Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Học tốt ngữ văn lớp 10 tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.02 KB, 187 trang )

Bài 19
• PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
• NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO
• CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN
THUYẾT MINH
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Trương Hán Siêu (? - 1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc
Thành, huyện Yên Ninh (nay là thò xã Ninh Bình), vốn là môn khách
của Trần Hưng Đạo, từng làm tới chức Hàn lâm học só, rồi Tham tri
chính sự. Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm,
được các vua Trần tin cậy và được nhân dân vô cùng kính trọng. Tác
phẩm hiện còn 4 bài thơ, 3 bài văn trong đó có bài Phú sông Bạch
Đằng nổi tiếng.
2. Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh,
nơi đã từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lòch sử giữ nước
của dân tộc ta. Trong đó đáng nhớ nhất là chiến thắng năm 938 - Ngô
Quyền phá tan quân Nam Hán giết Lưu Hoằng Thao và trận thủy
chiến năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân
Mông - Nguyên, bắt sống tướng giặt là Ô Mã Nhi. Nhiều tác giả đã
lấy đề tài sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng cho sáng tác như Trần
Minh Tông với Bạch Đằng giang, Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải
khẩu, Nguyễn Sưởng với Bạch Đằng giang, Nguyễn Mộng Tuân với
Hậu Bạch Đằng giang phú… Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất phải kể
đến đó là bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
3. Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc
tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có
phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài,
có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thủy. Phú


Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 5
chặt chẽ, có những kiểu câu được quy phạm rõ ràng. Nhìn chung một
bài phú thường gồm bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình
luận và đoạn kết.
Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu làm theo lối phú
cổ thể - loại phú có từ trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải
có đối, cuối bài thường được kết bằng thơ.
4. Phú sông Bạch Đằng là niềm tự hào về truyền thống yêu
nước, về những chiến công lòch sử thông qua những hoài niệm sâu sắc
về quá khứ oai hùng. Đồng thời, nó cũng là niềm tự hào về truyền
thống đạo lí nhân nghóa, về tư tưởng nhân văn của dân tộc thông qua
việc đề cao vai trò, vò trí và đức độ của con người.
5. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc của bài văn được tạo ra bởi những
hình ảnh nghệ thuật phóng khoáng, giàu sức gợi kết hợp trong những
câu văn vừa hào sảng, vừa vang vọng vừa đậm chất suy tư.
II. RÈN KĨ LUYỆN NĂNG
Câu 1.
Đọc kó lại phần Tiểu dẫn, cần tóm tắt để nắm được bố cục bài
phú, vò trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lòch sử đấu tranh giữ nước
của dân tộc. Nắm được vò trí của đề tài sông Bạch Đằng trong văn
học. Đọc lại các chú thích để hiểu các từ khó, các điển tích, điển cố
được dùng trong bài.
Câu 2.
a. Bài phú có hai nhân vật là chủ thể trữ tình (chính là tác giả) và
nhân vật các bô lão. Nhân vật các bô lão xuất hiện với tư cách là đối
tượng tâm tình.
b. Nhân vật “khách” trong tác phẩm này chính là hình ảnh của
nhà văn. “Khách” dạo chơi thiên nhiên, thăm chiến đòa nhưng mục
đích không phải chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn để

thỏa cái thú tiêu dao, rong chơi bốn biển để thưởng ngoạn cảnh trí non
sông, mở mang vốn trí thức cho mình. “Khách” xuất hiện với tư thế
của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn:
Nơi có người qua, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều.
6 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
Mà lòng tráng, chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
b. Cái “tráng trí bốn phương” của “khách” được gợi lên thông
qua những đòa danh nổi tiếng. Những đòa danh này có hai loại:
- Đòa danh lấy trong điển cố Trung Quốc là loại đòa danh mà tác
giả (“khách”) đã đi qua chủ yếu bằng sách vở, bằng tưởng tượng (đây
là một cách thể hiện nghệ thuật khá quen thuộc của thơ ca trung đại).
Nó vừa thể hiện sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về văn học và sử học
Trung Hoa, vừa nói lên vẻ đẹp tâm hồn của nghệ só. Những đòa danh
này đều gắn với không gian to rộng: biển lớn, sông hồ, gắn với những
nơi nổi tiếng và đều thể hiện cái tráng chí bốn phương của “khách”:
Khách có kẻ:
Gương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.
- Loại đòa danh thú hai là những đòa danh trên lãnh thổ Đại Việt,
gắn với những không gian cụ thể: Cửa Đại Than, bến Đông Triều,
sông Bạch Đằng… Những đòa danh này đều có thực và đang hiện hữu
ngay trước mắt chủ thể trữ tình. Cảnh thiên nhiên đất Việt cũng vẫn
được miêu tả với những nét vẽ rất hùng vó và hoành tráng:
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi tró một màu.
Song cũng có những nét ảm đạm, hắt hiu:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô…
Từ hệ thống những danh lam thắng cảnh, những di tích lòch sử
mà nhà văn nhắc ở trên, chúng ta có thể nhận thấy “khách” là người
có tầm hiểu biết rộng, có tráng chí bốn phương, ham thích cuộc sống
phong lưu cùng thiên nhiên mây gió, thích thù tiêu dao, và có tâm hồn
tự do phóng khoáng.
Câu 3.
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 7
Trước cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng (vừa hùng vó, hoành
tráng lại vừa ảm đạm, đìu hiu), với một tâm hồn phong phú và nhạy
cảm của người nghệ só, “khách” vừa phấn khởi, tự hào lại vừa buồn
thương, nuối tiếc, “khách” vui trước cảnh non sông vừa hùng vó vừa
thơ mộng:
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi tró một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.
Tự hào trước dòng sông từng ghi dấu bao chiến công hiển hách.
Nhưng khách cũng buồn thương nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời
oanh liệt nay trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian đang vùi lấp
dần bao giá trò vào quá khứ:
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì thảm cảnh, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Về mặt nghệ thuật, những câu văn trong đoạn chủ yếu được ngắt
bằng nhiều nhòp chẵn tạo nên giọng điệu nhòp nhàng, trầm lắng và
khơi gợi nhiều nỗi suy tư.
Câu 4.
Trong bài phú này, hình tượng các bô lão đóng vai trò là người

