Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

thực trạng triển khai dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.81 KB, 79 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu 1
1.4. Đối tượng nghiên cứu 2
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.1. Khái niệm dự án, chương trình mục tiêu quốc gia 3
1.1.2 Khái quát chương trình 135 5
1.1.2.1. Quan điểm 5
1.1.2.2. Mục tiêu của chương trình 6
1.1.2.3. Nhiệm vụ của chương trình 135 7
1.1.2.4. Nguyên tắc chỉ đạo 8
1.1.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 8
1.1.3.1 Các khái niệm 8
1.2. Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hoá 14
1.2.1.1 Kinh tế 14
1.2.1.2 Xã hội 20
Huy động nguồn lực từ các tổ chức Quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương để thực hiện các dự án
phát triển sản xuất, giảm nghèo, phát triển hạ tầng nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường.v.v.
Với tổng số vốn trên 1.900 tỷ đồng 29
Giai đoạn III (2012-1015) 30
Năm 2011 và năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn thực hiện chương trình 135
cho các địa phương thực hiện, nhiều tỉnh đã triển khai, tổ chức thực hiện tốt, song một số địa
phương còn lúng túng trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình. . Tổng quan về vốn thực hiện
chương trình: 30
1.2.2 Tình hình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá 30
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 31


VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 31
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ 31
2.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 42
2.1.2.1. Kết cấu hạ tầng 42
2.1.2.2. Tình hình xã hội 48
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế 49
2.2 Thực trạng triển khai dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 huyện Tuyên
Hoá 49
2.2.1 Tình hình tổ chức quản lý 49
2.2.1.2 Cấp quyết định đầu tư 50
2.2.1.3 Kế hoạch đầu tư 50
2.2.1.4 Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật 50
2.2.1.5 Thực hiện đầu tư xây dựng công trình 51
2.2.1.6 Giám sát hoạt động xây dựng 53
2.2.1.7 Nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác công trình 53
2.2.1.8 Duy tu, bảo dưỡng công trình 54
2.2.1.9 Tổ chức quản lý dự án, công trình 54
2.2.2 Công tác triển khai thực hiện 55
2.2.3 Kết quả thực hiện các hạng mục công trình 56
3.1.1 Về cơ chế chính sách 60
3.1.2 Trong công tác tổ chức, triển khai của các cấp địa phương 60
3.2 Một số giải pháp 67
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo điều hành 67
3.2.2 Phát huy nguồn lực tại chỗ 67
3.2.3 Tăng cường việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cho cấp huyện, xã, phù hợp với tính
chất của từng dự án và điều kiện cụ thể của từng xã 68
3.2.7 Tổ chức thực hiện và quản lý sau dự án 70
3.1 Kết luận 71

3.2 Kiến nghị 72
3.2.1 Đối với Trung ương 72
3.2.2 Đối với các cơ quan địa phương 72
3.2.3 Đối với người dân 73
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Cơ cấu sản xuất các ngành qua các giai đoạn 14
ĐVT: % 14
Bảng 2. Giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp 15
Bảng 3. Giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu ngành Lâm nghiệp 17
thời kỳ 2006 - 2010 17
Bảng 4. Thực trạng phát triển ngành Thủy sản thời kỳ 2001 - 2010 17
Bảng 5. Thực trạng phát triển ngành CN - Xây dựng thời kỳ 2001 - 2010 18
Bảng 6 . Thực trạng phát triển ngành TM - DV thời kỳ 2001 – 2010 20
Bảng 7 . Hiện trạng phát triển ngành VH – TT- TDTT thời kỳ 2001 - 2010 21
Bảng 8. Hiện trạng phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo thời kỳ 2001 - 2010 22
Bảng 9. Hiện trạng phát triển ngành Y tế thời kỳ 2001 - 2010 24
Bảng 10 Hiện trạng dân số, lao động và việc làm 25
Bảng 11. Thổ nhưỡng đất của huyện Tuyên Hóa 35
Bảng 12. Diện tích đất của huyện Tuyên Hóa 36
Bảng 13. Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp huyện Tuyên Hóa năm 2010 36
Bảng 14. Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010 37
Bảng 15. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp 39
Bảng 16: Kết quả thực hiện các hạng mục công trình 56
Bảng 17: Kết quả giải ngân vốn đầu tư 59
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ TỰ
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐBKK Đặc biệt khó khăn
KT-XH Kinh tế - xã hội
KTKT Kinh tế - Kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân

