:
Họ và tên

:TRẦN THỊ HỒNG THÚY

Giới tính: Nữ

Ngày sinh

: 13-08-1974

Nơi sinh: Bình Dƣơng

Quê quán

:Bình Dƣơng


Dân tộc : Kinh

Địa chỉ

: 554/13A Khu Phố Đông Thành, Phƣờng Tân Đông Hiệp,

Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dƣơng
Điện thoại

:0988193979

; E-mail:

2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
 Từ 2000 đến 2005 Đại học Kinh tếThành phố Hồ Chí Minh
 Từ tháng 6/2014 đến nay học cao học Đại học Quốc tế Hồng Bàng –
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC:
 Từ 2000 đến 2015 làm việc tại Ban dân vận Thị uỷ Dĩ An- Tỉnh Bình
Dƣơng
Chức vụ: Phó Trƣởng Ban dân vận thịu ủy
 Từ tháng 9/2015 đến nay : làm việc tại Văn Phòng Thị uỷ Dĩ An- Tỉnh
Bình Dƣơng
Chức vụ: Thị ủy viên – Chánh Văn phòng thị ủy Dĩ An
Tôi cam đoan khai đúng sự thật.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày20 tháng 02 năm 2016
Học viên

Trần Thị Hồng Thúy



ii

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An – Bình
Dƣơng” do tôi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và
trao đổi với giảng viên hƣớng dẫn, bạn bè.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2016

Ngƣời thực hiện luận văn

Trần Thị Hồng Thúy


iii

LỜI CẢM ƠN
Xin cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến:
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, là ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình
hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức mới, bổ ích giúp tôi hoàn thành đề tài.
Qúy thầy, cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng
Bàng đã trao đổi kiến thức, chỉ dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu.

Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Trần Thị Hồng Thúy

năm 2016


iv

TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp “ Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng
tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An – Bình
Dƣơng” nhằmphân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở tại thị xã Dĩ An – Bình
Dƣơng, đo lƣờng mức độ tác động và tầm quan trọng của các yếu tố đến khả
năng tiếp cận vốn, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp các DNVVN có thể
tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng. Nghiên cứu đƣợc thực hiện
bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua phƣơng pháp thu thập số liệu là sử
dụng bảng câu hỏi điều tra với kích thƣớc mẫu là 200 doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến đƣợc
sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố giới tính,
trình độ học vấn, lệ phí/chi phí khác ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Dĩ An – Bình Dƣơng. Cuối

cùng nghiên cứu trình bày các giải pháp dựa trên phân tích trực tiếp các nhân tố
tác động đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, từ đó giúp cho ban lãnh đạo
của các DNVVN đƣa ra các giải pháp nằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín
dụng trong tƣơng lai.


v

ABSTRACT

The thesis “Analyze the factors affecting access to credit by small and
medium enterprises (SMEs) in Di An town - Binh Duong” aims to analyze the
factors affecting the ability to access capital of small and medium enterprises
(SMEs) in Di An town - Binh Duong, measuring the impact and importance of
factors and propose solutions to help SMEs to access capital sources easily.The
study was processed by quantitative methods with questionnaire survey with a
sample size of 200 small and medium enterprises. Methods of descriptive
statistics and analysis of multivariate linear regression were used in the study.
The study results showed that the factors of gender, level of education,
fees/other costs affect the accessibility of credit for small and medium
enterprises in Di An town - Binh Duong.Finally studies presented solutions
based on direct analysis of the factors affecting the ability to access capital,
thereby helpingboard of manager of SMEs solutions in further enhancing
access the capital in the future.


vi

MỤC LỤC
Trang

LÝ LỊCH KHOA HỌC: .................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN: ........................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN: ................................................................................................ iii
TÓM TẮT: ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC: ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI: ................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỀ TÀI: ................................................... xi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT: .......................................... xii
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài: ................................................................................. 1

1.2.

Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................... 1

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................ 2

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tồng quát: ............................................................ 2
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: ................................................................. 3
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................. 3
1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................... 3

1.4.1. Đồi tƣợng nghiên cứu: .......................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 3

1.5.

Cấu trúc của luận văn: .......................................................................... 3

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ...... 5
2.1.

Giới thiệu: ............................................................................................. 5

2.2.