kể chuyện và là người bình luận những chiến tích xưa. Các bô lão
cũng đồng thời là đối tượng tâm tình của nhân vật “khách”. Những
nhân vật này có thể có thật - những người đã từng tham gia trận kòch
chiến oai hùng thưở trước, nhưng cũng có thể là những nhân vật hư
cấu, nhân vật đối thoại do tác giả sáng tạo nên để dễ dàng bày tỏ
những tâm tư, tình cảm của mình.
Các bô lão xuất hiện giữa lúc “khách” đang bùi ngùi nhớ tiếc.
Và thế là những chiến công xưa, đặc biệt là chiến công của “nhò
thánh” được các bô lão hồi tưởng lại. Lời kể của các bô lão rành rọt
theo trình tự diễn biến tình hình: từ lúc quan ta xuất trận với khí thế
hào hùng (Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới; Hùng hổ sáu quân,
giáo gươm sáng chói), đến khi trận chiến diễn ra gay go, quyết liệt
8 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
(Trận đánh được thua chửa phân; Chiến lũy Bắc Nam chống đối; Ánh
nhật nguyệt chừ phai mờ, bầu trời đất chừ sắp đổi). Và rồi cuối cùng
chính nghóa đã chiến thắng gian tà, quân giặc “hung đồ hết lối” đành
chấp nhận chuốc lấy bại vong:
Đến nay nước sông tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thì không rửa nổi.
Thái độ và giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện đầy nhiệt
huyết, tự hào. Đó đúng là cảm hứng của những người trong cuộc. Lời
kể tuy ngắn gọn, súc tích và cô đọng, nhưng vẫn khái quát đầy đủ,
chân thực, sinh động không khí của trận đánh, của chiến trường.
Phần kể của các bô lão được khép lại bằng những lời bình luận
sắc sảo: ta thắng giặc vừa vì đòa thế núi sông hiểm trở, vừa vì đất
nước ta có truyền thống tự ngàn xưa; nhưng điều quyết đònh vẫn là ở
nhân tố con người, vẫn là nhờ “nhân tài giữ cuộc điện an”.
Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang sơn.
Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc điện an,

… … … … … … … … … … … … …
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Câu 5.
Trong phần cuối, lời ca của các vò bô lão mang ý nghóa tổng kết.
Nó giống như một tuyên ngôn về chân lí:
Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông,
Những người bất nghóa tiêu vong,
Ngàn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Lời ca của “khách” tiếp nối lời các bô lão là bài ca ca ngợi sự
“anh minh” của “hai vò thánh quân” (vua Trần Nhân Tông và Trần
Thánh Tông). Đồng thời ca ngợi giá trò của những chiến công (đem lại
nền thái bình muôn thû):
Anh minh hai vò thánh quân ,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 9
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
Tiếp nối phần bình luận của các vò bô lão về lòch sử, hai câu cuối
của bài ca này lại là lời khẳng đònh của một chân lí nữa - chân lí về
mối quan hệ giữa “đòa linh” (đất hiểm) và “nhân kiệt” (người tài).
Trong mối quan hệ ấy, tác giả khẳng đònh “nhân kiệt” là nhân tố giữ
vai trò quyết đònh. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan
trọng hơn còn là bởi dân tộc ta có “đức cao”. Khẳng đònh chân lí này
cũng là nêu cao vai trò của con người trong lòch sử. Sau này trong
Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng nhắc đến cái “đức” của nhân
dân ta:
Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức.

Câu 6.
Giá trò nội dung: Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm tiêu biểu cho
dòng văn học yêu nước thời Lí - Trần. Bài phú thể hiện lòng yêu nước
và niềm tự hào dân tộc - tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất
và truyền thống, đạo lí nhân nghóa sáng ngời của dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao
vai trò, vò trí của con người.
Giá trò nghệ thuật: Phú sông Bạch Đằng có cấu từ đơn giản mà
hấp dẫn; bố cục chặt chẽ; lời văn, nhòp điệu uyển chuyển, linh hoạt;
hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình tượng vừa giàu sức khái
quát và triết lí. Ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm trang trọng, tráng lệ,
lắng đọng, gợi cảm và giàu chất suy tư. Bài phú là một đỉnh cao nghệ
thuật của thể phú trong lòch sử văn học Việt Nam.
Câu 7.
So sánh lời ca của “khách” kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng và
bài thơ sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang) của Nguyễn Sưởng:
Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người.
10 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
(Bản dòch)
Lời ca của “khách” (cũng là một bài thơ) trong phần kết của bài
Bạch Đằng giang phú và bài thơ Bạch Đằng giang của Nguyễn Sưởng
có nhiều nét giống nhau: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng tự hào trước
những chiến công hiển hách trên sông; tự hào về tài năng, đức độ, về
sự anh minh của hai vò thánh quân (Trần Nhân Tông và Trần Thánh
Tông). Hai bài ca còn bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng vai trò và vò trí
của con người trong quá trình làm nên lòch sử.
III. BÀI VĂN THAM KHẢO

