Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.78 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B Ộ TƢ PHÁP

TRƢ ỜNG Đ ẠI HỌC LU ẬT HÀ N ỘI

ĐẶNG ĐÌNH NGỌC

CHẾ TÀI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨ C, CÁ NHÂN KINH DOANH
CÓ HÀNH VI VI PH ẠM PH ÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢ ỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LUẬ T H ỌC

NGƢ ỜI HƢỚNG DẪN KHOA H ỌC: TS. NGUYỄ N THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt hai năm học cao học ở trường Đại học Luật Hà Nội, tôi đã
được bổ sung rất nhiều kiến thức chuyên ngành về Luật kinh tế, đặc biệt là
kiến thức chuyên ngành về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Những kiến thức này được truyền đạt bởi đội ngũ giáo viên đầy nhiệt huyết và
giàu kinh nghiệm. Điều này đã giúp tơi tích lũy rất nhiều kiến thức phục vụ
cho quá trình nghiên cứu và công tác. Bởi vậy, khi thực hiện luận văn này, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong kh oa Sau đại học cũng


như các thầy cô giảng dạy chuyên ngành Luật kinh tế.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.Nguyễn Thị
Vân Anh- Giám đốc Trung tâm Pháp luật Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu
dùng Trường Đại học Luật Hà Nội - cơ đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi rất
nhiều trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Đồng thời, tơi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những
người đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi rất nhiều trong
q trình hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2013
Học viên
Đặng Đình Ngọc


M ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG Q UAN PHÁP L UẬT VỀ BẢO VỆ NGƢỜ I TIÊU
DÙNG VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨ C, CÁ NHÂN KINH
DOANH CÓ HÀNH VI VI PH ẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG .................................................................................. 7
1.1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ............................................. 7
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng .................................................................. 7
1.1.2. Đặc trưng và những nộ i dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ........................................................................................... 10
1.1.2.1. Đặc trưng của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .............. 10
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .... 12
1.2. Hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người ti êu dùng của tổ chức, cá nhân
kinh doanh.................................................................................................... 15
1.3. Chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm

pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................................. 18
1.3.1. Khái niệm chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi
vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................... 18
1.3.2. Đặc điểm chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi
vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................... 20
1.3.3. Các loại chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ........................................ 23
1.3.3.1. Chế tài hành chính ........................................................................... 23
1.3.3.2. Chế tài hình sự ................................................................................. 24
1.3.3.3. Chế tài dân sự .................................................................................. 25
1.3.4. Khái quát quá trình phát triển các quy định về chế tài xử lý đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam ......................................................................... 27


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG P HÁP L UẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI XỬ
LÝ ĐỐI VỚ I TỔ CHỨC, CÁ NH ÂN KINH DOANH CÓ HÀNH VI VI
PHẠM PH ÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜ I TIÊU DÙNG ... 31
2.1. Nội dung pháp luật về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh ..................... 31
2.1.1. Chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ........................................ 31
2.1.1.1. Các hình thức xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ...................................................................................................... 31
2.1.1.1.1. Các biện pháp xử phạt chính ......................................................... 32
2.1.1.1.2. Các biện pháp xử phạt bổ sung ..................................................... 38
2.1.1.1.3. Các biện pháp khắc phụ c hậu quả ................................................. 41
2.1.1.2. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ............................................................................................ 42
2.1.1.3. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng ...................................................................................................... 44
2.1.2. Chế tài hình sự đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................................. 46
2.1.3. Chế tài dân sự đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hà nh vi vi phạm
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .................................................. 50
2.2. Đánh giá về thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về chế tài xử lý đối
với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ....................................................................................... 52
2.2.1. Những mặt tích cực ............................................................................ 52
2.2.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó ............................ 55
Chƣơng 3: HỒN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆ U Q UẢ CỦA CHẾ T ÀI
XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨ C, CÁ NHÂN KINH DOANH CÓ HÀNH VI
VI PHẠM PH ÁP LUẬT BẢO VỆ Q UYỀN LỢI NGƢỜ I TIÊU DÙNG Ở
VIỆT NAM ................................................................................................ 61


3.1. Phương hướng hoàn thiện chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh
doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ......... 61
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chế tài xử lý
đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng............................................................................. 63
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh
doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ......... 63
3.2.1.1. Xây dựng hệ thống pháp luật về chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân
kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
đồng bộ, thống nhất ...................................................................................... 63
3.2.1.2. Điều chỉnh mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng cho hợp lý...................................................................... 64
3.2.1.3. Quy định cụ thể một số hình thức xử lý cho phù hợp với thực tiễn .. 66
3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiêu quả thực thi chế tài xử lý đối với tổ chức,

cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ............................................................................................................. 67
3.2.2.1. Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng........................................................... 67
3.2.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp lu ật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng............................................................................. 68
3.2.2.3. Khẩn trương củng cố, kiện toàn bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng ........................................................................ 69
KẾT LUẬN ................................................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH ẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự.