Cơ sở lý thuyết: .................................................................................... 5

2.2.1. Tổng quan về tín dụng, rủi ro tín dụng:................................................ 5
2.2.1.1.

Khái niệm tín dụng: ........................................................................ 5

2.2.1.2.

Phân loại tín dụng: .......................................................................... 6

2.2.1.3.

Nguyên tắc của tín dụng: ................................................................ 7

2.2.1.4.

Điều kiện bảo đảm tín dụng: ........................................................... 8


2.2.1.5.

Vai trò của tín dụng: ....................................................................... 8


vii
2.2.1.6.

Rủi ro tín dụng: ............................................................................... 8

2.2.1.7.

Thị trƣờng tín dụng: ........................................................................ 9

2.2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ:.................................................................... 10
2.2.2.1.

Khái niệm:....................................................................................... 10

2.2.2.2.

Đặc điểm của DNVVN: .................................................................. 11

2.2.2.3.

Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế: .......................................... 12

2.2.3. Tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN: ................................................ 13
2.2.3.1.


Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN: .......................... 13

2.2.3.2.

Các dịch vụ tín dụng đối với DNVVN: .......................................... 14

2.2.3.3.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
DNVVN: ......................................................................................... 19

2.2.3.4.
2.3.

Mô hình tiếp cận vốn tín dụng của DNVVN: ................................. 22

Một số nghiên cứu trƣớc đây: .............................................................. 24

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc: ........................................................ 24
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ...................................................... 25
2.4.

Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết: ................................ 26

2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu: ......................................................................... 26
2.4.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm: ....................................................... 26
2.5.

Tóm tắt chƣơng 2: ................................................................................ 28


CHƢƠNG 3.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .... 29

3.1.

Giới thiệu: ............................................................................................. 29

3.2.

Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của thị xã Dĩ An – Bình Dƣơng:
.............................................................................................................. 29

3.3.

Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các DNVVN tại thị xã Dĩ An: .. 31

3.3.1. Tỷ lệ tiếp cận vay và vốn vay đƣợc còn thấp, nợ xấu tăng nhanh, tài sản
đảm bảo vay khó khăn: ......................................................................... 32
3.3.2. Tái cơ cấu nợ và hiệu ứng giảm lãi vay còn chậm: .............................. 32
3.3.3. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ tại Bình Dƣơng: ............... 34
3.3.4. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNVVN: ................................. 37
3.3.4.1.

Mối quan hệ giữa DNVVN với cán bộ tín dụng ngân hàng: .......... 37


viii
3.3.4.2.

Nguyên nhân hạn chế sử dụng hình thức tín dụng thuê tài chính của
DNVVN: ......................................................................................... 38


3.3.5. Những hệ quả về hạn chế tài chính của các DNVVN tại thị xã Dĩ An ,
Bình Dƣơng: ......................................................................................... 39
3.4.

Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................. 41

3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ: ................................................................................ 41
3.4.2. Nghiên cứu chính thức: ........................................................................ 41
3.4.2.1.

Mẫu nghiên cứu: ............................................................................. 41

3.4.2.2.

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: ...................................................... 41

3.5.

Tóm tắt chƣơng 3: ................................................................................ 44

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: ................... 45
4.1.

Giới thiệu: ............................................................................................. 45

4.2.

Thông tin mẫu nghiên cứu: .................................................................. 45


4.3.

Phân tích thống kê mô tả: ..................................................................... 45

4.4.

Phân tích hồi quy: ................................................................................. 50

4.5.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: ............................................ 52

4.5.1. Kiểm định Omnibus: ............................................................................ 52
4.5.2. Mức độ dự báo tính chính xác của mô hình: ........................................ 53
4.6.

Kiểm định giả thuyết: ........................................................................... 53

4.7.

Thảo luận kết quả: ................................................................................ 55

4.7.1. Kết quả nghiên cứu từ các phân tích thực trạng DNVVN: .................. 55
4.7.2. Một số hàm ý với nhà quản trị: ............................................................ 55
4.7.2.1.

Tăng cƣờng đào tạo, tập huấn cho các DN: .................................... 55

4.7.2.2.


Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:...................................... 55

4.7.2.3.

Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt, thuận lợi địa
điểm kinh doanh cho các DNVVN: ................................................ 56

4.7.2.4.

Đơn giản hóa các thủ tục và quy định vay vốn cho DNVVN, nâng
cao chất lƣợng phục vụ của ngân hàng: .......................................... 56

4.7.2.5.

