MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
PHẨN MỘT
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CÙNG CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
XÂY DỰNG VĂN GIANG.............................................................................3
I. Đặc điểm tiền lương, các khoản trích theo lương và tình hình thanh
toán lương ...................................................................................................3
1. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương.............................3
2. Tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương...........4
II. Tổ chức quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang..................................................6
1. Hồ sơ thanh toán lương và các khoản trích theo lương.........................6
2. Phân cấp quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương.................6
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
VĂN GIANG....................................................................................................9
I. Thực trạng kế toán tiền lương................................................................9
1. Thủ tục chứng từ và phương pháp tính lương.......................................9
2. Kế toán tổng hợp tiền lương................................................................20
3. Kế toán chi tiết tiền lương...................................................................22
II. Thực trạng kế toán các khoản trích theo lương................................33
1. Thủ tục và chứng từ trích theo lương ................33
2. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương.....................................34
3. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương.........................................34
PHẦN BA
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
VĂN GIANG..................................................................................................50
I. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang ............50
1. Hình thức kế toán................................................................................50
2. Thủ tục chứng từ sử dụng....................................................................50
3. Hệ thống sổ sách và báo cáo...............................................................50
4. Tài khoản sử dụng...............................................................................51
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương.........................................................................................51
KẾT LUẬN....................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................56
LỜI NÓI ĐẦU
Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh
doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một xã hội, một doanh nghiệp được
coi là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả. Lao
động có vai trò quyết định trong sản xuất, Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi
của người lao động, biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…
Như vậy, trong các chiến lược kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp
nào thì yếu tố con người được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát
huy hết khả năng của mình khi lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng
dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là khoản trích theo lương gồm
BHXH, BHYT, KPCĐ, đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn
xã hội đến từng thành viên. Tiền lương và khoản trích theo lương là một trong
số ít vấn đề được cả doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm. Vì vậy, việc hạch
toán phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương và giá
thành sản phẩm, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao
động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động và
cải thiện đời sống con người.
Các chế độ tiền lương và các khoản tính theo lương đã được Nhà nước
ban hành, song nó được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghệp phụ thuộc và
tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và tính chất côngviệc.
Thấy được tầm quan trọng của tiền lương cũng n.hư công tác tổ chức
quản lí và hạch toán tiền lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang với nhiệm vụ là
sản xuất vật liệu xây dựng, thi công công trình và một số hạng mục khác. Với
1
quy mô như vậy thì việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp với một ý
nghĩa rất quan trọng về sự tồn tại và phát triển của công ty. Trong thời gian
thực tập tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang với sự giúp đỡ của
cô chú phòng tài chính kế toán cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS. tiến sĩ
Nguyễn Văn Công em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Tổ chức kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần vật liệu xây
dựng Văn Giang”.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm tổ chức quản lý tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang
Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang
Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang
2
PHẨN MỘT
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
CÙNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG
I. Đặc điểm tiền lương, các khoản trích theo lương và tình hình thanh
toán lương
1. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền hay sản phẩm mà xã hội trả cho
người lao động tương ứng với thời gian và kết quả lao động mà người lao
động đã bỏ ra.
BHXH: là sự bảo vệ của xã hội các thành viên của mình, thông qua một
loạt các biện pháp công cộng đẻ chống lại tình trang khó khăn về kinh tế - xã
hội do bị mất hoặc giảm thu nhập trong những trường hợp bị mất khả năng
lao động như: ốm đau, thai sản, mất sức, hưu trí, tai nạn…
Quỹ BHXH là khoản tiền được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ
quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân trong tháng theo tỷ
lệ quy định là 20%. Trong đó, 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
Công ty, 5% trừ vào lương của ngươi lao động. Quỹ BHXH được quản lý tập
trung ở tài khoản của người lao động kết hợp với nhờ thu của Bộ tài chính
thông qua hệ thống BHXH theo ngành dọc, từ cơ quan BHXH đến quỹ
BHXH tại Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội quản lý thực hiện.