BLHS

: Bộ luật hình sự.

BVQLNTD

: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

NTD

: Người tiêu dùng.


QLTT

: Quản lý thị trường.

XLVPHC

: Xử lý vi phạm hành chính.

XPVPH C

: Xử phạt vi phạm hành chính.

UBND

: Ủy ban nhân dân.

VPHC

: Vi phạm hành chính.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển vượt bậc. Hàng hố, dịch vụ ngày càng được cung cấp đầy đ ủ, đa dạng
hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (NTD). Đồng thời,
NTD cũng có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp với nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, NTD cũng gặp phải rất nhiều khó
khăn trong việc lựa chọn hàng hố, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng
của mình. Bởi sự đa dạng của chủng loại hàng hoá, dịch vụ địi hỏi NTD phải
có những kiến thức tiêu dùng nhất định; ngồi ra một số loại hàng hố, dịch
vụ cịn địi hỏi phải có kiến thức chun sâu mới có thể t hẩm định về chất
lượng của chúng. Điều này, khơng phải mọi NTD đều có thể đáp ứng được.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NTD, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh đã chạy
theo lợi nhuận để cung cấp cho NTD những hàng hố, dịch vụ khơng đảm bảo
chất lượng và gây thiệt hại cho NTD. Trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh
doanh, NTD luôn ở vị trí yếu thế hơn và dễ bị lạm dụng quyền lợi hợp pháp,
chính đáng của mình.
Có thể thấy, hiện nay quyền và lợi ích chính đáng của NTD khơng
được quan tâm một cách thỏa đáng, thường bị xâm phạm mọi lúc, mọi nơi,
mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm . Vấn đề này ln là
nỗi lo lắng của NTD. Vì lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp sẵn sàng buôn
bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm khơng an tồn gây ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của NTD. Trong khi đó, sự
quản lý của Nhà nước cịn yếu kém nên dẫn đến tình trạng dù áp dụng nhiều
biện pháp xử phạt các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhưng tình hình hàng giả,


2

hàng kém chất lượng vẫn lan tràn trên thị trường, số ca ngộ độc thực phẩm
không ngừng gia tăng…
Do vậy, vấn đề đặt ra là cần có các chính sách bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng (BVQLNTD ) của Nhà nước. M ột trong các chính sách quan trọng
nhất là xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh để bảo vệ NTD, mà đặc biệt là
hệ thống chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm
pháp luật BVQLNTD. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định

pháp luật về chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền lợi NTD sẽ có tác
dụng to lớn trong việc răn đe, trừng phạt nghiêm khắc những chủ thể có hành
vi vi phạm pháp luật BVQLNTD, cũng như ngăn ngừa việc thực hiện những
hành vi vi phạm pháp luật này, qua đó góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của NTD.
Với những lý do trên, tô i đã lựa chọn đề tài: "Chế tài xử lý đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, đề tài
nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí đề cập ở các mức độ khác nhau về chế tài
xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật
BVQLNT D. M ột số cơ quan đã tổ chức hội thảo về pháp luật bảo vệ NTD
như: Hội thảo khoa học “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng ở
Việt Nam” của Bộ Tư pháp (2008); Hội thảo khoa học “Pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện ” của Khoa
Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội (2010)… Bên cạnh đó, cịn
phải kể đến một số cơng trình nghiên cứu của các cá nhân như: bài viết “Bảo
vệ người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự” của Th.s Đinh Thế Hưng đăng
trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 10 (tháng 5/2010);


3

bài viết “Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số
nước trên thế giới” của Lê Thị Thanh Bình đăng trên Quản lý nhà nước, Học
viện Hành chính số 192 (1/2012); bài viết “Chế tài pháp lý đối với hành vi vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử” của Nguyễn Thị
Hà đăng trên Tạp chí Tồ án nhân dân , Tồ án nhân dân tối cao (4/2012); bài
viết “Bàn về một số quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của

