Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận “ Trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo pháp luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.5 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ BÀI................................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG...............................1
II. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG..............2
2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ thông tin người tiêu dùng..................................2
2.2. Trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh
doanh theo luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010..........................................4
III. NHỮNG RỦI RO TRONG BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU
DÙNG...................................................................................................................5
IV. THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG...............8
V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG.....9
KẾT LUẬN........................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................12


MỞ BÀI
Cuộc cách mạng kinh tế số đã và đang tạo ra nhiều sự phát triển, góp phần
thay đổi rõ nét khơng chỉ nền kinh tế mà cịn tác động tới tác động tới nhiều chủ
thể tham gia các hoạt động tiêu dùng, văn hóa, xã hội, chính trị,...Những lợi ích
và thách thức của nền kinh tế số hiện đang được quan tâm và phân tích từ nhiều
khía cạnh, trong đó, một trong những nội dung thường xuyên được đặt ra ở vị trí
trung tâm là vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong thời kỳ phát triển
kinh tế số. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã chọn đề bài số 13: “
Trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh
theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010” cho bài tập học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I. KHÁI QT VỀ THƠNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trên thực tế để xác lập và tiến hành giao dịch, người tiêu dùng và doanh
nghiệp phải cung cấp cho nhau những thơng tin tối thiểu về mình như họ tên, địa
chỉ liên lạc, đối tượng giao dịch, địa chỉ giao hàng, phương tiện thanh tốn... Khi


đó, người tiêu dùng ln được khuyến khích cung cấp nhiều thơng tin để thuận
lợi hơn cho việc tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn với một sản
phẩm thời trang, nhà thiết kế không chỉ cần đến tên, tuổi của người tiêu dùng mà
cịn là cơng việc, địa vị xã hội, các thơng số hình thể… để có được một sản
phẩm phù hợp nhất với túi tiền, nhu cầu, thẩm mỹ của họ. Sự đa dạng trong nhu
cầu của con người cũng như trong sự phát triển của các loại hình hàng hóa, dịch
vụ càng làm cho việc khai thác thơng tin khách hàng trở nên cần thiết nhưng
cũng phức tạp, đa dạng hơn. Trong nhiều trường hợp, thơng tin cịn tế nhị và
riêng tư hơn như tình trạng bệnh tật, sở thích, thói quen cá nhân…
Theo quy định của luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thì người tiêu dùng
là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của

1


cá nhân, gia đình, tổ chức. Cịn thơng tin của người tiêu dùng có thể được hiểu
là những thơng tin cá nhân như tên tuổi, nghề nghiệp, nơi ở hay sở thích,… được
thu thập và lưu trữ bởi các doanh nghiệp trong quá trình xác lập giao dịch với
người tiêu dùng hoặc qua các khảo sát thị trường của họ.
Lưu trữ và quản lý thông tin của người tiêu dùng chính là một phương thức
để duy trì mối quan hệ bạn hàng ổn định cho nhà cung cấp đối với khách hàng
truyền thống, bảo đảm giữ vững thị phần của họ một cách tiết kiệm. Doanh
nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng cũ của mình thơng qua việc khai
thác cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có. Thay vì phải mở rộng quảng bá thương
hiệu, tiếp thị sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần dị tìm trong cơ sở dữ liệu sẵn có
và liên lạc với khách hàng cũ. Đồng thời, để mở rộng thị phần, doanh nghiệp
cũng cần điều tra, thu thập thông tin để đánh giá được thị hiếu, khuynh hướng
mua sắm của khách hàng để từ đó xây dựng chính sách sản xuất kinh doanh phù
hợp với nhu cầu thị trường.
II. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG

2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ thông tin người tiêu dùng
Trong khi theo Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo
vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. Điều 38 Bộ luật Dân sự quy
định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo
vệ” hay “Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thơng tin điện tử khác của
cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”. Như vậy có thể thấy, vẫn đề bảo vệ
thông tin người tiêu dùng đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác
nhau, cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Liên hợp quốc, quyền được bảo vệ thông
tin là một trong những quyền cơ bản của người tiêu dùng và là trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Một trong những định hướng chủ yếu khi xây
2