Ý nghóa bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.
Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một trong những
bài thơ phú tiêu biểu của văn chương Việt Nam cổ điển cả về nội
dung lẫn hình thức. Viết về một đòa danh lòch sử, với âm hưởng hào
hùng, vang động, với những nét trữ tình đẹp tha thiết, Bạch Đằng
giang phú là một bài ca về tấm lòng tự hào dân tộc.
Nhìn trên bản đồ Việt Nam, ta thấy sông Kinh Thầy (trong đó có
một nhánh là sông Bạch Đằng) từ Hải Dương đổ ra biển Quảng Ninh
như một dải khăn che ngang miệng cô gái đang mỉm cười kín đáo.
Cửa biển Bạch Đằng từ ngàn đời đã là mồ chôn quân Nam Hán, quân
Tống, quân Nguyên xâm lược. Nơi đây, trong gió, hình như vẫn còn
vang vọng tiếng trống trận, tiếng reo hò thắng trận của các chiến só
thời Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo
Sông Bạch Đằng đã trở thành biểu tượng của tư thế Việt Nam.
Nó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn
sáng tác ra những tác phẩm bất hủ. Bạch Đằng hùng vó trong thơ
Nguyễn Trãi:
Ngạc chặt kình băm non lởm chởm
Gươm chìm giáo gãy bãi giăng giăng.
(Cửa biển Bạch Đằng)
Bạch Đằng đượm cảm hứng hoài cổ trong Nguyễn Mộng Tuân,
nhà thơ đời Lê: “Ngắm sông Bạch Đằng bát ngát - Nhớ Hưng Đạo oai
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 11
phong - Ráng mây đỏ tưởng chừng máu tanh nhuộm thắm - Đầu lâu
gào gió, nghe như ốc thảm thu ngân”.
Tác phẩm văn học viết về sông Bạch Đằng trọn vẹn nhất, nổi
tiếng nhất là Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu. Ông là
người có mặt trong hai lần chống quân Nguyên dưới triều Trần Thánh
Tông và Trần Nhân Tông. Trở về nơi “chiến đòa xưa”, ông như sống
lại với lòch sử oai hùng, man mác buồn thương nhớ Trương Hán Siêu

đã chọn thể phú, một thể loại văn tả để kể chuyện và ngụ tình. Bài
phú rất chặt chẽ và nghiêm ngặt trong kết cấu truyền thống của nó,
gồm sáu phần:
- Lung (phá đề): từ câu “khách có kẻ tha thiết”: nói về nguyên
nhân tới sông Bạch Đằng (thú tham quan danh thắng của tao nhân
mặc khách).
- Biện nguyên (thừa đề): từ “bèn giữa dòng bồng bềnh mái
chèo”: tả cuộc ngoạn cảnh trên sông.
- Thích thực (tả rõ): tiếp theo đến “dấu vết còn lưu”: tả cuộc chơi
rõ hơn, chi tiết hơn.
- Phu diễn (minh họa): tiếp theo đến “nghìn đời ca ngợi”: trình
bày bổ sung ý nghóa của cảnh.
- Nghò luận (bàn bạc): tiếp theo đến “bia miệng không mòn”: lời
bàn của tác giả.
- Kết (mở rộng, tiếp nối vấn đề): phần còn lại: bài học giữ nước
rút ra từ thế “đất hiểm” và con người “đức cao”
Trật tự nói trên hết sức hợp lí và thoáng. Tác giả kể chuyện đi
chơi gặp các bô lão, nhớ lại cảnh xưa rồi suy ngẫm về đất nước, con
người trật tự đó góp phần không nhỏ trong việc diễn tả niềm tự hào
dân tộc phơi phới đang dạt dào dâng lên trong lòng mình.
Có thể nói, tới đây ta đã hiểu được những nội dung chính của bài
phú trên cơ sở xem xét kết cấu cấu của nó: Tựu chung bài phú có mấy
nội dung chính yếu nhất cần lưu ý:
Trước hết, nói về cảnh sông Bạch Đằng. Cảnh hiện đại, hầu như
được tả trực tiếp. Vẻ đẹp của Bạch Đằng được ngầm so sánh với vẻ
đẹp của danh lam thắng cảnh bên Trung Quốc, cảnh trong quá khứ,
12 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
thông qua trí tưởng tượng, hồi ức của các bô lão là cảnh trong tâm
tưởng. Vì là cảnh trong tâm tưởng nên chúng rực rỡ, chói chang, được
huyền thoại hóa với “thuyền bè muôn đội, tinh kì phất phới”, với trận

đánh “nhật nguyệt phải mờ”, “trời đất sắp đổi” không gian và thời
gian nghệ thuật mở rộng từ quá khứ đến hiện thực vừa dài, vừa rộng,
vừa sâu.
Tình trong bài phú cũng thật mênh mông. Dễ thấy ngay tình yêu
thiên nhiên đất nước của Trương Hán Siêu qua thú tiêu dao vònh cảnh.
Sông Bạch Đằng trở thành cõi thơ, thành nơi quyến rũ biết bao người,
trong đó có những người từng gắn bó, sống chết với đòa danh lòch sử
này. Đòa danh ấy gắn với những chiến công và mãi mãi là niềm tự
hào của họ.
Bài phú kết thúc ở câu:
Giặc tan muôn thû thanh bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Đây là một bài học, là tư tưởng chỉ đạo việc giữ nước. Tư tưởng
này xuất phát từ một tình cảm lớn, tình yêu nước.
Trở lại với sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu để lại cho đời một
tác phẩm bất hủ. Sống lại cùng với ông trong bài phú, chúng ta như
hiểu thêm về tài năng và đức độ của cha ông. Tài năng và đức độ ấy,
có lẽ, đã được hun đúc bằng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc
của nhân dân ta!
NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO
(Trích Hàn nho phong vò phú)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Công trứ (1778 - 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất,
hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tónh. Cuộc đời làm quan của ông tuy lúc thăng, lúc
giáng thất thường, nhưng ông luôn vui vẻ, một lòng vì dân, vì nước.
Các sáng tác: 53 bài thơ Nôm luật Đường, 1 bài thơ chữ Hán, 1 bài thơ
chữ Nôm, 21 câu đối Nôm, 8 câu đối Hán, 62 bài ca trù,… Nguyễn
Công Trứ có vai trò đặc biệt trong thể thơ hát nói. Bài phú Hàn nho
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 13