Tạo mối liên kết, hỗ trợ giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng các
đơn vị cho vay vốn:......................................................................... 56

4.7.2.6.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chi nhánh:............................. 57


ix
4.7.2.7.
4.8.

Thƣờng xuyên đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ và thu hồi nợ:.......... 57

Tóm tắt chƣơng 4: ................................................................................ 58


CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .............................................. 58
5.1.

Kết luận: ............................................................................................... 59

5.2.

Kiến nghị: ............................................................................................. 59

5.2.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân và các ban ngành có liên quan: ......... 59
5.2.2. Đối với ngân hàng cho vay: ................................................................. 60
5.2.3. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: ....................................................... 60
5.3.

Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo: .............................................. 60

5.3.1. Những hạn chế: .................................................................................... 62
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .............................................................................. 62
PHỤ LỤC 1: Bảng các câu hỏi phỏng vấn tình hình tiếp cận vốn tín dụng tại
các DNVVN trên địa bàn thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dƣơng.


x
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI

Trang
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu:...................................................................... 44



xi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỀ TÀI

Trang
Bảng 2.1: Các biến độc lập ảnh hƣởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng:
......................................................................................................................... 28
Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số của các phƣờng thuộc thị xã Dĩ
An, Bình Dƣơng: ............................................................................. 31
Bảng 3.2: Mối quan hệ giữa DNVVN với cán bộ tín dụng ngân hàng: .......... 37
Bảng 3.3: Nguyên nhân hạn chế sử dụng hình thức tín dụng thuê tài chính của
các DNVVN: .................................................................................. 39
Bảng 4.1: Thống kê một số đặc điểm về DNVVN trong mẫu điều tra: .......... 46
Bảng 4.2: Mô tả đặc trƣng của DNVVN tại thị xã Dĩ An trong mẫu điều tra:
......................................................................................................................... 47
Bảng 4.3: Nguyên nhân DNVVN không vay vốn tín dụng: ........................... 49
Bảng 4.4: Nguồn vay vốn của các DNVVN tại Dĩ An: .................................. 50
Bảng 4.5: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình tiếp cận vốn tín dụng của các DNVVN:
......................................................................................................................... 51
Bảng 4.6: Kiểm định mô hình: ........................................................................ 53
Bảng 4.7: Mức độ dự báo: ............................................................................... 54
Bảng 4.8: Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu: .................................... 55


xii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BLTD

:


Bảo lãnh tín dụng

CP

:

Cổ phần

CNXD

:

Công nghiệp xây dựng

DN

:

Doanh nghiệp

DNVVN

:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNTN

:


Doanh nghiệp tƣ nhân

KH & ĐT

:

Kế hoạch và đầu tƣ

KTTN

:

Kinh tế tƣ nhân

NH

:

Ngân hàng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:


Ủy ban Nhân dân

KH & ĐT

:

Kế hoạch và đầu tƣ

TD

:

Tín dụng

TP

:

Thành phố

TM - DV

:

Thƣơng mại - dịch vụ

GDP

:


Tổng thu nhập quốc dân

IFC

:

Công ty tài chính quốc tế

TIẾNG ANH


2

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt
Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế, tạo công ăn việc làm, cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ, thu
hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế…Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều chính sách
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong từng giai đoạn 5 năm.
Thị xã Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam,
thuộc tỉnh Bình Dƣơng. Thời gian qua cùng với sự cố gắng từ ban lãnh đạo thị
xã cũng nhƣ những ngƣời dân tại Dĩ An, thị xã đã đạt đƣợc những thành tựu
đáng kể và vƣơn lên thành một trong những huyện, thị thành phố có tốc độ tăng
trƣởng cao nhất tỉnh Bình Dƣơng. Song song đó, sự đóng góp đáng kể vào tốc
độ tăng trƣởng kinh tế cao của Dĩ An thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang hoạt động trên địa bàn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng
trong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, huy động
các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển và đóng góp vào ngân sách.