dựng luật bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam là khắc phục vị trí yếu thế của
người tiêu dùng và đặc biệt là khắc phục tình trạng bất cân xứng về thông tin
giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Điều đó cho thấy người
tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ thông tin của mình khi tham gia các
giao dịch và họ sẽ cân nhắc xem có đồng ý cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp
hay không.
Người tiêu dùng, trong đa số các trường hợp, sẽ buộc phải cung cấp những
thông tin cá nhân cho các doanh nghiệp để phục vụ các giao dịch chẳng hạn như
khi thực hiện các giao dịch mua bán điện thoại, nhà cửa, ô tô, bảo hiểm,. Với
mục tiêu giành lợi thế cạnh tranh, nhìn chung cơ sở dữ liệu khách hàng thường
được các doanh nghiệp bảo mật chặt chẽ. Tuy vậy, vấn đề trọng tâm của tất cả
các doanh nghiệp chính là lợi nhuận, họ sẽ khơng thể chi tiêu một cách vô hạn
định cho công tác bảo mật thơng tin khách hàng, ngồi ra, cạnh tranh khơng phải
lúc nào cũng được duy trì một cách tuyệt đối, các doanh nghiệp vẫn thường có

xu hướng liên kết, hợp tác hoặc thỏa hiệp, chia sẻ thông tin của người tiêu dùng
để cùng thu được lợi nhuận cao hơn.
Những thông tin cá nhân do doanh nghiệp thu thập được nếu sơ ý hoặc cố ý
tiết lộ cho bên thứ ba thì hồn tồn có thể đem lại những bất lợi cho khách hàng.
Chẳng hạn, sẽ rất khó khăn cho một người trong giao tiếp xã hội nếu bác sĩ của
anh ta tiết lộ rằng anh ta mắc bệnh xã hội, mọi người sẽ có đánh giá khơng tốt về
anh ta cho dù việc mắc bệnh khơng có ngun nhân từ các tệ nạn xấu. Một ví dụ
khác về sự bất tiện trong đời sống của người tiêu dùng là khi số điện thoại hoặc
email bị tiết lộ, anh ta có thể bị quấy rầy khi phải nhận những cuộc gọi, tin nhắn,
thư điện tử quảng cáo không mong muốn. Việc tiết lộ hay chia sẻ thơng tin này
cũng có thể bị lợi dụng bởi những kẻ xấu nhằm bôi nhọ danh dự khách hàng
hoặc đánh cắp tài sản của họ thông qua việc sử dụng các thông số tài khoản hoặc
thẻ tín dụng, thẻ mua hàng của họ.

3


2.2. Trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân
kinh doanh theo luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định người tiêu
dùng được bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin của mình khi tham gia giao dịch,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu
cầu. Bên cạnh luật bảo vệ người tiêu dùng cũng quy định trách nhiệm bảo vệ
thông tin người tiêu dùng của doanh nghiệp trong trường hợp thu thập, sử dụng,
chuyển giao như sau:
- Doanh nghiệp cần có trách nhiệm thơng báo rõ ràng, công khai trước
khi thực hiện việc thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu
dùng. Đây là trách nhiệm quan trọng doanh nghiệp không thể tự mình thu thập
thơng tin người tiêu dùng nếu như chưa được sự đồng ý của họ, nếu doanh
nghiệp vẫn cố tình thực hiện thu thập thơng tin khi chưa được sự đồng ý của

người tiêu dùng đó có thể được coi là hành vi xâm phạm bí mật đời tư của cá
nhân. Trước khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng
doanh nghiệp phải được sự đồng ý của người tiêu dùng, công khai rõ ràng
những thơng tin cần thu thập là gì, được sử dụng để làm gì, được chuyển giao
cho bên thứ ba là ai.
- Doanh nghiệp phải có trách nhiệm sử dụng thơng tin phù hợp với mục
đích đã thơng báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng
ý. Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh không được sử dụng thơng tin người tiêu
dùng với những mục đích trái với thông báo, trái pháp luật như sử dụng thông
tin khách hàng để vay tín dụng, chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng cho bên thứ
ba để kiếm lợi nhuận mà chưa được sự đồng ý của người tiêu dùng,…Tổ chức,
cá nhân kinh doanh không được tiết lộ, làm sẵn để sử dụng cho các mục đích
khác hơn so với những mục đích ban đầu, ngoại trừ trường hợp có sự đồng ý của
chủ dữ liệu hoặc do pháp luật quy định