phong vò phú cũng là một sáng tác đặc sắc của ông. “Thơ văn Nguyễn
Công Trứ nhất là ca trù ngân lên một giọng điệu mới, phaánh một
khuynh hướng tư tưởng khác với trước đó, tập trung vào một số chủ đề
gắn bó với con người và cả cuộc đời tác giả”.
2. Phú có bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú.
Hàn nho phong vò phú thuộc loại luật phú, chú trọng đối, vần.
3. Qua miêu tả hết sức cặn kẽ cảnh nghèo, tác giả bộc lộ quan
niệm về thú vui sống, thanh thản, nhàn nhã của một nhà nho tài tử.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Các vế sóng đôi, đối nhau, với những hình ảnh cường điệu, cực
tả cái nghèo, thể hiện cái nhìn trào lộng, hóm hỉnh.
2. Ngôn ngữ văn xuôi, dân dã được sử dụng với mật độ dày:
chém cha, nó, ấy ấy, đầu kéo, trước sân, ống nứa, đầu giường tre,
thằng bé tri trô, rọi trứng gà bên vách, xoi hang chuột trong nhà, ngấp
ngó, trong cũi, đầu giàn, lợn nằm gặm máng, chuột cậy khua niêu, vỗ
bụng rau bình bòch, ngáy kho kho, áo vải thô nặng tròch, khăn lau giắt
đỏ lòm,… Qua đó, cảnh nghèo của nhà nho được miêu tả sinh động,
chân thực đến suồng sã.
3. Tác giả đã đặt vấn đề gì ở bốn vế đầu của đoạn trích?
Gợi ý: Ở bốn vế đầu, tác giả nói đến cái nghèo vừa như muốn
vạch trần lại vừa như chữa “tội”, đùa giỡn. Thái độ trước cái nghèo
thể hiện ở bốn vế đầu được cụ thể hoá bằng việc miêu tả cảnh nghèo
và bộc lộ bản lónh sống, thái độ trước cuộc sống nghèo khó của nhà
nho ở 16 vế tiếp sau.
4. Nhận xét về cái nhìn của tác giả đối với cảnh nghèo.
Gợi ý: Nửa như ca thán, chán ngán cảnh nghèo, nửa như bông
đùa, bất chấp cái khó khăn để tìm vui thú, tác giả đã có cái nhìn vừa
hết sức thực tế đối với cuộc sống, xót xa trước cảnh nghèo hèn vừa
như bỡn cợt, “ngông”. Tác giả đứng ở tư thế của người trong cảnh
nghèo, nếm trải mọi diều đồng thời cũng là người vượt lên trên hoàn

cảnh, tìm lẽ tự tại cho mình.
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
14 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác,
khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trò,… của một sự vật,
hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh.
2. Phù hợp với mối liên hệ bên trong của sự vật hay quá trình
nhận thức của con người, văn bản thuyết minh có nhiều loại hình thức
kết cấu khác nhau.
- Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình
hình thành, vận động và phát triển.
- Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức
vốn có của nó (bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngoài, hoặc theo
trình tự quan sát,…).
- Kết cấu theo trình tự lôgíc: trình bày sự vật theo các mối quan
hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt,
các phương diện,…).
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp
nhiều trình tự khác nhau.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Văn bản Lòch sử vấn đề bảo vệ môi trường thuyết minh về
đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã sử dụng
hình thức kết cấu nào?
- Văn bản thuyết minh về Lòch sử vấn đề bảo vệ môi trường.
- Hình thức kết cấu của văn bản được tổ chức phối hợp giữa trình
tự quan hệ nhân quả (Từ nguyên nhân ô nhiễm môi trường đến sự
nhận thức về tác hại của ô nhiễm môi trường do Ra-sen Ca-xơn đưa ra
trong tác phẩm Mùa xuân lặng lẽ và từ đó dấy lên phong trào bảo vệ
môi trường) và trật tự quan hệ thời gian (Ngày nay


Sau chiến
tranh thế giới thứ hai

Năm 1962

khởi đầu thập kỉ sáu
mươi )
2. Văn bản Thành cổ Hà Nội thuyết minh về đối tượng nào? Để
thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu
như thế nào?
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 15
- Văn bản giới thiệu về đặc điểm trật tự kết cấu của Thành cổ
Hà Nội.
- Để giới thiệu đặc điểm trật tự kết cấu của Thành cổ Hà Nội,
bài văn đã được tổ chức theo trình tự không gian từ trong ra ngoài : Tử
Cấm Thành

Hoàng Thành

Kinh Thành.
3. Văn bản Học thuyết nhân ái của Nho gia thuyết minh về đối
tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã tổ chức
hình thức kết cấu ra sao?
- Văn bản giới thiệu một số nội dung cơ bản của học thuyết nhân
ái
- Người viết đã tổ chức kết cấu văn bản theo trình tự lôgíc của
đối tượng - tư tưởng nhân ái:
+ Giới thiệu chung về thuyết nhân ái;
+ Nội dung hai chữ nhân ái;

+ Nội dung hai chữ trung, thứ.
4. Tìm hiểu kết cấu của phần Tri thức đọc - hiểu về thể loại phú:
Phú vốn là thể văn Trung Quốc thònh hành vào thời Hán, dùng
lối văn có nhòp điệu, nhằm miêu tả, trình bày sự vật để biểu hiện tình
cảm, ý chí của tác giả. Phú có bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật
phú và văn phú.
Cổ phú thường dùng hình thức “chủ - khách đối đáp”, không đòi
hỏi đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ; bài phú là phú dùng hình
thức biền văn, câu văn 4 chữ, 6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau; luật phú
là phú thời Đường, chú trọng đến đối, vần hạn chế, gò bó; văn phú là
phú thời Tống, tương đối tự do, có cùng câu văn xuôi.
Bài phú sông Bạch Đằng thuộc loại cổ phú, sử dụng lối “chủ -
khách đối đáp”; câu thơ có xen tiếng chừ (ví dụ: “Sớm gõ thuyền chừ
Nguyên Tương - Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”) đậm chất trữ tình và
sử dụng câu đối theo kiểu vế sau phô diễn tiếp mạch ý của vế trước 9
(ví dụ: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá - Tiếc thay dấu vết luống
còn lưu”), nhiều vần thay nhau (nguyên văn bài phú này bằng chữ
Hán có 8 vần) làm cho hình thức vừa cổ kính vừa uyển chuyển.
16 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
Cổ phú ở Trung Quốc chủ yếu thể hiện đời sống cung đình, thích
khoa trương hình thức. Bài phú của Trương Hán Siêu hoài niệm về
chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con
người trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
a) Về đối tượng thuyết minh: Văn bản thuyết minh về thể loại
phú.
b) Các đoạn văn bản được sắp xếp kết cấu theo trình tự lôgíc của
đối tượng - thể loại văn học:
- Khái niệm chung về thể loại phú;
- Đặc điểm của các thể phú;
- Đặc điểm thể loại của bài Phú sông Bạch Đằng;