Trong thời gian qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Dĩ An đã có nhiều
bƣớc phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh
tế của Tỉnh Bình Dƣơng, nhƣng thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn mang tính đặc trƣng và lâu
dài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏnhƣ về trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả
năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản
xuất.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của kinh tế Việt
Nam nói chung, cho thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Doanh nghiệp
vừa và nhỏ (DNVVN) là nguồn động lực, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp
lớn, trong đó phát triển có nhiều lĩnh vực nhƣ sản xuất công nghiệp – xây dựng
- dịch vụ. Các DNVVN phần lớn thƣờng gặp nhiều khó khăn nhất là về vốn,


3
công nghệ sản xuất, mặt bằng sản xuất, nên đòi hỏi phải có huy động đƣợc
nguồn vốn và cũng nhƣ khả năng tiếp cận nguồn vốn đó (tín dụng ƣu đãi, các
kênh huy động vốn và ƣu đãi về thuế suất). Các DNVVN đều có mục tiêu
chung trong lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, phát huy hiệu quả huy
động vốn từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế nhằm mục đích đáp ứng
nhu cầu về vốn cho mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp. Tại thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dƣơng các DNVVN đóng góp vào cho quá trình Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng và
phát triển kinh tế bền vững địa phƣơng.
Hiện nay, với xu hƣớng hội nhập và phát triển kinh tế, các DNVVN tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng đang phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ để tồn
tại và phát triển.Vấn đề đặt ra cần có một chính sách huy động vốn kịp thời
nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của doanh nghiệp
trong việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.Tuy

nhiên, vấn đề khả năng huy động vốn đang là vấn đề nang giải cho các
DNVVN tại thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dƣơng. Các doanh nghiệp này luôn trong
tình trạng thiếu vốn hoặc hoạt động sản xuất cầm chừng. Hậu quả dẫn đến của
tình trạng này, là các DNVVN phải đối đầu với công nghệ lạc hậu, giá thành
sản phẩm cao, sức cạnh tranh quyết liệt của thị trƣờng, sự am hiểu của pháp
luật còn thấp và bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
Đặc biệt, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề nóng
luôn đƣợc các cơ quan, ban ngành, các tổ chức quan tâm, tìm giải pháp tháo gỡ.
Nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An tiếp cận đƣợc nguồn
vốn tín dụng dễ dàng hơn, tháo gỡ những khó khăn, tác giả đã chọn đề tài
“Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu chung của đề tài nhằm tìm ra đâu là nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng tiếp cận các nguồn tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An


4
và từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín
dụng của doanh nghiệp.
1.3.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn tín dụng của các doanh nghiệp tại thị
xã Dĩ An.

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng của các
doanh nghiệp tại thị xã Dĩ An.
Đề xuất giải pháp và đƣa kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các
nguồn tín dụng của doanh nghiệp.
1.3.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Nhân tố nào ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
các doanh nghiệp tại thị xã Dĩ An.
Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An.
1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An.
Phạmvi thời gian: Từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015
1.5. Cấu trúc của luận văn
Đề tài nghiên cứu đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng nhƣ sau
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
Giới thiệu khái quát về tầm quan trọng và sự cần thiết nghiên cứu của đề

tài, nêu lên mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chƣơng này, trình bày một cách tổng quan những khái niệm về tín
dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và quy trình cho vay DNVVN cũng nhƣ những


5
nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNVVN.Trình bày mô
hình nghiên cứu thực nghiệm.
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Chƣơng này nêu và phân tích một cách tổng quát về thực trạng tiếp cận
tín dụng của các DNVVN tại thị xã Dĩ An. trình bày phƣơng pháp thu thập dữ
liệu, phƣơng pháp phân tích dữ liệu.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Kết quả phân tích dựa trên số
liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp tại thị xã Dĩ An. Trên cơ sở đó
phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
DNVVN, đồng thời đƣa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh cho các DNVVNtại thị xã Dĩ An.
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày kết luận và kiến nghị các giải pháp nâng cao khả năng tiếp
cận vốncủa các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1


Giới thiệu
Trình bày thông tin về cơ sở lý thuyết, các mô hình lý thuyết đã đƣợc

nghiên cứu trƣớc để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết mô
hình,những vấn đề liên quan đến khái niệm tiếp cận vay tín dụng của các
DNVVN cũng đƣợc nêu một cách chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1.

Tổng quan về tín dụng, rủi ro tín dụng

2.2.1.1.