4


- Doanh nghiệp phải bảo đảm an tồn, chính xác, đầy đủ khi thu thập,
sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng. Thông tin của người tiêu
dùng phải được bảo vệ bằng các biện pháp bảo vệ an ninh hợp lý chống lại các
rủi ro như mất mát hoặc truy cập trái phép, sử dụng, tiêu hủy, sửa đổi, bổ sung
hoặc tiết lộ dữ liệu.
- Doanh nghiệp phải tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập
nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó khơng chính xác:
Doanh nghiệp phải đảm bảo cho người tiêu dùng có quyền nhận được xác nhận
từ người quản lý dữ liệu về việc có hoặc khơng có dữ liệu liên quan đến anh ta;
được thông báo khi dữ liệu liên quan đến mình trong khoảng thời gian hợp lý,
với một thái độ tử tế và theo hình thức dễ hiểu đối với anh ta, không phải chịu lệ
phí một cách q đáng; được thơng báo lý do nếu các yêu cầu trên không được

chấp nhận và được quyền phản đối các lý do đó; được phản đối các dữ liệu liên
quan đến mình và u cầu xóa, sửa chữa hoặc cập nhật dữ liệu đó.
- Doanh nghiệp chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho
bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác: Khi doanh nghiệp muốn chuyển giao thông tin của người
tiêu dùng cho bên thứ ba cần phải giải trình rõ ràng lý do chuyển giao, chuyển
giao thông tin cho ai, với mục đích gì để người tiêu dùng biết và có sự lựa chọn.
Người tiêu dùng có quyền đồng ý hoặc từ chối việc chuyển giao thơng tin của
mình do đó doanh nghiệp cần tơn trọng sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy
nhiên, có những trường hợp theo quy định doanh nghiệp phải chuyển giao thông
tin người tiêu dùng cho bên thứ ba, nhưng doanh nghiệp cũng cần phải thông
báo cho người tiêu dùng biết trước.
III. NHỮNG RỦI RO TRONG BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU
DÙNG
Khi người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động giao dịch hoặc tương tác
trên truyền thơng xã hội, có rất nhiều thơng tin cá nhân có thể bị rị rỉ. Đó có thể
5


là ngày tháng năm sinh, nơi làm việc, nơi học tập, địa chỉ gia đình, các thành
viên trong gia đình mình, thậm chí là số chứng minh thư, số bằng lái xe, số hộ
chiếu... và nguy hiểm hơn nữa là các thơng tin về thẻ tín dụng. Tất cả những
thơng tin trên đều có thể bị đánh cắp hoặc chia sẻ bất hợp pháp và gây ảnh
hưởng đến bản thân và những người thân của họ. Sau đây là một số rủi ro trong
bảo vệ thông tin của người tiêu dùng:
- Nguy cơ đến từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội :
Việc sử dụng mạng xã hội hiện nay là hồn tồn miễn phí, nhưng đổi lại
theo điều khoản sử dụng dịch vụ, người dùng sẽ phải chia sẻ thơng tin cá nhân
của mình với nhà cung cấp dịch vụ và có thể là với cả các bên đối tác của trang
mạng này. Tuy không phải trả tiền, nhưng các quảng cáo của bên thứ ba thường

hướng đến các người dùng phù hợp với các đặc điểm nhân thân của họ. Những
hành động tương tác (like hay comment) đều được lưu lại, phân tích thơng qua
những thuật toán để làm rõ người dùng này quan tâm đến điều gì, từ đó, những
quảng cáo sẽ xuất hiện tương ứng. Không sai khi cho rằng, các mạng xã hội đã
“bán dữ liệu cá nhân” của người dùng cho các hãng quảng cáo.
- Nguy cơ đến từ các điều kiện giao dịch khó hiểu :
Nguy cơ này đến từ một bên thứ ba, có thể do chính các tổ chức, cá nhân này
tự ý thu thập thông tin về người tiêu dùng. Có khơng ít các ứng dụng trị chơi đặt
ra các tùy chọn để người dùng quyết định đồng ý cho chúng truy cập thông tin
cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội thì mới được sử dụng ứng dụng đó.
Chẳng hạn các ứng dụng bói tốn địi người dùng Facebook phải cho truy cập
danh sách bạn bè, số điện thoại, email thì người dùng mới được thực hiện việc
bói. Sau khi thu thập được dữ liệu, chủ sở hữu ứng dụng kia làm điều gì, người
dùng khó có thể kiểm sốt. Đã có khơng ít các vụ hack tài khoản mạng xã hội để
lừa đảo chiếm đoạt thẻ nạp tiền điện thoại trả trước bị phát hiện và những hậu
quả bất lợi cho người dùng còn chưa thể biết có dừng lại ở đó hay khơng.