TS.Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Luật học (12/2012) ; khóa luận tốt
nghiệp “Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu, thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2011); khóa
luận tốt nghiệp "Chế tài hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng " của Đỗ Thanh Thúy (2012); Luận văn thạc sĩ luật
học “Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”
(2007) của Đào Tuyết Vân; Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng trong giao dịch điện tử ở Việt Nam ” của Nguyễn Ngọc
Quyên (2012)… Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về chế tài xử lý đối
với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD
vẫn còn tản mạn, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống,
tồn diện về vấn đề này. Chính vì vậy, trong bối cảnh hành vi vi phạm quyền lợi
NTD ngày càng gia tăng thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này một cách hệ
thống, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn là rất cần thiết.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Quy định pháp luật về chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh
có hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD là một vấn đề khá rộng. Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu đề tài, Luận văn tập trung nghiên cứu một cách
chuyên sâu về thực trạng pháp luật về chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá
nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp lu ật BVQLNTD ở Việt Nam hiện
nay; tìm ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên


4

nhân các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
BVQLNT D. Chế tài xử lý đối với các cá nhân, tổ chức khác như cá nhân, tổ
chức có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) có hành vi vi vi
phạm pháp luật BVQLNTD sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
này.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau :
(i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa M ác - Lê nin;
(ii) Hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư
tưởng Hồ Chí M inh về xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
(iii) Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử … được sử
dụng trong chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chế tài xử
lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật
BVQLNT D;
- Phương pháp so sánh luật học, phương phương pháp điều tra, thống
kê xã hội học, phương pháp trao đổi, tọa đàm với chuyên gia... được sử dụn g
trong chương 2 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật về chế tài xử lý đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD ở Việt
Nam hiện nay;
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… được sử dụng ở
chương 3 khi xem xét, tìm hiểu về phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi
phạm pháp luật BVQLNTD.


5

5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
M ục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng
áp dụng pháp luật của chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có
hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số

kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm
quyền lợi NTD, qua đó có tác dụng răn đe, trừng phạt nghi êm khắc những tổ
chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD, đồng
thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn đã đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chế tài xử lý đối với tổ chức, cá
nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD.
- Tìm hiểu về thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về chế tài xử lý
đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật
BVQLNT D.
- Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp
luật BVQLNTD.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học đã được cơng bố, luận văn có một số đóng góp mới sau:
(i) Đánh giá về thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về chế tài xử
lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật
BVQLNT D;
(ii) Đưa ra phương hướng, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chế
tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật
BVQLNT D.


6

(iii) Nghiên cứu một cách cơ bản k inh nghiệm xây dựng pháp luật về
chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm phá p
luật BVQLNTD của một số quốc gia trên thế giới.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và chế tài
xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật
BVQLNT D.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế tài xử lý đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD.
Chương 3: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chế tài xử lý đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD ở Việt
Nam.


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN PHÁ P LUẬ T VỀ BẢO V Ệ NGƢ ỜI TIÊU DÙNG VÀ
CHẾ TÀI XỬ LÝ ĐỐI VỚ I TỔ CHỨ C, CÁ NHÂN KIN H DOANH
CÓ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO V Ệ QUYỀN LỢ I
NGƢ ỜI TIÊU DÙNG

1.1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Dưới giác độ kinh tế học, khái niệm NTD đã tồn tại từ rất lâu trong xã
hội. NTD là những con người, là tất cả chúng ta [21,tr.14]. NTD là một bộ
phận bao gồm những người trong xã hội mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của
những người kinh doanh dịch vụ, hàng hóa. Đó có thể là tổ chức, cũng có thể
là cá nhân, cũng có thể là hộ gia đình mua hàng hóa để sử dụng, phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc cũng có thể sử dụng dị ch vụ của các cá
nhân, tổ chức kinh doanh. Có thể nói, bất cứ cá nhân, tổ chức nào mua, sử

dụng hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của chính
bản thân mình, người khác đều được coi là NTD. NTD luôn là một bộ phận
chiếm số lượng lớn trong xã hội.
Qua nghiên cứu pháp luật bảo vệ NTD của một số quốc gia trên thế
giới, ta có thể nhận thấy quan niệm về NTD ở các nước là khác nhau, nhưng
có thể tựu chung lại ở 2 nhóm:
- Cách quy định thứ nhất chỉ quy định cá nhân được coi là NTD. Đây là
cách quy định của EU, Canada, M alaysia. Cách quy định này thể hiện rõ luật
bảo vệ NTD chỉ bảo vệ đối với cá nhân, còn pháp nhân do họ có những vị thế
và điều kiện tốt hơn so với cá nhân trong quan hệ với nhà cung cấp nên luật
bảo vệ NTD không cần thiết phải can thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ
[23,tr.2].