Khái niệm tín dụng

Theo Lê Văn Tề, tín dụng (Credit) có nguồn gốc từ tiếng La Tinh –
Credittum – tức là sự tin tƣởng, tín nhiệm hoặc là sự tin tƣởng hoặc tín nhiệm
đó, hoặc vay mƣợn sự tin tƣởng hoặc tín nhiệm đó để thực hiện các quan hệ
vay mƣợn một lƣợng giá trị vật chất hoặc tiền tệ trong một thời gian.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đómột bên chuyển giao một lƣợng giá trị sang cho bên kia sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận đƣợc phải cam kết trả
với lƣợng giá trị lớn theo thời hạn đã thỏa thuận.
Tín dụng là sự vận động đơn phƣơng của giá trị từ ngƣời cho vay sang
ngƣời đi vay và sẽ quay về với ngƣời cho vay cả vốn và lãi trong một kì hạn
xác định nào đó. Đặc điểm của tín dụng thể hiện: Khoản vay sẽ quay về với
ngƣời cho vay; Khoản vay sẽ đƣợc trả cho một ngƣời hƣởng thụ nào đó đƣợc
ngƣời cho vay chỉ định; Giá trị cho vay thể hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ tiền,
vật chất (tín dụng thƣơng mại), tài sản (tín dụng thuê mua); Tín dụng là sự vay

mƣợn uy tín của ngƣời khác dƣới hình thức bảo lãnh, thƣờng đƣợc coi là tín
dụng bằng chữ ký.
Nguyễn Đăng Dờn (2009) cũng cho rằng: (1) Tín dụng là sự chuyển giao
quyền sử dụng một số tiền, tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác,
không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. (2) Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn


7
và phải đƣợc hoàn trả. (3) Giá trị tín dụng không những đƣợc bảo tồn mà còn
đƣợc nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng: Theo Luật các Tổ chức tín dụng, điều 20 quy
định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền
gửi để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán”.
Tín dụng ngân hàng: Theo Lê Thị Mận (2010), nêu khái niệm tín dụng
ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng với một bên
là khách hàng của ngân hàng thƣơng mại. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín
dụng bằng tiền giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên
đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ tể kinh tế khác) trong đó bên cho vay
ứng trƣớc vốn bằng tiền cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi cho bên cho vay
khi đến hạn thanh toán.
Khi đề cập đến khái niệm tín dụng ngân hàng, Nguyễn Đăng Dờn
(2009)[6] cũng cho rằng, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân
hàng với các tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân đƣợc thực hiện dƣới hình
thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối
tƣợng trên.
2.2.1.2.


Phân loại tín dụng

Theo Lê Văn Tề (2009), trong nền kinh tế, xã hội, nếu căn cứ vào chủ thể
trong quan hệ tín dụng thì phân ra làm các hình thức tín dụng nhƣ: (1) Tín dụng
thƣơng mại, là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, đƣợc thể hiện dƣới
hình thức mua bán chịu hàng hóa; (2) Tín dụng Ngân Hàng, là quan hệ tín dụng
giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân; (3)
Tín dụng nhà nƣớc, là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nƣớc biểu hiện là ngƣời
đi vay.
Nếu phân theo thời hạn tín dụng thì có ba loại: (1) Tín dụng ngắn hạn, là
loại tín dụng có thời hạn dƣới một năm, thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bổ
sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và


8
cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân; (2) Tín dụng dài hạn, là tín dụng có
thời hạn trên năm năm, đƣợc sử dụng để cấp vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản,
nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hạ tầng (đƣờng, cảng), mở rộng quy mô sản xuất; (3)
Tín dụng trung hạn, là loại tín dụng ở giữa hai kỳ trên, đƣợc cung cấp để mua
sắm tài sản cố định, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu
hồi vốn nhanh.
Phân theo đối tƣợng tín dụng thì có (1) Tín dụng vốn lƣu động, là loại tín
dụng cấp vốn để hình thành vốn lƣu động nhƣ dự trữ hàng, mua nguyên nhiên
vật liệu; (2) Tín dụng vốn cố định, là loại tín dụng cấp phát để hình thành tài
sản cố định, đầu tƣ máy móc thiết bị.
Ngoài ra, phân loại theo mục đích sử dụng vốn, thì có tín dụng sản xuất
và lƣu thông hàng hóa, tín dụng tiêu dùng.
2.2.1.3.