BHYT: thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bao hiểm
nhằm giúp họ phần nào về tiền khám chữa bệnh…Theo chế độ hiện hành
3
Công ty phải trích quỹ theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương phải trả CNV
trong tháng, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty,
1% trừ vào lương của CNV.
Công ty phải nộp 100% quỹ BHYT cho cơ quan quản lý quỹ
KPCĐ: là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động công đoàn trong Công
ty, nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.. Được trích lập theo
tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương phải trả cho CNV,. Số KPCĐ Công ty trích một
phần nộp lên cơ quan quản lý cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động
Công đoàn tại Công ty.
b. Ý nghĩa
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài tiền
lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp khác: BHXH,
BHYT và KPCĐ mà theo chế độ tài chính hện hành Công ty phải tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh.
Cùng với tiền lương, các khoản bảo hiểm và kinh phí hợp thành khoản
chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của Công ty.Khoản chi phí này là
một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do Công ty sản
xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động cũng là tiết kiệm chi phí lao động sống ,
đồng thời góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty
và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
lao động trong Công ty.
2. Tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hiện tại Công ty đang áp dụng mức lương tối thiểu là 730.000 đồng
theo quyết định 97/ 2009/ NĐ – CP ngày 06/04/2009 của Nhà nước, không
hạn chế mức lương tối đa mà điều tiết thu nhập của người lao động. Mức
4
lương tối thiểu này dùng để tính phụ cấp lương, làm căn cứ để tính đơn giá
tiền lương chung của Công ty và đơn giá tiền lương riêng của sản phẩm.
Đồng thời làm cơ sở trả lương, thưởng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, đối
với người CNV của Công ty.
Công thức tính:
Mức lương cấp bậc = 730.000 x Hệ số TL tương ứng cấp bậc
Căn cứ vào các chứng từ như, Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản
phẩm hoàn thành, hợp đồng giao khoán… Kế toán tiền lương thời gian, tiền
lương sản phẩm, tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp cho từng
bộ phận sử dụng lao động cùng với bảng thanh toán tiền lương lập cho từng
đội sản xuất, phòng ban của Công ty. Các trường hợp CNV bị ốm, thai sản, tai
nạn…đã tham gia đóng BHXH thì được hưởng trợ cấp BHXH và được tính:
Số BHXH = Số ngày nghỉ x Lương cấp bậc x Tỷ lệ
Phải trả tính BHXH BQ/ ngày % BH
Theo chế độ hiện tại Công ty đang áp dụng tỷ lệ trích trợ cấp BHXH
trong trường hợp nghỉ ốm là 75% tham gia đóng góp BHXH; trường hợp nghỉ
thai sản, tai nạn lao động tính theo tỷ lệ 100% tiền lương tham gia đóng góp
BHXH.
Ngoài ra những nhân viên thuộc diện nghỉ không lương, theo quy định
đóng toàn bộ 20% BHXH vào quỹ BHXH của Công ty. Căn cứ vào chứng từ
Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Biên bản điều tra tai nạn lao động, kế toán tính ra
tiền trợ cấp BHXH phải trả CNV và phản ánh vào Bảng thanh toán BHXH.
Đối với các tiền thưởng của CNV, kế toán tính toán và lập bảng Thanh toán
tiền thưởng để theo dõi và chi trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao
động. tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ tài chính hiện hành,
5
kết quả tổng hợp thanh toán được phản ánh trong Bảng phân bổ tiền lương và
các khoản trích theo lương.
II. Tổ chức quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang
1. Hồ sơ thanh toán lương và các khoản trích theo lương
Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng,
thời gian và kết quả lao động.
Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ.
Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các
khoản trích theo lương và chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị
sử dụng lao động.
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động của Công
ty.