- Sự sáng tạo thể loại của bài Phú sông Bạch Đằng.
Bài 20
• THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
• PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
• VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
(Tái dụ Vương Thông thư)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Trãi (1830 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc tại làng
Ngái (Chi Ngại), huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương). Ông mất ngày 19 - 9 - 1442, tức 16 tháng 8
năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, trong vụ án Lệ Chi Viên
(tức vụ án Trại Vải, huyện Gia Lương, nay thuộc Bắc Ninh), vụ án tru
di tam tộc oan khốc nổi tiếng trong lòch sử Việt Nam. Toàn bộ tác
phẩm của Nguyễn Trãi, mặc dù bò mất mát nhiều, song vẫn còn khá
đồ sộ về số lượng và kiệt xuất về chất lượng: Bình Ngo đại cáo, Quân
trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Vónh Lăng thần đâọ bi, Chí Linh
sơn phú, Dư đòa chí, Băng Hồ di sự lục, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi
tập.
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 17
2. Trong thời trung đ, thư ban đầu là tên chung của loại thư tín,
viết để trao đổi thông tin công việc hoặc tình cảm giữ người với người,
hoặc gửi cho vua quan, bạn bè, người thân. Về sau, thư gửi vua được
gọi là biểu, tấu còn thư chỉ là hình thức thông tin giữa những người
ngang hàng. Trong Quân trung từ mệnh, thư là hình thức công văn,
bàn việc nước, việc chiến, việc hoà nên mang đậm nét tính chính
luận.
3. Với một nghệ thuật nghò luận bậc thầy, Thư lại dụ Vương
Thông của Nguyễn Trãi cho thấy ý chí quyết thắng và tinh thần yêu
chuộng hoà bình của quân và dân ta.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm hiểu xuất xứ
Gợi ý:
Trong sự nghiệp phò tá Lê Lợi đánh quân Minh, Nguyễn Trãi có
nhiệm vụ soạn thảo các thư từ gửi cho các tướng nhà Minh và nhân
danh Lê Lợi để khuyên dụ. Nguyễn Trãi đã thực hiện chiến thuật
“tâm công” hết sực hiệu quả.
Thư lại dụ Vương Thông là thư số 35, một trong những bức thư
gửi cho Vương Thông. Bấy giờ thành Đông Quan (Hà Nội nay) bò
quân ta vây hãm, quân đòch ở trong thành đang khốn đốn. Bức thư này
viết vào khoảng tháng 2 - 1427 thì đến tháng 10 năm ấy, sau khi Liễu
Thăng bò giết ở gò Mã Yên, Vương Thông không đợi lệnh vua Minh
đã “tự ý giảng hoà” với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
2. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác cụ thể để phân tích mục đích của
bức thư:
Mục đích viết bức thư của Nguyễn Trãi là dụ giặc ra hàng và rút
quân về nước. Mục đích này được nói rõ trong các câu: “Các ông là
những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế, vậy nên chém đầu Phương
Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy, trong thành sẽ
tránh được nạn cá thòt, trong nước sẽ khỏi vạ đau thương, hoà hiếu lại
thông, can qua xếp bỏ”.
3. Tìm hiểu bố cục bức thư
Gợi ý:
18 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
Bức thư có bố cục ba đoạn:
- Đoạn 1: (từ đầu cho đến Sao đủ để cùng nói việc binh được?):
Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.
- Đoạn 2: (từ Trước đây của các ông trong lòng … cho đến … bại
vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông
Quan.

- Đoạn 3: (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt
đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.
4. Phân tích mối quan hệ giữa các đoạn để thấy được mạch lập
luận
Gợi ý: Lôgíc giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ,
giàu sức thuyết phục: Người làm dùng binh không thể không biết thời
thế

Nay ở vào thời thế chỉ chuốc lấy bại vong

Nếu không thì ra
giao chiến phân tài hơn kém, không nên hèn nhát như thế.
5. Phân tích tư tưởng được thể hiện trong đoạn mở đầu
Gợi ý: Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu tư tưởng về thời thế đối với
người dùng binh. Đưa ra tư tưởng thời thế như một nguyên lí căn bản
trong việc dùng binh, tác giả đã mở đầu bằng chân lí sáng rõ, phàm là
người làm tướng đều thấu hiểu, để từ đó sẽ đi đến phân tích thời thế
cụ thể của đối phương nhằm mục đích thuyết phục, dụ hàng; đồng thời
khẳng đònh kẻ đòch không những không hiểu thời thế dối trá, che đậy
nguy cơ thảm bại. Đây là đoạn văn có vai trò nêu chủ đề, mở ra
hướng lập luận cho toàn bài.
6. Lời lẽ thể hiện tư thế của người viết như thế nào?
Gợi ý: Mặc dù tư thế của người nắm phần chủ động, hơn về sức
mạnh quân sự cũng như thời thế, song thái độ của tác giả hết sức linh
hoạt: đối với bọn Phương Chính, Mã Kì tàn ác, ngoan cố thì sỉ mắng,
cương quyết tiêu diệt; đối với Vương Thông, Sơn Thọ và các tướng
khác thì phân tích thời thế, cương nhu linh hoạt, chủ yếu dụ hàng.
Cuối cùng, vừa khuyên nhủ, hứa hẹn vừa lại sỉ mắng, “khích tướng”,
thách đánh để chứng tỏ sức mạnh làm chủ tình thế của quân ta. Tác
giả khuyên hàng với lí lẽ vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn: một là phân