NSTW Ngân sách trung ương
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
TH Tiểu học
BCĐ Ban chỉ đạo
HĐND Hội đồng nhân dân
CN-TCN Công nghiệp – thủ công nghiệp
TM – DV Thương mại – dịch vụ
THCS Trung học cơ sở
NSNN Ngân sách nhà nước
VHTT Văn hóa thông tin
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Đảng và nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của miền núi, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án và tổ
chức triển khai thực hiện trên các lĩnh vực trong nhiều năm qua, góp phần phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, tạo cơ sở cho sự phát triển
kinh tế - xã hội ở các vùng này.
Huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình là một trong những huyện miền núi đang
được triển khai thực hiện Chương trình 135 của Chính Phủ về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu,
các thôn, bản đặc biệt khó khăn.Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình huyện đã có sự thay đổi
mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Thông qua dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng – dự
án có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện bộ mặt của huyên, hệ thống ccơ sở
hạ tầng của huyện đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án vẫn còn
nhiều bất cập, những công trình đã và đang thi công còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Thực trạng triển khai dự án hỗ trợ xây dựng
cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng
Bình” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng triển khai dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc

chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá.
- Đánh giá kết quả đạt được từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những
năm tiếp theo.
- Đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn việc triển khai thực hiện dự án
hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ trong những năm còn lại (2014-2015) của chương trình 135 giai
đoạn III, từ đó làm nền tảng để tiếp tục thực hiện chương trình giai đoạn 2015 -2020
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu đánh giá:
- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu từ các báo cáo của cơ quan chính quyền
và các bộ phận liên quan.
1
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm để rút ra
sự thay đổi về mặt kinh tế qua các năm.
- Nghiên cứu thông qua tạp chí, sách, báo, các văn bản luật hướng dẫn liên quan
đến chương trình 135 …
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình triển khai dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
trongchương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá bao gồm 12 xã đặc biệt khó khăn
trong tổng số 20 xã của huyện;
Thời gian nghiên cứu: chương trình 135 là 1 chương trình lớn, thời gian kéo dài, ở
đây tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng triển khai chương trình từ năm 2006-2013.
2
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm dự án, chương trình mục tiêu quốc gia
Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh
nào đó. Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: cách hiểu “tĩnh” và cách
hiểu “động”. Theo cách hiểu thứ nhất “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình huống

(một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai “động” có thể định nghĩa dự
án như sau:
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ
thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế
hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Như vậy theo định nghĩa này thì:
- Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định.
- Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc nên một thực
thể mới.
Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau:
Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính:
- Nỗ lực tạm thời (hay có thời hạn). Nghĩa là, mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt
đầu và điểm kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc
khi xác định rõ ràng mục tiêu của dự án không thể đạt được và dự án bị loại bỏ.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm
hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
Dù định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của khái
niệm dự án như sau:
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm
nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu
nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận
3
khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian,
chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là, giống
như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời
điểm bắt đầu và kết thúc.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án… Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu

quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản
lý nhà nước Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành
phần trên là khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án
thường xuyên có quan hệ lẫn nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ
tham gia của các bộ phận không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự
án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
- Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Khác với quá
trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất
hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất.
Lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, nhiệm vụ không lặp lại . . .
- Môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau
cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các
bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị Một số trường hợp, các thành
viên quản lý dự án thường có hai thủ trưởng trong cùng một thời gian nên sẽ gặp khó
khăn không biết thực hiện quyết định nào của cấp trên khi hai lệnh mâu thuẫn nhau.
- Tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiền vốn, vật tư
và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời
gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao.
Xuất phát từ cụm từ “dự án” chúng ta xem xét đến thuật ngữ “dự án phát triển”là dự
án nhân đạo và phi lợi nhuận, các kết quả thu được là vô hình, với mục tiêu mang tính
chất bền vững. Các đối tượng tham gia vào dự án có cùng chung mục đích, thực hiện
trong một khoảng thời gian, chi phí không có tính quyết định.
“Dự án phát triển” tồn tại với đặc thù sau:
- Các mục tiêu phát triển khó đánh giá và nhìn nhận cụ thể
4
- Các khoảng cách về văn hoá, lối sống, trình độ, nhận thức…
- Mối quan hệ phức tạp của các bên liên quan đến dự án.
- Các khoảng cách về địa lý và điều kiện làm việc không thuận lợi
Từ khái niệm dự án và dự án phát triển trên, ta có khái niệm chương trình:
“chương trình bao gồm các dự án được thực hiện trong một thời gian dài hơn nhằm đạt