2. Phân cấp quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương của Công ty được chi trả theo từng tháng, đúng với khối
lượng công việc của tháng đó cùng với đơ giá được duyệt. Công ty áp dụng
đầy đủ các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành. Đảm bảo hệ số tiền lương
và các mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho CBCNV có năng suất
thấp nhất và luôn khuyến khích CBCNV vươn lên đạt trình độ cao hơn, không
phâ biệt đối xử về tinh thần và quyền làm chủ của mọi người lao động. Việc
chi trả lương cao hơn mức quy định là tùy thuộc vào khả năng lao động và kết
quả lao động của mỗi tháng. Để thực hiện những nguyên tắc đó Công ty đã
thực hiện các biện pháp:
6
- Sắp xếp lại lao động hợp lý với khả năng và nhu cầu công tác của
từng người và của toàn Công ty.
- Tiến hành phân loại một cách tương đối chính xác về khả năng lao
động của CBCNV dựa vào khả năng hoàn thành công việc được giao và kết
quả công việc thực hiện.
- Hàng tháng Giám đốc họp với các trưởng phòng, Chủ tịch Công đoàn
để đánh giá kết quả và năng suất lao động để quy định mức lương tối thiểu,
đồng thời xem xét các trường hợp vi phạm kỷ luật nếu có.
Hiện nay Công ty quy định hai loại phụ cấp trách nhiệm:
Loại I: 84.000 đ dành cho các trưởng phòng
Loại II: 63.000 đ dành cho các phó phòng
Tiền lương của CBCNV được thanh toán làm hai kỳ:
Kỳ 1: Tạm ứng cho CNV vào ngày 15 hàng tháng.
Kỳ 2: Thanh toán hết số tiền lương trong tháng của CBCNV vào ngày
cuối tháng, theo công thức:
Số tiền phải trả =Tổng số thu nhập của - Số tiền tạm - Các khoản giảm
kỳ 2 cho CNV CNV trong tháng ứng kỳ 1 trừ vào
TH CNV
Do Doanh nghiệp là Công ty Cổ phần có 70% vốn thuộc ngân sách Nhà
nước nên hệ số chức vụ quản lý được tính như sau:
7
Báng số 1-1: Bảng tính hệ số lương, hệ số phụ cấp
Chức danh Hệ số lương Hệ số phụ cấp
- Giám đốc 4,98
- PGĐ - KTT 4,32
- Trưởng phòng 0.30
- Phó phòng 0.20
Đảm bảo công tác quản lý quỹ tiền lương của Công ty là một kế toán
viên của phòng kế toán tiền lương. Có nhiệm vụ kiểm tra tổng hợp các Bảng
chấm công; Bảng tính tiền lương, sau đó tổng hợp, ký nhận và viết phiếu chi
để thanh toán lương cho các bộ phận.
Quỹ BHXH: được quản lý tập trung ở tài khoản của người lao động
kết hợp với nhờ thu của Bộ tài chính thông qua hệ thống BHXH theo ngành
dọc, từ cơ quan BHXH đến quỹ BHXH tại Bộ Lao Động – Thương Binh và
Xã Hội quản lý thực hiện.
Mức BHXH phải trả được tính theo công thức:
Số BHXH = Số ngày nghỉ x Lương cấp bậc x Tỷ lệ
phải trả tính BHXH BQ/ ngày % BH
Quỹ BHYT: Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên
cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT.
KPCĐ: Hàng tháng Công ty phải trích 2% trên tổng số tiền lương phải
trả CNV trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh…Trong đó 1%
đã trích nộp lên Cơ quan Công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại Công đoàn
Công ty.
8
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG
I. Thực trạng kế toán tiền lương
1. Thủ tục chứng từ và phương pháp tính lương
a. Thủ tục chứng từ
Để quản lý lao động về mặt số lượng Công ty đã sử dụng sổ sách lao
động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập ( lập chung cho toàn Công ty
và lập riêng cho từng bộ phận ) để nắm được tình hình phân bổ, sử dụng lao
đông hiện có trong Công ty.