tích sáng rõ ở phần trên bức thư thì phương án này chỉ đem lại kết quả
thảm bại. Bức thư thể hiện đòch vận “đánh vào lòng người” của
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 19
Nguyễn Trãi, cho thấy sự kết hợp tài tình giữa tính chiến đấu mạnh
mẽ với lòng yêu chuộng hoà bình thiết tha của tác giả.
7. Thời thế của quân Minh đã được tác giả phân tích trong đoạn 2
của bức thư thế nào?
Gợi ý:
- Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần,
mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy
là mệnh trời…; phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở
Tầm Châu.
- Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng
mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,…
- Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ.
8. Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng
hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta:
- Chỉ rõ sự thất bại của đòch, khẳng đònh thế tất thắng của ta (sáu
cớ bại vong).
- Khuyên dụ đầu hàng, mở ra đường thoát lui cho đối phương:
“sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo
ý muốn; quân ra khỏi bờ cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn”.
- Bộc lộ quan điểm hoà hữu, bang giao thân thiện, lâu dài: “nước
tôi lại phụng cống xưng thần, theo như lệ trước”.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ dùng trong các tác phẩm văn
chương. Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
làm chất liệu, nhưng có điểm khác so với ngôn ngữ sinh hoạt. Ngoài
chức năng thông tin, ngôn ngữ nghệ thuật còn mang chức năng thẩm

mó, tức nó làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mó của con người bằng cách tổ
chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt
được giá trò nghệ thuật - thẩm mó. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ
gợi hình, gợi cảm.
20 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
Ngôn ngữ gợi hình là ngôn ngữ có khả năng tái hiện hiện thực,
làm xuất hiện ở người đọc những biểu tượng về thò giác, tính giác, xúc
giác, khứu giác, vò giác, những biểu tượng vận động về người, vật,
việc, cảnh đời… được nói tới ở tác phẩm như trong thực tế.
Ngôn ngữ gợi cảm là ngôn ngữ chẳng những làm cho người đọc
hiểu mà còn làm cho ở người đọc cũng nảy sinh cảm xúc, tâm trạng,
tình cảm, thái độ… như ở tác giả hay như tác giả muốn gợi ra.
Ngoài hai tính chất trên, ngôn ngữ nghệ thuật còn mang tính cá
thể. Ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt chung khi được các nhà văn,
nhà thơ sử dụng thì nó tạo nên một giọng điệu riêng, một phong cách
riêng không ai giống ai. Tính cá thể không chỉ biểu hiện ở ngôn ngữ
của tác giả mà nó còn được biểu hiện ở vẻ riêng của từng nhân vật
trong tác phẩm. Ngôn ngữ của Hoạn Thư (Truyện Kiều) đầy lí trí khác
với ngôn ngữ của Sở Khanh khoác lác, trống rỗng… Tính cá thể còn
thấy ở cách diễn đạt từng sự việc sự vật, hình ảnh… Truyện Kiều có
nhiều buổi chiều nhưng không buổi chiều nào giống buổi chiều nào.
Đây là một buổi chiều nuối tiếc hội xuân chóng tàn:
Tà tà bóng ngả về tây
Chò em thơ thẩn dan tay ra về.
Và đây là một buổi chiều lưu luyến của một mối tình đã bén
nhưng chưa được ngỏ:
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Câu 1.
Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng
của ngôn ngữ văn chương là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng… Ví
dụ:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 21
Đội bông như thể đội mây về làng.
Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh: mây như bông, bông như
mây, đội bông như đội mây. Hình ảnh bông, mây được láy đi láy lại
nhiều lần gợi cảm giác về độ tràn ngập của màu trắng, của một vụ bội
thu bông. Bức tranh toàn màu sáng lại được điểm tô chút màu đỏ của
những đôi má trẻ trung khiến bức tranh càng trở nên đẹp đẽ, đầy sức
lôi cuốn.
Câu 2.
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá
thể hóa), tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ
thuật vì:
a. Đặc trưng cơ bản của sáng tạo văn học là tính hình tượng. Nhà
văn xây dựng hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới khách
quan và thể hiện sự cảm nhận, đánh giá chủ quan của người nghệ só
đối với hiện thực. Vì vậy, hình tượng là mục đích của mọi sáng tạo
văn học. Để xây dựng hình tượng nghệ thuật, nhà văn phải dùng ngôn
ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt hình tượng.
Vì vậy, ngôn ngữ văn học cũng phải có tính hình tượng.
b. Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây xúc cảm,
tình cảm, nghóa là nó đã mang tính truyền cảm. Hình tượng con án đưa
thoi trong Truyện Kiều:

Mùa xuân con án đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Gợi cảm về một sự lưu luyến, nuối tiếc trước sự trôi nhanh của
thời gian mùa xuân.
Nỗi niềm lưu luyến, nuối tiếc ấy xuất phát từ tình yêu tha thiết
của con người đối với mùa xuân.
c. Cách sử dụng ngôn ngữ của người nghệ só là một sáng tạo
nghệ thuật có phong cách riêng, mang tính cá thể hóa.
Như vậy, bản thân tính hình tượng đã bao trùm cả tính truyền
cảm và tính cá thể hóa.
Câu 3.
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
22 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
a. Điền từ canh cánh vào chỗ trống trong câu Nhật kí trong tù /…/
một tấm lòng nhớ nước. Các từ biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, bộc lộ
không gợi được cảm xúc thường trực trong lòng người tù Hồ Chí Minh.
b. Trong đoạn thơ sau, điền từ rắc vào dòng thứ ba và từ giết vào
dòng thứ tư:
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã /…/ trên mình ta thuốc độc
/…/ màu xanh cả Trái Đất thiêng.
Các từ gieo, vãi, phun, rắc cùng nằm trong một trường nghóa
nhưng từ rắc có một nét nghóa mà các từ kia không có. Rắc là làm cho
vật có dạng hạt nhỏ, dạng bột rơi đều khắp trên một bề mặt. Chính
nét nghóa đều khắp trên một bề mặt nói đầy đủ nhất ý đồ man rợ, độc
ác của đế quốc Mó.
Các từ hủy, diệt, triệt, tiêu, giết cũng thuộc một trường nghóa
nhưng từ giết với nghóa là làm cho chết một cách đột ngột, bất thường
thể hiện được tội các man rợ của kẻ thù.