đước các ảnh hưởng lâu dài đối với đối với đối tượng hưởng lợi”
(Theo bài giảng của tiến sĩ Đỗ Bá Khang viện công nghệ Châu Á AIT)
1.1.2 Khái quát chương trình 135
1.1.2.1. Quan điểm
a. Phát triển kinh tế - xã hội khu vực dân tộc thiểu số và miền núi phải được thực
hiện trên nguyên tắc tập trung nguồn lực đầu tư tổng thể, phát triển kinh tế - xã hội bền
vững đi đôi với tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng
cao chất lượng đời sống cho nhân dân.
b. Các nội dung đầu tư của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn,
bản đặc biệt khó khăn khu vực dân tộc thiểu số và miền núi phải được tiến hành có trọng
tâm, trọng điểm; giải quyết những khó khăn, trở ngại trước mắt và những thách thức tiềm
tàng lâu dài; đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội đơn thuần mà còn là cơ sở vững
chắc để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị quốc gia;
c. Giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền
núi là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các
tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ
phạm vi địa phương , vùng, quốc gia;
d. Các quan điểm triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải được tích hợp vào các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển ở các cấp, các ngành, các địa phương, cả trong các văn
bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện;
đ. Thực hiện nguyên tắc tập trung nguồn lực tổng thể, triển khai thực hiện việc
huy động phối hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn huy
động quốc tế và sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, người dân trong quá
trình triển khai thực hiện;
5
e. Quan điểm tổ chức thực hiện: Do có sự khác biệt đáng kể về đặc thù kinh tế,
văn hoá, xã hội theo vùng miền, khu vực dân tộc thiểu số và miền núi cần được đầu tư
theo nhu cầu của vùng, miền. Từ đó đặt ra sự cần thiết của tiếp cận văn hoá trong phát

triển, tiếp cận giải quyết các vấn đề theo vùng miền.
1.1.2.2. Mục tiêu của chương trình
* Mục tiêu tổng quát.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt
khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển
chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
*. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
Chương trình 135 là một chương trình phát triển kinh tế xã hội cần đặt trong mối
tương quan với các chương trình, chính sách lớn về giảm nghèo khác như Chương trình
giảm nghèo nhanh và bền vững đầu tư theo Nghị Quyết 30A, Chương trình Nông thôn
mới, Vì vậy, chỉ đưa ra những tiêu chí cụ thể cần đạt được, tác động trực tiếp bới các
nội dung đầu tư của chương trình.
Mặt khác, từ kinh nghiệm của việc triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II,
chương trình cũng cần xây dựng được một bộ tiêu chí đơn giản, thực tế hơn để có thể đo
lường, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện các nội dung đầu tư của chương trình theo chu
kỳ hàng năm và cho cả giai đoạn. Ở cấp trung ương, các tiêu chí cơ bản, tổng quát sẽ được
xây dựng chung mang tính chất định hướng. Các tỉnh căn cứ xây dựng lộ trình chi tiết với
các tiêu chí cần đạt được cụ thể để triển khai thực hiện theo chu kỳ hàng năm và cả giai đoạn
để triển khai và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
a) Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
+ 80% thôn, bản có đường giao thông được cứng hoá theo cấp kỹ thuật của Bộ
Giao thông Vận tải;
+ 80% vùng sản xuất tập trung có diện tích 30ha trở lên (riêng khu vực Tây
Nguyên và Nam bộ có diện tích 50ha trở lên) có đường giao thông được cứng hóa theo
cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải;
+ 100% các xã có điện lưới trong đó có trên 80% các thôn, bản trong xã được sử
dụng điện phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất;
6
+ Cơ bản các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất

nông nghiệp và dân sinh;
b) Chỉ tiêu về đào tạo, nâng cao năng lực
+ Đào tạo nghề cho 80% thanh niên trong độ tuổi lao động có nhu cầu;
+ 80% người nông dân được tập huấn, đào tạo nghề (nông, lâm, ngư nghiệp, sơ
chế bảo quản chế biến sau thu hoạch, để thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu tiếp cận với
tập quán sản xuất mới);
+ 100% cán bộ hành chính cấp xã được tập huấn các kỹ năng quản lý, lập kế
hoạch có sự tham gia, phát triển cộng đồng, trong đó có 80% số cán bộ qua đào tạo nắm
được quy trình, kiến thức được đào tạo phục vụ công việc.
c) Chỉ tiêu về phát triển xã hội
+ Đảm bảo cung cấp công cụ lao động, sản xuất và giải quyết việc làm cho 80%
dân số trong độ tuổi lao động;
+ Đạt tỷ lệ nhập học tiểu học đúng tuổi lên 99%;
+ Đạt tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng tuổi lên tới 80%;
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20%;
+ 80% người dân được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
1.1.2.3. Nhiệm vụ của chương trình 135
- Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời
sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum,… ở những nơi có điều kiện, nhất là
những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đời sống đồng bào nhanh chóng ổn
định để đi vào sản xuất
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản
phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ
hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá.
- Phát triển cơ sơ hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại
dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông, nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những
nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ.
- Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công
trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở
phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.