Chứng từ dùng để hạch toán thời gian lao động là Bảng chấm công.
Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ đội. Lịch sản xuất trong
đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi lao động.
Bảng chấm công do tổ trưởng, người phụ trách ở các phòng ban trực
tiếp ghi va để nơi công khai để tất cả CBCNV giám sát thời gian lao động của
họ. Cuối tháng Bảng chấm công dùng để tập hợp thời gian lao động, tính
lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất khi các bộ phận đó hưởng lương theo
thời gian.
Hạch toán kết quả lao động: căn cứ vào Bảng theo dõi công tác ở tổ;
Phiếu giao nhận sản phẩm. Câc chứng từ này được lập do tổ trưởng ký, cán
bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, sau được chuyển cho phòng lao động tiền
lương xác nhận và được chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ tính lương,
tính thưởng.
9
Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm thanh toán tiền lương phụ
cấp cho CBCNV. Đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.
Cơ sở lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động:
Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao
động hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận
kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho Kế toán Trưởng
ký duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này lưu tại phòng
Kế toán.
Để thanh toán khoản trợ cấp BHXH, kế toán sử dụng Bảng thanh toán
BHXH ( mẫu số 04 – LĐTL ), Bảng có thể lập theo từng bộ phận sử dụng lao
động hoặc lập chung cho toàn Công ty.
Trường hợp áp dụng tiền thưởng cho CNV cần tính toán và lập Bảng
thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 05 – LĐTL ) để theo dõi và chi trả đúng quy
định.
Căn cứ vào các chứng từ thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương: Phiếu nghỉ
hưởng BHXH ( mẫu số 03 – LĐTL ), Biên bản điều tra tai nạn lao động ( mẫu
số 09 – LĐTL ), Kế toán tính ra tiền trợ cấp BHXH phải trả CNV và phản ánh
vào Bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 04 – LĐTL ). Đối với các khoản tiền
thưởng của CNV, kế toán cần tính và lập Bảng thanh toán tiền thưởng để theo
dõi và chi trả theo chế độ quy định đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả
trong kỳ theo từng đối tượng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo chế độ tài chính quy định. Kết quả tổng hợp thanh toán được phản ánh
trong Bảng phân bố tiền lương và các khoản trích theo lương.
Từ Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế
toán tiền lương lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Việc tính lương, trợ cấp BHXH được thể hiện qua sơ đồ:
10
Sơ đồ 2 -1:
Trình tự tính lương
Chứng từ hạch Chứng từ về Chứng từ về tiền
toán lao động BHXH lương
Tính tiền Tính tiền
lương thời lương sản
gian phẩm
Bảng thanh Bảng phân bổ Bảng thanh toán Bảng thanh toán
toán lương tiền lương BHXH tiền lương
Thanh toán tiền lương và BHXH
( chi trả + khấu trừ )
b. Phương pháp tính lương
Dựa trên đặc điểm của từng loại lao động, tính chất công việc của các
phòng ban, tổ, đội sản xuất khác nhau, hiên nay Công ty đang áp dụng hai
hình thức trả lương cơ bản là:
- Trả lương theo thời gian làm việc.
- Trả lương theo sản phẩm mà công nhân đã làm ra.
11
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức của
Công ty được chia thành hai khối:
- Khối sản xuất gồm các tổ, đội, phân xưởng
- Khối quản lý gồm các phòng ban làm công tác hành chính.
Trong đó khối sản xuất áp dụng phương pháp tính lương theo sản
phẩm. Khối quản lý áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian.
*. Tiền lương theo thời gian
Là hình thức tiền lương được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc,
chức danh hoặc thang bậc lương của người lao động
Hình thức này được áp dụng với các CBCNV làm ở phòng ban của
Công ty hay còn gọi là bộ phận hành chính thuộc khối quản lý.