Nguyên tắc của tín dụng


Với đặc thù kinh doanh tiền tệ ẩn chứa nhiều rủi ro, vì mọi rủi ro của
khách hàng bất luận lý do gì đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng
thƣờng chủ động phân loại và lựa chọn khách hàng tốt nhất, hoạt động có hiệu
quả, bảo đảm khả năng sinh lợi cho đơn vị và ngân hàng. Sự lựa chọn này dựa
trên nguyên tắc tín dụng, đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc quy định, cụ thể là:
Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xác định,
theo nguyên tắc này ngân hàng, tổ chức tín dụng tùy theo tình hình thực tế xây
dựng kế hoạch kinh doanh, dòng tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Với
nguồn gốc vốn huy động từ khoản tiền gửi của khách hàng nên Ngân hàng phải
trả gốc và lãi theo cam kết. Do vậy, các khoản vốn cho vay cũng thực hiện theo
nguyên tắc này.
Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận với
ngân hàng, những thỏa thuận không trái với quy định hiện hành của luật pháp
và các quy định hiện hành của ngành, theo nguyên tắc đồng thuận. Thực hiện
nguyên tắc này ngân hàng sẽ quản lý khách hàng của mình sử dụng vốn đúng
với mục đích, yêu cầu, nội dung quy mô, tiến độ thực hiện dự án đã đƣợc thẩm
định có hiệu quả. Nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích tài trợ đƣợc


9
ghi trong hợp đồng tín dụng, thì rủi ro lớn ảnh hƣởng đến khoản vốn vay, vì
vậy cam kết sử dụng đún mục đích điều này giúp cho ngân hàng quản lý vốn
một cách hiệu quả.
2.2.1.4.

Điều kiện bảo đảm tín dụng

Theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng xem xét

cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện cần thiết, nhƣ sau: (1) Có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự
theo quy định của pháp luật; (2) Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; (3)
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có vốn tự có đối
ứng thực hiện; (4) Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
khả thi và có hiệu quả; (5) Thực hiện quy định về đả bảo tiền vay theo quy định
của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc.
2.2.1.5.

Vai trò của tín dụng

Trong điều kiện kinh tế nƣớc ta hiện nay, tín dụng có vai trò nhƣ: (1)Đáp
ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất, kinh doanh đƣợc liên tục đồng
thời góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế; (2) Thúc đẩy nền kinh tế phát triển; (3)
Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn; (4)
Góp phần tác động đến việc tăng cƣờng chế độ hạch toán kinh tế của các doanh
nghiệp; (5) Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài.
Bên cạnh những vai trò tích cực của tín dụng nêu trên, Nguyễn Đăng Dờn
(2009) còn nhấn mạnh thêm tác dụng của tín dụng trong việc góp phần ổn định
tiền tệ, giá cả trong nền kinh tế, thông qua chức năng của mình giảm khối
lƣợng tiền trong lƣu thông, cứng ứng tiền từ nơi thừa qua nơi thiếu … góp phần
ổn định đời sống, tạo việc làm và ổn định trật tự xã hội nhờ việc thúc đẩy nền
kinh tế tăng trƣởng, cung cấp hàng hóa phục vụ tốt cho ngƣời dân, khai thác
mọi tiềm năng sẵn có về tài nguyên, lao động để sản xuất…thu hút và tạo việc
làm cho xã hội.
2.2.1.6.

Rủi ro tín dụng

“Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của

TCTD do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”. (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 2/04/2005 của


10
thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD)
Từ khái niệm trên, các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng bao gồm:
Rủi ro tín dụng khi ngƣời vay không trả đúng hạn nghĩa vụ trả nọ theo
hợp đồng, bao gồm vốn vay hoặc lãi.
Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh
doanh của NH.Trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở
mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
Rủi ro là một yếu tố không thể loại trừ hoàn toàn đƣợc, nó mang tính
khách quan, chúng ta cố gắng hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng nhƣ tác hại
do chúng gây ra. Mức độ rủi ro cao hay thấp sẽ ảnh hƣờng đến hoạt động kinh
doanh của NH.
2.2.1.7.