7
- Đào tạo cán bộ xã, bản, làng,… giúp các cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý
hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
1.1.2.4. Nguyên tắc chỉ đạo
Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa,
trước hết phải dựa trên cơ sở phát huy nội lực của từng hộ gia đình và sự giúp đỡ của
cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để khai thác nguồn lực tại chỗ
về đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội trong vùng, tạo ra bước
chuyển mới về sản xuất và đời sống của đồng bào.
Nhà nước tạo môi trường pháp lý và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên
đầu tư vốn ngân sách, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án trên địa bàn và nguồn vốn
viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn.
Việc thực hiện chương trình phải có giải pháp toàn diện, trước hết là tập trung
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; đồng thời thúc
đẩy phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội trong vùng.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành có trách nhiệm giúp các xã
thuộc phạm vi chương trình; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang,
các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước,
đồng bào Việt nam ở nước ngoài,… tích cực đóng góp, ủng hộ thực hiện chương trình.
1.1.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
1.1.3.1 Các khái niệm
Quan niệm về cơ sở hạ tầng
Theo nghĩa hẹp, CSHT được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất thuộc lĩnh vực
lưu thông, tức là bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản xuất và các tổ chức
dịch vụ có chức năng đảm bảo những điều kiện chung cho sản xuất, phục vụ những nhu
cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội. Theo cách hiểu này, CSHT chỉ bao gồm
các công trình giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc và
các đơn vị đảm bảo duy trì các công trình này.
Theo nghĩa rộng, CSHT được hiểu là tổng thể các công trình và nội dung hoạt
động có chức năng đảm bảo những điều kiện “bên ngoài” cho khu vực sản xuất và sinh

hoạt của dân cư. CSHT là một phạm trù rộng gần nghĩa với “môi trường kinh tế ”, gồm
các phân hệ: phân hệ kỹ thuật (đường giao thông, cầu cảng, sân bay, năng lượng, bưu
8
chính viễn thông ), phân hệ tài chính (hệ thống tài chính - tín dụng), phân hệ thiết chế
(hệ thống quản lý nhà nước và luật pháp), phân hệ xã hội (giáo dục, y tế, khoa học kỹ
thuật ), cách hiểu này rõ ràng là rất rộng, bao hàm hầu như toàn bộ khu vực dịch vụ.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển CSHT trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát
triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng CSHT nhằm tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy
đầu tư phát triển CSHT là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của nền
kinh tế. Đầu tư phát triển CSHT trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình
thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục CSHT cho nền kinh tế.
1.1.3.2Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển CSHT bao gồm:
• Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật (gọi tắt là hạ tầng kỹ thuật)
Đầu tư cơ cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm những bộ phận chủ yếu sau đây:
- Hệ thống giao thông.
- Hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải.
- Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- Hệ thống lưới điện.
- Hệ thống bưu chính viễn thông.
- Các công viên cây xanh phục vụ vui chơi, giải trí và bảo vệ môi trường.
- Hệ thống đảm bảo ánh sáng văn hoá và an toàn giao thông đô thị: chiếu sáng,
đèn tín hiệu, biển báo giao thông.
- Vận tải hành khách công cộng.
Ngoài ra có quan điểm còn tính đến cả các lĩnh vực nhà ở, hệ thống kho tàng tập
trung, các công trình và tổ chức phục vụ công cộng như tang lễ, y tế, cơ sở xã hội, phòng
chữa cháy, phòng chống lụt bão, động đất
Như vậy, trong cơ cấu khu vực hạ tầng kỹ thuật bao gồm hai mảng lớn: mảng thứ

nhất là các công trình cơ sở vật chất có chức năng tạo điều kiện cho toàn bộ hoạt động
KTXH như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, lưới điện, Đây là những công
trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ hàng hoá công cộng và có đặc
điểm là chúng gắn liền với chức năng đảm bảo điều kiện cho sự hoạt động bình thường
9
của vùng dân cư. Mảng thứ hai của hạ tầng kỹ thuật đô thị là các thiết chế tổ chức có
chức năng vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc cung ứng các sản phẩm hàng
hoá công cộng. Đó là các tổ chức con người được thành lập và hoạt động theo thể chế
hiện hành.
Việc phân biệt hai mảng hạ tầng kỹ thuật như trên có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Đối với mảng thứ nhất là mảng các công trình hạ tầng kỹ thuật có tầm quan trọng đặc
biệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu suất vốn thấp, khó tổ chức thu hồi vốn Nhà nước có
trách nhiệm đầu tư và có kế hoạch đầu tư thống nhất, còn đối với mảng thứ hai, tuỳ vào
cơ chế quản lý, trình độ quản lý mà có phương thức và hình thức tổ chức phù hợp.
• Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội
Là đầu tư phát triển hệ thống công trình vật chất, đảm bảo cho việc nâng cao trình
độ dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình
tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động của xã hội, hệ thống này bao
gồm:
- Các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa
học, ứng dụng và triển khai công nghệ.
- Các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, nghỉ ngơi, tham quan du lịch,
các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hoá xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao
• Đầu tư cơ sở hạ tầng môi trường
Là đầu tư phát triển hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và
cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người:
- Các công trình phòng chống thiên tai.
- Các công trình bảo vệ đất đai, rừng, biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Hệ thống cung cấp, xử lý và tiêu thải nước sinh hoạt.
- Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp.