Công thức tính:
Lương theo hệ số
x Hệ số cấp bậc x Số ngày làm việc + Phụ cấp
Lương tháng = ………………………… thực tế trong tháng
24 ngày làm việc
Ví dụ 1:
Chị Nguyễn Thị Huế: trong tháng 1 có 4 ngày nghỉ ốm được hưởng
BHXH, lương của chị Huế gồm:
- 20 ngày công:
730.000 x 1.97
……………………… x 20 = 1.198.416đ
24
12
- 4 ngày nghỉ ốm hưởng lương:
730.000 x 1.97
…….…………………… x 4 x 75% = 179.762đ
24
Tổng lương của chị Huế là: 1.198.416 + 179.762 = 1.378.178 đ.
Tương tự ta sẽ tính lương cho từng người trong các phòng ban trong Công ty.
Tính trả lương theo thời gian làm việc có hai cách:
+ Tiền lương thời gian giản đơn: là tiền lương tính theo thời gian làm
việc với đơn giá lương cố định không có tính chất sản xuất. Gồm có:
Tiền lương tháng: là tiền lương trả cho CNV theo bậc thang lương quy
định, gồm tiền lương bậc và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Được
áp dụng cho Cán bộ quản lý hành chính, các CBCNV thuộc các nghành hoạt
động không có tính chất sản xuất.
Công thức tính:
Mức lương = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc lương + Phụ cấp
Lương ngày: là tiền lương phải trả cho một ngày làm việc của CNV và
là căn cứ để tình trợ cấp BHXH phải trả cho CNV.
Công thức tính:
Tiền lương tháng
TL ngày = …………………………
24 ngày làm việc
Lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc, làm căn cứ để tính
phụ cấp làm thêm giờ.
13
Công thức tính:
Tiền lương ngày
TL giờ = ………………………….
8 giờ làm việc
+ Tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa các hình thức tiền
lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
Công thức tính:
TLTG có thưởng = TG giản đơn + Tiền thưởng có tính chất lương
Tiền thưởng có tính chất lương như thưởng năng suất lao động cao, tiết
kiệm nguyên vật liệu, …
*. Tiền lương theo sản phẩm
Đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất trong giai đoạn hiện nay: trả
lương cho người lao động theo kết quả lao động, sản phẩm lao động hoàn
thành bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá tiền lương tính cho mỗi đơn vị
sản phẩm công việc đó.
Tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất các sản phẩm hàng hóa mang tính
chất hàng loạt, theo đơn đặt hàng và có thể tạo ra trên cùng một quy trình sản
xuất, theo cùng một phương pháp công nghệ. Song giữa các sản phẩm có các
đặc tính khác nhau về kinh tế, kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật. Do đó Công ty đã
quy định đơn giá sản phẩm trên doanh thu cho các phân xưởng để cuối tháng
căn cứ vào doanh thu đạt được cùng với đơn giá đó, tính lương sản phẩm phải
trả cho CNV kể cả bộ phận quản lý ở phân xưởng, tổ, đội.
Dưới đây là cách trả lương tại các xưởng, đội:
14
Thông qua việc ghi chép hàng ngày của người phụ trách xưởng, đội,
bảng chấm công cuối tháng kế toán tiền lương tổng hợp số giờ của từng người
và doanh thu của từng xưởng trong tháng. Trên cơ sở đơn giá tiền lương được
giao là 400 đ / 1000 doanh thu, kế toán tiến hành tính quỹ lương của xưởng,
đội đó trong tháng. Sau đó trên cơ sở hệ số lương cấp bậc và số ngày thực tế
kế toán tiến hành tính lương cho từng người.
Lương toàn Xưởng = Doanh thu x Đơn giá
Lương công nhân = Số điểm cá nhân x Tiền một điểm
Tổng lương toàn xưởng
Tiền một = ………………………….
điểm Tổng điểm toàn xưởng
Giờ thực hiện x Hệ số công việc
Điểm = …………………………………….