Câu 4.
Mùa thu trong Thu vònh của Nguyễn Khuyến, Tiếng thu của Lưu
Trọng Lư và Đất Nước của Nguyễn Đình Thi có những nét riêng về từ
ngữ, nhòp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ.
Ta có thể so sánh để thấy những nét riêng đó như sau:
a. Cùng viết về mùa thu nhưng ba tác giả trên viết ở ba thời đại
khác nhau. Nguyễn Khuyến viết vào thời kì phong kiến, thuộc phạm
trù văn học trung đại. Cùng thuộc phạm trù văn học trung đại nhưng
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư viết vào thời kì đất nước ta đang rên xiết
dưới gót giày thực dân còn Đất Nước của Nguyễn Đình Thi viết khi
dân tộc ta đã giành được độc lập dân tộc. Mỗi một thời đại có một đặc
trưng thi pháp riêng, mỗi một thi nhân có một tâm trạng, một cái nhìn
về cuộc đời riêng.
b. Cách lựa chọn từ ngữ để xây dựng hình tượng mùa thu của
mỗi tác giả mỗi khác. Nguyễn Khuyến miêu tả mùa thu theo bút pháp
chấm phá, nhòp thơ chậm rãi, từ ngữ miêu tả gợi nên sự tónh lặng,
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 23
đượm vẻ buồn của một người mang trong mình một nỗi u hoài trước
thời thế. Khi cái “tôi” cá nhân của người nghệ só thoát khỏi hệ thống
ước lệ, tượng trưng và phi ngã của thi pháp trung đại, Lưu Trọng Lư
miêu tả mùa thu bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn (chữ dùng của Hoài
Thanh) của mình. Các từ láy xào xạc, ngơ ngác cùng với hình ảnh con
nai vàng ngơ ngác tạo nên nét riêng trong tiếng thu của một nghệ só
cảm thấy lạc loài, cô đơn giữa cuộc đời. Các từ vui, phấp phới, các
hình ảnh Trời thu thay áo mới, nói cười thiết tha tạo nên một vẻ sống
động, đầy sinh khí của mùa thu trong Đất Nước của Nguyễn Đình Thi,
một nhà thơ tài hoa được sống dưới bầu trời tự do của Tổ quốc.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Bài 21
• ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

• NGUYỄN TRÃI
• HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
• PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ
• PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (tiếp
theo)
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi
rừng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi phất cờ khởi nghóa xưng là Bình
Đònh Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh
dũng, nhân dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm
1428 thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo Bình Ngô Đại cáo. Đó là một
luận văn chính trò, quân sự, đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn".
24 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
2. Cáo là thể văn nghò luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường
dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự
kiện để mọi người cùng biết. Cáo có thể viết bằng văn xuôi hay văn
vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần
hoặc có vần, thường có đối, câu dài câu ngắn không gò bó, mỗi cặp
thường có hai vế đối nhau. Cáo là thể văn chính luận, do đó lời lẽ
phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
3. Bình Ngô đại cáo khẳng đònh sức mạnh nhân nghóa, nhân dân
Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân "cuồng Minh", ca
ngợi những chiến công oanh liệt thû "bình Ngô", tuyên bố đất nước
Đại Việt bước vào kỉ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn
thû.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Câu 1.

Đại cáo bình Ngô có thể chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn đều có
một chủ đề riêng nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên
suốt của tác phẩm, đó là tư tưởng nhân nghóa gắn liền với lòng yêu
nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc.
- Đoạn 1 (từ đầu đến Chứng cớ còn ghi): Khẳng đònh tư tưởng,
nhân nghóa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghóa gắn
liền với yêu nước chống xâm lược).
- Đoạn 2 (từ Vừa rồi đến Ai bảo thần dân chòu được): Tố cáo, lên
án tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3 (từ Ta đây núi Lam Sơn dấy nghóa đến Cũng là chưa
thấy xưa nay): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi
thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng
nhân nghóa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh
của cuộc khởi nghóa Lam Sơn.
- Đoạn 4 (phần còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học
lòch sử.
Câu 2. Đoạn 1:
a. Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghóa để làm chỗ dựa, làm
căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Trong
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 25
nguyên lí chính nghóa của Nguyễn Trãi, có hai nội dung chính được
nêu ra, đó là: Tư tưởng nhân nghóa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có
chủ quyền của nước Đại Việt ta.
b. Đoạn đầu này có ý nghóa như một lời tuyên ngôn độc lập bởi
tác giả đã không chỉ đã đưa ra một chân lí về chính nghóa và còn nêu
ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước ta
có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lòch sử:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một

cách khá đầy đủ (ở thời điểm đó) và có một bước tiến dài so với Nam
quốc sơn hà. Nhưng yếu tố đã được Nguyễn Trãi đưa ra để xác đònh
độc lập chủ quyền của dân tộc là cương vực lãnh thổ, phong tục tập
quán, nền văn hiến lâu đời, lòch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt
đời nào cũng có”.
Đây có thể coi là những lời tuyên ngôn đanh thép khẳng đònh
quyền tự do, độc lập của quốc gia.
c. Để khẳng đònh quyền tự do, độc lập và để làm nổi bật lên
niềm tự hào dân tộc, tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức
thuyết phục với các từ ngữ khẳng đònh tính chất tự nhiên, vốn có, lâu
đời của nước Đại Việt (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác);
cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu (đối
ứng giữa nước ta với Bắc Triều); cách nêu ra những dẫn chứng thực
tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiếc, Toa Đô). Cách lập luận này của
Nguyễn Trãi đã làm cho lời tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn.
Câu 3. Đoạn 2:
a. Trong đoạn văn này, tác giả đã vạch trần tội ác của giặc Minh
với một trình tự rất lôgíc: vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ
trương cai trò thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác.
- Chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh. Nguyễn Trãi đã vạch
trần luận điệu bòp bợm “phù Trần diệt Hồ” của chúng. Việc nhà Hồ
cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên nhân - đúng hơn chỉ là một
nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gây họa. “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là
26 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
một cách “mượn gió bẻ măng”. Âm mưu thôn tính nước ta vốn có sẵn,
có từ lâu trong đầu óc của “thiên triều”.
- Cũng ở đoạn này, Nguyễn Trãi chủ động đi sâu tố cáo những
chủ trương cai trò phản nhân đạo của giặc Minh: hủy hoại cuộc sống
con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội
(“nướng dân đen”, “vùi con đỏ”), hủy hoại môi trường sống (“tàn hại