8

- Cách quy định thứ hai là quy định rõ cả thể nhân và pháp nhân đều là
NTD, đây là cách quy định của Hàn Quốc. Quy định này tuy có vẻ hơi rộng
và có quan điểm cho rằng nó sẽ làm loãng đi hiệu lực của Luật bảo vệ NTD
[23,tr.3].
Tuy nhiên cách quy định này đã khắc phục được hạn chế của cách quy
định thứ nhất. Bởi lẽ, không phải lúc nào pháp nhân cũng là người đủ khả
năng để đối mặt được với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh và hậu
quả là nếu Luật bảo vệ NTD không bảo vệ họ như đối với các cá nhân tiêu
dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội sẽ bị
xâm phạm, điều này sẽ gây thiệt hại chung cho toàn xã hội.
Tại Việt Nam, trước năm 1986, khái niệm NTD rất ít được đề cập.
Khái niệm này đơi khi được truyền thông nhắc tới nhưng chỉ với tư cách là
nguồn đánh giá tham khảo cho việc xét duyệt các danh hiệu thi đua sản xuất
giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể.

Từ sau năm 1986, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh t ế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khái
niệm NTD xuất hiện với đúng nghĩa là thành tố thị trường. Từ đây, NTD
được hiểu là những người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ
chức kinh doanh. Tuy nhiên, trư ớc năm 1999, khái niệm NTD vẫn chưa được
cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Phải đến ngày 27/4/1999, sau nhiều lần biên soạn, lấy ý kiến, Pháp lệnh
BVQLNT D được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thơng qua và có hiệu lực từ
ngày 01/10/1999. Trong văn bản này, khái niệm NTD lần đầu tiên được quy
định trong một văn bản pháp luật. Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ NTD đã quy định:
NTD là người mua, sử dụng hàng hố, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh
hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức. Như vậy, với quy định này , NTD đã
được xác lập địa vi pháp lý trong văn bản pháp luật. Điều đó sẽ tạo tiền đề tốt


9

hơn cho công tác bảo vệ NTD khi xác định rõ đối tượng cần được bảo vệ gồm
những ai.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ -CP quy định chi tiết thi hành
pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã giải thích cụ thể hơn về NTD.
Theo đó, NTD là người mua sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt và nhu cầu cơng việc của tổ chức, cá nhân, gia đình , bao
gồm những đối tượng sau: người mua và là người sử dụng hàng hố, dịch vụ
đã mua cho chính bản thân mình; người mua hàng hố, dịch vụ cho người
khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; cá nhân, gia đình, tổ chức sử
dụng hàng hố, dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng.
Sau một thời gian thực hiện, trước tình hình đất nước có nhiều đổi mới,
công tác bảo vệ NTD cần phải được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp
lý cao nhất, năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật BVQLNTD. Luật

BVQLNT D đã nâng tầm các quy định pháp luật về bảo vệ NTD, tạo điều kiện
tốt hơn cho việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của NTD. Kế thừa những
quy định từ Pháp lệnh BVQLNTD 1999, Điều 3 Khoản 1 Luật BVQLNTD
2010 đã định nghĩa về NTD như sau: NTD là người mua, sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sin h hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Như vậy, về cơ bản, khái niệm NTD trong Luật BVQLNTD không
khác so với quy định tại Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999. Nhìn chung, pháp
luật Việt Nam đều cho rằng NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
nhằm phục vụ cho các mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ
chức. Pháp luật nước ta tuy không quy định rõ NTD là cá nhân hay tổ chức
nhưng với quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ -CP, ta có thể
hiểu được tổ chức, cá nhân đều được coi là NTD. Vi ệc quy định NTD bao
gồm cả tổ chức và cá nhân là rất hợp lý. Bởi lẽ, trong thực tiễn, không chỉ cá
nhân là đối tượng dễ bị xâm phạm quyền lợi mà rất nhiều tổ chức cũng không