Ngày công thực tế
Hệ số công việc = Hệ số cấp bậc x Hệ số cấp bậc thấp nhất
Hệ số công việc phản ánh mức độ phức tạp của công việcđã được xác
định theo một thang phức tạp kỹ thuật của một nghề hoặc một nhóm nghề,
mức độ phức tạp này thể hiện trên yếu tố công nghệ, sản xuất và thể hiện ở
các chức năng lao động.
Cụ thể, trong tháng 1/ 2009 Doanh thu của Đội I là: 79.587.243 đ
Lương của toàn đội là: 79.587.243 x 0,400 = 31.834.897,2 đ
Tổng số ngày công thực tế là: 582 ngày
15
Bảng số 2-1
Đội I Bảng phân phối lương
( Tháng 1/ 2009 )
STT Họ và Tên Cấp Ngày Giờ Hệ số Điểm Số tiền
bậc công công công (đồng)
lương thực thực việc
tế tế
(giờ)
Nguyễn Đức Thắng 2,06 27 216 1,41 11,28 1.016.740
Bùi Ngọc Đại 1,72 26 208 1,19 9,52 858100
Phạm Gia Linh 2,06 27 216 1,41 11,28 1.016.740
Phạm Nhật Minh 1,72 25 200 1,19 9,52 858100
Lê văn Hùng 1,46 26 208 1,00 8,00 721090
Nguyễn Thị Phương 1,72 27 216 1,19 9,52 858100
Vũ Bích Ngọc 1,58 27 216 1,08 8,64 778780
Trần Văn Tuấn 1,72 25 200 1,19 9,52 858100
Lê Thành Lộc 1,62 27 216 1,11 8,88 800410
…………….
Cộng 582 4656 26,82 214,56 19.339.700
Cách tính lương cho từng người như sau:
Hệ số lương cấp bậc thấp nhất trong Đội I là: 1.46
Hệ số công việc của anh Thắng là: 2,06 / 1,46 = 1,41
16
Điểm của anh Thắng là: 1,41 x 216 / 27 = 11,28
Tiền một điểm là: 19.339.700 / 214,56 = 90.136,6 đ
Lương của anh Thắng trong tháng là: 11,28 x 90.136,6 đ =
1.016.740 đ
Tương tự ta có thể tính lương cho từng người
Tiền lương sản phẩm có thưởng: là sự kết hợp tiền lương sản phẩm
trực tiếp với tiền lương khi người lao động hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
quy định.
Tiền lương sản phẩm lũy tiến: là hình thức trả lương cho CNV gồm
tiền lương chính theo sản phẩm lao động thực tế và tiền thưởng tính theo tỷ lệ
lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động đã quy đinh.
Công thức tính:
Tổng TL SP lũy tiến = ( Đơn giá lương SP x Số SP HT ) + ( Đơn giá lương
SP x Số lượng SP vượt kế hoạch x Tỷ lệ tiền lương )
Định mức thưởng theo tỷ lệ lũy tiến sản phẩm của Công ty
+ Sản lượng vượt định mức 5% 20% trả thêm 20% ĐG lương SP
+ Sản lượng vượt định mức 21% 30% trả thêm 25% ĐG lương SP
+ Sản lượng vượt định mức 31% 40% trả thêm 75% ĐG lương SP
+ Sản lượng vượt định mức > 41% được tính gấp đôi ĐG lương SP
Ví dụ 2:
Công ty đã xác định mức lao động cho công nhân Nguyễn Văn Toàn
thợ bậc 4/7 là 300 sản phẩm/ tháng, đơn giá tiền lương trả cho 1 sản phẩm là
400đ/ 1 Sp.