1.1.3.3 Đặc điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
• Đầu tư CSHT đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài
Các công trình CSHT khi xây dựng thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thời
gian thu hồi vốn lại rất lâu, thường việc thu hồi vốn phải thực hiện gián tiếp thông qua
các ngành kinh tế khác. Do vậy khi tiến hành đầu tư vào lĩnh vực này cần phải tính toán
vấn đề KTKT trong xây dựng và sử dụng các công trình đó. Trong quá trình đầu tư chúng
10
ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế
hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn
thành trong thời gian ngắn chống lãng phí nguồn lực. Công tác thăm dò tài nguyên, xác
định nhu cầu sử dụng CSHT là công việc thiết thực trong quá trình đầu tư, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế của công trình.
• Thời gian dài với nhiều biến động
Thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huy
tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
• Có giá trị sử dụng lâu dài
Các thành quả của thành quả đầu tư CSHT có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng
trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới
như vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở Mỹ, kim tụ tháp cổ Ai cập, nhà thờ La
Mã ở Roma, vạn lý trường thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, …
• Cố định
Các thành quả của hoạt động đầu tư CSHT là các công trình xây dựng sẽ hoạt
động ở ngay nơi mà nó đựơc tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh
hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu tư. Vì vậy
cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng,
phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi
thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của
vùng lãnh thổ .
• Liên quan đến nhiều ngành
Hoạt động đầu tư xây dựng CSHT rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều

lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương với
nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các
ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách
nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính tập trung
dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư.
1.1.3.4 Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển KTXH
Vai trò của đầu tư phát triển CSHT được thể hiện qua các mặt sau:
• Quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của nền kinh tế nói chung cũng
11
như của các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi đầu tư
là yếu tố quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng. Khi quy mô kinh tế đã lớn lên, để
kinh tế tăng trưởng 1% đòi hỏi vốn đầu tư chẳng những nhiều hơn về lượng tuyệt đối, mà
còn phải lớn hơn về tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP .
CSHT cung cấp các dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các yếu tố đầu vào,
đầu ra đảm bảo cho quy trình sản xuất và tái sản xuất của đất nước được tiến hành một
cách thường xuyên liên tục với quy mô ngày càng mở rộng. Vì thế đầu tư cho CSHT sẽ là
điều kiện hết sức căn bản để cho các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ của đất nước
nhanh chóng đi vào hiện đại hoá, trên cơ sở đó làm tăng nhanh và liên tục năng suất lao
động của từng ngành cũng như năng suất lao động của toàn xã hội, giúp cho nền kinh tế
nước ta sớm hoà nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới.
• Tạo ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế.
CSHT hiện đại là điều kiện cơ bản cho nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển,
đặc biệt trong hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của nông thôn
nước ta trong những năm gần đây là một minh chứng rõ ràng. Trước đây ở nông thôn,
giao thông không phát triển, điện thiếu thốn, hệ thống thông tin liên lạc lạc hậu nên mọi
hoạt động sản xuất ở nông thôn chậm phát triển. Những năm gần đây, nhờ đầu tư hiện đại
hoá CSHT ở nông thôn sản xuất nông nghiệp được thay đổi một cách toàn diện, làm cho
cơ cấu nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm. Ngược lại tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.

Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư CSHT có tác dụng giải quyết những mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng
đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị
của những vùng có khả năng phát triển nhanh, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác
cùng phát triển.
Như vậy chính sách đầu tư CSHT ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa phương trong nền
kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng đảm bảo sự phát
triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn và trung hạn nhằm phát triển từng
12
bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra.
• Tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước
Nước ta có 7 vùng kinh tế lớn: Vùng trung du miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng
sông Hồng, Khu Bốn cũ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Vùng đồng bằng Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng có nhiều đô thị lớn, có CSHT tốt thì phát
triển nhanh, còn những vùng núi cao, vùng sâu, CSHT lạc hậu thì chậm phát triển làm
mất cân đối cơ cấu nền kinh tế của cả nước. Do đó muốn giảm sự phát triển không đồng
đều về KTXH giữa các vùng ở nước ta, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thì
chúng ta cần đầu tư cho CSHT. Một hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại sẽ tạo điều kiện
cho các vùng này khai thác được tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình, từ đó tạo ra sự
phát triển đồng đều giữa các vùng đó. Khi hệ thống CSHT phát triển cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình sản xuất, cho việc giao lưu hàng hóa đi lại giữa các vùng. Các
công trình CSHT vừa mang ý nghĩa kinh tế là môi trường cho sản xuất phát triển, vừa
mang ý nghĩa chính trị làm cho bộ mặt đô thị văn minh hơn, hiện đại hơn. Là nhịp cầu
nối liền tình đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng trong nước.
• Tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
Đất nước muốn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề quan trọng trước
hết là cần phải có vốn. Kinh tế nước ta còn chậm phát triển, NSNN còn rất hạn hẹp do đó
việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài là rất cần thiết. Trong những năm trở lại đây có rất
nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Phần lớn các dự án đó được đầu tư vào các