10

đủ khả năng đối mặt với vi phạm từ nhà sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các
tổ chức này cũng phải mua các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu để phục vụ cho
các cán bộ, nhân viên của họ và các giá trị giao dịch giữa những đối tượng
này với các nhà mua bán hàng hoá , dịch vụ là tương đối lớn.
1.1.2. Đặc trưng và những nội dung cơ bản của pháp lu ật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
1.1.2.1. Đặc trưng của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trong thực tế, quan hệ giữa NTD và nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ là
các quan hệ tư. Tuy nhiên, do có đặc điểm về sự khác biệt giữa vị thế của
người cung cấp và NTD trong quan hệ này, cụ thể là NTD luôn ở thế yếu hơn,
thiếu thơng tin về hàng hóa, dịch vụ, nên cần thiết phải có sự can thiệp nhất
định của Nhà nước vào quan hệ này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

của bên yếu thế. Một trong những cơng cụ tốt nhất để BVQLNTD chính là
việc xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ NTD.
Pháp luật BVQLNTD là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa
NTD và các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Lĩnh vực pháp
luật này quy định quyền của NTD, trách nhiệm sản phẩm của thương nhân,
ngăn chặn các giao dịch không công bằng, bảo vệ thông tin của cá nhân.
Pháp luật BVQLNTD có một số nét đặc trưng như:
Thứ nhất, pháp luật BVQLNTD đã áp đặt những điều kiện bắt buộc
thương nhân phải tuân thủ để khắc phục những bất lợi của NTD trong quan hệ
với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể, pháp luật bảo vệ NTD tập trung quy định các vấn đề kiểm soát
điều kiện giao dịch chung ; cấm các điều khoản khơng cơng bằng; quy định
trình tự thực hiện giao dịch từ xa, giao dịch điện tử. Việc can thiệp này làm
cho nguyên tắc tự do khế ước chỉ còn ý nghĩa tương đối trong các giao dịch
giữa NTD và thương nhân. Luật BVQLNTD 2010 đã quy định cụ thể trách


11

nhiệm của các thương nhân trong việc kiểm soát điều kiện giao dịch chung,
hợp đồng theo mẫu đối với việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh
mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thứ hai, pháp luật BVQLNTD xác định trách nhiệm của thương nhân
một cách nghiêm khắc và mở rộng về chủ thể chịu trách nhiệm.
Theo đó, những người chịu trách nhiệm đối với khuyết tật của sản
phẩm chính là những người gây ra khuyết tật, nhưng cũng có thể khơng phải
là người gây ra khuyết tật đó nhưng có tham gia vào chuỗi hoạt động đưa sản
phẩm đến tay NTD. Việc quy định trách nhiệm đối với sản phẩm khuyết tật là
một việc làm rất cần thiết nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi NTD khi mua sản
phẩm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Hầu hết các nước trên thế giới đều

có Luật trách nhiệm sản phẩm nằm trong hoặc độc lập với Luật bảo vệ NTD.
Chẳng hạn, ở Thái Lan, Luật trách nhiệm sản phẩm được ban hành năm 2008
trong khi đó Luật bảo vệ NTD của họ có từ năm 1979 [21,tr.24].
Ở Việt Nam, quy định về trách nhiệm sản phẩm được quy định tại Điều
22, 23, 24 Luật BVQLNTD năm 2010. Theo đó, khi phát hiện hàng hóa có
khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm thu
hồi hàng hóa đó. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình
cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD, kể cả khi tổ
chức, cá nhân đó khơng biết hoặc khơng có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật,
trừ trường hợp chứng minh được khuyết tật của hàng hóa khơng thể phát hiện
được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa cung cấp cho NTD.
Thứ ba, pháp luật BVQLNTD thiết lập những ngoại lệ so với những
nguyên tắc tố tụng dân sự truyền thống. Đây là những ngoại lệ về điều kiện,
hình thức khởi kiện hoặc giảm nhẹ ng hĩa vụ chứng minh. Pháp luật tố tụng


12

dân sự đã quy định đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh khi khởi kiện yêu
cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khác với nguyên tắc tố
tụng dân sự truyền thống, việc quy định những ngoại lệ như khởi kiện tập thể
ở Hoa Kỳ hoặc đảo nghĩa vụ chứng minh ở Đức… sẽ tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho NTD tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền lợi của
mình bị vi phạm.
Theo Luật BVQLNTD 2010, NTD cũng được giảm nhẹ nghĩa vụ
chứng minh, họ chỉ phải chứng minh sự thiệt hại cịn nhà cung cấp hàng hóa,
dịch vụ sẽ phải chứng minh về việc không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ với những thiệt hại của NTD,