cả giống côn trùng, cây cỏ”).
b. Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh rất hùng hồn và đanh thép,
gợi cho người đọc lòng hờn căm. Hiệu quả biểu đạt ấy có được là nhờ
nghệ thuật viết cáo rất sắc sảo của Nguyễn Trãi. Với những câu văn
giàu cảm xúc, giàu hình tượng:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.
hay:
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán.
cùng với sự thay đổi giọng văn một cách linh hoạt cũng như nhòp điệu
câu văn thanh dần, tác giả đã khái quát nên cái tội ác chất chồng của
giặc và nói lên khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta. Nguyễn Trãi
kết thúc bản cáo trạng bằng những câu văn đầy hình tượng:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của
giặc), dùng cái vô cùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ
bẩn của kẻ thù), câu văn đầy hình tượng và đanh thép đó đã cho ta
cảm nhận sâu sắc tội ác: “Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần dân
chòu được?” của giặc Minh xâm lược.
Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: khi uất hận
trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn
ngào, ấm ức,… cùng một lúc diễn tả được những biểu hiện khác nhau
nhưng luôn gắn bó với nhau trong tâm trạng, tình cảm con người.
Câu 4. Đoạn 3:
a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghóa Lam Sơn chủ yếu được tái hiện
qua những khó khăn gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu lương thực, quân
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 27
đội,… thế nhưng người anh hùng Lê Lợi (hình tượng trung tâm của
cuộc khởi nghóa, đại biểu cho sự thống nhất giữa con người bình

thường và lãnh tụ cuộc khởi nghóa) vẫn thể hiện được cái ý chí và sự
quyết tâm của toàn dân tộc:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Như thế sức mạnh để quân ta chiến thắng đó là ở cái ý chí quyết
tâm, ở sự đoàn kết muôn người:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
Tướng só một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
b. Phản ánh giai đoạn phản công của cuộc khởi nghóa, tác giả
dựng lên bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghóa Lam Sơn với bút
pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca.
- Ở đoạn văn này, Nguyễn Trãi tập trung miêu tả những loạt trận
ở ba thời điểm: thời kì đầu của cuộc tổng phản công; giai đoạn đánh
tan viện binh của giặc và giai đoạn kết thúc của cuộc khởi nghóa. Mỗi
giai đoạn này lại có một đặc điểm riêng, theo đó tính chủ động và sức
mạnh của quân ta ngày một rõ hơn. Càng tiến gần về chiến thắng,
quân ta càng thể hiện rõ hơn tư tưởng chính nghóa, và quan điểm “dó
chí nhân dòch cường bạo” (dùng chí nhân làm cho cường bạo phải thay
đổi).
- Miêu tả chiến thắng bằng bút pháp nghệ thuật đậm chất anh
hùng ca, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh nhòp
điệu của Nguyễn Trãi, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh
hùng ca. Những hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng,
kì vó của thiên nhiên. Chiến thắng của ta như: “sấm vang chớp giật”,
“trúc trẻ cho bay”, “sạch không kình ngạc”, “tan tác chim muông”,
“trút sạch lá khô”, “sụt toang đê vỡ”. Sức mạnh của ta khiến “đá núi
cũng mòn”, “nước sông cũng phải cạn”. Trong khi đó thất bại nặng nề
của quân đòch rất nặng nề: “máu chảy thành sông”, “máu trôi đỏ

28 Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB
nước”, “thây chất đầy nội”, “thây chất đầy đường”. Khung cảnh chiến
trường khiến “sắc phong vân phải đổi”, “ánh phật nguyệt phải mờ”.
Về mặt ngôn ngữ, các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành
những chuyển rung dồn dập, dữ dội. Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối
đa tạo thành hai mảng đối lập, thể hiện khí thế và đà chiến thắng của
ta và sự đại bại của quân thù. Nhạc điệu của đoạn văn dồn dập, sảng
khoái, bay bổng; âm thanh dòn giã, hào hùng, như sóng trào, bão
cuốn.
Xen giữa bản hùng ca về cuộc khởi nghóa Lam Sơn là hình ảnh
kẻ thù xâm lược. Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh: Trần Hiệp phải
chòu bêu đầu, Lí Lượng đành bỏ mạng, Liễu Thăng thất thế,… Tất cả
đều giống nhau ở một điểm là sự ham sống sợ chết đến hèn nhát.
Hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã càng tôn thêm khí thế hào
hùng của cuộc khởi nghóa Lam Sơn. Đồng thời qua hình tượng kẻ thù
hèn nhát và được tha tội chết, được tạo điều kiện để sống, Nguyễn
Trãi càng làm nổi bật tính chất chính nghóa, nhân đạo sáng ngời của
cuộc khởi nghóa Lam Sơn.
Câu 5. Đoạn kết:
- Trong đoạn cuối, giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào. Bởi
đó là những lời tổng kết lòch sử mang đậm suy tư.
- Trong lời tuyên bố độc lập được lập lại, tác giả đã đồng thời rút
ra bài học lòch sử: Đó là quy luật bó, thái (khốn cùng, thông suốt) của
trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thònh tất yếu của mỗi quốc
gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng
dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy
hoàng.
- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại:
có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai cũng là bởi “nhờ trời đất
tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”, nhờ có chiến công trong quá khứ:

“Một cổ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm”.
Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và
tương lai đất nước đã hòa quyện với cảm hứng về vũ trụ khi “bó”, khi
“hối” nhưng quy luật là hướng tới sự sáng tươi, phát triển, càng phát
Học tốt Ngữ văn 10 - T2 CB 29

×