thành phố lớn có CSHT tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng Muốn thu
hút thành công vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần phải tạo ra môi trường đầu tư
trong đó CSHT là một nhân tố quan trọng. Ở đây có mối quan hệ tác động qua lại, xây
dựng và tạo ra CSHT tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng chính vốn đầu tư
nước ngoài để đầu tư xây dựng hệ thống CSHT, tạo động lực cho các ngành sản xuất vật
chất hoạt động có hiệu quả hơn.
• Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân từ đó
làm tăng nguồn tích luỹ cho nền kinh tế.
CSHT phát triển cho phép chúng ta tạo ra được nhiều cơ sở sản xuất vật chất mới, tạo
điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các khu vực góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động, đồng thời phân bổ nguồn lao động hợp lý. Hơn nữa, sự xuất
13
hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới với công nghệ kỹ thuật cao nên sẽ hoạt
động hiệu quả hơn mang lại nhiều lợi nhuận hơn, mang lại thu nhập cao cho người lao động.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hoá
1.2.1.1 Kinh tế
Kinh tế trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng và ổn định, các ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện đều phát triển với tốc độ cao, nhất là ngành dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp. Giá trị sản xuất hàng năm không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,56%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,36%, cao hơn chỉ
tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra (Chỉ tiêu đại hội 11,5 - 12%).
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn ở mức độ thấp so với tốc độ tăng của
các huyện và của toàn tỉnh.
Theo dự báo, ước thực hiện năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng năm 2012 khoảng
9,3% (theo báo cáo tình hình thực hiện 9 tháng năm 2012 và kế hoạch năm 2013).
Thực chất các ngành kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa đối với đời sống
người dân trong huyện vẫn là: Nông, Lâm, Ngư - Thương mại, Dịch vụ - Công nghiệp,
Tiểu thủ CN, Xây dựng.

Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế như sau:
- Ngành Nông - Lâm - Ngư giảm từ 42,67% năm 2005 còn 40,85% năm 2010.
- Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ CN từ 25,12% năm 2005 tăng lên 26,22% năm 2010.
- Ngành Thương mại - Dịch vụ tăng từ 32,21% năm 2005 lên 32,93% năm 2010.
Theo dự báo, ước thực hiện năm 2012 thì cơ cấu như sau: Nông - Lâm - Ngư chiếm
33,81%; Công nghiệp - TTCN - Xây dựng chiếm 23,1%; Thương mại - Dịch vụ chiếm
43,09% (theo báo cáo tình hình thực hiện 9 tháng năm 2012 và kế hoạch năm 2013).
Bảng 1. Cơ cấu sản xuất các ngành qua các giai đoạn
ĐVT: %
14
(Nguồn: Tính toán theo số liệu GTSX của Chi cục Thống kê huyện Tuyên Hóa)
Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp những năm qua đã có bước tiến bộ rõ rệt, an ninh lương
thực trên địa bàn cơ bản được bảo đảm, giá trị sản xuất không ngừng tăng cả về trồng trọt
và chăn nuôi. Cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành Nông nghiệp đang chuyển biến theo
hướng tích cực: Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2005 chiếm 42,17%, đến năm
2010 tăng lên 44,4%; trong lúc đó ngành Trồng trọt giảm từ 57,8% năm 2005 xuống
55,4% năm 2010.
Mặc dù diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp không tăng nhiều, nhưng nhờ chú
trọng thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp, có năng suất cao, nên
ngành Nông nghiệp thu được kết quả tốt. Sản lượng lương thực (bao gồm cả lúa và ngô)
hàng năm tăng khá. Huyện đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là các diện tích
trồng lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao; phát triển các
mô hình kinh tế theo hướng kết hợp vườn - đồi hoặc vườn - rừng, nâng cao giá trị thu nhập
trên đơn vị diện tích. Tuy tỷ trọng ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm dần, nhưng giá trị
sản xuất (theo giá CĐ) vẫn tăng qua các năm. Cụ thể: Giá trị SX năm 2000 đạt 52.704 triệu
đồng, năm 2005 đạt 58.618 triệu đồng, năm 2010 đạt 78.903,6 triệu đồng.
Xu thế phát triển chung là giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi và dịch vụ. Trong đó:
ngành Trồng trọt có xu hướng giảm, từ 57,8% năm 2005 xuống 55,4% năm 2010; trong
khi đó ngành Chăn nuôi có xu hướng tăng, từ 42,17% năm 2005 lên 44,4% năm 2010;