hay nói cách khác là cá nhân, tổ chức kinh doanh phải chứng minh là mình
khơng có lỗi.
Thứ tư, pháp luật bảo vệ NTD là một lĩnh vực pháp luật liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có những quy định
BVQLNT D được thể hiện trong Bộ luật dân sự (BLDS) như trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho NTD, biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền
lợi NTD, có những quy định bảo vệ NTD được thể hiện trong Bộ luật hình sự
(BLHS) như các quy định về tội buôn bán hàng giả, tội lừa dối khách hàng…
Luật BVQLNTD là luật quan trọng nhất quy định cụ thể về BVQLNTD
nhưng không phải là luật duy nhất quy định về vấn đề này mà quy định
BVQLNT D còn được thể hiện trong một số luật chuyên ngành như Luật an
toàn thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật viễn thơng…
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
Tùy thuộc quan niệm của từng nước, pháp luật BVQLNTD có thể có
những nội dung khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, pháp luật BVQLNTD ở
các nước đều có những nội dung sau:


13

Thứ nhất, quy định quyền và nghĩa vụ của NTD. Đây là nội dung quan
trọng nhất của pháp luật BVQLNTD. Quy định này có ý nghĩa trong việc giúp
NTD nhận thức được rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình, qua đó có thể tự
bảo vệ được mình trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh ; đồng thời
cũng nâng cao công tác bảo vệ NTD của các nước. “Bản hướng dẫn về bảo vệ
NTD” kèm theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số
A/RES/39/248 ngày 16/4/1985 đã quy định NTD có các quyền sau: quyền
được an tồn; quyền được thơng tin; quyền được lựa chọn; quyền được lắng
nghe ý kiến; quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; quyền được đền

bù; quyền được giáo dục và quyền được sống trong môi trường trong lành
[21,tr.30]. Tại Việt Nam, Luật BVQLNTD 2010 cũng đã cụ thể hóa các
quyền và nghĩa vụ của NTD tại Điều 8 và Điều 9.
Thứ hai, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của người cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho NTD cũng là một nội dung đặc thù của pháp luật
BVQLNT D. Ngoài những nghĩa vụ theo thỏa thuận và được điều chỉnh bởi
các ngành luật tư, tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có trách nhiệm sản p hẩm.
Đây là một loại trách nhiệm pháp lý đặc biệt khi hàng hóa, dịch vụ của nhà
cung cấp có những khuyết tật, kể c ả trong trường hợp những chủ thể này
không có lỗi đối với những khuyết tật đó.
Pháp luật cũng quy định thương nhân có nghĩa vụ chứng minh việc
mình khơng có lỗi khi sản phẩm được cung cấp ra có khuyết tật. Ở đây, các
nhà làm luật đã buộc các thương nhân phải có nghĩa vụ chứng minh như
người khởi kiện. Các thương nhân phải chứng minh là mình được miễn trách
nhiệm sản phẩm. Trường hợp không thể c hứng minh mình được miễn, họ
phải chịu trách nhiệm đối với những cáo buộc của nguyên đơn về khuyết tật
của hàng hóa, dịch vụ mà mình đã sản xuất, thiết kế hoặc cung cấp.


14

Thứ ba, quy định việc kiểm soát các điều khoản giao dịch khơng cơng
bằng. Về hình thức, giao dịch của cá nhân, tổ chức kinh doanh với NTD được
thực hiện theo các quy định của luật dân sự. Tuy vậy, tình trạng bất đối xứng
thơng tin giữa hai bên tham gia giao dịch có thể dẫn đến việc thiết lập những
điều khoản giao dịch có lợi cho một bên, t hường là các thương nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, pháp luật cần thiết lập các cơ chế kiểm soát
để ngăn ngừa những hậu quả xấu đối với bên yếu thế, thường là NTD. Luật
BVQLNT D 2010 đã có những quy định cơ bản về nội dung này. Điều 16 đã
quy định hợp đồng hoặc điều kiện giao dịch chung sẽ vô hiệu nếu tổ chức, cá