6


Hiện nay, các điều kiện giao dịch chung phải đăng ký tại cơ quan quản lý
ngành công thương chỉ dừng ở phạm vi 9 hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo Nghị
định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định 02/2012/QĐ-TTg; Quyết định
35/2015/QĐ-TTg, Quyết định 38/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là:
cung cấp điện sinh hoạt; cung cấp nước sạch sinh hoạt; truyền hình trả tiền; thuê
bao điện thoại cố định; thuê bao di động trả sau, dịch vụ thông tin di động mặt
đất (hình thức thanh tốn: trả trước); kết nối Internet; vận chuyển hành khách
đường hàng không; vận chuyển hành khách đường sắt; mua bán căn hộ chung
cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp. Đây là một
lượng rất nhỏ các loại điều kiện giao dịch chung mà người tiêu dùng phải đối

mặt trong các giao dịch.
Ngoài thủ tục đăng ký tại các cơ quan công thương, việc khởi kiện các điều
kiện giao dịch chung không công bằng với người tiêu dùng chưa thể thực hiện
bởi hình thức khởi kiện tập thể, khởi kiện của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
chưa được thừa nhận chính thức.
- Dữ liệu khơng chỉ có trên mơi trường mạng:
Có thể thấy mơi trường mạng là nơi có nhiều rủi ro nhất, tuy nhiên dữ liệu cá
nhân nói chung và thơng tin người tiêu dùng nói riêng được khai báo và quản lý
ở những nền tảng khác. Ngay cả trong trường hợp thu thập thông tin khơng vì
mục đích thương mại như hồ sơ cơng dân tại các cơ quan quản lý, nếu khơng
được kiểm sốt, chúng hồn tồn có thể bị truy cập và sử dụng cho các mục đích
thương mại, ví dụ: dữ liệu đăng ký khai sinh hồn tồn có thể bị lạm dụng, khai
thác trong các hoạt động tiếp thị thực phẩm và đồ dùng trẻ em. Do vậy, Luật An
tồn thơng tin mạng, Luật An ninh mạng, tuy đã rất cố gắng tiến tới chuẩn mực
thế giới nhưng vẫn không thể coi là đủ. Gần đây, đề xuất của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ
các dữ liệu dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng và một số lĩnh

7


vực khác, về bản chất là bán dữ liệu của công dân cho doanh nghiệp mà chưa
được sự đồng thuận của họ.
IV. THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ thơng tin người tiêu dùng hay
thường gọi là chính sách thông tin đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chủ
động thực thi. Các hoạt động này được thể hiện thơng qua việc xây dựng các
chính sách nội bộ về quản lý thông tin của người tiêu dùng; xây dựng và cơng
bố cơng khai trên website, tờ rơi về chính sách thông tin của doanh nghiệp đối
với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn một số lượng lớn doanh nghiệp chưa nắm
được các quy định pháp luật về bảo vệ thơng tin người tiêu dùng, dẫn đến,
khơng có chính sách hoặc khơng có hành vi phù hợp khi thực hiện các giao dịch
có phát sinh trao đổi thơng tin với người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp đã
bước đầu biết và thực thi các quy định pháp luật về chính sách thơng tin thì
trong đó, bên cạnh các doanh nghiệp nghiêm túc và có đầu tư vào nguồn lực,
công nghệ để đảm bảo thực thi tốt các trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu
dùng, vẫn tồn tại doanh nghiệp chỉ thực hiện về mặt hình thức nhằm đối phó với
các quy định pháp luật.
Từ các nội dung phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng tại ủy ban cạnh
tranh quốc gia, nhiều người tiêu dùng cho biết trong q trình nói chuyện, các
đối tượng lừa đảo cung cấp chính xác thơng tin về giao dịch của người tiêu dùng
đã được thực hiện trước đó, ví dụ, ngày tháng mua hàng tại trung tâm điện máy;
thương hiệu sản phẩm đã mua, giá trị hóa đơn...Thơng tin này cho thấy việc bảo
mật thông tin của người tiêu dùng đã không được thực hiện theo đúng quy định
pháp luật, dẫn tới việc rị rỉ thơng tin của người tiêu dùng và đã bị các đối tượng
xấu lợi dụng để khai thác, lừa đảo.
Trong nhiều giao dịch tài chính, đặc biệt là các giao dịch tín dụng tiêu dùng,
cho vay trả góp, nhiều người tiêu dùng cho biết đã khơng được cơng ty tài chính
8


thơng báo hoặc giải thích chính xác, đầy đủ về việc sẽ chuyển giao thông tin cho
bên thứ ba để thực hiện các hoạt động thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết.
Hành vi này vi phạm quy định về việc chuyển giao thông tin cho bên thứ ba khi
chưa được sự đồng ý của người tiêu dùng.
Nhiều phản ánh của người tiêu dùng cũng cho thấy, trước khi sử dụng dịch
vụ, họ không được thông báo về việc một số thơng tin trên thiết bị của người
tiêu dùng, ví dụ, hình ảnh, danh bạ trên điện thoại di động, sẽ được sử dụng bởi
công ty cung cấp dịch vụ. Hành vi này vi phạm quy định về việc doanh nghiệp