ngành Dịch vụ nông nghiệp tăng, từ 0,03% năm 2005 lên 0,2% năm 2010.
Bảng 2. Giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp
15
(Nguồn: Tính toán theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Tuyên Hóa)
Lâm nghiệp
Chính quyền và địa phương đã chú trọng công tác khoanh nuôi bảo vệ vốn rừng
hiện có, tiến hành trồng mới và tu bổ rừng, từng bước phủ xanh đất trống đồi trọc; nâng
độ che phủ rừng từ 70% năm 2005 lên 73% năm 2010. Ước thực hiện 9 tháng năm 2012
đạt 73,5%. Thực hiện việc giao đất giao rừng cho người dân quản lý và tổ chức sản xuất,
đến nay đã giao và cấp thẻ được 40.000 ha. Các địa phương thành lập các tổ, đội bảo vệ
rừng và xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; đã có 85/151 thôn bản có
hương ước bảo vệ rừng nên diện tích rừng bị cháy càng ngày càng giảm. Đã chấm dứt
tình trạng phát đốt rừng làm nương rẫy, 5 năm qua chưa có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra.
Công tác quy hoạch để trồng rừng đã được chuẩn bị khá tốt, hàng năm trồng mới
từ 200 - 500 ha rừng tập trung, đưa tổng diện tích rừng trồng trong 10 năm lên trên 5.000
ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng ngày càng tăng và là nguồn thu nhập chính của
người dân vùng núi. Riêng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác năm 2010 đạt 10.684 m
3
,
năm 2011 đạt 20.444 m
3
(số liệu NGTK huyện Tuyên Hóa). Hiện nay, UBND huyện đang
tiến hành chỉ đạo trồng thử nghiệm khoảng 40.000 gốc mây tắt làm nguyên liệu cho sản
xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Các ngành chức năng và các xã, thị trấn đã phối hợp, tăng cường công tác bảo vệ rừng
nên tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép từng bước được hạn chế.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá năm 2005 đạt 6,9 tỷ đồng, năm 2010 đạt
12,508 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010: 12,62%/năm.
Do chủ trương hạn chế khai thác gỗ rừng, tăng cường phục hồi, bảo vệ rừng nên
ngành Lâm nghiệp có xu hướng: Phát triển trồng, khoanh nuôi rừng tăng từ 7,3% năm

2005 lên 14,9% năm 2010; Khai thác lâm sản và thu gom lại có xu hướng giảm từ 88,8%
năm 2005 xuống 81,8% năm 2010; Dịch vụ lâm nghiệp giảm từ 3,9% năm 2005 xuống
16
3,3% năm 2010.
Bảng 3. Giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu ngành Lâm nghiệp
thời kỳ 2006 - 2010
(Nguồn: Tính toán theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Tuyên Hóa)
Thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản theo giá CĐ năm 2000 đạt 3.020 triệu đồng, nắm 2005
đạt 2.921 triệu đồng và năm 2010 đạt 2.720 triệu đồng.
Diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản năm 2005: 40,7 ha; năm 2010: 45,7 ha. Tổng
sản lượng thủy sản năm 2005: 370 tấn; năm 2010: 335 tấn; năm 2011 đạt 132 tấn. Tốc độ
giảm bình quân hàng năm 1,94%. Cùng với việc tăng về quy mô sản xuất công tác áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được chú trọng thực hiện. Một số mô hình
nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế đang được triển khai trên địa bàn như mô hình nuôi cá
rô phi đơn tính
Tổng số lồng cá năm 2000 có 500 lồng, năm 2005 có 460 lồng và năm 2010 có 314
lồng (giảm 146 lồng so với năm 2005).
Nguyên nhân chính việc nuôi cá lồng giảm là do nguồn thức ăn tự nhiên (rong) càng
ngày càng giảm, những năm gần đây lũ lụt thất thường làm hư hỏng nhiều lồng nuôi nên
việc nuôi cá lồng rủi ro lớn, hiệu quả không cao.
Bảng 4. Thực trạng phát triển ngành Thủy sản thời kỳ 2001 - 2010
17
(Nguồn: Số liệu của Chi cục Thống kê huyện Tuyên Hóa)
Công nghiệp - TTCN - Xây dựng và sản phẩm chủ lực
Giá trị sản xuất công nghiệp - XD (theo giá CĐ) giai đoạn 2006 - 2010 đã có bước
tăng trưởng khá: Năm 2005 đạt 48,35 tỷ đồng; năm 2010 đạt 567,622 tỷ đồng, tăng
34,29%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 26,49%; giai đoạn
2006 - 2010 đạt 63,66%; toàn giai đoạn 2001 - 2010 đạt 43,88%. Đưa tỷ trọng ngành CN -
XD của huyện từ 25,12% năm 2005 lên 26,22% năm 2010.