Thị trƣờng tín dụng

Theo Hoff và Stiglitz (1996), các đặc điểm của thị trƣờng tín dụng:
Thứ nhất, trong thị trƣờng tín dụng có thông tin đầy đủ ngƣời cho vay xác
định một lãi suất cao để họ có thể tối đa hóa lợi nhuận.Điều này tạo ra một tâm
lý có một mức độ độc quyền kinh doanh tiền tệ, do ngƣời vay phải chịu một
mức phí giao dịch cao. Tuy nhiên, điều đó không phải là hoàn toàn đúng nếu
chúng ta có thông tin, nghiên cứu sâu sắc về thị trƣờng này, bởi vì rất phức tạp,
thêm vào đó, lý thuyết độc quyền chƣa giải thích sự tồn tại song song của các
thị trƣờng tín dụng chính thức và phi chính thức.
Thứ hai, lý thuyết xác nhận đối với các thị trƣờng tín dụng sẽ tồn tại hiện

tƣợng cạnh tranh không hoàn hảo.với thị trƣờng không có mặt bằng chung, khi
với mức lãi suất cho vay cao thì lại đƣợc vay đối với những lĩnh vực có mức độ
rũi ro lớn. Với lý thuyết này, chƣa đƣợc đề cập đến tín dụng hạn chế trong thị
trƣờng tín dụng, theo đó, tín dụng hạn chế đê cập đến hiện tƣợng ngƣời đi vay
có các điều kiện cơ bản nhƣ nhau, nhƣng có ngƣời nhận đƣợc vốn vay, có
ngƣời không nhận đƣợc. Sự từ chối đơn xin vay đƣợc đƣa ra kể cả việc ngƣời
vay chấp nhận vay ở mức lãi suất cao hơn.
Thứ ba, kỳ vọng khả năng tiếp cận vốn vay nhiều nhất sẽ tạo điều kiện
cho sự hiểu biết về thị trƣờng tín dụng. Điều này dẫn đến tồn tại hiện tƣợng


11
thông tin không hoàn hảo, hay thông tin từ thị trƣờng có đặc tình không chắc
chắn, vì có chi phí giao dịch cao và thông tin bất cân xứng mà hệ quả dẫn tới là
rủi ro đạo đức và lựa chọn ngƣợc. Để khắc phục hiện tƣợng thông tin bất cân
xứng, ngƣời cho vay thƣờng trực tiếp hoặc hoặc gián tiếp kiểm tra các món vay
dể hạn chế rủi ro. Khi sử dụng các công cụ kiểm tra và sàng lọc khách hàng thì
chi phí tăng, mức lãi suất thay đổi, kết quả dễ dẫn đến hạn chế tín dụng.
2.2.2.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.2.1.

Khái niệm

Cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa chung về doanh nghiệp vừa và
nhỏ (DNVVN). Tiêu chí để xác định DNVVN cũng rất đa dạng và phong phú:
Tổng vốn đầu tƣ đƣợc huy động vào sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định,
số lƣợng lao động đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, lợi nhuận, vốn bình quân cho một

lao động.
Trƣớc năm 1998, ở Việt Nam có nhiều quan điểm về DNVVN nhƣ: Số
lao động dƣới 500 ngƣời, giá trị tài sản cố định dƣới 10 tỷ đồng, số dƣ vốn lƣu
động dƣới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dƣới 20 tỷ đồng.
Cũng có quan điểm phân lạo DNVVN theo lĩnh vực: Trong lĩnh vực sản
xuất, những doanh nghiệp có số vốn dƣới 1 tỷ đồng và số lao động dƣới 100
ngƣời là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 10 tỷ đồng và số
lao động từ 100 đến 500 ngƣời là doanh nghiệp vừa. Trong thƣơng mại và dịch
vụ, doanh nghiệp có số vốn dƣới 500 triệu đồng và dƣới 50 lao động là những
doanh nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp có từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng và từ
50 tới 250 lao động là các doanh nghiệp vừa.
Hiện tại, khái niệm DNVVN đƣợc xác định dƣa trên 2 tiêu chí: Tổng vốn đầu
tƣ: Số lao động sử dụng: Đây là tiêu chí không dễ dàng chịu ảnh hƣởng của
những khác biệt giữa các quốc gia về mức thu nhập cũng nhƣ những thay đổi
trong giá trị đồng tiền nội địa hiện hành qua các thời kì khác nhau. Theo Nghị
định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN, "DNVVN” là doanh
nghiệp có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và lao động dƣới 300 ngƣời".
Nghị định trên áp dụng đối với các DNVVN bao gồm: Các doanh nghiệp
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thành lập và


×