phải thông báo rõ ràng, công khai về phạm vi, mục đích sử dụng thơng tin trước
khi thực hiện thu thập từ người tiêu dùng.
Bên cạnh việc các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt các quy định liên quan,
một vấn đề tồn tại có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực thi pháp luật về
chính sách thơng tin người tiêu dùng là nhận thức của người tiêu dùng về các
quyền liên quan trong lĩnh vực thông tin. Hiện nhiều người tiêu dùng trong q
trình cung cấp thơng tin trên mạng xã hội, sử dụng các thông tin giao dịch tài
chính khơng ý thức được các nguy hiểm tiền ẩn khi bên thứ ba có thể khai thác
và lợi dụng các thơng tin này vào mục đích lừa đảo; nhiều người tiêu dùng
không nắm được trách nhiệm theo quy định pháp luật mà doanh nghiệp bắt buộc
phải thực hiện, dẫn tới, hiệu quả của việc giám sát và phát hiện hành vi vi phạm
không được phát huy.
V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nền kinh tế số với đặc trưng là sự kết hợp giữa thông tin và cơng nghệ kết
nối đã và đang hình thành nên nhiều phương thức giao dịch mới, nhiều chủ thể
mới và nhiều dịch vụ mới. Trong tất cả các nội dung trên, thơng tin của người
tiêu dùng đóng vai trị xuyên suốt, có mặt trong tất cả các hoạt động, các khâu
của nền kinh tế mới. Vì vậy, với vai trò và giá trị quan trọng như vậy, vấn đề
bảo mật thông tin và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ kinh tế số

9


càng cần có những giải pháp để đảm bảo thực thi. Theo đó, có một số giải pháp
định hướng như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền:
Đối với người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng
của việc bảo mật các thông tin của người tiêu dùng, đồng thời, nắm bắt các quy
định pháp luật liên quan để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình hoặc phát huy
vai trị kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các giao dịch.

Đối với doanh nghiệp, biết và thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo
vệ thông tin người tiêu dùng, sử dụng hợp pháp và khai thác hiệu quả các dữ
liệu thơng tin để góp phần định hướng hoạt động kinh doanh, sản xuất của
doanh nghiệp, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.
- Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản của bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng:
Một trong những đặc trưng của nền kinh tế số là sự thay đổi và biến đổi
nhanh chóng các hình thức giao dịch, cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Với sự thay
đổi liên tục như vậy, việc thực thi các quy định pháp luật liên quan cũng cần có
sự điều chỉnh và thích ứng kịp thời. Do vậy, để đảm bảo thực thi hiệu quả các
quy định liên quan, cần đảm bảo một số nguyên tắc, cụ thể:
+ Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử
cũng được áp dụng mức độ bảo vệ tương đương như người tiêu dùng trong các
giao dịch truyền thống.
+ Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nền
kinh tế số.
+ Thực thi nghiêm các chế tài xử phạt khi phát hiện các hành vi vi phạm.
-Tăng cường hợp tác quốc tế:

10


Đặc trưng rõ nét của nền kinh tế số là sự kết nối giữa các môi trường giao
dịch tại nhiều quốc gia khác nhau, do vậy, trong quá trình thực thi các quy định
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tại mỗi quốc gia sẽ có những vấn đề, khó
khăn nhất định khi tiếp cận với các vấn đề mang tính quốc tế. Vì vậy, việc tăng
cường hợp tác quốc tế giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng là công cụ hỗ trợ hiệu quả để tháo gỡ những vấn đề tồn tại giữa các nền
kinh tế, hệ thống pháp luật khác nhau.

KẾT LUẬN
Bảo vệ thông tin người tiêu dùng đã được pháp luật Việt Nam quy định tại
nhiều văn bản khác nhau dặc biệt trong luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.
Mặc dù vậy, các quy định và việc thực thi chúng chưa đủ mạnh, các doanh
nghiệp vẫn chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ thơng tin
người tiêu dùng. Vì vậy, cần phân tích những điểm cịn hạn chế đồng thời kiến
nghị giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng
trong điều kiên kinh tế số đang phát triển ở Việt Nam là việc làm có ý nghĩa.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.
2. TS. Nguyễn Thị Vân Anh – TS. Nguyễn Văn Cương (Đồng chủ biên), Giáo
trình Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2012.
3. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
4. Bộ luật dân sự năm 2015
5. Nghị định của Chính phủ số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
6. />
12



×