Riêng 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 28,424 tỷ đồng (theo báo cáo tình hình thực
hiện 9 tháng năm 2012 và kế hoạch năm 2013).
Bảng 5. Thực trạng phát triển ngành CN - Xây dựng thời kỳ 2001 - 2010
(Nguồn: Số liệu của Chi cục Thống kê huyện Tuyên Hóa)
18
Khu vực Thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại được khuyến khích phát triển cho các thành phần kinh tế
trên địa bàn và mở rộng trên khắp địa bàn huyện đã góp phần bình ổn giá cả và đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ hàng hóa của nhân dân.
Tuyên Hóa là huyện miền núi gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động TM - DV của
huyện vẫn có chuyển biến đáng kể, đó là: Giá trị SX ngành TM - DV theo giá CĐ năm
2000 đạt 63,63 tỷ đồng; năm 2005 đạt 93,727 tỷ đồng; năm 2010 đạt 170,026 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8,05%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 đạt
12,65%/năm; toàn giai đoạn 2001 - 2010 đạt 10,33%/năm. Giá trị kinh doanh thương mại
tăng nhanh trong những năm gần đây. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn năm 2000:
64,711 tỷ đồng; năm 2005: 163,77 tỷ đồng; năm 2010 đạt 380 tỷ đồng. Tăng bình quân
hàng năm: 19,6%.
19
Bảng 6 . Thực trạng phát triển ngành TM - DV thời kỳ 2001 – 2010
(Nguồn: Số liệu của Chi cục Thống kê huyện Tuyên Hóa)
- Du lịch: Mặc dù huyện Tuyên Hóa có tiềm năng du lịch sinh thái nhưng thực tế
những năm qua hoạt động du lịch của huyện còn hạn chế.
- Hoạt động Dịch vụ tín dụng: Tín dụng ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả, thu
hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư vào phát triển sản xuất. Các nguồn
vốn tín dụng chính sách được sử dụng có hiệu quả cao, cho vay đúng đối tượng tạo việc
làm cho người dân và tạo điều kiện cho các hộ nghèo có vốn để sản xuất kinh doanh.
1.2.1.2 Xã hội
Văn hóa - Thể dục thể thao - Thông tin và Truyền thông
- Hoạt động văn hóa thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, 100% số xã có tủ
sách pháp luật, số lượng người được đọc sách báo tăng nhanh. Phong trào xây dựng làng

văn hóa, gia đình văn hóa ngày một phát triển, năm 2006 có 23 làng văn hóa, năm 2010 có
30 làng văn hóa. Số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 2005 có 8.382 hộ; năm
2010 có 10.500 hộ.
- Hoạt động truyền thanh - truyền hình được cải thiện, đến cuối năm 2010 toàn
huyện có 01 đài truyền thanh cấp huyện, 03 đài truyền thanh không dây cấp xã và 04
20
trạm phát lại truyền hình mặt đất địa phương (Đồng Lê, Mai Hóa, Hương Hóa, Thanh
Hóa). Tỷ lệ hộ có máy thu truyền hình chiếm 75,87%, số người được xem truyền hình
thường xuyên từ 80 - 85% dân số.
- Mạng lưới bưu chính công cộng trên địa bàn huyện có 01 bưu cục cấp 2; 05 bưu
cục cấp 3; 10 điểm bưu điện văn hóa xã; 01 đường thư cấp 3 và 20 đường phát xã; 15/20
xã, thị trấn có báo đến trong ngày. Về viễn thông, công nghệ thông tin: 24.558 người có
điện thoại di động; 6.399/19.366 hộ gia đình có điện thoại cố định; 821 hộ có máy vi tính
với 344 hộ kết nối internet băng rộng, hơn 20 cơ quan, tổ chức và gần 80 trạm xá, trường
học được kết nối internet.
- Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe có bước phát triển khá. Số người
tham gia tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 24,4% dân số. Các cuộc thi đấu thể dục
thể thao quần chúng được tổ chức hàng năm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của
huyện, tỉnh, các ngày lễ lớn của dân tộc (Giải bóng chuyền, lễ hội đua thuyền truyền thống)
hàng năm đều được duy trì và ngày càng phát triển cả quy mô và chất lượng.
Bảng 7 . Hiện trạng phát triển ngành VH – TT- TDTT thời kỳ 2001 - 2010
(Nguồn: Số liệu của Chi cục Thống kê huyện Tuyên Hóa)
Giáo dục - đào tạo
Mặc dù là huyện miền núi nhưng Tuyên Hóa đã có nhiều cố gắng vượt bậc nên
lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể các chỉ tiêu cơ
bản được thể hiện ở bảng sau:
21

×