17
Trong tháng 1 công nhân Trần Văn Tuấn thợ bậc 4/7 thực tế sản xuất
được 400 Sp. Vậy, trích tiền lương cho anh Trần Văn Tuấn được trả như sau:
Tổng SP vượt - Tổng SP định mức
Tỷ lệ vượt định mức = ……………………………………… x Tổng sản
lao động Tổng SP định mức phẩm vượt
400 - 300
Tỷ lệ vượt = ………………… x 100 = 33,3%
định mức 300
Tỷ lệ vượt định mức là 33,3% nên tỷ lệ tiền lương lũy tiến tương ứng là
75%. Số tiền Trần Văn Tuấn được lĩnh là:
( 400 Sp x 400đ/ Sp ) + ( 100 Sp x 400đ/ Sp x 75%) = 190.000đ
Lương sản phẩm lũy tiến khích lệ mạnh mẽ việc tăng năng suất lao
động, hình thức này được áp dụng ở những khâu trọng yếu mà việc tăng năng
suất lao động có tác dụng thúc đẩy năng suất ở các khâu khác nhau trong thời
điểm chiến dịch kinh doanh để giả quyết kịp thời thời gian quy định… Tuy
nhiên hình thức này cũng có những hạn chế là dẫn đến khả năng tăng tốc độ
tăng của tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.
Vì vậy khi sản xuất đã ổn định các điều kiện nêu trên khong còn cần thiết thì
cần chuyển sang hình thức tiền lương sản phẩm bình thường.
Trường hợp tiền lương sản phẩm là kết quả lao động của tập thể công
nhân, kế toán sẽ chia lương cho từng công nhân theo phương pháp hợp lý:
Trường hợp tiền lương sản phẩm là kết quả lao động của tập thể công
nhân, kế toán sẽ chia lương cho từng công nhân theo phương pháp hợp lý:
*. Quỹ tiền lương của Công ty:
18
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất đối với người lao động
nếu như nó được sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với thực tế của từng đơn
vị sản xuất kinh doanh. Việc quản lý lao động tiền lương phải bảo đảm sự
tương xứng tiền lương, thưởng, năng suất lao động, chất lượng công việc của
từng cá nhân. Muốn vậy việc tính toán tiền lương, trả lương, thưởng phải xác
định cụ thể thông qua các chỉ tiêu để tính quỹ lương và phân phối quỹ lương.
Công ty xác định quỹ lương dựa trên doanh thu và đơn giá tiền lương. Do
hoạt động của Công ty mang tính chất không ổn định nên đơn giá tiền lương
được xác định dựa vào tổng doanh thu. Hàng năm Công ty xác định nhiệm vụ
kế hoạch bằng chỉ tiêu tổng doanh thu để xác định đơn giá tiền lương.
Sau khi xây dựng đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được duyệt
mới là căn cứ để xác định quỹ lương.
Quỹ lương = Doanh thu x Đơn giá tiền lương năm kế hoạch
Bảng số 2-2
Bảng tổng hợp tình hình sử dụng quỹ lương
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tỷ lệ
2008 2009
1 Quỹ tiền lương Triệu đ 1780,1 2137,9 120,1
2 Số lượng lao động Người 155 173 111,61
3 Doanh thu Triệu đ 30717,77 37169,53 112
4 Chi phí kinh doanh Triệu đ 30283,20 36642,68 121
5 Tổng LN trước thuế Triệu đ 434,56 526,85 153
6 Thu nhậpBQ tháng Nghìn đ 1001,68 1060,68 105,9
7 Tỷ lệ TL/ Tổng chi phí % 5,88 5,83
8 Tỷ lệ TL/ Doanh thu % 5,80 5,75
19
Qua bảng số liệu ta thấy: tổng quỹ tiền lương năm 2009 so với năm
2008 tăng 20,1% kéo theo thu nhập BQ tháng của người lao động tăng 5,9%,
như vậy là tương đối tốt. Tỷ lệ doanh thu năm 2008 so với 2009 là 122%
trong khi đó chi phí kinh doanh là 121% chứng tỏ hiệu quả sử dụng của Công
ty ngày càng cao làm cho lợi nhuận càng tăng. Hơn nữa, tỷ lệ tiền lương trong
tổng chi phí năm 2009 giảm 0,05 % so với năm 2008. Tỷ lệ tiền lương trên
doanh thu năm 2009 giảm 0,05 %, chứng tỏ năng suất lao động của người lao
động ngày càng cao. Tình hình sử dụng quỹ lương cuả Công ty là tương đối
tốt.