nhân kinh doanh hàng hóa dành cho mình những lợi thế bất hợp lý trong quan
hệ với NTD. Điều 19 đã có những quy định đầu tiên về thiết lập cơ chế đăng
ký và kiểm soát những hợp đồng theo m ẫu, điều kiện giao dịch chung để bảo
đảm chúng không bị lạm dụng.
Thứ tư, quy định phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với
thương nhân. Đối tượng của tranh chấp là các quan hệ tư nên các tranh chấp
với NTD sẽ được giải quyết theo trình tự luật tư. Các tranh chấp này sẽ được
giải quyết theo các hình thức: thương lượng, hịa giải, trọng tài và tịa án.
Tính chất của các tranh chấp giữa NTD với thương nhân thể hiện ở sự
mất cân bằng quá lớn về khả năng tiếp cận và khả năng sử dụng chứng cứ.
NTD thường ít kiến thức về hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng, trong khi các
thương nhân thường nắm rất rõ về hàng hóa, dịch vụ bởi họ đã làm ra một
phần hoặc tồn bộ sản phẩm ấy. Chính vì vậy, pháp luật các quốc gia đều có
khuynh hướng giảm bớt nghĩa vụ chứng minh cho NTD, trong một số trường
hợp cịn có thể đảo nghĩa vụ chứng minh cho các thương nhân. Luật
BVQLNT D 2010 ở Việt Nam đã quy định NTD ngồi việc được miễn án phí,
kể cả khi thua kiện cũng chỉ phải chứng minh thiệt hại của mình cịn vấn đề
lỗi được chuyển hồn to àn cho phía thương nhân.


15

Thứ năm, quy định các hành vi bị cấm và chế tài xử lý đối với hành vi
vi phạm pháp luật bảo vệ NTD.
Luật bảo vệ NTD các nước đều hướng tới loại bỏ những hành vi
thương mại không lành mạnh ngay cả khi chúng không hướng đến NTD cụ
thể nào. Theo thông lệ, luật bảo vệ NTD quy định những hành vi bị cấm trong
hoạt động thương mại như: quảng cáo gian dối, che giấu khuyết tật sản phẩm,
cung cấp hàng hóa có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, quấy
rối, ép buộc NTD.

Các chế tài sẽ thường xuyên được áp dụng để xử lý những chủ thể có
hành vi xâm phạm quyền lợi NTD. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của NTD sẽ phải chịu các chế tài xử lý khác nhau tùy thuộc vào tính
chất, mức độ thực hiện hành vi vi phạm. Việc áp dụng chế tài xử lý đối với
các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm sẽ có tác dụng răn đe,
trừng phạt nghiêm khắc những chủ thể này , đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền,
lợi ích chính đáng của NTD. Bên cạnh đó, việc quy định các chế tài xử lý đối
với hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD sẽ có tác dụng thiết lập một trật tự
xã hội tốt hơn trong quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Có thể nói, NTD là những đối tượng yếu thế trong qu an hệ với các tổ
chức, cá nhân kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này dẫn đến
quyền lợi của NTD dễ bị các chủ thể này thực hiện hành vi xâm phạm. Những
hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ
được trình bày trong mục 1.2.
1.2. Hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của tổ chức,
cá nhân kinh doanh
Trong thực tiễn, hành vi vi phạm quyền lợi NTD phần lớn xảy ra trong
giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với NTD. Trong các giao dịch


16

này, NTD ln ở vị trí yếu thế hơn so với tổ chức, cá nhân kinh doanh, do sự
hạn chế về thơng tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ m à họ đang có nhu cầu
tiêu dùng. Vì vậy, các thương nhân thường lợi dụng điều này để thực hiện
hành vi vi phạm như kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; khuyến mại
có sự gian dối về giải thưởng… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe, tính mạng cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của NTD.
Hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD trước hết được hiểu là một hành

vi vi phạm pháp luật, do đó chủ thể thực hiện hành vi này luôn phải gánh chịu
hậu quả pháp lý bất lợi. Chế tài áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật BVQLNTD phụ thuộc vào tính chất và mức độ xâm phạm
quyền lợi NTD của hành vi đó. Hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD của
các tổ chức, cá nhân kinh doanh thể hiện ở việc các chủ thể này đã không thực
hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý đối
với NTD, không đảm bảo các quyền của NTD quy định tại Điều 8 Luật
BVQLNT D.
Hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD rất đa dạng, mức độ gây nguy
hiểm cho xã hội ở nhiều mức khác nhau. Hành vi xâm phạm quyền lợi NTD
có thể là những vi phạm nhỏ, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội chưa cao,
nhưng cũng có thể là những hành vi vi phạm lớn, đặc biệt nghiêm trọng, gây
nguy hiểm cho xã hội.
Có thể thấy, hành vi vi phạm quyền lợi NTD của các tổ chức, cá nhân
kinh doanh là rất đa dạng. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể chia hành
vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD thành các loại sau:
Dựa vào hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với các
nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện đối với NTD, có thể chia thành:
- Nhóm hành vi vi phạm về cung cấp thông tin cho NTD gồm các hành
vi như: vi phạm về bảo vệ thông tin của NTD; quảng cáo lừa dối NTD…