Công ty chia lương thành 80% để trả cho CBCNV trong năm. Mỗi
tháng Giám đốc sẽ quyết định hệ số năng suất cao hay thấp theo kết quả sản
xuất kinh doanh: 12% để dự phòng năm sau, 8% trả thêm năng suất cho
CBCNV làm tốt công việc và đạt kết quả cao trong sản xuất kinh doanh.
2. Kế toán tổng hợp tiền lương
Tiền lương của CNV trong Công ty được tập hợp theo dõi trên tài
khoản 334, bao gồm tiền lương của CNV sản xuất trực tiếp và tiền lương của
bộ phận quản lý, các phòng ban. Khoản tiền lương này bao gồm lương chính
và lương phụ của từng bộ phận và được hạch toán vào Chi phí sản xuất, dựa
trên cơ sở chứng từ ban đầu khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
20
Sơ đồ 2-2:
Kế toán tổng hợp tiền lương
21
TK 333,141
TK 334
(5)
TK 622,627,642,641
(1)
TK431
(2)
TK 338
(3b)
(8)
TK 335 TK 622
(11) (10)
TK 111,112
(6)
(7)
TK 338
(4a) (3a)
(4)
TK 338
(4b)
TK 111,112
(9)
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong Công ty
(2) Số tiền thưởng phải trả cho nhiệm vụ từ quỹ khen thưởng
(3a) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ - phần tính trừ vào chi phí sản xuất kinh
doanh
(3b) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ - phần tính trừ vào thu nhập của công
nhân viên
(4)- Tính BHXH phải trả cho CNV
(5)- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV
(6)- Thanh toán tiền lương, tiền công, BHXH, tiền thưởng cho CNV
(7)- Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT cho cấp trên và chi tiêu KPCĐ
(8)- Cuối kỳ kết chuyển tiền lương CNV đi vắng chưa lĩnh
(9)- Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNV trực tiếp sản xuất
(10)- Số tiền lương trực tiếp phải trả
Hàng tháng căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên
quan khác, kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả CNV và phân bổ vào chi
phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ
thực hiện trên Bảng phân bổ tiền lương.
3. Kế toán chi tiết tiền lương
a. Tổ chức hạch toán lao động
Chỉ tiêu số lượng lao động của Công ty được phòng tổ chức – hành
chính theo dõi, ghi chép trên các sổ sách lao động. Căn cứ vào số lao động
hiện có của Công ty bao gồm cả số lượng lao động dài hạn và tạm thời, cả lao
động trực tiếp và gián tiếp; lao động ở bộ phận quản lý và lao động ở bộ phận
22
sản xuất kinh doanh. Phòng tổ chức – hành chính lập các sổ danh sách lao
động cho từng khu vực ( khối quản lý và khối sản xuất ) tương ứng với các
Bảng thanh toán lương sẽ lập cho mỗi nhóm nhân viên ở mỗi khu vực.
Mọi biến động về lao động đều được ghi chép vào sổ sách lao động làm
căn cứ cho việc tính lương và các chế độ khác cho người lao động.
Ví dụ: mẫu sổ số 01
Công ty CP vật liệu
Xây dựng Văn Giang Danh sách lao động lập 03/ 2009
STT Họ và tên Cấp bậc Ghi chú
1 Nguyễn Văn Tuấn 5,72
2 Đỗ Quốc Đạt 4,5
…
172 Dương Minh Đức 1,78
173 Ngô Văn Quang 1,78
Kèm theo 173 hợp đồng lao động
Người lập biểu Giám đốc
( Ký tên ) ( Ký tên )
Sổ danh sách lao động của Công ty gồm 4 cột
Cột 1: Ghi thứ tự
Cột 2: Họ và tên
23