17

- Nhóm hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với NTD và điều kiện
giao dịch chung gồm các hành vi như: vi phạm về hợp đồng giao kết với
NTD; vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung…
- Nhóm hành vi vi phạm đối với một số hợp đồng khác gồm các hành
vi như: vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa; vi phạm về hợp đồng cung cấp
dịch vụ liên tục; vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa…

- Nhóm hành vi vi phạm về bảo hành hàng hóa và vi phạm về trách
nhiệm của hàng hóa có khuyết tật gồm các hành vi như: vi phạm về trách
nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện; vi phạm về trách nhiệm thu hồi
hàng hóa có khuyết tật.
- Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD khác gồm các hành
vi như: vi phạm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh; quấy rối NTD; ép buộc NTD…
Dựa vào hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong từng
lĩnh vực có thể chia thành:
- Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm bao gồm các
hành vi như: vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an t oàn với sản phẩm
thực phẩm; vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
sản xuất, kinh doanh thực phẩm …
- Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về viễn thơng bao gồm các hành vi
như: vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, giá cước và khuyế n mại
dịch vụ viễn thơng…
- Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về giá bao gồm các hành vi như: vi
phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; tăng giá quá mức…
- Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa bao gồm các
hành vi như: vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông


18

trên thị trường; vi phạm quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của
tổ chức được chỉ định kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa…
- Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về đo lường bao gồm các hành vi
như: vi phạm quy định về đo lường trong sản xuất phương tiện đo thuộc Danh
mục phương tiện đo phải kiểm định, vi phạm quy định về đo lường trong hoạt
động thương mại bán lẻ…

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ
NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh, có thể chia thành:
- Nhóm hành vi phạm tội bao gồm những hành vi vi phạm ở mức độ
đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi phạm tội
thường là những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và được quy định trong
BLHS hiện hành. Có thể kể ra một số hành vi như: hành vi sản xuất, buôn bán
hàng giả là thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…
- Nhóm hành vi vi phạm hành chính. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý
vi phạm hành chính (XLVPHC) thì vi phạm hành chính (VPHC) được hiểu là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật
về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị XPVPHC. Hành vi VPHC trong lĩnh vực BVQLNTD rất đa dạng
và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật kh ác nhau.
1.3. Chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
1.3.1. Khái niệm chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có
hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
M ột trong những những nội dung quan trọng của cơ chế BVQLNTD là
xây dựng hệ thống các chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có
hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của NTD. Ngoài những quy định về
trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh doa nh, pháp luật về bảo vệ NTD có


19

một hệ thống chế tài xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi NTD nói riêng, thiết lập
trật tự xã hội trong quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nói chung.
Theo nghĩa chung nhất, chế tài được hiểu là những biện pháp áp dụng
đối với những chủ thể có hành vi khơng xử sự đúng pháp luật, hiểu rộng hơn
đó là khơng đúng như quy định của quy phạm pháp luật. Việc áp dụng các

chế tài sẽ giúp bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và tuân theo một cách
nghiêm túc. Có nhiều loại chế tài với các mức độ nặng nhẹ khác nhau có thể
áp dụng tuỳ theo tính chất, mức độ của các hành vi xử sự trái pháp luật. Đó là,
chế tài hình sự, chế tài kỉ luật, chế tài hành chính, chế tài dân sự.
Trong lĩnh vực bảo vệ NTD, chế tài sẽ được đặt ra để xử phạt những cá
nhân, tổ chức có hành vi xâm hại đến quyền lợi NTD. Các chủ thể này sẽ chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi do việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
của mình gây ra cho NTD. Ở đây, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà họ
sẽ phải chịu các biện pháp XPVPHC như: cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để VPHC, hoặc chịu các hình phạt tù, phạt
tiền. Các chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm
pháp luật BVQLNTD bên cạnh việc góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chín h
đáng hợp pháp của NTD, cịn có vai trị thiết lập trật tự cho các quan hệ mua
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật,
ngăn ngừa việc thực hiện hành vi phạm pháp luật BVQLNTD.
Chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp l uật bảo vệ quyền lợi của
NTD được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi do pháp luật quy định được áp dụng
đối với chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD [21,tr.142].
Điều 11 Luật BVQLNTD 2010 đã quy định:
- Cá nhân vi phạm pháp luật về BVQLNTD thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị XPVPHC hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


×